4 nguy cơ Internet bị “sập”
(ICTPress) - Internet được thiết kế để trở thành sức mạnh, giải quyết sự hỏng hóc và phân tán, nhưng công nghệ vẫn đang còn ở vào thời kỳ đầu.
David Eagleman tin rằng chúng ta cần một kế hoạch an ninh dự phòng để tăng cường Internet |
Thực tế là Web đã không ngừng hoạt động trong các thập kỷ đầu, đôi khi cho chúng ta thấy không bao giờ có lỗi. Nhưng như bất kỳ hệ thống nào, sinh học hoặc nhân tạo, Internet có khả năng bị hỏng.
Phần mềm độc hại “DNSChanger” hôm 9/7 đã ảnh hưởng đến 200.000 máy tính, mặc dù đã có cường điệu nhưng cho thấy những nguy cơ. Dưới đây là 4 nguy cơ kết nối Internet có thể bị ngắt trên diện rộng.
1. Thời tiết trong vũ trụ
Khi bạn nghĩ đến lướt Web, bạn có thể không lo lắng về điều gì đang diễn ra trên bề mặt trái đất cách mặt trời 92 triệu dặm. Nhưng bạn nên nghĩ tới. Ánh sáng mặt trời là một trong những mối đe dọa nhất đối với các hệ thống thông tin liên lạc của chúng ta.
Hãy xem xét các lỗi vệ tinh. Một buổi chiều năm 1998, Galaxy IV, một vệ tinh trị giá 250 triệu USD nằm cách trái đất 35.000 km, bỗng dưng nằm ngoài tầm kiểm soát. Lý do chính được cho là do ánh sáng mặt trời: Mặt trời đã gây làm hỏng Galaxy IV vào thời điểm đó, và nhiều vệ tinh khác của Đức, Nhật Bản, NASA và Motorola, tất cả đều bị lỗi cùng lúc.
Những tác động là ngay tức thời và toàn thế giới. 80% máy nhắn tin lập tức bị lỗi. Các nhà vật lý, quản lý và những người bán thuốc trên toàn nước Mỹ nhớ lại và nhận thấy họ không nhận được cái tin nhắn. NPR, CBS, Direct PC Internet và hàng chục dịch vụ khác cũng không thể hoạt động. Theo ước tính trong những năm gần đây có ít nhất 12 vệ tinh đã biến mất do những tác động của thời tiết trong vũ trụ.
Nhưng không chỉ có vệ tinh làm chúng ta phải lo lắng. Khi một quầng ánh sáng mặt trời mạnh phát ra, nó còn gây ra những cơn bão từ trên trái đất. Sự phát xạ mặt trời lớn nhất được ghi lại cho tới nay là vào năm 1859. Được gọi là vệt ánh sáng Carrington, đã làm nổ đường dây điện báo khắp châu Âu và Mỹ và trở thành một vụ nổ kinh hoàng.
Từ lúc đó, công nghệ phủ lên trái đất đã thay đổi đôi chút. Nếu chúng ta gặp phải kiểu quầng ánh sáng đó vào lúc này, thì điều gì sẽ xảy ra? Đối với các nhà vật lý vũ trụ và các kỹ sư điện câu trả lời là rõ ràng: nó sẽ quét bay các máy biến thế và làm tan chảy các hệ thống máy tính của chúng ta. Trong một vụ việc nhỏ hơn vào năm 1989, một trận bão từ đã làm mất nguồn điện phần lớn Quebec và làm dán đoạn thị trường chứng khoán Toronto trong 3 giờ.
Một vệt ánh sáng mặt trời lớn về lý thuyết có thể làm tan chảy toàn bộ Internet. Động đất, bom và khủng bố không thể tàn phá trong khoảnh khắc như khả năng của quầng mặt trời.
Dù trông cậy các hệ thống liên lạc của hành tinh chúng ta, cả hệ thống vệ tinh và mặt đất, thì vẫn có một nỗ lo. Các trận bão từ lớn kế tiếp sẽ đỉnh điểm vào chu kỳ quầng đen mặt trời vào giữa năm 2013. Chúng ta cùng theo dõi.
2. Chiến tranh mạng
Những cuộc chiến tranh trong tương lai không phải là những cuộc chiến tranh trên chiến trường giữa những người lính khỏe mạnh mà là bởi những đứa trẻ thông minh ngồi trước máy tính uống nước ngọt. Do đó sự phụ thuộc của chúng ta vào mạng, cũng có thể gặp phải những đe dọa.
Tương lai này có thể nhận thấy trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các cuộc xung đột vật chất và tấn công mạng. Có thể thấy các cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, người Israel và Palestin hay các bên trong sự tan rã của Nam Tư, sự leo thang thô bạo của thế giới thực lập tức được không gian mạng phản ánh.
Các mục tiêu chính trong chiến tranh mạng chủ yếu là các mục tiêu quân sự, nhưng ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia cũng trở thành những mục tiêu. Hãy lấy một ví dụ, thậm chí tạm thời, thì bạn đã thấy có nhiều đe dọa tới khả năng kinh tế của đối thủ hơn chứ không phải số người lính hy sinh.
Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên máy tính, những năm 1960, đã có rất nhiều virus máy tính: các chương trình xâm nhập vào một hệ thống chủ để tự tái sản xuất và gửi đi các sao chép mới. Ngay như trong sinh học, khi các máy tính đã phát triển đến phức tạp, sẽ có những virus cùng gia tăng. Và con cháu của virus, “sâu”, thậm chí không cần một hệ thống chủ mà còn nhân lên rất lan tràn qua các mạng.
Dẫu có những phòng vệ tại chỗ, thì những kẻ ăn bám này có phải là mối quan ngại nhỏ nhoi hay không? Quả thực là không nhỏ. Hãy xem con con “sâu” Stuxnet đã khuấy động trong năm 2010. Con “sâu” này đã đi con đường zíc zắc để xâm nhập vào các hệ thống ngành của Iran, lập trình lại các hệ thống này, che dấu những dấu vết của mình và phá hoại các hoạt động nhà máy. Không biết đến từ đâu, Stuxnet đã tự cho thấy là một “kẻ” hủy diệt, không thể ngăn chặn.
Không ai ngạc nhiên khi chiến tranh mạng tương lai sẽ không chỉ liên quan đến quân sự và các mục tiêu ngành mà còn liên quan đến các mục đích dân sinh. Nếu bạn muốn ngăn chặn đối thủ, hãy bắt đầu bằng chia nhỏ mạng của mình.
3. Yếu tố chính trị
Trong cuộc bạo loạn trước bầu cử ở Iran năm 2010, chính phủ đã ngắt kết nối Internet |
Đối mặt với sự bạo loạn trước bầu cử 2010 ở Iran, chính phủ lúc đó đã ngắt kết nối Internet 45 phút, được cho là để thiết lập lọc YouTube, Twitter và các trang khác. Ai Cập đã thực hiện việc tương tự trong cuộc cách mạng đầu 2011. Trung Quốc đang tích cực theo đuổi khả năng cắt Internet của mình theo cách này.
Nhưng không chỉ các nước như Iran và Trung Quốc nghĩ đến cách kiểm soát này đối với Web. Ngày 24/6/2010, một ủy ban An ninh nội địa ở Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép văn phòng tổng thống thi hành việc ngắt kết nối Internet. Dự luật Bảo vệ không gian mạng này là một Đạo luật Sở hữu quốc gia (National Asset Act - PCNAA), cho phép tổng thống “quyền khẩn cấp ngắt kết nối các mạng khu vực tư nhân hoặc chính phủ trong trường hợp bị tấn công mạng diện rộng hay có tổn thất về con người”.
Quy định ngắt kết nối đột ngột này đã được bỏ ra khỏi phiên bản của dự luật an ninh mạng trước quốc hội hiện nay.
Gần như tất cả các nhà phân tích an ninh Internet cảm thấy đóng cửa Web sẽ mang lại tác hại nhiều hơn là lợi ích, chẳng hạn mức độ phụ thuộc vào Web để kịp thời nắm tin tức, liên lạc với những người thân và việc lan truyền thông tin khủng hoảng có thể đoán trước.
Một chuyên gia có uy tín về an ninh Bruce Schneier xác định ít nhất có 3 vấn đề nảy sinh đối với ý tưởng ngừng Internet. Đầu tiên là hy vọng xây dựng được một đường công sự điện tử sẽ không hoàn thiện bởi vì luôn có hàng trăm cách cho kẻ địch tác chiến vòng ngoài. Không có quốc gia hay nghị định pháp lý nào có thể bít được tất cả các lỗ thủng.
Vấn đề lớn thứ hai là chúng ta sẽ hoàn toàn không thể dự báo các tác động của việc đóng cửa Internet có chủ đích. Schneier cho biết: “Internet là một người máy phức tạp nhất được xây dựng và những khu vực ngừng Internet sẽ có tất cả các loại tác động phụ thuộc không lường trước được”.
Vấn đề chính thứ 3 là lỗ hổng an ninh hiện hữu. Một khi việc ngắt kết nối Internet trong nước đột ngột đã được thực hiện, tại sao một kẻ tấn công mạng lại không tập trung vào việc gì khác?
Dẫu rằng rố người có thể sử dụng Internet vì mục đích tốt trong tình hình khủng hoảng được cho là vượt xa số người có mục đích xấu, nhưng tốt nhất vẫn là cắt đứt truy cập vào Web khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ. Dẫu một cuộc thăm dò gần đây của Unisys cho biết 61% người Mỹ đồng ý khái niệm ngắt kết nối Internet đột ngột, nhưng vấn đề này sẽ cần sự thận trọng chắc chắn.
4. Cắt cáp
Mặc dù vệ tinh được sử dụng đáp ứng một lưu lượng Internet nhất định, nhưng hơn 99% lưu lượng Web toàn cầu phụ thuộc vào mạng lưới cáp quang biển được được xem như là một hệ thống thần kinh. Đây là một mục tiêu lớn trong các cuộc chiến tranh, đặc biệt là các điểm nhạy cảm trên hệ thống. Và đây không phải là một dự báo lý thuyết đơn thuần, các trận đánh dưới nước cũng đang diễn ra khốc liệt.
Những kỹ thuật viên đang lắp cáp quang vào tháng 10/2011 cho phép Gabon và 22 quốc gia châu Phi có kết nối Internet |
Có đến 3/4 liên lạc quốc tế giữa Trung Đông và châu Âu được thực hiện nhờ hai tuyến cáp quang biển: SeaMeWe-4 và cáp xuyên Á - Âu FLAG của FLAG Telecom. Ngày 30/1/2008, cả hai tuyến cáp này bị cắt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưu lượng Internet và điện thoại quốc tế từ Ấn Độ đến Ai Cập.
Đến nay vẫn chưa rõ cáp này bị cắt như thế nào và ai cắt và vẫn chưa rõ bao nhiêu cáp đã bị cắt: một số thông tin cho biết có ít nhất là 8. Những nghi ngờ ban đầu là do mỏ neo của tàu, nhưng một phân tích video đã sớm cho thấy không có tàu ở khu vực này từ 12 giờ trước cho đến 12 giờ sau khi vụ việc xảy ra.
Vụ cắt cáp này chỉ là mở đầu. Một vài ngày sau, ngày 1/2/2008, một cáp FLAG Falcon ở vịnh Péc-xích đã bị cắt cách bờ biển Dubai 55 dặm. Ngày 3/2, một cáp giữa Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất vài Qatar lại bị cắt. Ngày 4/2, Thời báo Khaleej cho biết không chỉ những cáp này, mà còn nhiều vụ cắt cáp nữa, một cáp ở vịnh Péc-xích gần Iran, và một cáp SeaMeWe4 xa bờ biển Malaysia.
Những vụ việc này đã dẫn tới việc Internet bị gián đoạn trên diện rộng, đặc biệt là ở Iran. Những nghi ngờ cho thấy việc phá hoại này xuất phát từ một lý do không hề nhỏ: phần lớn tất cả các cáp bị cắt ở khu vực biển Trung Đông là gần các quốc gia hồi giáo. Ai có thể làm việc này? Không ai biết.
Dù sự thực nào đằng sau việc này, chúng ta thấy nếu một chính phủ hay một tổ chức muốn phá hoại viễn thông theo vệt rộng là có thể làm được. Những cáp biển mới đang rất cần thiết để bảo vệ nền kinh tế toàn cầu bởi vì các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể rủi ro do các điểm nhạy cảm của các liên lạc nằm dưới biển.
Dù là khủng bố, chính phủ hay cướp biển, những điểm yếu này trong chuỗi nên được chúng ta cập nhật.
Web dường như là một công nghệ quan trọng đã được phát minh. Chúng ta ở vào thế hệ may mắn được chứng kiến sự khởi đầu, và chúng ta hiện là những người có trách nhiệm đối với sự bảo vệ Internet.
David Eagleman, tác giả được yêu thích của Thời báo New York