Anh đề xuất các quy định quản các nội dung độc hại
Anh đã đề xuất các quy định an toàn trực tuyến mới, theo đó, sẽ phạt các công ty truyền thông xã hội và các công ty công nghệ nếu các công ty này không bảo vệ người dùng tránh khỏi nội dung độc hại.
Các đề xuất, được Bộ phụ trách các vấn đề số hóa, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Vương quốc Anh đưa ra, kêu gọi một cơ quan quản lý độc lập mới sẽ thực hiện theo dõi các nội dung độc hại từ các nền tảng này mạng xã hội.
Cơ quan này sẽ có quyền dưa ra các khoản phạt lớn và thậm chí buộc các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về việc không tuân thủ bất kỳ quy định mới nào. Tiền phạt có thể lên tới hàng tỷ USD đối với các công ty lớn nhất, Bộ trưởng Margot James cho tờ Business Insider biết.
Các công ty công nghệ cũng cần phải tuân theo "nghĩa vụ chăm sóc", điều này đòi hỏi họ phải thực hiện các bước nhằm giữ an toàn cho người dùng và xử lý nội dung bất hợp pháp hoặc có hại.
Các đề xuất khác bao gồm:
• Buộc các công ty truyền thông xã hội xuất bản các báo cáo minh bạch về nội dung được coi là có hại trên các dịch vụ của các công ty và các biện pháp thực hiện ứng phó với việc này.
• Các công ty bắt buộc phải phản hồi nhanh chóng các khiếu nại của người dùng, có thể giống với luật "NetzDG" gây tranh cãi của Đức.
• Các quy tắc thực thi có thể yêu cầu các công ty công nghệ giảm thiểu việc truyền bá thông tin sai lệch trong các cuộc bầu cử.
• Một khuôn khổ để giúp các công ty công nghệ xây dựng các tính năng an toàn vào ứng dụng của họ ngay từ đầu.
• Chiến lược biết chữ trên phương tiện truyền thông để giúp mọi người nhận ra thông tin sai lệch và các hành vi độc hại.
Thủ tướng Anh Theresa May cho biết: "Internet có thể rất tuyệt vời trong việc kết nối mọi người trên khắp thế giới - nhưng trong một thời gian dài, các công ty công nghệ đã không thực hiện đầy đủ việc để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nội dung độc hại.
Điều đó là không đủ, và đã đến lúc phải làm những điều khác biệt. Chúng tôi đã lắng nghe các nhà vận động và phụ huynh, và đang đặt trách nhiệm pháp lý lên các công ty internet để giữ an toàn cho mọi người. Các công ty trực tuyến phải bắt đầu chịu trách nhiệm về nền tảng của họ, và giúp khôi phục niềm tin của công chúng vào công nghệ này. "
Vẫn còn nhiều việc phải giải quyết đề các đề xuất trở thành luật, và những gì thực sự trở thành luật có thể trông khá khác so với đề xuất sau khi lấy kiến trong ngành và công chúng.
Hiệp hội Internet, một nhóm vận động hành lang trong đó có Facebook, Google, Snap, Reddit và Twitter là các thành viên, cho biết các đề xuất cần chặt chẽ hơn nữa.
Daniel Dyball, giám đốc điều hành của Hiệp hội Internet Vương quốc Anh cho biết: "Lĩnh vực Internet cam kết hợp tác với chính phủ và xã hội dân sự để đảm bảo Vương quốc Anh là một nơi an toàn để trực tuyến. Nhưng để làm điều này, chúng tôi cần các đề xuất có mục tiêu và thiết thực để triển khai các nền tảng cả lớn và nhỏ.
Chúng tôi cũng cần bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các dịch vụ mà người tiêu dùng yêu thích. Phạm vi của các khuyến nghị là rất rộng và các quyết định về cách chúng tôi điều chỉnh những gì được và không được phép trực tuyến nên được Nghị viện đưa ra".
Coadec, một nhóm vận động hành động thay mặt cho các công ty khởi nghiệp, cho biết quy định quá nghiêm ngặt có thể trừng phạt các công ty nhỏ hơn không có tiền và đầu mối của Facebook và Google.
Giám đốc điều hành của Coadec, Dom Hallas cho biết: "Tất cả mọi người, bao gồm các công ty khởi nghiệp của Anh, chia sẻ mục tiêu của một mạng Internet an toàn hơn - nhưng những kế hoạch này sẽ bao vây những gã khổng lồ công nghệ, chứ không phải trừng phạt họ".
"Phạm vi rộng lớn của các đề xuất có nghĩa là chúng không chỉ bao gồm các phương tiện truyền thông xã hội mà gần như toàn bộ internet - từ chia sẻ tệp đến các phần bình luận trên báo. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ không phải là gã khổng lồ công nghệ mà mà là mọi người khác. Các đề xuất sẽ mang lại lợi ích cho các nền tảng lớn nhất với các nguồn lực và khả năng pháp lý để tuân thủ - và hạn chế khả năng của các công ty khởi nghiệp Anh cạnh tranh một cách công bằng”.
QM (Theo Reuters, Business Insider)