10 năm phóng vệ tinh Vinasat-1: Những mốc son đáng nhớ

(ICTPress) - Mặc dù mới chỉ được đưa vào phục vụ 10 năm song với những đóng góp to lớn, hệ thống vệ tinh viễn thông Vinasat đã vừa được vinh danh là một trong 8 công trình tiêu biểu có dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp hơn 70 năm phát triển đất nước.

Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống vệ tinh này.

Hệ thống vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2

 

Vinasat-1

Vinasat-2

Vị trí

132 độ Đông

131,8 độ Đông

Vùng phủ

Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần Myanmar, Thái Lan.
Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ,

 

 

Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia lân cận.

Trọng lượng

2,7 tấn

3 tấn

Số tiền đầu tư

Xấp xỉ 300 triệu USD

Xấp xỉ 260 triệu USD

Những dấu mốc đáng nhớ

1995: Việt Nam bắt đầu khởi xướng dự án Dự án quốc gia về vệ tinh.

1996: Việt Nam bắt đầu tiến hành các thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo, phối hợp tần số và đàm phán thỏa thuận với 27 quốc gia có vệ tinh lân cận.

2008: Sau 12 năm chuẩn bị, ngày 19/4/2008 Vệ tinh Vinasat-1 chính thức được phóng lên quỹ đạo tại sân bay vũ trụ Kourou (Pháp), đưa Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo. 

2012: Chỉ sau 4 năm với những lợi ích đem lại, 90% dung lượng của Vinasat-1 đã được đưa vào sử dụng. Tháng 4/2012, Vệ tinh Vinasat 2 cũng được đưa lên quỹ đạo, khẳng định vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên vũ trụ.

2018: Cùng với Đường mòn Hồ Chí Minh, Thủy điện Hòa Bình, Đường dây 500kV Bắc-Nam, Từ điển Bách khoa Toàn thư; Chương trình tiêm chủng mở rộng…; hệ thống vệ tinh viễn thông Vinasat đã được vinh danh là một trong 8 công trình tiêu biểu có dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Lợi ích của hệ thống Vệ tinh Vinasat

Việc phóng vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo được coi là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu chủ quyền của Việt Nam trên quỹ đạo không gian.

Tạo lập được cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng

Tiết kiệm 10-15 triệu USD mỗi năm cho Việt Nam: Đây là số tiền mà Việt Nam chi cho việc thuê băng tần vệ tinh của nước ngoài trước khi có Vinasat-1.

Góp phần giảm giá cước viễn thông: Các nước trước đây độc quyền về cho thuê dịch vụ vệ tinh đã phải giảm giá thuê cho Việt Nam với mức giảm trung bình từ 50%-70% tùy dịch vụ. Nhờ đó giá cước viễn thông quốc tế của Việt Nam đã giảm đáng kể.

Phủ sóng liên lạc, truyền hình tới vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, cung cấp thông tin trên biển.

Vệ tinh Vinasat được vinh danh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình"

Ngày 28/7 vừa qua, chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình” do  Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có những công trình đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong suốt hơn 70 năm qua. Hệ thống Vệ tinh Viễn thông Việt Nam (Vinasat-1, Vinasat-2) là một trong 8 công trình đã được vinh danh.

Công trình Vệ tinh Viễn thông Việt Nam (Vinasat-1 và Vinasat-2) chính thức đi vào quỹ đạo năm 2008, là dấu mốc lịch sử, là dấu ấn mang tầm vóc quốc gia, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên không gian vũ trụ, nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Vinasat-1 và 2 đã góp phần đáp ứng quy hoạch tổng thể mạng phát sóng truyền hình nhằm bảo đảm truyền dẫn an toàn, đủ thời lượng chất lượng cao trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ truyền hình chất lượng cao; là kênh dự phòng, bổ sung và hỗ trợ thông tin cho các tuyến đường trục, mang tính xã hội cao trong việc hỗ trợ thông tin vệ tinh khi có thiên tai lũ lụt. Hai vệ tinh cũng đồng thời đáp ứng yêu cầu về dịch vụ viễn thông cho các khu vực kinh tế biển và ven biển như dịch vụ cho các tàu thuyền, giàn khoan, thăm dò; Mở rộng các dịch vụ viễn thông cho các ngành kinh tế quốc gia qua các mạng thông tin riêng, đáp ứng việc truy cập và cập nhật thông tin nhanh.  

7 công trình tiêu biểu khác được tôn vinh trong buổi lễ gồm: Đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh); Đường dây 500kV Bắc-Nam; Thủy điện Hòa Bình; Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới OM 6976 và OM 5451; Từ điển Bách khoa Toàn thư; Chương trình tiêm chủng mở rộng; Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1:200.000

QA

// Mới cập nhật
// Tin đã đăng
Tin nổi bật