Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Tại sao nước Mỹ cần Apple

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một câu hỏi thú vị được nhiều người quan tâm và đặt ra ở một số hội nghị về công nghệ thế giới là nước Mỹ sẽ ra sao nếu không có Apple.

(ICTPress) - Một câu hỏi thú vị được nhiều người quan tâm và đặt ra ở một số hội nghị về công nghệ thế giới là nước Mỹ sẽ ra sao nếu không có Apple.

Máy tính bảng iPad và iPhone được trưng bày bên trong cửa hàng ở của Apple ở Grand Central Station ở New York

Hiện nay, chúng ta có thể chỉ ra rất nhiều điểm mà Apple đã trở nên quan trọng như thế nào đối với ngành trên quy mô rộng, nhưng liên quan đến Mỹ là một chủ đề thú vị và dưới đây là phân tích vấn đề Apple có nghĩa như thế nào đối với Mỹ và tại sao Mỹ cần Apple để duy trì những gì đang thực hiện.

Apple thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một trong những điều thú vị nhất từ quan điểm kinh tế đã diễn ra trong suy thoái gần đây nhất là: Apple tăng trưởng theo từng quý và liên tục thiết lập các kỷ lục về doanh thu. Khi Apple bước vào nền kinh tế Mỹ, Apple trở thành một trong một vài điểm sáng gần đây, mang lại hy vọng cho nhiều người.

Trong đợt suy thoái trước đây, cũng như thời kỳ bong bóng dotcom, Apple đã không đứng im. Apple đã sáng tạo, tung ra hai tiêu chí sản phẩm mới. Thành quả này có được là từ việc đầu tư trực tiếp vào nghiên cứu và phát triển. Hai sản phẩm đó là iPod và iPad.

Một điều thú vị khác là nhìn vào doanh thu công ty của Mỹ thì sẽ thấy Mỹ như thế nào nếu không có Apple. Trong quý IV, Apple thúc đẩy đáng kế các công ty S&P 500 (Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor - là một chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ): các công ty S&P 500 tăng trưởng khoảng 6%/năm. Nếu không tính Apple trong danh sách này thì tăng trưởng sẽ giảm xuống chỉ còn 3%. Nhiều nhà phân tích tài chính chỉ ra rằng S&P 500 sẽ được bảo đảm chính nhờ Apple.

Giả dụ, là cần phải xem xét nhiều thứ hơn ngoài việc Apple mang lại sự phục hồi kinh tế mà chúng ta thấy gần đây. Nhưng nhiều chuyên gia và phân tích kinh tế đều thống nhất sự phục hồi sẽ không sáng sủa nếu không kể đến Apple.

Có một điểm thú vị khác mà có thể bỏ sót là: Apple cơ bản đã tiếp sinh lực cho ngành phần mềm máy tính bằng các ứng dụng, nhưng ở mức độ nào đó đã tác động cả phần mềm máy tính để bàn và notebook. Theo dự báo riêng của Apple, khi nhìn vào nền kinh tế ứng dụng iOS, ngành mới bao gồm thiết kế và phát triển iOS, đã tạo ra 210.000 việc làm và đang tăng lên ở Mỹ.

Hàng ngày chúng ta đều chứng kiến các công ty mới thành lập tập trung vào sáng tạo các ứng dụng và giải pháp cho các sản phẩm Apple nhận được đầu tư. Trước khi Apple thiết lập môi trường ứng dụng cho iPhone và iPad, ngành phần mềm PC đã sụt giảm và ngành phần mềm Internet chủ yếu tập trung vào sáng tạo các trang web cho các công ty và thương mại điện tử. Hiện nay, việc sáng tạo phần mềm cho iOS, Android, Windows Phone, cùng với các phiên bản mới của các ứng dụng Windows và HTML 5, đang ở vào một độ cao mọi thời đại. Chúng ta không thể duy trì số kỹ sư phần mềm cần thiết để cung cấp nhu cầu thỏa mãn cho các ứng dụng mới và các dịch vụ liên quan đến ứng dụng.

Việc tăng cường của thế giới phát triển phần mềm, mà Apple chịu trách nhiệm, đã dẫn tới nhiều việc làm chắc chắn hơn những việc làm tập trung vào iOS. Có một nền kinh tế ứng dụng cho Android và sẽ tăng trưởng chắc chắn xung quanh các nền tảng của Microsoft trên Windows 8 và Windows Phone. Sự củng cố này rất thuận lợi cho Mỹ cũng như các khu vực khác trên thế giới.

Cạnh tranh công nghệ

Apple quan trọng cả trên bình diện thị trường kinh tế rộng hơn. Điều quan trọng nhất mà Apple mang lại cho nước Mỹ là cạnh tranh về công nghệ.

Apple đã khá quan trọng - đặc biệt trong thập kỷ qua - đối với sự cạnh tranh của Mỹ về khía cạnh lãnh đạo công nghệ toàn cầu. Đầu tiên là iPod châm ngòi xu hướng này, nhưng iPhone là thiết bị thực sự đặt nền tảng. Một báo cáo của Nikkei, Nhật Bản đã đưa ra thực tế là hiện nay Apple là nhãn hàng khách hàng số 1 ở Nhật Bản. Apple được dự báo là sẽ tiếp tục đạt hơn một nửa doanh thu là từ các nước khác. Thực tế là một số sản phẩm công nghệ được khách hàng ưa chuộng nhất trên toàn cầu là của Apple, một công ty được thành lập và có trụ sở tại Mỹ.

Đã có một thời gian khi Mỹ được xem lại bị bỏ lại đằng sau so với một số khu vực khác của thế giới, đặc biệt là châu Á và châu Âu - về mặt công nghệ di động. Mỹ có các mạng lưới chậm hơn, ít thiết bị hào nhoáng và không mấy hiện diện theo các nhà quan sát ngành, và kể cả không tiếp cận vị trí lãnh đạo ngành. Sau đó iPhone tấn công và thực sự tạo ra một thế hệ thiết bị thông minh mới.

Ảnh hưởng của iPhone đã thúc đẩy của nhà mạng cùng đầu tư vào công nghệ mạng mới để đáp ứng thế hệ các thiết bị mới. Điều này dẫn tới việc chấp nhận các mạng 3G và hiện nay là 4G nhanh hơn. Theo các nhà quan sát ngành, vẫn còn các khu vực khác của châu Á có các mạng dữ liệu di động nhanh hơn nhiều, nhưng châu Mỹ đang nhanh chóng đuổi kịp và không còn được xem là bị bỏ lại đằng sau.

Với những tác động to lớn mà iPhone có về khía cạnh cạnh tranh của Mỹ liên quan đến thiết bị thông minh và các mạng thế hệ mới, iPad chỉ mới bắt đầu khởi động. iPad cho thấy một trong những tiêu chí mới thú vị nhất của máy tính - một sản phẩm dẫn đầu và hiện Apple thống trị. iPad đang thay đổi cách mọi người học tập, làm việc, chơi và sử dụng máy tính ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Riêng sản phẩm này đang định nghĩa lại máy tính di động, và điều này cũng xuất phát từ công ty của Mỹ.

Điện thoại thông minh và máy tính bảng là hai tiêu chí phát triển nhanh nhất trong thế giới điện toán. Nếu Apple đã không ở trong bức tranh để tăng cường sức mạnh ở cả hai tiêu chí sản phẩm này thì chắc chắn là các thiết bị của tương lai sẽ là nhập khẩu thay cho xuất khẩu.

Quang Minh

Theo Time

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

Tổng kết những khả năng của iPad mới

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Cũng phải mất một thời gian trước khi chúng ta có thể đánh giá toàn diện tác động của sản phẩm này. Nhưng chúng ta có thể xem xét điều gì mới và liệu có những cơ hội để làm thay đổi cuộc đua máy tính bảng.

(ICTPress) - Năm 2010, Apple tung ra iPad đầu tiên. Nó khác xa chiếc máy tính bảng đầu tiên, nhưng iPad đầu tiên là sản phẩm đã định nghĩa tiêu chí của máy tính bảng. Phiên bản tiếp theo, iPad 2011 quá mỏng và nhẹ đã thay đổi các trông đợi của mọi người về các yếu tố tạo nên máy tính bảng một lần nữa, và có thể có thể nói đã đóng góp vào kết thúc của chiếc máy tính bảng TouchPad của HP nhanh hơn.

Hiện nay iPad mới đã ra lò và trong số những câu hỏi thú vị được đặt ra là điều này có nghĩa gì đối với phần còn lại của ngành? Khi iPad mới được dự báo bán được 12 triệu chiếc trong quý đầu tung ra.

Cũng phải mất một thời gian trước khi chúng ta có thể đánh giá toàn diện tác động của sản phẩm này. Nhưng chúng ta có thể xem xét điều gì mới và liệu có những cơ hội để làm thay đổi cuộc đua máy tính bảng.

Màn hình retina

Có nhiều máy tính bảng có độ phân giải 1280 x 800, so với 1024 x 768 của iPad 2. Nhưng không có máy tính nào có màn hình gần với màn hình retina của iPad mới, với độ phân giải 2048x1536 và 264 điểm/inch (2,54 cm). Không có gì có thể quyết liệt như giành và giữ lợi thế với đối thủ khác bằng một số lớn sản phẩm được bán ra tăng nhanh chóng, do đó bạn có nghĩ tới liệu có công ty nào khác sản xuất máy tính bảng đang nỗ lực để đương đầu hay đánh bại độ phân giải cao ngất của iPad mới.

Mặc dù vậy cũng không công ty nào chạy đuổi theo hướng này. Khi iPhone 4 được tung ra năm 2010 với màn hình retina, điều này đã không không thúc đẩy các công ty khác đương đầu hoặc đánh bại các chuẩn của Apple. Thay vào đó, các nhà sản xuất điện thoại Android tập trung vào kích thước vật lý của màn hình điện thoại và đã cung cấp những chiếc với màn hình to hơn 3,5 inch (8,89 cm) của iPhone. Nhưng chúng thường có độ phân giải thấp hơn của iPhone và thường có chấm/inch thấp hơn.

Đối với nhiều người tác động của iPad so với các máy tính bảng khác vẫn là màn hình khá khác biệt của iPad, màn hình 9.7 inch. Phần lớn màn hình của các đối thủ vẫn thường lớn hơn hay nhỏ hơn. Không giống như iPad, tất cả đều có màn hình rộng. Do đó, độ phân giải chính xác của iPad mới có thể sẽ là một chuẩn mới. Và thậm chí nếu các công ty máy tính bảng khác muốn điều chỉnh, họ có thể gặp thách thức: cho đến nay, tất cả các máy tính bảng khác đều có sự điều chỉnh chưa tương thích với iPad ở về khả năng va đập thuần túy.

Băng rộng không dây LTE 4G

iPad mới không phải là máy tính bảng đầu tiên có khả năng này. Nhưng là máy tính bảng 4G đầu tiên có tuổi thọ pin cao hơn - Apple cho biết khả năng của nó kéo dài tới 9 giờ/lần sạc khi sử dụng LTE. Không giống như nhiều loại pin chính thống cho các sản phẩm di động, pin của iPad không hề cường điệu chút nào. Apple đã chấm dứt nỗi lo lắng, ít nhất là phần nào đó, bằng cách sáng tạo ra pin honkin loại lớn.

Tất cả các phiên bản iPad đều có tuổi thọ pin dài hơn so với các đối thủ - đôi khi là tốt hơn nhiều. Công nghệ LTE ngốn pin có tiếng sẽ không giúp giảm sự cách biệt: Ed Baig của tờ USA Today chỉ mất khoảng 4,5 giờ, khác với phiên bản 4G Galaxy Tab 10.1 của Samsung.

Không chắc là tuổi thọ pin của các máy tính bảng bởi vì các nhà sản xuất máy tính bảng này không kiểm soát mọi khía cạnh của thiết bị như cách Apple làm - hiệu quả hơn khi các bộ vi xử lý đều được Apple thiết kế riêng - hoặc dù hiệu suất pin nổi trội cũng là một quan tâm hàng đầu. Mà cần phải quan tâm cả hai. Khi chipset 4G chín muồi, tuổi thọ pin nên được tăng cao hơn, nhưng sẽ ngạc nhiên (và cả hài lòng) nếu các máy tính bảng 4G có thể đáp ứng hiệu suất như của iPad mới sớm.

Bộ vi xử lý A5X

Gần giống như tất cả máy tính bảng khác, iPad mới sử dụng bộ vi xử lý hệ thống trên chip được dựa trên công nghệ ARM - trong trường hợp này, do chính Apple tự thiết kế. Bộ vi xử lý trung tâm sử dụng công nghệ lõi kép, nhưng bộ vi xử lý đồ họa, cao gấp 4 lần pixel màn hình so với iPad 2, có lõi tứ.

Apple thường tránh trò chơi về chuẩn kỹ thuật, nhưng ở sự kiện thông báo iPad mới, Phil Schiller cho biết A5X mang lại hình ảnh nhanh gấp 4 lần so với hình ảnh do Tegra 3 của Nvidia cung cấp, được sử dụng trong các máy tính bảng Android như model Acer sắp tới này. Cũng có một số thử nghiệm độc lập không đồng ý với Schiller. Nhưng dù cho so sánh A5X và Tegra 3, Tegra 3 đã có vi xử lý lõi tứ so với lõi kép của A5X, do đó nó không phải là chip thua kém chút nào.

Mục tiêu của Apple đối với các bộ vi xử lý đã là sự khác biệt so với phần còn lại của ngành. Apple thiết kế chip riêng và tối ưu chúng cho những sản phẩm của mình nhưng không ám ảnh – thường xuyên – về tốc độ và các phản hồi thuần túy. Nhiều người khác sử dụng các chip không trên kệ, đôi khi đánh bại các sản phẩm của Apple khi đề cập đến các quyền công nghệ khá ồn ào về các vấn đề như tốc độ khóa và số lượng lõi. Không có lý do giải thích tại sao iPad mới sẽ thay đổi tất cả các vấn đề này.

Camera phía sau đã được nâng cấp

Chiếc iPad 2 có máy ảnh phía sau có thể quay video tới 720p và ảnh tĩnh trong bóng tối; thay thế máy ảnh này trên iPad mới là model 5 megapixel với một số đặc tính quang tương tự trong như máy ảnh của iPhone 4S. Máy ảnh này có thể chụp những tấm hình đẹp, ổn định và chắc chắn tới 1080p (mặc dù không ngoạn mục).

Cho tới nay có một dấu hiệu tương phản, có thể thấy rằng máy ảnh phía sau không có nhiều tác động tới bất cứ quyết định của ai để mua (hoặc tránh) một máy tính bảng. Thậm chí nếu Apple đã đưa một máy ảnh độc vào iPad mới, nó cũng không phải là một tin tức nóng.

Ứng dụng nhận diện giọng nói

Đầu vào âm thanh chuyển thành văn bản là một đặc điểm chuẩn trên các máy tính bảng Android, do đó sự bổ sung tính năng này của Apple vào là một gia vị thuần khiết. Hiện nay, khi Apple đưa Siri toàn diện vào iPad - điều này chỉ còn vấn đề thời gian? Đó là điều gì đó đòi hỏi một sự phản hồi từ các nhà sản xuất máy tính bảng khác.

Có thể nói rằng không phải những tính năng mới chủ yếu của iPad đã có tác động sâu rộng đối với phần còn lại của thị trường. Nhưng có thể nói màn hình retina là một điểm độc riêng có thu hút người mua nhiều tháng, nếu không muốn nói nhiều năm và LTE sẽ là một lý do để người mua chọn lựa một máy tính bảng không phải là một iPad. Cả hai đặc điểm này sẽ giúp Apple củng cố vai trò mạnh mẽ mà Apple đã có trong cuộc cạnh tranh.

Thêm nữa, khi nhớ lại sự kiện tung ra sản phẩm của Apple và các tin tức đi cùng, thường thì tin nhỏ nhất nhưng thú vị nhất lại chưa có tin nào liên quan tới những cải tiến phần cứng của iPad. Với iPhoto cho iPad, cũng được công bố ở iPad vừa rồi, Apple đã giới thiệu một trong những ứng dụng máy tính bảng tham vọng, thông minh và cốt lõi nhất cho tới nay. Nó đã không thể được thực hiện theo kiểu tương tự trên bất cứ sản phẩm nào trừ máy tính bảng, và không ai thực hiện việc này cho bất cứ sản phẩm nào trừ iPad.

Các máy tính bảng khác sẽ bổ sung màn hình retina và pin LTE. Các sản phẩm này có thể có máy ảnh tốt hơn iPad mới, và thậm chí có những tính năng kiểu Siri trước khi Siri hiện diện trên iPad. Nhưng chúng ta sẽ biết sự năng động của thị trường máy tính bảng đã cơ bản thay đổi khi có nền tảng khác - Android, Windows 8, hay gì đó - Một đối thủ nặng ký cho iPad khi giá trị khi tiệm cận được chất lượng và số lượng các ứng dụng được xây dựng cho máy tính bảng.

Quang Minh

(Tổng hợp)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

4G thách thức tốc độ truyền dẫn

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các hệ thống IMT-Advanced có các khả năng mới vượt trội so với IMT-2000, cho phép cung cấp một loạt các dịch vụ viễn thông được hỗ trợ bởi các mạng điện thoại di động và cố định mà ngày càng dựa trên gói dữ liệu.

Nguyễn Huy Cương

Hội đồng thông tin vô tuyến thế giới (Radiocommunication Assembly) họp từ ngày 16/01 - 20/01/2012 tại thành phố Geneva, Thụy Sỹ đã phê chuẩn khuyến nghị ITU-R M.2012. Khuyến nghị ITU-R M.2012 quy định chi tiết các thông số kỹ thuật giao diện vô tuyến mặt đất của IMT-Advanced (chuẩn 4G). Tất cả các bước trong tiến trình nghiên cứu, phát triển để cho ra phiên bản đầu tiên của IMT-Advanced đã được thông qua.

Nghị quyết ITU-R 57 “nguyên tắc cho quá trình phát triển IMT Advanced” của ITU nêu rõ quá trình chuẩn hóa IMT-Advanced cần được sắp xếp hợp lý kết hợp chặt chẽ với công nghệ mới nhất để giải quyết nhu cầu của người sử dụng và phát triển các giao diện vô tuyến mới cho IMT-Advanced một cách kịp thời. Để đáp ứng các yêu cầu của khuyến nghị ITU-R 57, ITU-R đã đề xuất một tiến trình và cách thức tổ chức để cho ra đời các phiên bản trong tương lai của Khuyến nghị ITU-R M.2012.

ITU-R dự kiến phiên bản đầu tiên của khuyến nghị ITU-R M.2012 ​​sẽ bắt đầu được nghiên cứu, bàn thảo tại cuộc họp lần thứ 13 của Nhóm nghiên cứu 5D trong năm 2012 và sẽ được hoàn thành tại cuộc họp lần thứ 17 của Nhóm nghiên cứu này (theo kế hoạch sẽ họp từ ngày 16/10 - 23/10/2013).

Cơ quan quản lý các nước, các thành viên lĩnh vực thông tin vô tuyến, hội viên ITU-R tham gia nhóm nghiên cứu 5D và các nhóm nghiên cứu thuộc các trường đại học, học viện liên kết với ITU-R được mời tham gia phát triển phiên bản này.

Website về IMT-Advanced (http://www.itu.int/ITU-R/go/rsg5-imt-advanced/) sẽ được cập nhật liên tục khi có bất kỳ thông tin mới nào. Các thành viên tham gia phát triển IMT-Advanced có thể truy cập website này để nắm bắt được thông tin một cách kịp thời.

Trong 25 năm qua, ITU đã phát triển các tiêu chuẩn cho IMT và sẽ tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực quốc tế (liên quan đến các chính phủ và các ngành công nghiệp) để tạo ra các tiêu chuẩn thế hệ kế tiếp cho thông tin di động toàn cầu.

Từ năm 2000, IMT-2000 đã được triển khai rộng rãi và được xem là thế hệ 3G. Giờ đây, ITU đã công bố các tiêu chuẩn cho thế hệ tiếp theo cho thông tin băng rộng không dây toàn cầu còn được gọi là IMT-Advanced. Đánh giá chi tiết dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kỹ thuật và khả năng hoạt động, ITU đã xác định "LTE-Advanced” và “WirelessMAN-Advanced" được chấp thuận chính thức cho IMT-Advanced (4G). Các thông số kỹ thuật chi tiết của các công nghệ IMT-Advanced (4G) được cung cấp trong Khuyến nghị ITU-R M.2012  được Hội đồng thông tin vô tuyến thông qua như đã nêu ở phần đầu.

Các hệ thống IMT-Advanced có các khả năng mới vượt trội so với IMT-2000, cho phép cung cấp một loạt các dịch vụ viễn thông được hỗ trợ bởi các mạng điện thoại di động và cố định mà ngày càng dựa trên gói dữ liệu.

Nguồn: DOCOMO (http://lazure2.wordpress.com)

Các hệ thống IMT-Advanced hỗ trợ các ứng dụng di động từ thấp tới cao với một loạt tốc độ dữ liệu phù hợp với nhu cầu người dùng và dịch vụ trong môi trường nhiều người sử dụng (multiple users). IMT-Advanced cũng có khả năng cung cấp các ứng dụng đa phương tiện chất lượng cao trong một phạm vi rộng các dịch vụ và thiết bị, với sự cải tiến đáng kể về hiệu suất và chất lượng dịch vụ.

Trong nghiên cứu, tốc độ truyền dẫn mục tiêu cho IMT-Advanced được thiết lập ở tốc độ 100 Mbit/s khi đang di động với tốc độ cao (ví dụ như khi đang di chuyển bằng xe hơi) và 1 Gbit/s khi không di động. Các công nghệ IMT-Advanced hoạt động dựa trên mạng chuyển mạch gói kỹ thuật số tương thích IPv6. Các mạng này sẽ tổ chức lại nguồn tài nguyên tự động theo yêu cầu, cho phép chúng tự điều chỉnh để đáp ứng các điều kiện thay đổi, và sẽ có khả năng mở rộng băng thông ít nhất lên tới 40 MHz. Đặc điểm kỹ thuật của mạng IMT-Advanced cũng cho phép các cuộc gọi “liền mạch, êm ái” khi chuyển giao giữa các cell và các mạng lưới, đặc biệt là đối với  chuyển vùng toàn cầu, và hỗ các dịch vụ đa phương tiện độ phân dải cao, chất lượng tốt.

Ông François Rancy, Giám đốc Cục Thông tin vô tuyến - ITU, cho biết, "IMT-Advanced sẽ giống thiết lập kết nối băng thông rộng qua cáp quang trên điện thoại di động, làm cho điện thoại di động có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn ít nhất 500 lần so với điện thoại thông minh 3G hiện nay. Nhưng không chỉ về tốc độ, hiệu quả IMT-Advanced còn ở việc sử dụng phổ tần số vô tuyến hiệu quả hơn rất nhiều, cho phép tốc độ dữ liệu cao hơn với băng thông thấp hơn. Điều này cho phép các mạng di động đối mặt được với thách thức yêu cầu gia tăng đáng kể lưu lượng dữ liệu ​​trong những năm tới".

Trong số các tính năng kỹ thuật quan trọng của công nghệ IMT-Advanced, các yêu cầu để làm việc trong băng tần IMT (Bảng 1) là đặc biệt quan trọng, như là khả năng tương tác với IMT-2000 tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển vùng toàn cầu (global roaming). Trong phạm vi có thể, ITU đã tìm cách hài hòa việc sử dụng các băng tần IMT trên cơ sở toàn cầu, mặc dù trong một số các băng tần này và trong một bộ phận của thế giới đã không thể đạt được sự hài hòa về băng tần bởi vì các yêu cầu cấp thiết phân bổ băng tần của các nghiệp vụ khác.

Bảng 1. Các băng tần được xác định cho IMT (Nguồn: ITU-R Working Party 5D (IMT Systems))

Ngay cả với những bước nhảy vọt đáng kể trong hiệu quả sử dụng phổ tần của IMT-Advanced thì rõ ràng phân bổ băng tần cho IMT hiện tại có thể không đủ cho tương lai. Một số nước thành viên ITU đã đề nghị hội nghị WRC-12 thêm chương trình nghị sự của WRC-15 (2015) để giải quyết các yêu cầu phổ tần trong tương lai cho IMT.

Việc phê chuẩn chuẩn 4G của ITU giúp giải quyết tình trạng rối loạn xuất phát chủ yếu từ sự thiếu thống nhất trong định nghĩa về chuẩn 4G. Các nhà mạng và hầu hết khách hàng chấp nhận dùng khái niệm "4G" để chỉ những hệ thống có tốc độ nhanh hơn các hệ thống 3G. Trước đây, WiMAX và LTE vẫn thường được gọi là 4G, nhưng thực tế hai phiên bản này chưa đạt tiêu chuẩn. LTE chỉ có thể được coi là 3,9G. Quyết định của ITU phê chuẩn IMT-Advanced cho phép các tổ chức như 3rd Generation Partnership Project (3GPP) hoàn tất các chi tiết kỹ thuật cho việc chuyển đổi từ 3G lên 4G. Nó cho phép các nhà sản xuất thiết bị có định hướng rõ ràng để tiến lên phía trước với sự phát triển của công nghệ với các chức năng cần thiết đồng thời tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ không dây lên kế hoạch triển khai các dịch vụ mới.

Tổng thư ký ITU TS. Hamadoun Touré đã kêu gọi các nhà khai thác di động trên toàn thế giới dịch chuyển nhanh chóng công nghệ để triển khai mạng di động theo chuẩn IMT-Advanced, đồng thời kêu gọi các chính phủ cắt giảm hoặc thậm chí xóa bỏ thuế đối với các thiết bị công nghệ và dịch vụ ICT để không kiềm chế tăng trưởng của lĩnh vực di động trong tương lai. Ông cũng cho biết: một số nước có thể triển khai mạng di động theo chuẩn IMT-Advanced vào năm 2013, nhưng thị trường sẽ thực sự sôi động vào năm 2015.

Điều này cho thấy việc phê chuẩn IMT-Advanced của ITU sẽ là một mốc quan trọng để thúc đẩy việc thương mại hóa các công nghệ theo chuẩn 4G và thị trường viễn thông thế giới trong một vài năm tới sẽ có nhiều đột phá. Tương lai cho di động thực sự rộng mở hơn bao giờ hết./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Lợi nhuận nhờ Mobile - Email - SugarCRM

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mobile vốn bị cho rằng chỉ là SMS, và SMS bị cho là spam và ít ai hiểu rõ, nhìn nhận để vận dụng đúng công nghệ này. Mobile không chỉ giúp cho Marketing mà còn cho kinh doanh, tài chính, nhân sự, CNTT, công nghiệp…

(ICTPress) - Biến quan hệ khách hàng thành lợi nhuận với 3 công nghệ Mobile - Email - SugarCRM đem đến cho doanh nghiệp nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với chi tiêu hiện tại là nội dung được VHT giới thiệu vào ngày cuối tuần qua tại TP. HCM.

Ảnh minh họa

Mobile vốn bị cho rằng chỉ là SMS, và SMS bị cho là spam và ít ai hiểu rõ, nhìn nhận để vận dụng đúng công nghệ này. Mobile không chỉ giúp cho Marketing mà còn cho kinh doanh, tài chính, nhân sự, CNTT, công nghiệp…

Ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc điều hành Công ty VHT - doanh nghiệp cung cấp giải pháp về di động, cho biết hiện nay có ba hình thức tiếp thị phổ biến trên điện thoại di động (ĐTDĐ). Hình thức đầu tiên là tương tác qua đầu số tin nhắn SMS, các tin nhắn mà người sử dụng nhận được từ một số điện thoại lạ chính là từ hình thức này nhưng hình thức này dần dần được thay thế bằng tin nhắn thương hiệu (Brand Name SMS) được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay và người sử dụng cũng tương đối chấp nhận hình thức quảng bá này. Hình thức thứ hai là SMS Gateway, mục đích là để thu thập dữ liệu (cụ thể là số ĐTDĐ của khách hàng) qua các trò chơi nhắn tin trúng thưởng, bình chọn… Cuối cùng là tiếp thị trên các ứng dụng di động (Ví dụ, Google Admob). Ví dụ, khi người dùng ĐTDĐ chơi trò chơi (game) và ứng dụng (application) được tải từ các cửa hàng ứng dụng di động (app-store), sẽ thấy thỉnh thoảng trong trò chơi đó xuất hiện hình ảnh logo, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp dưới dạng biểu ngữ, khẩu hiệu (banner) nằm ở phía dưới màn hình.

Email Marketing, không khá hơn Mobile, Email còn bị cho là spam nặng nề hơn nữa vì chi phí rẻ hơn nhiều! Tuy nhiên có những bước phải dùng email, nhưng khi dùng thì lưu ý đến một số vấn đề liên quan đến pháp lý, làm sao để có một chiến dịch email đúng, đủ, tốt, không phạm luật và tỷ lệ phản hồi cao.

SugarCRM thuộc dạng phần mềm CRM miễn phí hàng đầu thế giới. Công dụng lớn nhất của SugarCRM là không sợ mất dữ liệu của nhân viên kinh doanh khi người ấy nghỉ và sợ nhất là nếu bị đuổi thì “chơi xấu” bằng cách xóa sạch dữ liệu khách hàng.

Một vấn đề cần quan tâm đối với khách hàng và người dùng khi sử dụng dịch vụ quảng cáo trên nền tảng di động là tính pháp lý của đơn vị cung cấp dịch vụ. Một tin nhắn quảng cáo hợp lệ thì phải bắt đầu bằng từ QC và 3 kí tự đầu tiên của mã số quản lý dùng để xác định doanh nghiệp. Ký tự cuối cùng là chữ số và có giá trị 1, 2, 3 dùng để xác định dịch vụ doanh nghiệp đó cung cấp trong đó  số 1: Dịch vụ quảng cáo thư điên tử (Ví dụ: MQL1); số 2: Dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn (Ví dụ: MQL2); số 3: Dịch vụ quảng cáo tin nhắn qua mạng Internet (Ví dụ: MQL3) và phải có thông tin từ chối nhận quảng cáo. Ví dụ: một bản tin quảng cáo từ công ty thông tin di động sẽ có dạng: (QC VMS2) Chao mung quy khach. Tu cho QC, soan TC gui 9241.

Mô hình kinh doanh trực tuyến theo nhóm chạy trên ứng dụng dành cho điện thoại thông minh còn được gọi là QBata cũng được VHT giới thiệu. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng ngay các phiếu mua hàng (voucher/coupon) ngay trên điện thoại chứ không phải mất thời gian chờ đợi được giao phiếu như khi sử dụng các trang web theo mô hình Groupon khác. Ngoài ra, khách chỉ phải trả trước 10.000 - 15.000 đồng qua tài khoản điện thoại khi đặt mua thành công một dịch vụ (deal), phần còn lại sẽ trả cho nhà cung cấp khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Khách hàng sẽ tìm kiếm và đặt mua dịch vụ trên chính chiếc điện thoại của mình, khi giao dịch thành công, khách hàng sẽ nhận được một mã số tương ứng với số hóa đơn điện tử. Và nhà cung cấp cũng có thể biết được khách hàng nào đã mua dựa theo mã số đó. Ngoài ra, VHT chỉ tập trung bán những deal có giá từ 100.000 đến 300.000 đồng cho hai mảng dịch vụ là ẩm thực và giải trí...

Trung Thành

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

OneID - giải pháp nói lời chia tay với tên đăng nhập và mật khẩu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - OneID kết hợp mã hóa không đối xứng tiên tiến để xác định người sử dụng thông qua nhiều thiết bị điện tử bao gồm máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng. Các thiết bị tương thích với nhau để giữ các thông tin bí mật của người sử dụng được an toàn.

(ICTPress) - Steve Kirsch muốn đổi 352 tên đăng nhập và mật khẩu lấy một click đăng nhập đơn giản. Steve Kirsch - một doanh nhân ở thung lũng Silicon với 30 năm kinh nghiệm hy vọng sẽ làm nên đợt bão với giải pháp OneID (một lần đăng nhập).

Mô hình tên đăng nhập và mật khẩu không còn thuận tiện, nhưng an ninh thì đang dần trở nên phức tạp trong những năm qua. Do đó, tại sao Kirsch đã tạo ra một hệ thống xác thực cho nhiều thiết bị mà không cần đến các mật khẩu.

OneID cho phép chỉ một lần đăng nhập (1 lần nhấp chuột) do đó người sử dụng không phải nhập nhiều thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, số thẻ tín dụng hoặc thông tin tính cước. OneID cũng không có lưu trữ dữ liệu trung tâm, sẽ gây cực kỳ khó khăn cho tin tặc để tiếp cận thông tin bảo mật.

OneID kết hợp mã hóa không đối xứng tiên tiến để xác định người sử dụng thông qua nhiều thiết bị điện tử bao gồm máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng. Các thiết bị tương thích với nhau để giữ các thông tin bí mật của người sử dụng được an toàn.

Vấn đề với các phương pháp phòng vệ số hiện nay, theo Kirsch, là mọi người đang chia sẻ những bí mật và những bí mật đó đang được lưu giữ tập trung. Hàng ngày, người sử dụng Internet sẽ chia sẻ các thông tin cá nhân nhiều trong đó nhân thực, tên đăng nhập, mật khẩu và các thông tin thẻ tín dụng.

Sơ đồ giải pháp OneID

Đây là cách OneID vận hành: OneID thẩm định nhân thực qua một thiết bị kích hoạt và một thiểm bị kiểm soát của người sử dụng. Thiết bị kích hoạt là cách người sử dụng sử dụng để đăng nhập - ví dụ vào một máy tính. Để thực hiện thanh toán hoặc đăng nhập vào 1 trang, người sử dụng bấm vào nút OneID.

Máy tính gửi xác thực đến điện thoại của bạn, giả dụ đó là thiết bị thứ hai mà bạn lựa chọn. Người sử dụng sau đó xác thực đăng nhập trên thiết bị thứ 2. Nếu người sử dụng có thiết bị khác, họ nhập một số nhân dạng cá nhân.

Thanh toán OneID dễ dàng bởi vì người sử dụng không phải đăng nhập một số thẻ tín dụng thường xuyên.

Người sử dụng có thể quản lý thiết bị của mình và thông qua OneID. Các trang web lựa chọn sử dụng hệ thống của OneID sẽ lưu giữ mã xác thực, điều này vô hại đối với tin tặc vì những mã đó không chứa bất kỳ thông tin bí mật nào.

Kirsch đã nộp ý tưởng của mình lên Ngân khố Mỹ và top 500 công ty Fortune. OneID vẫn đang ở dạng beta, nhưng Kirsch cho biết OneID sẽ là chuẩn nhận dạng số mới. Phần mềm gần đây đã được tung ra cho các nhà phát triển sử dụng.

Các công ty khác đang nỗ lực chấm dứt phải khai đăng nhập và mật khẩu. Nút bấm Connect của Facebook đã được nhiều trang web chấp nhận, nhưng một số người sử dụng đang mong muốn đăng nhập các trang web bằng cách sử dụng đăng nhập Facebook bởi vì nó cho phép tiếp cận các thông tin nhân khẩu học, hình ảnh hồ sơ, mạng, ID người sử dụng, danh sách bạn bè và các thông tin khác.

Một ví dụ khác của hệ thế đăng nhập thanh toán là PayPal nhưng Kirsch cho biết OneID bảo an hơn. OneID giống như những gì PayPal đã như vậy khi bước vào lĩnh vực an ninh. Chúng tôi đang vượt PayPal. Chúng tôi là PayPal 4.0.

QM

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Có cần định nghĩa mới về PC

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đã đến lúc cần cập nhật lại các khái niệm về loại thiết bị tồn tại mấy thập kỷ này hiện đang có những bước phát triển nhanh chóng hơn bao giờ.

(ICTPress) - Đã đến lúc cần cập nhật lại các khái niệm về loại thiết bị tồn tại mấy thập kỷ này hiện đang có những bước phát triển nhanh chóng hơn bao giờ. Nhà báo công nghệ Harry MacCracen của Time đã có bài viết đề cập việc định nghĩa lại PC (Máy tính cá nhân) đáng chú ý.

Ảnh: Jared Newmand

PC là gì?

Lúc mới đầu, nó giống như một câu hỏi dễ hiểu, không phải tranh cãi nhiều, không giống như câu hỏi “Xe đạp là gì?” Nhưng hiện nay “PC là gì?” thực sự là một câu hỏi vô cùng khó để có thể trả lời - và thậm chí bạn đã và đang sử dụng PC cả mấy thập kỷ, bạn vẫn gặp khó khăn khi xác định nó là gì, và trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

Hãng nghiên cứu Canalys cho rằng hãng này biết câu trả lời, và tháng trước hãng đã thông báo là Apple hiện nay là nhà sản xuất PC hàng đầu trên hành tinh. Apple đạt được danh hiệu này không phải là do bán nhiều Mac hơn bao giờ - mặc dù đúng là vậy - mà bởi vì định nghĩa của PC hiện nay gồm những điều mà gọi là “pad” như iPad, Kindle Fire và Nook Tablet. (Bạn và tôi thường thích viện dẫn đến chúng như là máy tính bảng (tablet). iPad của Apple cuối cùng đã thống trị việc bán những chiếc pad và bán sạch Mac theo cách 3 người có 1, cho phép công ty này vượt HP để giành lấy vị trí thứ nhất về doanh thu PC.

Canalys cho biết pad chiếm 22% doanh thu PC bán ra trong quý IV năm 2011, có nghĩa là hơn ¾ máy mà thăm dò của Canalys thực hiện là PC kiểu thông thường. Nhưng cùng với sự bùng nổ của kinh doanh máy tính bảng và thị trường PC truyền thống cũng đang mở rộng, có thể thấy rằng phần trăm PC cao hơn và cao hơn mà Canalys báo cáo về những năm tới sẽ không phải là những PC như trước đây nữa.

Tất nhiên, thực tế là một hãng nghiên cứu cho biết máy tính bảng là PC, điều này không có nghĩa là có sự nhất trí hoàn toàn về vấn đề này. Khi câu hỏi định nghĩa về PC được đưa lên trên Twitter để, tôi nhận được hàng tá câu trả lời thuyết phục, khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau.

Một phóng viên cho biết PC là “bất kỳ một máy tính cá nhân nào dựa trên bộ vi xử lý của Intel, hoặc một bộ vi xử lý tương thích Intel”. Một người khác viết đó là một thiết bị bạn có thể chạy mã gồm phần mềm nào đó của bên thứ ba để cải thiện cuộc sống của tôi tốt hơn. Một người thứ ba đùa rằng PC là “một máy tính bảng bạn không thể cầm theo”. Một người khác đơn giản cho rằng một PC là “không phải là Mac”.

Những người theo truyền thống về vấn đề này có xu hướng đề cập Microsoft, Intel và cả hai công ty này trong các định nghĩa của họ. Quan điểm đó đã giấy lên những trao đổi sôi nổi: Thậm chí khi tôi là một biên tập viên của tờ tạp chí PC World, tôi khăng khăng rằng Mac, cũng như các máy tính Windows, là PC. Nhiều bạn đọc của chúng tôi, và một số đồng nghiệp của tôi, phản đối một cách quyết liệt”.

Mac là PC?” là tranh cãi của ngày hôm qua. Hôm nay, để tranh cái về iPad và các máy tính bảng khác cũng là PC đã thú vị hơn nhiều. Một số người nhất định đã không còn nghĩ iPad như là một thứ chỉ thuận lợi cho việc tiêu thụ nội dung nữa.  

Sự chuyển động sẽ cho ra đời định nghĩa PC truyền thống vào cuối năm nay, khi Microsoft đã tung Windows 8. Một số máy PC Windows 8 sẽ khá giống với các màn hình nhiều ô và notebook (laptop thu gọn) hiện nay, trong khi một số máy khác sẽ cạnh tranh trực tiếp với iPad. Nếu một máy Windows 8 có bàn phím và chuột, bạn có thể không để ý đến chúng mà sử dụng bằng cách chạm tay, nếu là máy tính bảng, bạn có thể chạm vào bàn phím và sử dụng nó như một máy tính xách tay. Sẽ có những model sử dụng các chip Intel tương thích, như tất cả các máy Windows hiện nay, và các model được dựa trên các bộ vi xử lý cũng sẽ làm tăng sức mạnh cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Tóm lại, Apple, Microsoft và các công ty khác đang thổi phồng PC hơn bao giờ. Việc cố gắng tạo một định nghĩa mới – một định nghĩa cố thuyết phục không vấn đề cái gì sẽ xảy ra ở thế giới công nghệ cá nhân tuy vẫn có giá trị. Dưới đây là một vài phân tích:

Một PC chạy các ứng dụng. Người sử hữu phải định nghĩa các khả năng của thiết bị bằng cách lắp đặt phần mềm vào, và ngày nay, sử dụng phần mềm đó cùng với các dịch vụ dựa trên Web.

Một thiết bị nhiều mục đích. Bạn có thể sử dụng để viết tiểu thuyết, cân đối sổ séc, nghe một bản giao hưởng, thiết kế một chiếc máy bay phản lực hay phịa ra bạn là người dơi. Thực sự thì phần lớn mọi người không sử dụng một PC duy nhất do đó chóng mặt với một loạt tác vụ, nhưng có thể làm với PC.

PC được thiết kế theo quy tắc cho một người sử dụng tại một thời điểm. Đó là nơi “cá nhân” trong từ “máy tính cá nhân”. Nó là một máy tính dành cho bạn, là một khái niệm cơ bản khi PC lần đầu tiên xuất hiện vào giữa những năm 1970, và vẫn là một khái niệm mở.

PC có thể là bất cứ kích cỡ nào. Điều này có nghĩa là điện thoại thông minh (smartphone) cũng là PC, vì nó chạy phần mềm nhiều mục đích và thường được một người sử dụng. Trong kỷ nguyên các sản phẩm như Samsung Galaxy Note, là tablet nhiều hơn là điện thoại, tôi không có lý do nào để tuyên bố rằng một cái gì đó không phải là một PC đơn giản là nó vừa vặn một chiếc túi.

Định nghĩa của tôi về PC là linh hoạt có chủ ý nhưng không tùy tiện. Tôi không quan tâm PlayStation 3, Wii hay Xbox 360 sẽ là PC, mặc dù các chất lượng kiểu PC là rõ ràng; họ đang tập trung vào game và các trò giải trí khác, và thường được nhiều người sử dụng tại một thời điểm. Với lý do tương tự, thậm chí sự thông minh nhất của tivi thông minh không gây ấn tượng với tôi như PC.

Có thể bạn không nhất trí với định nghĩa của tôi. Tôi cũng không giật mình cũng không khó chịu. Trong vòng vài năm tới, các khách hàng và doanh nghiệp sẽ đi tới quyết định chung, có thể ý tưởng cũ có nghĩa hoặc không. Như một trong những người bạn Twitter đã viết: “Bất cứ thứ gì bạn muốn mua và muốn nó là một máy tính thì đó là một PC”. Định nghĩa này có vẻ không rõ ràng và không ràng buộc nhưng nó cũng là một định nghĩa duy nhất đã luôn luôn đúng và sẽ luôn như vậy./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

Mạng băng rộng tới các xã và giải pháp “ổn áp”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Triển khai kết nối băng rộng trên diện rộng không phải là vấn đề kỹ thuật quá khó khăn, nhưng sẽ lãng phí nếu không sử dụng hết dung lượng. Chi phí đầu tư triển khai và chi phí duy trì hoạt động sẽ đặt gánh nặng lên vai các nhà khai thác.

(ICTPress) - Triển khai kết nối băng rộng trên diện rộng không phải là vấn đề kỹ thuật quá khó khăn, nhưng sẽ lãng phí nếu không sử dụng hết dung lượng. Chi phí đầu tư triển khai và chi phí duy trì hoạt động sẽ đặt gánh nặng lên vai các nhà khai thác.

Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong quyết định 1643/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2015 sẽ có 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.

Theo thống kê hành chính, Việt nam hiện có 9085 xã nông thôn, 624 thị trấn và 1403 đơn vị hành chính cấp phường ở thành phố. Với địa hình phức tạp, phân bố dân cư và mức thu nhập của người dân rất khác nhau, để đạt được mục tiêu đưa thông tin băng rộng đến tất cả các xã trên toàn quốc là một nhiệm vụ không dễ dàng. Ngay thủ đô Hà nội với địa bàn mở rộng bao gồm Hà nội và Hà tây cũ cũng bao gồm những xã vùng xa nơi dân cư có mức thu nhập thấp. Cùng với điều đó là vô số vấn đề đặt ra khi triển khai mạng thông tin băng rộng và đặc biệt là việc duy trì khai thác sao cho có hiệu quả.

Đối với một quốc gia có GDP bình quân trên đầu người năm 2011 chỉ mới đạt mức xấp xỉ 1300 USD thì nhiệm vụ đến 2015 có kết nối thông tin băng rộng đa dịch vụ đến 100% các xã thực sự là một thử thách không nhỏ đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các doanh nghiệp viễn thông.

Năm 2015, tất cả các xã ở Việt nam được kết nối thông tin băng rộng đa dịch vụ

Triển khai kết nối băng rộng trên diện rộng không phải là vấn đề kỹ thuật quá khó khăn, nhưng sẽ rất lãng phí nếu không sử dụng hết dung lượng. Chi phí đầu tư triển khai và chi phí duy trì hoạt động sẽ đặt gánh nặng lên vai các nhà khai thác. Mặt khác nếu kết nối không đáp ứng đủ dung lượng và chất lượng thì sẽ không đảm bảo được các dịch vụ yêu cầu của người sử dụng. Việc đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả tốt và hài hòa các lợi ích là một bài toán dễ nhìn thấy nhưng luôn khó giải đáp.

Tuy nhiên, thách thức và cơ hội luôn song hành. Các nhà khai thác mạng Việt Nam cùng với các nhà cung cấp giải pháp mạng đang tích cực tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Đầu tháng 3/2012, một số đơn vị thuộc VNPT và công ty ASSIA chuyên cung cấp các giải pháp DSL đã có những khảo sát thực tế và đưa ra một số đề xuất cụ thể đối với việc triển khai mạng băng rộng đến người dùng và biện pháp sử dụng hiệu quả với giải pháp quản lý nhằm điều chỉnh và ổn định tốc độ truyền dẫn, đáp ứng chất lượng đa dịch vụ theo yêu cầu.

Trong hội thảo tổ chức tại trụ sở VNPT, ông Châu Sơn, Phó trưởng Ban Viễn thông, đã so sánh giải pháp của ASSIA đối với mạng băng rộng tương tự như biện pháp “ổn áp” để ổn định điện lưới. Đó là một cách ví dụ dễ hiểu và thú vị.

Ví dụ này còn thú vị hơn đối với người sử dụng dịch vụ khi mà điện lưới không ổn định thì người dùng phải tự mua ổn áp cho các thiết bị điện của mình; còn đối với viễn thông thì các nhà cung cấp mạng lưới và dịch vụ sẽ trang bị giải pháp để chất lượng dịch vụ ổn định đáp ứng yêu cầu sử dụng  mà người dùng không phải trả thêm chi phí nào. Mặt khác, giải pháp này sẽ nâng cao hiệu quả khai thác và tiết kiệm chi phí cho việc triển khai, quản lý, vận hành; giúp các nhà mạng ổn định chất lượng dịch vụ và  giảm bớt áp lực đầu tư.                

Ph.D. Marc Goldburg, Phó chủ tịch ASSIA trả lời các câu hỏi tại hội thảo.

Theo thống kê năm 2010, có gần 70% trong số 485 triệu kết nối băng rộng trên thế giới được cung cấp thông qua DSL. Những năm gần đây, thị trường DSL vẫn giữ vững sự ổn định và phát triển. Hiện tại, các nhà khai thác mạng ngày càng quan tâm hơn đến việc phát triển các dịch vụ gia tăng giá trị như VoIP, IP Tivi... trên nền tảng DSL. Trong quá trình sử dụng, tốc độ truy cập luôn được người dùng quan tâm. Giải pháp của ASSIA hướng tới việc quản lý và điều chỉnh để tốc độ truy cập luôn ổn định ở mức cao đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng đa dịch vụ của khách hàng, đồng thời tăng hiệu quả khai thác. Giải pháp phần mềm quản lý của ASSIA hiện đang quản lý và tối ưu hóa hơn 60 triệu kết nối DSL trên thế giới, chiếm 90% thị phần kết nối DSL ở Hoa Kỳ, 40% kết nối DSL ở châu Mỹ La tinh, 18% kết nối DSL của toàn thế giới. Thực tế triển khai cho thấy các giải pháp này không chỉ thuận tiện cho mạng đô thị nơi có lưu lượng lớn mà cũng phù hợp cho việc phát triển mạng băng rộng đa dịch vụ nông thôn tới các vùng xa bởi hệ thống có khả năng tự động giám sát điều chỉnh nên giảm giá thành quản lý.

Với những kinh nghiệm từ việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quản lý DSL như khuyến nghị ITU-T G.997, đại diện của ASSIA cũng đưa ra những nhận định về vai trò  và khẳng định về xu thế phát triển công nghệ và các giải pháp về DSL trên thị trường thế giới. Các kết nối trên nền tảng DSL chắc chắn vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong việc thực hiện mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam có 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ. Các giải pháp mới sẽ đem lại chất lượng dịch vụ ổn định ở mức cao, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng đồng thời sử dụng hiệu quả mạng lưới, hài hòa lợi ích của nhà khai thác cung cấp dịch vụ.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành

Một số thách thức triển khai hội tụ cố định và di động hiện nay

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Việc triển khai FMC phải đạt tiêu chí 3R: dịch vụ tốt (right service), đúng thời điểm (right time), và đúng đối tượng (right customer). Đối với các nhà khai thác, FMC phải là một công cụ để giữ khách hàng.

Đào Trung Thành

Hội tụ dịch vụ cố định và di dộng - chiến lược cần thiết

Hiện nay, điện thoại cố định đang đứng trước sức ép giảm doanh thu. Trên thế giới, doanh thu cố định ghi nhận sự sụt giảm từ 2% đến 3% mỗi năm, ở Việt Nam thậm chí còn sụt giảm lớn hơn, khoảng gần 20% và sự sụt giảm ấy được bù bằng dịch vụ ADSL thì doanh thu cố định gồm thoại và ADSL cũng giảm hàng năm 8%. Mặc khác, doanh thu dịch vụ di động tăng trưởng khá mạnh ở khu vực châu Á khoảng 6% nhưng khu vực châu Âu tăng trưởng doanh thu di động khá chậm, khoảng 0,1% do thị trường này đã đạt đến độ bão hòa, giá cước cạnh tranh mạnh và đang chịu sự tác động của tình hình khủng hoảng tài chính [1].

Có thể nhận thấy xu hướng giảm doanh thu của dịch vụ cố định và tăng doanh thu của dịch vụ di động là xu hướng chung trên thị trường dịch vụ viễn thông thế giới. Tuy nhiên ngay trong từng thể loại dịch vụ cố định và di động thì cũng có sự sụt giảm của dịch vụ truyền thống và các dịch vụ mới, dịch vụ dữ liệu. Theo như hình vẽ của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông điển hình như Orange - France Telecom thì dịch vụ cố định truyền thống giảm đến 9.8%, trong khi VoIP tăng 12.7% và băng rộng tăng 4.5%, dịch vụ di động truyền thống giảm 0.6% dịch vụ dữ liệu tăng 5.7% (Hình 1).

Hình 1. Doanh thu dịch vụ di động và cố định

Mặc dù doanh thu tăng nhưng ARPU (Average Revenue Per Unit - doanh thu trung bình trên một thuê bao) của dịch vụ di động lại có chiều hướng giảm ở Việt Nam (Hình 2). ARPU giảm từ 7 USD năm 2006, 6.5 USD năm 2007, 6 USD năm 2008, 5,52 USD năm 2009, 5 USD năm 2010 và cuối năm 2011 dự báo ARPU chỉ còn 4.49 USD. [2]. Nếu so với trung bình ARPU của các khu vực trên thế giới như châu Phi 9.18 USD, Đông Âu 10,59 USD, châu Á 10.9 USD, Tây Âu 31.32 USD  Bắc Mỹ 49,83 USD thì ARPU của Việt Nam rất thấp [3].

Mặt khác, người sử dụng đang thay đổi hành vi tiêu dùng dịch vụ, nhân viên yêu cầu ngày càng tăng kiểu làm việc  từ xa, cộng tác và dùng nhiều thiết bị, dịch vụ khác nhau như cố định, di động, email, chat… Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp đanh tìm kiếm những giải pháp hội tụ thiết bị, công nghệ, dịch vụ (convergence solution), công cụ thông tin thống nhất (unified communications tool) làm đơn giản hóa cách thức nhân viên cộng tác với nhau. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới đã xem hội tụ như một chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, cung cấp trải nghiệm phong phú và mang lại dòng lợi nhuận mới.

Thế nào là  hội tụ hội tụ dịch vụ cố định và di dộng?

Khái niệm hội tụ dịch vụ cố định và di dộng (Fixed - Mobile Convergence - FMC) có nhiều nghĩa khác nhau (Hình 2). Có thể dùng định nghĩa của Liên minh Hội tụ cố định - di động (Fixed Mobile Convergence Alliance) như sau: “Hội tụ cố định và di động là một điểm chuyển tiếp trong ngành công nghiệp viễn thông mà cuối  cùng sẽ loại bỏ sự phân biệt giữa các mạng cố định và di động, cung cấp một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng bằng cách tạo ra dịch vụ liền mạch bằng cách sử dụng một sự kết hợp của băng thông rộng cố định và các công nghệ truy cập không dây cục bộ để đáp ứng nhu cầu của họ trong nhà,văn phòng, các tòa nhà khác trên đường đi.”

Hình 2. Hội tụ dịch vụ cố định và di dộng

Theo quan điểm người dùng dịch vụ, hội tụ mang lại cho họ một chất lượng trải nghiệm (quality of experience) tốt hơn với chi phí tổng thể thấp hơn, quản trị được các phương thức liên lạc tốt hơn. Theo quan điểm nhà cung cấp dịch vụ, hội tụ sẽ giúp họ chiếm được lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp các gói dịch vụ tích hợp, tiết kiệm được tài nguyên di động khi cung cấp cho người dùng dịch vụ di động với chất lượng của kết nối cố định khi họ ở nhà hay đang ở nơi làm việc, giảm chi phí vận hành (OPEX) khi duy trì mạng chung cho cả cố định lẫn di động, thêm lợi nhuận bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng mới trên nền tảng này.

Hội tụ giữa di động và cố định phải cung cấp cho người dùng những dịch vụ liền mạch (seamless services) nghĩa là cung cấp dịch vụ không phân biệt là cố định hay di động trên thiết bị đầu cuối đa hệ (multi-mode) với khả năng cung ứng chuyển giao lẫn nhau (hand over) giữa hai loại hình mạng mà không làm ngắt cuộc gọi đang diễn ra. Các chuẩn công nghệ cho phép dịch vụ liền mạch FMC bao gồm: VCC (Voice Call Continuity), UMA (Unlicensed Mobile Access) hay GAN (Generic Access Network), giải pháp femtocell.

Việc hội tụ dịch vụ cố định và di dộng phải được đảm bảo ở nhiều cấp độ khác nhau. Hội tụ ở mức độ mạng truy cập (access network level) là đảm bảo sự thay đổi phương thức truy cập trong suốt với người sử dụng, không ngắt quãng khi thay đổi điểm truy cập. Hội tụ ở mức độ mạng lõi được đảm bảo bằng việc sử dụng IMS (IP Multimedia Subsystem). Hội tụ ở mức độ ứng dụng là sự hợp nhất (fusion) các dịch vụ thoại, dữ liệu, hình ảnh; có thể truy cập dịch vụ từ bất kỳ các thiết bị nào bằng cách đăng nhập (logging in) vào các ứng dụng chạy trên thiết bị đó; cung cấp được một hóa đơn sử dụng dịch vụ thống nhất giữa cố định và di động.

Hội tụ ở mức độ kiến trúc mạng bao gồm việc chuyển đổi cách tiếp cận từ cách tiếp cận theo chiều dọc (vertical approach) với cấu trúc “silo” (Hình 3) với mỗi dich vụ là một hệ thống chuyên dùng riêng biệt sang cách tiếp cận theo chiều ngang (horizontal approach) với cấu trúc “plug and play” (Hình 4) nhờ vào công nghệ IP được triển khai làm nền tảng.

Hình 3. Cấu trúc Silo và Hình 4. Cấu trúc plug and play

Hội tụ mức cấu trúc mạng (Network convergence) thực hiện ở các mức khác nhau như mức mạng truy nhập (access network), mạng tích hợp (aggregation network), mạng lõi (core network) (Hình 5).

Hình 5. Hội tụ mức cấu trúc mạng

Thách thức triển khai FMC

Việc chuyển đổi cấu trúc mạng theo hướng hội tụ gặp một số các thách thức về mặt kỹ thuật như: chất lượng dịch vụ (quality of service), giám sát và kiểm soát chất lượng (quality monitoring and control), an ninh (security), tính khả dụng (high availability), đồng bộ (synchonisation) [5]. Hội tụ mang lại cho người dùng chất lượng trải nghiệm (Quality of Experience - QoE) phụ thuộc vào tâm lý người dùng. Tuy nhiên, QoE lại phụ thuộc vào thông số chất lượng dịch vụ (QoS) của mạng. Đối với mạng hội tụ đảm bảo nhiều dịch vụ hoạt động thì việc đảm bảo QoS từ đầu cuối đến đầu cuối (End-to-end QoS) là một thách thức. Bên cạnh đó, vì mạng lõi dựa trên nền tảng công nghệ IP dễ kết nối với các thành phần mạng khác và như vậy cũng dễ bị tổn thương hơn, yêu cầu về an ninh mạng cũng được đặt ra một cách khắt khe hơn.

Nói đến FMC là nói đến IMS (IP Multimedia Subsystem), thành phần chính của hệ thống mạng lõi. IMS được định hình và phát triển bởi diễn đàn công nghiệp 3G.IP trên dự án 3rd Generation Partnership Project (3GPP) với chức năng chính là điều khiển cuộc gọi đa phương tiện (multimedia call control) sử dụng nghi thức SIP tương tự SS7 trong các hệ thống chuyển mạch TDM. Kiến trúc của IMS độc lập với lớp mạng truy cập (access network), không mô tả dịch vụ mà chỉ cung cấp các khối xây dựng dịch vụ (service building blocks) cho việc triển khai các dịch vụ. Vì FMC cung cấp các gói đa dịch vụ, đa phương tiện nên IMS là nền tảng cần thiết cho việc xây dựng hệ thống hội tụ đó. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu mà nhiều người nhắc đến nhiều nhất là tính bảo mật của IMS. Trong các yếu tố về bảo mật có thể kể đến các vấn đề liên quan đến quản lý nhận dạng người dùng bao gồm các lỗi như Call ID spoofing, ăn cắp ID, tấn công DoS/DDoS, spam. Điểm yếu bảo mật nằm ở thiết bị SIP vì nó chưa có một cơ chế chứng nhận thực tốt như trong mạng thông tin di động tế bào (ví dụ bảo mật qua SIM). Thêm vào đó là sự hội tụ giữa nhiều loại hình mạng cũng gây không ít khó khăn trong việc quản lý bảo mật. Hiện tại, release 8 của 3GPP đã xem xét một cách nghiêm túc vấn đề bảo mật này [6]. IPsec cũng được 3GPP khuyến cáo sử dụng. [7].

Ngoài các thách thức về mặt kỹ thuật, nhà khai thác còn có những thách thức về mặt vận hành khai thác như cần thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại vì hiện nay cố định và di động vẫn là hai mảng kinh doanh độc lập với phần lớn các nhà khai khác; rồi vấn đề khai thác, bảo trì và quản trị OMA (Opration, Maintenance and Administraton) với một hệ thống tích hợp phức tạp; lựa chọn phương thức chuyển đổi (hoàn toàn hay từng phần); vấn đề tương thích với dịch vụ cũ, các nhà khai thác khác [5].

Hội tụ di động và cố định còn phải thực hiện ở mức ứng dụng (application layer) với các giải pháp về công nghệ thông tin được tăng cường và củng cố cơ sở dữ liệu người dùng, tính cước, giao diện người sử dụng dịch vụ (Hình 6). Đó là trọng tâm của hệ thống CCBS (Custommer Care and Billing System), sự kết hợp của CRM (Customer Relationship Management) và BS (Billing System). Các gói cước đa dịch vụ như double play (voice + data), triple play (voice + data + video) và thậm chí quadruple play (voice + data + video + mobile) có thể được cung cấp trên các nền tảng công nghệ có sẵn, không sử dụng IMS, IN hay NGN. Tuy nhiên, việc cung cấp rất khó khăn vì các hệ thống này là tách biệt theo cấu trúc “silo”, việc ghép hóa đơn tính cước trong một chừng mực nào đó có thể thực hiện được nhưng là phương cách chắp vá. Do đó, một cơ sở dữ liệu thống nhất ở các nhà khai thác là yếu tố quyết định. Các nhà khai thác đều ý thức được vấn đề này nhưng xem ra, động thái thay đổi còn chưa quyết liệt và triệt để. Dự án CCBS của VNPT triển khai đã hơn chục năm nay nhưng chưa có kết quả mong muốn là một ví dụ.

Hình 6. Khung cấu trúc của hệ thống công nghệ thông tin (IT Framework)

Việc triển khai FMC phải đạt tiêu chí 3R: dịch vụ tốt (right service), đúng thời điểm (right time), và đúng đối tượng (right customer). Đối với các nhà khai thác, FMC phải là một công cụ để giữ khách hàng bằng cách đảm trách kết nối tất cả các truy cập cố định và di động của khách hàng với tư cách là nhà khai thác tích hợp, tăng cường năng lực của mình để giành lại khách hàng đã chuyển sang đối thủ cạnh tranh; cho phép tích hợp, vận hành và bảo trì các giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn.

Tham khảo:

[1]. Ovum, World Fixed services Forecast , July 2011

[2]. Business Monitor International, Vietnam Telecommunications Report, Q4 2011

[3]. Wireless Intelligence,  Analysis: Global cellular market trends and insight, Q3 2011

[4]. Fixed Mobile Convergence Alliance , Jully 2004, “Fixed Mobile Convergence is a transition point in the telecommunications industry that will finally remove the distinctions between fixed and mobile networks, providing a superior experience to customers by creating seamless services using a combination of fixed broadband and local access wireless technologies to meet their needs in homes, offices, other buildings and on the go.”

[5]. Sofrecom, convergence at the network infrastructure level, December 2011

[6]. Nguyễn Văn Quốc Thịnh, IMS là gì?, 2008

[7]. 3GPP2, IMS Security Framework, 2008

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Mật khẩu dễ đoán vẫn là lỗ hổng an ninh mạng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Phát hiện quan trọng của Verizon cho thấy các tin tặc đôi khi nằm bên trong mạng lưới của nạn nhân trong nhiều tháng hay nhiều năm trước khi chúng được phát hiện.

(ICTPress) - Cách đầu tiên mà tin tặc (hacker) thâm nhập vào các hệ thống được bảo vệ không phải là cách khai thác kỹ thuật theo kiểu thích tìm hiểu.

Ảnh minh họa

Không quá khó khi mật khẩu (password) phổ biến nhất được sử dụng ở các hệ thống doanh nghiệp lại là "Password1."

Có một lý do kỹ thuật cho việc phổ biến “Password1”: Đó là một chữ cái hoa, một con số và 9 ký tự. Điều này thỏa mãn các quy định phức tạp đối với nhiều hệ thống, trong đó có việc thiết lập cố định cho phần mềm quản lý nhân thực Active Directory của Microsoft được sử dụng rộng rãi.

Công ty các dịch vụ an ninh Trustwave lưu ý lỗi "Password1" trong một báo cáo “An ninh toàn cầu 2012” (2012 Global Security Report) gần đây, tổng kết những tìm kiếm của công ty này từ 2 triệu lượt quét những chỗ xung yếu của mạng và 300 điều tra lỗ hổng gần đây.

Các nghiên cứu viên của công ty này đã tìm thấy khoảng 5% các mật khẩu liên quan đến một biến thể của từ "password". Từ tiếp theo là “welcome” (chào mừng) chiếm hơn 1%.

Các mật khẩu dễ đoán hay trống trơn hoàn toàn là những chỗ nhạy cảm phổ biến nhất mà các phòng thí nghiệm Spider của Trustwave tìm thấy trong những lần kiểm tra sự thâm nhập vào các hệ thống máy khách năm ngoái. Công ty này đã phân loại các công cụ phá (crack) mật khẩu bị mất trên 2,5 triệu mật khẩu, và tìm ra thành công hơn 200.000 mật khẩu trong số đó.

Verizon cũng thông báo những kết quả tương tự trong báo cáo điều tra lỗ hổng dữ liệu 2012 (Data Breach Investigations), một trong những nghiên cứu hàng năm toàn diện nhất của ngành an ninh. Báo cáo đầy đủ này sẽ được trung ra trong nhiều tháng nữa, nhưng Verizon sẽ tóm tắt những phát hiện tại hội thảo RSA tuần này ở San Francisco.

Khai thác điểm yếu và các mật khẩu được xem là phương thức hàng đầu mà năm 2011 những kẻ tấn công đã sử dụng để truy cập. Nó chiếm tới 29% trong các lỗ hổ an ninh mà nhóm ứng phó của Verizon đã điều tra.

Phát hiện quan trọng của Verizon cho thấy các tin tặc đôi khi nằm bên trong mạng lưới của nạn nhân trong nhiều tháng hay nhiều năm trước khi chúng được phát hiện. Chưa đến 20% những thâm nhập Verizon đã nghiên cứu được phát hiện là tin tặc đã ẩn mình nhiều ngày trong hệ thống, chứ không chỉ vài giờ.

Đáng chú ý hơn: Một số công ty đã tự mình phát hiện ra lỗ hổng. Hơn 2/3 lỗ hổng họ phát hiện là do bị tấn công sau khi một đối tượng bên ngoài, như một cơ quan thực thi pháp luật, cảnh báo họ. Những phát hiện của Trustwave gần như chính xác: chỉ 16% trường hợp mà công ty này đã điều tra năm ngoái được kiểm tra là từ nội bộ.

Do đó nếu mật khẩu của bạn là thứ gì đó dễ đoán, cách tốt nhất nào để làm mật khẩu an toàn? Đó là hãy kéo dài mật khẩu.

Tăng thêm sự phức tạp vào mật khẩu của bạn biến "password" thành "p@S$w0rd" - để bảo vệ cái gọi là tấn công kiểu từ điển, nó sẽ tự động kiểm tra tránh một danh sách các từ chuẩn.

Nhưng các tin tặc ngày càng sử dụng các công cụ sức mạnh hơn là đơn giản đảo qua tất cả các kết hợp ký tự có thể. Độ dài của mật khẩu là cách bảo vệ hiệu quả duy nhất chống lại việc mật khẩu bị đánh cắp. Một mật khẩu 7 chữ cái có 70 tỷ sự kết hợp có thể; một mật khẩu 8 ký tự có hơn 600.000 kết hợp.

Thậm chí một vài lựa chọn nghìn triệu triệu không phải là một cái gì ghê gớm lắm cho các máy hiện đại. Sử dụng một máy tính 1.500 USD có các bộ phận lắp trong, khiến cho Trustwave chỉ mất 10 giờ để thu hoạch 200.000 mật khẩu đã bị phá.

“Chúng ta đã tự sử dụng những thứ quá ư đơn giản hơn là khả năng ghi nhớ của con người”, nghiên cứu viên an toàn độc lập Dan Kaminsky cho biế trong một bài trình bày RSA về những mật khẩu nào sẽ không hiệu quả.

Dan Kaminsky cho biết đó không phải là một cuộc đấu tranh khó khăn. Xác thực sinh trắc học, thẻ thông minh, các bộ tạo khóa một lần và các giải pháp khác có thể tăng cường an ninh nhưng với chi phí để tăng sự phức tạp.

Cách cơ bản chiếm được một mật khẩu qua bất kỳ công nghệ xác thực là chính sự đơn giản nhất của bất kỳ thiết bị nào. Điều này, dĩ nhiên cũng là lỗi cơ bản”, Kaminsky cho biết.

HY

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

MobiFone ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung

Tóm tắt: 

(ICTPress) - MobiFone đã ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động ở Việt Nam tại một Trung tâm Vận hành mạng tập trung đặt tại Hà Nội.

(ICTPress) - Thông tin từ Ericsson Việt Nam vừa cho biết: MobiFone đã ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động ở Việt Nam tại một Trung tâm Vận hành mạng tập trung đặt tại Hà Nội. Theo thỏa thuận này, Ericsson sẽ đưa chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và tích hợp hệ thống để quản lý thống nhất sự vận hành của mạng di động và triển khai một hệ thống quản lý tập trung.

MobiFone đang triển khai và tích hợp hệ thống vận hành khai thác quản lý tập trung nhằm nâng cao năng lực giám sát và quản lý mạng lưới. Khoảng 30 triệu thuê bao sẽ được tận hưởng lợi ích từ chất lượng mạng ngày càng tiên tiến nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ mới trong tương lai với chất lượng tối ưu nhất.

Ericsson sẽ thực hiện một chương trình quy mô về hỗ trợ vận hành kỹ thuật mạng thông qua việc thiết lập nền tảng Quản Lý Mạng và quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động của MobiFone toàn quốc thành một Trung tâm vận hành tập trung.

MobiFone cung cấp dịch vụ di động GSM vào năm 1993 và dịch vụ 3G vào năm 2009 và hiện trở thành một trong những mạng di động hàng đầu tại Việt Nam với thị phần 32%. MobiFone có trên 30 triệu thuê bao và sáu Trung tâm Thông tin di động tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Đồng Nai. MobiFone được vinh danh là Doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2010 tại lễ trao giải ICT Award do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone cho biết “Sự hợp tác với Ericsson trong dự án quản lý tập trung các Trung tâm Thông tin di động là bước kế tiếp trong nỗ lực của chúng tôi trong việc nâng cao chất lượng mạng và duy trì vị trí hàng đầu về việc cung cấp các dịch vụ chất lượng trên thị trường. Với việc triển khai hệ thống quản lý mạng thống nhất, chúng tôi sẽ đảm bảo cơ chế vận hành hiệu quả và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong việc cung cấp các dịch vụ mới tới khách hàng”.

Đặc điểm của thị trường Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng di động ngày càng cao, với sự ra đời của ngày càng nhiều dịch vụ, ứng dụng và các loại thiết bị di động mới. Hiện có khoảng 140 triệu đăng ký di động trong thị trường 90 triệu dân. Theo ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam: “Trong những năm gần đây, số lượng thuê bao di động ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng và tỉ lệ dân số sử dụng di động đã lên tới trên 150%. Do đó chất lượng mạng và năng lực đưa ra thị trường những dịch vụ và thiết bị mới là hết sức cần thiết để giữ các khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới. Việc quản lý tập trung các Trung tâm Thông tin di động và triển khai Hệ thống quản Lý mạng thống nhất sẽ giúp MobiFone khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên thị trường”.

Ericsson sẽ cung cấp Hệ thống quản lý mạng tích hợp và thống nhất kết hợp với các dịch vụ về tư vấn vận hành mạng. Hệ thống quản lý mạng bao gồm quản lý cơ chế báo lỗi - xác định nguyên nhân các lỗi của mạng; quản lý chất lượng mạng - đo lường sự hoạt động của các thành phần cơ bản của mạng; thông báo các lỗi kỹ thuật - quản lý các lỗi hoặc các vấn đề trục trặc cùng với nguồn lực của mạng; quản lý cấu hình mạng -  quản lý việc lắp đặt các thiết bị trên mạng.

Dr. Hakan Ohlsen, Giám đốc Công nghệ và Công nghiệp của Ericsson APAC, giới thiệu về 4G

Là  nhà cung cấp giải pháp viễn thông số một thế giới, Ericsson luôn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho các nhà khai thác mạng. Trong buổi hội thảo giới thiệu về 4G được Ericsson tổ chức gần đây, ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Tiến sĩ Hakan Ohlsen, Giám đốc Công nghệ và Công nghiệp của Ericsson khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách lĩnh vực nghiên cứu phát triển cũng đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề triển khai 3G và 4G ở Việt Nam. Đó là: hiện tại ở Việt Nam, 3G hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và trong vài năm nữa. 4G sẽ là cần thiết khi Việt Nam thực sự cần một dung lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu thực tế.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành