Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Làm gì để phòng vệ trước các mã độc đào tiền ảo

(ICTPress) - Hiện nay, với sự tăng trưởng nhanh chóng trong giá trị của các đồng tiền ảo mà một ví dụ cụ thể là Bitcoin, người dùng đang dần gặp phải nhiều mối nguy hơn khi tội phạm mạng nhắm vào mục tiêu này.

Xuất hiện vào năm 2008, Bitcoin là sản phẩm trí tuệ nghiên cứu của một cá nhân hoặc một nhóm hoạt động dưới tên giả là Satoshi Nakamoto. Khi Bitcoin bắt đầu có giá trị thì một Bitcoin chỉ đáng giá bằng một phần nhỏ của một đồng Đô La. Và đến bây giờ, một đồng Đô La chỉ có giá trị bằng một phần rất nhỏ của một Bitcoin.

Bitcoin là một loại tiền ảo kỹ thuật số. Nó được phân phối, kiểm soát bởi những người sử dụng nó và không được kiểm soát bởi một cơ quan trung ương nào. Sử dụng Bitcoin không mất phí giao dịch quốc tế. Không có quy tắc nào liên quan đến việc quy định tiền tệ và số tiền thực tế mà chúng ta đang nói đến là một chuỗi các chữ ký số đại diện cho các phần của một Bitcoin.

Bitcoin là một cơ chế rất thuận tiện cho việc rửa tiền và giúp tội phạm thực hiện các giao dịch tài chính không thể lường được trên Internet. Những thứ mà bạn không thể làm dễ dàng với đồng tiền truyền thống như mua các công cụ, vũ khí, che giấu những khoản lợi nhuận từ việc bán ma túy, trao đổi thông tin bị đánh cắp hoặc những thứ không hợp pháp khác trên Internet, tất cả đều được làm dễ dàng hơn bằng tiền ảo.

Tuy nhiên, giá trị của Bitcoin đã tăng vọt trong vài năm gần đây, tạo nên một cơn sốt tiền ảo thực sự trên khắp thế giới. Không những thế, với giá trị ngày càng tăng của tiền ảo, tội phạm mạng bắt đầu thực hiện các các cuộc tấn công nhắm vào đồng tiền này. Có những phần mềm độc hại khai thác Bitcoin bằng cách sử dụng các botnet và trojan để chiếm quyền kiểm soát ví Bitcoin (nơi người dùng lưu trữ Bitcoin) và ăn cắp Bitcoins từ họ. Có những botnet khi triển khai trên máy tính nạn nhân, sử dụng bộ vi xử lý máy tính để trở thành một máy đào Bitcoin.

Dựa trên kết quả nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Kaspersky Lab, đằng sau các botnet mới được phát hiện, các tội phạm phân phối phần mềm khai thác với sự trợ giúp của các chương trình phần mềm adware mà nạn nhân đang cài đặt tự nguyện. Sau khi chương trình adware được cài đặt trên máy tính của nạn nhân nó tải về một thành phần độc hại: trình cài đặt đào tiền. Thành phần này cài đặt phần mềm khai thác tiền ảo và ngoài ra, thực hiện một số hoạt động để đảm bảo rằng phần mềm này hoạt động càng lâu càng tốt.

Các hoạt động này bao gồm: Cố gắng vô hiệu hóa phần mềm bảo mật; Theo dõi tất cả các ứng dụng khởi chạy, và đình chỉ các hoạt động của riêng chúng nếu một chương trình giám sát các hoạt động hệ thống hoặc quá trình điều khiển được bắt đầu; Đảm bảo bản sao của phần mềm đào tiền ảo luôn có mặt trên ổ cứng và khôi phục lại nếu nó bị xóa.

Bà Sylvia Ng, giám đốc điều hành Kaspersky Lab Đông Nam Á cho biết: “Với sự gia tăng giá trị Bitcoin, chúng tôi tin rằng các mẫu phần mềm độc hại sẽ tăng dần theo từng ngày và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy một Trojan được phân phối thông qua các tin nhắn, các botnet đào tiền ảo sử dụng các thiết bị di động như Loapi và các mối đe dọa tinh vi khác. Một xu hướng đáng lo ngại nữa là hoạt động của tội phạm mạng đã vượt xa phần mềm độc hại, mà còn cung cấp các dịch vụ và sản phẩm bất hợp pháp trên các trang web chuyên sâu.”

Ông Ngô Tấn Vũ Khanh, Giám đốc phát triển Kaspersky Việt Nam chia sẻ: “Công nghệ Blockchain là một trong những phát minh cách mạng nhất có thể được coi là bước đột phá của thế kỷ 21. Tuy nhiên, tiền tệ kỹ thuật số ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng kể: Hacker có thể đánh sập sàn giao dịch tiền ảo làm cho tất cả mọi người giao dịch hay đầu tư tiền ảo trắng tay, Hacker cũng có thể sử dụng thiết bị người dùng cuối để biến nó thành các máy đào tiền ảo mà họ không hề hay biết. Ngoài ra, người dùng còn có nguy cơ bị mất thông tin ví điện tử hoặc bị đánh cắp tiền khi thiết bị của họ bị tội phạm mạng tấn công.”

Để ngăn ngừa máy tính bị biến thành công cụ tiêu hao nhiều hiệu năng để giúp tội phạm mạng kiếm tiền, Kaspersky Lab khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp như: Không cài đặt phần mềm đáng ngờ từ các nguồn không đáng tin cậy trên máy tính của bạn; Tính năng phát hiện adware có thể bị tắt theo mặc định trong giải pháp bảo mật của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã kích hoạt tính năng này; Sử dụng một giải pháp Internet Security để bảo vệ môi trường số của bạn khỏi mọi mối đe dọa có thể bao gồm các phần mềm đào tiền ảo độc hại.

Nếu bạn đang chạy một máy chủ, đảm bảo rằng nó được bảo vệ bằng một giải pháp bảo mật, vì các máy chủ là những mục tiêu sinh lợi cho bọn tội phạm nhờ công suất tính toán cao (so với máy tính cá nhân trung bình).

QA

VNPT giới thiệu nhiều giải pháp ICT tại Lao ICT Expo 2018

(ICTPress) - Triển lãm LAO ICT EXPO 2018 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị thương mại quốc tế ITECC từ ngày 24 - 28/01/2018, thủ đô Vientian, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Phó thủ tướng Bounthong Chitmany cùng các quan chức của Chính phủ Lào tham quan gian hàng của VNPT

Đây là triển lãm về ICT thường niên lớn nhất và nhận được sự quan tâm nhiều nhất tại Lào. Triển lãm thu hút hơn 50 thương hiệu đến từ Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…

Đến với triển lãm năm nay, ngoài dịch vụ vệ tinh, cáp quang biển , các sản phẩm Công nghệ Công nghiệp (GPON ONT, điện thoại di động, thiết bị đầu cuối..), VNPT giới thiệu các giải pháp thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, nền tảng IoT, VNPT His, VNPT e-Government.

Gian hàng của VNPT tại triển lãm Lao ICT Expo 2018 luôn thu hút đông đảo khách tham quan ghé thăm. Các sản phẩm dịch vụ của VNPT nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ của các quan chức Chính phủ Lào, mà còn của nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, trong triển lãm năm nay giải pháp e-Office do VNPT triển khai thử nghiệm thành công tại Bộ Bưu chính Viễn thông Lào đã được trưng bày và giới thiệu tại khu vực triển lãm của Bộ.

Giải pháp e-Office của VNPT được giới thiệu tại gian hàng của Bộ BCVT Lào

Năm 2018 được cho sẽ làm năm bùng nổ về các giải pháp về Viễn thông và Công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp về Smart Industry, IoT, GTGT… Đây cũng là sự quan tâm của chính phủ Lào. Là Tập đoàn VT-CNTT hàng đầu Việt Nam và có kinh nghiệm nhiều năm trong việc phát triển hạ tầng dịch vụ CNTT, VNPT hứa hẹn sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội hợp tác và hỗ trợ phát triển các dịch vụ ICT tại Lào trong thời gian tới.

 QA

Các chuyên gia ASEAN bàn thảo xây dựng thành phố thông minh

Viện Chiến lược TTTT, Bộ TTTT vừa chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hướng tới xây dựng các TPTM ở các nước thành viên cộng đồng ASEAN. Tham dự Hội thảo kéo dài 1 ngày tại Hà Nội có các chuyên gia cao cấp, các nhà hoạch định chính sách từ Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Tin học hóa, Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Tần số Vô tuyến điện, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TTTT, Tập đoàn VNPT (Việt Nam) và đại diện các cơ quan phụ trách về thúc đẩy số từ các quốc gia thành viên ASEAN bao gồm: Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Watanabe Eiichi, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết hội thảo là một sự kiện quan trọng để tăng cường hợp tác ASEAN - Nhật Bản, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng TPTM ở từng quốc gia thành viên. TPTM là một thành tố quan trọng trong xây dựng xã hội tương lai. Trên thực tế, nhiều thành phố trên thế giới, châu Á, và Đông Nam Á đang hướng tới xây dựng TPTM.  Nhận thức được việc này, Nhật Bản đang tăng cường xây dựng hạ tầng cho TMTM và tích cực chia sẻ kinh nghiệm với các nước ASEAN.

Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ TTTT cho biết TPTM là một nội dung ưu tiên quan trọng trong các ưu tiên của các nước ASEAN trong phát triển hạ tầng ICT đến năm 2020 cũng như hoạt động của ASEAN. Đây cũng là một trong những hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của của ASEAN với Nhật Bản. ASEAN có 10 quốc gia nhưng mức độ xây dựng TPTM khác, theo đó các nước ASEAN cũng hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển TPTM ở mỗi quốc.

Cho biết về tình hình triển khai TPTM tại một số thành phố của Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết TP. HCM đã ban hành quyết định số 4693 ngày 8/9/2016 về thành lập Ban điều hành triển khai dự án “Xây dựng TP. HCM trở thành TPTM. Đề án “Xây dựng thành phố HCM trở thành đô thị thông minh 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã được công bố vào ngày 26/11/2017. TP. HCM đã triển khai hệ thống vé thông minh trong vận tải công cộng bằng xe bus. Dự án có kinh phí đầu tư hơn 278 tỷ đồng sẽ được triển khai trong giai đoạn 2017 - 2032…

Tiếp theo là Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 thông qua Chương trình xây dựng một TPTM hơn ở Đà Nẵng. Bình Dương đã ban hành Quyết định 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 về việc xây dựng thành phố Bình Dương trở thành TPTM. Kiên Giang đã ban hành xây dựng Phú Quốc trở thành TPTM trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, dự án xây dựng Phú Quốc trở thành TPTM bao gồm dự án lắp đặt camera theo dõi, Dự án giám sát môi trường, Dự án quản lý dân cư, CPĐT, Y tế, giáo dục, kiểm soát cháy rừng, quản lý du lịch. Các dự án được VNPT triển khai.

Năm 2015, Hà Nội đã đệ trình xây dựng một TPTM hơn với trọng tâm vào chính phủ điện tử (CPĐT), hiệu quả trong quản lý và quản trị, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, giao thông thông  minh và phát triển nền kinh tế tri thức để đưa Hà Nội tham gia vào các diễn đàn thành phố trên toàn thế giới. Hiện tại, Hà Nội đã thử nghiệm thành công ứng dụng tìm kiếm và thanh toán việc trông giữ phương tiện thông qua điện thoại di động (iParking) ở hai phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo, tiếp tục mở rộng ứng dụng này ở 4 quận khác.

Một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa và Quảng Ninh cũng đã ban hành nghị quyết thông qua dự án xây dựng và phát triển TPTM vào năm 2017. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố đã gửi các công văn đến Bộ TTTT để đánh giá về các chương trình và dự án phát triển TPTM.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng nhìn nhận một số thách thức trong triển khai ở Việt Nam như ngân sách, đầu tư giới hạn cho việc xây dựng TPTM; Khả năng kết nối thông tin giữa các cơ quan trung ương và địa phương còn giới hạn; Hạ tầng CNTT-VT và thiết yếu chưa đồng bộ; Còn thiếu kế hoạch và lộ trình toàn diện để phát triển TPTM; Các nguồn lực CNTT còn giới hạn.

Kinh nghiệm xây dựng TPTM ở Nhật Bản và ASEAN

Cũng tại Hội thảo, ông Shintaro Ikeda, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã giới thiệu việc xây dựng các TPTM ở Nhật Bản thông qua các ứng dụng ICT. Tại Nhật Bản, ngày càng nhiều người dân đổ ra đô thị, dân số đang già hóa (tính hơn 65 tuổi) tăng từ 23% năm 2010 lên 38% vào năm 2050. Nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng và hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Theo đó, việc xây dựng các TPTM ở Nhật Bản hướng tới xây dựng các thành phố thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích hợp cho người lớn tuổi.

Từng Bộ, ngành ở Nhật Bản đang làm việc để tiến tới các TPTM theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều cúng hướng tới ba trụ cột quan trọng là “Môi trường”, “Năng lượng” và “ICT”.

Tại Hội thảo, kinh nghiệm xây dựng “Quốc gia thông minh” (Smart Nation) của đại biểu Singapore đã nhận được nhiều sự chú ý. Theo tầm nhìn được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra tại lễ công bố sáng kiến Quốc gia thông minh năm 2014 là: Singapore sẽ trở thành quốc gia thông minh, nơi mọi người có được cuộc sống ý nghĩa và đầy đủ, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, mang lại nhiều cơ hội thú vị cho tất cả mọi người.

Các tiến bộ về công nghệ số đã mở ra các khả năng mới để tăng cường cách thức mọi người dân sinh sống, làm việc, nghỉ ngơi và tương tác. Theo đó, Singapore nỗ lực trở thành một quốc gia thông minh để hỗ trợ cuộc sống tốt hơn, và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người. Và sự “thông minh” không phải là chỉ được đo lường bởi công nghệ tiên tiến mà còn cách thức cả xã hội ứng dụng công nghệ để giải quyết các thách thức hiện tại. Công dân là trọng tâm của tầm nhìn quốc gia thông minh không phải là công nghệ. Cũng giống như Nhật Bản, một trong những mục tiêu xây dựng quốc gia thông minh của Singapore cũng một phần để đáp ứng dân số đang già hóa.

Tầm nhìn “Quốc gia thông minh” của Singapore được điều phối bởi Văn phòng quốc gia thông minh và Chính quyền số thuộc Văn phòng Thủ tướng với sự tham gia của nhiều cơ quan chính phủ. Chính phủ có vai trò trong xây dựng chính sách phù hợp, các yếu tố thúc đẩy sáng tạo, thúc đẩy phát triển hạ tầng, các điển hình ứng dụng phù hợp, đánh giá rủi ro.

Quốc gia thông minh Singapore xác định xác định tác động đến 5 lĩnh vực chính: Giao thông, Gia đình và Môi trường, hiệu suất của doanh nghiệp, Y tế và dân số già và các dịch vụ công. Ở các lĩnh vực này, công dân và doanh nghiệp được khuyến khích sáng tạo ra các giải pháp có tác động để giải quyết các thách thức.

Cơ quan thúc đẩy kinh tế số Thái Lan, đại diện cho Thái Lan tại Hội thảo đã chia sẻ về chiến lược 4.0 của Thái Lan gồm Công nghiệp thông minh + TPTM + Con người thông minh (Smart Industry + Smart City + Smart People). Thái Lan xác định xây dựng các TPTM để giải quyết các vấn đề của thành phố, tạo ra thị trường công nghệ số với chiến lược 5 năm, mỗi tỉnh có 1 TPTM, tổng số là có 77 TPTM. Bangkok, Phuket, Chiangmai, Khonkaen… là một số thành phố được ưu tiên triển khai TPTM từ năm đầu của Chiến lược 5 năm.

Đại diện cho Malaysia, Ủy ban Thông tin và Truyền thông Đa phương tiện của Malaysia cho biết về Chương trình quốc gia số thông minh, bao gồm các nhiệm vụ: triển khai băng rộng đến 95% khu vực dân cư, đến tất cả các hộ gia đình ở các thành phố và các khu vực đông dân với tốc độ 100Mbps, 50% các hộ gia đình nông thôn truy cập băng rộng 20Mbps vào năm 2020; Tăng cường hợp tác và thúc đẩy cạnh tranh giữa chính quyền bang và cơ quan địa phương về lập kế hoạch và triển khai hạ tầng số; Tăng cường hạ tầng xây dựng TPTM. Việc sử dụng dữ liệu mở sẽ giúp cho việc hoạch định các TPTM.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Từ các trao đổi tại Hội thảo, ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TTTT nhấn mạnh: Tất cả các bài trình bày và báo cáo của các quốc gia đã đóng góp vào thành công của Hội thảo và là tài liệu để tiếp tục được phân tích và đánh giá. Các ý kiến, kiến nghị tại Hội thảo về thúc đẩy xây dựng TPTM cũng sẽ được tổng hợp gửi tới Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN để tham chiếu.

 Lan Phương/ictvietnam

Hệ thống quản lý thuê bao M2M của VNPT giúp DN hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí

(ICTPress) - Với mục tiêu giúp khách hàng chủ động trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các Simcard được lắp đặt trong các thiết bị M2M (công tơ điện, nước, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị đo đếm từ xa vv...), VNPT chính thức cung cấp hệ thống quản lý thuê bao M2M.

Để sử dụng hệ thống này, VNPT sẽ trang bị cho khách hàng công cụ thực hiện giám sát lưu lượng, tình trạng kết nối dữ liệu trên các thuê bao của khách hàng qua trang web: http://m2m.vinaphone.com.vn. Qua hệ thống này, khách hàng có thể nhanh chóng tự kiểm tra và quản lý về SIM dữ liệu của mình: tra cứu chi tiết thông số và trạng thái, điều khiển các kết nối và thực hiện chẩn đoán khi có sự cố với SIM, xem các báo cáo sử dụng, truy vấn các thông tin theo yêu cầu nghiệp vụ.

Hệ thống quản lý thuê bao M2M của VNPT giúp doanh nghiệp (DN) chủ động kiểm tra, giám sát, điều khiển tự động hóa hệ thống thiết bị, theo dõi phát hiện lỗi hệ thống, trạng thái của thuê bao để kịp thời điều khiển kết nối và xử lý sự cố kỹ thuật. Hệ thống này sẽ giúp DN hoạt động hiểu quả và tiết kiệm chi phí.

Hiện nay, hệ thống quản lý thuê bao M2M trong công tác điều hành, sản xuất kinh doanh đã được Tổng Công ty Điện lực Hà nội đưa vào sử dụng. Sau một thời gian triển khai thực tế, đại diện EVN Hà Nội cho biết: “Trước đây khi chưa có hệ thống quản lý thuê bao M2M, mỗi khi gặp trục trặc về truyền dẫn giữa các thiết bị chuyên dụng khác nhau, ngành điện phải thực hiện các công việc thủ công như: Liên hệ đến nhà mạng để kiểm tra tình trạng hoạt động của thuê bao vv... Sau khi ứng dụng hệ thống quản lý thuê bao M2M vào việc quản lý, điều hành đã giúp EVN Hà Nội chủ động nâng cao công tác quản lý vận hành giảm thiểu được thời gian gián đoạn thông tin và đảm bảo công tác kinh doanh phục vụ khách hàng”.

M2M (Machine to Machine) là công nghệ cho phép kết nối tất cả các loại thiết bị và máy móc trên hệ thống mạng, từ đó chúng có thể tự giao tiếp với nhau thông qua máy chủ hoặc dựa trên đám mây doanh nghiệp sở hữu mà không cần sự can thiệp của con người. 

Tại Việt Nam, sự lớn mạnh của thông tin di động đã tạo điều kiện để M2M phát triển. Hệ thống quản lý thuê bao M2M do VNPT thiết kế với mục tiêu cung cấp dịch vụ dữ liệu cho thuê bao máy móc (MSIM - Machine SIM card) với nhiều đặc điểm ưu việt như: khả năng cấp phát MSIM số lượng lớn và tùy biến theo nhu cầu thực tế của khách hàng; các gói cước dành riêng cho ngành dọc như Giao thông, Y tế, Năng lượng, Nhà máy... hay các gói cước dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn có đặc thù riêng về yêu cầu dữ liệu, tốc độ, băng thông, SMS, thoại... Từ đó, khách hàng có thể nhanh chóng tự kiểm tra và quản lý về SIM dữ liệu của mình: tra cứu chi tiết thông số và trạng thái, điều khiển các kết nối và thực hiện chẩn đoán khi có sự cố với SIM, xem các báo cáo sử dụng, truy vấn các thông tin theo yêu cầu nghiệp vụ.

Trong các nhà mạng thì VNPT đang đi đầu trong việc triển khai, phát triển và là cung cấp giải pháp M2M cho khách hàng. Hiện hệ thống quản lý thuê bao M2M đã có thể sử dụng cho các DN trong các lĩnh vực như: Điện lưới thông minh, Nông nghiệp, Giao thông vận tải Y tế, Năng lượng, Tự động hóa…

Năm 2018, để phục vụ khách hàng tốt hơn, VNPT sẽ phát triển mạnh hệ thống quản lý thuê bao M2M với những ưu thế về quản lý theo thời gian thực, tự động hóa.

QA

Từ 1/3, thuê bao trả trước chỉ được nhận khuyến mại tối đa 20%

(ICTPress) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất.

Ảnh minh họa

Văn bản này quy định, kể từ ngày 1/3, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả trước là 20% và 50% với thuê bao trả sau. Tỷ lệ này cũng được áp dụng trong quy định mức giá trị vật chất tối đa dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ thông tin di động, hàng hóa viễn thông chuyên dùng.

Thông tư 47 gồm 7 Điều, quy định mức tổng giá trị tối đa của dịch vụ, hàng hoá dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động, hàng hoá viễn thông chuyên dùng. Cụ thể, các thuê bao trả trước sẽ nhận mức khuyến mại tối đa 20% và thuê bao trả sau nhận mức khuyến mại tối đa 50%.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải lên kế hoạch hướng dẫn khách hàng chuyển đổi từ thuê bao trả trước sang thuê bao trả sau nhanh gọn, đơn giản nhất có thể, đồng thời phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất. Trường hợp nhà mạng vi phạm quy định về hạn mức khuyến mại sẽ bị xử phạt hành chính và truy thu thuế đối với các chương trình khuyến mại sai quy định.

Thông tư 47 cũng quy định tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên. Theo đó, thuê bao dịch vụ thông tin di động trả sau, bao gồm cả thuê bao trả trước chuyển sang trả sau trong thời gian thực hiện chương trình khách hàng thường xuyên; Thuê bao dịch vụ thông tin di động sử dụng dịch vụ liên tục tối thiểu là 1 năm và có tổng giá cước được thanh toán cho doanh nghiệp di động kể từ khi đăng ký là thuê bao tối thiểu là 1.000.000 đồng.

Khi tổ chức khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng thường xuyên, doanh nghiệp di động phải tuân thủ quy định đối với chương trình khuyến mãi giảm giá.

Trước đó, năm 2017, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP, trong đó quy định việc quản lý và đăng ký thông tin thuê bao; hướng dẫn các doanh nghiệp di động nghiên cứu, thống nhất ký cam kết và thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.

Tính đến hết năm 2017, tổng số SIM thuê bao có dấu hiệu nghi vấn được phát hiện là 28 triệu, trong đó có khoảng 4 triệu SIM đã đăng ký lại thông tin hoặc đã bị huỷ, khoá do hết thời hạn sử dụng, thu hồi hơn 24,3 triệu SIM thuê bao. Tính đến tháng 11/2017, số lượng tin nhắn rác chặn được trên toàn mạng là 214 triệu. Bộ TT&TT cũng đã tiếp nhận 68.610 lượt phản ánh tin nhắn rác đến đầu số 456.

QA

Sự bất cẩn của nhân viên trong DN đóng góp vào 46% sự cố an ninh mạng

(ICTPress) - Theo một nghiên cứu gần đây về người dùng được tiến hành bởi Kaspersky Lab và B2B International, việc thiếu nhận thức về an ninh CNTT vẫn là một thực tế đáng lo ngại cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 12% số người trả lời có nhận thức đầy đủ về các chính sách và quy tắc bảo mật CNTT của các tổ chức mà họ làm việc. Điều này, kết hợp với thực tế 49% nhân viên xem việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng là trách nhiệm chung, tạo ra những thách thức bổ sung khi thiết lập khuôn khổ an ninh mạng đúng đắn cho các tổ chức.

Nghiên cứu trên 7.993 nhân viên làm việc toàn thời gian về chính sách và trách nhiệm đối với an ninh CNTT của công ty cũng cho thấy 24% nhân viên tin rằng không có chính sách nào được đưa ra trong tổ chức của họ. Thú vị là, có vẻ như việc lơ là của các nhân viên này không thể bào chữa được, vì có đến 49% người được hỏi nghĩ rằng tất cả nhân viên, bao gồm cả chính họ, phải chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản CNTT của công ty khỏi các cuộc tấn công mạng.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của Kaspersky Lab đã chứng minh, đôi khi nhân viên lại làm ngược lại. Theo báo cáo "Yếu tố con người trong an ninh CNTT: Nhân viên đang khiến cho các doanh nghiệp dễ bị xâm nhập từ bên trong như thế nào", sự bất cẩn của nhân viên đã góp phần vào 46% sự cố an ninh mạng trong năm qua.

Sự khác biệt này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với các doanh nghiệp nhỏ, nơi không có chức năng bảo mật CNTT chuyên dụng và trách nhiệm được phân chia giữa các nhân viên IT và nhân viên bình thường. Việc bỏ qua các yêu cầu cơ bản, chẳng hạn như thay đổi mật khẩu hoặc cài đặt bản cập nhật cần thiết, có thể gây nguy hiểm cho việc bảo vệ doanh nghiệp. Theo Kaspersky Lab, các chuyên gia nhân sự và tài chính có quyền truy cập dữ liệu quan trọng của công ty, thường có nguy cơ bị nhắm mục tiêu nhiều nhất.

Đối với vấn đề này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi từ việc đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn CNTT cho nhân viên và từ các sản phẩm phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Ví dụ: Kaspersky Endpoint Security Cloud bao gồm các tính năng như cài đặt bảo mật được cấu hình sẵn, bảo vệ tức thì trên tất cả các thiết bị và khả năng quản lý dễ dàng mà không yêu cầu chuyên môn sâu từ quản trị viên, do đó giảm gánh nặng cho bộ phận CNTT luôn bị quá tải.

Ông Vladimir Zapolyansky, Trưởng phòng kinh doanh SMB tại Kaspersky Lab cho biết:  “Vấn đề các nhân viên không có nhận thức về an toàn CNTT có thể là một thách thức lớn phải vượt qua, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, nơi văn hoá về an ninh mạng vẫn đang được phát triển. Không chỉ là việc các nhân viên có thể trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, mà họ cũng phải có nghĩa vụ phải bảo vệ công ty của mình khỏi những mối đe dọa đó ngay từ đầu. Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nhân viên và giới thiệu các giải pháp dễ dàng sử dụng và quản lý, nhưng vẫn cần phải mạnh để giúp cho những người không phải là chuyên gia về an ninh CNTT”

Danh mục SMB của Kaspersky Lab bao gồm các sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể sử dụng sự kết hợp giữa bảo vệ mạnh mẽ và quản lý dễ dàng trong Kaspersky Small Office Security và Kaspersky Endpoint Security Cloud, trong khi các công ty lớn hơn có thể sử dụng các cài đặt bảo mật tiên tiến và các ứng dụng nhắm mục tiêu để tăng cường bảo vệ thiết bị di động, server và email có trong Kaspersky Endpoint Security for Business.

Để tìm hiểu thêm về cách thức mà nhân viên có thể gây nguy hiểm cho doanh nghiệp, vui lòng đọc báo cáo đầy đủ "Yếu tố con người trong an ninh CNTT: Nhân viên đang khiến cho các doanh nghiệp dễ bị xâm nhập từ bên trong như thế nào" tại đây.

QA

Panasonic xây dựng “thành phố thông minh” với đường cao tốc công nghệ cao, xe tự lái, WiFi miễn phí

(ICTPress) - Panasonic được biết đến là hãng sản xuất đồ dùng điện tử nhưng đã bắt đầu chuyển sang thiết kế đô thị công nghệ cao trong những năm gần đây.

Công ty này đang xây dựng hạ tầng “thành phố thông minh” gần Denver, Colorado, với mục tiêu đưa khu vực này trở thành một “thành phố thông minh” vào năm 2026. Sáng kiến này là một phần của chương trình của Panasonic được gọi là City Now. Mặc dù định nghĩa “thành phố thông minh” có khác nhau nhưng thuật ngữ này thường mô tả một khu vực đô thị ưu tiên ứng dụng công nghệ vào hạ tầng của mình.

Nằm ở khu vực đất trống 400 acre gần sân bay Denver, Panasonic đã lắp đặt WiFi miễn phí, các đèn đường LED, các bộ cảm biến đo lường ô nhiễm, điện lưới siêu nhỏ chạy bằng năng lượng mặt trời và các camera an ninh. 

Hình ảnh hạ tầng thành phố thông minh của Panasonic bên ngoài Denver, Colorado (Ảnh: Panasonic)

Với sự hỗ trợ của điện lưới siêu nhỏ mới (một phần phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời), khu vực này có thể hoạt động 72 giờ liên tục trong trường hợp mất điện, Jarrett Wendt, Phó Chủ tịch điều hành Panasonic Enterprise Solutions cho Tạp chí PC biết.

Panasonic cũng đang chuẩn bị một nơi cho các phương tiện tự lái. Vào mùa xuân 2018, một hệ thống vận tải đường ngắn tự lái sẽ kết nối một trạm đường sắt loại nhẹ đến các tuyến xe bus ngang quang khu vực Denver.

Vào cuối năm 2017, Panasonic và thành phố Denver đã hợp tác với Bộ Vận tải Mỹ trong một dự án xe tự lái 72 triệu USD, cũng là một phần của CityNow. Trong những năm tới đây, trên một đường cao tốc 15 dặm (khoảng 25km), Denver và Panasonic hy vọng sẽ triển khai một hệ thống công nghệ cao được gọi là Road X sẽ “giao tiếp” với các xe ô tự lái. Ví dụ, hệ thống này sẽ đưa ra các khuyến nghị về chuyển động (dựa trên các phần lưu lượng thời gian thực) và tạo ra các “đường ray bảo vệ ảo” cảnh báo cho các lái xe khi nào đi ra khỏi đường ray của họ.

Emily Silverman, một giám đốc chương trình cho thành phố của Denver cho Business Insider biết đội ngũ của ông tin tưởng công nghệ này sẽ nâng cao cuộc sống của những người dân. Ví dụ, vì các viên chức thành phố có thể điều khiển từ xa các đèn đường LED, họ hy vọng có thể tăng sự an toàn công cộng trong khi giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng.

“Dân số của thành phố này tăng thêm 15.000 dân hàng năm. Trong khi điều này là tích cực cho phát triển kinh tế, cũng đồng nghĩa Denver sẽ phải đối mặt với các thách thức như tắc nghẽn giao thông, các vấn đề chất lượng không khí và thiếu hụt nhà cửa có giá cả hợp lý. Chúng tôi cần suy nghĩ về cách chúng ta giải quyết các thách thức trong khi duy trì đặc điểm của Denver”, Silverman cho biết.

Panasonic sẽ chia sẻ tất cả dữ liệu mà công ty này thu thập được với Denver thông qua một API mở. Nếu thành công ở Denver, công ty này có thể công bố CityNow ở các thành phố khác của Mỹ.

Đây là lần đầu tiên CityNow triển khai ở Mỹ nhưng vào năm 2015, công ty này đã hoàn thành dự án ở thành phố thông minh bền vững Fujisawa, cách Tokyo về phía Tây 30 dặm. Theo Wired, Panasonic sẽ chuyển 1000 hộ dân mới sang mạng lưới thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời, sẽ giám sát sử dụng năng lượng ở thời gian thực. Để đáp ứng các yêu cầu điện, Panasonic cũng đã xây dựng một trạm năng lượng mặt trời ở phía nam thành phố và trạm pin năng lượng mặt trời 440.000m2 dọc theo một đường quốc lộ.

Các thành phố trên khắp nước Mỹ đang bắt tay vào các dự án tương tự, mà ở đó các viên chức và các công ty tư nhân quan tâm đến các dữ liệu – từ các mức ô nhiễm đến các khu vực nhà ở - để cải thiện chức năng của đô thị. Năm 2014, thành phố New York đã hợp tác với Sidewalk Labs (bộ phận sáng tạo đô thị của công ty Alphabet) để thay thế các thùng điện thoại bằng các kiosk WiFi ở Manhattan. Pittsburgh, Pennsylvania đã công bố một loạt xe tự lái Uber vào năm 2016.

Hình ảnh hạ tầng thành phố thông minh của Panasonic ở Sân bay Denver ở Colorado (Ảnh: Panasonic)

Tại cuộc họp báo tại CES 2017, Thị trưởng thành phố Denver Michael Hancock cho biết những thay đổi đang đặt nền tảng cho một thành phố thông minh ở đây. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển. Các cơ hội đang tiếp tục. Và chúng tôi quan tâm đến các tấm, lưới điện năng lượng mặt trời. Mọi thứ mới đang bắt đầu”, Thị trưởng Michael Hancock cho biết.

 QM (Theo Business Insider)

Những công bố mới của Qualcomm trong lĩnh vực ô tô, IoT, nhà thông minh

(ICTPress) - CES 2018 (Consumer Electronics Show - Triển lãm Điện tử Tiêu dùng) là hội nghị hàng năm được tổ chức bởi Consumer Technology Association (Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng) và cũng là một trong những chương trình thương mại về công nghệ lớn nhất trên thế giới với hơn 170.000 người tham dự.

Mỗi năm, các công ty từ nhỏ đến lớn tham dự triển lãm, trưng bày những sản phẩm mới và tốt nhất mà họ có thể cung cấp cho thị trường. Sắp tới, CES 2018 diễn ra từ 9-12/1 tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas (Nevada, Mỹ).

Dưới đây là những công bố đáng chú ý của Qualcomm tại CES 2018:

Lĩnh vực Ô tô

Jaguar Land Rover lựa chọn các giải pháp dành cho ô tô của Qualcomm để đưa kết nối tiên tiến vào những chiếc xe hơi thế hệ mới

Qualcomm và Jaguar Land Rover đã công bố chương trình hợp tác trong việc khai thác các nền tảng giải pháp ô tô của Qualcomm® Snapdragon™ để hỗ trợ các công nghệ đo lường từ xa, thông tin giải trí và cụm điện toán kỹ thuật số (digital cluster) cực kỳ tiên tiến thông qua kết nối tích hợp và hệ thống giải trí dành cho hành khách ở hàng ghế sau, góp phần đáp ứng nhu cầu về trải nghiệm được kết nối liền mạch, phong phú và thực tế trên những chiếc xe hơi tương lai của Jaguar Land Rover.

Hỗ trợ các công nghệ xe hơi được kết nối tiên tiến trong phiên bản Honda Accord 2018

Qualcomm đã khẳng định tiếp tục hỗ trợ các hệ thống đo lường từ xa, thông tin giải trí có mức độ cá nhân hóa cao, như được phản ánh qua sự kiện ra mắt phiên bản Honda Accord 2018 mới đây. Honda Accord 2018 được trang bị Nền tảng giải pháp ô tô Snapdragon cực kỳ tiên tiến để hỗ trợ các ứng dụng hàng đầu dành cho các hệ thống thông tin giải trí và điều hướng trong xe.

Các giải pháp ô tô Snapdragon được thiết kế để hỗ trợ những nỗ lực của các nhà sản xuất ô tô trong việc cung cấp những trải nghiệm phong phú, trực quan cho người dùng. Là một phần trong các hoạt động của Qualcomm Technologies trong việc cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các dự án triển khai xe hơi được kết nối của các nhà sản xuất ô tô, Honda Accord 2018 còn được trang bị modem 4G LTE Qualcomm® được thiết kế để hỗ trợ hệ thống kết nối xe hơi Hondalink™.

IoT/Tai nghe thông minh (hearables)

Công bố sản phẩm loa thông minh với khả năng hỗ trợ các tính năng Android Things và Google Assistant

Tại CES® 2018, Qualcomm đã công bố việc hỗ trợ cho Android Things, Google Assistant, Google Cast for audio và các dịch vụ khác của Google trên Nền tảng Audio Thông minh của Qualcomm® (Qualcomm® Smart Audio Platform). Giải pháp này được thiết kế nhằm cho phép các nhà sản xuất thiết bị gốc (original equipment manufacturers - OEM) dễ dàng tạo ra những sản phẩm loa thông minh, khác biệt với khả năng hỗ trợ tương tác bằng giọng nói với Google Assistant ở nhiều cấp độ và nhóm sản phẩm khác nhau.

Nền tảng tích hợp này được thiết kế để kết hợp một cách độc đáo giữa năng lực xử lý, các lựa chọn kết nối, giao diện tương tác giọng nói của người dùng và công nghệ âm thanh cao cấp để đáp ứng nhu cầu của người dùng về các bộ loa thông minh, đầy đủ tính năng và trực quan.

Với sự hỗ trợ của Google Cast for Audio, giờ đây người dùng có thể phát trực tuyến (stream) những nội dung âm nhạc mà họ yêu thích từ các thiết bị di động đến những chiếc loa thông minh được lắp đặt ở khắp nơi trong ngôi nhà.

Là một trong số các OEM đang ra mắt các sản phẩm dựa trên Nền tảng Âm thanh Thông minh của Qualcomm tại CES 2018, LG sẽ trình diễn sản phẩm loa LG ThinQ được tích hợp tính năng  Google Assistant.

Phát triển bộ kit dành cho loa thông minh dựa trên Nền tảng Âm thanh Thông minh của Qualcomm và được cung cấp thông qua các kênh phân phối

Hôm nay, tại CES® 2018, Qualcomm đã công bố các kế hoạch trong nửa đầu năm 2018 để xây dựng một bộ kit phát triển loa thông minh dựa trên Nền tảng Âm thanh Thông minh của Qualcomm® (Qualcomm® Smart Audio Platform) được cung cấp thông qua các kênh phân phối ủy quyền của công ty.

Bộ Kit phát triển này được xây dựng để giúp các nhà phát triển và nhà sản xuất thiết bị âm thanh đơn giản hóa quá trình phát triển các sản phẩm loa thông minh, ở nhiều mức giá khác nhau, qua đó giúp họ nắm bắt các cơ hội thương mại mà hệ sinh thái đang phát triển nhanh chóng này mang lại.

Phát hành nền tảng loa thông minh đầu tiên trong ngành hỗ trợ Microsoft Cortana

 Tại CES® 2018, Qualcomm đã công bố việc Nền tảng Âm thanh Thông minh của Qualcomm® giờ đây đã hỗ trợ Microsoft Cortana.

Nền tảng này tích hợp các phần cứng và phần mềm cần thiết để giúp các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí trong việc phát triển những sản phẩm loa thông minh nhờ khả năng hỗ trợ ứng dụng trợ lý số thông minh Microsoft Cortana và mang đến một trải nghiệm giao diện giọng nói được cá nhân hóa, giúp mọi người hoàn thành được nhiều công việc hơn trong khi tốn ít công sức hơn trong môi trường công việc, nhà riêng và khi đang di chuyển.”

Giới thiệu dòng sản phẩm SoC Bluetooth có mức tiêu thụ nguồn thấp đột phá dành cho tai nghe không dây (Wireless Earbuds) và Tai nghe thông minh (Hearables)

Tại CES® 2018, Qualcomm đã công bố việc đơn vị trực thuộc của mình là Qualcomm Technologies giới thiệu SoC (cả hệ thống trên một con chip) Bluetooth có mức tiêu thụ nguồn thấp Qualcomm® QCC5100 series mới - được thiết kế để giúp các nhà sản xuất phát triển những chiếc tai nghe không dây (wireless earbud), tai nghe thông minh (hearable) và tai nghe (headset) nhỏ gọn, nhiều tính năng.

Để góp phần đáp ứng nhu cầu của người dùng về chất lượng âm thanh vượt trội cũng như là thời lượng pin và thời gian phát lại nội dung dài trên các thiết bị âm thanh không dây, series SoC đột phá này được phát triển để hạ thấp mức tiêu thụ nguồn tới 65% cho cả cuộc gọi điện thoại và music streaming, so với các giải pháp âm thanh Bluetooth trên một chip thế hệ trước.

    Cung cấp một nền tảng tham chiếu âm thanh thông minh trường xa (Far-Field) tích hợp đầy đủ dành cho dịch vụ giọng nói Amazon Alexa

    Qualcomm đã công bố việc Nền tảng Âm thanh Thông minh Qualcomm® đã được Amazon chứng nhận khả năng hỗ trợ dịch vụ giọng nói Alexa (Alexa Voice Service - AVS).

    Nền tảng tham chiếu hàng đầu này kết hợp các khối cấu thành phần cứng và phần mềm cần thiết để hỗ trợ việc thương mại hóa nhanh chóng những sản phẩm loa thông minh và các giải pháp âm thanh được nối mạng, và đó cũng là thiết kế tham chiếu hệ thống và xử lý âm thanh toàn diện đầy đủ đầu tiên được công bố dành cho AVS từ một nhà cung cấp giải pháp duy nhất.

    Lĩnh vực điện toán di động

    Cùng với với Google, HTC, LG, Samsung và Sony Mobile công bố thiết kế sản phẩm RF Front-End mới

    Qualcomm đã cùng với một số nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu, bao gồm cả Google, HTC, LG, Samsung và Sony Mobile công bố thiết kế sản phẩm RF Front-End (radio frequency front-end - RFFE). Danh mục giải pháp nền tảng RF Front-End phong phú của Qualcomm Technologies được thiết kế để giúp các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM cung cấp những thiết bị di động tiên tiến ở quy mô lớn hơn và tốc độ thương mại hóa sản phẩm nhanh hơn. Sức mạnh của danh mục thiết kế của công ty góp phần nâng cao giá trị của những phân hệ giải pháp từ mô-đem đến ăng ten (modem-to-antenna) hiện đại của công ty.

    Qualcomm Technologies là nhà cung cấp giải pháp công nghệ đầu tiên sản xuất những thiết bị phần cứng và phần mềm cần thiết để cung cấp một giải pháp hệ thống modem-to-antenna toàn diện dành cho các OEM, trong đó bao gồm các mô-đun bộ khuếch đại công suất sử dụng GaAs (gallium arsenide) QPM26xx series mới có chứa cả các bộ duplexers (PAMiDs), công cụ theo dõi đường bao (envelope tracker), bộ dò sóng ăng-ten (antenna tuner), chuyển mạch ăng-ten (antenna switch) cũng như các mô-đun bộ lọc rời và tích hợp.

    Lĩnh vực nhà thông minh

    Công bố Nền tảng Hub Nhà thông minh mới với khả năng hỗ trợ Android Things để đưa trợ lý ảo Google Assistant đến với các ngôi nhà ở khắp nơi

    Tại CES® 2018, Qualcomm đã công bố hai nền tảng Hub Nhà Thông minh Qualcomm® (Qualcomm® Home Hub) với khả năng hỗ trợ ứng dụng Android Things của Google. Dựa trên các sản phẩm SoC Qualcomm® SDA624 và DA212, những nền tảng này được thiết kế để giúp các nhà phát triển và nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) phát triển các Hub nhà thông minh một cách nhanh chóng và hiệu cùng các dịch vụ của Google như là Google Assistant.

    Các Hub nhà thông minh dựa trên kết nối điện toán đám mây và năng lực điện toán tại biên mạng dành cho nhiều kiểu dáng thiết bị khác nhau đang là một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh. Ngoài ra, nền tảng này còn bao gồm cả SoM (System-on-Modules – Cả hệ thống trên một mô-đun), các bảng mạch phát triển và các thiết kế tham chiếu. Danh mục nền tảng toàn diện này mở ra những khả năng mới hấp dẫn để các OEM tăng tốc độ thiết kế, phát triển và thương mại hóa các sản phẩm điện tử tiêu dùng thế hệ mới được công nghệ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) hỗ trợ và được trang bị những trợ lý ảo nhiều chức năng, màn hình cảm ứng, video camera cùng môi trường thực tại ảo.

    Các công ty Harman và Lenovo™ hiện đang hợp tác với Qualcomm Technologies trong việc phát triển nhiều sản phẩm gia dụng, bao gồm cả Màn hình Thông minh Lenovo mới trong đó sử dụng các nền tảng Hub Nhà Thông minh của Qualcomm.

    Mở rộng nền tảng mạng hình lưới (Mesh) đến với các sản phẩm Nhà Thông minh và ra mắt các nền tảng tham chiếu mới

    Qualcomm đã công bố việc công ty đang mở rộng đáng kể các năng lực và ứng dụng sản phẩm cho Nền tảng Kết nối Mạng Hình lưới Qualcomm® (Qualcomm® Mesh Networking Platform) và Thiết kế Tham chiếu (Reference Design) của mình, qua đó định vị mạng hình lưới như là một công nghệ kết nối mạng được lựa chọn cho các giải pháp nhà thông minh hiện nay.

    Công ty đang hỗ trợ (thông qua việc tích hợp Qualcomm Aqstic và trợ lý ảo Cortana của  Microsoft) các năng lực nhận dạng giọng nói hàng đầu trong nền tảng này để tạo ra những trải nghiệm điều khiển bằng giọng nói dễ dàng, liền mạch trong môi trường nhà riêng.

    Ngoài ra, Qualcomm Technologies còn đang mở rộng các sản phẩm có khả năng hỗ trợ Nền tảng Kết nối mạng Hình lưới của Qualcomm ra ngoài cơ sở hạ tầng mạng để bao gồm cả loa thông minh, cảm biến khói, các hệ thống an ninh bảo mật và bóng đèn thông minh - những lĩnh vực trong đó các nhà sản xuất đang sử dụng nền tảng mạng mesh để tạo ra những trải nghiệm kết nối mới, tốt hơn.

    QA

    3 cách tự bảo vệ trước các lỗi chip 'Meltdown' và 'Spectre'

    (ICTPress) - Trước việc hai lỗi thiết kế quan trọng trong các chip giúp phần lớn các thiết bị có thể vận hành được phát hiện, đã đến lúc chúng ta bắt đầu tìm cách tự bảo vệ chính mình.

    May mắn, là không quá khó khăn đối với phần lớn người sử dụng tiến hành các bước bảo vệ cần thiết để giúp tránh khỏi các lỗi được gọi là Meltdown và Spectre.

    Hãy nên nhớ một điều: Bạn phải cập nhật hệ điều hành, chương trình của chip bên trong máy tính, cũng như trình duyệt web. Bạn không thể chỉ thực hiện một cách vì một cách duy nhất không thể bảo vệ bạn trước các lỗi nghiêm trọng này.

    Vẫn sẽ có thể có một số người ít khi cập PC của mình sẽ không thực hiện các biện pháp phù hợp. Nếu bạn biết ai đó không thường xuyên cập nhập PC, hãy cho họ biết 3 cách sau đâu.

    Đã có một số nghiên cứu về việc cập nhật sẽ bảo vệ người sử dụng PC trước các lỗi này và có một tác động có thể đối với hiệu suất PC của họ. Cho tới nay ít người biết Intel đã cho biết các tác động sẽ không lớn và sẽ “được giảm thiểu theo thời gian”.

    1. Hãy cập nhật PC Windows.

    Bảo vệ PC của bạn trước "Meltdown" và "Spectre" gồm việc cập nhật Windows 10.

    Có thể tính năng cập nhật Windows đã sẵn sàng được tải và cài đặt, nhưng bạn có thể cần khởi động lại máy tính và hoàn thành bản vá.

    Một cách khác, là bạn có thể kiểm tra chính xác liệu các cập nhật có sẵn sàng cho máy PC của bạn hay không. Trong Windows 10, nhấp vào thanh tìm kiếm phía bên trái trên cao > gõ "Update" > nhấp tiếp vào "Check for Updates > nhấp tiếp vào "Check for updates" trong menu Windows Update.

    Nếu Windows hiển thị là đã cập nhật, hãy theo các chỉ dẫn trên màn hình. Nó có thể chỉ bạn biết để cài đặt hay khởi động máy tính của bạn.

    Nếu bạn đang sử dụng một chương trình chống virus bên thứ 3, bạn sẽ chưa thể cài đặt bản vá.
    Lỗi chip này gồm một số phần PC nhạy cảm giống nhau mà các chương trình chống virus sẽ giám sát các hoạt động không bình thường hay độc hại. Theo đó, miếng vá của Microsoft không thể tương thích với chương trình chống virus bên thứ 3. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đợi đến khi nhà cung cấp chương trình chống virus đưa ra bản cập nhật riêng trước khi cập nhật của Microsoft sẵn sàng.
    Nếu không gỡ bỏ chương trình chống virus của bạn, bạn có thể tải về cập nhật của Microsoft, khi đó nó không thể tương thích với cập nhật khi bạn khởi động chương trình chống virus lại.
    Chẳng hạn, bạn không thể cập nhật của Microsoft đã không thể tải về khi sử dụng chương trình chống virus bên thứ ba gọi là Webroot, vẫn chưa được cập nhật.

    2. Tải về bất cứ cập nhật nào từ nhà sản xuất máy PC của bạn.

    Ngoài hệ điều hành Windows, các chip Intel bên trong máy tính của bạn cũng cần được cập nhật với phần cứng mới. Đối với các cập nhật chip, bạn sẽ cần tải về và cài đặt các cập nhật trực tiếp từ nhà sản xuất PC của bạn.

    Các cập nhật của nhà sản xuất sẽ đi vào tính năng cập nhật Windows của Microsoft. Nếu bạn chưa chắc chắn về cách cài đặt các cập nhật, cách tốt nhất là bạn liên hệ với nhà sản xuất PC của bạn.
    Những ai đã lắp ráp các máy tính PC của riêng mình sẽ phải tìm kiếm các cập nhật cho các chip của mình trên trang web của Intel, cũng như các cập nhật từ nhà sản xuất các chip bổ trợ cho bộ vi xử lý (motherboard). Những người sử dụng AMD có thể tìm thấy các thông tin và các cập nhật từ trang web của AMD, cũng như các cập nhật từ các nhà sản xuất của các chip bổ trợ.

    3. Chắc chắn trình duyệt của bạn được cập nhật.

    Các trình duyệt web sẽ đóng một vai trò chính cho những kẻ tấn công tìm kiếm khai thác lỗi chip gần đây, và các nhà phát triển trình duyệt đang phát hành các bản cập nhật.

    Mozilla, công ty đứng sau trình duyệt web Firefox, đã bắt đầu triển khai các cập nhật, cũng như Microsoft đã sẵn sàng cho trình duyệt Internet Explorer và Edge. Google sẽ có bản cập nhật lỗi dự kiến triển khai vào ngày 23/1. Apple dự kiến sớm triển khai bản cập nhật cho trình duyệt web Safari của mình.

    Một số công ty sẽ có các bản cập nhật trình duyệt tự động, nhưng một số các cập nhật này cần bạn phải đóng và mở lại trình duyệt. Hãy kiểm tra các cài đặt của trình duyệt để xem liệu trình duyệt có cập nhật và bạn có cần khởi động lại trình duyệt.

    Các máy tính Apple đã được cập nhật phần nào và nhiều cập nhật sẽ được công bố sớm. Apple đã bắt đầu bảo vệ các máy tính của mình và người sử dụng chống lại các tác động gây tổn hại có thể của “Meltdown” với các cập nhật thông qua Mac App Store. Hãy tiếp tục theo dõi các cập nhật bổ sung của Apple để sửa lỗi "Spectre".

    QM (Theo Business Insider)

    Cách kiểm tra Apple có làm chậm iPhone của bạn?

    (ICTPress) - Apple gần đây đã công nhận là làm giảm hiệu suất của một số iPhone nhất định với loại pin cũ hơn để ngăn chặn việc sập nguồn không mong muốn.

    Để biết được iPhone của bạn có bị ảnh hưởng bởi việc này đã có cách giúp bạn.

    Lý do đằng sau việc giảm hiệu suất thực tế rất đáng chú ý: khi giảm cấp các pin iPhone cũ hơn theo thời gian, Apple có thể đáp ứng các yêu cầu cao hơn của bộ vi xử lý iPhone. Để ngăn chặn việc sập nguồn không mong muốn đôi khi xảy ra khi các vi xử lý không nạp đủ nguồn, Apple đã giảm cấp các tốc độ của các bộ vi xử lý iPhone ở các thiết bị đã có pin bị giảm cấp quá mức.

    Tuy vậy, không có gì là bí mật khi Apple phải rõ ràng hơn về việc này. Khi những người sở hữu iPhone cũ hơn nhận thấy hiệu suất giảm, hành động bình thường là sẽ mua iPhone mới. Nhưng khi họ đã biết việc làm giảm hiệu suất iPhone là do pin đã quá bị chai, có thể những người sử dụng lựa chọn việc thay pin, còn rẻ hơn là mua iPhone mới.

    Dưới đây là cách thức bạn có thể tự khám phá xem hiệu suất của chiếc iPhone cũ của bạn có bị giảm hiệu suất:

    1. Hãy tải về một ứng dụng cho bạn biết tốc độ chip chính của iPhone. Ứng dụng miễn phí này là Lirum Info Lite, cung cấp nhiều thông tin về hoạt động bên trong iPhone của bạn.

    2. Trong ứng dụng Lirum Info Lite, kiểm tra tốc độ của chip chính iPhone.

    Từ màn hình chính của ứng dụng Lirum, nhấp vào nút lựa chọn phía trên bên trái (có ba dòng nằm ngang) > nhấp tiếp vào thiết bị này (This Device) > nhấp tiếp vào “CPU” > và kiểm tra "CPU Actual Clock" có khác với "CPU Maximum Clock."

    Nếu cả hai thông số như nhau, thì iPhone của bạn không bị giảm hiệu suất.

    Dưới đây là các tốc độ chip cho iPhone 6 và mới hơn.

    Apple đã triển khai các biện pháp giảm cấp hiệu suất cho iPhone 6 và các model mới hơn để ngăn chặn việc sập nguồn không mong muốn. Dưới đây các “các tốc độ đồng hộ” ban đầu – đo lường tốc độ cho một chip xử lý cho iPhone 6 và các model sau đó:

    iPhone 6 và 6 Plus: 1.4GHz

    iPhone 6S và 6S Plus: 1.84GHz

    iPhone SE: 1.84GHz

    iPhone 7 và 7 Plus: 2.34GHz

    Lưu ý là các iPhone cũ hơn có thể không bị giảm cấp nếu bạn đang chạy các phiên bản iOS cũ hơn.

    Đối với iPhone 6, 6s, và SE, tính năng giảm hiệu suất của Apple được giới thiệu trong iOS 10.2.1. Nếu bạn có 1 trong những iPhone này nhưng phiên bản iOS cũ hơn, hiệu suất của bạn sẽ không bị giảm cấp.

    Đối với thế hệ iPhone 7, tính năng giảm cấp hiệu suất được có trong iOS 11.2. Nếu bạn có model thế hệ iPhone 7 với phiên bản iOS trước đó, thì hiệu suất của máy sẽ không bị giảm cấp.

    Thậm chí nếu iPhone cũ hơn của bạn không bị giảm cấp, vẫn nên thực hiện thay thế pin mà Apple đang triển khai.

    Nếu chip chính của iPhone cũ hơn của bạn vẫn đang chạy với tốc độ như bình thường, bạn vẫn nên tận dụng lợi thế của chương trình thay thế pin giảm giá 29 USD của Apple. Chương trình giảm giá sẽ chỉ kéo dài trong 1 năm, sau thời điểm đó chi phí thay pin iPhone sẽ trở lại giá ban đầu là 79 USD.

    Hãy nắm lấy các cơ hội khi mà công suất pin trong các model iPhone cũ hơn của bạn đã giảm cấp sau nhiều tháng và nhiều năm bạn sử dụng và bạn có thể kéo dài tuổi thọ pin nhờ chương trình này.

    Cách tốt nhất để kiểm tra tuổi thọ pin iPhone cũ hơn của bạn là đến một cửa hàng Apple để được kiểm tra.

    Không may là các ứng dụng pin đơn giản là không tin cậy trong việc thông báo tình trạng pin của iPhone phone cũ hơn. Các ứng dụng có thể mang đến thông tin chung chung là pin của bạn đã giảm cấp kể từ khi bạn mua. Đã có những con số phần trăm khác nhau liên quan đến tình trạng pin iPhone 6S và 6 Plus.

    Các tốt nhất để biết chắc chắn về tình trạng pin iPhone của bạn là tới một cửa hàng Apple và iPhone của bạn sẽ được kiểm tra nhờ các bài kiểm tra của Apple. Thường Apple khuyến nghị bạn thay pin khi pin của bạn chỉ đạt 80% công suất ban đầu. Nếu chương trình thay pin giảm giá 29 USD đươc áp dụng thì nên thay thế kể cả khi máy đạt công suất 90%.

    Bạn có thể liên hệ với hỗ trợ của Apple (Apple Support) từ xa qua điện thoại hoặc thậm chí qua Twitter để xem iPhone của bạn có cần thay pin hay không, nhưng có thể họ sẽ không nói cho bạn biết các chi tiết cụ thể về tình trạng pin iPhone của bạn. Các nhóm hỗ trợ của Apple sẽ chỉ thông báo cho bạn liệu pin của bạn có “ổn” hay không.

    Trong một thông báo liên quan đến tranh cãi giảm hiệu suất iPhone cũ hơn, Apple cho biết cũng sẽ phát hành một bản cập nhật phần mềm iOS sớm trong năm nay “với các tính năng mới cho phép người sử dụng biết rõ hơn tình trạng của pin iPhone, do đó họ có thể tự xem tình trạng của pin có ảnh hưởng đến hiệu suất hay không”.

     QM (Theo Business Insider)