Mỗi xe buýt sẽ tiết kiệm được 1% xăng nhờ mua vé điện tử

(ICTPress) - Theo tính toán của báo cáo "SMARTer2020: Vai trò của ngành ICT trong phát triển bền vững", ngành ICT tạo ra 2% lượng CO2 toàn cầu nhưng có khả năng đóng góp lớn vào việc giảm lượng CO2 thải ra từ các ngành khác.

SMARTer2020 là một bước phát triển kế tiếp của nghiên cứu SMART2020 đã được xuất bản lần đầu vào năm 2008, lần đầu tiên đánh giá khả năng giảm CO2 cho ngành ICT và các ngành khác. Nghiên cứu này được Sáng kiến phát bền vững điện tử toàn cầu (Global e-Sustainability Initiative - GeSI) và được Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) tiến hành. Các nước được nghiên cứu gồm Brazil, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Mỹ.

Tới năm 2017, 90% dân số thế giới tiếp cận với kết nối di động, cùng sự gia tăng nhanh chóng của các loại thiết bị và của lưu lượng dữ liệu sử dụng, đặt ra yêu cầu ngành ICT cần giảm thiểu những tác động đối với môi trường và tích cực đóng góp vào giảm thiểu tác động môi trường cho các ngành khác.

Để đánh giá về mối quan hệ giữa sự phát triển của ICT và ảnh hưởng tới môi trường, Ericsson phối hợp với nhà mạng Thụy Điển TelinaSonera, nhà mạng đầu tiên triển khai thương mại LTE, để nghiên cứu về ảnh hưởng này.

Lượng khí thải carbon trung bình đối với mỗi người sử dụng ICT trên cả mạng cố định và di động dự kiến sẽ giảm đi trong tương lai, từ mức 100kg CO2e vào năm 2007 xuống còn khoảng 80kg CO2e năm 2020. Lượng khí thải carbon tính trung bình cho mỗi dữ liệu GB cũng giảm ở tỉ lệ 35. Chiều hướng tích cực này là nhờ các mạng viễn thông không ngừng hiện đại hóa quy trình vận hành mạng để quản lý quá trình tiêu thụ năng lượng, sử dụng thiết bị có tính tiết kiệm điện năng, các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối lưu ý tính năng về năng lượng sử dụng trong chế độ chờ của các thiết bị, đặc biệt là đưa giải pháp ICT vào các ngành khác.

Tối ưu năng lượng cho trạm phát sóng 3G

Đối với một mạng vô tuyến, có đến 90% năng lượng tiêu thụ là từ các trạm phát sóng. Hơn 1 thập kỷ qua, Ericsson đã tăng mức hiệu quả năng lượng của các trạm phát sóng 3G lên 85%, từ đó giúp các nhà khai thác viễn thông đáp ứng được băng thông mà không tăng mức tiêu thụ năng lượng đối với mỗi thuê bao.

Gần 100% các trạm phát sóng hiện tại thuộc nhóm sản phẩm RBS6000. Dòng sản phẩm đa chuẩn này tạo nền tảng để hiện đại hóa các mạng 2G/GSM và 3G/WCDMA. Các mạng đạt mức năng lượng tiêu thụ tiết kiệm đến 80% cho mỗi thuê bao và đòi hỏi diện tích không gian lắp đặt giảm 75% so với các thế hệ sản phẩm trước.

Hiệu quả tiết kiệm năng lượng sử dụng trên trạm gốc giảm rõ rệt

Tháng 8/2012, Ericsson vừa cho ra mắt một giải pháp Ψ (Psi) tăng cường vùng phủ sóng băng rộng di động 3G. Tên gọi Ψ thể hiện hình thức của giải pháp này khi kết nối 3 anten vào một trạm phát sóng tiêu chuẩn thay vì cách truyền thống là triển khai lắp đặt từng ăngten riêng lẻ. Kết quả triển khai cho thấy năng lượng tiêu thụ giảm tới 40% so với cách lắp đặt trước đối với cùng một phạm vi vùng phủ sóng. Điều này tương đương việc giảm được 240W điện năng đối với mỗi trạm hoặc tiết kiệm 550 lít dầu diesel hàng năm.

Giải pháp Ψ (Psi) tăng cường vùng phủ sóng băng rộng di động 3G giúp tiết kiệm năng lượng 40%

ICT giúp ngành khác tiết kiệm năng lượng

Xu thế tương lai là đưa giải pháp ICT vào các ngành khác để tăng hiệu quả đồng thời giảm khí thải ra môi trường. Ericsson tiến hành đo đạc hiệu quả của giải pháp này trong hai lĩnh vực là điện và giao thông.

Theo báo cáo SMARTer2020, ngành Điện tạo ra hơn 21% lượng hiệu ứng nhà kính (GHG) thế giới. Ericsson cùng đối tác thực hiện nghiên cứu đối với khách hàng ở Úc ở quy mô áp dụng trong quá trình 20 năm với khoảng 30.000 khách hàng. Kết quả cho thấy tối thiểu lượng năng lượng tiết kiệm ở gia đình là 1% (tương đương 80kg CO2e), thậm chí có thể lên tới mức 4%, tương đương 320 kg CO2e.

Trong lĩnh vực vận tải, 3,2 triệu người dân ở Curitiba, Brazil và các nhà điều hành hệ thống giao thông công cộng áp dụng việc bán vé điện tử và hệ thống quản lý băng băng rộng di động trong dự án với Vivo, Dataprom và Ericsson. Khi nghiên cứu dự án này, từ điển hình một xe buýt tính toán cho quy mô số lượng 1.928 xe buýt cho thấy nếu mỗi xe sử dụng tiết kiệm năng lượng 1% bằng cách sử dụng ít xăng hơn thì có thể giảm được 2.000 tấn CO2e mỗi năm.

Minh Anh

Tin nổi bật