Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Làm chủ công việc hàng ngày với Latitude 7320 Detachable

Khởi đầu với xu hướng “làm việc tại nhà” nhưng theo thời gian, xu hướng này đã phát triển thành “làm việc từ bất kỳ đâu”. Tôi nghĩ chúng ta đều đồng ý rằng đây là tín hiệu tốt cho tất cả, đúng chứ?

Cuộc cách mạng này mang đến một điều rất thú vị, bởi nó đã vượt qua khuôn khổ về khái niệm “làm việc”. Chúng ta đang sống trong thế giới “làm việc ở bất kỳ đâu” vì địa điểm không còn cố định khi thực hiện công việc và làm việc nhóm, cũng như kết nối có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và từ mọi nơi. Các mẫu máy tính cá nhân Latitude được chúng tôi thiết kế để đón đầu xu hướng này. Sau khi xem xét các yếu tố, chúng tôi quyết định cải tiến kết nối, khả năng làm việc nhóm, tính phát triển bền vững (khả năng tái chế) và bảo mật để mang đến sự đa dụng.

Được sinh ra dành cho những chuyên gia đề cao tính linh động, nhỏ gọn và mỏng nhẹ để có thể tập trung phát triển việc kinh doanh (tôi nghĩ đó sẽ là các giám đốc điều hành, môi giới bất động sản, những chuyên viên tư vấn kinh doanh và đại diện bán hàng), sản phẩm Latitude 7320 Detachable mới sẵn sàng hỗ trợ người sử dụng một ngày làm việc từ xa hiệu quả với thiết kế thanh thoát, mỏng nhẹ.

Vậy một ngày làm việc từ xa cụ thể sẽ như thế nào?

Bắt đầu một ngày theo cách không thể tuyệt vời hơn

Đồng hồ điểm 8 giờ sáng. Tôi phải đưa các con đến trường nhưng đồng thời phải thực hiện một cuộc gọi truyền hình. Thật may mắn khi Latitude 7320 Detachable tích hợp nhiều công nghệ hữu ích phục vụ cho công việc. Với phần mềm nhận diện gương mặt Express-Sign-in và giá đỡ thông minh tự động kích hoạt ngay khi mở nguồn, tôi đã có mặt trong buổi họp một cách nhanh chóng.

Chúng ta đều biết rằng các cuộc họp truyền hình sẽ tiếp tục đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp kết nối với đồng nghiệp và gia đình. Vì vậy, chúng tôi đã trang bị cho sản phẩm camera trước 5 MP tân tiến, camera sau 8 MP với công nghệ Temporal Noise Reduction (TNR – Giảm nhiễu tạm thời) để mang đến hình ánh sáng và sự sắc nét, giúp người sử dụng thực hiện cuộc gọi với chất lượng hình ảnh rõ ràng trong khi di chuyển hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng. Chúng tôi cũng mang đến nhiều tùy chọn kết nối mà bạn cần, như Intel Wi-Fi 6, 4G LTE hay eSIM cùng card WWAN tích hợp.

 Thiết kế bền vững và thông minh

Vào buổi trưa, tôi cần tham gia một cuộc họp với khách hàng và nhận ra mình đã quên sạc bút cảm ứng. Nhưng đó không phải vấn đề vì bút cảm ứng của Latitude 7320 Detachable hỗ trợ sạc nhanh. Bút sạc đầy 100% chỉ trong 30 giây và có thể sử dụng liên tục trong vòng 90 phút.

Thật ấn tượng phải không nào? Vậy kỹ sư của chúng tôi đã làm điều này như thế nào? Mục tiêu của họ là tạo ra “trải nghiệm luôn sẵn sàng để sử dụng”, vì vậy, họ đã lựa chọn công nghệ pin phù hợp với khả năng sạc nhanh, kết hợp với thiết kế có thể sạc khi tiếp xúc với thiết bị.

Ngoài ra, bút cảm ứng có thể cất trong thiết bị để tránh thất lạc. Khi đến buổi họp, tôi tháo rời bàn phím để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi màn hình trong khi tôi nhấn mạnh những điểm quan trọng với bút cảm ứng.

Thời tiết hôm nay thật đẹp nên tôi quyết định làm việc tại một quán cà phê trong vài giờ. Không có bàn nào gần nguồn cấp điện nhưng đó không phải vấn đề. Phần mềm AI (trí tuệ nhân tạo) - Dell Optimizer - được tích hợp sẵn, sẽ đảm nhiệm việc quản lý hiệu năng liên quan đến thời lượng pin, tùy chỉnh âm thanh và các ứng dụng chạy ngầm để giúp bạn tập trung làm việc.

Với việc các cổng kết nối và tính năng bảo mật đều được trang bị bên trong máy, tôi có thể dễ dàng tách rời bàn phím và làm việc một cách linh hoạt. Sản phẩm này cũng đóng góp một phần quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững của chúng tôi đã đề ra vào năm 2030 với chứng chỉ sản phẩm vàng của EPEAT, sử dụng sơn nước 100% trên các linh kiện; và các khay trong đóng gói sản phẩm đều sử dụng nhựa đại dương (25%) và nhựa HPDE tái sinh (75%).

 Mạnh mẽ, và còn tuyệt hơn với khả năng cảm ứng

Thời gian trôi và thoáng chốc đã 9 giờ tối. Bọn trẻ đã ngủ, còn tôi ngồi trên sofa để hoàn thành công việc (và xem phim trên Netflix). Với việc “văn phòng” luôn hiện diện 24/7, chúng ta dường như thường xuyên phải dán mắt vào màn hình. Vì vậy, với công nghệ giảm ánh sáng xanh ComfortView Plus và màn hình cho độ sáng lớn nhất, Latitude 7320 Detachable giúp giảm mỏi mắt và mang đến trải nghiệm nhìn thoải mái nhất.

Latitude 7320 Detachable là thiết bị tách rời đầu tiên của chúng tôi sở hữu kiến trúc tản nhiệt hai quạt đối xứng và thỏi pin được đặt dưới đáy thiết bị, tôi cảm thấy rất thoải mái khi cầm chiếc máy trên tay và các khu vực thường dùng đều cho cảm giác mát. Đây cũng là thiết bị tách rời đầu tiên đạt chuẩn EVO của Intel với vi xử lý Intel® Core™ i7 vPro® thế hệ 11 mới nhất, cùng với nhiều tính năng được tích hợp sẵn như bảo mật, quản lý, và sự ổn định trong khi hiệu năng tăng 54% so với thế hệ trước.

Tổng hợp tất cả các yếu tố đó, chúng ta có một máy tính cá nhân mạnh mẽ, bảo mật và linh hoạt trong công việc dành cho doanh nghiệp. (Và tôi nghĩ chiếc máy cũng sở hữu một thiết kế rất bắt mắt.)

Thật là một ngày hiệu quả với một thiết bị tuyệt vời.

Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đã tạo ra bước đột phá khi thiết kế Latitude 7320 Detachable để mang đến một sản phẩm mỏng, nhẹ với tính năng cảm ứng tuyệt vời; đồng thời máy cũng được tích hợp sẵn những tính năng tân tiến như AI, công nghệ giảm ánh sáng xanh và hơn thế nữa. Tôi nghĩ rằng các bạn hãy tìm hiểu sâu hơn về các tính năng hay những trải nghiệm mới mà nó mang đến có thể mang đến lợi ích gì hay giúp bạn hoàn thành công việc từ xa hiệu quả hơn. Vì suy cho cùng, công nghệ được sinh ra để mang đến nhiều tiện ích cho tất cả chúng ta.

Meghana Patwardhan

Bộ giải pháp công nghệ số phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới

Những ngày gần đây, dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát và lây lan rộng ở nhiều nước trên thế giới và các nước láng giềng nước ta với mức độ tàn khốc hơn.

Đáng lo ngại khi khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn nghỉ Lễ 30/4 -1/5 khi người dân di chuyển, đi lại nhiều.

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương và để người dân cả nước tuyệt đối không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tài liệu "Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết COVID-19 trong cộng đồng" giúp duy trì trạng thái bình thường mới.

Bộ giải pháp là sự kết hợp của các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, các giải pháp công nghệ và các biện pháp hành chính của Chính quyền. Trong đó, giải pháp công nghệ được đẩy mạnh.

Cụ thể, bộ giải pháp tập trung:

Tuyên truyền, vận động tới mọi đối tượng, thành phần trong xã hội

Theo đó, tuyên truyền người dân cài đặt và sử dụng bộ ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là ứng dụng truy vết tiếp xúc Bluezone giúp khoanh vùng sớm, chính xác và được thiết kế tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng.

Đồng thời, người dân cần thực hiện quét mã QR để ghi nhận đến và đi tại các điểm công cộng, điểm có tụ tập đông người (Các đối tượng được đề cập đến trong tài liệu bao gồm: các hộ gia đình, khu chung cư, trường học, trụ sở làm việc, các cuộc họp, các bến tàu xe và các phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thi, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối, chợ dân sinh)

Hướng dẫn công tác truy vết tiếp xúc khi phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng sử dụng ứng dụng Bluezone


Bluezone cũng có các tiện ích giúp thuận tiện hơn cho người dùng như: khai báo y tế, bản tin, ghi nhận việc đến và đi...

Các biện pháp hành chính của chính quyền và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo sự tuân thủ của mọi người dân, DN, cơ quan, tổ chức trong xã hội.

Tương tự vắc-xin chỉ có tác dụng khi được tiêm phòng trước khi nhiễm bệnh, bộ giải pháp này cũng được xây dựng dựa trên phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh" và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất nếu được triển khai và sẵn sàng trước khi có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Trong trường hợp dịch bùng phát, sự chuẩn bị sẵn sàng cao của giai đoạn trước sẽ giúp các giải pháp phục vụ hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng phạm vi lây lan của dịch, mà không cần phải cách ly xã hội diện rộng, tạo gánh nặng lên phát triển kinh tế.

Trong các biện pháp được tài liệu hướng dẫn đưa ra, việc quét mã QR tại những nơi công cộng đóng vai trò quan trọng. Người dân khi đến những nơi công cộng, tập trung đông người như chợ, siêu thị, nhà hàng, công viên, bến xe, bến tàu, bệnh viện… cần tuân thủ các yêu cầu về quét mã QR để ghi nhận đến/đi và ghi nhận tiếp xúc gần bằng ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh. Chủ quản của các địa điểm công cộng cần đăng ký trở thành điểm kiểm dịch và tạo mã QR cho địa điểm của mình, yêu cầu người dân quét QR khi đến và đi.

Để bộ giải pháp hoạt động hiệu quả, cần có sự chung tay của tất cả thành phần trong xã hội. Các giải pháp công nghệ sẽ tự thân không thể giúp phòng, chống dịch nếu không có sự tự giác của mỗi người dân và sự vào cuộc chủ động, mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương. Càng nhiều người dân cài đặt và sử dụng, thì các ứng dụng sẽ càng phát huy hiệu quả.

Trên tinh thần đó, bộ tài liệu đưa ra các giải pháp khuyến khích từng người dân chủ động cài đặt các ứng dụng công nghệ số cho bản thân và cho gia đình; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân viên, người lao động thực hiện cài đặt và sử dụng bộ giải pháp; và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, phổ biến toàn dân.

Việc các địa phương và người dân sử dụng và khai thác hiệu quả bộ giải pháp sẽ giúp phạm vi khoanh vùng chính xác hơn, giảm bớt việc cách ly nhầm hoặc phải cách ly trên diện rộng. Khi đó xã hội có thể duy trì được hoạt động bình thường, người dân có thể sinh hoạt hàng ngày, học sinh có thể đến trường, DN, nhà máy, khu công nghiệp, các địa điểm kinh doanh có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, giao thương buôn bán mà vẫn có thể giúp kiểm soát được dịch bệnh.

Nguồn: ictvietnam.vn

Giải pháp giúp tăng tính linh hoạt cho nhân viên và đội ngũ CNTT

Phần mềm điện toán máy khách mới được trang bị phần mềm quản lý đám mây lai để mang đến khả năng truy cập các ứng dụng, dữ liệu liên tục bất kể chúng nằm ở đám mây công cộng, đám mây riêng hoặc từ thiết bị.

Dell Technologies đã công bố giải pháp Dell Hybrid Client (điện toán máy khách kết hợp) để đáp ứng những nhu cầu mới của các doanh nghiệp, người dùng cuối và CNTT.

Dell Hybrid Client là phần mềm quản lý tập trung máy khách, giải pháp này có thể triển khai với một số máy tính để bàn hoặc thiết bị di động của Dell, giúp cho nhân viên bắt tay vào việc nhanh chóng với trải nghiệm nhất quán. Phần mềm điện toán máy khách mới đi kèm với tính năng quản lý đám mây kết hợp, giúp việc truy xuất ứng dụng và dữ liệu dễ dàng hơn dù chúng ở trên đám mây công cộng, đám mây riêng hay trên thiết bị của người dùng.

Khi số lượng đám mây kết nối ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần việc triển khai và duy trì dữ liệu, cũng như ứng dụng tại nhiều địa điểm khác nhau phải dễ dàng hơn, tránh tạo gánh nặng lên vai đội ngũ IT hoặc làm giảm hiệu suất của nhân viên.

Dell Hybrid Client đơn giản hóa và cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng và IT, đồng thời vẫn mang đến sự bảo mật và linh hoạt xuyên suốt các thiết bị và môi trường làm việc. Các tính năng như những ứng dụng làm việc hằng ngày được tích hợp sẵn, lướt web an toàn và các công cụ khác đều có thể dùng được ngay và có thể quản lý thông qua đám mây, giúp cho nhân viên tùy chọn cách thức và nơi làm việc sao cho phù hợp với bản thân nhất.

 Bà Brooke Huling, Phó Chủ tịch, Nhóm các Giải pháp Điện toán Hiện đại, Dell Technologies, chia sẻ: “Trọng tâm của Dell Hybrid Client là mang đến trải nghiệm nâng cao cho cả nhân viên và đội ngũ IT. Dell Hybrid Client cung cấp cho nhân viên một trải nghiệm làm việc đồng nhất và cá nhân hóa trên mọi thiết bị. Đối với IT, chúng tôi hỗ trợ truy xuất nhiều đám mây để có thể mở rộng và cá nhân hóa trải nghiệm cho lực lượng lao động một cách nhanh chóng.

Ông Guillaume Pons, Phó chủ tịch, Nhóm các Giải pháp cho Khách hàng, Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc, Dell Technologies, cho biết: “Nghiên cứu gần đây của chúng tôi về khả năng sẵn sàng làm việc từ xa cho thấy rằng người lao động trong khu vực APJ (châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản) gặp nhiều trở ngại trong việc truy xuất các tài nguyên nội bộ của doanh nghiệp khi làm việc tại nhà.

Hiện nay, khi các doanh nghiệp ở APJ tiếp tục mở rộng công nghệ để giúp nhân viên giữ được sự tương tác và năng suất, việc đảm bảo nhân viên có thể dễ dàng truy cập các ứng dụng và dữ liệu cần thiết nên được ưu tiên hàng đầu, nhưng không được bỏ quên vấn đề bảo mật. Dell Hybrid Client có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp lẫn nhân viên, dù họ làm việc ở đâu, trên bất kỳ thiết bị nào”.

Ông Rob Enderle, Chủ tịch và Giám đốc Phân tích, Enderle Group, nhận định: “Dell Hybrid Client có tiềm năng để thay đổi thị trường. Một thực tại mới khi chúng ta có thể làm việc từ bất kỳ đâu, cộng với nhu cầu cần được hỗ trợ từ xa, truy xuất các ứng dụng cục bộ và trên đám mây sẽ tạo ra cơ hội cho giải pháp điện toán máy khách mới. Dell có đủ kinh nghiệm lẫn tầm ảnh hưởng để thúc đẩy sự phát triển của ngành”.

Cách thức hoạt động

Sau khi đăng nhập vào Dell Hybrid Client, người dùng sẽ thấy giao diện desktop của mình với các ứng dụng thường hay sử dụng, dù ở trên đám mây hay mạng ảo. Là giải pháp đầu tiên trong ngành, sản phẩm của Dell cung cấp:

- Bảo mật tại mọi điểm tiếp xúc: Quy mô lớn lên đến hàng ngàn người dùng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cho người dùng và dữ liệu của doanh nghiệp thông qua những tính năng được tích hợp sẵn như khóa hệ thống, khởi động bảo mật, khởi động xác minh (secure boot), mã hóa tập tin người dùng và nhiều tính năng khác.

- Đơn giản hóa quy trình làm việc: Mang đến sự liền mạch trong công việc khi người dùng được kết nối an toàn khi truy cập web và các ứng dụng ảo từ Citrix, VMware và Microsoft và nhiều địa điểm lưu trữ.

- Tối ưu hóa năng suất: Ứng dụng Zoom hoặc Microsoft Teams đều chạy cục bộ, tăng khả năng tương tác, giúp giảm tải áp lực cho hạ tầng IT.

- Trải nghiệm nhất quán: Với tính năng “Follow-me” được cải tiến, người dùng có thể tìm thấy các ứng dụng và dữ liệu của minh trên bất kỳ giao diện desktop được hỗ trợ, ngay cả khi sử dụng thiết bị khác.

- Hỗ trợ linh hoạt các Nhà cung cấp dịch vụ Đám mây: Các doanh nghiệp có thể linh hoạt đưa ra lựa chọn nhờ khả năng hỗ trợ và tích hợp liền mạch của bộ công cụ quản lý Wyse Management Suite đối với nhiều nhà cung cấp đám mây như Google Cloud và Microsoft Azure.

- Phần mềm hỗ trợ toàn diện: Với ProSupport, người sử dụng Dell Hybrid Client sẽ nhận được những giải pháp chủ động. Tự động thông báo và tạo thẻ hỗ trợ, chẩn đoán và truy cập từ xa bởi đội ngũ kỹ sư ProSupport, nhân viên sẽ không hoặc ít bị gián đoạn và đội ngũ IT có thể chủ động hỗ trợ các nhu cầu của doanh nghiệp.

Dell Hybrid Client hiện có trên nhiều thiết bị để bàn, VDI và di động, bao gồm OptiPlex 7090 Ultra, OptiPlex 3090 Ultra, Wyse 5070 và mẫu Latitude 3320 mới.

Phiên bản mới nhất của Dell Hybrid Client chính thức được phân phối từ ngày 26/3. Các thông tin về giá xin liên hệ với đại diện bán hàng của Dell tại Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp những câu hỏi then chốt về chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đặt ra một loạt câu hỏi then chốt và nêu giải pháp cho từng vấn đề về chuyển đổi số tại buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 29/3.

Thách thức mới, giấc mơ mới sẽ thay đổi Bà Rịa - Vũng Tàu. Hội nghị về chuyển đổi số ở Vũng Tàu thu hút 1.500 cán bộ của tỉnh tham gia. Ảnh: Lê Mỹ

Khác nhau giữa công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ số là như thế nào? 

Công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của CNTT với sự xuất hiện một số công nghệ mang tính đột phá của CMCN 4.0. CNTT là nói đến phần mềm, máy tính, thường là riêng lẻ, tự động hoá những việc mà chúng ta đang làm một cách thủ công, thí dụ như phần mềm xử lý văn bản, quản lý cán bộ, kế toán. Công nghệ số là nói đến các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, Internet vạn vật. Các công nghệ này có tính cách mạng ở chỗ, nó thay trí tuệ con người, CNTT thì thay lao động chân tay. Nó cũng cách mạng ở chỗ tạo ra một nguồn tài nguyên mới là dữ liệu. Nó còn cách mạng ở chỗ, đưa vạn vật vào không gian mạng, và khi vào không gian mạng thì vạn vật trở lên sống động như là con người.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị Chuyển đổi số tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Khác nhau giữa ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là gì? 

Chuyển đổi số là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT là dùng máy tính và phần mềm để viết báo cáo gửi cấp trên. Chuyển đổi số là không làm báo cáo cấp trên nữa. Dữ liệu các cấp đã có trong hệ thống, cấp nào muốn lấy thông tin gì thì tự vào mà lấy và phân tích. Ứng dụng CNTT là dùng phần mềm Power Point để làm bài giảng, việc giảng bài sinh động hơn, không phải dùng phấn. Chuyển đổi số là giáo viên không dạy nữa. Giáo viên trở thành trợ giảng. Học sinh sẽ nghe thầy giáo giỏi nhất dạy qua video, giáo viên tại lớp sẽ quản lý lớp học, giải thích thêm khi cần. Và vì vậy mà học sinh toàn quốc luôn được học từ người giỏi nhất.

Đang làm dở dang ứng dụng CNTT thì chuyển đổi số thế nào? 

Đa số thì công nghệ số hiệu quả hơn CNTT, tiếp cận chuyển đổi số thì hiệu quả hơn là cách tiếp cận ứng dụng CNTT. Thí dụ, nếu dùng máy tính và phần mềm thì phải triển khai 11.000 hệ thống cho 11.000 xã, nếu dùng điện toán đám mây thì cả 11.000 xã dùng chung một hệ thống. Dùng phần mềm riêng biệt thì đắt, triển khai tuần tự rất chậm, lại đào tạo mất nhiều công sức. Dùng nền tảng của chuyển đổi số thì triển khai cùng lúc các xã sẽ rất nhanh, rẻ và nền tảng thì dễ dùng và không cần đào tạo. Giống như Zalo, Facebook không ai hướng dẫn đào tạo cả nhưng mọi người vẫn sử dụng tốt, càng dùng nhiều thì càng giỏi lên.

Tại sao nói cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ? 

Một cuộc cách mạng công nghiệp mới thì có 2 nội dung chính: công nghệ gì và chuyển đổi gì. Công nghệ 4.0, nhất là công nghệ số thì càng dùng nhiều, càng nhiều người dùng thì càng rẻ, giá trên đầu người tiếp cận 0. Công nghệ số thì xử lý dữ liệu, dữ liệu nhiều thì mới thông minh, người dùng quyết định sự thông minh của hệ thống chứ không phải công nghệ gốc. Tức là người dùng thì đóng vai trò quan trọng hơn là người sáng tạo ra công nghệ gốc. Công nghệ gốc không quan trọng và quyết định như là ở các cuộc cách mạng công nghiệp lần 1,2,3. Nhưng Cách mạng công nghiệp 4.0 lại yêu cầu phải thay đổi mô hình vận hành, thay đổi thể chế. Thí dụ, có dám chuyển giáo viên thành trợ giảng không? Có dám bỏ hệ thống cấp dưới báo cáo cấp trên không? Có dám cho phép ngân hàng số không người phục vụ, đại học số không giáo viên không? Vậy nên, chuyển đổi số là câu chuyện dám hay không dám? Và vì thế phụ thuộc vào một người, đó là người đứng đầu. Người đứng đầu mà không có quyết tâm chính trị thì chuyển đổi số sẽ không xảy ra. Với những cái mới chưa có luật pháp thì tập thể cấp uỷ, tập thể lãnh đạo quyết định cho làm thí điểm trước, trong một không gian và thời gian hạn chế.

Chuyển đổi số thì gặp câu hỏi, làm cái gì trước, cái gì sau, cái gì thì hiệu quả, giá trị trường là bao nhiêu, ai làm thì tốt? Những việc này với tỉnh có thể là khó. Nhưng với Bộ TT&TT thì không. Bởi vậy, tỉnh hãy tham vấn Bộ.

Chọn việc gì để làm trước thì có một cách tiếp cận thế này, cái gì mà tỉnh thấy khó nhất, hay gọi là nỗi đau lớn nhất, vấn đề gì tồn tại lâu rồi, còn gọi là bài toán thiên niên kỷ, hoặc vấn đề gì đang nóng nhất, người dân đang bức xúc nhất thì mang ra để xem công nghệ số có giải quyết được không. Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số có lời giải đột phá cho rất nhiều vấn đề khó, vấn đề thiên niên kỷ. Thí dụ, xoá đói giảm nghèo, khoảng cách nông thôn và thành thị, phổ cập dịch vụ chất lượng cao cho vùng sâu vùng xa,...

Chi cho chuyển đổi số bao nhiêu thì phù hợp? 

Mức trung bình mà các nước chi cho ứng dụng CNTT, cho chuyển đổi số là 1% ngân sách hàng năm. Mức cao là trên 2%. Cũng chưa thấy ai chi trên 4%. Trung bình của Việt Nam hiện nay đang là 0,3%. Vậy tỉnh hãy chi khoảng 1% ngân sách hàng năm. Nếu muốn đẩy nhanh chuyển đổi số, nhất là những năm đầu này cần làm ngay các nền tảng, thì có thể chi 2%.

Có cách nào để biết chi cho chuyển đổi số có hiệu quả hay không? Khi làm chuyển đổi số thì phải tính được giá trị do chuyển đổi số mang lại, thí dụ tiết kiệm lao động, giờ lao động, tiết kiệm chi phí thường xuyên, giá trị mới do chuyển đổi số mang lại. Những giá trị vô hình, dài hạn thì vẫn phải tìm cách lượng hoá. Giá trị tạo ra mà lớn hơn chi phí chuyển đổi số thì tức là hiệu quả. Chuyển đổi số không phải là một chi phi tăng thêm mà phải là một giá trị tăng thêm. Để tránh các tai nạn đã từng xảy ra trước đây với CNTT thì tỉnh luôn phải coi chi cho chuyển đổi số như một dự án đầu tư, phải luôn tính thu, chi. Dự án đầu tư phải dương thì mới đầu tư, mới cho làm.

Cũng có một cách làm mới là đặt ra bài toán để doanh nghiệp tìm lời giải. Thí dụ, Vũng Tàu mỗi năm có 16 triệu khách du lịch, trung bình mỗi người ở lại đây 1,1 ngày, rất ngắn. Nếu có một doanh nghiệp có cách để khách du lịch ở lại thêm 0,5 ngày, tức là tạo thêm 8 triệu ngày khách du lịch ở lại Vũng Tàu. Nếu giá trị tăng thêm mỗi người nhân với ngày là 500.000 đồng, thì giá trị tăng thêm mỗi năm là 4.000 tỷ đồng, tỉnh có thể trả cho doanh nghiệp 1% là 40 tỷ đồng/năm, hoặc 5% là 200 tỷ đồng/năm. Bài toán này đặt ra công khai thì chắc chắn sẽ có doanh nghiệp làm được. Tương tự như vậy, tỉnh có thể đặt ra các bài toán khác trên tinh thần này. Với cách làm này thì tỉnh có thể phát triển vượt bậc mà cũng tạo ra sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp. Hai bên cùng thắng. Mà là thắng lớn. Bởi vậy mà thời chuyển đổi số có một công thức thành công là: việc gì mà mình thấy khó, làm mãi không được thì công khai bài toán, vấn đề của mình ra cho xã hội làm. Ở ngoài kia sẽ có ai đấy giải được.

Chuyển đổi số thì có tạo ra thất nghiệp không? 

Lo lắng về mất việc đều đã xảy ra khi xuất hiện một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nhưng cả ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đều đã không tạo ra thất nghiệp, mà tỷ lệ thất nghiệp có xu thế giảm đi. Thất nghiệp tăng chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Các cuộc cách mạng công nghiệp mới có làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động. Nhưng chuyển đổi số lại có thể hỗ trợ tích cực cho đào tạo lại, cũng như tạo ra các công cụ, nền tảng để các nghề mới dễ học, dễ làm hơn. Chuyển đổi số sinh ra các đại học số, sinh ra các nền tảng đào tạo từ xa giúp cho việc đào tạo lại dễ dàng hơn, có thể học bất kỳ lúc nào, thực hành bất kỳ lúc nào, thi kiểm tra bất kỳ lúc nào, thông qua vật bất ly thân của chúng ta là điện thoại di động, iPad. Thí dụ, một nghề mới là nghề dán nhãn để dạy cho người máy học nhận dạng khuôn mặt. Có hàng tỷ tấm ảnh được đưa cho người lao động để họ phân biệt và dán nhãn nam nữ, già trẻ, béo gầy, người thành phố hay nông thôn,... Nghề này ngồi ở quê vẫn làm được qua mạng, đào tạo thì chỉ cần thông qua hướng dẫn trên mạng. Người ở quê không phải lên thành phố làm công nhân lắp ráp, may mặc mà vẫn ở quê làm nghề dán nhãn, chỉ cần có cái điện thoại, iPad hay PC và kết nối mạng. Đây là một thí dụ về nghề mới.

Chuyển đổi số thì tỉnh lấy đâu ra các chuyên gia công nghệ số? 

Câu hỏi này là đúng với CNTT. Vì phải triển khai, vận hành hệ thống CNTT, phải đào tạo người dùng. Những việc này lại phải làm ở từng đơn vị, từng xã, từng huyện, từng tỉnh nên rất thiếu cán bộ CNTT. Với công nghệ số thì không có các bài toán này. Tất cả là trên điện toán đám mây, các xã, các huyện chỉ cần đăng ký vào để dùng, không còn hệ thống CNTT ở từng xã, từng huyện nữa. Một hệ thống dùng chung cho tất cả. Dễ dùng đến mức không cần đào tạo. Các quy trình, cách làm đã được đưa vào nền tảng số, người dùng không cần nhớ, không cần học.

Đối với những bài toán mới thì lãnh đạo tỉnh chỉ cần đặt ra bài toán, đặt ra mục tiêu cần đạt được, lượng hoá giá trị cần tạo ra để biết chi phí tối đa có thể chi. Lãnh đạo cũng phải làm một việc nữa là tạo ra thể chế cho cái mới được phép vận hành. Lãnh đạo không cần quá quan tâm đến việc làm thế nào. Việc này hãy để cho doanh nghiệp làm, đây là nghề của họ, và họ giỏi hơn lãnh đạo. Lãnh đạo khi bị quấn vào bàn bạc cách làm, nhất là cách làm một việc mà mình không có chuyên môn như chuyển đổi số, thì sẽ không ra được quyết định làm hay không làm, và vì vậy mà nhiều việc sẽ bị treo ở đó.

Có một cách tiếp cận nữa cũng rất hiệu quả là, hãy để cho người dân, doanh nghiệp đề xuất với tỉnh những việc, những giá trị mà họ có thể tạo ra cho tỉnh. Tỉnh xem xét nếu thấy giá trị tạo ra cho tỉnh lớn hơn chi phí thì cho làm. Đây là cách đưa toàn dân vào tham gia đổi mới sáng tạo cho tỉnh. Toàn dân tham gia phát triển tỉnh. Không nên coi các ý tưởng phát triển tỉnh nhà là độc quyền của công chức nhà nước. Thường thì những đột phá, những giá trị lớn bất ngờ là xuất phát từ sáng tạo của trí tuệ nhân dân.

Lấy người dân làm trung tâm nghĩa là thế nào?

Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đã đi qua những chặng đường phát triển khác nhau. Ban đầu thì doanh nghiệp công nghệ có giải pháp, có ứng dụng đến chào hàng chính quyền, chính quyền xem xét mua và ứng dụng. Đây là giai đoạn mà nhà công nghệ, doanh nghiệp là người dẫn dắt. Tiếp theo là chính quyền hiểu công nghệ hơn, tin vào công nghệ hơn, và bắt đầu đặt ra các bài toán của chính quyền cho doanh nghiệp công nghệ để họ giải quyết bằng công nghệ. Người dẫn dắt là chính quyền. Bước ba là lấy người dân làm trung tâm, các bài toán chính quyền đặt ra là lắng nghe từ người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân, mang lại giá trị cho người dân. Chính quyền đưa người dân vào trung tâm. Bước bốn là sự tham gia của 4 bên ngay từ đầu, đó là người dân, chính quyền, nhà chuyên gia và doanh nghiệp. 4 bên này sẽ cùng bàn xem cái gì và cách nào để giải quyết các nhu cầu của người dân, của doanh nghiệp, của chính quyền. Vậy cách tiếp cận đúng là, tất cả là vì sự phát triển bền vững của tỉnh, mọi việc luôn có sự bàn bạc của cả 4 bên ngay từ đầu.

Chuyển đổi số thì có mất an toàn không? 

Môi trường sống nào thì cũng đều không an toàn. Đó là bản chất của cuộc sống. Chúng ta sống trong thế giới thực đã hàng chục ngàn năm rồi, thể chế, pháp luật, bộ máy nhà nước đã hoàn thiện hàng ngàn năm nay mà vẫn có những nguy cơ, vẫn không an toàn tuyệt đối, vẫn có trộm cắp, giết người. Chuyển đổi số tạo ra một không gian sống mới, gọi là không gian mạng. Cuộc sống đã và đang vào không gian mạng nhanh hơn so với hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật và vì vậy, các nguy cơ là không nhỏ. Nhưng cái may mắn là, cả thế giới đang cùng đối mặt những thách thức này, các nước đang hoàn thiện hệ thống pháp luật trên không gian mạng. Chúng ta có thể học hỏi. Thí dụ về bảo vệ dữ liệu cá nhân thì EU đã ban hành luật và được nhiều nước coi như chuẩn; các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Google cũng đã được các nước quản lý thông qua các luật về thị trường và dịch vụ số. Việt Nam chúng ta cũng đang học hỏi để hoàn thiện thể chế, bộ máy trên không gian mạng

Nhưng chúng ta sẽ luôn phải đương đầu với các nguy cơ trên không gian mạng. Ngoài luật lệ thì mỗi chúng ta vẫn phải trang bị các kỹ năng số để sinh sống an toàn trong không gian mạng. Tai nạn, sự cố an ninh mạng vẫn sẽ xảy ra, nhưng đó cũng là cách để không gian mạng ngày một an toàn hơn. Vì không thể có rủi ro bằng 0 nên cách tiếp cận sẽ là quản lý rủi ro, tối thiểu rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì khả năng hồi phục là quan trọng nhất.

Việt Nam sẽ phải thịnh vượng trên không gian mạng và bởi vậy, Việt Nam phải trở thành cường quốc về an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của mình trên không gian mạng. Cường quốc về an ninh mạng thì cũng như cường quốc về quân sự trong thế giới thực.

Chúng ta có dùng cách tiếp cận đuổi kịp, tiến cùng rồi vượt lên trong chuyển đổi số không? Nếu chúng ta cứ đi sau về cái mới thì sẽ mãi mãi là người đi sau, không bao giờ thay đổi được thứ hạng quốc gia. Chỉ có đi đầu về cái mới thì mới có cơ hội bứt phá vươn lên thành nước phát triển.

Chuyển đổi số thì ta và tây đều mới như nhau. Cũng không có nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Các nước đã phát triển thì thường lại không hăng hái với cái mới vì họ đang yên ấm trong cái cũ. Chỉ có ai đang đói khát, khó khăn thì mới hăng hái với cái mới. Thí dụ, mobile money thì một nước châu Phi nghèo là Kenya đã ứng dụng cách đây 12 năm, nhưng đến tận năm 2020 thì Mỹ mới áp dụng. Việt Nam chúng ta không cần đợi ai, thấy hiệu quả là sử dụng, nhanh nhạy với cái mới để giải quyết các vấn đề của mình và vì thế mà thành người đi đầu. Vì đi đầu mà công nghệ mới sẽ di dời về Việt Nam, vì đi đầu mà nhân lực công nghệ thế giới sẽ di chuyển đến Việt Nam. Bởi vì những nguồn lực này luôn di chuyển đến đâu có thị trường. Bằng việc đi đầu về cái mới mà chúng ta tạo ra thị trường về cái mới. Thị trường luôn là thỏi nam châm. Thị trường cũng là nơi tạo ra công nghệ, hoàn thiện công nghệ. Có thị trường là có công nghệ, là phát triển được công nghệ chứ không phải như trước đây, có công nghệ thì mới có thị trường. Ngoài ra, bằng việc đi đầu mà chúng ta thành người giỏi nhất và thế giới sẽ phải đến Việt Nam học hỏi. Việt Nam trở thành trung tâm thế giới thông qua việc cho áp dụng cái mới, ứng dụng cái mới, dùng cái mới để giải quyết các bài toán của mình, dùng cái mới để phát triển đột phá.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (mic.gov.vn)

Giải pháp bảo vệ dữ liệu đám mây “Data First”

Việc thiếu giải pháp bảo vệ tối ưu cho dữ liệu trên các môi trường khác nhau, đặc biệt là môi trường điện toán đám mây (ĐTĐM), đã tạo ra những lo ngại, băn khoăn trong các đơn vị vận hành, cung ứng dịch vụ CNTT cho khách hàng.

Đánh giá toàn diện về quá trình chuyển đổi số cho chúng ta thấy có tới 98% tổ chức doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới nổi có liên quan tới đám mây như hạ tầng 5G, trí tuệ nhân tạo/máy học (AI/Machine Learning), ứng dụng đám mây đơn thuần, các ứng dụng SaaS, và container (môi trường đóng gói ứng dụng) trong lộ trình thúc đẩy chuyển đổi số tạo đà tăng trưởng.

Với các ứng dụng quan trọng như hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp/quản lý quan hệ khách hàng (ERP/CRM), kinh doanh thông minh (BI), hay thậm chí các ứng dụng văn phòng thuần túy, các doanh nghiệp ngày càng ưu tiên hướng triển khai dịch vụ đám mây. 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ sớm triển khai hệ thống BI trên đám mây công cộng (public cloud), trong khi con số này với ERP trên đám mây riêng (private cloud) là 46%.

Theo báo cáo của Enterprise Strategy Group (ESG) công bố cuối năm 2020 cho biết 94% chuyên gia CNTT hiện đang sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng và họ có kế hoạch đưa hầu hết tải việc quan trọng khác lên đám mây trong 5 năm tới.

Hạ tầng và dịch vụ đám mây đã trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển CNTT của doanh nghiệp, cung cấp nền tảng đa dạng, vững chắc để phát triển các ứng dụng dịch vụ mới, xử lý nhanh chóng các tiến trình quan trọng. Theo đó, lợi ích của tiếp cận môi trường đa đám mây đang trở nên rất rõ ràng.

Thách thức

Để hiểu rõ tác động của đám mây và sự phức tạp của các công nghệ tiên tiến đối với khả năng sẵn sàng bảo vệ dữ liệu, Dell Technologies đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin với hơn 1.000 lãnh đạo, những chuyên gia hoạch định CNTT trong doanh nghiệp.

Số liệu cho thấy thời gian ngừng hoạt động (down time), mất dữ liệu với các dịch vụ đám mây đã tăng tới 82% trong năm 2019. Cứ 10 người được hỏi thì 8 người tin rằng các công nghệ bảo vệ dữ liệu mà họ đang sử dụng không thể đáp ứng nhu cầu tương lai, cũng như không phù hợp với sự phát triển và cam kết chất lượng (SLA). Hơn một nửa trong số này đã phải rất vất vả tìm kiếm giải pháp bảo vệ dữ liệu cho các ứng dụng đám mây đơn thuần, ứng dụng SaaS và container.

Hệ thống giải pháp bảo vệ dữ liệu được Dell Technologies xây dựng hoàn chỉnh với chiến lược “Data First”.

Không ít các doanh nghiệp chọn sử dụng cùng lúc các giải pháp bảo vệ dữ liệu khác nhau trên môi trường điện toán đám mây. Việc này góp phần tạo ra những khó khăn nhất định trong việc kiểm soát, khai thác và khả năng vận hành hệ thống của chủ sở hữu.

Trung bình lượng dữ liệu bị mất trong 12 tháng lên tới 2,3 terabyte so với doanh nghiệp chỉ sử dụng một giải pháp bảo vệ dữ liệu, khiến chi phí khắc phục tăng tới 1 triệu USD. Cùng với đó, thời gian ngừng hoạt động lên tới 21 tiếng với chi phí khắc phục trên 881.000 USD. Điều đó có nghĩa những tổ chức sử dụng kết hợp các giải pháp bảo vệ dữ liệu khác nhau chịu tổn thất gấp 5 lần (5x) so với những tổ chức sử dụng một giải pháp bảo vệ dữ liệu thống nhất. Bên cạnh đó, họ phải gánh chi phí trung bình cao gần gấp đôi (2x) cho việc downtime hệ thống ngoài kế hoạch.

Giải pháp bảo vệ “Data First”

Trước thực tế này, Dell Technologies đã xây dựng một hệ thống giải pháp bảo vệ dữ liệu hoàn chỉnh với chiến lược “Data First” (Dữ liệu là trên hết) cho các khách hàng của mình. Danh mục bảo vệ dữ liệu hiện đại và đã được kiểm chứng của Dell Technologies cho phép khách hàng bảo vệ một cách hiệu quả khối lượng công việc bất kỳ, đồng thời đảm bảo khả năng sao lưu khôi phục dữ liệu trên bất kỳ mỗi trường nào, từ các thiết bị ngoại vi, hệ thống lõi và các môi trường điện toán đám mây (công, tư, lai ghép) (private, public, hybrid). Thống kê chưa chính thức cho thấy tổng cộng có hơn 2,7 tỷ gigabyte dữ liệu doanh nghiệp quan trọng đang được Dell Technologies bảo vệ.

Giải pháp bảo vệ dữ liệu Data Protection của Dell Technologies cho đa đám mây (multi-cloud) giúp giải quyết hàng loạt thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Ngoài đơn giản hóa quản lý bằng một hệ thống tập trung đồng nhất, giải pháp này còn giảm thiểu rủi ro và chi phí triển khai, tăng khả năng đáp ứng và thích ứng, đồng thời giúp bảo vệ, sao lưu và phục hồi dữ liệu nhanh chóng hơn.

Dell Technologies triển khai công nghệ đã được chứng thực cho bảo vệ dữ liệu trên các môi trường điện toán đa đám mây, không chỉ mang lại hiệu quả triển khai tốt hơn mà còn giúp mở rộng quy mô dễ dàng khi doanh nghiệp có nhu cầu. Bất kể doanh nghiệp đang trong tiến trình chuyển đổi số nào, Dell Technologies đều có thể cung cấp giải pháp bảo vệ dữ liệu đám mây phù hợp để các đơn vị này tự tin triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ tốt nhất ra bên ngoài.

 ND

 

Làm việc từ xa cần sự hỗ trợ nguồn lực công nghệ

Cứ 10 nhân viên thì có 8 người (chiếm 81%) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) cho rằng họ đã sẵn sàng để làm việc từ xa dài hạn nhưng đồng thời cũng thể hiện một số quan ngại khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân bị xoá nhoà.

Đây là thông tin được nghiên cứu mới về mức độ sẵn sàng của nhân viên tại châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) khi phải làm việc từ xa trong dài hạn của Dell Technologies, với việc công bố Bảng chỉ số khảo sát “Sẵn sàng làm việc từ xa” (Remote Work Readiness, viết tắt là RWR).

Khảo sát hơn 7.000 chuyên gia từ 18 tuổi trở lên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Bảng chỉ số RWR thu thập quan điểm và cảm nghĩ của nhân viên về làm việc từ xa trong dài hạn, cũng như nhu cầu về công nghệ và hỗ trợ liên quan đến nguồn nhân lực đang vai trò quan trọng trong việc triển khai làm việc từ xa hiệu quả.

Theo nghiên cứu cho thấy, các chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải thấu hiểu được những thách thức các nhân viên đang phải đối mặt và cung cấp những nguồn lực cần thiết để mang lại hiệu quả tốt khi làm việc từ xa trong dài hạn.

Bàn về nỗ lực của doanh nghiệp trong vấn đề cung cấp những nguồn lực công nghệ cần thiết để làm việc từ xa, chỉ một nửa số nhân viên được khảo sát (chiếm 50%) cảm thấy chủ doanh nghiệp thật sự tận tâm.

Trong quá trình khảo sát khi giãn cách xã hội diễn ra, các nhân viên được khảo sát chỉ ra vấn đề không ổn định về mạng, bao gồm hạn chế về băng thông (31%), đây là thử thách lớn nhất về công nghệ mà họ gặp phải. Họ cũng gặp khó trong việc truy xuất nguồn tài nguyên nội bộ của công ty (29%) và phải sử dụng trang thiết bị cá nhân để phục vụ cho công việc (28%).

Từ thực tế trên, các nhân viên chia sẻ họ muốn chủ doanh nghiệp cung cấp các dụng cụ hoặc trang thiết bị làm việc (39%) và cần đảm bảo họ có thể truy xuất vào nguồn tài nguyên nội bộ của doanh nghiệp (36%).

Về vấn đề hỗ trợ nguồn nhân lực, các nhân viên được khảo sát ở khu vực APJ chỉ ra rằng thiếu giao tiếp trực tiếp chính là thử thách hàng đầu (41%). Những vấn đề nổi cộm khác còn có các buổi đào tạo và phát triển, bao gồm hướng dẫn sử dụng các công cụ ảo (39%), thiếu các buổi hướng dẫn làm việc từ xa cũng như các chính sách và hướng dẫn không còn phù hợp khi làm việc từ xa (38%).

Để có thể triển khai làm việc từ xa hiệu quả trong dài hạn, các nhân viên được khảo sát mong muốn có các buổi đào tạo và phát triển, bao gồm hướng dẫn sử dụng các công cụ ảo (48%), đào tạo những phương pháp làm việc từ xa hiệu quả (47%) và các sáng kiến liên kết đội nhóm (46%).

Ông Jean-Guillaume Pons, Phó Chủ tịch, Nhóm các giải pháp cho khách hàng, khu vực APJ của Dell Technologies chia sẻ: “Các sự kiện trong năm 2020 đã hoàn toàn thay đổi cách thức chúng ta làm việc khi yếu tố địa điểm và thời gian không còn mang tính ràng buộc, thay vào đó kết quả sẽ nói lên tất cả. Sắp xếp làm việc từ xa và/hoặc kết hợp cả tại văn phòng và tại nhà đang dần trở thành một hiện thực mới, dẫn đến việc doanh nghiệp trang bị cho nhân viên những công nghệ cần thiết cũng như hỗ trợ liên quan đến nguồn nhân lực trở nên cấp thiết.”.

Sự sẵn sàng về công nghệ, khả năng lãnh đạo và một văn hoá vững mạnh là những yếu tố thiết yếu giúp các đội nhóm hoàn thành tốt công việc của họ. Dell có thể hỗ trợ một môi trường làm việc linh hoạt, di động và bảo mật dựa trên chương trình Connected Workplace. Chúng tôi khuyến khích các chủ doanh nghiệp tham khảo những phương pháp làm việc từ xa hiệu quả nhất và chủ động cải tiến chúng để tạo ra một môi trường làm việc mới”, ông Pons nói thêm.

ND

VoLTE là gì? Tại sao thuê bao 4G của Mobi, Vina, Viettel nên bật?

Khi sử dụng mạng 4G dù là của MobiFone, Viettel hay VinaPhone trên smartphone 4G, người dùng nên kích hoạt thêm VoLTE.

VoLTE là gì?

VoLTE là tên viết tắt của Voice Over LTE hay còn có các tên gọi khác như HD Call, Voice HD… là dịch vụ thoại chất lượng cao của mạng di động (Viettel, VinaPhone, MobiFone,... đều đang hỗ trợ) khi sử dụng mạng 4G. VoLTE cho phép cả dịch vụ gọi điện và dữ liệu được thực hiện trên mạng 4G, nghĩa là bạn có thể sử dụng Internet ngay cả khi đang thực hiện cuộc gọi.

VoLTE giúp nâng cao chất lượng cuộc gọi.

Theo các nhà mạng, cuộc gọi tiêu chuẩn (Standard Call) trước đây chỉ sử dụng dải tần âm thanh hẹp (narow band) ở mức 300Hz - 3.4kHz. Song với VoLTE, dải tần âm thanh mở rộng (wide band) lên đến 50Hz - 7kHz, nâng tầm cuộc gọi lên độ phân giải cao (HD Voice Call).

Băng tần của VoLTE không chỉ lớn gấp đôi những cuộc gọi xưa cũ, mà còn gần gũi hơn với dải tần 80Hz - 14KHz của giọng nói con người (Human Voice). Do đó, cuộc gọi VoLTE bắt được cả âm cao, âm trầm, lẫn âm sắc của người nói. Cuộc trò chuyện qua chiếc smartphone nghe to, rõ, trong trẻo và tự nhiên hơn, như thể người ở đầu dây bên kia đang ngồi ngay bên cạnh bạn.

Những giá trị VoLTE mang lại

Khử tạp âm, tiếng ồn tại môi trường thực hiện cuộc gọi

Dịch vụ thoại VoLTE với dải tần rộng gấp đôi còn giúp lọc tạp âm và giảm nhiễu ồn. Hầu hết người dùng cho biết, những cuộc gọi gấp gáp khi đang lái xe máy trên đường, gọi cho bạn bè ở chốn đông người, đàm thoại giữa trời mưa, nơi công trường ồn ào hay bên bờ biển rì rào sóng vỗ... đều không nghe thấy tiếng ồn nền xung quanh.

Đặc biệt, VoLTE khử tiếng vang rất tốt. Nếu bạn từng khó chịu bởi những cuộc gọi vọng tiếng, nhại âm, giọng nói dội lại bất thường... thì với VoLTE, điều này hầu như không xảy ra.

Thời gian kết nối cuộc gọi nhanh

Các cuộc gọi trước đây dùng giải pháp CS Fallback và chỉ hoạt động trên nền tảng mạng 2G/mạng 3G. Dù bạn đang dùng 4G truy cập data, khi bấm nút gọi đi hoặc nhận cuộc gọi đến, cột sóng 4G trên điện thoại sẽ tự động chuyển về 2G/3G để thực hiện cuộc gọi.

 Với cuộc gọi VoLTE, khi thao tác gọi đi/gọi đến, điện thoại vẫn sử dụng mạng 4G. Dịch vụ VoLTE khai thác lợi thế tốc độ cao vượt trội của mạng 4G, độ trễ truyền dữ liệu (Ping) qua mạng 4G chỉ 10 - 25ms, ít hơn nhiều lần so với mức 100ms của mạng 3G. Vì vậy, thời gian kết nối cuộc gọi VoLTE chỉ mất trung bình 2,7 giây, thay vì 6 giây như trước đây.

Tiết kiệm pin

VoLTE khai thác lợi thế tốc độ cao của mạng 4G, tiết kiệm tài nguyên pin hơn các cuộc gọi trên nền tảng 2G/3G cũ. Trước đây, Nokia Smart Labs từng đánh giá hiệu năng của dịch vụ thoại này, và nhận thấy VoLTE ngốn ít pin hơn 30 - 50% so với các cuộc gọi VoIP (Thoại qua IP) thông thường. Dịch vụ VoLTE của nhà mạng không chỉ đảm bảo được độ ổn định, mà còn giúp điện thoại tiết kiệm pin nhiều hơn thế nữa.

Cách kích hoạt VoLTE

Trên iPhone: Vào Settings (Cài đặt) > Cellular (Mạng di động) > nhấn vào tên nhà mạng ở nhóm Cellular Plans (Gói cước di động) > chọn 4G cho mục Voice & Data (Thoại & Dữ liệu), đồng thời kích hoạt thêm tùy chọn VoLTE.

Trên smartphone Android: Vào Settings (Cài đặt) > Mobile network (Mạng di động) > Mobile data (Dữ liệu di động) > Kích hoạt chức năng 4G và VoLTE calls.

Nguồn: Ngọc Phạm (tổng hợp)/danviet.vn

https://danviet.vn/volte-la-gi-tai-sao-thue-bao-4g-cua-mobi-vina-viettel-nen-bat-50202118314594448.htm

Các ứng dụng 5G đã được triển khai trong hơn 20 ngành

Trước thềm Hội nghị Di động Thế giới MWC Thượng Hải 2021, Ryan Ding, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Nhóm kinh doanh nhà mạng của Huawei đã có trao đổi về "5G thắp sáng tương lai" tại cuộc họp báo với giới phân tích và truyền thông.

Hỗ trợ 300 mạng tại 170 quốc gia

Ông Ding bắt đầu cho biết năm 2020, Huawei đã hỗ trợ hoạt động ổn định cho hơn 300 mạng tại hơn 170 quốc gia và giúp các nhà mạng cung cấp dịch vụ trực tuyến và giảm thiểu tác động của đại dịch đối với hoạt động kinh doanh của họ. Hợp tác với Huawei, các nhà mạng đã thu hút 22 triệu người dùng băng thông rộng không dây gia đình mới trên toàn thế giới. Nhờ đó, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế từ xa và làm việc tại nhà. 

Hơn 140 mạng 5G thương mại đã được triển khai tại 59 quốc gia. Theo đó ông Ding cho biết hơn 50% trong số này do Huawei xây dựng. Hệ sinh thái cũng đang trưởng thành. Tại Trung Quốc, hơn 68% điện thoại thông minh xuất xưởng trong năm 2020 là điện thoại 5G. Hơn 200 mô-đun 5G và thiết bị công nghiệp hiện đã có sẵn, hỗ trợ ứng dụng 5G trong nhiều ngành công nghiệp. 

Ông Ryan Ding

Theo báo cáo trong năm 2020 từ các bên thứ ba, bao gồm IHS, P3, OpenSignal và Meqyas, các mạng 5G tốt nhất ở Seoul, Amsterdam, Madrid, Zurich, Hồng Kông và Riyadh đều là mạng do Huawei xây dựng. Ding nhấn mạnh rằng trải nghiệm mạng lưới tuyệt vời là nền tảng của sự thành công trong kinh doanh và 6 thành phố này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về đổi mới hợp tác giữa chúng tôi với các nhà mạng.

Ví dụ: bằng cách triển khai 64T64R AAU của Huawei và các thuật toán đa anten hàng đầu, LG U + đã đạt được hiệu suất phổ cao hơn và trải nghiệm mạng tốt hơn 25% so với các nhà khai thác khác. Với Huawei’s Blade AAU, có thể hoạt động ở cả Sub3G và C-Band, Sunrise đã rút ngắn thời gian xây dựng trạm từ 24 tháng xuống còn 6 tháng và là nhà khai thác duy nhất có 5 xếp hạng xuất sắc liên tiếp ở Thụy Sĩ. 

5G đang trở thành một phần của quy trình sản xuất cốt lõi trong các ngành công nghiệp.

Nhìn về phía trước, ông Ding lạc quan về triển vọng triển khai quy mô lớn các ứng dụng công nghiệp 5G vào năm 2021. Các ứng dụng 5G đã được triển khai trong hơn 20 ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hậu cần....

Ông Ding chỉ ra các ví dụ ở Trung Quốc, nơi các ứng dụng công nghiệp 5G đã chứng tỏ giá trị của chúng, chẳng hạn như trong khai thác than, luyện thép và sản xuất, nơi việc sử dụng 5G, giúp sản xuất an toàn hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.

Ông Ding nhấn mạnh rằng, ''5G không còn dành cho những người dùng đầu tiên nữa, nó đang cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta”.

Năm 2021 sẽ là năm đầu tiên có các ứng dụng công nghiệp 5G quy mô lớn. Các nhà mạng sẽ cần các khả năng mới trong việc lập kế hoạch, triển khai, bảo trì, tối ưu hóa và vận hành mạng để đạt được “0 đến 1” và nhân rộng thành công từ 1 đến nhiều. Huawei sẽ có các cuộc triển lãm và thảo luận chuyên sâu về các chủ đề này với các bên liên quan trong ngành trên nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến tại Hội nghị MWC Thượng Hải sắp tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới để giúp khách hàng của mình xây dựng mạng 5G tốt nhất và đạt được thành công lớn hơn trong kinh doanh''.

ND

Tái định nghĩa môi trường làm việc với các mẫu máy tính cá nhân, trải nghiệm phần mềm mới

Dell Technologies chính thức giới thiệu các sản phẩm và phần mềm mới nhằm tái định nghĩa trải nghiệm làm việc và mang đến hiệu suất tốt nhất.

Với một loạt sản phẩm thông minh, nâng cao tính hợp tác và phát triển bền vững mới, Dell đang thực hiện chuyển đổi trải nghiệm làm việc giúp người dùng làm việc linh hoạt hơn, dù ở bất kỳ đâu.

Ông Ed Ward, Phó Chủ tịch Cấp cao, Nhóm Sản phẩm Khách hàng, Dell Technologies, chia sẻ: “Kỳ vọng của người dùng vào công nghệ tiếp tục phát triển. Chính vì vậy chúng tôi đã vượt qua giới hạn để tạo ra những thiết bị cung cấp những trải nghiệm tốt hơn và hòa hợp nhiều hơn với đời sống của chúng ta. Những chiếc PC thông minh mới của chúng tôi mang đến khả năng làm việc thông minh hơn và làm việc nhóm dễ dàng hơn, giúp tất cả mọi người phát huy hết tiềm năng trong công việc. Bảo mật, bền vững và thông minh chính là tương lai của các mẫu PC”. 

Chủ tịch và Giám đốc Phân tích, TECHnalysis Research, ông Bob O’Donnell cho biết: “Ngành công nghiệp PC vừa đạt đỉnh cao nhất trong vòng 6 năm qua với xấp xỉ 300 triệu chiếc được bán ra trong năm 2020. Trong tương lai, trải nghiệm người dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân định người thắng cuộc trên thị trường. Những thiết bị được thiết kế để hoàn thành công việc dễ dàng hơn, giúp chúng ta hợp tác làm việc và kết nối là yếu tố cần phải có để có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi. Cuối cùng, những thiết bị này phải được tích hợp khả năng bảo mật để mang đến sự an tâm cho người dùng”. 

Máy tính thông minh giúp nâng cao năng suất và khả năng làm việc nhóm

Những thiết bị thông minh học hỏi và phản hồi qua quá trình bạn làm việc để cải thiện trải nghiệm công nghệ. Dell hiện đại hóa những dòng sản phẩm thương mại thông qua Dell Optimizer - phần mềm sử dụng trí thông minh nhân tạo và máy học để tự động hiệu chỉnh hiệu năng của ứng dụng, thời lượng pin, chất lượng âm thanh và kết nối.

Những tính năng mới nhất của phần mềm Dell Optimizer giúp nâng cao kết nối và trải nghiệm làm việc nhóm trên các thiết bị mới của Dell. Tính năng khử tiếng ồn thông minh và tự động tắt tiếng giúp làm việc cùng đồng nghiệp trở nên thuận tiện hơn, các tính năng kết nối thông minh như ExpressConnect luôn ưu tiên băng thông cho các ứng dụng hội thoại nhằm tránh tình trạng mất kết nối.

Được thiết kế nhằm mục đích trở thành một chiếc PC hỗ trợ làm việc nhóm với trải nghiệm kết nối với hợp tác nhóm tốt nhất, sản phẩm Latitude 9240 được tích hợp bộ loa công suất lớn và camera được cải tiến để có thể tự động điều chỉnh ánh sáng và làm mờ phông nền, qua đó giúp người dùng tự tin trong những cuộc họp truyền hình.

Đây cũng là mẫu máy đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Intel® Visual Sensing Technology mang đến khả năng tự động đánh thức và khóa máy đáng tin cậy hơn, từ đó khởi đầu công việc nhanh hơn; Đa nhiệm tốt hơn với các chuẩn kết nối nhanh như WiFi 6E hay 5G LTE; Tản nhiệt tân tiến và bộ vi xử lý Intel Core vPro thế hệ 11 (ra mắt trong tháng 1/2021), dựa trên nền tảng Intel® Evo™, cung cấp hiệu năng cao hơn và đơn giản hóa khả năng quản lý.

Latitude 7520 là một sản phẩm dành cho những người dùng yêu thích không gian hiển thị lớn với màn hình 15”, độ phân giải 4K UHD và tùy chọn camera FHD. 

Sản phẩm Dell 34 Curved Video Conferencing đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trên nền tảng Microsoft Teams. Hai mẫu màn hình 24” và 27” cũng hỗ trợ bảo mật nhận diện khuôn mặt và ra lệnh rảnh tay để mang đến sự an toàn và tiện dụng.

Nhằm bảo vệ mắt của người dùng, một giải pháp giảm thiểu ánh sáng xanh nhưng vẫn giữ được màu sắc chân thật có tên ComfortView Plus được Dell tích hợp sẵn trong các mẫu màn hình họp truyền hình như Dell UltraSharp 40 Curved WUHD – một sản phẩm màn hình cong 40” 525kvà các sản phẩm Latitude mới.

Vì hành trình của chúng ta và vì chính bạn

Nằm trong kế hoạch tạo ra tác động xã hội qua chương trình Progress Made Real, Dell kết hợp các giải pháp bền vững, nguyên liệu và đóng gói trong các mẫu PC thương mại mới. Với cam kết của Dell về tính phát triển bền vững trong thiết kế, hiệu năng và thu hồi, người dùng có thể tự tin mua sắm, sử dụng và tái chế các sản phẩm của Dell.

Thiết kế của dòng Latitude 5000 và mẫu Precision 3560 mới sử dụng nhựa sinh học từ chất thải của cây. Được sản xuất bằng việc sử dụng một sản phẩm phụ trong quy trình sản xuất giấy gọi là ‘cao dầu’ (tall oil), những thiết bị này có nắp chứa 21% hàm lượng nhựa sinh học, và theo như dự đoán và mục tiêu của chúng tôi đến năm 2030, hơn một nửa hàm lượng trong sản phẩm sẽ được làm từ vật liệu tái chế hoặc tái tạo.

Bằng việc tập trung vào phần nặng nhất trên thiết bị - nắp - Dell có thể tạo ra tác động bền vững lớn nhất từ trước đến nay, giảm lượng khí thải carbon, nước và năng lượng của sản phẩm, trong khi vẫn duy trì được các tiêu chuẩn của Dell về sự bền bỉ, hiệu năng cao và đáng tin cậy. Dell dự đoán các vật liệu tái chế và tái tạo trên dòng Latitude 5000 sẽ: Giảm lượng khí thải CO2 tương đương với việc di chuyển 24,2 triệu dặm trên xe (tức hơn 971 lần vòng quanh Trái Đất); Tiết kiệm năng lượng đủ để cung cấp cho 5.564 hộ gia đình trong 1 năm; Tiết kiệm đủ nước để đổ đầy 226 hồ bơi chuẩn Olympic

Tất cả các mẫu PC và màn hình thương mại mới đều đạt chứng chỉ ENERGY STAR®, cũng như chứng chỉ Vàng và Bạc từ EPEAT® trong việc tiết kiệm năng lượng.

Bảo mật từ sâu bên trong hệ thống

Phương án tiếp cận được Dell áp dụng lâu nay là tập trung vào việc xây dựng khả năng bảo mật thông minh và tự động hóa sâu bên trong hệ thống để mang đến những sản phẩm PC thương mại an toàn. Hiện nay, quy trình bảo mật của Dell Technologies bắt đầu từ nhà máy thông qua việc kiểm tra chuỗi cung ứng và kiểm soát tính toàn vẹn của sản phẩm, cho đến các biện pháp bảo vệ được tích hợp sẵn nhằm phát triển, phản hồi và chống lại các đợt tấn công nguy hiểm từ lớp bên dưới hay lớp bên trên hệ điều hành.

Sản phẩm Latitude 9420 và 9520 được trang bị những tính năng bảo mật cao cấp như SafeShutter, màn trập tự động mở hoặc đóng webcam bằng cách đồng bộ với các ứng dụng họp truyền hình, qua đó giúp người dùng có thể tự tin làm việc ở bất kỳ đâu mà không lo lắng về vấn đề bảo mật. Người dùng có thể kiểm soát sự riêng tư thông qua phím điều khiển mic và âm thanh. 

Thiết kế thông minh, định hình lại không gian làm việc

Dell tiếp tục tinh chỉnh thiết kế của sản phẩm để mang đến sự hài hòa cho các văn phòng tại gia. Tiếp tục sử dụng thiết kế dạng module ẩn PC bên trong chân màn hình từng đoạt được giải thưởng, sản phẩm OptiPlex 3090 Ultra mới là giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức giáo dục. Trong khi OptiPlex 7090 Ultra hỗ trợ xuất 4 màn hình cùng lúc ở độ phân giải 4k.

Hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Giải pháp Hợp nhất Không gian làm việc (Unified Workspace) của Dell Technologies hỗ trợ các doanh nghiệp trong hành trình hiện đại hóa. Từ triển khai, bảo mật, quản lý, cho đến hỗ trợ, giải pháp Hợp nhất Không gian làm việc cung cấp một giải pháp được nhiều doanh nghiệp tin dùng để hiện đại hóa môi trường đầu cuối và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.

Dell PCaaS cung cấp những thiết bị tối tân nhất với dịch vụ chăm sóc trọn đời bao gồm hỗ trợ, phần mềm và chịu trách nhiệm thải bỏ với chi phí hợp lý và định trước mỗi tháng. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể thay đổi thiết bị mới sau mỗi 36 tháng trong khi vẫn đảm bảo nhân viên có thiết bị phù hợp để đạt năng suất và làm việc nhóm ở bất kỳ đâu.

ND

Sự thiếu hụt công nghệ có thể nhanh chóng làm gia tăng căng thẳng

Những diễn biến bất ngờ trong năm nay đã mang đến cho mọi người nhiều cảm xúc về công nghệ. Hồi tháng 3, do tình hình phức tạp của dịch bệnh, chúng ta bắt buộc phải thay đổi cách thức làm việc.

Nhưng rồi những gì mọi người trải qua là sự mệt mỏi qua các cuộc họp video trực tuyến, mất kết nối và không được tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ ai, một nhu cầu quan trọng đối với mọi cá nhân và tập thể.

Với những kinh nghiệm về công nghệ sẵn có, Dell Technologies đã tiến hành một nghiên cứu từ đầu năm, lúc công việc vẫn diễn ra bình thường tại văn phòng. Nghiên cứu đầu tiên có tên Brain on Tech của chúng tôi đã cho thấy được mối liên hệ giữa công nghệ, hiệu suất làm việc và cảm xúc của chúng ta.

Vậy làm cách nào để đo lường sức ảnh hưởng của công nghệ lên con người? Câu trả lời là bằng công nghệ. Thí nghiệm ứng dụng khoa học thần kinh lần đầu tiên của Dell sử dụng tai nghe cảm biến để theo dõi sóng não của người tham gia. Bằng việc theo dõi hoạt động và phản ứng theo các tình huống cụ thể, chúng tôi có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của công nghệ đến khả năng làm việc và sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Các thông tin chi tiết từ nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có thể hành động ngay để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, hay nói cụ thể hơn là làm việc vui vẻ và năng suất hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng kiệt sức.

Từ việc lên kế hoạch tiếp nhận công việc cho nhân viên mới với Phòng Nhân sự (HR), cho đến việc Phòng CNTT giải quyết những tình huống cấp bách - khách hàng của chúng tôi nỗ lực để mang đến trải nghiệm phù hợp cho nhân viên, vì vậy chúng tôi muốn hỗ trợ và đồng hành cùng họ trong hành trình này.

Hiệu quả trong công việc

Hiện nay, các nhân viên đang làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, với những trải nghiệm và các quy trình khác nhau, tùy theo vị trí địa lý và kết nối. Trong những tình huống này, sự thiếu hụt công nghệ có thể nhanh chóng làm gia tăng căng thẳng, nhất là khi họ không được tiếp cận trực tiếp với CNTT một cách dễ dàng.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: Sử dụng công nghệ phức tạp làm người sử dụng căng thẳng hơn gấp bội so với việc sử dụng một công nghệ tốt, phù hợp để hoàn thành công việc tương ứng. Mức độ gia tăng căng thẳng thậm chí còn cao hơn việc yêu cầu một người hát một bài hát lạ lẫm giữa chốn đông người trong khi họ chưa sẵn sàng.

Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người tham gia khảo sát giải tỏa căng thẳng đáng kể khi được sử dụng những công nghệ hiệu quả hơn.

Nghiên cứu cho ta thấy rõ ràng những công nghệ tốt sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, nhưng khi đưa ra những quyết định về công nghệ, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề nhức nhối đối với nhân viên. Có thể kể đến như thay đổi mật khẩu, khóa hệ thống và kết nối mạng. Hợp nhất trải nghiệm người dùng cuối có thể giải quyết vấn đề này. Báo cáo và quản trị tập trung trên nhiều thiết bị - thuộc sở hữu của tập đoàn và người dùng – cũng là một lựa chọn.

Tại Dell, chúng ta giải quyết vấn đề bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp với những hệ sinh thái hỗn hợp, mang đến khả năng bảo mật và hiệu quả cao trong công việc cho dù làm việc ở bất kỳ đâu.

Hướng tiếp cận CNTT lấy nhân viên làm trọng tâm của chúng tôi bắt đầu với Dịch vụ Tư vấn Workforce Persona Consulting Services, nơi chúng tôi mang đến cho nhân viên những thiết bị dễ sử dụng, thiết bị ngoại vi, các ứng dụng và những trải nghiệm phù hợp nhất với vai trò và phong cách làm việc của họ.

Thông qua giải pháp Unified Workspace (Hợp nhất Không gian làm việc) của Dell Technologies, Giám đốc CNTT có thể triển khai, bảo mật, quản lý và hỗ trợ các thiết bị kể trên bất kể nhân viên làm việc ở đâu. Chúng tôi có thể giao các thiết bị và phần cứng mới đến cửa nhà của nhân viên, cung cấp cho họ một trải nghiệm làm việc xuyên suốt.

 Ngay cả những trải nghiệm nhỏ nhất cũng rất quan trọng

Việc ứng dụng công nghệ ít hay nhiều cũng có những ảnh hưởng khác đến cảm xúc của nhân viên.

Trong Brain on Tech, chúng tôi đã nghiên cứu trải nghiệm đăng nhập bằng mật khẩu để đánh giá sự ảnh hưởng của một vấn đề phổ biến “Tôi không thể đăng nhập và làm việc được”. Và đây là kết quả chúng tôi thu được: Thất bại trong việc điền mật khẩu để truy xuất máy tính dưới áp lực thời gian làm tăng căng thẳng lên đến 31% trong vòng 5 giây. Sự căng thẳng này còn ảnh hưởng đến những công việc sau đó, làm giảm hiệu suất của nhân viên, khiến họ không thể bình tĩnh.

Vậy làm sao để mật khẩu trở nên đơn giản hơn? Để đảm bảo nhân viên có những trải nghiệm liền mạch và dễ dàng khi đăng nhập, Dell đã tạo ra Express Sign-in (Đăng nhập nhanh), một tính năng sẽ khóa thiết bị khi bạn rời khỏi máy và lập tức tự động mở khóa khi bạn quay trở lại bằng việc sử dụng công nghệ sinh trắc học. Kết hợp tính năng đó với truy cập theo ngữ cảnh và đơn giản hóa việc thay đổi mật khẩu thông qua Dell Technologies Unified Workspace, sẽ giúp cho trải nghiệm của nhân viên trở nên thân thiện hơn rất nhiều.

Giữ sự tươi mới để đảm bảo hiệu năng tốt nhất

Những người làm CNTT có một chủ đề đã bàn luận từ rất lâu, đó là Tổng Chi phí Sở hữu (Total Cost of Ownership – TCO). Chúng ta đều biết rằng hiện nay việc tăng cường khả năng quản lý và bảo mật giúp phòng IT có thể làm mới phần cứng thường xuyên hơn; nhưng chúng ta sẽ định lượng năng suất và sự hạnh phúc của nhân viên bằng cách nào?

Các doanh nghiệp đầu tư và cung cấp các công nghệ tốt đến lực lượng lao động có thể gặt hái được những lợi ích để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Sự kết hợp giữa năng suất và hạnh phúc có thể đơm hoa kết trái khi công nghệ đủ tốt. Nghiên cứu của Brain on Tech cho thấy:

Hãy cẩn thận với bảo mật: Ngoài những ảnh hưởng đến nhân viên, công nghệ lỗi thời có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công mạng. Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp hãy tránh việc kéo dài thời gian sử dụng công nghệ (cả phần mềm và phần cứng) quá vòng đời 3 năm để bắt kịp với những thay đổi qua các thiết bị nhanh và bảo mật hơn. Các doanh nghiệp cũng có thể chống lại các cuộc tấn công tấn công ngầm ở cấp độ BIOS với Dell SafeBIOS.

Thông minh hơn: “WOW, tôi đã không nghĩ rằng mình cần đến nó.”

Bạn có muốn mang nhiều lựa chọn hơn đến cho các nhân viên, hay bạn muốn giải quyết các vấn đề mà họ không nghĩ rằng có thể xử lý được? Trong thế giới đa nghiệm ngày nay, các mẫu máy tính cá nhân được cài đăt rất nhiều ứng dụng và phần mềm có thể giúp người dùng thực hiện ba công việc cùng một lúc như trả lời email, hoàn thành dự án và giao tiếp với đồng nghiệp cũng như khách hàng. Những vấn đề phát sinh trong một luồng công việc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và thái độ của nhân viên.

Có bao giờ bạn cuống lên vì mất một tập tin quan trọng? Ý nghĩ mất đi thành quả làm việc khiến nhịp tim của tôi tăng khi gõ phím. Nhưng chuyện đó là có thật, thông qua những con số mà Brain on Tech của chúng tôi đo lường được. Ví dụ, việc mất dữ liệu bảng tính khiến mức độ căng thẳng của nhân viên tăng 17% chỉ trong 8 giây.

Để khắc phục vấn đề phổ biến trong việc cân bằng hiệu năng của ứng dụng và thiết bị, Dell đã tích hợp Dell Optimizer, một phần mềm tối ưu hóa bằng AI (trí thông minh nhân tạo) để học và phản hồi theo cách nhân viên làm việc. Dell Optimizer được thiết kế để tự động cải thiện hiệu năng của ứng dụng, thời lượng pin và điều chỉnh âm thanh tự động để mang đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch nhất.

Và tiếp tục trong việc tự động hóa để cải thiện công nghệ tốt hơn, Dell cũng có SupportAssist, một công nghệ hỗ trợ tự động và tiên đoán dựa trên AI. SupportAssist có thể theo dõi và sửa chữa thiết bị của bạn. Nếu phát hiện vấn đề, phần mềm sẽ chủ động thông báo đến bạn và Dell để có thể bắt đầu quá trình xử lý.

Mỗi ngày chúng tôi đều tập trung vào việc cung cấp công nghệ đến cho nhân loại, và nghiên cứu Brain on Tech của chúng tôi mang đến cho chúng ta một cách nhìn khác về lợi ích trong việc cải thiện trải nghiệm cho doanh nghiệp và nhân viên của bạn.

Đối với Dell, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường nghiên cứu để mang đến những trải nghiệm và những đổi mới về công nghệm, những điều vô cùng quan trọng tại thời điểm hiện nay.

Cile Montgomery