Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp gánh nặng về dữ liệu và khuyến nghị

Dữ liệu của Dell Technologies tại 45 quốc gia cho thấy một “nghịch lý về dữ liệu”: các doanh nghiệp (DN) cho biết họ cần thêm dữ liệu nhưng bản thân họ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiết xuất giá trị từ dữ liệu đang có.

Ảnh minh hoạ

Dell Technologies vừa công bố kết quả từ một nghiên cứu, do hãng ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam đang gặp khó khăn khi khối lượng dữ liệu ngày càng tăng.

Thay vì mang đến lợi thế cạnh tranh, dữ liệu trở thành gánh nặng bởi một loạt rào cản như khoảng cách các kỹ năng dữ liệu, kho chứa dữ liệu, các quy trình thủ công, kho lưu trữ nghiệp vụ, cũng như các vấn đề về bảo mật và riêng tư về dữ liệu. “Nghịch lý về Dữ liệu” này phát sinh do khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu vượt trội so với khả năng của các DN, công nghệ, nhân lực và quy trình.

 Những phát hiện này dựa trên khảo sát với sự tham gia của 4.000 người có quyền ra quyết định tại 45 quốc gia, và nghiên cứu Bảng Chỉ số Chuyển đổi số của Dell Technologies - một khảo sát đánh giá sự trưởng thành về số hóa của các DN trên toàn cầu. Bảng Chỉ số CĐS gần đây cho thấy vấn đề “Không thể trích xuất các thông tin chi tiết từ dữ liệu và/hoặc quá tải thông tin” chiếm vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng toàn cầu về rào cản chuyển đổi số, tăng 11 bậc so với năm 2016.

Nghịch lý về Nhận thức

73% người tham gia khảo sát từ Việt Nam cho biết DN của họ hoạt động dựa trên dữ liệu và “dữ liệu chính là mạch máu của công ty”. Nhưng chỉ có 18% cho thấy họ xem dữ liệu là yếu tố cốt lõi và sử dụng chúng xuyên suốt hoạt động của DN.

Để làm rõ về nghịch lý này, nghiên cứu đã phác thảo những thước đo khách quan về sự sẵn sàng về dữ liệu của DN.

Những kết quả cho thấy 91% các DN vẫn chưa phát triển đủ công nghệ và quy trình về dữ liệu, cũng như/hoặc văn hóa và kỹ năng về dữ liệu. Chỉ 9% DN được xếp hạng Data Champion: Những công ty thỏa mãn cả hai điều kiện trên (về công nghệ/quy trình và văn hóa/kỹ năng).

Nghịch lý “Mong muốn vượt xa Khả năng”

Theo nghiên cứu cho thấy, 76% DN cho biết họ thu thập thông tin nhanh hơn khả năng phân tích và sử dụng, tuy vậy, 67% DN cho rằng họ cần nhiều dữ liệu hơn khả năng hiện tại.

54% DN bảo vệ một lượng lớn dữ liệu của họ ở các trung tâm dữ liệu mà họ sở hữu hoặc kiểm soát, cho dù có nhiều minh chứng về lợi ích của việc xử lý dữ liệu tại vùng biên (nơi dữ liệu được thu thập)

Lãnh đạo chưa chú trọng vào dữ liệu: 74% DN cho rằng ban giám đốc vẫn chưa có những động thái hỗ trợ cụ thể để phục vụ cho chiến lược dữ liệu và phân tích của DN.

Chiến lược CNTT chưa phù hợp: 49% DN đang tập trung vào các hồ dữ liệu (data lake) mà chưa xem xét đến việc chuẩn hóa những gì đang có

Do vậy, sự bùng nổ của dữ liệu đang khiến công việc của nhiều DN trở nên khó khăn thay vì ngược lại: 71% DN than phiền họ sở hữu nhiều dữ liệu đến mức không thể đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và quy định, trong khi đó 70% cho rằng các đội nhóm làm việc đang quá tải bởi lượng dữ liệu đang có.

Ông Vũ Trần, Giám đốc Điều hành, Dell Technologies Việt Nam cho biết: “Trong thời điểm các DN đang phải chịu áp lực lớn trong việc CĐS để tăng tốc dịch vụ khách hàng, họ cần phải kết hợp hài hòa giữa việc thu thập thêm dữ liệu, đồng thời khai thác những dữ liệu hiện hữu. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, 39% doanh nghiệp cho rằng dịch bệnh đang gia tăng lượng dữ liệu họ cần thu thập, lưu trữ và phân tích. Trở thành một doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu là một chặng đường dài và họ sẽ cần đến những chỉ dẫn trong suốt cuộc hành trình này”.

Paradox Nghịch lý “thấy nhưng không làm”

Trong 18 tháng qua, lĩnh vực theo yêu cầu (on-demand) đã và đang mở rộng, từ đó bắt đầu cho một làn sóng mới của các DN sử dụng dữ liệu, dữ liệu ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, số DN đã chuyển phần lớn ứng dụng và cơ sở hạ tầng sang mô hình Như một Dịch vụ (as-a-Service) vẫn chiếm rất ít (24%). Mặc dù: 72% DN nhìn thấy cơ hội mở rộng để thay đổi nhu cầu của khách hang; 56% tin rằng việc này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh hơn; 54% dự đoán các DN sẽ có thể cung cấp các ứng dụng nhanh chóng và đơn giản (chỉ bằng một nút nhấn)

Mô hình theo yêu cầu sẽ giúp 78% các DN hiện đang vướng phải với một trong hai hoặc tất cả các rào cản sau đây để nắm bắt, phân tích và có hành động tốt hơn trên dữ liệu như: Chi phí lưu trữ cao; kho dữ liệu chưa được tối ưu hóa; hạ tầng CNTT lạc hậu; các quy trình quá thủ công để đáp ứng nhu cầu của DN.

Chuyển đổi gánh nặng dữ liệu thành lợi thế

Mặc dù hiện nay các DN đang gặp nhiều khó khăn, nhưng rất nhiều DN đã có những kế hoạch để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn: 53% dự định triển khai máy học ML để tự động hóa quá trình phát hiện dữ liệu bất thường, 54% mong muốn chuyển sang mô hình dữ liệu như một dịch vụ (data-as-a-service) và 38% dự định xem xét sâu hơn về hiệu suất của các tủ đĩa để tái cấu trúc cách họ xử lý và sử dụng dữ liệu trong vòng 1 đến 3 năm tới.

Theo đó, Dell khuyến nghị ba cách các DN có thể chuyển đổi gánh nặng dữ liệu thành lợi thế, đó là: Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT để đáp ứng được yêu cầu của dữ liệu tại vùng biên. Sự kết hợp này mang hạ tầng và ứng dụng của doanh nghiệp đến gần hơn nơi dữ liệu cần được thu thập, phân tích và đưa ra quyết định hành động – đồng thời tránh tràn dữ liệu bằng cách duy trì mô hình hoạt động đa đám mây đồng nhất; Tối ưu hóa “ống” dẫn dữ liệu để dữ liệu có thể “chảy” tự do và an toàn trong khi được tăng cường bởi công nghệ AI/ML.

ND

Nền kinh tế số sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD cho GDP ASEAN

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ số. ASEAN dự đoán nền kinh tế số sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD cho GDP khu vực. Dữ liệu của bên thứ ba cho thấy 132% dân số ở Đông Nam Á có kết nối di động, 463 triệu người sử dụng Internet. 

 

Tại Diễn đàn Nikkei-ISEAS về thương mại kỹ thuật số ở Đông Nam Á và ASEAN tập hợp các nhà lãnh đạo trong khu vực bao gồm Bộ Điều phối các Vấn đề Kinh tế, Indonesia, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ISEAS, Công ty tư vấn Honey và Huawei, ông Choi Shing Kwok, Giám đốc kiêm CEO, ISEAS - Viện Yokof Ishak nhận định: "Thương mại kỹ thuật số là một động lực đầy hứa hẹn cho thương mại của ASEAN, vốn đi hàng đầu trong đại dịch COVID-19 và chúng tôi hy vọng sẽ thắng thế sau đại dịch. Bằng cách giảm chi phí thương mại và tăng năng suất, các công nghệ số như IoT, AI và in 3D có thể tăng tốc độ tăng trưởng của thương mại ở các nước đang phát triển, bao gồm cả trong khu vực ASEAN, với 2,5 điểm phần trăm mỗi năm hoặc 22,5 điểm phần trăm từ 2021 đến 2030.

Có rất nhiều thỏa thuận thương mại khác nhau kết nối khu vực. Tầm quan trọng của sự hợp tác xây dựng hệ sinh thái thương mại kỹ thuật số đã được các đại biểu công nhận tại diễn đàn này.

Là một nhà ban hành chính sách, TS. Rudy Salahuddin, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Kỹ thuật số, Nhân lực và SME phối hợp, Bộ Kinh tế Indonesia, đã nêu rõ vai trò quan trọng của thương mại kỹ thuật số đang thúc đẩy nền kinh tế số, đặc biệt là trong việc phục hồi kinh tế. Ông cũng đề cập đến những thách thức của ASEAN trong khoảng cách cơ sở hạ tầng ICT và tỷ lệ ứng dụng ICT không đồng đều, trong đó các đối tác ICT bao gồm cả Huawei có thể hỗ trợ.

Ông Craig Burchell, Phó Chủ tịch cao cấp của các vấn đề thương mại toàn cầu của Huawei chia sẻ: "Thương mại kỹ thuật số tạo ra các cơ hội vàng để hỗ trợ các mục tiêu chung như phục hồi kinh tế khu vực và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu". Ông đã đề cập đến bản báo cáo về "Chi phí đảo ngược toàn cầu hóa thế giới thương mại" như là một tín hiệu cảnh báo về việc tách rời tương quan, và kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn cùng chính sách "Công nghệ cho Tất cả" để tối ưu hóa các dịch vụ số, như 5G, Cloud và AI, để cho phép các cơ hội kinh doanh mới.

Cần có những phát triển hơn nữa trên mặt trận thống kê để phát triển một thước đo có ý nghĩa về thương mại kỹ thuật số, Annabelle Mourounege, Trưởng bộ phận thương mại và năng suất tại OECD, cho rằng, "Điều này sẽ hỗ trợ phân tích dựa trên bằng chứng và thông báo các lựa chọn đầu tư của công ty và chính sách. Tất cả các nhân tố, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ và CNTT, cần phải tham gia vào trong môi trường thay đổi rất nhanh này. Sách trắng về Thương mại số của Huawei trong vấn đề này có rất nhiều sự đóng góp hữu ích cho cuộc tranh luận này.

Stephanie Honey, Giám đốc của Công ty Tư vấn Honey, lưu ý rằng mặc dù Đông Nam Á có cộng đồng kinh doanh kỹ thuật số và thị trường tiêu dùng sôi động, các quy tắc thương mại phân mảnh trong khu vực và bên ngoài đã khiến các doanh nghiệp không thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của nền kinh tế số. Sẽ rất cần có sự hợp tác, linh hoạt và sự tham gia đa bên trong việc phát triển các quy tắc thương mại kỹ thuật số mới và để tích hợp các phương pháp tiếp cận trên nhiều nền kinh tế càng tốt. Có rất nhiều thỏa thuận sáng tạo trong khu vực có thể được sử dụng như là mô hình, trong đó có Hợp tác kinh tế số giữa Singapore, New Zealand và Chile.

Tập trung các quy định xuyên suốt để tạo điều kiện cho nền kinh tế số

Tại diễn đàn, ý tưởng thúc đẩy hơn nữa các chính sách thương mại kỹ thuật số mở, toàn diện đã được các diễn giả công nhận. Theo TS. Rudy Salahuddin, các nhà hoạch định chính sách được đề xuất trên toàn khu vực nên tập trung vào các quy định xuyên suốt để tạo điều kiện cho nền kinh tế số và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích của thương mại số, với các chính sách bao gồm việc tạo thuận lợi cho thương mại, quản lý dữ liệu, bảo mật, hậu cần và an ninh mạng.

Với sự khác biệt về cách tiếp cận giữa các nền thương mại lớn nhất thế giới trên một số chủ đề kỹ thuật số, Craig Burchell nhấn mạnh: "Cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn về các quy định mới và quản trị tốt hơn của hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu, điều này sẽ được hưởng lợi từ cách tiếp cận toàn diện nhằm theo đuổi sự tồn tại đồng thời và khả năng tương tác hơn là hội tụ".

ND

TikTok - Kể chuyện thương hiệu theo cách riêng

Người dùng trở thành nhà sáng tạo nội dung. Video gần gũi, chân thực khiến người xem "quên" rằng mình đang xem quảng cáo... TikTok đang kể những câu chuyện thương hiệu theo một cách riêng như thế!

Biểu tượng TikTok. Ảnh THX/TTXVN

Đứng đầu về lượt tải cả trên App Store và Google Play, TikTok chưa bao giờ hết "hot" tại Việt Nam, nhất là với đối tượng thuộc thế hệ gen Z (những người sinh sau năm 1995). Với lượng phủ sóng từ những người nổi tiếng, đến các chị nội trợ, dân văn phòng, học sinh, sinh viên…, TikTok đã khẳng định thành công với những chiến lược marketing độc đáo.

Bình dân hóa marketing

Theo đại diện TikTok, nền tảng này từng có clip quảng cáo đạt nửa tỷ view (lượt xem) chỉ trong vòng 2 tuần. Đây là một con số đáng gờm đối với các chiến dịch quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội. Với TikTok, phải những cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đã từng trải nghiệm thì mới biết khả năng lan tỏa của các video thú vị hay "hashtag challenge" (hashtag thử thách - một hình thức marketing chỉ xuất hiện trên TikTok) ấn tượng đến mức nào.

TikTok dường như ghi điểm tuyệt đối với gen Z, một thế hệ ưa thích sự sáng tạo và thể hiện cá tính bản thân trên mạng xã hội. Từ những đoạn nhạc bắt tai cùng kho hiệu ứng thú vị, TikTok tạo ra một nơi để mọi người thoải mái chia sẻ video ngắn về bản thân, sở thích cá nhân, thậm chí chỉ là những điều ngớ ngẩn.
Được ưu ái hơn cả trong số các mạng xã hội hiện nay cũng bởi TikTok đã đánh trúng tâm lý “thích xem lười đọc” của đại đa số người dùng. Các video ngắn chỉ từ 15 đến 30 giây (nay có thể mở rộng tới 3 phút) đủ giữ chân người xem giải trí, ngay cả những người "cả thèm chóng chán".

TikTok dường như ghi điểm tuyệt đối với gen Z, một thế hệ ưa thích sự sáng tạo và thể hiện cá tính bản thân trên mạng xã hội. Nguồn: TikTok

Chưa dừng lại tại đó, TikTok còn cho phép người dùng tạo ra những video tương tác cùng bạn bè và cả thần tượng, người nổi tiếng. Đây là cách mà "hashtag challenge" vận hành. Nhãn hàng khởi động hashtag challenge với video nhạc bắt tai do những người nổi tiếng dẫn đầu tạo trào lưu và kêu gọi người dùng tham gia thử thách.
Bằng những công cụ hết sức đơn giản, từ trẻ nhỏ tới người lớn, từ những người công nhân tới dân văn phòng đều có thể tự sáng tạo nội dung và thực hiện thử thách với hashtag challenge. Các video như vậy thường gần gũi, chân thực khiến người tiêu dùng không còn nghĩ rằng họ đang xem quảng cáo, kéo về hàng triệu lượt theo dõi, tương tác cho nhãn hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo hiệu ứng tốt mà không tốn quá nhiều chi phí.

Chiến lược "bình dân hóa" marketing này của TikTok đã thu lại kết quả đáng kinh ngạc với độ phủ lớn tại thị trường Việt Nam và trên thế giới.

Thử thách hashtag #donnghiepthoate - “dọn nghiệp thoát ế” được TikTok và Sunsilk tung ra vào dịp Tết Nguyên đán 2019. Nguồn: Tik Tok

Nhìn lại một trong những hashtag challenge từ thời đầu TikTok mới xuất hiện tại Việt Nam, đó là thử thách hashtag #donnghiepthoate - “dọn nghiệp thoát ế” được TikTok và Sunsilk tung ra vào dịp Tết Nguyên đán 2019. Nội dung thử thách nhằm khuyến khích người dùng “dọn dẹp" xui xẻo, cầu mong may mắn và đón chào năm mới tươi sáng. Thực hiện thử thách này, người chơi sẽ sử dụng sticker và đoạn nhạc “Dọn nghiệp” để tạo ra những video “Thoát ế” độc đáo cho riêng mình.

Tại thời điểm đó "ế" hay "nghiệp" đều là những từ khóa quen thuộc của giới trẻ trên mạng. Nhờ đó, chiến dịch đã thu được khoảng 9 triệu lượt hiển thị trong vòng một tuần, gấp 2 lần so với con số trung bình khi tiếp cận qua kênh quảng cáo truyền thống. Sunsilk đã phủ sóng hơn 30.000 video và 24 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok với hashtag #donnghiepthoate.

Nhiều nhãn hàng khác ở Việt Nam cũng đã lấn sân qua TikTok với những chiến dịch nổi trội như #traoyeuthuong, #bikipthathinh, #duyendangaodai…

Tập trung vào "miếng bánh lớn" SME và Startup

Ra mắt vào giữa năm 2020, nền tảng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) Việt muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm TikTok For Business đã nhận rất nhiều ánh mắt nghi ngờ của giới làm kinh doanh. Bởi, trong suy nghĩ của nhiều người, TikTok là mạng xã hội dành cho các bạn trẻ gen Z, chỉ dùng để giải trí chứ không phải nơi buôn bán.

Tuy nhiên, chính gen Z lại dần trở thành đối tượng mà rất nhiều doanh nghiệp hướng tới. Thực tế, nhiều SME như Fika, Genify Studio, OKXE hay Zera Vietnam cũng bắt đầu tìm đến nền tảng này để quảng bá.

Theo đại diện TikTok, thị trường quảng cáo trực tuyến đang chào đón hàng loạt SME và startup với sự đột phá trong tư duy tiếp thị. Trong đó, video dạng ngắn trở thành điểm sáng của những chiến dịch marketing hiện đại. Với TikTok, SME có thể phát triển trên thị trường nhờ nội dung quảng cáo đảm bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không cần sở hữu một đội ngũ sản xuất hùng hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp.
Bên cạnh việc tạo ra một nền tảng tiềm năng cho truyền thông sáng tạo, TikTok trong cả năm qua đã "thực chiến" cùng doanh nghiệp khi đưa ra cơ hội tạo chiến dịch quảng cáo với ngân sách chỉ từ 200.000 đồng. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách này là điều kiện thuận lợi nếu họ còn hạn chế về vốn đầu tư và cách thức tìm kiếm khách hàng.
Tại Việt Nam, SME là "xương sống" của nền kinh tế khi chiếm đến 97% số doanh nghiệp, đóng góp 45% vào tổng GDP năm 2020 và thu hút hơn 85% lực lượng lao động tính trong năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của VCCI vào tháng 3/2021, 87,2% SME tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.
Những nội dung quảng cáo sáng tạo, gần gũi nhưng sở hữu lượt tương tác "khủng" của SME Việt Nam. Nguồn: Tik Tok

Theo đại diện TikTok, thị trường quảng cáo trực tuyến đang chào đón hàng loạt SME và startup với sự đột phá trong tư duy tiếp thị. Trong đó, video dạng ngắn trở thành điểm sáng của những chiến dịch marketing hiện đại. Với TikTok, SME có thể phát triển trên thị trường nhờ nội dung quảng cáo đảm bảo đúng 3 yếu tố ngắn, nhanh và thu hút mà không cần sở hữu một đội ngũ sản xuất hùng hậu hay kỹ thuật quay dựng phức tạp.

Bên cạnh việc tạo ra một nền tảng tiềm năng cho truyền thông sáng tạo, TikTok trong cả năm qua đã "thực chiến" cùng doanh nghiệp khi đưa ra cơ hội tạo chiến dịch quảng cáo với ngân sách chỉ từ 200.000 đồng. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách này là điều kiện thuận lợi nếu họ còn hạn chế về vốn đầu tư và cách thức tìm kiếm khách hàng.

Tại Việt Nam, SME là "xương sống" của nền kinh tế khi chiếm đến 97% số doanh nghiệp, đóng góp 45% vào tổng GDP năm 2020 và thu hút hơn 85% lực lượng lao động tính trong năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của VCCI vào tháng 3/2021, 87,2% SME tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.

Tháng 4/2021, TikTok đã chính thức ký hợp tác chiến lược với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) nhằm hỗ trợ nâng cao kỹ năng tiếp thị video dạng ngắn cho các doanh nghiệp thành viên của VECOM, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.

Bước đi này nhằm hiện thực 1 trong 3 trọng tâm phát triển của TikTok. Theo đó, năm 2021, TikTok đầu tư nguồn lực hỗ trợ SME thông qua 3 trọng tâm là hợp tác chiến lược với các trung tâm, tổ chức uy tín; đầu tư nguồn tài nguyên để trao quyền cho SME chủ động tìm hiểu thông tin và biết cách sử dụng tính năng tự quảng cáo trên TikTok for Business và đầu tư nâng cao năng lực, nhân 3 số lượng đội ngũ chuyên gia người Việt của TikTok tại Việt Nam so với năm 2020 để có thể hỗ trợ SME nhanh nhất./.

Nguồn: Lê Phương (Tổng Hợp)/bnews.vn

https://bnews.vn/tiktok-ke-chuyen-thuong-hieu-theo-cach-rieng/206364.html

COVID-19 làm tăng nhu cầu về mua sắm điện tử trong hoạt động bảo trì, sửa chữa và vận hành

Tác động từ đại dịch Covid-19 và sự khủng hoảng về con người lên các tổ chức và người dân Việt Nam cũng như các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng của họ trên toàn thế giới, và cả nền kinh tế quốc gia sẽ còn tiếp diễn và kéo dài trong thời gian tới. Các tổ chức ở Việt Nam đã và đang phải chuyển sang các mô hình kinh doanh mới nhằm giải quyết một mặt là nhu cầu tăng đột biến, mặt khác là tình trạng suy giảm đơn đặt hàng.

Nhìn chung, giãn cách xã hội đồng nghĩa với việc mọi người phải làm quen với những thay đổi tại nơi làm việc và các trang thiết bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang, kính chắn giọt bắn và găng tay, hiện đang được sử dụng rộng rãi. Thậm chí trong làn sóng covid gần đây nhất, chúng ta đã chứng kiến các khu lều trại được dựng lên bên trong các nhà máy thiết yếu để giảm nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cho người lao động.

Các chuỗi cung ứng đang phải chịu áp lực chưa từng có từ việc đóng cửa biên giới, gián đoạn ngành hàng không và tình trạng khó khăn của nhà cung cấp. Việc các tỉnh thiết lập các trạm kiểm soát trong thời gian gần đây cũng làm gián đoạn giao thông giữa các cảng và nhà máy. Những thách thức này đã tạo động lực mới và thúc đẩy việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và cùng với việc giải quyết các vấn đề trước mắt, sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho hoạt động mua sắm Bảo trì, Sửa chữa và Vận hành trong tương lai.

Trên khắp các ngành công nghiệp ở Việt Nam, đội ngũ chuyên viên thu mua đang tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn với các nhà cung cấp, hợp tác và khai thác kiến thức của họ để mang lại giá trị cho tất cả các bên. Các công cụ mua sắm số cũng giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc.

Ngoài ra, trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và làm việc từ xa như hiện nay, các công cụ này cũng cho phép người mua tìm kiếm và truy cập một cách thuận tiện vào nhiều loại sản phẩm và hệ thống đặt hàng hợp lý.

Xử lý kém hiệu quả

Theo Báo cáo năm 2020 về Mua sắm gián tiếp - Hướng đi cho MRO, do RS Components và Viện Chartered về Mua sắm & Cung ứng (CIPS) soạn thảo, một trong những thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát hoạt động mua sắm là thiếu tính minh bạch trong chi tiêu (42%).

Chi phí gián tiếp là một phần tất yếu của hoạt động mua sắm. Thế nhưng chúng ta cũng cần xem xét đến cả khía cạnh thời gian phải bỏ ra để nghiên cứu sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung sản phẩm, thương lượng giá cả và sắp xếp giao hàng. Tiếp đó là thời gian để xin phê duyệt nội bộ, gửi đơn đặt hàng và xử lý hóa đơn.

Eileen Yap, Giám đốc Quốc gia của RS Components phụ trách mảng Xuất khẩu khu vực Singapore và Đông Nam Á, cho biết “Các công ty có những thông lệ mua sắm đột xuất rất khác nhau. Có những doanh nghiệp (DN) đưa ra hàng trăm hoặc hàng nghìn đơn đặt hàng mỗi năm cho các sản phẩm giá trị thấp mà không thực sự hiểu hay thấy rõ rằng cách thức mua hàng này làm phát sinh khá nhiều chi phí ẩn.”

Tuy nhiên, vẫn có những cách để giảm đáng kể con số này. Dựa trên cái nhìn tổng thể về quy trình mua sắm gián tiếp, RS có thể đưa ra các giải pháp giúp tiết kiệm thời gian có thể định lượng được - và do đó, tiết kiệm tiền bạc.

Nhu cầu số hóa

RS có thể đề xuất các công cụ kỹ thuật số từ Hệ thống mua sắm điện tử eProcurement để giảm các chi phí này. Đơn cử, một nhà sản xuất bánh kẹo nổi tiếng đã tiết kiệm được hơn 40.000  USD mỗi năm cho chi phí mua sắm gián tiếp (tương đương với 3,7 tuần làm việc) khi áp dụng một trong các giải pháp mua sắm kỹ thuật số của RS.

Bà Yap tin rằng đại dịch COVID-19 đã có tác động đáng kể đến số lượng doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp mua sắm điện tử: “Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng lớn về nhu cầu số hóa - các DN đến với chúng tôi vì chuỗi cung ứng hiện tại của họ không thể đáp ứng yêu cầu của chính họ do không có dịch vụ kỹ thuật số.”

Một trong những giải pháp mua sắm của RS là công cụ quản lý đơn hàng miễn phí dựa trên web có thể hợp lý hóa quy trình mua hàng mà không cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống hoặc phần mềm CNTT. Đây là một hệ thống tự quản lý có thể được thiết lập nhanh chóng và không yêu cầu nhiều nỗ lực để đào tạo nhân viên.

Để phục hồi sau đại dịch COVID-19, Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh áp dụng các phương pháp và công nghệ 5G và 4.0, và sự tiện lợi của các công cụ trực tuyến và dựa trên web sẽ ngày càng trở thành trọng tâm trong các quy trình mua sắm.

Giải pháp cho mọi loại hình kinh doanh

Cũng như việc tự động hóa các khâu chính của quy trình mua hàng, các giải pháp Mua sắm điện tử cho phép nhân viên ra đơn hàng, dưới sự kiểm soát đặc biệt, với một bộ công cụ báo cáo quản lý trực tuyến đầy đủ. Đây là một công cụ linh hoạt đáp ứng nhu cầu của nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

Các giải pháp đa năng có thể được thiết lập trong hệ thống của một doanh nghiệp nhỏ và có thể cung cấp những chức năng tương đương với việc DN đầu tư đáng kể vào một hệ thống mua hàng tốn kém. Các giải pháp này cũng có thể được sử dụng trong hệ thống của một doanh nghiệp lớn trên nhiều địa điểm cho người dùng cuối ở khắp mọi nơi, cung cấp khả năng truy cập nhanh tới hơn 500.000 hạng mục tại RS theo cách thân thiện với người dùng và cho phép loại bỏ nhiều lớp quy trình.

Trong tình hình giãn cách xã hội và làm việc từ xa như hiện nay, các giải pháp mua sắm của RS và dịch vụ thuê ngoài đang giúp các tổ chức và DN ở khắp nơi trên thế giới hợp lý hóa các quy trình tại chỗ hoặc từ xa.

Các chức năng báo cáo nâng cao cho phép người dùng thực hiện phân tích chi tiêu, ở bất kỳ bộ phận nào trong DN. Điều này cung cấp hiểu biết về các xu hướng nổi bật cũng như hiệu quả hoạt động của DN.

Ví dụ, một công ty tiện ích lớn ở miền nam nước Anh với nhiều người dùng từ xa thực hiện việc mua hàng hóa giá trị thấp thông qua mạng lưới quầy giao dịch đã hợp tác với RS Components để chuyển đổi hoạt động mua sắm MRO của mình. Công ty giành lại quyền kiểm soát trong hoạt động mua sắm các mặt hàng có giá trị thấp, luân chuyển nhanh thông qua các công nghệ và giải pháp của RS, thậm chí trong một số trường hợp không cần sử dụng đến máy tính.

Yap cho biết nhiều công ty đang tìm cách số hóa các hoạt động mua sắm như thế này. Cô nói: “Họ nhận ra rằng giờ là lúc để xem xét các giải pháp có thể giúp nhân viên tập trung vào việc duy trì hoạt động kinh doanh, thay vì lo lắng về việc sẽ mua mấy con ốc vít từ đâu”.

Các giải pháp kỹ thuật số này đang tạo ra sự khác biệt cho các DN trên thế giới và là những đổi mới mà Việt Nam có thể hướng tới. 

ND

Nền kinh tế số là cách để vượt qua sự gián đoạn do COVID-19

Những diễn giả tham gia hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế số để hội nhập toàn diện ở châu Á - Thái Bình Dương - Kết nối các ngành kỹ thuật số trong đại dịch” tổ chức ngày 29/7 đã kêu gọi tận dụng các cơ hội kỹ thuật số để xây dựng một hệ sinh thái hòa nhập và thúc đẩy hội nhập khu vực, là điều đặc biệt quan trọng trong khi vẫn chống lại đại dịch.

Kinh tế số thúc đẩy khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch

 Nền kinh tế số ngày càng được coi là cách để vượt qua sự gián đoạn do COVID-19 gây ra. Các đại diện và các nhà lãnh đạo tư tưởng từ các lĩnh vực chính phủ, ngành và học thuật trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương đã tham gia một buổi thảo luận trực tuyến do Huawei tổ chức để khám phá nhiều khía cạnh của nền kinh tế số, từ quan điểm thị trường, công nghệ, tính toàn diện và tính bền vững.

Đại sứ Indonesia tại Trung Quốc Djauhari Oratmangun đã chỉ ra trong bài phát biểu của mình rằng một nền kinh tế số mới đang định hình khu vực. “Chuyển đổi số đã được đẩy nhanh đáng kể trong thời kỳ đại dịch, đẩy nhanh các thay đổi trong kinh doanh. Indonesia nỗ lực mở rộng nền kinh tế số để phục hồi xã hội và chuyển đổi số.  Tôi rất muốn chứng kiến ​​cách Huawei gia tăng giá trị khi đối mặt với quá trình số hóa đang phát triển nhanh chóng,” ngài Đại sứ nói.

Dựa trên kiến ​​thức kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng, nền kinh tế số đã hỗ trợ tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP khu vực và thúc đẩy khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch. ASEAN dự báo nền kinh tế số sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD vào GDP khu vực theo năm.

Các quốc gia trong khu vực đã đưa ra các lộ trình định hướng tương lai về việc gỡ bỏ các rào cản thương mại, cải thiện phạm vi phủ sóng kỹ thuật số và đảm bảo khả năng tiếp cận phổ biến đối với các dịch vụ số để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nền kinh tế số.

“Sự phát triển của hệ sinh thái kinh tế số là một quá trình có sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan, bao gồm cả những người từ các khu vực tư nhân. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến ​​của Huawei trong việc tổ chức cuộc đối thoại này để vận động thiết thực cho quá trình này ”, TS. Lê Quang Lan, Trợ lý Giám đốc Bộ phận CNTT và Du lịch, Ban Thư ký ASEAN cho biết khi đề cập đến việc tạo điều kiện cho một hệ sinh thái kinh tế số để đẩy nhanh quá trình phục hồi xã hội và hội nhập khu vực.

Là một phần của hệ sinh thái, Huawei cam kết thực hiện Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số của ASEAN 2025 trong ba lĩnh vực chính, đó là kết nối ICT, trao quyền cho nhân tài và ươm tạo hệ sinh thái, theo Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương. Nền kinh tế số đang hình thành trong khu vực sẽ giải quyết khả năng tiếp cận toàn diện với dịch vụ số, bối cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô khởi nghiệp và một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững.

 Số hóa không chỉ là về tiến bộ công nghệ

 TS. Tan Khee Giap, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Singapore về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (SINCPEC), nhấn mạnh tầm quan trọng của những cân nhắc xã hội về số hóa nền kinh tế trong cuộc thảo luận giữa các chuyên gia.

“Số hóa không chỉ là về tiến bộ công nghệ, mà việc trao quyền về chất lượng của số hóa cho công chúng nói chung là điều tối quan trọng nếu muốn đạt được sự gắn kết rộng rãi. Vai trò của chính phủ là cung cấp năng lực kỹ thuật số như một hàng hóa công cộng, nó có thể được bổ sung bởi các công ty ICT khu vực tư nhân như Huawei với kết nối chất lượng.”

 TS. Alvin P. Ang từ Đại học Ateneo de Manila đồng ý với cách tiếp cận cởi mở về nâng cao kỹ năng cho công chúng với kiến ​​thức kỹ thuật số. “Hệ thống giáo dục phải đặt trong bối cảnh các yếu tố nền tảng của số hóa. Dù là ở trình độ học vấn cơ bản hay ở lứa tuổi trung niên hay những người đã đi làm, hãy cố gắng học hỏi và nâng cấp bản thân. Chúng ta phải đầu tư vào họ và tạo cơ hội cho các vùng nông thôn của chúng ta bắt kịp bằng cách ít nhất cung cấp cho họ những kỹ năng cơ bản để vượt qua xa lộ công nghệ,” ông Alvin nhấn mạnh.

Huawei từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp cho tất cả mọi người các kỹ năng kỹ thuật số và không để ai bị bỏ lại phía sau khi các nền kinh tế số hóa. Trong những năm qua, Huawei đã triển khai nhiều chương trình để đào tạo hơn 100.000 người có năng lực ICT trong khu vực với sự hợp tác của các chính phủ, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ.

Chia sẻ về quan điểm kinh doanh, GS. Jose Decolongon, COO & Giám đốc điều hành Corporate Foresight, Embiggen Consulting Philippines, cho biết: “Các doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần hiểu biết về số hóa để nhận thức các cơ hội khi khám phá khía cạnh kỹ thuật số của DN. Những thách thức mà các DN đối mặt cũng giống như như các tổ chức lớn khác. Nó liên quan đến phạm vi phủ sóng và tốc độ của cơ sở hạ tầng số. Đây là nơi mà các công ty viễn thông như Huawei và các công ty địa phương của chúng ta có thể đóng một vai trò quan trọng."

Đối với một hệ sinh thái kinh tế số bền vững, các công nghệ mới như 5G, Internet vạn vật (Internet of Things) và Đám mây (Cloud) mang lại nhiều hứa hẹn về việc tăng cường khử carbon và nền kinh tế tuần hoàn. Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Huawei đã tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, tận dụng sản xuất điện sạch, giao thông vận tải điện và lưu trữ năng lượng thông minh.

Xu hướng bền vững này đang được nắm bắt tại Việt Nam. “Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế của chúng tôi rất cởi mở, tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo và bền vững. Và chuyển đổi số ở Việt Nam gắn với hội nhập toàn diện ở ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương”, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh.

 “Năm năm tới có thể chứng kiến ​​khu vực ASEAN đạt được những bước tiến khổng lồ hướng tới trở thành một xã hội kỹ thuật số và sự chuyển đổi sẽ cho phép các quốc gia thành viên phục hồi nhanh hơn sau đại dịch. Huawei, cùng với các đối tác ASEAN, cam kết thúc đẩy Kế hoạch Tổng thể Kỹ thuật số ASEAN 2025 và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế hàng đầu”, ông Jay cho biết.

 ND

Mobile Money hướng tới bình dân hoá giữa bối cảnh Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy nhanh tốc độ triển khai Mobile Money để hỗ trợ cho phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt đang được Chính phủ đặt mức ưu tiên cao.

Sau quá trình thẩm định và yêu cầu bổ sung hồ sơ, mới đây ngày 20/7/2021 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã hoàn thành bổ sung và trình lại hồ sơ cho các cơ quan chức năng. Việc sớm đưa Mobile Money vào đời sống đang được kỳ vọng là giải pháp tích cực giúp thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam.

Mobile money được tích hợp vào VNPT Pay

Quy trình thẩm định nghiêm ngặt

Chỉ với điện thoại di động, không cần tài khoản ngân hàng hoặc Internet, Mobile Money được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thúc đẩy phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng chính bởi tính quan trọng và khả năng tác động tới đời sống được dự đoán là rất lớn của dịch vụ này, việc thẩm định hồ sơ đăng ký xin cấp phép Mobile Money của các doanh nghiệp (DN) được các cơ quan chức năng thực hiện rất thận trọng.

Cuối tháng 4/2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt thí điểm Mobile Money, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money. Do đây là dịch vụ mới tại Việt Nam nên để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của cả 3 cơ quan nói trên trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nộp hồ sơ lần 1, ba DN viễn thông là VNPT, Viettel và Mobifone đã được phản hồi, yêu cầu hoàn thiện thêm một số nội dung để trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định lại. Tới hiện tại, VNPT là một trong những đơn vị đã hoàn thành nộp hồ sơ lần 2.

Chia sẻ về quá trình nộp đề án Mobile Money, ông Nguyễn Sơn Hải – Đại diện VNPT cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, Ban, Ngành chức năng. Tuy chưa nhanh như mong đợi nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng đã chung tay, trực tiếp hoàn thiện cùng DN. Đây là việc cần thiết để Mobile Money khi đi vào thực tế có thể thuận lợi phát huy được những ưu thế của mình và giảm thiểu được những vấn đề phát sinh liên quan, qua đó đảm bảo quyền lợi và tính an toàn cho người dùng”.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng cho triển khai thực tế

Được biết, các DN viễn thông đã tiến hành chuẩn bị cho Mobile Money từ rất sớm. Trong suốt khoảng 2 năm trước khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép thí điểm Mobile Money, các DN VNPT, Viettel và Mobifone đã phối hợp cùng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) để chuẩn bị nội dungIồ sơ. Song song với đó là chuẩn bị sẵn sàng những phương án, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nhân sự và các chính sách liên quan.

Trong Quý I/2021, VNPT đã triển khai thí điểm Mobile Money nội bộ với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn trên toàn quốc. “Việc thí điểm nội bộ rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng tôi diễn tập các kịch bản nghiệp vụ cũng như rà soát toàn trình và thử nghiệm mức độ thông suốt của hệ thống. Hiện tại, VNPT đã sẵn sàng để đưa Mobile Money ra thị trường chính thức, ngay khi được cấp phép” – Đại diện VNPT chia sẻ.

Có thể nói, sau quá trình làm việc tích cực và chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện tại VNPT đã ở trạng thái sẵn sàng và đang rất trông đợi vào việc sớm có quyết định cấp phép triển khai Mobile Money từ Ngân hàng nhà nước.

Đẩy nhanh Mobile Money là nhu cầu cấp thiết nhằm thích ứng với dịch bệnh

Năm 2020, khi dịch Covid-19 có những dấu hiệu lan rộng, việc triển khai Mobile Money đã được xem là một nhu cầu cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách nhằm hạn chế việc tiếp xúc và sử dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, Chỉ thị 11 ngày 04/3/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile Money là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Nhờ khả năng vận hành chỉ cần tới mạng viễn thông mà không phụ thuộc vào Internet hay tài khoản ngân hàng, Mobile Money không chỉ dễ dàng giúp thay thế tiền mặt trong các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày, mà còn là phương tiện phù hợp để Chính phủ giải ngân trực tiếp các khoản trợ cấp, hỗ trợ an sinh xã hội đến từng người dân thuộc nhóm yếu thế, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có tăng trưởng ấn tượng tại tất cả các kênh: Internet tăng 65,9%; điện thoại di động tăng 86,3%; QR code tăng 95,7%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng chưa cao, nhưng mật độ thuê bao di động thì đạt trên 100%. Như vậy nếu được chính thức triển khai, Mobile Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Với những lợi ích nêu trên, Mobile Money hứa hẹn một tương lai mà việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính được “bình dân hóa” và trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt đối với cộng đồng khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là viễn cảnh gần mà tất cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đang cùng kỳ vọng.

ND

Công nghệ ICT giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong các ngành khác

Các công nghệ ICT là những động lực quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong các ngành khác.

Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường đang trở thành thách thức toàn cầu. Mặc dù lượng khí thải carbon đã giảm trong năm qua do suy thoái kinh tế và tình trạng đóng cửa trên toàn thế giới, nhưng lượng khí thải đang nhanh chóng tăng trở lại khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và đạt được mục tiêu phát triển bền vững hiện là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia.

Biến đổi khí hậu tiềm ẩn có tác động đáng kể đến khu vực với sáu trong số 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới là các quốc gia thành viên ASEAN. ASEAN đã thực hiện các hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động môi trường, kinh tế và xã hội khác nhau trong những năm qua. Điển hình như Thái Lan đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và sau đó đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2065.

Jeffery Liu, Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến Hợp tác và Phát triển Kinh tế ASEAN - Trung Quốc năm 2021 ngày 16/7 cho biết: “Trên toàn cầu, chúng ta cần có một cuộc cách mạng công nghiệp xanh với mục tiêu trung hòa carbon. Khi nền kinh tế số phát triển, việc tăng tốc giảm phát thải cũng có thể giúp các quốc gia quản lý rủi ro về các rào cản thương mại và đảm bảo các hiệp định thương mại tự do hơn”.

Các công nghệ ICT là những động lực quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong các ngành khác. Ước tính rằng lượng phát thải carbon trong các ngành công nghiệp khác được hỗ trợ bởi công nghệ ICT sẽ giảm gấp 10 lần lượng carbon do chính ngành công nghiệp ICT thải ra.

“Huawei đã và đang tận dụng kinh nghiệm sâu rộng của mình trong lĩnh vực năng lượng số và lưu trữ năng lượng cũng như chuyên môn kỹ thuật về 5G, đám mây và các công nghệ đổi mới khác, để phát triển hoạt động kinh doanh năng lượng số và cung cấp các giải pháp năng lượng số cho các ngành khác nhau”, Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh.

Để thúc đẩy năng lượng tái tạo, Huawei đã triển khai các giải pháp năng lượng số tại hơn 170 quốc gia và khu vực, phục vụ 1/3 dân số thế giới. Tính đến tháng 12 năm 2020, các giải pháp này đã tạo ra 325 tỷ kWh điện từ các nguồn tái tạo, và tiết kiệm tổng cộng 10 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm 160 triệu tấn khí thải CO2.

Ví dụ, tại Singapore, Huawei FusionSolar Solution đã hỗ trợ Tập đoàn Sunseap, nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời, xây dựng một trong những trang trại mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới. Với 13.312 tấm pin mặt trời, 40 biến tần và hơn 30.000 phao nổi, nhà máy năng lượng mặt trời rộng 5 ha trên biển này ước tính sản xuất tới 6.022.500 kWh năng lượng mỗi năm, cung cấp đủ năng lượng cho 1.250 căn hộ nhà ở công cộng 4 phòng trên đảo và bù đắp ước tính khoảng 4.258 tấn carbon dioxide.

Ông Jeffery Liu cho biết. “Chúng tôi sẽ hợp tác với ASEAN để giảm thiểu lượng khí thải carbon bằng cách tận dụng sản xuất điện sạch, giao thông vận tải điện và lưu trữ năng lượng thông minh,  vì một xã hội carbon thấp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường".

ND

 

Khám phá các hệ thống hạ tầng và giao thông đô thị trong tương lai

Dassault Systèmes khởi động Chương trình các thành phố tương lai bền vững, diễn ra từ ngày 19/7 đến ngày 1/10/2021. Chương trình sẽ tập trung vào 3 nội dung: Thành phố bền vững, Giao thông - Vận chuyển, và Công trình thông minh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo đến năm 2050  70% dân số toàn cầu, tức 6,4 tỉ người, sẽ trở thành những công dân thành thị.

Đối với các nhà quy hoạch đô thị, thách thức lớn nhất dường như nằm ở việc cung cấp đầy đủ nhà ở và cơ sở hạ tầng trong khi dân số ngày càng tăng nhanh, đồng thời đảm bảo một tương lai bền vững và linh hoạt. Các trung tâm thành phố sẽ là trọng điểm của đổi mới và kiến thức để thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Tuy vậy, nếu không được quy hoạch và quản lý thích hợp, các thành phố có thể góp phần gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trầm trọng.

Để chuyển đổi đô thị hiệu quả đòi hỏi sự cải cách ở những khía cạnh sau:

- Thành phố bền vững: Các giải pháp đô thị bền vững bao gồm việc sử dụng các giải pháp năng lượng hiệu quả và lưới điện bền vững kết hợp giữa năng lượng tái tạo và lưu trữ pin dạng lưới

- Giao thông và vận chuyển: Mô hình vận chuyển hành khách kết hợp và cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm việc cải tạo dịch vụ hậu cần của thành phố và dịch vụ giao hàng chặng cuối

- Công trình thông minh: Tận dụng những đổi mới để làm các thành phố trở nên “thông minh”, từ đó tạo ra môi trường đáng sống và bền vững hơn 

Để kỷ niệm ngày Dân số Thế giới của Liên Hiệp Quốc vào tháng này, Dassault Systèmes mong giới thiệu tìm hiểu cách thức các thành phố, chính phủ và doanh nghiệp có thể hợp tác để tận dụng những cộng nghệ hiện đại nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng đô thị và hệ thống giao thông bền vững và thân thiện với môi trường.

Chương trình các Thành phố Tương lai Bền vững là một series trực tuyến tập trung vào những thách thức của việc chuyển đổi đô thị ngày nay và những giải pháp có thể giúp các thành phố trở nên đáng sống và linh hoạt trong tương lai. Tập trung vào ba khía cạnh thành phố bền vững, giao thông - vận chuyển, và công trình thông minh, chương trình 10 tập sẽ giúp người xem có cái nhìn tổng quan về cách các thành phố có thể điều phối những dự án chuyển đổi đô thị thế hệ mới trong kỷ nguyên số ngày nay.

Series đã khởi chiếu từ ngày 15/7/2021 với tập đặc biệt Trò chuyện cùng Người Trong Ngành (Insider Industry) với Dassault Systèmes có tên Các Thành phố Bền vững và Hạ tầng linh hoạt trong Kỷ Nguyên Số. Trong số này, ông Remi Dornier, Phó Chủ tịch, Xây dựng, Đô thị và Đất đai và ông Guillaume Gerodeau, Phó Chủ tịch, Ngành Giao thông và Vận chuyển, Châu Á sẽ cùng thảo luận với những nhà quy hoạch và quản lý thành phố để có thể tận dụng công nghệ số và tổng hợp thông tin chi tiết từ dữ liệu để đưa ra những quyết định chính xác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và linh hoạt.

Chương trình các thành phố tương lai bền vững xem chi biết tại: https://events.3ds.com/future-sustainable-cities-program-2021./.

Kết nối trường học có khả năng thúc đẩy GDP tăng trưởng tới 20%

Nâng cao sức mạnh cho trẻ em và các cộng đồng thông qua kết nối trường học và tạo điều kiện tiếp cận cơ hội học tập số chất lượng cao sẽ giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời là chất xúc tác mang tới thành công về mặt kinh tế cho cá nhân, khu vực và quốc gia.

Ảnh: hourofcode.vn

Đưa Internet tới trường học giúp tăng trưởng GDP

Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU), được Ericsson tài trợ thực hiện, đã chỉ ra rằng các quốc gia với mức độ kết nối băng rộng thấp có tiềm năng tăng tới 20% GDP nhờ đưa Internet tới trường học.

Đại dịch đã gây tác động nặng nề tới các hệ thống giáo dục hiện tại trên thế giới, với hơn 190 quốc gia phải đóng cửa trường học trên toàn quốc. Trong giai đoạn này, kết nối tại nhà đã đảm bảo cho ít nhất 100 triệu trong số 1,6 tỷ học sinh buộc phải nghỉ học trên toàn thế giới được tiếp tục học tập. Việc đóng cửa tạm thời trường học đang dần thay đổi nhận thức về nhu cầu kết nối trường học để hỗ trợ học tập và rút ngắn khoảng cách số cũng như khoảng cách về giáo dục.

Theo báo cáo của EIU, kết nối trường học có thể cải thiện kết quả học tập và củng cố cơ hội sự nghiệp cho trẻ em, giúp đẩy mạnh hoạt động kinh tế và tăng trưởng cộng đồng như thế nào. Các phát hiện của báo cáo này còn cho thấy những lợi ích cho cá nhân trẻ em có hiệu ứng dây chuyền, mang lại thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn và cải thiện toàn diện thể trạng. Những lợi ích này không chỉ dành cho trẻ em, mà còn được mở rộng cho phát triển cộng đồng và tăng trưởng kinh tế.

Những lợi ích khác của kết nối trường học được đưa ra trong báo cáo bao gồm: Tăng chất lượng giáo dục; Tiếp cận tốt hơn các lĩnh vực mới như chuỗi khối, dữ liệu lớn, máy học và trí tuệ nhân tạo; Tạo ra lực lượng lao động có năng suất cao hơn, có khả năng đổi mới sáng tạo và đưa ra những ý tưởng đột phá; Tạo công ăn việc làm; Phát triển cộng đồng; Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lực lượng lao động được đào tạo tốt, có trình độ cao có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm như đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng các ý tưởng đột phá. Khả năng tiếp cận Internet ở trường học có thể mang lại cơ hội công bằng hơn cho học sinh bằng cách cải thiện việc học tập và nâng cao kỹ năng. Nhờ đó, học sinh có cơ hội tiếp cận được với những định hướng nghề nghiệp mới cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội.

Các Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (2017) và Chỉ số nguồn vốn con người của Ngân hàng thế giới (2017) đều cho thấy có mối tương quan rõ ràng giữa khả năng tiếp cận Internet và chất lượng giáo dục. Phân tích của EIU cho thấy rằng nếu kết nối trường học ở một quốc gia tăng 10% thì GDP trên đầu người của quốc gia đó có thể tăng 1,1%.

Mặc dù mật độ thuê bao Internet toàn cầu trong những năm qua đã tăng đáng kể từ 17% năm 2005 lên hơn 50% năm 2021, nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn và phân bổ không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Theo phát hiện của báo cáo, tại Niger, một quốc gia Tây Phi, nếu mức độ kết nối của các trường học được nâng lên ngang mức độ kết nối của Phần Lan thì GDP trên đầu người có thể tăng gần 20% - từ giá trị cơ bản 550 USD lên 660 USD vào năm 2025.

4 khuyến nghị hành động

Để nâng cao sức mạnh cho trẻ em và các cộng đồng thông qua kết nối trường học và tạo điều kiện tiếp cận cơ hội học tập số chất lượng cao sẽ giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, báo cáo đề cập 4 hành động quan trọng để tạo ra thay đổi:

Tăng cường cộng tác: Cần có một chiến lược hợp tác công tư toàn diện để điều phối các hoạt động với các bên liên quan để có thể vượt qua những rào cản đối với kết nối trường học.

Tăng cường khả năng tiếp cận và giảm chi phí: Điểm xuất phát là xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện truy cập Internet. Chất lượng kết nối và chi phí cũng là các nhân tố quan trọng.

Đưa Internet và các công cụ số vào giáo dục: Khi trường học đã được kết nối, chương trình cần có những thay đổi tương ứng. Giáo viên cần được đào tạo ứng dụng công nghệ vào giảng dạy hàng ngày.

Bảo vệ trẻ em trên mạng: Kết nối trong trường học tạo ra cơ hội cho trẻ em. Cần có những bước đi bổ sung để bảo đảm môi trường học tập trực tuyến lành mạnh và an toàn. Cần quản lý một cách thích hợp việc sử dụng Internet để bảo đảm an ninh và an toàn.

Ảnh: hourofcode.vn

Báo cáo cũng khuyến nghị các nhà lãnh đạo trong khu vực công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trên toàn thế giới chung tay hợp lực để hiện thực hóa trên quy mô toàn cầu việc đưa kết nối Internet tới cho trẻ em đang ở lứa tuổi đến trường, nhằm tạo ra tác động đáng kể tới việc rút ngắn khoảng cách số.

 

Vì vậy, Ericsson kêu gọi các nhà lãnh đạo này cùng tham gia hỗ trợ hoạt động của Giga (một dự án kết nối trường học do UNICEF và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tài trợ) thông qua các hành động như: hỗ trợ tài chính, chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm công nghệ và đề xuất các mô hình kinh doanh bền vững cho kết nối. Cam kết của Ericsson được thể hiện qua hợp đồng hợp tác kéo dài 3 năm với UNICEF để trợ giúp nghiên cứu lập bản đồ về hiện trạng khoảng trống về kết nối ở 35 quốc gia.

Báo cáo cũng nhấn mạnh tính khả thi của mục tiêu đầy tham vọng của dự án Giga: Kết nối tất cả trường học và cộng đồng lân cận vào năm 2030.

Bà Heather Johnson, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững và Trách nhiệm của Ericsson cho biết: "Khi dự án Giga được công bố, ngay lập tức chúng tôi hiểu được tác động tích cực mà nó có thể đem lại - thu hẹp khoảng cách số giữa và bên trong các quốc gia, cho trẻ em trên toàn thế giới cơ hội có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc".

Bà cho biết thêm: "Báo cáo này còn chỉ ra rằng quan hệ hợp tác giữa các nhà lãnh đạo kinh doanh, các nhà lãnh đạo trong khu vực công và các tổ chức phi chính phủ NGO có thể là một biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này và cải thiện đáng kể cuộc sống người dân. Mỗi chủ thể trong những khu vực này, dù nhỏ hay lớn, đều có thể tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi khuyến khích các bên liên quan đọc bản báo cáo này, nhưng quan trọng hơn là hãy tham gia vào dự án Giga để giúp đạt được mục tiêu quan trọng này".

Bà Charlotte Petri-Gornitzka, Phó Giám đốc điều hành, phụ trách Quan hệ đối tác của UNICEF, nhấn mạnh: "Chúng tôi cùng nhau hợp tác lập bản đồ các trường học trên toàn thế giới để xác định các khoảng trống về kết nối trong cộng đồng. Việc cộng tác liên khu vực là điều kiện quan trọng để có thể kết nối trường học và cung cấp học tập kỹ thuật số chất lượng cao, mang đến cho tất cả thanh thiếu niên trên thế giới cơ hội đón đầu một tương lai tươi đẹp hơn./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ứng dụng hẹn hò 2021: An toàn hơn về kỹ thuật nhưng vẫn tồn tại các mối đe dọa

Để tìm hiểu tác động của xu hướng này lên bảo mật, các chuyên gia tại Kaspersky đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về 9 ứng dụng hẹn hò phổ biến để đánh giá mức độ an toàn của các ứng dụng này.

So sánh với cùng nghiên cứu năm 2017, kết quả nghiên cứu lần này cho thấy về mặt kỹ thuật, các ứng dụng hẹn hò đã trở nên an toàn hơn, đặc biệt đối với quá trình truyền dữ liệu. Tuy nhiên, các ứng dụng này vẫn tiềm ẩn rủi ro đáng kể về tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân về người dùng – khiến ứng dụng dễ bị tấn công bởi các mối đe dọa như cyberstalking (theo dõi trên mạng) và doxing (sử dụng thông tin trên mạng để chống lại người dùng).

Việc hẹn hò tiệc tùng ngoài đời thực dường như đã trở thành chuyện quá khứ khi hẹn hò trực tuyến đang bùng nổ và không chỉ bởi lý do đại dịch. Tinder đạt kỷ lục 3 tỷ lượt “quẹt” chỉ trong một ngày vào tháng 3 năm 2020, trong khi lượt truy cập OkCupid đã tăng mạnh tới 700% trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 cùng năm. Trong bối cảnh các ứng dụng hẹn hò ngày càng trở nên phổ biến, Kaspersky quyết định tiến hành lại nghiên cứu đã được thực hiện năm 2017 để tìm hiểu về những thay đổi trong việc đảm bảo bảo mật cho những ứng dụng này.

Để thực hiện nghiên cứu, Kaspersky đã phân tích 9 ứng dụng hẹn hò phổ biến và được người dùng trên toàn cầu đánh giá cao bao gồm: Tinder, Bumble, OkCupid, Mamba, Pure, Feeld, Her, Happn và Badoo. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy, so với năm 2017, về mặt kỹ thuật, các ứng dụng hẹn hò đã trở nên an toàn hơn, nhưng vẫn còn tồn tại các rủi ro lớn về quyền riêng tư.

Vào năm 2017, dữ liệu gửi đi từ 4 trong số 9 ứng dụng được nghiên cứu có thể bị lấy trộm, và nhiều ứng dụng sử dụng giao thức HTTP không được mã hóa. Tuy nhiên, vào năm 2021, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Không có ứng dụng nào trong số các ứng dụng được nghiên cứu còn sử dụng HTTP và các ứng dụng không gửi dữ liệu qua các giao thức không an toàn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về quyền riêng tư đối với với các ứng dụng hẹn hò. Hầu hết các ứng dụng hẹn hò đều cho phép người dùng đăng ký tài khoản bằng một trong các trang mạng xã hội của họ (Instagram, Facebook, Spotify, v.v…). Nếu người dùng đăng ký sử dụng ứng dụng hẹn hò bằng dịch vụ mạng xã hội, hồ sơ ứng dụng hẹn hò của họ sẽ tự động được điền thông tin từ trang mạng xã hội, chẳng hạn như ảnh và thông tin trong hồ sơ. Người dùng cũng được mời chia sẻ các thông tin như nơi làm việc hoặc học tập. Tất cả dữ liệu nói trên giúp dễ dàng tìm thấy các tài khoản mạng xã hội của người dùng ứng dụng hẹn hò, cũng như nhiều thông tin cá nhân khác, tùy thuộc vào cài đặt quyền riêng tư của người dùng cho các tài khoản mạng xã hội đó.

Ngoài ra, các ứng dụng như Happn, Her, Bumble và Tinder còn bắt buộc người dùng chia sẻ vị trí. Một số ứng dụng, như Mamba, chia sẻ khoảng cách của người dùng chính xác đến từng mét. Happn có một chức năng bổ sung cho phép người dùng xem các đối tượng đã “match” của họ đã tình cờ đến chung một địa điểm bao nhiêu lần và ở đâu.

Quyền truy cập vào dữ liệu như vị trí, nơi làm việc, tên, thông tin liên hệ của người dùng, v.v…, khiến họ dễ bị tấn công mạng hoặc thậm chí theo dõi trực tiếp, cũng như doxing (thông tin cá nhân trước đây được công khai nhằm mục đích gây xấu hổ hoặc làm tổn hại cho nạn nhân). Mamba là ứng dụng duy nhất cho phép người dùng làm mờ ảnh của họ miễn phí, và Pure là ứng dụng duy nhất cấm người dùng chụp ảnh màn hình cuộc trò chuyện. Vì vậy, các cuộc trò chuyện và ảnh của người dùng có thể bị chia sẻ (có khả năng nhằm mục đích tống tiền hoặc lừa gạt) mà không được họ cho phép.

Tuy nhiên, nhiều ứng dụng đã và đang thêm các phiên bản trả phí bổ sung thêm các lựa chọn tính năng có thể tăng cường bảo mật cho người dùng. Ví dụ: trong các phiên bản trả phí của Tinder và Bumble, bạn có thể lựa chọn để vị trí của mình hiển thị như một địa danh. Vì vị trí được hiển thị như một địa danh thay vì khoảng cách, nên việc xác định vị trí chính xác của người dùng sẽ khó khăn hơn nhiều. Phiên bản trả phí của một số ứng dụng, chẳng hạn như Happn, cung cấp cho người dùng “chế độ ẩn danh”, theo đó người dùng có thể ẩn hồ sơ của họ khỏi những người chưa được “quẹt phải” và người lạ.

Tatyana Shishkova, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky, nhận định: “Các ứng dụng này đang nỗ lực để đảm bảo an toàn cho dữ liệu, và với các phiên bản trả phí của nhiều ứng dụng, người dùng có thể tự xác định vị trí của mình bằng phương pháp thủ công hoặc làm mờ ảnh. Hy vọng rằng, trong tương lai, các tính năng tùy chọn này sẽ được cung cấp miễn phí trong tất cả các ứng dụng. Cách tốt nhất để người dùng giữ an toàn là cẩn thận khi chia sẻ dữ liệu về bản thân, trên hồ sơ hẹn hò và cũng như trong các cuộc trò chuyện.”

Kaspersky có một số dự đoán, cũng như mong muốn, về các ứng dụng hẹn hò trong tương lai, đặc biệt là về các tính năng bảo mật của các ứng dụng này, chẳng hạn như sử dụng AI để bảo vệ người dùng khỏi gian lận và tạo tài khoản xác thực. Bạn có thể tìm hiểu những dự đoán này và nhiều dự đoán khác về tương lai của hẹn hò và tình yêu, cũng như gửi những dự đoán của riêng bạn thông qua Dự án Earth 2050.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng ứng dụng hẹn hò, các chuyên gia khuyến nghị: Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân (họ tên, nơi làm việc, ảnh chụp với bạn bè, quan điểm chính trị, v.v...) trong hồ sơ; Không gắn các tài khoản mạng xã hội khác với hồ sơ hẹn hò. Nếu có thể, hãy lựa chọn vị trí theo cách thủ công, sử dụng xác thực hai yếu tố, Xóa hoặc ẩn hồ sơ khi không còn sử dụng ứng dụng.../.