Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Khác biệt nhất giữa điện thoại Android và iPhone chỉ qua 1 inforgraphic

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mặc dù có rất nhiều điểm khác biệt giữa điện thoại Android và iPhone, nhưng có một điểm khác biệt chính...

(ICTPress) - Mặc dù có rất nhiều điểm khác biệt giữa điện thoại Android và iPhone, nhưng có một điểm khác biệt chính để nhận thấy rõ nhất là với điện thoại Android bạn có sự lựa chọn, trong khi iPhone là một nền tảng thống nhất.

Có hàng ngàn thiết bị Android trên thế giới. Các công ty từ Samsung đến LG đến HTC và thậm chí Amazon sản xuất điện thoại và máy tính bảng chạy trên một số phiên bản Android.

Thiết kế đồ họa thông tin (Inforgraphic) dưới đây từ OpenSignal, một công ty sáng tạo các cơ sở dữ liệu của các tháp di động và cường độ sóng di động, đã minh họa ý tưởng này một cách rõ ràng. Infographic cho thấy các loại thiết bị Android khác nhau có thể tải về từ ứng dụng này năm ngoái. Công ty này cho biết có 18.796 thiết bị Android đã truy cập ứng dụng này trong năm ngoái.

Hãy nhìn Inforgraphic dưới đây (mỗi ô đại diện cho một model điện thoại khác nhau).

Hình ảnh này cho thấy cả tác động tích cực và tiêu cực. Trong khi có nhiều loại điện thoại với các hình dáng, kích thước khác nhau để lựa chọn, có nghĩa là Android thực sự được phân đoạn. Có thể đây là vấn để bởi vì sẽ mất thời gian hơn cho các cập nhật - đặc biệt đối với các máy có lỗi an ninh trầm trọng – để triển khai trên toàn bộ nền tảng. Điều này có nghĩa là có một sự khác biệt nhỏ với từng thiết bị bởi Android vì các điện thoại Android đều vận hành khác nhau và có phần mềm của máy điện thoại này khác phần mềm điện thoại khác.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Tổng hợp 9 cách giúp tăng tốc Wi-Fi cực nhanh

Tóm tắt: 

9 cách sau đây sẽ giúp bạn tăng tốc Wi-Fi vô cùng hiệu quả và cũng rất khoa học.

9 cách sau đây sẽ giúp bạn tăng tốc Wi-Fi vô cùng hiệu quả và cũng rất khoa học.

Trái với hứa hẹn của các nhà mạng về đường truyền Internet tốc độ cao lên tới 300Mbps, tốc độ mạng không dây mà bạn sử dụng hiếm khi đạt đến 25 Mbps. Thậm chí, không thể bắt được Wi-Fi khi di chuyển lên tầng trên hay việc mất mạng hoàn toàn vào giờ cao điểm là điều xảy ra như “cơm bữa” mỗi ngày.

Ngoài chất lượng dịch vụ mạng, có rất nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng tới tốc độ Wi-Fi mà bạn chưa biết hết. Spencer Behroozi, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Nhà sản xuất modem Actiontec cho biết: “Khoảng cách giữa  bộ phát Wi-Fi và các thiết bị kết nối hay số lượng của tường, sàn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ Wi-Fi.” Trong một không gian lý tưởng không có vật cản, sóng Wi-Fi có thể “đi xa” hàng chục mét. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các bức tường và sàn sẽ làm khoảng cách này giảm đi một nửa.

Ngoài ra, tốc độ kết nối Internet cũng bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: chất lượng của bộ phát Wi-Fi và số lượng các thiết bị truy cập mạng cùng lúc. Trong khi bạn có thể chủ động điều chỉnh số lượng thiết bị truy cập mạng thì với  bộ phát Wi-Fi bạn cần quan tâm tới các yếu tố như: số “tuổi đời” của đầu phát, chất lượng bộ xử lý và ăng-ten của đầu phát, khả năng bắt sóng Wi-Fi của đầu phát.

Trong một số trường hợp, tốc độ Internet còn bị ảnh hưởng bởi sự ưu tiên của nhà mạng dành cho một số hình thức truyền tải lưu lượng (traffic) nhất định. Behroozi cho biết có thể nhà mạng sẽ ưu tiên hình thức truyền tải lưu lượng thoại (voice traffic) hơn là các dịch vụ video trực tuyến. Một ví dụ khác, Comcast và AT&T ưu tiên truyền tải dịch vụ video theo yêu cầu trên Netflix và ngược lại, Comcast lại chặn kênh HBO Go trên máy game console PS4, điều này khiến các khách hàng vô cùng bức xúc.

Thay vì “chịu đựng” tình cảnh Wi-Fi phập phù, bạn hoàn toàn có thể chủ động tăng tốc Wi-Fi bằng những cách vô cùng đơn giản như thay đổi vị trí đặt  bộ phát Wi-Fi hay chuyển đổi tần số Wi-Fi, và cơ số các cách khác mà có thể bạn chưa bao giờ thử. Hãy cùng xem nhé!

1. Khởi động lại bộ phát Wi-Fi

Khởi động lại là “cách xưa như Trái đất” nhưng vẫn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho mọi thiết bị điện tử tại nhà. Theo Behroozi, đôi lúc có thể kết nối IP giữa thiết bị truy cập mạng với bộ phát hoặc giữa bộ phát với đường truyền Internet bị treo. Cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp này là: “Khởi động lại bộ phát để toàn bộ hệ thống, bao gồm bộ vi xử lý mạng và bộ phát sóng không dây hoạt động tốt hơn”.

Nếu như bộ phát Wi-Fi của bạn có nút “Reset” thì chỉ cần nhấn giữ nút này một vài giây, bộ phát sẽ tự khởi động lại. Trường hợp không có, bạn chỉ cần tháo dây nguồn của bộ phát để ngắt điện trong khoảng nửa phút, sau đó cắm lại.

2. Thay đổi vị trí của bộ phát Wi-Fi

Theo Behroozi, một cách khác để tăng tốc Wi-Fi là thay đổi vị trí đầu phát: “Hầu hết những router (đầu phát/bộ định tuyến) tốt trên thị trường đều có ăng-ten hỗ trợ cho việc phát sóng Wi-Fi dạng các đường tròn đối xứng có độ bao phủ rộng. Vì thế, để sóng Wi-Fi phủ rộng khắp, bạn nên đặt bộ phát trong một không gian mở và ở trung tâm của nhà (hoặc căn phòng). Đừng quên chọn vị trí là điểm trung gian, cách đều hai vị trí xa nhất mà sóng Wi-Fi cần phủ tới để chắc chắn rằng bạn có thể bắt Wi-Fi từ mọi điểm xa nhất trong nhà.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp các vật liệu ở quanh bộ phát cũng góp phần cải thiện chất lượng phát sóng. Bạn nên tránh đặt các vật liệu bằng kim loại gần bộ phát bởi chúng gây cản sóng Wi-Fi trong khi đó các đồ dùng bằng gỗ thì lại hoàn toàn “thân thiện” và không làm ảnh hưởng chất lượng phát sóng. Đồng thời, luôn dựng thẳng cột ăng-ten của bộ phát để sóng Wi-Fi phủ xa hơn, rộng hơn với tốc độ nhanh hơn.

3. Hợp lý hóa việc sử dụng mạng cùng lúc của các thành viên trong gia đình

Theo Behroozi chia sẻ, việc các thành viên trong gia đình cùng truy cập mạng tại một thời điểm không phải là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ Wi-Fi mà điều quan trọng hơn là mỗi thành viên làm gì khi online. Các hoạt động như xem video HD chất lượng cao hoặc chia sẻ file là những nguyên nhân chính làm tốc độ Internet “chậm như rùa”. Ví dụ như khi mọi thành viên cùng sử dụng BitTorrent hay cùng lúc có nhiều thiết bị truy cập Netflix thì hậu quả tất yếu là mạng bị “lag”.

Để hạn chế tình trạng này, các thiết bị nên giữ khoảng cách ngắn với bộ phát Wi-Fi. Ví dụ như cùng lúc có 4 thiết bị truy cập mạng nhưng được đặt vị trí ở gần với bộ phát thì tốc độ truy cập Internet sẽ khá mượt mà không hề bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu bạn có ý định xem video trực tuyến hay chơi game online mà không muốn bị giật thì tốt nhất bạn nên “xích” lại càng gần bộ phát càng tốt. Hãy chọn vị trí ngồi thật “đẹp” sao cho thiết bị truy cập mạng không bị hoặc ít bị ngăn cách với bộ phát bởi tường hay trần nhà.

4. Kiểm tra khung giờ quá tải của nhà mạng

Khung giờ “nút cổ chai” là thời điểm mà rất nhiều người sử dụng cùng truy cập mạng khiến nhà cung cấp dịch vụ mạng bị quá tải. Mặc dù đây là dấu hiệu cho thấy nhà cung cấp mà bạn chọn rất “đắt hàng” nhưng chắc chắn nó lại làm ảnh hưởng tới các hoạt động truy cập của bạn.

Để tránh “giờ cao điểm”, bạn nên thường xuyên kiểm tra tốc độ mạng tại một số site chuyên dụng như SpeedTest.net vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Behroozi chia sẻ: “Chắc chắn rằng không ai thích sóng Wi-Fi “dập dềnh”, lúc lên cao lúc hạ thấp như sóng nước. Vì thế, bạn cần kiểm tra dịch vụ mạng của nhà cung cấp có đạt tốc độ tối thiểu tương đương 80-90% so với cam kết hay không.” Trường hợp tốc độ thường xuyên không đạt và bạn cảm thấy không hài lòng về chất lượng dịch vụ mạng thì bạn biết cần phải làm điều gì tiếp theo rồi đấy!

5. Kiểm tra tốc độ mạng bằng Ping test

Bên cạnh việc kiểm tra tốc độ mạng dựa vào băng thông có sẵn từ các nhà cung cấp dịch vụ, bạn cũng có thể kiểm tra theo cách khác, sử dụng “ping test”, kiểm tra tốc độ bằng cách đo độ trễ trong việc gửi thông tin giữa máy tính của bạn với một trang web cụ thể trên Internet. Kết quả của “ping test” sẽ phản ánh chất lượng dịch vụ Internet mà bạn sử dụng.

Bạn có thể truy cập trang PingTest.net để kiểm tra tốc độ và sẽ nhận được kết quả theo đơn vị mili giây. Thông thường, con số càng thấp càng chứng tỏ chất lượng đường truyền Internet tốt (nên độ trễ là không đáng kể). Một số trang kiểm tra “ping test” khác sẽ cho kết quả theo thang điểm từ A đến F để biểu thị mức độ mạnh/yếu của mạng Internet phù hợp với các hoạt động trực tuyến hay chơi game online.

6. Kiểm tra kênh Wi-Fi mà bạn đang truy cập

Kết nối Wi-Fi chậm cũng có thể là kết quả của sự tương tác quá nhiều mạng Wi-Fi cùng lúc và tất cả các thiết bị cùng “tranh nhau” để sử dụng một kênh tần số.

Hầu hết bộ phát Wi-Fi hỗ trợ tần số 2,4 Ghz để truyền lưu lượng thông qua một số ít các kênh. Trong khí đó, những bộ phát thế hệ mới với băng tần kép hỗ trợ tần số 5 Ghz sẽ truyền lưu lượng thông qua nhiều kênh hơn. Kết quả là các bộ phát Wi-Fi băng tần kép sẽ ít bị “tắc nghẽn” tần số và cho phép kết nối nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng tốc độ kết nối bằng cách chuyển sang một kênh ít “bận rộn” hơn mà không bị phụ thuộc vào dải tần số của đầu phát. Rất đơn giản, chỉ cần tải ứng dụng phân tích các kênh tần không dây như Wifi Analyzer cho hệ điều hành Android (ứng dụng này không tương thích với iPhone chưa jailbreak) hoặc ứng dụng WifiInfoView của NirSoft được thiết kế dành riêng cho máy tính để bàn. Người dùng Mac sẽ không cần tải thêm ứng dụng vì trong cài đặt máy đã có sẵn công cụ hỗ trợ. Thao tác trên Mac như sau: nhấn Option và nhấp vào biểu tượng Wireless (không dây) phía trên cùng thanh Toolbar (thanh công cụ), sau đó chọn Open Network Diagnostics. Các chương trình này hiển thị nhiều kênh khác nhau của mỗi tần số Wi-Fi và số lượng máy đang cùng truy cập. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng chọn được kênh “nhàn rỗi” để thủng thẳng “một mình một ngựa” và tăng tốc Wi-Fi.

7. Chuyển sang kênh tần khác

Nếu như bạn biết chắc rằng mình đang truy cập vào một kênh tần đặc biệt “đông đúc” thì bạn có thể tùy chỉnh kênh bằng cách đơn giản sau:

- Gõ địa chỉ IP của bộ phát lên trình duyệt web (IP thường được ghi rõ phía sau của  bộ phát hoặc bạn có thể kiểm tra trên Google bằng cách gõ mã của đầu phát).

- Tiếp theo, bạn chỉ cần điền tên truy cập và mật khẩu để vào phần Cài đặt Wi-Fi.

-  Lựa chọn kênh tần được khuyến cáo bởi các ứng dụng phân tích như Wi-Fi Analyzer (như hướng dẫn ở mục 6).

8. Kiểm tra các thiết bị không dây trong nhà

Thiết bị báo khóc, điện thoại không dây, lò vi sóng hay mic không dây là một trong số các thiết bị điện tử gia đình cùng sử dụng tần số 2,4 Ghz. Vì thế, những thiết bị này có thể là nguyên nhân chắn sóng Wi-Fi từ đầu phát.

Để tránh xảy ra tình trạng “xung đột” sóng giữa các thiết bị, bạn nên di chuyển những thiết bị này ra xa khỏi bộ phát Wi-Fi, sao cho chúng không chen ngang kết nối giữa bộ phát và thiết bị truy cập mạng.

9. Lắp thêm thiết bị tăng cường sóng

Nếu như bạn đang ở trong một căn nhà có diện tích sàn lên đến cả trăm m2 hay một căn nhà tầng với nhiều tường, sàn ngăn cách thì chắc chắn rằng sẽ có những vị trí mà không bao giờ sóng Wi-Fi có thể “chạm” tới được. Lúc này bạn cần thêm một bộ tăng cường sóng (có thể lắp trực tiếp vào bất cứ ổ điện nào) để thu và truyền phát sóng Wi-Fi tới những vị trí xa hơn và “ngóc ngách” hơn.

Theo Time/hanoitv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT
Viễn thông

Chuyên gia nước ngoài tư vấn “mẹo” cổ phần hóa DN viễn thông

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nhiều kinh nghiệm về cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông đã được các chuyên gia chia sẻ.

(ICTPress) - Nhiều kinh nghiệm về cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông đã được các chuyên gia từ Tập đoàn Axiata Berhard Malaysia, edotco, Công ty tư vấn Winsor chia sẻ tại “Hội thảo cổ phần hóa doanh nghiệp Viễn thông nhà nước: Bài học kinh nghiệm từ Malaysia và ASEAN” vừa được Bộ TT&TT tổ chức ngày 29/7.

Tại Hội thảo ông Annis Sheikh Mahamed, Giám đốc phát triển Tập đoàn Axiata Berhard Malaysia cho biết khái niệm cổ phần hóa gồm một quá trình, có thể gọi là cổ phần hóa, tư nhân hóa hay chương trình đối tác công tư (PPP) nhưng mục tiêu chính vẫn là tạo cách thức để cung cấp dịch vụ công tốt hơn qua quá trình hợp tác công tư.

Trong quá trình cổ phần hóa có sự chuyển đổi rủi ro từ nhà nước sang tư nhân, để khu vực tư nhân nhận sự chuyển đổi này cần có sự khuyến khích bằng doanh lợi thu được, mục tiêu có cân đối rủi ro và nguồn lợi có được, khuyến khích có được dịch vụ xứng đáng “đồng tiền bát gạo”, phù hợp với tiêu chí ban đầu, ông Mahamed bắt đầu trình bày các chia sẻ mà ông cho hay là các "mẹo" cổ phần hóa.

Quá trình cổ phần hóa không dễ dàng, bởi theo ông Mahamed, dịch vụ công thực tế đã đối lập lợi ích thương mại nên khi quản lý dịch vụ công Nhà nước muốn duy trì sở hữu, kiểm soát, và đảm bảo lợi ích công với kế hoạch thương mại. Việc nhà nước luôn luôn kiểm soát dịch vụ công đôi khi xóa nhà lợi ích thương mại nên khu vực tư nhân gặp khó khi nhận rủi ro trong tiến trình cổ phần hóa.

Để đạt lợi ích của hai bên khi tham gia cổ phần hóa, ông Mahamed cho hay đối với khu vực tư nhân thì cần phải có cơ chế cho khu vực này hiểu được dịch vụ công được cung cấp vẫn chịu sự sở hữu và kiểm soát của Nhà nước và đổi lại khu vực này phải nhận được giá trị doanh thu nào đó và vẫn tạo ra giá trị về mặt dịch vụ công nhà nước mong đợi. Về phía chính phủ, chính phủ cũng phải đảm bảo rằng để có dịch vụ công tốt hơn thì cần có một giao kèo hoán đổi vì đã trao rủi ro cho khu vực tư nhân, có thể theo hình thức hợp đồng. Cần có một điểm cân bằng không chỉ về mặt tài chính, rủi ro, nguồn lợi thu được mà còn cân bằng về cơ chế chính sách, điều hành doanh nghiệp, tức là cho phép doanh nghiệp sau cổ phần hóa có được mức độ linh hoạt để tiến hành những quyết định về mặt thương mại phù hợp với mục đích ban đầu ban đầu đặt ra đó là tạo ra thị trường cạnh tranh, hiệu quả.

Thành công về cổ phần hóa cần có sự cân bằng về nhận thức giữa khu vực tư nhân và khu vực công, mục tiêu của cả hai bên, ông Mahamed nhấn mạnh.

Theo đó, ông Mahamed đã phân tích rõ cần có chính sách tập trung đạt sự minh bạch, ổn định về chính sách cho khu vực tư nhân - “luật chơi” phải được đưa ra từ ban đầu và có tính ổn định. Ví dụ như kiểm soát ngoại hối, hay chính sách chuyển thuế lợi nhuận ra nước ngoài, giảm thiểu sự thay đổi đột ngột, cạnh tranh cần sự cân bằng xem tiếp nhận của thị trường có tiếp nhận được không, mức độ cạnh tranh là bao nhiêu, điều này liên quan đến chính sách, địa điểm nhà máy…, số lượng giấy phép. Chẳng hạn về giấy phép nhiều quốc gia khi thấy thị trường viễn thông thu lại tiền nhanh chóng và cấp nhiều giấy phép khác nhau dẫn tới cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành. Do vậy, cần có độ linh hoạt, cân bằng giữa các lợi ích liên quan đến chất lượng dịch vụ, mức độ phủ sóng, lượng tiền đầu tư…, giữa khu vực công và tư nhân.

Công việc tiếp theo, ông Mahamed cho rằng cần xác định vai trò của các đối tác, cụ thể nhà đầu tư chiến lược. Có rất nhiều cách xác định vai trò nhà đầu tư như xác định qua sở hữu, qua quản lý, hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Từ đó, các nhà đầu tư chiến lược có thể biết vai trò để tham gia vào quá trình ra quyết định, đường hướng phát triển của doanh nghiệp mà mục tiêu là đạt tính hiệu quả của thị trường.

Khu vực tư nhân cũng phải hiểu được có vai trò của mình trong cung cấp dịch vụ công. Chính phủ muốn bảo vệ lợi ích công thì không chỉ tiến hành qua nắm giữ lượng cổ đông đa số mà còn tiến hành qua một loạt bước khác nhau. Mục đích của Chính phủ muốn giảm dần vốn góp của Chính phủ nhưng vẫn muốn đảm bảo cung dịch vụ tốt thì vẫn phải nắm giữ một phần kiểm soát thông qua việc có những người đại diện, thành viên giám sát của của Chính phủ tại công ty được cổ phần hóa với cổ phiếu đóng chi phối là 49 - 50%. Việc vận hành doanh nghiệp được giao cho Tổng giám đốc, đội ngũ chuyên nghiệp tập trung vào quản lý. “Đây là mô hình hoạt động chưa dám khẳng định là tốt nhất nhưng hoạt động hiệu quả ở Malaysia”, ông Mahamed cho biết.

"Điều quan trọng là có được sự thấu hiểu khu vực công và tư nhân, sự cân bằng mục tiêu giữa các bên, sự linh hoạt trong quá trình thực thi cổ phần hóa mà vẫn thương mại hóa hoạt động doanh nghiệp", ông Mahamed nhắc lại và nhấn mạnh.

Ảnh minh họa

Chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết về cổ phần hóa, ông Scott W Minehane, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Winsor nêu rõ cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cạnh tranh và minh bạch hóa thị trường viễn thông và ông đưa ra một câu trích dẫn mô tả về cổ phần hóa như là: “cuộc “hôn nhân”, kết quả để làm thế nào để có những đứa con. Đó thực sự là quá trình thay đổi cuộc sống của mình”.

Để thực hiện cổ phần hóa, ông Scott W Minehane cho rằng phải có kế hoạch mà kế hoạch được phản ánh qua câu trích dẫn: “chất lượng cổ phần hóa không phải ngẫu nhiên mà cần sự tập trung cao độ, nỗ lực chân thành, các định hướng thông minh không ngoan, thực thi khéo léo, sự lựa chọn các đáp án khác nhau”.

Chia sẻ về hiệu quả cổ phần hóa ở Malaysia, bà Rema Devi Nair, Chuyên gia tư vấn của Giám đốc điều hành Tập đoàn edotco đã cho biết từ ngày 7 - 9/8/2015, Malaysia sẽ tổ chức tổng kết  10 năm tiến hành tổng kết quá trình 10 cổ phần hóa của 20 công ty nhà nước. Thông tin ban đầu về kết quả của quá trình cổ phần hóa này theo bà Rema là khả quan. Vốn hóa thị trường tăng gấp 3 lần, 133,8 tỷ Ringgit vào tháng 5/2004 và tăng tới 431 tỷ Ringgit cho tới tháng 4/2014. Trong 10 năm qua, 20 công ty này tham gia đầu tư ở 42 quốc gia.

Theo bà Rema nhìn lại bài học của quá trình cổ phần hóa ở Malaysia có 3 thông điệp là: quá trình cổ phần hóa không phải là quá trình tự thân mà là sự chuyển biến của hệ thống, cần có khung thể chế để hỗ trợ các công ty, ngành và đây là quá trình biến đổi tạo làn gió mới một cách thường xuyên liên tục trong quá trình sáng tạo và tự sáng tạo diễn ra một cách liên tục. Đây là những yếu tố đảm bảo lợi ích tối đa thu được từ quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa

Tại Việt Nam, chính phủ đang rất quyết liệt trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của giai đoạn này là cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước, riêng trong năm 2015 sẽ cổ phần hóa hơn 200 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp viễn thông. Mặc dù bị áp lực về thời gian, tuy nhiên, Bộ TT&TT chủ trương không cổ phần hóa bằng mọi cách, mà mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp Viễn thông vẫn là tìm được các nhà đầu tư chiến lược, đảm bảo việc tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp  đúng với Quy hoạch phát triển viễn thông của Việt Nam đến năm 2020, hình thành được 3 - 4 Tập đoàn, Tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa… từng bước làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

Công nghệ sạc không dây đột phá đầu tiên cho thiết bị di động vỏ kim loại

Tóm tắt: 

(ICTPress) - WiPower cho phép sạc một loạt các thiết bị điện tử tiêu dùng và cầm tay tương thích mà không cần đặt vào vị trí thật chính xác...

(ICTPress) - Qualcomm Technologies vừa công bố đã thiết kế ra một giải pháp cho phép thiết bị có vỏ kim loại sử dụng sạc không dây.

Giải pháp này sử dụng công nghệ Qualcomm® WiPower™, được thiết kế tương thích chuẩn Rezence™ và là giải pháp đầu tiên được công bố có thể hỗ trợ sạc không dây cho các thiết bị kim loại, thể hiện cam kết của Qualcomm Technologies trong các phát kiến năng lượng không dây.

Các bên được cấp phép sử dụng WiPower sẽ được cung cấp các kỹ thuật thiết kế thiết bị sạc qua nắp lưng kim loại, cũng như trọn bộ thiết kế tham chiếu WiPower.

Khả năng sạc không dây điện thoại thông minh và các thiết bị khác đem lại tiện nghi tuyệt vời cho khách hàng. Vào thời điểm này, sạc thiết bị có vỏ bằng kim loại vẫn không tương thích với các công nghệ sạc không dây.

Cũng như các công nghệ khác dựa trên chuẩn Rezence, WiPower hoạt động ở tần số phù hợp hơn đối với các vật thể kim loại nằm trong trường sạc. Cho đến nay, điều này đồng nghĩa vói việc người ta có thể đặt các vật như chìa khóa hay đồng xu vào trường sạc và không tác động đến quá trình sạc. Ngày nay, WiPower đã bổ sung tính năng hỗ trợ thiết bị làm bằng kim loại. Bước tiến này vẫn duy trì khả năng sẵn có của WiPower trong việc sạc những thiết bị yêu cầu đến 22 watt, với tốc độ bằng hoặc nhanh hơn so với các công nghệ sạc không dây khác.

Dựa trên công nghệ Near Field Magnetic Resonance, WiPower mang lại sự linh động và thuận tiện nhiều hơn trong việc sạc không dây, cho phép sạc một loạt các thiết bị điện tử tiêu dùng và thiết bị cầm tay tương thích mà không cần đặt vào vị trí thật chính xác hoặc tiếp xúc trực tiếp về mặt vật lý. Thêm vào đó, công nghệ này cho phép sạc đồng thời nhiều thiết bị với nhiều yêu cầu về mức năng lượng khác nhau và sử dụng Bluetooth Smart để giảm thiểu các yêu cầu về phần cứng.

Steve Pazol, Giám đốc Điều hành bộ phận Sạc Không dây của Qualcomm Incorporated cho biết: “Xây dựng giải pháp sạc không dây cho các thiết bị có lớp vỏ kim loại là một bước quan trọng thúc đẩy cả ngành công nghiệp tiến lên phía trước. Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà sản xuất thiết bị chọn dùng hợp kim kim loại trong thiết kế sản phẩm của họ để có cấu trúc vững chắc hơn và tăng tính thẩm mỹ. Tiên tiến kỹ thuật của QTIs loại bỏ một trở ngại lớn đối với năng lượng không dây và mở rộng hơn nữa phạm vi ứng dụng tính năng tuyệt vời này trong ngành điện tử tiêu dùng và các trường hợp sử dụng.”

Là thành viên sáng lập Alliance for Wireless Power (A4WP), Qualcomm tích cực góp phần vào sự phát triển của công nghệ sạc không dây, trở thành một trong những công ty thành viên đầu tiên nhận chứng nhận Rezence về các thiết kế thiết bị phát và nhận tín hiệu đa chiều.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Bạn đang trả bao nhiêu tiền điện cho máy tính và điện thoại mỗi ngày?

Tóm tắt: 

Với giá điện ngày càng đắt đỏ, nhiều người thường đổ lỗi cho những chiếc điện thoại di động và quy chụp chúng thành những kẻ “đốt tiền vô tội vạ”.

Với giá điện ngày càng đắt đỏ, nhiều người thường đổ lỗi cho những chiếc điện thoại di động và quy chụp chúng thành những kẻ “đốt tiền vô tội vạ”. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi các thiết bị điện quanh mình tiêu tốn hết bao nhiêu tiền điện mỗi ngày?

Điện thoại

Đầu tiên, chúng ta xét đến vật dụng mà hầu như ai cũng sở hữu, đó là những chiếc điện thoại di động.

Với phép thử là một chiếc iPhone, dung lượng pin khi được sạc đầy của mẫu máy này đạt ở mức trung bình là 1.440 mAh, tương ứng với 5,45 Wh. Nếu mỗi ngày thực hiện một lần sạc từ lúc pin hoàn toàn cạn, tính ra trong 1 năm, lượng điện mà chiếc điện thoại của bạn tiêu thụ sẽ rơi vào khoảng 2.000 Wh. Con số này tương ứng với 2 kWh hay hiểu nôm na là 2 số điện. Với mức giá điện sinh hoạt cao nhất hiện ở mức 2.587 đồng / 1 kWh, số tiền mà người dùng phải bỏ ra mỗi năm để sạc điện thoại hàng ngày sẽ rơi vào khoảng 5.200 đồng.

Máy tính bảng

Với một vật dụng cần nhiều điện hơn là chiếc iPad, cũng theo cách tính này, mức năng lượng tiêu thụ trong vòng 1 năm của 1 chiếc iPad sẽ là 12 kWh. Như vậy, số tiền phải trả để sạc iPad trong vòng 1 năm sẽ rơi vào khoảng 31.000 đồng.

Laptop

Với một chiếc máy tính laptop, lượng điện năng tiêu thụ trung bình trong vòng 1 năm là khoảng 72 số điện. Tính theo giá điện sinh hoạt, số tiền mà người dùng Việt Nam phải trả để sạc điện sẽ là 186.000 đồng.

Tivi

Tivi màn hình phẳng cũng được xem như một nguồn ngốn điện không hề nhỏ. Trong trường hợp bạn sử dụng Tivi công nghệ Plasma khoảng 5 giờ mỗi ngày, lượng điện năng trung bình mà bạn bỏ ra sẽ là khoảng 360 số điện. Tương đương với số tiền 931.000 đồng.

Với những chiếc Tivi LCD, con số này sẽ rơi vào khoảng 160 kWh, tương ứng với số tiền 414.000 đồng.

Màn hình máy tính

Xét đến một thiết bị khá phổ biến khác là những chiếc màn hình máy tính. Chúng ngốn của bạn mỗi năm khoảng 300 số điện, tương ứng với số tiền 776.000 đồng.

Thiết bị mạng

Với moderm và bộ phát sóng Wifi, mức tiêu tốn điện của chúng là 90 kWh/năm. Điều này tương đương với số tiền bỏ ra dành cho chúng là 233.000 đồng.

Bóng đèn

Bóng đèn sợi đốt có vẻ như là thiết bị ngốn điện năng kinh khủng nhất. Với một chiếc bóng đèn 60W, nếu sử dụng chúng khoảng 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, một chiếc bóng đèn sợi đốt có thể tiêu thụ hết 220 số điện mỗi năm. Số tiền bạn phải bỏ ra cho chúng sẽ là 569.000 đồng mỗi năm trên một bóng đèn sử dụng.

Những chiếc bóng đèn LED thế hệ mới sẽ giúp giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ. Với một bóng đèn 10W, bạn sẽ cần khoảng 37 số điện mỗi năm. Con số này tương ứng với số tiền là 95.000 đồng với mỗi bóng đèn.

Tủ lạnh

Với các thiết bị điện tử, chúng được áp dụng gần như một cách chính xác theo nguyên lý, các thiết bị càng ra đời sau thì càng có khả năng tiết kiệm điện. Tủ lạnh cũng là một vật dụng như vậy. Với những chiếc tủ lạnh đời mới, lượng điện năng mà chúng tiêu tốn sẽ là khoảng 350 kWh. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ phải bỏ ra 905.000 đồng cho một năm sử dụng.

Để có thể so sánh một cách chi tiết hơn, các bạn có thể nhìn vào bảng dưới đây để thấy sự khác biệt giữa mức tiêu thụ của các thiết bị điện:

Theo TechZ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT
Viễn thông
Phát thanh Truyền hình

Cách đánh dấu nội dung trên Facebook để đọc lại lần sau

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Có thể bạn chưa biết một công cụ nhỏ bé trên từng đăng tải cho phép bạn đánh dấu nội dung để bạn có thể quay lại và đọc sau.

(ICTPress) - Có nhiều thông tin trong News Feed Facebook của bạn, từ các cập nhật trạng thái, các video đến các nội dung tin tức được chia sẻ. Nhưng bạn có thể chưa hay biết có một công cụ nhỏ bé trên từng đăng tải cho phép bạn đánh dấu nội dung để bạn có thể quay lại và đọc sau.

Năm ngoái, Facebook đã lặng lẽ triển khai một tính năng cho phép người sử dụng đánh dấu những thứ như các đường link, video, các sự kiện và nơi chốn. Các nội dung được đánh dấu lưu lại được đưa vào một folder bí mật chỉ bạn có thể nhìn thấy. Tính năng ít được biết tới này là một công cụ hữu ích giúp bạn quản lý Feed của bạn và chắc chắn bạn không bị lỡ những thông tin mà bạn thực sự quan tâm.

Ví dụ trong cuộc họp bạn có lướt Facebook và không có thời gian xem một video mà mọi người đang nói chuyện, bạn có thể lưu lại vào folder của bạn và xem lại video này sau.

Dưới đây là cách sử dụng tính năng này:

Nhấp vào mũi tên có hình chữ V ở góc phải phía trên của một đăng tải, video hay sự kiện (hiện tại bạn chưa thể lưu ảnh) và chọn Save (lưu lại). Để tìm được nội dung này sau đó, hãy vào folder đã lưu (Saved) của bạn qua cột trái trong News Feed của bạn (nếu bạn đang truy cập trang trên web) và qua tap More khi bạn đang vào Facebook trên thiết bị di động. Đó là hai cách thực hiện.

Tính năng này là một phần trong nỗ lực liên tục của Facebook để giữ người dùng ở lâu hơn trên trang, nhưng cũng là một tính năng thú vị. Khả năng tạo ra danh sách đánh dấu riêng của bạn về những nội dung mà mạng lưới bạn bè của bạn chia sẻ là một cách thông minh cho Facebook để tiếp tục nhiệm vụ của Facebook là trở thành một trung tâm tin tực bên cạnh một địa điểm cho mọi người chia sẻ các cập nhật và trạng thái, mua sắm.

Facebook cho Mashable biết sẽ bổ sung khả năng lưu nhiều thông tin hơn, như các đăng tải từ bạn bé, các nhóm và trang.

 QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Phần mềm VNPT-HIS: Tiện ích cho công tác quản lý khám chữa bệnh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Khi thuê lại các dịch vụ, phần mềm CNTT của các doanh nghiệp Viễn thông - CNTT như VNPT, các bệnh viện sẽ không phải đầu tư quá lớn cho một phần mềm.

Đó là đánh giá chung của đại diện một số đơn vị y tế, đặc biệt là của các bệnh viện tuyến Tỉnh đối với phần mềm quản lý khám chữa bệnh VNPT- HIS vừa được giới thiệu tại Hội thảo “Giải pháp, sản phẩm phần mềm phục vụ công tác quản lý và điều hành trong lĩnh vực khám chữa bệnh” mới đây.

Đối với các bệnh viện, hiện, việc ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu, từ chuyên môn đến quản lý đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Qua phần demo về Phần mềm VNPT-HIS do VNPT phát triển, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình - TS. Trương Quý Dương cho rằng, các phân hệ và tính năng tiện ích của VNPT- HIS thực sự hữu ích, đáp ứng được các yêu cầu của các bệnh viện địa phương và cơ sở y tế trên mọi địa bàn. Khi triển khai VNPT-HIS, bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh có thể chuẩn hóa từ khâu tiếp đón bệnh nhân, khám chữa bệnh; Từ người quản lý khoa phòng, đến người quản lý sẽ được Online hóa.

Đối với người dân, VNPT-HIS không chỉ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian vì có thể đặt trước được giờ khám chữa bệnh mà còn tao được sự công khai, minh bạch trong việc thanh toán bảo hiểm y tế.  “Chúng tôi đề nghị Tập đoàn VNPT giới thiệu kỹ hơn về các gói dịch vụ để giúp cá bệnh viện tuyến tỉnh có thể tiếp cận và đưa vào ứng dụng một cách hiệu quả, giúp chúng tôi giảm thiểu khâu trung gian, tiết kiệm được công sức và tiền bạc”, TS. Trương Quý Dương nhấn mạnh. 

Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng hiện đang hợp tác với VNPT Cao Bằng triển khai dự án VNPT-HIS. Dự kiến, cuối tháng 8, đầu tháng 9, Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Uyên sẽ là bệnh viện đầu tiên tại Cao bằng triển khai thí điểm VNPT-HIS.

Giám đốc Bệnh viện  Hoàng Văn Sóng cho biết:  "Phần mềm này sẽ giúp chúng tôi quản lý hệ thống từ các cơ sở xã, huyện đến tỉnh. Chúng tôi mong rằng, VNPT sẽ coi Quảng Uyên là trọng điểm, để từ đó VNPT-HIS đến tất cả các cơ sở y tế của tỉnh Cao Bằng, để cán bộ y tế của Tỉnh có thể tiếp cận và ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hàng năm, VNPT cũng cần có những điều chỉnh và cập nhật hệ thống báo cáo theo đặc thù của địa phương, theo nhu cầu, mong muốn của người sử dụng để nâng cao hiệu quả đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh".

Khi thuê lại các dịch vụ, phần mềm CNTT của các doanh nghiệp Viễn thông - CNTT như VNPT, các bệnh viện sẽ không phải đầu tư quá lớn cho một phần mềm. Trong quá trình cho thuê, nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ thường xuyên hỗ trợ các bệnh viện để nâng cấp, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật phát sinh.

Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Trịnh Hữu Hùng cho biết, ở Thanh Hóa, hầu hết các bệnh viện đều đã sử dụng phần mềm quản lý các bệnh viện, nhưng mới chỉ đáp ứng trong nội bộ một bệnh viện mà chưa kết nối chung cho toàn ngành y tế của Tỉnh. VNPT-HIS của VNPT đã đáp ứng được yêu cầu này. Sở Y tế Thanh Hóa mong muốn có thể ứng dụng VNPT-HIS tại tất cả các bệnh viện trong toàn tỉnh và mong muốn VNPT sẽ đưa ra giá cho thuê dịch vụ phù hợp nhất để các cơ sở y tế đủ khả năng chi trả. 

HH

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Công nghệ mới nhất của Microsoft làm tăng năng suất doanh nghiệp

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Những công nghệ mới nhất kỳ vọng tạo ra nhiều hơn nữa những trải nghiệm điện toán người dùng.

(ICTPress) - Microsoft vừa giới thiệu những công nghệ mới nhất, chia sẻ về các quy trình quản trị, kỳ vọng về các giải pháp gia tăng năng suất, xây dựng đám mây thông minh và tạo ra nhiều hơn nữa những trải nghiệm điện toán người dùng.

Những thông tin trên được Microsoft giới thiệu tại Hội nghị Đối tác toàn cầu thường niên (WPC) năm 2015 diễn ra tuần qua tại Orlando, Mỹ với sự tham dự của hơn 15.000 thành viên thuộc kênh đối tác. 

Trong hội nghị, Microsoft đồng thời cũng chia sẻ về ưu tiên đầu tư cho hàng trăm ngàn đối tác toàn cầu như là trọng tâm của chuyển đổi. Những cải tổ và đầu tư này sẽ giúp Microsoft và đối tác tiếp cận được mục tiêu mới, tạo ra những điều khác biệt cho mọi tổ chức và các cá nhân trên khắp toàn cầu..

Dưới đây là những chia sẻ trọng tâm của Microsoft:

Project GigJam: gia tăng năng suất và quy trình doanh nghiệp

Kỳ vọng lớn của Microsoft là thúc đẩy năng suất và quy trình vận hành doanh nghiệp (DN), CEO Microsoft Satya Nadella đã giới thiệu dự án mang tên Project GigJam.

GigJam là phương thức mới giúp người sử dụng hoàn thành các nhiệm vụ và chuyển đổi quy trình DN nhờ phá vỡ mọi rào cản giữa các thiết bị, ứng dụng và con người. GigJam trao quyền cho người lao động để truy xuất và triệu hồi thông tin từ dây chuyền và từ các ứng dụng SaaS, đồng thời giúp đưa các thông tin đặc thù  vào hệ thống kèm hành vi cần thiết để hoàn thiện công việc, theo sát các tiến trình và tổng hợp mọi thông tin tức thì. Các thông tin cụ thể có thể tìm hiểu và sử dụng thử tại www.gigjam.com.

Bộ phân tích Cortana: xây dựng đám mây thông minh

Microsoft đồng thời cũng công bố bộ sản phẩm Cortana Analytics Suite, một tập các dịch vụ hoàn thiện nhằm hỗ trợ các DN chuyển đổi dữ liệu thành các hành vi thông minh. Con số tăng trưởng của việc chấp nhận các thiết bị máy tính học tập (machine learning), dữ liệu lớn, kết hợp với sức mạnh của các bộ lưu trữ không giới hạn và điện toán trong đám mây chính là những cơ hội lớn cho các tổ chức và DN, giúp họ tính toán dự trù việc sẽ xảy ra hay tự động hóa quy trình DN.

Bộ Cortana Analytics Suite kết nối các cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu bao gồm máy tính học tập, lưu trữ dữ liệu lớn và xử lý cùng trí tuệ nhân tạo cho các lĩnh vực cảm nhận như tầm nhìn, khuôn mặt và phân tích giọng nói, giúp mở rộng khả năng tiên đoán và quy tắc cho các doanh nghiệp trên một loạt các kịch bản công nghiệp.

Cortana Analytics Suite được tích hợp với Cortana, trợ lý cá nhân kỹ thuật số của Microsoft, sẽ giúp các DN thực hiện các quy trình theo những cách hữu ích, chủ động và tự nhiên hơn.

Microsoft HoloLens: đem lại trải nghiệm cá nhân hóa hơn

Lĩnh vực thứ 3 Microsoft trình diễn là sản phẩm công nghệ nổi bật HoloLens - thiết bị máy tính 3 chiều độc lập đầu tiên trên thế giới dựa trên nền tảng Windows 10.

Trên sân khấu WPC 2015, CEO Satya đã trình diễn Autodesk cùng HoloLens để chia sẻ về phương thức hoàn toàn mới trong quá trình thiết kế, tạo, kết nối, hình ảnh hóa và làm việc một cách chuyên nghiệp trên thiết bị HoloLens.

Microsoft HoloLens đã tạo ra ảnh hưởng thực sự cho toàn bộ các nền công nghệ, tiêu biểu như quá trình hỗ trợ các kiến trúc sư và ngành công nghiệp xây dựng trên Trimble, làm việc thám hiểm sao Hỏa cùng phòng thí nghiệm NASA’s Jet Propulsion Laboratory, hỗ trợ trường đại học Case Western Reserve University và bệnh viện Cleveland Clinic trong quá trình chuyển đổi giảng dạy hướng tới tương lai. Đây mới chỉ là những bước đầu mà điện toán thực tế ảo có thể hỗ trợ khách hàng trong công tác làm được nhiều và đạt được nhiều hơn nữa.

Đem lại những cơ hội mới cho Đối tác nhờ Đám mây và Di động

Hiện có rất nhiều DN đối tác của Microsoft đang dịch chuyển đầu tư vào đám mây nhằm tận dụng lợi thế của các công nghệ đám mây tiên tiến mà Microsoft đã phát triển. Do đó, Microsoft đã và đang tiếp tục đầu tư nhằm hỗ trợ các đối tác có thể chuyển dịch thông suốt thông qua việc mở rộng chương trình mang tên CSP (Cloud Solution Provider - Nhà cung cấp dịch vụ đám mây).

Chương trình CSP sẽ hỗ trợ các đối tác tiếp tục xây dựng và gia tăng lợi nhuận dịch vụ đám mây khi sử dụng đám mây của Microsoft. Từ thời điểm này, Microsoft sẽ phát triển chương trình CSP tới các thị trường mở rộng, và đưa số thị trường CSP toàn cầu lên con số 131. Hơn thế, Microsoft Azure và CRM Online cùng Office 365, Windows Intune và Enterprise Mobility Suite (EMS) sẽ là những dịch vụ sẵn có trong chương trình CSP.

Trong ngày đầu tiên của WPC 2015, Microsoft tiết lộ về thời điểm ra mắt bộ Office 365 cho DN mang tên E5.

E5 được ra mắt vào cuối năm nay, sẽ bao gồm toàn bộ các giá trị cốt lõi về tính năng suất và khả năng cộng tác của Office 365, kèm những tính năng cải tiến nổi bật của dịch vụ Skype for Business mới như Cloud PBX và Meeting Broadcast; tính năng phân tích xuất sắc của Power BI như Power BI Pro hay bộ phân tích Delve Organizational Analytics; các tính năng bảo mật tiên tiến khác như eDiscovery, Customer Lockbox và  Advanced Threat Protection.

Bộ E5 sẽ cung cấp những cơ hội mới đột phá cho đối tác để đưa ra những cơ hội bán dịch vụ mới nhờ khả năng phân tích và truyền thông thời gian thực, và khả năng tìm kiếm khách hàng mới nhờ những tính năng bảo mật nổi trội.

Các đối tác Microsoft đã và sẽ luôn là động lực cho chuyển đổi của Microsoft nhằm mang lại những cải tiến lớn lao cho khách hàng chung của đối tác và Microsoft. Trong thế giới ’Ưu tiên Di động, Ưu tiên Đám mây’, những DN nắm bắt công nghệ nhằm tái xây dựng DN sẽ là người chiến thắng, những đơn vị bằng lòng với hiện tại sẽ đối mặt nhiều rủi ro. Hàng trăm ngàn đối tác của Microsoft khắp toàn cầu sẽ giúp khách hàng chung trên toàn cầu cùng chuyển đổi và tiến tới nấc thang công nghệ mới.

“Microsoft rất vui mừng được hội ngộ đối tác để có thể giúp các DN chuyển đổi và thành công”, ông Phil Sorgen, Phó Chủ tịch tập đoàn Microsoft, Kênh đối tác nhấn mạnh.đã phát biểu tại Hội nghị.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Đám mây và di động gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đám mây và di động được dự đoán sẽ có tổng trị giá khoảng 36,2 tỉ doanh thu cho các công ty CNTT tại châu Á - TBD vào năm 2018.

(ICTPress) - Theo IDC, thị trường dịch vụ đám mây công cộng tại Châu Á - Thái Bình Dương (TBD) sẽ gia tăng 2 lần tính đến năm 2018, tăng trưởng từ 3,2 tỉ USD năm 2014 tới 7,1 tỉ vào năm 2018.

Mới đây, một nghiên cứu của IDC tại khu vực châu Á - TBD do Microsoft ủy thác, đã chỉ ra rằng, các đối tác tập trung vào giải pháp đám mây và di động đã và đang tiếp tục có doanh thu, lợi nhuận và lượng khách hàng mới nhiều hơn.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái CNTT tại châu Á từ cung cấp các giải pháp truyền thống chuyển đổi sang mô hình phù hợp với “Ưu tiên di động, Ưu tiên đám mây”.

IDC đã triển khai nghiên cứu về cơ hội tăng trưởng của các công ty CNTT chuyên về giải pháp cũng như dịch vụ đám mây và di động tại khu vực Châu Á - TBD. Theo nghiên cứu này, thị trường dịch vụ đám mây công cộng tại Châu Á - TBD sẽ gia tăng 2 lần tính đến năm 2018, tăng trưởng từ 3.2 tỉ USD năm 2014 tới 7.1 tỉ vào năm 2018. Di động sẽ có tăng trưởng doanh thu lớn hơn đám mây tại Châu Á - TBD theo nghiên cứu của IDC, và được kỳ vọng tăng trưởng từ 46% với giá trị 20,3 tỉ USD trong năm 2014 tới 29,1 tỉ USD vào năm 2018. Cả đám mây và di động được dự đoán sẽ có tổng trị giá khoảng 36,2 tỉ doanh thu cho các công ty CNTT tại châu Á - TBD vào năm 2018.

Đề tiến hành báo cáo mang tên “Tăng trưởng về Đám mây và Di động tại Châu Á - TBD thiết lập một bước tiến mới cho hệ sinh thái đối tác” này, IDC đã phỏng vấn hơn 200 đối tác CNTT của Microsoft từ 9 thị trường Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam để hiểu về mô hình doanh nghiệp của họ và các chiến lược tăng trưởng tương ứng với những cơ hội thị trường mới.

“Hệ sinh thái CNTT đã là hạt nhân thành công của chúng tôi trong vòng 40 năm và luôn tiếp tục là điểm nhấn của chúng tôi để phục vụ hàng tỉ người dùng tại Châu Á. Theo đà Công nghệ phát triển, sẽ có các đơn vị thành công, suy thoái và những nhà tiên phong mới. Đối tác của tương lai sẽ có 4 đặc thù phát triển: Tạo ra các phạm vi, đầu tư vào sự khác biệt, tập trung vào giá trị, chinh phục được các trái tim và tâm hồn khách hàng. Năng lực của hệ sinh thái đối tác Microsoft nhằm hỗ trợ đối tác chuyển dịch để có thể có được nhiều lợi nhuận hơn nữa là ưu tiên của Microsoft. Đây là lý do Microsoft đầu tư 225 triệu USD nhằm chuyển đổi hệ sinh thái tại Châu Á - TBD thông qua các hình thức đào tạo, hoa hồng và hỗ trợ phát triển đối tác. Chúng tôi hào hứng khi thấy rất nhiều các đối tác trong khu vực đang chuyển đổi theo định hướng nhầm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng tại đây”, Ông Ananth Lazarus, Giám đốc khối Đối tác, Microsoft Châu Á - TBD cho biết.

Ngoài ra, báo cáo còn có những điểm chính:

Đám mây là chuẩn kinh doanh mới tại Châu Á - TBD: Đối tác chuyên về đám mây, với hơn 50% Doanh thu từ Đám mây, tạo ra hơn 1.8 lần Doanh thu, hơn 1.4 lần lợi nhuận, nếu so với các đối tác không kinh Doanh đám mây.

Các giải pháp dám mây và di động mang lại lợi nhuận nhiều hơn: Các đối tác giải pháp có thể gia tăng lợi nhuận tầm 20% và các nhà bán lẻ VAS có thể gia tăng lợi nhuận khoảng 100% khi giới thiệu các dịch vụ VAS đám mây.

Đối tác phân phối các đám mây toàn diện sẽ có thêm 20% lợi nhuận: Đây là những đối tác có kinh nghiệm hơn 2 năm về đám mây và làm việc tốt với khách hàng trong quá trình chuyển đổi các dự án lên đám mây.

Là những đối tác triển khai sớm nhất: những đối tác giải pháp đám mây và di động sớm nhất sẽ có được hơn 2.5 lần doanh thu và hơn 50% lợi nhuận nếu so sánh với tổng thể các đối tác khác trong nghiên cứu này.

Các đối tác đang xem xét xây dựng đám mây công cộng, đám mây riêng và mô hình lai: Hơn 50% các đối tác Microsoft đang xây dựng giải pháp đám mây lai cho khách hàng của họ và đã đầu tư vào các giải pháp đám mây riêng và đám mây công cộng dựa trên nền tảng Microsoft.

Có mô hình giải pháp di động với thanh khoản rõ ràng: Trong lĩnh vực di động, các đơn vị phát triển phần mềm (ISVs) đã gia tăng được lợi nhuận tầm 55% vì có thể tận dụng mô hình SaaS (Phần mềm như một dịch vụ) và kiếm được tiền từ các khoản đầu tư trước đó trong quá trình triển khai nghiên cứu R&D trên di động.

Thành công nhờ tổng hợp giải pháp đám mây và di động

Ông Mayur Sahni, Giám đốc nghiên cứu cao cấp về Dịch vụ và Đám mây, IDC Châu Á - TBD cho biết: “Với việc đám mây và di động trong mọi ngành công nghiệp đang chiếm hầu hết doanh thu của các đối tác, chúng ta có thể nhìn nhận thực tế là các đơn vị sớm đưa ra các giải pháp tiên tiến và các đơn vị triển khai dịch vụ VAS đã thực sự có được những phần thưởng lợi nhuận xứng đáng. Theo đà gia tăng về nhu cầu của dịch vụ đám mây và di động, đây chính là thời điểm mà các đối tác cần tận dụng, phát triển để tham dự hoặc sẽ bị tụt hậu trong môi trường thực tế”.

Một ví dụ tiêu biểu về thành công nhờ tổng hợp giải pháp đám mây và di động là đối tác VMob của New Zealand. Công ty đã phát triển nền tảng di động cho việc kết nối giữa các gạch và vữa cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ toàn cầu của khách hàng, bao gồm cả McDonals nhằm giúp khách hàng của họ có thể gia tăng được trải nghiệm trong gian hàng nhờ các Tiếp thị nội dung (content Markerting) được cá nhân hóa.

Nền tảng VMob sử dụng một tập các dữ liệu ngữ cảnh mở rộng bao gồm GPS và các vị trí của cửa hàng, thời tiết địa phương, các sự kiện gần đó và dữ liệu vận chuyển công cộng để cải thiện các kết nối phù hợp với người dùng. Nền tảng được xây dựng dựa trên các dịch vụ hiện đại đặc thù của Microsoft Azure và được phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. VMob đã dành giải thưởng Đối tác của năm từ Microsoft cho nền tảng Đám mây: Ứng dụng tiên tiến.

Dành giải thưởng Đối tác Indonesia của năm  là đối tác Pasifik Cipta Mandiri (PCMan). Được thành lập năm 2000, PCMan đã tập trung vào việc cấp phép và cài đặt hệ thống Microsoft. 3 năm trước, công ty đã quyết định chuyển đổi sang nền tảng và dịch vụ đám mây, khởi đầu bằng Office 365. Trong năm ngoái, tăng trưởng của Doanh thu đám mây Microsoft tại công ty đã vượt 15 lần. Hiện nay, Doanh thu đám mây chiếm khoảng 50% Doanh thu của PCMan.

Tại Việt Nam, HPT cũng vinh dự nhận Giải thưởng Đối tác của năm từ Microsoft. Là công ty CNTT với hơn 20 năm kinh nghiệm trong các dự án tư vấn và cung cấp các giải pháp hạ tầng CNTT, HPT nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới và phát triển giải pháp Điện toán Đám mây triển khai cho khách hàng. HPT sẽ giúp khách hàng đáp ứng được bài toán cân bằng giữa Công nghệ và Tài chính.

“Với vai trò là đối tác cấp cao (Licensing Solution Partner – LSP) và đối tác phát triển giải pháp chiến lược (National System Integrator – NSI) của Microsoft, HPT cam kết sẽ hỗ trợ tối đa việc vận hành và cung cấp tư vấn những công nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là công nghệ Đám mây cho khách hàng Việt”, Ông Đinh Hà Duy Linh, Tổng giám đốc công ty HPT nhấn mạnh.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành

iPhone, iPad có chế độ "hao" nguồn thấp nhất từ trước tới nay

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một trong những tính năng mới trên iOS 9 là chế độ tiêu thụ nguồn thấp, sẽ kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn.

(ICTPress) - Một trong những tính năng mới trên iOS 9, hệ điều hành sắp ra mắt cho iPhone và iPad, là chế độ tiêu thụ nguồn thấp, sẽ kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn, Business Insider cho biết.

Trong nhiều năm, người sử dụng iPhone sẽ phải cài đặt thủ công để tiết kiệm nguồn. Nhưng với chế độ tiêu thụ nguồn thấp sẽ thực hiện mọi việc cho bạn. Thực tế, Apple cho biết tính năng điều chỉnh các thiết lập mà bạn đã không hề biết bạn có.

Ví dụ, chế độ này ngặn các ứng dụng tải dữ liệu trên nền, dừng ứng dụng Thư từ việc nhận các thư mới, làm chậm bộ vi xử lý và tắt bớt một số hình ảnh hoạt họa, theo đó bạn đã tiết kiệm nguồn đáng kể. Do vậy, bạn sẽ vẫn có thể sử dụng điện thoại của bạn cho phần lớn các tác vụ.

Nếu chế độ tiêu thụ nguồn thấp không phải là điều bạn quan tâm, iOS 9 cũng đã được tối ưu để tổng thể việc tiêu thụ nguồn cũng ít hơn. Apple cho biết tuổi thọ pin sẽ thêm một giờ nếu cài đặt iOS 9.

Một phiên bản beta chưa hoàn thiện có thể tải tại đây. Nếu bạn đã có, dưới đây là cách bật chế độ tiêu thụ nguồn thấp. Đầy tiên là mở ứng dụng cài đặt.

Vào phần nguồn (battery).

Tiếp theo trượt đến chế độ "Low Power Mode" và bật lên rồi nhấp vào "continue" khi bạn nhận được thông báo.

Biểu tượng nguồn sẽ chuyển màu vàng để bạn biết bạn đang ở chế độ tiêu thụ nguồn thấp. Bây giờ nhanh chóng và tìm cáp sạc.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông