Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Tiết lộ câu chuyện đặt tên cho trang TMĐT lớn nhất hành tinh Amazon

Đã 25 năm kể từ khi Jeff Bezos thành lập công ty mà ngày nay chúng ta gọi là Amazon. Ban đầu, nó là một cửa hàng sách trực tuyến có tên Cadabra.

CEO Amazon Jeff Bezos

Câu chuyện về cách Amazon trở thành Amazon là một ví dụ điển hình cho việc quá trình đặt tên công ty có thể khó khăn như thế nào.

Brad Stone viết trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2013 của mình mang tên "Cửa hàng mọi thứ" (The Everything Store), "Cadabra" được dùng để ám chỉ từ "abracadabra" (như một phép thuật).

Tuy nhiên, Stone viết rằng luật sư đầu tiên của CEO Jeff Bezos cái tên có vẻ quá mơ hồ. Ngoài ra, khi bạn trao đổi qua điện thoại, đôi khi người ta nghe thành "Cadaver" (một xác chết).

Hành trình đến với cái tên của con sông lớn nhất trái đất

Đó là vào giữa những năm 1990 khi Jeff Bezos và người vợ lúc đó, MacKenzie Tript, bắt đầu khám phá những khả năng khác. Họ đã đăng ký tên miền Awake.com, Browse.com và Bookmall.com. Họ cũng đã đăng ký tên miền Relentless.com và giữ nó (nếu bạn nhập nó vào trình duyệt của bạn ngày hôm nay, bạn sẽ được chuyển hướng đến Amazon.com).

Bezos sau đó lướt qua từ phần "A" trong từ điển. Vào thời điểm đó, danh sách trang web được xếp theo thứ tự abc, vì vậy ông muốn có một từ bắt đầu bằng "A." Khi ông nhẩm đến từ "Amazon", tên của con sông lớn nhất hành tinh, ông quyết định đây là tên hoàn hảo cho những gì sẽ trở thành hiệu sách lớn nhất trái đất.

Stone viết rằng Bezos "đã bước vào nhà để xe" - văn phòng tạm thời của Amazon vào thời điểm đó - "và thông báo cho các đồng nghiệp của mình về tên mới của công ty. Ông đã gây ấn tượng rằng ông không quan tâm đến việc nghe ý kiến của bất kỳ ai về nó."

URL mới được đăng ký vào ngày 1/11/1994.

Câu chuyện về cách một người khổng lồ công nghệ khác là Apple cũng có câu chuyện tương tự về đặt tên công ty.

Theo cuốn sách năm 2011 của Walter Isaacson mang tên "Steve Jobs", Jobs nói, "Tôi đang ở trong chế độ ăn kiêng, chỉ ăn hoa quả. Nghe có vẻ vui, đầy tinh thần và không quá đáng sợ." Jobs cũng lưu ý rằng Apple sẽ được liệt kê trước "Atari" trong danh bạ điện thoại.

Jobs nói với Steve Wozniak, người đồng sáng lập Apple, rằng nếu họ không nghĩ ra cái tên nào hay hơn vào chiều hôm sau, họ sẽ đi cùng Apple. Chúng ta biết câu chuyện đã kết thúc như thế nào.

Về phần CEO Amazon Bezos, ông nói với Stone tại sao Amazon dường như là một cái tên phù hợp cho công ty của ông: "Đây không chỉ là con sông lớn nhất thế giới, nó lớn gấp nhiều lần con sông lớn nhất tiếp theo. Nó thổi bay tất cả các con sông khác."

QM (Theo Businessinsider.com)

Cách tránh khỏi spam qua Google và các dịch vụ khác

Các dịch vụ của Google thường gửi thông báo vào hộp thư đến của Gmail - và mô-đun chống thư rác của hệ thống sẽ không gắn cờ cho những email từ chính Google.

Hiểu được điều này, hãy xem các spammer có thể lợi dụng để tấn công vào các dịch vụ của Google như thế nào.

Google Calendar

Spammer đã spam qua Google Calendar (Lịch) bằng cách sử dụng vị trí của người dùng và tạo chủ đề để gửi thư mời.

Thông thường, thư rác gồm một đoạn văn bản ngắn nói rằng nạn nhân sẽ được nhận một khoản tiền mặt vì một lý do nào đó, cùng với một liên kết để nhận được số tiền. Tuy nhiên, đó có thể là liên kết lừa đảo để tội phạm mạng lấy thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân hoặc yêu cầu trả phí trước nếu muốn nhận tiền.

Những kẻ tấn công mạng cũng thường sử dụng Google Calendar để tự tạo các cuộc khảo sát giả với phần thưởng nhất định. Chúng cũng hoàn toàn có thể dùng cách tương tự để phát tán thư rác hoặc lừa đảo, cũng như các phần mềm độc hại.

Google Photos

Kẻ lừa đảo sử dụng Google Photos (Ảnh) để chia sẻ các bức ảnh với thông tin về khoản tiền lớn có thể nhận được chỉ bằng cách trả lời e-mail có sẵn.

Đối với người nhận, nó dường như là một e-mail vô hại từ Google Photos với tiêu đề “Ai đó đã chia sẻ một bức ảnh với bạn”. Sau khi nạn nhân trả tiền, kẻ lừa đảo đơn giản là biến mất không một dấu vết.

Tội phạm mạng đã lợi dụng tính năng cho phép hiển thị hình ảnh và nội dung lên phần thông báo của Google Photos, cùng tiêu đề những tưởng là vô hại đến mức nạn nhân sẽ mở để xem nội dung bên trong.

Google Forms

Kẻ lừa đảo có thể sử dụng Google Forms (Biểu mẫu) tạo biểu mẫu và thăm dò ý kiến​, từ đó thu thập dữ liệu người dùng. Nạn nhân sẽ tự điền vào biểu mẫu với thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng, .v.v. 

Kẻ lừa đảo sau đó gửi đề nghị chào hàng chủ động nhằm kiếm lợi với các thông tin khai thác được. Các biểu mẫu thu thập dữ liệu trông có vẻ rất thuyết phục đã khiến Google Forms trở thành công cụ hữu ích cho những kẻ lừa đảo.

Google Drive và Google Storage

Báo cáo spam và phishing (tấn công lừa đảo) hàng quý của Kaspersky liên tục cảnh báo người dùng về việc tội phạm mạng từ lâu đã sử dụng công cụ lưu trữ đám mây để che giấu nội dung bất hợp pháp.

Thông thường, các bộ lọc thư rác rất khó xác định liệu e-mail có lừa đảo hay không nếu chỉ dựa trên một liên kết duy nhất được ẩn bên trong thư với các ký tự ngẫu nhiên. Bằng cách này, hầu như mọi nội dung đều có thể được gửi đến người nhận, bao gồm phần mềm độc hại, trang lừa đảo với các biểu mẫu thu thập dữ liệu và quảng cáo quấy rầy người dùng.

Google Analytics

Thư rác cũng xâm nhập vào các dịch vụ khác của Google, trong đó có Google Hangouts và thậm chí là Google Ads và Google Analytics.

Đối với Google Ads và Google Analytics, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn đính kèm báo cáo (report) thống kê lượng truy cập của một website lạ nào đó.

Analytics cho phép tệp được chứa văn bản và liên kết, và tội phạm mạng đã khai thác đặc điểm này. Chúng có thể nhắm mục tiêu đến người dùng doanh nghiệp, vì các dịch vụ này được chủ sở hữu trang web tích cực sử dụng.

Cách tránh khỏi spam qua Google và các dịch vụ khác

Trên thực tế, Google đã nỗ lực rất nhiều để chống spam và hoạt động lừa đảo trực tuyến. Nhưng như chính Google cũng nhận thấy, cuộc đấu tranh chống spam là không bao giờ kết thúc. Nghĩa là ngay khi hoạt động spam qua dịch vụ này của Google bị chặn đứng (chắc chắn sẽ xảy ra), tội phạm mạng cũng sẽ tìm thấy sơ hở để tấn công dịch vụ khác.

Điều quan trọng là người dùng cần lưu ý: Không mở tin nhắn từ người gửi không xác định; Không chấp nhận lời mời từ những người bạn không biết; Không chạm hoặc nhấp vào liên kết trong các tin nhắn lạ.

QA

Phát hiện lỗ hổng truy cập và điều khiển nhà thông minh

Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của hệ thống điều khiển hệ sinh thái nhà thông minh, các chuyên gia từ Kaspersky đã phát hiện những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng.

Những lỗ hổng gồm lỗi ở cơ sở hạ tầng đám mây và thực thi mã từ xa, khiến bên thứ ba chiếm được quyền “siêu người dùng” (super user) để truy cập và điều khiển hệ thống nhà thông minh.

Những phát hiện trên đã được chia sẻ với đơn vị cung cấp nhà thông minh Fibaro để ngay lập tức giải quyết những lỗ hổng bảo mật nguy hiểm này.

Hoạt động bảo mật của Internet vạn vật (IoT) đã được thực hiện nhiều năm trở lại đây. Trong sự phát triển và mở rộng không ngừng của IoT, số lượng sản phẩm và giải pháp bảo mật mới tỷ lệ thuận với tần suất xuất hiện và độ nguy hiểm của các mối đe dọa mạng.

Do đó, tầm quan trọng của công việc nghiên cứu bảo mật IoT vẫn không hề thuyên giảm. Để phục vụ hoạt động nghiên cứu, một nhân viên của Kaspersky đã “thách thức” các chuyên gia của công ty khảo sát hệ thống nhà thông minh của mình.

Nhân viên này đã cấp cho Kaspersky quyền truy cập vào hệ thống điều khiển, bởi hệ thống này cho phép kết nối và giám sát hoạt động chung trong toàn bộ ngôi nhà. Một khi chiếm được quyền điều khiển hệ thống, tin tặc (hacker) có thể xâm nhập vào hệ sinh thái của nhà thông minh để thực hiện bất cứ hoạt động gì, từ gián điệp, trộm cắp cho đến hành vi phá hoại.

Ở giai đoạn đầu, quá trình thu thập thông tin nghiên cứu cho thấy một vài vectơ tấn công khả nghi: thông qua giao thức truyền thông không dây Z-Wave thường được dùng để điều khiển các thiết bị trong gia đình bằng Internet; thông qua giao diện quản trị trang web; và thông qua cơ sở hạ tầng đám mây.

Trong đó, cơ sở hạ tầng đám mây dường như là phương thức hiệu quả nhất để hacker tấn công: lỗ hổng trong tiến trình thực thi mã từ xa đã được phát hiện thông qua một bài kiểm tra hoạt động phản hồi từ thiết bị.

Bằng cách này, hacker sẽ chiếm được quyền truy cập vào tất cả bản sao lưu đã được tải lên đám mây từ trung tâm thông tin Fibaro, sau đó chúng tải các bản sao lưu bị nhiễm mã độc lên hệ thống đám mây rồi tải chúng xuống một hệ thống điều khiển cụ thể nào đó – cho dù chúng không có quyền truy cập hệ thống đó đi chăng nữa.

Để hoàn thành thử nghiệm, các chuyên gia của Kaspersky đã thực hiện một cuộc tấn công thử nghiệm vào hệ thống điều khiển. Họ cũng đã chuẩn bị một bản sao lưu với một tập lệnh được phát triển riêng đã được cài mật khẩu.

Sau đó, họ gửi email và tin nhắn SMS đến chủ sở hữu của thiết bị qua đám mây, nói rằng anh ta hãy cập nhật hệ thống điều khiển. Theo yêu cầu, “nạn nhân” tải xuống bản sao lưu bị nhiễm. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đoạt quyền siêu người dùng đối với hệ thống điều khiển nhà thông minh, cho phép họ thao túng hệ sinh thái được kết nối.

Để chứng minh đã xâm nhập thành công, các nhà nghiên cứu đã thay đổi giai điệu trên đồng hồ báo thức của chủ ngôi nhà.

Pavel Cheremushkin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky ICS CERT cho biết: “Trên thực tế, một khi kẻ tấn công có quyền truy cập vào hệ thống điều khiển ngôi nhà, khó mà chúng chỉ dừng lại ở trò “trêu chọc” với đồng hồ báo thức. Một trong những vai trò chính của các thiết bị thông minh là làm sao phải kết nối được tất cả với nhau để chủ sở hữu có thể quản lý chúng chỉ từ một trung tâm duy nhất”.

Một điều quan trọng, theo nhà nghiên cứu, là nghiên cứu lần này nhắm vào một hệ thống đang hoạt động thực tế (trước đây, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm).

Theo đó, kết quả đã chỉ ra rằng mặc dù nhận thức về bảo mật IoT đang gia tăng, vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt là khi các thiết bị nghiên cứu được sản xuất hàng loạt và được sử dụng trong hệ thống các nhà thông minh.

Để giữ an toàn cho thiết bị, người dùng nên luôn xem xét các rủi ro bảo mật khi sử dụng hệ sinh thái nhà thông minh. Trước khi mua thiết bị IoT, hãy cập nhật kỹ các tin tức về lỗ hổng bảo mật hiện có

Cùng với những lỗi thường gặp trong các sản phẩm mới, thiết bị được ra mắt gần đây có thể có các vấn đề bảo mật chưa được phát hiện. Do đó, người dùng nên chọn mua sản phẩm đã từng được cập nhật phần mềm thay vì sản phẩm mới ra mắt trên thị trường...

QA

Cảnh báo người dùng trình dọn rác lừa đảo gia tăng

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một trình dọn dẹp cho máy tính, hãy tìm đến các nguồn thông tin đáng tin cậy bởi các chuyên gia của Kaspersky đã phát hiện số người dùng bị tấn công bởi trình dọn dẹp máy tính lừa đảo tăng gấp hai lần chỉ trong một năm.

Đây là những phần mềm giả được mô tả có thể khắc phục sự cố máy tính nghiêm trọng nhưng thực chất là để lừa tiền từ người dùng.

Số lượng người dùng bị tấn công trong nửa đầu năm 2019 là 1.456.219 người, gấp hai lần so với 747.322 người năm 2018. Trong khoảng thời gian này, các cuộc tấn công cũng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn.

Một chiếc máy tính hoạt động chậm chạp và năng suất kém gây cho người dùng không ít phiền toái. Do đó, có rất nhiều công cụ có thể giúp người dùng giải quyết những vấn đề này.

Tuy nhiên, bên cạnh các trình dọn dẹp chính hãng, hiện nay xuất hiện nhiều chương trình giả mạo được thiết kế để làm người dùng tin rằng máy tính của họ đang gặp nguy hiểm, như đang bị quá tải bộ nhớ và cần được làm sạch ngay lập tức. Sau đó, những kẻ tấn công sẽ đề nghị người dùng thanh toán để được xử lý vấn đề nhanh chóng.

Kaspersky đã nghiên cứu và phát hiện những trình dọn dẹp giả mạo đang hoạt động gây ảnh hưởng đến người dùng.

Sau khi được người dùng cho phép ứng dụng hoạt động và thực hiện thanh toán, những kẻ lừa đảo cài đặt trình dọn dẹp giả mạo lên máy. Những phần mềm này - hoặc không hề chạy chương trình dọn dẹp nào, hoặc đã được cài đặt khiến hàng loạt quảng cáo xuất hiện một cách không mong muốn trên máy tính người dùng.

Khi người dùng từ chối dịch vụ, một cửa sổ cảnh báo khác hiện lên

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, ngày càng nhiều tội phạm mạng sử dụng những trình dọn dẹp máy tính nhằm ngụy trang và phát tán mã độc nguy hiểm như Trojans hay Ransomware.

Các quốc gia bị tấn công nhiều nhất bởi trình dọn dẹp giả mạo nửa đầu năm 2019 cho thấy mức độ lan rộng về mặt địa lý của các mối đe dọa. Trong đó, dẫn đầu danh sách là Nhật Bản với 12% người dùng bị ảnh hưởng, tiếp theo là Đức (10%), Belarus (10%), Ý (10%) và Brazil (9%).

Artemiy Ovchinnikov, Chuyên gia nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi hoạt động của những tội phạm mạng trong việc phát triển trình dọn dẹp giả mạo trong nhiều năm qua. Một mặt, các mối đe dọa xuất phát từ trình dọn dẹp lừa đảo đang lan rộng và trở nên nguy hiểm hơn. Mặt khác, chúng tồn tại trên diện rộng và có vẻ vô hại, với mục đích chính là lừa tiền thay vì cài cắm những phần mềm độc hại vào máy tính. Tuy nhiên, cả hai đều có mục đích tương tự nhau là lừa tiền từ người dùng.”

Kaspersky đã phát hiện các trình dọn dẹp hệ thống giả mạo như: Hoax.Win32.PCFixer, Hoax.Win32.PCRepair, Hoax.Win32.DeceptPCClean, Hoax.Win32.Optimizer, Hoax.MSIL.Optimizer.

Để tránh trở thành nạn nhân của các mối đe dọa từ trình dọn dẹp giả mạo, các nhà nghiên cứu của Kaspersky khuyên người dùng luôn kiểm tra tính hợp pháp của các chương trình trên máy tính mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy bất thường, hãy tìm kiếm thêm thông tin về dịch vụ để hiểu rõ hơn.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một trình dọn dẹp cho máy tính, hãy tìm đến các nguồn thông tin đáng tin cậy, những đề xuất phần mềm danh tiếng và được đánh giá tốt bởi chuyên gia CNTT.

Người dùng cũng sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy, chẳng hạn như Kaspersky Security Cloud, để bảo vệ máy tính toàn diện với tính năng làm sạch và dọn dẹp các mối đe dọa cho máy tính.

QA

Người dùng sẵn sàng "chào tạm biệt" mạng xã hội, thiết bị cầm tay để bảo mật sự riêng tư

Báo cáo gần đây của Kaspersky “Người dùng có tự “bán khống” quyền riêng tư của họ khi trực tuyến?” (The true value of digital privacy: are consumers selling themselves short?), 38% người dùng cho biết sẽ từ bỏ mạng xã hội để bảo vệ quyền riêng tư của họ trên Internet.

Báo cáo đã chỉ ra vì sao thông tin cá nhân dần trở nên vô cùng quý giá đối với người dùng, nhất là trong thời đại Internet đang bùng nổ như hiện nay.

Những lo ngại xung quanh việc rò rỉ dữ liệu đã khiến người dùng lo lắng hơn trong cách thức sử dụng thông tin cá nhân khi online.

Theo báo cáo của Kaspersky, các mạng xã hội, như Facebook, Instagram hay Twitter, đang cực kỳ phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, với số người dùng mạng xã hội chiếm đến 82%.

Để lấy dữ liệu từ người dùng, các nền tảng truyền thông xã hội mang đến cho họ nhiều cơ hội thể hiện bản thân, giao tiếp với bạn bè và gia đình, cũng như tìm hiểu tin tức, khám phá ý tưởng và xu hướng mới mà không cần ra khỏi nhà.

Mặc dù được hưởng nhiều lợi ích như vậy, một số người dùng vẫn muốn từ bỏ mạng xã hội nếu việc này giúp họ bảo vệ quyền riêng tư khi trực tuyến. Điều đó có nghĩa là 12% người dùng sẽ không thể tiếp tục tham gia những trò chơi giải trí như “bạn trông giống người nổi tiếng nào?” hoặc “bữa ăn yêu thích của bạn là gì?”, vì họ phải cung cấp thông tin cá nhân nếu muốn biết câu trả lời.

Ngoài ra, 58% người dùng cũng sẽ không thể đăng nhập hay xác minh tài khoản website muốn truy cập một cách nhanh chóng và tiện lợi chỉ với thao tác sử dụng thông tin đăng nhập mạng xã hội mình đang có.

Đáng chú ý, mặc dù số người sử dụng điện thoại di động tăng 2% so với năm 2018, 19% người dùng sẵn sàng “chào tạm biệt” với thiết bị cầm tay để dữ liệu riêng tư của họ được bảo mật.

Mạng xã hội ngày nay đang ở giai đoạn mà chất lượng trải nghiệm của người dùng tỉ lệ thuận với lượng thông tin cá nhân được chia sẻ - dù đó là thông tin về tài chính, địa điểm, thói quen mua sắm, sở thích ăn uống, hay tình trạng mối quan hệ. Do đó, trong tương lai, có lẽ cảm giác hụt hẫng khi sự riêng tư mãi mãi biến mất sẽ không còn xa lạ đối với người dùng.

Tuy nhiên, giải pháp “biến mất” hoàn toàn trên mạng xã hội vẫn chưa đủ để bảo vệ quyền riêng tư khi trực tuyến, vì việc này là cả một quá trình, chứ không thể được giải quyết chỉ sau thời gian ngắn.

Bà Marina Titova - Trưởng phòng tiếp thị sản phẩm tiêu dùng của Kaspersky cho biết: “Nhiều năm về trước, mọi người chia sẻ thông tin cá nhân lên những phương tiện truyền thông xã hội để trải nghiệm nhiều lợi ích khác nhau mà không hề nghĩ đến những mối đe dọa tiềm ẩn và hậu quả của việc này. Với số vụ rò rỉ dữ liệu ngày càng tăng nhanh trên thế giới, chúng ta đang chứng kiến ​​một xu hướng mới của người tiêu dùng. Nhiều người dùng không muốn những thông tin cá nhân được tiết lộ, và họ đang cẩn trọng hơn khi chia sẻ thông tin của họ trên mạng xã hội”.

Tuy nhiên, bà Marina Titova cũng cho biết phần lớn người dùng vẫn chưa biết cách bảo vệ quyền riêng tư của họ khi online và chọn cách từ bỏ mạng xã hội để đảm bảo thông tin được bảo mật. Giữ an toàn thông tin cá nhân - bằng cách thường xuyên cập nhật mật khẩu tài khoản mạng xã hội và sử dụng các giải pháp bảo mật - sẽ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi bảo mật dữ liệu trực tuyến.”

Để giữ an toàn cho quyền riêng tư khi trực tuyến, Kaspersky khuyên người dùng nên: thường xuyên kiểm tra cài đặt thiết bị và chọn mật khẩu mạnh cho các tài khoản đang sử dụng; Không mở hoặc lưu trữ các tệp lạ, vì chúng có thể chứa mã độc; Không bị đánh lừa bởi những người hứa hẹn đổi vật phẩm có giá trị để lấy dữ liệu cá nhân. Không nên chia sẻ quá nhiều về bản thân với những người chưa tin tưởng và không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều trang web hoặc dịch vụ...

QA

Cách nào để tránh rủi ro khi mua phần mềm chống virus không chính hãng

Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng tìm mua những giải pháp bảo mật với giá thấp hơn từ 2 đến 10 lần so với giá niêm yết. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sản phẩm có vấn đề.

Việc mua sản phẩm giá rẻ hơn và xuất xứ không rõ ràng có thể mang đến cho người dùng không ít phiền toái - không chỉ đối với những mặt hàng xa xỉ mà còn với các sản phẩm phổ biến như phần mềm chống virus.

Vậy khi mua phần mềm chống virus - như Kaspersky Internet Security - không chính hãng, người mua có thể đối mặt với những rủi ro nào?

Không kích hoạt được phần mềm

Đơn vị bán hàng lừa đảo có thể tự tạo ra những chuỗi ký tự trông giống mã (key) thật bằng cách kết hợp các chữ cái và con số, cũng như sử dụng lại mã bị chặn hoặc đã được dùng.

Trong khi đó, nạn nhân lại không thể kiểm tra mã trước khi mua. Với những mã giả mạo, người dùng không những bị mất tiền oan mà còn không thể kích hoạt được phần mềm để sử dụng.

Bản quyền không đủ 365 ngày

Hiện tại trên thị trường có nhiều cửa hàng bán phần mềm Kaspersky giả mạo, khi kích hoạt sẽ không đủ thời gian bản quyền (365 ngày).

Để kiểm tra sản phẩm có phải chính hãng hay không, cũng như xem chính xác ngày, giờ kích hoạt và thời gian sử dụng của mã bản quyền, người mua có thể truy nhập vào https://my.kaspersky.com, đăng nhập hoặc tạo mới tài khoản, sau đó nhập mã (key) vào để kiểm tra.

Máy tính bị lây nhiễm mã độc

Một trong những cách tấn công mạng mà tin tặc (hacker) thường dùng là nhúng mã độc vào các phần mềm giả mạo.

Bằng việc sử dụng phần mềm chống virus giả mạo, người dùng không chỉ không bảo vệ được máy tính mà còn rất dễ bị đánh cắp dữ liệu, khai thác thông tin (như thông tin giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội,.v.v.), hoặc máy bị phơi nhiễm trước các mã độc khác.

Không nhận được dịch vụ chăm sóc chính hãng

Mã (key) giả mạo là một quả bom hẹn giờ. Khi mua phải mã bản quyền “lậu”, một số trường hợp người mua vẫn có thể kích hoạt và sử dụng phần mềm được.

Tuy nhiên, đây là bản không thể dùng chung cho nhiều máy tính (chỉ dành cho 1 máy/mã nhưng lại bán ra cho nhiều người). Trong quá trình sử dụng, hệ thống của Kaspersky sẽ tiến hành rà soát thường xuyên, từ đó sẽ nhận diện, chặn và khóa những phần mềm vi phạm chính sách kích hoạt bất cứ lúc nào.

Lúc này, nạn nhân sẽ không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ chăm sóc từ nhà phân phối chính hãng, và máy tính của nạn nhân càng dễ bị tấn công bởi mã độc hơn.

Để tránh trường hợp mua phải phần mềm chống virus Kaspersky không chính hãng, người dùng nên:

Kiểm tra hộp và cách đóng gói:

Sản phẩm Kaspersky chính hãng được đóng gói trong hộp giấy cứng chỉn chu, có seal hộp đầy đủ. Bên trong hộp có giấy hướng dẫn sử dụng, bao đựng đĩa cài đặt, đĩa cài đặt, và thẻ cào với các thông tin và hướng dẫn chi tiết cho người dùng. 

Bên trong hộp đựng sản phẩm chống virus Kaspersky chính hãng

 

Kiểm tra kỹ thẻ cào:

Thẻ giả có mặt trước và mặt sau trông giống với một namecard bình thường, chỉ cần lật mặt sau và cào phần giấy bạc thì có thể lấy được mã.

Trong khi đó, thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần giấy bạc thì mới lấy được mã (key).

Thẻ chưa bị xé rời để lộ mã key mới là thẻ đảm bảo, người dùng nên từ chối nhận thẻ đã bị xé/mở ra sẵn để tránh rủi ro. 

Ngoài ra, thẻ giả có nội dung và hình ảnh khác hoàn toàn so với thẻ thật.

Chọn đúng kênh mua hàng:

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ có kênh trực tuyến uy tín như Thế Giới Di Động, FPT Shop hay hệ thống ProGuide.vn và các đối tác đại lý của NTSS là những nơi mà người tiêu dùng có thể đặt mua nhanh bản quyền sản phẩm. 

Giá bán chính thức của các sản phẩm Kaspersky tại thị trường Việt Nam

 

Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành tại NTS Security (NTSS) - nhà phân phối độc quyền của Kaspersky Việt Nam chia sẻ: “Có nhiều cửa hàng online lợi dụng uy tín hãng Kaspersky để trục lợi bằng cách bán Kaspersky không rõ nguồn gốc, không đủ thời gian sử dụng, không có quyền lợi bảo hành từ NTS với giá khuyến mãi vô lý giảm 50%.

Người dùng nên liên hệ NTS và vào www.kaspersky.vn để xác minh thông tin đại lý chính hãng Kaspersky trước khi mua hàng. Luôn yêu cầu xác minh hàng có nguồn gốc từ NTS phân phối để được bảo hành trong suốt thời gian sử dụng”.

QA

Thuê bao 5G tăng mạnh vào cuối năm 2019

Dự báo sự phát triển của 5G được đề cập trong bản Báo cáo Báo cáo Di động tháng 6/2019 của hãng (Ericsson Mobility Report) được Ericsson công bố hôm nay.

Tổng lưu lượng d liu di động ti Đông Nam Á tăng gp 7 ln vào năm 2024

Ericsson hôm nay (19/6/2019) đã công bố bản Báo cáo Di động tháng 6/2019 của hãng (Ericsson Mobility Report), theo đó dung lượng dữ liệu mỗi tháng trên mỗi máy smartphone sẽ tăng từ 3,6 GB lên tới 17 GB với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 29% tại Đông Nam Á và châu Đại Dương.

Nguyên nhân là do số lượng thuê bao 4G LTE tăng mạnh, và người dùng trẻ tuổi thay đổi thói quen xem video trên di động.

Báo cáo cũng dự báo rằng tổng lưu lượng dữ liệu di động mỗi tháng trong khu vực sẽ tăng gấp 7 lần, từ 2,3 EB (exabytes) của 2018 lên đến 16 EB vào năm 2024.

Tổng thuê bao smartphone trong khu vực sẽ vượt qua con số 1 tỷ vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng CAGR là 8%, trong khi đó tổng số thuê bao di động dự kiến sẽ tăng trưởng CAGR là 7%, từ 800 triệu thuê bao năm 2018 tới 1,2 tỉ năm 2024.

Ông Denis Brunetti, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar, cho biết: “4G LTE tiếp tục là công nghệ truy cập chiếm ưu thế nht đến năm 2024 trong khu vực, trong khi đó thuê bao 5G cũng sẽ tăng trưởng trong giai đoạn này.

Lưu lượng video di động đang góp phần đáng kể làm tăng trưởng dữ liệu vì người dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn để phát và chia s trc tuyến các ni dung video. Điều này được dự báo tiếp tục tăng bởi xu thế video đang được nhúng trong mọi định dạng của nội dung trực tuyến”.

Bên cạnh đó, ông Denis Brunetti cũng cho biết những khảo sát về người dùng smartphone toàn cầu cho thấy họ kỳ vọng 5G sẽ mang lại hiệu năng mạng đáp ứng dễ dàng những định dạng và ứng dụng thông tin toàn diện hơn.

Phát trực tuyến video 360 độ hay nội dung thực tại ảo (VR), thực tại ảo tăng cường (AR) sẽ là những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng lưu lượng di động cũng như tăng cường trải nghiệm người dùng khi 5G được triển khai cũng với việc các thiết bị tương thích được ra mắt.

Theo bản Báo cáo Di động Ericsson, thuê bao 4G LTE đã tăng trưởng 40% trong năm 2018 tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, và dự kiến đạt tới 63% tổng thuê bao di động vào năm 2024.

Thuê bao 5G tăng mạnh vào cuối năm 2019

Bản Báo cáo Di động tháng 6/2019 của Ericsson cũng dự báo 1,9 tỉ thuê bao 5G – tăng gần 27% so với con số dự báo 1,5 tỉ trong bản Báo cáo tháng 11/2018.

Những dự báo khác cũng được nâng lên đáng kể so với trước. Độ phủ 5G được dự báo tăng tới 45% tổng dân số trên thế giới vào năm 2024. Con số này có thể tăng tới 65% khi mà công nghệ chia sẻ tần số hiện nay cho phép triển khai 5G ngay trên dải tần số 4G LTE hiện có.

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tại nhiều quốc gia đã chuyển sang 5G sau khi smartphone 5G được giới thiệu.

Ở một số thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ đã đề ra những mục tiêu đầy tham vọng là phủ tới 90% dân số ngay trong năm đầu tiên triển khai 5G.

Sự cam kết mạnh mẽ các nhà cung cấp thiết bị và chipset cũng là yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh 5G. Dự kiến những smartphone tương thích với tất cả dải băng tần chính sẽ ra mắt đồng loạt trên thị trường trong năm nay.

Khi thiết bị 5G ngày càng trở nên thông dụng và mạng 5G được triển khai nhiều hơn, dự kiến sẽ có tới hơn 100 triệu thuê bao 5G trên toàn thế giới vào cuối năm 2019.

Trong khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, những thiết bị thương mại 5G đầu tiên cũng đã được ra mắt trong nửa đầu năm 2019. Vào cuối năm 2024, báo cáo dự báo rằng gần 12% thuê bao di động trong khu vực sẽ là 5G.

Tốc độ tăng trưởng của thuê bao 5G được dự báo nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ với 63% thuê bao di động sẽ chuyển sang 5G vào năm 2024. Đông Bắc châu Á đứng thứ 2 (47%), và châu Âu xếp thứ 3 (40%).

Ông Fredrik Jejdling, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc bộ phận Mạng của Ericsson cho biết: “5G đang thực sự cất cánh với tốc độ triển khai chóng mặt. Điều này cho thấy  cả người dùng và nhà cung cp dch v đang rt hào hng vi công ngh mi này. 5G s có nhng tác động tích cc lên cuc sng và hot động kinh doanh ca mi người, mang đến nhiều lợi ích to lớn hơn từ IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Cũng theo ông Fredrik Jejdling, “Lợi ích đầu đủ của 5G chỉ có thể được khai thác tối đa khi thiết lập được một hệ sinh thái vững chắc, bao gồm công nghệ, quy định, an ninh bảo mật và các đối tác công nghiệp đều cùng tham gia xây dựng”.

Tổng lưu lượng dữ liệu di động tiếp tục tăng mạnh trên toàn cầu trong Quý I năm 2019 với tỷ lệ 82% hàng năm. Chỉ số này được dự báo đạt tới 131EB mỗi tháng vào cuối năm 2024, trong đó lưu lượng qua mạng 5G chiếm 35%.

Hiện đã có 1 tỉ kết nối IoT di động trên toàn cầu, và dự kiến sẽ tăng tới 4,1 tỉ vào cuối năm 2024, trong đó 45% là kết nối đến từ các thiết bị IoT triển khai số lượng lớn (Massive IoT).

Các ngành công nghiệp sử dụng Massive IoT bao gồm những tiện ích về đo thông minh, chăm sóc y tế ở dạng thiết bị đeo y tế, và vận tải với những cảm biến theo dõi.

Minh Anh

Thế hệ millenials: "cứu cánh" hỗ trợ công nghệ cho thành viên gia đình

Khảo sát mới của Kaspersky cho thấy những yêu cầu trợ giúp về công nghệ có thể ảnh hưởng tiêu cực lên mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

Công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sống, không chỉ trên khía cạnh tài chính mà còn là mối quan hệ của các thế hệ.

Khảo sát mới của Kaspersky cho thấy hơn 1/3 (35%) người dùng trên 55 tuổi phải vật lộn với những vấn đề công nghệ nếu không có sự trợ giúp từ người trẻ.

Do đó, họ có xu hướng nhờ đến những thành viên trong gia đình khi có bất kỳ câu hỏi nào, từ việc xem lại kết nối internet, tải dữ liệu lên đám mây, hay bảo mật ứng dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, đối với thế hệ Millennials – những người đang ở độ tuổi cần tập trung cho mục tiêu cá nhân như mua nhà, sinh con và thăng tiến sự nghiệp, yêu cầu trợ giúp từ thành viên lớn tuổi trong gia đình dần trở nên quá tải.

Hơn một nửa (55%) cảm thấy bị ràng buộc khi phải luôn chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về công nghệ cho người thân lớn tuổi; một phần tư (25%) lại cho biết sẽ chủ động tránh những thành viên mà họ biết chắc sẽ nhờ giải đáp điều gì đó.

Ở độ tuổi trên 55, 52% người dùng thừa nhận họ không am hiểu về công nghệ, trong khi đó 41% chọn giải pháp gọi điện cho những thành viên trong gia đình để được hỗ trợ từ xa. Thậm chí khi ở cách xa nhau, 18% cảm thấy “nhớ” con họ hơn cả bạn đời khi họ cần trợ giúp về công nghệ.

41% người dùng trên 55 tuổi gọi điện cho các thành viên trong gia đình để được hỗ trợ từ xa

Đáng chú ý, 15% người dùng trên 55 tuổi chấp nhận trả tiền để được người thân giúp giải quyết vấn đề kỹ thuật.

Ông Alexander Moiseev, Giám đốc Kinh doanh của Kaspersky cho biết: “Không phải ai cũng lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển – do đó người của thế hệ trước có thể không rành rẽ với công nghệ như thế hệ Millennials.

Tuy nhiên, Kaspersky tin rằng tất cả mọi người đều có cơ hội tận hưởng những lợi ích mà công nghệ mang lại cho cuộc sống - và chúng tôi cam kết giúp mọi người tiếp cận cơ hội này bằng những thông tin liên tục cập nhật, từ đó người dùng ở mọi lứa tuổi đều tự tin khi trực tuyến và đón chờ những tiến bộ mà tương lai mang lại.”

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thế hệ Millennials để xử lý vấn đề công nghệ cũng đang ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và cả thói quen tặng quà của các thành viên. 30% người trẻ tránh tặng quà công nghệ cho những thành viên lớn tuổi trong gia đình, vì họ biết rằng họ chính là người phải cài đặt và hướng dẫn từ đầu cho người được tặng.

Theo chuyên gia tâm lý Kathleen Saxton: “Sự phát triển vượt bậc của công nghệ ở mọi nơi cũng là thách thức cho tất cả các thế hệ, bên cạnh việc họ được tận dụng những lợi ích từ chúng. Những người đang trong giai đoạn nửa sau của cuộc đời có thể thấy những thay đổi này là quá lớn.

Do vậy, họ có xu hướng cẩn trọng và cảnh giác vì sợ bị lừa hoặc lộ thông tin khi trực tuyến hơn - và đây thường là lý do họ xem thế hệ Millennials là “cứu cánh”. Trang bị kiến ​​thức công nghệ có thể giúp chúng ta cảm thấy ít sợ hãi và tự tin khi tiếp cận công nghệ mới hơn.”

Kaspersky cam kết giảm thiểu tình trạng người lớn tuổi phải nhờ sự trợ giúp từ các thành viên trong gia đình bằng cách trang bị những công cụ và kiến thức để họ tự tin giải quyết vấn đề công nghệ của mình. Kaspersky cũng đã tạo ra một loạt các hướng dẫn để giúp người lớn tuổi lấy lại khả năng kiểm soát cuộc sống công nghệ của họ.

Để thực hiện nghiên cứu, Kaspersky khảo sát trực tuyến với 11.000 người dùng trải đều cho các giới tính, độ tuổi, khu vực đến từ 13 quốc gia trên thế giới.

QA

Nguy hiểm của kỹ thuật ẩn mã tinh vi mà tin tặc khai thác tấn công mạng

Chiến dịch kéo dài gần 6 năm và có mối liên hệ với các cuộc tấn công khác được phát hiện gần đây trong khu vực.

Khi tìm hiểu sâu hơn về những công cụ và phương pháp được sử dụng, các nhà nghiên cứu ở Kaspersky đã đưa ra kết luận rằng kẻ tấn công đứng sau chiến dịch này là PLATINUM - một nhóm hacker những tưởng đã ngừng hoạt động.

Để che giấu hoạt động này trong một thời gian dài, PLATINUM đã mã hóa thông tin của mình bằng cách sử dụng kỹ thuật ẩn mã (steganography) để che giấu thông tin muốn truyền tải.

Các nhà nghiên cứu bảo mật đã từng cảnh báo về sự nguy hiểm của kỹ thuật ẩn mã đối với an ninh mạng. Kỹ thuật ẩn mã là phương thức chuyển tải thông điệp một cách bí mật, sao cho ngoại trừ người gửi và người nhận thì không ai biết đến sự tồn tại của thông điệp.

Cách thức này khác với mật mã ở chỗ mật mã chỉ dùng để che giấu dữ liệu. Bằng cách sử dụng kỹ thuật ẩn mã, các nhóm hacker có thể khiến hệ thống bị nhiễm mã độc trong một thời gian dài mà không hề bị nghi ngờ. Đây là phương thức được sử dụng bởi nhóm PLATINUM, một nhóm hacker chống lại Chính phủ và các tổ chức liên quan ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á - với hoạt động cuối cùng của chúng được biết đến diễn ra vào năm 2017.

Đối với hoạt động của PLATINUM, các lệnh phần mềm độc hại được nhúng vào mã HTML của trang web. Lợi dụng đặc điểm phím “tab” và “dấu cách” không thay đổi cách mã HTML được thể hiện trên trang web, nhóm hacker đã mã hóa các lệnh theo một trình tự cụ thể với hai phím này. Do đó, các lệnh gần như không thể bị phát hiện trong dữ liệu đang lưu thông trên mạng.

Để phát hiện phần mềm độc hại, các nhà nghiên cứu đã phải kiểm tra các chương trình có khả năng tải tệp lên thiết bị. Trong quá trình này, các chuyên gia nhận thấy một hoạt động khác thường - như truy cập Dropbox và chỉ hoạt động vào một số thời điểm nhất định.

Các nhà nghiên cứu sau đó nhận ra mục đích của việc này là để che giấu hoạt động tấn công của phần mềm độc hại trong giờ hành chính - thời điểm hành vi tấn công không bị nghi ngờ.

Ông Alexey Shulmin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Trong suốt sự tồn tại của mình, các chiến dịch PLATINUM đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng. Phần mềm độc hại được sử dụng trong cuộc tấn công này cũng không ngoại lệ - ngoài kỹ thuật ẩn mã, các tính năng khác cho phép chúng hoạt động và qua mặt radar an ninh trong thời gian dài”.

Theo phân tích của nhà nghiên cứu, nó có khả năng chuyển lệnh không chỉ từ trung tâm chỉ huy mà còn từ máy bị nhiễm sang máy khác. Bằng cách này, nó có thể tiếp cận những thiết bị có cơ sở hạ tầng tương tự với thiết bị bị tấn công (trong tình trạng ngắt kết nối với Internet).

Việc phát hiện các tác nhân đe dọa như PLATINUM với kỹ thuật ẩn mã là một dấu hiệu cho thấy các mối đe dọa đang có mức độ tinh vi ngày càng tăng, và các nhà cung cấp giải pháp bảo mật cần hết sức chú ý trong quá trình phát triển sản phẩm bảo mật của mình.”

Để giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của những hoạt động tấn công mạng tinh vi, đại diện của Kaspersky khuyên người dùng thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên cách nhận biết và phòng tránh những ứng dụng hoặc tệp có khả năng gây hại. Ví dụ, nhân viên không nên tải xuống và khởi chạy bất kỳ ứng dụng hoặc chương trình nào từ các đơn vị không đáng tin cậy.

Để phát hiện, điều tra và khắc phục kịp thời những đe dọa mạng điểm cuối, hãy triển khai các giải pháp EDR như Kaspersky Endpoint Detection and Response.

Ngoài việc áp dụng phương pháp bảo vệ điểm cuối thiết yếu, các công ty cũng nên triển khai giải pháp bảo mật nhằm phát hiện các mối đe dọa tinh vi ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như Kaspersky Anti Targeted Attack Platform.

Người dùng cũng cung cấp cho Trung tâm điều hành an ninh (SOC - Security Operation Center) các thông tin đe dọa mạng mới nhất để họ luôn cập nhật những công cụ và kỹ thuật được tội phạm mạng đang sử dụng.

QA

Cách đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho thuê bao VinaPhone khi đang ở nước ngoài

Nếu thường xuyên đi du lịch, công tác ở nước ngoài, các thuê bao của nhà mạng VinaPhone nên biết cách đăng ký chuyển vùng quốc tế cho số điện thoại của mình để vẫn duy trì được kết nối di động ở mọi lúc mọi nơi.

 Thuê bao VinaPhone trả trước hoặc trả sau đang hoạt động 2 chiều và trong thời gian 45 ngày tính từ thời điểm đăng ký không có lịch sử nợ cước nhưng đã ra nước ngoài mà quên chưa đăng ký chuyển vùng quốc tế, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

*Cách 1: Đăng ký online qua website https:// vinaphone.com.vn

- Trường hợp này chỉ áp dụng cho các thuê bao đã có tài tài khoản trên trang. Chủ thuê bao VinaPhone chỉ cần truy cập website https:// vinaphone.com.vn/auth/login đăng nhập bằng tài khoản cá nhân, sau đó đăng ký bổ sung dịch vụ roaming

- Nếu quên mật khẩu truy cập, thuê bao không thể lấy lại được mật khẩu mới trong khi ở nước ngoài do chưa đăng nhập được sóng Roaming nên không nhận được mã OTP. Lúc này chỉ có thể sử dụng theo 2 cách còn lại dưới đây:

*Cách 2: Gọi điện thoại đến tổng đài +84.2437731857

 - Liên hệ trực tiếp tới tổng đài +842437731857 để được hỗ trợ. Trước khi gọi bạn cần chuẩn bị các thông tin sau: Họ và tên, số Chứng minh thư (CMT), ngày cấp, 5 số máy gọi đi hoặc gửi tin nhắn thường xuyên trong 2 tháng trở lại.

 - Đồng thời gửi email xlnv.mb.khcn@ vnpt.vn với nội dung sau: + Ảnh chụp 2 mặt CMT hoặc hộ chiếu. + Ảnh chụp số seri sim. + Cung cấp thông tin cá nhân chính chủ của máy (họ và tên, số CMT, ngày cấp, 5 số máy gọi đi và gọi đến gần đây nhất)

*Cách 3: Gửi email đến xlnv.mb.khcn@ vnpt.vn và cung cấp các thông tin sau:

- Ảnh chụp 2 mặt CMT hoặc hộ chiếu.

- Ảnh chụp số seri SIM.

- Cung cấp thông tin cá nhân chính chủ của máy (họ và tên, số CMT, ngày cấp, 5 số máy gọi đi và gọi đến gần đây nhất)

Lưu ý: Nếu thông tin bạn cung cấp không đúng với thông tin đã đăng ký trên hệ thống thì không thể yêu cầu mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế qua email và điện thoại được. Đây là nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Liên hệ tổng đài +84.2437731857 để được hỗ trợ nếu thuê bao VinaPhone gặp khó khăn khi chuyển vùng quốc tế.

Sau khi chuyển vùng thành công, hãy đăng ký gói cước tại địa chỉ: freedoo.vnpt. vn sử dụng data với chi phí tiết kiệm nhất.

QA