Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Công nghệ di động nào sẽ bùng nổ vào năm 2017

(ICTPress) - Ericsson vừa công bố báo cáo về lưu lượng, thị trường viễn thông và công nghệ đến năm 2017. Báo cáo này vừa được phát hành trong tháng 6 này.

Báo cáo về Lưu lượng và Thị trường của Ericsson công bố vào tháng 6/2012 này cho biết 85% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 3G vào năm 2017, 50% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 4G vào năm 201; Tới năm 2017, dự kiến sẽ có 3 tỉ thuê bao smartphone; Trên toàn cầu, số lượng thuê bao di động tính tới quý 1 năm 2012 là 6,2 tỉ và số lượng thuê bao di động mới trong một quý là 170 triệu và lưu lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 15 lần tính tới năm 2017.

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, và nhóm quốc gia này góp phần tạo nên 93 triệu thuê bao mới trong quý 1/2012.

Thuê bao di động tăng trưởng trung bình 60%/năm

Tính tới quý 1/2012, tổng số thuê bao di động là 6,2 tỉ thuê bao, chiếm 87% dân số thế giới. Tuy nhiên số lượng thuê bao thực tế khoảng 4,2 tỉ bởi có người dùng có vài thuê bao một lúc. Tính riêng trong quý 1/2012, số lượng thuê bao mới tăng thêm là 170 triệu.

Mức độ tăng trưởng về số lượng thuê bao trung bình tính theo năm là 12% và theo quý là 35%.

Số lượng thuê bao băng rộng di động tăng trưởng trung bình 60%/năm và đã đạt tới 1,1 tỉ thuê bao.

Việt Nam thuộc châu Á - Thái Bình Dương (không tính Ấn Độ và Trung Quốc) là nhóm quốc gia có mức tăng trưởng thuê bao tính tới quý 1/2012 là 82%.

Biểu đồ 1: Số lượng thuê bao theo khu vực, tính tới quý 1/2012. APAC viết tắt cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Biểu đồ 2: Tăng trưởng về thuê bao di động băng rộng từ năm 2008 tới năm 2017

Hiện nay, khoảng 75% mạng HSPA trên toàn cầu đã được nâng cấp lên tốc độ 7,2 Mbps và khoảng 40% đã nâng cấp lên tốc độ 21 Mbps. Khoảng 15% mạng HSPA đã nâng tốc độ lên 42 Mbps và một số nơi đã tạo nên đột phá khi nâng tốc độ lên 100 Mbps.

Biểu đồ 3: Tỉ lệ các mạng di động 3G/HSPA nâng cấp theo tốc độ

Công nghệ di động - thuê bao GSM/EDGE giảm sau 2012

GSM/EDGE sẽ tiếp tục đi đầu về mức tăng trưởng trong những năm tới cho dù công nghệ HSPA cũng đang có mức tăng trưởng nhanh chóng. Lý do cho xu hướng này là vì người sử dụng ở nhóm thu nhập thấp tại các quốc gia đang phát triển có xu hướng sử dụng các loại điện thoại giá rẻ đồng thời cần thời gian để nâng cấp hệ thống nền tảng điện thoại. Tuy nhiên, sau năm 2012, xu thế thuê bao GSM/EDGE sẽ giảm.

LTE đang được triển khai ở một số vùng trên thế giới và có khoảng 1 tỉ thuê bao vào năm 2017. Tính tới năm 2017, sẽ có khoảng 9 tỉ thuê bao di động.

Biểu đồ 4: Mức tăng trưởng số lượng thuê bao tính theo công nghệ từ 2008 tới 2017

Thiết bị đầu cuối - smartphone sẽ đạt 3 tỷ vào 2017

Năm 2011, số lượng thuê bao smartphone là 700 triệu và dự kiến sẽ là 3 tỉ vào năm 2017. Các dòng điện thoại smartphone Lưu lượng cao (High Trafic Smartphones - HT Smartphone) như iPhone, Android và Windows thường tạo ra lưu lượng gấp 5 - 10 lần so với loại thiết bị lưu lượng thấp.

Các yếu tố khác như kích thước màn hình, năm ra đời của thiết bị và sự phổ biến của từng dòng sản phẩm có liên hệ chặt chẽ đối với những người sử dụng tích cực, tạo ra lưu lượng trung bình khoảng 1MB/ngày. Ericsson dự đoán tổng số thuê bao sử dụng các thiết bị lưu lượng lớn sẽ tăng từ 850 triệu năm 2011 lên tới 3,8 tỉ năm 2017, bao gồm smartphone, PC di động và máy tính bảng kết nối mạng di động. Một số PC di động tuy có tính năng kết nối 3G/4G nhưng không có kích hoạt thuê bao di động

Biểu đồ 5: Tỉ lệ giữa các loại PC di động cài đặt modem 3G/4G có kết nối hoặc không kết nối thuê bao di động

Năm 2017, khoảng 1/3 số lượng PC di động sẽ có đăng ký thuê bao 3G/4G, số còn lại sẽ sử dụng Wi-Fi hoặc Ethernet. Đồng thời, khoảng ½ số lượng máy tính bảng sẽ cài đặt sẵn modem 3G/4G. Một số máy tính bảng tuy có tính năng kết nối 3G/4G nhưng không có kích hoạt thuê bao di động.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ giữa các loại máy tính bảng tablet cài đặt tính năng 3G/4G có kết nối hoặc không kết nối thuê bao di động

Lưu lượng dữ liệu và thoại chủ yếu tăng ở châu Á - TBD, Trung Đông và châu Phi

Xu hướng tương lai là sự tăng trưởng ổn định của lưu lượng dữ liệu cả trên phương diện số lượng thuê bao sử dụng dữ liệu di động và lưu lượng dữ liệu trung bình của mỗi thuê bao. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do số lượng người dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên mức độ lưu lượng có sự khác biệt lớn giữa các thị trường, khu vực và các nhà mạng.

Lưu lượng dữ liệu di động tăng gần gấp hai lần trong quãng thời gian từ quý 1/2011 tới quý 1/2012. Mức độ tăng trưởng trong một quý, trong khoảng thời gian từ quý 4/2011 tới quý 1/2012 là 19%.

Biểu đồ 7: Mức tăng trưởng lưu lượng thoại và lưu lượng dữ liệu từ 2007 tới quý 1/2012

Tới cuối năm 2017, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng 15 lần. Hiện tại, PC di động chiếm tỉ lệ chính về việc tạo ra lưu lượng trong các mạng di động, tuy nhiên trong những năm tới, tỉ lệ này sẽ cân bằng hơn giữa PC di động, máy tính bảng và điện thoại di động (ĐTDĐ).

Biểu đồ 8: Mức tăng trưởng của lưu lượng dữ liệu của PC di động/máy tính bảng và ĐTDĐ so với tăng trưởng về thoại

Lưu lượng trên mỗi thuê bao liên quan tới kích thước màn hình thiết bị đầu cuối. Trung bình PC di động tạo ra lưu lượng gấp 4 lần so với HT smartphone. Tới cuối năm 2011, lưu lượng dữ liệu trung bình theo tháng của mobile PC là  2 GB/tháng và của smartphone là 500 MB. Tới cuối 2017, dự kiến một PC di động sẽ tạo ra 8 GB/tháng và một smartphone sẽ tạo ra trên 1 GB/tháng.

Vùng phủ sóng - 85% dân số phủ sóng WCDMA/HSPA vào 2017

Tới năm 2017, 85% dân số sẽ phủ sóng WCDMA/HSPA.

Hiện tại, công nghệ GSM/EDGE đã phủ hơn 85% dân số thế giới và WCDMA/HSPA phủ sóng 45% dân số. Sự phổ biến WCDMA/HSPA sẽ tăng nhanh hơn khi xuất hiện nhiều điện thoại smartphone giá rẻ và sự tăng trưởng của băng rộng di động tốc độ cao kèm theo chính sách điều hành viễn thông của từng khu vực.

Tới tháng 2/2012, LTE phủ sóng khoảng 315 triệu người trên toàn cầu. Trong 5 năm tới, dự kiến sẽ phủ sóng cho 50% dân số.

Biểu đồ 9: Mức độ phổ biến theo từng công nghệ so sánh giữa năm 2011 và tương lai 2017

Thuê bao smartphone hài lòng vùng phủ sóng 3G

Sự tăng trưởng smartphone diễn ra nhanh chóng với tỉ lệ trung bình 40% người sử dụng truy cập Internet và các ứng dụng trước khi rời khỏi giường ngủ. 51% người sử dụng smartphone hài lòng với chất lượng mạng di động và chỉ có 3% là không hài lòng. 47% cho rằng tốc độ mạng chậm là nguyên nhân phổ biến nhất cho các vấn đề về truy cập Internet qua smartphone.

Nghiên cứu này tiến hành ở Hà Lan và Phần Lan, được thực hiện trực tuyến với 1.000 người sử dụng smartphone 3G, tuổi đời từ 18 tới 69 với tần suất sử dụng là trên 1 lần/1 tuần.

Nghiên cứu cho thấy một số nhân tố phổ biến dưới đây mang lại sự hài lòng đối với người sử dụng smartphone, đó là vùng phủ sóng mạng 3G, mạng 3G có tốc độ truy cập cao và mức chi phí.

Biểu đồ 10: Sự tương quan giữa các yếu tố và mức độ hài lòng của thuê bao smartphone

Lưu lượng dữ liệu theo hệ điều hành

iPhone và Android tạo ra mức lưu lượng lớn nhất trong các thuê bao. Nguyên nhân chính về sự khác biệt giữa các hệ điều hành là gói giá cước do các nhà mạng quy định.

Biểu đồ 11: Lưu lượng trung bình tính trên từng thuê bao đối với các dòng điện thoại có hệ điều hành khác nhau trên các mạng di động khác nhau, trong đó vạch đen ngang chỉ giá trị trung bình.

Lưu lượng trung bình mỗi thuê bao sử dụng phụ thuộc nhiều vào gói cước và dòng điện thoại mà họ sử dụng. Có một thực tế là người sử dụng nhiều có xu hướng chuyển sang model điện thoại mới hơn. Vì vậy sự gia tăng về mức độ sử dụng phụ thuộc vào cả hai yếu tố thiết bị mới và phân khúc khách hàng mà các hãng hướng tới. Lưu lượng do các điện thoại đang dùng sẽ cao hơn so với loại điện thoại mới ra đời bởi sự khác biệt về gói giá cước dịch vụ đi kèm.

Biểu đồ 12: Lưu lượng trung bình tính trên mỗi gói cước theo từng dòng điện thoại khác nhau của cùng một nhà cung cấp
Biểu đồ 13: Lưu lượng trung bình tính trên mỗi gói cước theo từng mẫu iPhone

Tài liệu tham khảo:

[1]. Phiên bản Báo cáo tiếng Anh đầy đủ: http://www.ericsson.com/res/docs/2012/traffic_and_market_report_june_2012.pdf

[2]. Chuyên trang về báo cáo: http://www.ericsson.com/traffic-market-report

[3]. Thông cáo báo chí tiếng Anh: http://www.ericsson.com/news/1617338

"Bước đi lịch sử" của Internet ảnh hưởng gì đến chúng ta?

Internet đã có sự "thay đổi lịch sử" vào ngày 6/6 vừa qua khi bắt đầu chuyển đổi từ giao thức IPv4 sang IPv6. Vậy sự thay đổi này có ý nghĩa gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

IPv4 là gì?

IPv4 là viết tắt của chữ Internet Protocol version 4 (giao thức Internet phiên bản 4). Đây là công nghệ cơ bản giúp cho các thiết bị có thể kết nối vào Internet.

Bất cứ khi nào một thiết bị truy cập Internet (cho dù là máy tính, smartphone hay máy tính bảng...), nó đều được gắn với 1 địa chỉ IP duy nhất. Để gửi dữ liệu từ máy này sang máy khác thông qua trang web, một gói dữ liệu phải được chuyển giao trên mạng có chứa địa chỉ IP của cả 2 thiết bị.

Nếu không có địa chỉ IP, máy tính sẽ không thể giao tiếp và gửi dữ liệu cho nhau. Đó là điều cần thiết cơ bản để tạo nên cơ sở hạ tầng của Internet.

IPv6 là gì?

IPv6 được xem là tương lai của Internet

Tương tự như IPv4, IPv6 là Giao thức Internet phiên bản 6 và là phiên bản kế tiếp của IPv4. Chức năng của Ipv6 cũng tương tự như Ipv4, sẽ cung cấp cho mỗi thiết bị một địa chỉ IP duy nhất và cần thiết cho quá trình truy cập Internet.

Tuy nhiên, IPv6 có sự khác biệt so với Ipv4 đó là sử dụng địa chỉ 128-bit, điều này cho phép tạo ra số lượng địa chỉ IP nhiều hơn so với giao thức IPv4.

Tại sao IPv6 lại quan trọng đến vậy?

Giao thức IPv4 sử dụng địa chỉ 32-bit để tạo nên địa chỉ IP. Điều này có nghĩa rằng nó sẽ chỉ tạo ra tối đa 2^32 địa chỉ IP, tương đương với khoảng 4,3 tỷ địa chỉ. Điều này có vẻ là khá nhiều so với những ngày đầu khi Internet mới ra đời, nhưng giờ đây, khi các thiết bị kết nối Internet đang dần trở nên nhiều hơn thì 4,3 tỷ là con số quá nhỏ bé.

Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ phải "chạm mốc" các thiết bị kết nối Internet. Đây được xem như là một hạn chế cho sự phát triển của Internet toàn cầu.

Vậy IPv6 giải quyết vấn đề này như thế nào?

IPv6 sử dụng địa chỉ 128-bit, đồng nghĩa với việc cung cấp tôi đa 2^128 địa chỉ IP, tương đương với 340,282,366,920,938,000,000,000,000,000,000,000,000, một con số khổng lồ. Nên việc con người có thể sử dụng hết số lượng địa chỉ IP này dường như là một điều không thể, đủ để Internet vẫn có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong một thời gian rất dài.

Tuy nhiên, có một điều cần phải làm rõ rằng trên thực tế không phải số lượng địa chỉ IPv4 đã bị cạn kiện, mà một phần lớn trong số đó được sử dụng trong các viện nghiên cứu của các tập đoàn công nghệ hay các học viện, như tại MIT, Ford hay IBM...

Trên thực tế, người ta đã có thể áp dụng IPv6 từ những ngày đầu tiên Internet được ra đời, tuy nhiên vào thời điểm bấy giờ, điều này là không cần thiết nên IPv4 đã được lựa chọn để sử dụng vì đơn giản hơn.

Địa chỉ IPv6 có dạng như thế nào?

Có thể nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với kiểu địa chỉ của IPv4, chẳng hạn như 192.168.2.1. Tuy nhiên, với địa chỉ của IPv6, con số này sẽ dài và khó nhớ hơn rất nhiều.

IPv6 sẽ có dạng rất dài và khó nhớ

Địa chỉ IP của IPv6 sẽ có dạng kiểu như 2001:db8::1234:ace:6006:1e. Với dạng địa chỉ này, sẽ có đến hơn 340 tỷ tỷ tỷ tỷ địa chỉ. Tuy nhiên, người dùng cũng sẽ rất khó để có thể nhớ được địa chỉ IP của mình.

Quá trình chuyển đổi được diễn ra như thế nào?

Tiên đoán về sự cạn kiệt của địa chỉ IPv4 đã được đưa ra từ vài năm trước đây, và việc dần chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 đã từng được áp dụng và thử nghiệm. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này diễn ra khá chậm.

Để chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, phần mềm và router sẽ phải hỗ trợ nhiều công nghệ mạng tiên tiến hơn, điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Quá trình thử nghiệm chuyển đổi IPv6 rầm rộ nhất được diễn ra lần đầu tiên vào 8/6/2011, với tên gọi 'Ngày IPv6 Thế giới'. Các trang web lớn như Google, Facebook, Yahoo! và các công ty web nổi tiếng khác đã thử nghiệm mạng IPv6 để kiểm tra xem khả năng xử lý và xác định những điều vẫn cần phải làm trước khi cả thế giới chuyển sang giao thức mới.

Cho đến tận ngày hôm 6/6 vừa qua, giao thức IPv6 mới được chính thức áp dụng rộng rãi và đi vào sử dụng thực tiễn.

Việc chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Nếu chỉ là những người dùng Internet thông thường, thì trên thực tế quá trình chuyển đổi này không ảnh hưởng quá nhiều đến chúng ta, thậm chí nhiều người trong chúng ta còn không nhận thức được rằng quá trình chuyển đổi đang diễn ra, ngoại trừ tốc độ duyệt web trong thời gian chuyển đổi có thể bị đôi chút chậm lại.

Ngày nay, hầu hết các hệ điều hành đều đã hỗ trợ IPv6, bao gồm cả Mac OS X 10.2 và Windows XP SP1.

Trong quá trình chuyển tiếp giữa IPv4 và IPv6, sẽ có một hệ thống kép, nơi cả IPv4 lẫn IPv6 được xem là hợp lệ. Những thiết bị sử dụng IPv4 vẫn được sử dụng bình thường, tuy nhiên trong tương lai, những thiết bị mua mới hoặc những người dùng Internet mới lắp đặt đều sẽ phải sử dụng IPv6 làm chuẩn mặc định của mình.

Với những người dùng chuyên nghiệp, việc chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng IPv6 sẽ mang lại những lợi ích nhất định, nhưng với những người dùng thông thường, việc chuyển đổi này không thực sự mang lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng người dùng không thực sự phải lo lắng cũng như không cần phải làm bất cứ điều gì để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này. Mọi thứ sẽ được chuyển đổi một cách tự động và các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ có nghĩa vụ thực hiện điều này.

Để kiểm tra xem thiết bị của bạn đã được cấp phát địa chỉ IPv6 hay chưa, bạn có thể truy cập vào trang web tại http://test-ipv6.com/, thông tin về địa chỉ IP (bao gồm IPv4 và IPv6) sẽ được hiển thị cho bạn biết rõ.

Kết quả kiểm tra cho thấy máy tính vẫn chưa được cấp phát địa chỉ IPv6

Nếu máy tính hay thiết bị của bạn chưa được hỗ trợ IPv6 thì đây cũng là một điều bình thường vì phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ Internet vẫn chưa sẵn sàng để cung cấp IPv6 rộng rãi đến cho người dùng.

Hiện không ai có thể biết rõ rằng quá trình thực hiện sẽ mất bao lâu và mất bao nhiêu tiền để có thể hoàn tất, tuy nhiên đây là điều không thể không thực hiện để xây dựng tương lai của Internet.

Phạm Thế Quang Huy

(Theo Dân trí)

Tim Cook đang thay đổi Apple ra sao

(ICTPress) - Một số hành động và lời nói của Cook đã tác động tới cốt lõi của quá trình phát triển sản phẩm quan trọng của Apple. Nói chung, Apple đã cởi mở hơn và hợp tác hơn nhiều.

Tim Cook tại sự kiện giới thiệu iPad mới tại San Francisco hồi tháng 3

Hồi tháng 2, một nhóm các nhà đầu tư đã viếng thăm Apple trong một chuyến xe bus (bus tour) do nhà phân tích nghiên cứu cho Citibank dẫn đầu. Chuyến viếng thăm này bắt đầu bằng một bài thuyết trình 45 phút của Peter Oppenheimer, Giám đốc tài chính của Apple, và khoảng 15 nhà đầu tư đã tham gia phiên này được tiếp đón nồng hậu rất riêng của Apple: Họ gặp nhau trong một phòng họp cũ ở trung tâm hội nghị công chúng Town Hall của Apple ở tòa nhà Infinite Loop số 4 ở Cupertino, Calif., và được phục vụ 3 cái bánh cũ và hai coke ăn kiêng”, theo lời của một người tham dự.

Tất cả đó, giống như những cuộc thăm viếng thông thường khác, là chương trình của các công ty nổi tiếng ở thung lũng Silicon, được coi như là các cơ hội để giao tiếp với những người nắm giữ cổ phiếu lớn của họ. Điều gây ngạc nhiên với các nhà đầu tư Apple ngày hôm đó là CEO Tim Cook ghé vào 20 phút tham dự bài nói chuyện của Oppenheimer, lặng lẽ ngồi xuống ở cuối phòng, và làm một cái gì đó không bình thường đối với một CEO của Apple: Cook đã lắng nghe. Cook không kiểm tra thư điện tử một lần nào. Cook rất tập trung.

Sau khi giám đốc tài chính kết thúc bài trình bày, Cook, lúc đó đã là CEO của Apple được 5 tháng, đã đứng trình bày những đánh giá của mình. Cook sải bước tự tin đến trước cửa phòng và tổ chức buổi họp theo phong cách hiệu quả điều mà đã trở thành thương hiệu của ông. “Cook hoàn toàn kiểm soát và biết chính xác ông ta là ai và muốn đi tới đâu”, một trong những nhà đầu tư tham dự chuyến đi này cho biết. “Cook đã trả lời mọi câu hỏi đặt ra và giải thích bất cứ vấn đề nào. Cook thậm chí đưa ra một số nét riêng biệt dựa trên những dữ liệu hiệu suất đã được Apple công bố. Hỏi ông về Facebook (FB), Cook đã gọi người hàng xóm là “Một công ty gần gũi nhất của Apple”, ý rằng ông rất tôn trọng FB, theo đó Apple có thể hợp tác chặt chẽ hơn. (Gần đây hơn, Cook đã khen ngợi các đối thủ/đối tác khác, cho biết tại một hội nghị các kết quả tài chính cho rằng Amazon là “một kiểu đối thủ khác biệt” có sức mạnh khác với Apple và Amazon sẽ bán được nhiều Kindles, thiết bị đang cạnh tranh cao với iPad của Apple.

Đây là những gì ấn tượng nhất về sự xuất hiện của Cook ngày cuối đông này năm ngoái - Steve Jobs đã không phải lo lắng. Nhà đồng sáng lập Apple nổi tiếng, đã rời cương vị CEO của Apple ngày 24/8 năm ngoái, 6 tuần trước khi ra đi, là người hiếm khi ngó ngàng tới việc gặp gỡ các nhà đầu tư. Đó là một trong những việc của Tim Cook với vai trò là CEO. Đó là một việc nhỏ nhưng là một thay đổi lớn - các nhà đầu tư hiện nay nhận được sự lắng nghe của CEO lần đầu tiên trong nhiều năm - và đó là một trong nhiều việc Cook đã và đang xây dựng ở Apple khi ông tiến tới dấu ấn 1 năm tiếp quản Apple. Cũng phải kể đến cả việc Cook đã thiết lập mối quan hệ với Wall Street cũng như các viên chức chính phủ, quyết định của Cook về cấp cổ phần cho các cổ đông, thiết lập chương trình để tặng quà của nhân viên cho công việc từ thiện - trên cương vị của mình ở Apple, Tim Cook đang bắt đầu đi vào trọng tâm.

Là một cựu binh 14 năm tại Apple, Cook đang ổn định, cả lời nói và hành động, phần lớn là văn hóa riêng của Apple. Nhưng những thay đổi này có thể thấy rõ ràng; một số hành động và lời nói của Cook đã tác động tới cốt lõi của quá trình phát triển sản phẩm quan trọng của Apple. Nói chung, Apple đã cởi mở hơn và hợp tác hơn nhiều. Trong một số trường hợp, Cook đang hành động mà Apple thực sự thấy cần thiết và các nhân viên không không phải lúc nào cũng mong muốn. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì nếu Cook đang làm việc theo cách của mình là thực hiện một danh sách những việc phải sửa chữa mà người tiền nhiệm (Jobs) đã để quá lâu không giải quyết, mà không ngoài lý do bướng bỉnh.

Điều rõ ràng là Cook đang xử sự như người đàn ông độc lập, đặt dấu ấn lên Apple - có những thay đổi sẽ gây tranh cãi về lòng tin, sự thận trọng của Apple vì những thay đổi đó có khác với cách thức của Steve Jobs về lĩnh vực giải trí. Cook kiên định kính trọng di sản Jobs để lại, nhưng Cook không hối tiếc sẽ tạo nên một thời kỳ mới. Cook cuối mỗi ngày, dường như thực hiện một trong những yêu cầu khát khao của Jobs là quản lý Apple chứ không hỏi “Steve sẽ làm gì?” và làm những gì tốt nhất cho Apple.

Hãy xem xét Apple trên diện rộng là không có Jobs cầm lái, con thuyền Apple đã chạy ổn định như thế nào. Wall Street đặc biệt đưa ra các lý do - thực tế là hàng tỷ lý do - để chứng minh đế chế Cook mới có những niềm say mê mới. “Một số người có những lý do riêng”, Katy Huberty, nhà phân tích Apple của Morgan Stanley cho biết. Ví dụ, giá trị thị trường của Apple, đã tăng lên khoảng 140 tỷ USD kể từ khi Cook tiếp quản. Giá trị thị trường của Apple khoảng 500 tỷ USD, tính đến thời điểm hiện nay. Apple giá trị hơn Exxon Mobil 100 tỷ USD - mặc dù cổ phiếu của Apple có giảm 15% so với đợt đỉnh điểm. Trong 3 quý kể từ khi Cook trở thành CEO, Apple đã có doanh thu 31 tỷ USD và đã xuất đi 89 triệu iPhone và 38 triệu iPad, tất cả vượt qua cả mong đợi của Wall Street và đang tiếp tục, nhìn chung, là thu hút và làm say mê khách hàng. “Theo bất cứ đánh giá số lượng nào, thì cho tới nay khả năng của Cook là phi thường”, Bill Shope, một nhà phân tích nghiên cứu của Goldman Sachs cho biết.

Cook không thể nhận tất cả sự công nhận cho những kết quả đó. Cook tiếp quản Apple với khả năng của một con tàu phản lực trong chuyến bay đêm. Thêm nữa là Cook vẫn chưa công bố một sản phẩm mới nào đáng kể, nhưng phương thức chính được các nhà quan sát theo dõi chặt chẽ là sự sáng tạo tiếp tục được duy trì. Những giới thiệu sản phẩm chính cho tới nay là: iPhone 4S, có tính năng hỗ trợ thoại Siri và một iPad có độ phân giải màn hình cao hơn, cả hai là phiên bản kế tiếp của các sản phẩm trước đó.

Đằng sau những hình ảnh này, những dấu hiệu Cook lãnh đạo Apple là ở đâu. Thường thì những thay đổi nằm ở lý lịch và sức mạnh của CEO mới. Cook là chuyên gia về hiệu quả hoạt động, đã gia nhập Apple từ năm 1998 để đổi mới lại hệ thống các nhà máy, nhà kho và các nhà cung cấp bị khủng hoảng nặng. Đặc biệt, Cook đã củng cố hợp tác của Apple với các nhà sản xuất đã ký kết hợp đồng với Apple ở Trung Quốc.

Do đó có một lời khen cá nhân cho Cook khi Thời báo New York đăng tải một bài báo đình đám hồi tháng 1 chỉ trích điều kiện làm việc ở Foxconn, Trung Quốc, nhà máy sản xuất theo hợp đồng với Apple của Đài Loan sản xuất theo dây chuyền các sản phẩm của Apple. Mặc dù sự chỉ trích này không phải là mới, nhưng sự việc này đã vẽ lên một bức chân dung ảm đạm về cuộc sống của những người lao động ở các nhà máy. Phản ứng của Cook đã đánh dấu một sự thay đổi khác biệt so với Jobs, người đã chưa quan tâm nghiêm túc tới vấn đề này. Với cương vị là CEO mới, Cook không chỉ thăm Foxconn với tư cách cá nhân, mà còn bị chụp ảnh đăng tải. Apple cũng đã tham gia Hiệp hội Lao động Công bằng (Fair Labor Association), một tổ chức giám sát bên thứ ba do ngành tài trợ có chức năng kiểm tra các nhà máy và báo cáo những phát hiện độc lập. (Apple cho biết các các thành viên của Apple tham gia trong tổ chức này đã 1 năm).

Tuy nhiên, Apple của Cook đã giải quyết việc sản xuất ở Trung Quốc. Cuối năm ngoái, Apple đã lần đầu tiên công bố giá trị tiền đô các tài sản của Apple tại đây là 2,6 tỷ USD. Dù vậy Apple chỉ có 6 cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc, con số nói lên giá trị của vật liệu và thiết bị Apple đã mua mua đại diện cho các nhà cung cấp của mình. Apple chịu rủi ro với vốn riêng của mình với 110 tỷ USD tiền mặt, khá nhiều rủi ro - như là cách tài trợ cho các nâng cấp lớn cho các khả năng sản xuất của Apple ở châu Á, mặc dù các đối tác của Aple sẽ vận hành thiết bị.

Apple thường không lên tiếng về những đầu tư để làm gì, nhưng với chi tiêu có chủ định được công bố là 7 tỷ USD trong năm 2012, Apple đang đạt tăng trưởng lớn, các nhà phân tích nhận định. “Đó được xem là để đạt khối lượng”, David Eiswert, một người quản lý hồ sơ ở T. Rowe Price, sở hữu 24 triệu cổ phiếu của Apple. Ông này cho biết các nhà cung cấp của Apple như Pegatron và Jabil đang mua những công cụ máy móc phức tạp và các nhà sản xuất máy khoan Nhật Bản cho biết họ đang chuyển sang điện tử tiêu dùng. Eiswert cho rằng điều này phụ thuộc Apple. “Chuỗi cung ứng của Apple đang thực hiện những việc mà không ai có thể”, dù dư dả tiền nong và bí quyết sản xuất, Eiswert lưu ý. Sự thay đổi này, ông và các nhà quan sát cho biết là có dấu ấn của Cook đối với họ.

Những hiệu quả hoạt động như vậy là một yếu tố đã từng bị đánh giá thấp trong thành công của Apple trong thập kỷ qua; tất cả sự chú ý là cuốn vào những thiết kế đẹp và tiếp thị thời trang được Jobs giám sát. Nếu có điều gì, Apple dưới thời Tim Cook sẽ đẩy hiệu quả tới một cấp độ thậm chí cao hơn, đặc biệt khi công ty đang ngày càng phát triển lớn mạnh và phức tạp hơn - đến cả những người cho rằng những tay nghề bậc cao nên là người lãnh đạo. “Điều này giống như một động cơ hoạt động bảo thủ hơn là thúc đẩy một động cơ kỹ thuật bao bì”, cựu phó chủ tịch kỹ thuật Max Paley đã làm việc tại Apple 14 năm cho đến cuối năm 2011. “Tôi được cho biết rằng bất cứ cuộc họp lớn nào hiện nay luôn luôn về quản lý dự án và quản lý chuỗi cung cấp toàn cầu”, Max Paley cho biết. Khi tôi ở Apple, kỹ thuật quyết định những gì chúng ta muốn và đó là công việc quản lý sản phẩm và quản lý cung cấp để đạt được. Điều đó thể hiện một sự thay đổi ưu tiên”.

Sự thực thì cho phép bất cứ ai can thiệp vào các kỹ sư sáng tạo là không thể được theo yêu cầu của Jobs tại Apple. Chú ý đến một kỹ sư: “Điều này dẫn đến chia sẻ nhiều nguồn lực hơn, dẫn đến cuộc chiến không thể chống đỡ, dẫn đến những lý do lẩn tránh. Họ là những mối quan tâm của công ty, nói một cách khác là rất không giống Apple.

Thật là không phải khi cố gắng đọc quá nhiều đến những thay đổi riêng tại Apple trong thời gian ngắn sau khi Steve Jobs ra đi. Dù biết rằng việc nghiên cứu kỹ công ty được quan tâm lớn nhất trên thế giới này là rất lớn. Như là một ví dụ cho điều này, trong một bài phê bình khác được tranh luận khá nhiều, Thời báo New York đã sử dụng chính sách giảm thuế đa quốc gia của Apple là một trường hợp của những giai đoạn mà các công ty Mỹ sẽ tiến hành để giảm gánh nặng thuế của mình.

Không có hoạt động nào không được thông báo khi có tin về Apple, kể cả tin nhỏ như thế nào. Ví dụ, một nhân viên trước đây của Apple kể lại, một bữa trưa gần đây với một kỹ sư mới của Apple. Cuối bữa, cựu nhân viên của Apple, hiện ở một công ty mới của thung lũng Silicon, đã cho biết người bạn thân của mình muốn quay trở lại làm việc ngay lập tức. “Anh này nói “Tôi muốn uống café nếu anh có thời gian”. Kết luận của người ngoài: “Tôi nghĩ mọi người hiện đang thở”. Thực sự thì không cần phải có một bình luận như thế.

Ở đâu đó có các dấu hiệu của Apple đang trở thành một công ty bình thường hơn. Khi Adrian Perica, từng là một chủ ngân hàng của Goldman Sachs, đã gia nhập Apple vài năm trước, ông này là viên chức duy nhất có thẩm quyền thực hiện thỏa thuận. Steve Jobs cơ bản đã vận hành M&A cho Apple. Hiện nay Perica phụ trách một phòng với 3 chuyên gia phát triển công ty và một nhóm nhân viên hỗ trợ họ, do đó Apple có thể làm việc ba ca đồng thời. Sự thực, sự rung cảm, trong lời nói của một người nhân viên cũ, là một Apple đang trở nên truyền thống hơn, có nghĩa là nhiều MBA hơn, nhiều quy trình và cấu trúc hơn. (Thực tế, 2.153 nhân viên của Apple liên quan điều kiện “MBA” trong hồ sơ LinkedIn chưa kể đội ngũ không bán lẻ khoảng gần 28.000 người. Hơn 1 nửa nhân viên là MBA đã ở Apple chưa đến 2 năm.

Có thể nói những thay đổi kiến tạo ở Apple sẽ là chất lượng các sản phẩm. Những ai để ý đến những thiếu hút đã thấy những điều này ở Siri, một sản phẩm chưa hoàn hảo mà Apple đã tung ra với bản beta chưa phổ biến vào năm 2011, một dấu hiệu cho thấy dịch vụ này không được xem xét đầy đủ. Thời gian phản hồi của Siri khá chậm chạp, có nghĩa là các máy chủ và phần mềm phục vụ là không hoàn hảo. “Siri gây khó khăn cho mọi người. Steve đã dành quá nhiều công sức vào Siri”, một người ở Apple trước đây cho biết.

Rõ ràng, không ai có thể chắc chắc làm thế nào Steve Jobs có thể phản ứng đối với bất cứ việc gì đang diễn ra tại Apple, và Cook dường như đang thoải mái lãnh đạo công ty ở nơi ông cho rằng công ty sẽ đi đến. Jobs bị phản đối về cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Nhưng Cook đã chuẩn bị cho các nhà đầu tư về một cổ phiếu mới bằng cách thông báo rộng rãi ông không có ý kiến “tín ngưỡng” về họ. Apple thông báo hôm 19/3 rằng sẽ trả cổ phần theo quý là 2,65 USD/cổ phần và mua lại giá trị cổ phiếu 10 tỷ USD.

Biểu đồ cổ phiếu của Apple

Hiểu theo nhiều cách, thông điệp không nói ra của Cook là cuộc sống vẫn đang diễn ra và Apple vẫn là Apple. Vào giữa tháng 4, Apple đã tiếp quản tổ hợp khách sạn Carmel Valley Ranch tại cuộc họp Top 100 siêu bí mật lần đầu tiên kể từ khi Jobs qua đời. Buổi họp kín này là một cơ hội hiếm hoi đối với những giám đốc hàng đầu - không phải là lựa chọn theo thứ hạng, mà theo đánh giá của CEO về ai là người đóng góp giá trị nhất tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào - để biết những gì sản phẩm và dịch vụ tung ra 1,5 năm sau hoặc hơn. Theo truyền thống, Cook yêu cầu các cán bộ của mình đi 80 dặm từ Cupertino đến khu nghĩ dưỡng trên các xe bus dành riêng do đó việc đến và đi của các cán bộ được kiểm soát. Cook cũng yêu cầu nhiều cán bộ thực hiện thuyết trình - giống như Jobs đã làm.

Một sự khác biệt, theo nhiều thông tin là tinh thần của cuộc họp là lạc quan và thậm chí vui vẻ. Cook được cho rằng là người thích đùa - khác hẳn với giọng nói quá dứt khoát và lạnh của Jobs đem đến các cuộc họp. Những người tham dự rời cuộc họp Top 100 ấn tượng về tầm nhìn ngắn hạn của Apple, có thể nhìn thấy iPhone kế tiếp của Apple và sản phẩm tivi đã được trông đợi từ lâu.

Cook cũng công nhận vai trò của một người có nghệ thuật nói chuyện của Jobs. Là một CEO của một công ty công nghệ có ảnh hưởng, Jobs đã gặp Cook, nhận thấy Cook là “một người thực tế, độc lập, chi tiết và nhẫn nại". Jobs còn nói Cook là “một người tình cờ, kiên định và dễ nói chuyện”. Tôi đã quên mất Cook là CEO của Apple. Và đó không phải là trải nghiệm của tôi với Jobs. Các dấu hiệu khác của Cook còn là một người thẳng tính tầm cỡ CEO. Cook đã cho thấy mong muốn giải quyết kiện tụng thương hiệu với Samsung, một nhà cung cấp quan trọng của Apple cũng như là một đối thủ. Cook thậm chí viếng thăm thường xuyên ở Washington, D.C., hồi giữa tháng 5, thuyết phục những người đứng đầu của quốc hội là cá nhân ông muốn gặp họ.

Là người đứng đầu, Cook bay xa khỏi tầm kiểm soát radar mà thực tế đã tàng hình bên ngoài công ty. Apple, sau tất cả, là một công ty do một người thống trị mà tính cách của người đó liên quan chặt chẽ với hình ảnh công chúng và hình ảnh riêng của Apple. Với tư cách là CEO, Cook đã bắt đầu đưa những câu chuyện của mình vào trong những bình luận của ông. Ví dụ, một lần xuất hiện hồi tháng 2 tại một hội nghị nhà đầu tư được Goldman Sachs tổ chức, Cook đã đề cập rằng ông đã từng làm việc tại nhà máy giấy ở Alabama và một nhà máy nhôm ở Virginia - những sự thực mới trong câu chuyện của Cook.

Tim Cook trong trang phục màu vàng thăm một nhà máy Foxconn ở tỉnh Henan, Trung Quốc, nơi iPhone được sản xuất

Những mẩu tin mang tính cá nhân thể hiện con người Cook, một người khá kín đáo, với một vài sở thích ngoài các môn thể thao thể thao giữ gìn sức khỏe và làm khán giả. Cook đi nghỉ ở khu nghỉ dưỡng (resort) Canyon Ranch ở Arizona, tại đây có một số người đã nhìn thấy ông và cho biết Cook khá lặng lẽ, thường ăn một mình, đọc sách trên chiếc iPad. Cook cho biết trong lần xuất hiện tại hội nghị Goldman Sachs rằng ông không thể sống thiếu cái tivi của Apple - điều này đặt ra câu hỏi là ông đang xem cái gì, cho thấy một năm trước Cook đã nói với một cổ đông tại cuộc học thường niên của Apple rằng nếu không chiếu trên kênh CNBC hay ESPN, thì Cook đã không xem nó. (Một chuyện bên lề: là cổ đông đó đã hỏi Cook là ông đã từng xem nhân vật một người đàn ông xấu hiện nay của Mike Daisey trong vở “Đau đớn và xuất thần của Steve Jobs” (Agony and Ecstasy of Steve Jobs) đang được công diễn ở Berkeley. Ông cho biết chưa từng xem). Cook cũng đã cho thấy sự hài hước sắc sảo, nói với các nhà đầu tư trước khi thông báo cổ phiếu rằng Apple sẽ không “tiến hành một bữa tiệc thời La mã hay làm gì đó lạ lùng” với số tiền của Apple.

Đối với tất cả những thể hiện hướng ngoại của mình với tư cách là CEO, Cook đã giữ được được giới truyền thông trong phạm vi. Ông trả lời vài cuộc phỏng vấn, và Apple đã từ chối bắt ông phải xuất hiện trong bài báo này. Thực sự, Apple dường như dự định chỉ để Cook xuất hiện với tư cách là CEO mới trong một vài tin đã có kịch bản cẩn thận. Viết trong danh sách 100 người ảnh hướng nhất của năm 2012 của Tạp chí Time, ủy viên hội đồng của Apple Al Gore khen ngợi Cook đã lãnh đạo Apple đến tầm cao mới “Trong khi thực thi những thay đổi chính sách lớn từ từ và sáng sủa”. Khi được Fortune hỏi, cả Apple và Gore không trả lời chính xác những thay đổi chính sách đó là gì, cựu phó tổng thống Mỹ trả lời.

Thậm chí khi nhà đầu tư này căn vặn về thông tin hoạt động của Apple, Cook đi thẳng vào những vấn đề lớn nguyện trung thành với văn hóa công ty mà Steve Jobs đã đặt nền tảng. Được hỏi tại diễn đàn nhà đầu tư Goldman là sự lãnh đạo của ông sẽ thay đổi Apple như thế nào và ông dự định duy trì văn hóa của Apple là gì, Cook đã lờ đi phần đầu của câu hỏi và đã chỉ tập trung vào phần sau. “Steve đã in sâu vào tất cả chúng ta trong nhiều năm mà công ty nên quyết tâm xung quanh các sản phẩm lớn và chúng ta sẽ hoàn toàn tập trung vào một vài thứ chứ không phải nỗ lực làm quá nhiều thứ mà chúng ta làm không giỏi”. Cook đã gọi Apple là một “nơi huyền bí”, nơi các nhà viên có thể làm được “công việc tốt nhất trong đời của mình”.

Còn về phía nhân viên, phần lớn đội ngũ dường như hài lòng hơn với Cook. Cook thường ngồi với nhân viên không theo quy tắc nào trong quán café vào bữa trưa, trong khi đó Jobs thường ăn với Trưởng nhóm thiết kế Jonathan Ive. Một sự khác biệt nhỏ khi nói về tần suất nhân viên có thể gặp với với CEO của họ. Tại Apple, Jobs đồng thời được kính trọng, yêu mến và kính sợ. Cook rõ ràng là một "sếp" khắt khe nhưng ông không làm ai sợ hãi. Cook được kính trọng, nhưng không tôn thờ. Khi Apple bước vào một giai đoạn mới  trong lịch sử công ty, có thể không cần một vị chúa với tư cách là một CEO mà cần một con người bình thường hiểu công việc được hoàn thành như thế nào.

Quang Minh

Nguồn: Tạp chí Fortune tháng 6/2012

Hội nghị thượng đỉnh LTE vinh danh nhà mạng LTE thế giới

(ICTPress) - Tại Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu năm 2012 được tổ chức từ ngày 22 - 24/5/2012 tại Barcelona, Tây Ban Nha, nhà cung cấp viễn thông và giải pháp viễn thông Huawei đã vinh dự giành được 2 giải thưởng cao nhất của Hội nghị thượng đỉnh là các giải thưởng: “Nhà mạng LTE có bước phát triển mạnh mẽ nhất” và “Nhà mạng core LTE tốt nhất”.

Ảnh Hội nghị thượng đỉnh LTE tại Barcelona (ws.lteconference.com)

Ba năm liên tiếp giành giải thưởng cao của Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu của Huawei đã cho thấy những nỗ lực không ngừng và đóng góp của Huawei trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của công nghệ LTE đồng thời cũng khẳng định vị thế của Huawei trong lĩnh vực LTE.

Theo “Báo cáo phát triển LTE” mới nhất được Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị di động toàn cầu GSA (Global mobile Suppliers Association) công bố tháng 5/2012 thì hiện nay trên thế giới có 72 mạng LTE. Trong đó, Huawei có 34 mạng LTE và 27 mạng EPC. Huawei cung cấp dịch vụ cho 37 nhà mạng nằm trong Top 50 nhà mạng hàng đầu thế giới. Hệ thống công nghệ LTE của Huawei và các mạng thử nghiệm đã hiện diện tại châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La tinh….

Những bước tiến trong lĩnh vực EPC đã giúp Huawei giành giải thưởng “Nhà mạng core LTE tốt nhất” tại Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu lần này.

Bản cực đơn Single EPC tích hợp công nghệ GPRS/UMTS/LTE do Huawei sáng tạo đầu tiên trên thế giới cho phép các thuê bao truy cập mạng LTE mọi lúc mọi nơi. Trong ưu hóa lưu lượng dữ liệu truyền tải, Huawei tập trung nâng cao mức độ trải nghiệm của các thuê bao. Trong công nghệ mạng core chuyển mạch, Huawei đã đưa ra hàng loạt giải pháp công nghệ mới, trong đó có giải pháp ưu hóa tín hiệu với lưu lượng truyền tải  64Mbps và giải pháp ưu hóa video để tạo ra một mạng viễn thông LTE/EPC an toàn, đáng tin cậy. Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực mạng không dây và IP, Huawei SingleEPC có thể trợ giúp các nhà mạng xây dựng mạng viễn thông EPC tích hợp nhiều kĩ thuật và hiệu quả cao, nâng cao mức độ thử nghiệm với LTE, qua đó thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo mô hình thương mại mới.

Tổng giám đốc phụ trách mạng core trong mạng không dây của Huawei, ông Từ Vĩ Trung cho biết: “Tập đoàn Huawei sẽ tập trung xây dựng mạng viễn thông LTE/EPC lấy trải nghiệm của thuê bao làm trung tâm. Bằng việc hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng trên toàn thế giới, Huawei không ngừng đưa ra những giải pháp công nghệ sáng tạo mới cho mạng core di động băng thông rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ LTE/EPC, giúp các nhà mạng sáng tạo trong xây dựng mô hình kinh doanh mới thông qua lưu lượng truyền tải”.

Tổng giám đốc phụ trách công nghệ GSM/UMTS/LTE trong mạng không dây của Huawei, ông Ứng Vi Dân tiết lộ: “Song song nghiên cứu phát triển công nghệ LTE, Huawei sẽ tích cực sáng tạo những sản phẩm tiện ích hơn cho các thuê bao và giải pháp công nghệ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình thương mại hóa toàn cầu của công nghệ LTE. Giải pháp công nghệ SingleRAN LTE của Huawei đang có những đóng góp cho sự phát triển của thương mại LTE”.

Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu là Hội nghị cấp cao nhất, quy mô tổ chức lớn nhất trên toàn cầu của lĩnh vực LTE. Tính đến nay, Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu đã được tổ chức 8 lần. Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu năm nay được tổ chức tại Barcelona với sự tham gia của hơn 1000 thành viên đến từ các nhà mạng, các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các nhà phân tích… trên toàn thế giới. Tại Hội nghị lần này, các thành viên đã nghiên cứu và thảo luận sâu sắc về tương lai phát triển của công nghệ LTE.

X.T

MobiFone chọn Nokia Siemens Networks mở rộng mạng lõi và hệ thống 3G

(ICTPress) - VMS MobiFone vừa tăng thêm 50% công suất của hệ thống mạng lõi truyền tin của mình thông qua lựa chọn Nokia Siemens Networks (NSN) là đơn vị triển khai.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong một bản hợp đồng khác, NSN đã giúp hiện đại hóa hệ thống mạng vô tuyến GSM và 3G của MobiFone tại khu vực miền Trung và miền Nam. Điều này sẽ giúp MobiFone quản lý hiệu quả sự bùng nổ của dữ liệu trên hệ mạng của mình do ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ di động băng thông rộng ưu việt mà nhà mạng đang cung cấp. Cả hai gói nâng cấp mạng lõi truyền tin và mạng vô tuyến này hiện đã được hoàn tất và đưa vào khai thác sử dụng.

NSN cho biết đã nâng cấp mạng lõi truyền tin của MobiFone với giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả Flexi ISN (Intelligent Service Node), giúp đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu cũng như chức năng tính cước. NSN cũng giúp tối ưu hóa hệ thống mạng đường trục IP của MobiFone để tăng tính ổn định cũng như độ khả mở. Bên cạnh đó, bản hợp đồng nâng cấp cũng bao gồm triển khai Cổng mạng Flexi Network Gateway (Flexi NG) trên nền ATCA, một phần trong kiến trúc Liquid Core của NSN. Giải pháp này giúp cung cấp thông lượng cũng như khả năng truyền tín hiệu cao để hỗ trợ cho lưu lượng truy cập di động băng thông rộng đang ngày càng tăng cao.

NSN cũng triển khai giải pháp Serve atOnce Traffica, thuộc gói giải pháp Customer Experience Management (Quản lý trải nghiệm khách hàng) của NSN, cho phép MobiFone có thể kiểm soát được chất lượng dịch vụ, mức độ sử dụng dịch vụ cũng như lưu lượng toàn mạng trong thời gian thực trên nhiều công nghệ và hệ thống khác nhau từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Bản hợp đồng này cũng bao gồm hệ thống quản lý dữ liệu thuê bao One-NDS của NSN, sẽ bao quát hợp nhất về dữ liệu thuê bao, giúp nhà mạng đẩy nhanh được thời gian ra mắt các dịch vụ mục tiêu mới. Ngoài ra, NetAct, một hệ thống quản lý hợp nhất, có khả năng quản lý tất cả các yếu tố mạng liên quan, đồng thời cũng là điểm duy nhất của hệ thống quản lý chính sách và xác thực mạng cho tất cả các loại hệ thống mạng cũng sẽ được NSN cung cấp.

Trong một hợp đồng riêng khác, NSN đã tiến hành nâng cấp mạng GSM/3G của MobiFone với nền tảng Single RAN, được thiết kế xung quanh thiết bị trạm Flexi Multiradio Base Station  nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng. NSN cũng cung cấp các giải pháp nền tảng truyền tải dữ liệu quang học của mình - hiT 7035 và hiT 7065 nhằm mang đến đầy đủ các lựa chọn kết nối, đáp ứng nhu cầu phát triển dung lượng, trong khi vẫn bảo vệ được các khoản đầu tư hiện có. NSN cũng đã nâng cấp hệ thống quản lý mạng NetAct, cho phép việc phép giám sát, quản lý và tối ưu hóa hệ mạng GSM/3G của MobiFone thống nhất và hiệu quả.

Theo cả hai hợp đồng này, bên cạnh việc quản lý toàn diện dự án nâng cấp, NSN còn cung cấp các dịch vụ bao gồm thiết kế, lắp đặt, vận hành và triển khai hệ thống mạng giúp cho triển khai nhanh chóng trên toàn hệ mạng. Ngoài ra, NSN cũng thực hiện đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết Nguyễn Đăng Nguyên: “Chúng tôi cần một hệ thống mạng linh hoạt và độ tin cậy cao, có thể đáp ứng được nhu cầu về truyền dữ liệu cho ngày hôm nay cũng như trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn hiện đại hóa mạng vô tuyến của mình để tăng công suất truyền dẫn dữ liệu cho các mạng GSM hiện tại, đồng thời tăng cường trải nghiệm dịch vụ cho các khách hàng đang thuê bao dịch vụ GSM và 3G của chúng tôi. NSN đã giúp chúng tôi hiện thực hóa hai mục tiêu quan trọng này”.

Tổng giám đốc Nokia Siemens Networks Việt Nam Tanat Techatanabaht cho biết những dự án nâng cấp này sẽ cùng MobiFone triển khai được nhiều dịch vụ giá trị gia tăng.

Được biết hệ thống mạng lõi công suất cao sẽ giúp Mobifone phục vụ được nhiều thuê bao hơn, trong khi mạng vô tuyến được nâng cấp cho phép Mobifone triển khai các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao đến với những thuê bao điện thoại thông minh đang tăng mạnh của Mobifone.

HM

Ứng dụng mới của iPhone: Nhận dạng khuôn mặt trong ảnh chụp

(ICTPress) - Bạn hãy tưởng tượng khi bạn chụp thật nhanh một nhóm bạn và điện thoại thông minh (smartphone) tức thời xác định tất cả mọi người trong bức ảnh.

Một ứng dụng iPhone mới có tên gọi KLiK thực hiện nhận dạng khuôn mặt thời gian thực để tự động xác định và gắn thẻ bạn bè trong các bức ảnh.

“Đó là cuộc cách mạng mới nhất của chúng tôi cả trên nền tảng và sản phẩm khách hàng mà chúng tôi cung cấp. Chúng tôi đã thấy rằng ở tất cả các bữa tiệc hay sự kiện có rất nhiều ảnh được chụp nhưng chỉ vài người được chụp là được gắn thẻ”, Gil Hirsch, CEO của công ty công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face.com, đơn vị tung ra ứng dụng này cho biết.

Bằng cách kết nối với Facebook, ứng dụng này sẽ quét các bức ảnh của bạn bè để phát triển thành một hồ sơ khuôn mặt của tất cả mọi người trên một mạng lưới của người sử dụng. Ứng dụng này sẽ xác định mọi người nhờ ráp các khuôn mặt trong các bức ảnh được chụp, hoặc sau đó được tải lên, ứng dụng đưa ảnh đến các hồ sơ.

Bởi vì ứng dụng này phụ thuộc vào kết nối tới Facebook, chỉ có những bạn bè ở mạng lưới người sử dụng mới có thể được xác định. Điều này không giống như bạn có thể chỉ vào một người trên phố và làm nó hoạt động. Nhưng ứng dụng này không bao gồm một phương thức học tập để sử dụng cho các bạn bè, những người không trên Facebook. Nó cho phép người sử dụng có thể hướng dẫn ứng dụng cho ai đó đang bấm máy ảnh chụp họ và nhập tên của họ bằng tay. Tất cả đều riêng tư và chỉ ở trên chiếc điện thoại của bạn mà thôi. Tôi sử dụng ứng dụng này khi chụp ảnh con cái, sau này tôi có thể tìm kiếm lại tất cả những bức ảnh mà tôi đã chụp chúng”, Hirsch cho biết.

Người sử dụng cũng có thể áp dụng các bộ lọc kiểu Instagram và chia sẻ các bức ảnh qua Facebook, Twitter hay thư điện tử (email).

Mặc dù ứng dụng là chỉ để xác định bạn bè trên Facebook, hay nhiều người đã gia nhập thủ công, tuy một số người cho rằng liên quan đến các vấn đề riêng tư.

Hệ thống này đã được gia công cập nhật để bảo vệ tính riêng tư và cũng cung cấp một giá trị xã hội thú vị và không làm cho sởn gai ốc.

Công ty này được thành lập năm 2009 và đã tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau, trong đó có Photo Finder, một ứng dụng Facebook có thể quét các hình ảnh bạn bè để xác định các bức ảnh của bạn mà bạn chưa bao giờ được gán thẻ.

Công ty này cũng cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt, khác biệt là thể hiện thông tin về các nhân vật trong một bức ảnh. Công nghệ này có thể thể hiện được giới tính, trạng thái và thậm chí cả tuổi tác.

“Chúng tôi cung cấp dự báo tuổi tối đa và tối thiểu, chỉ sử dụng thông tin khuôn mặt trong bức ảnh - không gì khác”, Hirsch cho biết.

Năm 2010, Face.com đã thực hiện công nghệ nhận dạng khuôn mặt miễn phí cho các nhà phát triển để kết hợp vào các ứng dụng của họ. Kể từ đó, 45.000 nhà phát triển đã sử dụng công nghệ của họ.

KLiK được công ty này cho biết có sự chính xác xấp xỉ 90%.

QM

Giải pháp TDFi của Huawei - hợp nhất những người dùng WiFi và LTE TDD

(ICTPress) - Huawei, ngày 23/5 đã chính thức giới thiệu giải pháp tổng thể TDFi tại Hội nghị Thượng đỉnh LTE (LTE World Summit) 2012 lần thứ 8 được diễn ra từ ngày 22 - 24/5/2012 tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Với giải pháp TDFi, người dùng cuối có thể truy cập các hệ thống mạng LTE TDD bằng bất kỳ thiết bị hỗ trợ WiFi nào để sử dụng các dịch vụ dữ liệu di động tốc độ cao.

Sự xuất hiện của băng rộng di động đã thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao gia tăng mạnh mẽ. Nhưng trong khi việc thương mại hóa công nghệ LTE TDD đang diễn ra nhanh chóng thì các thiết bị tương thích với công nghệ này vẫn chưa thực sự sẵn sàng bắt nhịp.

Để thúc đẩy việc truy cập các hệ thống mạng LTE TDD, giải pháp TDFi sáng tạo của Huawei đã hợp nhất người dùng WiFi với người dùng LTE TDD nhanh chóng. Giải pháp này nâng cao việc sử dụng nguồn lực mạng LTE TDD, và thúc đẩy việc phân phối dữ liệu mạng hiện có trong các khu vực truy cập (hotspot). TDFi cũng sẽ giúp các nhà khai thác thu hút người dùng nhiều hơn và cải thiện năng lực mạng để tối ưu hóa lợi nhuận.

Các mạng WiFi truyền thống sử dụng truyền tải hữu tuyến, điều này gây ra việc thiếu hụt các nguồn truyền tải và thủ tục triển khai mất nhiều thời gian. Giải pháp TDFi sử dụng mạng trục vô tuyến LTE TDD thay cho mạng trục hữu tuyến để giải quyết khó khăn cuối cùng trong việc triển khai mạng WLAN. So với các hệ thống mạng WiFi truyền thống, giải pháp TDFi giúp các nhà khai thác triển khai nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ xác nhận người sử dụng WiFi.

Hồi tháng 3, mạng di động China Mobile đã đi đầu trong việc tổ chức hoạt động mang tên “China Mobile Happy LTE TDD Network Experience” tại Hàng Châu. Sử dụng giải pháp TDFi của Huawei, những người dùng đi trên các chuyến xe bus được trải nghiệm các dịch vụ dữ liệu LTE TDD nhanh chóng và ổn định qua việc sử dụng các smartphone hỗ trợ WiFi. Tốc độ của mạng LTE TDD giữ ổn định ở mức trên 30 Mbps, cao gấp 20 lần so với tốc độ của mạng UMTS.

Huawei cho biết giải pháp TDFi còn thể hiện ý nghĩa xã hội quan trọng. TDFi có thể tổ chức trạm phát sóng phủ trên các xe bus, giúp thúc đẩy triển khai giao thông xanh. Trong tương lai không xa, giải pháp TDFi sẽ giúp các mạng LTE TDD nâng cao khả năng truyền thông di động của con người trong chăm sóc y tế, chia sẻ thông tin, quản lý cộng đồng và hình ảnh di động giữa con người với con người.

X.T

iPad giúp chữa trị bệnh tự kỷ như thế nào

(ICTPress) - Sharia đứng không động đậy trước tivi, chết đứng trước các hình ảnh của tivi, không nhận thức được thế giới xung quanh em. Gia đình em gọi tên em liên tục, nhưng em không trả lời. Lúc đó họ đã nhận thấy một điều gì đó bất bình thường.

Sharia Siddiqui sử dụng iPad để giúp con giao tiếp. Bố Sharia cho biết “iPad đã cho phép Sharia điều khiển bản thân mà trước đây Sharia không thể”

Ban đầu, gia đình Sharia cho rằng đó là vấn đề của thính giác. Nhưng khi họ tìm hiểu và thấy rằng không có vấn đề gì về thính giác, họ quyết định đưa Sharia, 2 tuổi, đến một chuyên gia ở một trung tâm phát hiện bệnh sớm vào năm 2009.

“Trong vòng có 5 phút nhìn Sharia, chuyên gia cho biết cô bé đã mắc bệnh tự kỷ”, bố của Sharia, Fawad Siddiqui cho biết.

Siddiqui, 38 tuổi và vợ, Ayza Sheikh, đã nghĩ rằng Sharia đơn giản là bị chậm nói. Là người gốc Pakistan, Siddiquis đã không có người thân để tư vấn cho họ về đứa con đầu của họ.

Các liệu pháp điều trị khả năng nói, vận động và hành vi đã hỗ trợ đôi chút. Nhưng Sharia vẫn phải vật lộn với việc giao tiếp.

Sau đó, vào năm 2010, iPad của Apple được tung ra.

Siddiqui, một người dân Columbia, Maryland đã chia sẻ câu chuyện của con gái mình trên iReport, cho biết trước khi có iPad, cách duy nhất của Sharia là khóc. Cô bé không nói và không có cách nào để diễn đạt những gì em muốn hỏi và thể hiện cảm xúc của mình.

Thiết bị màn hình cảm biến của Apple đã không còn là máy tính bảng đầu tiên và không phải là sản phẩm duy nhất hiện nay. Nhưng sản phẩm màn hình cảm biến của Apple đã nhanh chóng trở thành sản phẩm dẫn đầu và vượt trội trên thị trường, giới thiệu cho hàng triệu người trên toàn thế giới khái niệm một máy tính ở đâu đó giữa điện thoại di động (smartphone) và máy tính xách tay (laptop) và trên màn hình rộng hiển thị hàng loạt hình ảnh và biểu tượng mà người sử dụng có thể tương tác chỉ với một lần chạm.

“Những gì iPad đã có thể đã mang đến cho Sharia là một cảm giác tự chủ mà em chưa từng biết trước đó. Sharia đã nhận biết được ai đó chạm tay vào iPad, một cái gì đột ngột mở ra. Em biết em không cần phải khóc nữa, em cần lấy tay chạm màn hình”, Siddiqui cho biết.

Đầu tiên, Sharia thích xem phim và chơi game. Tuy nhiên, được chữa trị và ở tại nhà, Sharia đã được giới thiệu các ứng dụng như Proloquo2Go, First Words, ABCs và Me và Puzzle Me, và nhiều nữa. Sharia đã nhanh chóng ghép được những câu ngắn như “Con muốn Dora” để diễn tả điều em muốn.

Một cuộc cách mạng giao tiếp

Proloquo2Go là ứng dụng đầu tiên của Sharia và ứng dụng giao tiếp gia tăng thời gian thực đầu tiên, được tung ra cho iPhone vào năm 2009.

AAC (augmentative and alternative communication), còn gọi là giao tiếp nâng cao và khác hơn, là một loạt các can thiệp được sử dụng để hỗ trợ trẻ có khó khăn trong giao tiếp. Nhiều ứng dụng được thiết kế được dựa trên phương pháp trị liệu này.

David Niemeijer, người thành lập và CEO của AssistiveWare, có trụ sở tại Amsterdam, công ty phát triển ứng dụng Proloquo2Go, cho biết 90% người sử dụng AAC sử dụng iPad để giao tiếp, và hơn 25% sử dụng một iPhone hay iPod Touch, theo thăm dò của công ty này. Khoảng 1 nửa số người trong số họ cho biết là đã nâng được khả năng nói.

Một tìm kiếm “các ứng dụng bệnh tự kỷ” cho iPad ở Cửa hàng ứng dụng của Apple đã 764 ý kiến. Khoảng 142 ý kiến đã được thông báo trong năm nay.

Tương tự, hàng trăm ứng dụng hỗ trợ và giáo dục bệnh tự kỷ đã được đưa lên máy tính bảng và các thiết bị khác chạy hệ điều hành Android của Google.

Khả năng tiếp cận các cửa hàng trực tuyến như là một nền tảng cho các ứng dụng đã mở ra một đại lộ cho các bậc phụ huynh. Những ai có bí quyết sản xuất có thể phát triển các sản phẩm dựa trên các nhu cầu cụ thể của con cái họ. 

Tricia Estrada ở San Diego đã phát triển các ứng dụng cho cậu con trai của cô. Ứng dụng và trang web Wonkido có một loạt các phim hoạt hình vui nhộn, mỗi phim dài khoảng 4 - 5 phút, mô tả nhiều kỹ năng xã hội như “hỏi để chơi” và “chơi mê say”. Khi xem phim, trẻ cần một cơ sở dữ liệu chia nhiều tập để hút vào các tình huống xã hội tương lai, Tricia Estrada cho biết.

Estrada cho biết khía cạnh hấp dẫn nhất của iPad là khả năng di động. Trước đây, khi cậu con trai Evan cần học một khái niệm mới khi tập đá bóng hay tại một nhà hàng, cô không có cách nào để chỉ cho cậu con trai cho đến khi bác sỹ trị liệu đưa cho cậu bé một chiếc thẻ hay mua cho con trai một DVD nhiều tuần sau đó. Với iPad và iPhone, thì có thể thực hiện việc này ngay lập tức.

“Tôi nghĩ (chiếc iPad) đang cách mạng hóa lĩnh vực giao tiếp. iPad là một hệ thống rất kinh tế. Trước đây, chúng ta có những sản phẩm quá nặng và tốn kém nhưng nay iPad có thể thay thế”, TS. Oliver Wendt, Phó giáo sư về khoa học giọng nói, ngôn ngữ và thính giác tại trường đại học Purdue cho biết.

Trước đây muốn sử dụng thiết bị này bạn phải trả từ 9.000 đến 15.000 USD.

iPad hiện nay có giá chỉ 399 USD. Phần lớn các ứng dụng trên iPad là những ứng dụng trả trước có giá 99 cent đến 299,99 USD. Một số ứng dụng có thể đắt đối với nhiều người sử dụng iPad thông thường, nhưng để hỗ trợ các em bị bệnh tự kỷ giao tiếp thì số tiền này không phải là cao.

Wendt, người chuyên về các khía cạnh công nghệ của các giải pháp ACC, đã hợp tác với nhóm sinh viên trường Purdue thực hiện các dự án kỹ thuật về dịch vụ cộng đồng để xây dựng một ứng dụng miễn phí có tên gọi SPEAKall! Được dựa trên một sự can thiệp trẻ tự kỷ quy mô được biết đến như là hệ thống giao tiếp trao đổi ảnh (Picture Exchange Communication System).

Theo cách thông thường của công nghệ thấp, trẻ sẽ chuyển các tấm thẻ ảnh hình lá đến cho bác sỹ trị liệu hoặc người trông trẻ để nói với họ những gì trẻ muốn.

Ứng dụng có hai phần có thể nhìn thấy rõ trên màn hình: một hàng trên đầu và một hàng phía dưới. Hàng trên đầu có những bức ảnh và biểu tượng, và hàng dưới là một loạt các câu chuyện mà trẻ có thể kéo thả các bức ảnh để sáng tạo ra các câu giao tiếp. Những bức ảnh này có thể bao gồm các vật thể, các cảm xúc hay bất cứ điều gì liên quan đến trẻ.

“Đặt các biểu tượng trên màn hình thực sự là thúc đẩy đứa trẻ, các biểu tượng có thể ghép với điều gì đó mà trẻ thực sự muốn”, Wendt cho biết. Ứng dụng này cho phép bố mẹ chụp ảnh tại chỗ và bổ sung các bức ảnh vào ngân hàng các biểu tượng hiện có.

Đứa trẻ sau đó có thể hình thành các câu nói nhờ sử dụng các hình ảnh, như “con muốn quả táo” hay “Con cảm thấy buồn”. Cuối cùng, trẻ có thể bấm vào biểu tượng “"Speak All" (Nói tất cả) để nghe câu nói.

Từ bỏ “hành lý cộng thêm”

Martha Herbert, nhà thần kinh nhi khoa và nhà khoa học an thần tại bệnh viện đa khoa Massachusetts thuộc trường đại học y khoa Havard ở Boston, cho biết iPad cho phép các cá nhân vượt qua nhiều khó khăn trong giao tiếp.

Herbert giải thích chứng mất phối hợp động tác (apraxia) hay một loại bệnh thần kinh thông thường gây khó khăn trong việc thực hiện những hành động liên tiếp (dyspraxia) có nghĩa là thực hiện giao tiếp khó khăn. Chứng mất phối hợp động tác có nghĩa là mặc dù não của bạn có thể nghĩ đến một ý định để thực hiện một điều gì đó, nhưng cơ thể lại không cho phép thực hiện điều đó. Bạn muốn nói nhưng không thể mấp máy môi.

Những ứng dụng trên iPad cho phép bạn thực hiện một biện pháp nhanh chóng hơn xung quanh các vấn đề dây thần kinh vận động (neuromotor) phát sinh trong giao tiếp”, Herbert cho biết.

“Giao tiếp không chỉ giới hạn trong khả năng nói. Để hiểu và phản xạ đối với một cá nhân, bạn có thể phải giải mã cả ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuôn mặt và môi mấp máy. Sử dụng iPad sẽ giải quyết được “hành lý cộng thêm” này. Tôi cho rằng iPad đang mở ra một cách hoàn toàn thú vị để sáng tạo về việc hỗ trợ con người. Bạn có thể đo lường cấp độ áp lực (stress) của ai đó và ai đó có thể phát triển khả năng này vào trong ứng dụng và nói cho bạn biết nếu họ đang khủng hoảng hay trầm cảm”, Herbert cho biết.

Khengwah Koh là đối tác thường trực với Hearty SPIN, một công ty mới ở Singapore gần đây cũng tung ra một ứng dụng cho các cá nhân có bệnh tự kỷ gọi AAC hình ảnh.

Ứng dụng này bằng tiếng Anh cũng như Madarin và được sử dụng ở 15 quốc gia.

Trong khi Koh cho rằng ứng dụng của ông và iPad là các công cụ tuyệt vời cho trẻ tự kỷ, ông nghĩ rằng các công cụ này chỉ nên sử dụng để bổ sung cho một số cách học tập và phương pháp trị liệu khác.

Đối với một đứa trẻ, thì iPad không nên được xem như là một công cụ giữ trẻ. Khi ứng dụng được giới thiệu cho trẻ, đầu tiên nên dạy trẻ cách làm thế nào để sử dụng… Đây không phải là một trò chơi. iPad nên được giới thiệu theo cách có hệ thống”, Koh cho biết.

Phoebe Tucker, một chuyên gia nghiên cứu căn bệnh ngôn ngữ nói ở Bridgeport, Connecticut, đã xây dựng một trung tâm cho trẻ tự kỷ gọi là Trung tâm công nghệ hỗ trợ Montano, một bộ phận của Tổ chức chứng liệt não liên bang, để tích hợp nhiều dạng công nghệ để chữa trị bệnh tự kỷ.

Trung tâm sử dụng iPad cùng với các phương pháp chữa trị khác.

Mặc dù Apple không tạo ra iPad với ý định hỗ trợ trẻ tự kỷ, nhưng Apple đã nỗ lực xây dựng các tính năng cho những người bệnh tật.

"Steve Jobs đã không biết ông đã đưa tiếng nói đến những người không thể nói”, Tucker cho biết.

Tiếng nói chính xác là những gì Siddiqui cảm nhận đã được mang đến dành cho Sharia. Sharia hiện nay có thể nói từng câu riêng rẽ và có thể nhận thực được thế giới xung quanh. Gia đình Sharia đã thấy những thành tựu nhỏ qua từng ngày.

Lần đầu tiên sau 3 năm, Siddiquis đang suy nghĩ đưa Sharia đến Pakistan để thăm đại gia đình của họ. Sharia đã bị chẩn đoán tự kỷ ngay sau chuyến đi đầu tiên của họ, và gia đình ở Pakistan chỉ gần đây mới biết căn bệnh của bé sau khi xem video về Sharia của Siddiqui.

Chuyến đi phụ thuộc vào liệu bác sỹ trị liệu cho biết Sharia sẵn sàng cho thay đổi môi trường. Nhưng Siddiqui tự tin và trông đợi vào chuyến đi.

Thỉnh thoảng tôi nói chuyện với vợ tôi nghĩ đến Sharia trước khi có iPad và sau khi có iPad. Cháu đã có những thay đổi lớn”, Siddiqui cho biết.

Quang Minh

Theo CNN

6 lý do để Apple quá thành công

(ICTPress) - Một trong những câu hỏi thú vị hơn mà tôi đã hỏi một nhà phân tích ngành, một người đã theo Apple kể từ năm 1981 là tại sao Apple quá thành công.

Đây là một câu hỏi thành thật bởi vì đối với những ai không quan tâm quá tới Apple, sự phát triển và thống trị gần đây của công ty này trong lĩnh vực không phải là PC là cái gì đó đáng ngạc nhiên.

Rất đông học sinh tại cửa hàng Apple ở Sydney trong ngày toán học thế giới (Ảnh: blog.worldeducationgames.com)

Phần lớn mọi người đều hiểu theo cách Apple đã thất bại trong các cuộc chiến PC với Microsoft và thường hiểu Apple sáng tạo ra iPod, sau đó là iPhone, nhưng Apple đã bắt đầu đi theo một hướng mới. Và bất cứ ai đã từng tới một cửa hàng Apple đều biết rõ dịch vụ khách hàng và các cửa hàng của Apple thể hiện tiêu chuẩn vàng về bán và hỗ trợ các thiết bị công nghệ. Nhưng vượt lên cả điều đó, các lý do tại sao Apple thực sự thành công vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều người.

Đã có rất nhiều cuốn sách viết về Apple đề cập đến mọi thứ từ tiểu sử của Steve Jobs đến nguyên lý của các mô hình kinh doanh của Apple đến các bí mật về các ý tưởng quản lý nội bộ của Apple. Tuy nhiên, sau nhiều năm theo dõi Apple và cá nhân và phải làm việc với các CEO của Apple, cũng như giao tiếp với nhiều người khác nhau ở Apple trong nhiều năm, tôi cho thể trình bày 6 lý do mà công ty này thành công hay còn gọi là 6 nguyên tắc chủ đạo mà các đối thủ cạnh tranh với Apple cũng thấy rất khó khăn.

1. Đối với bất cứ sản phẩm nào Apple sáng tạo, người sáng tạo ra sản phẩm đó phải chính là người cũng mong muốn sản phẩm này.

Tôi đã nhiều lần làm nhiều sản phẩm với nhiều công ty công nghệ khác, mục tiêu luôn phụ thuộc đầu tiên vào công nghệ, sau đó người thiết kế có thể muốn hoặc không muốn sử dụng. Các kỹ sư của Geeky bị chói mắt bởi công nghệ có sẵn và đôi khi tạo ra một thứ gì đó bởi vì họ có thể. Nhưng mục tiêu của Apple thì khác hẳn. Các kỹ sư đang sáng tạo ra các sản phẩm của Apple thực sự là sáng tạo cho bản thân họ. Và Jobs là “người sử dụng” chính các sản phẩm Apple khi ông còn sống. Tất cả các sản phẩm của Apple được dựa trên một thực tế là Jobs đã là đại diện cho khách hàng thực tế. Và các kỹ sư của ông phải “giáp lá cà” với khách hàng thực sự khi thiết kế một sản phẩm. Đó là điều mà họ bản thân họ không thể sống thiếu.

2. Sản phẩm phải dễ dàng sử dụng

Jobs là người khắt khe về điểm này. Trong khi thiết kế công nghiệp là một phần quan trọng của bất cứ sản phẩm nào Apple thực hiện, nếu nó không dễ dàng sử dụng, thì nó được xem là không giá trị với khách hàng. Điều này đã thúc đẩy các thiết kế giao diện người sử dụng của Apple từ ngày đầu tiên và vẫn là thần chú đối với các kỹ sư phần cứng và phần mềm hàng ngày khi họ làm việc. Tất cả các sản phẩm mà họ sáng tạo phải thực giác, dễ hiểu và tìm hiểu. Khi công nghệ trở nên phức tạp hơn và người sử dụng muốn nhiều đặc điểm hơn, nhiệm vụ là phải giữ mọi thứ đơn giản mà dù việc này khó khăn. Và Apple có thể tạo ra các công cụ để tăng sức mạnh cho người sử dụng và thu hút người mới, có nghĩa là một loạt các vấn đề đều liên quan đến sử dụng dễ dàng. Nhưng thậm chí cả điều đó thì Apple là công ty duy nhất tôi nhận thấy coi trọng việc sử dụng dễ dàng hơn cả chính bản thân sản phẩm. Apple thực hiện mục tiêu quan trọng này để tạo ra bất cứ thứ gì cho thị trường.

3. Duy trì mọi thứ đơn giản

Tôi đã ở Paris trong hai tuần qua và có những cuộc tiếp xúc với nhiều quan chức viễn thông Pháp về các vấn đề điện toán di động (mobile-computing). Nhưng một cuộc trao đổi mà tôi có đặc biệt nhấn mạnh đến việc duy trì mọi thứ đơn giản (keep-it-simple). Chúng tôi đã thảo luận làm thế nào để cạnh tranh với Apple - một sự trao đổi chính đối với tất cả những đối thủ Apple và các nhà mạng hiện nay - khi vấn đề tại sao Apple thực sự thành công. Và một quan chức đã tiết lộ điều này khi người này cho biết anh ta nhận thấy lý do thực sự Apple thành công là bởi vì Apple có một sản phẩm, trong trường hợp này là Apple. Bí quyết là giảm thiểu quá trình ra quyết định cho khách hàng bằng cách làm mọi việc trở nên đơn giản. Người nói việc này làm việc cho một nhà khai thác ở Pháp, và anh này cho biết những cửa hàng của công ty nơi anh ta làm việc luôn có tới 25 mô hình điện thoại khác nhau. Điều này gây khó khăn cho đội ngũ của nhân viên của công ty anh ta vì khó có thể thực sự biết hết tất cả những chiếc điện thoại đó, và các khách hàng có quá nhiều lựa chọn.

Nhưng Apple chỉ có mỗi iPhone, và bất cứ ai vào cửa hàng Apple đều hiểu mọi nhân viên ở đây đều biết về từng sản phẩm trong 4 sản phẩm chính được giới thiệu tại đây. Apple không có 5 mô hình điện thoại để lựa chọn, Apple chỉ có duy nhất 1. Trong khi điều này có vẻ như làm hạn chế số lượng điện thoại thông minh (smartphone) cho người sử dụng nhưng thực tế thì ngược lại. Công ty chúng tôi thực hiện nghiên cứu khách hàng đã 30 năm, và các khách hàng thường xuyên nói cho chúng tôi rằng sự lựa chọn là hay, nhưng thực tế họ muốn quá trình chọn lựa một sản phẩm công nghệ cần phải đơn giản và không phức tạp bởi quá nhiều cái để lựa chọn.

Thực ra thì có những người “nghiện” công nghệ thích có nhiều lựa chọn và đôi khi thích cả sự phức tạp, nhưng với nhiều năm kinh nghiệm là một người nghiên cứu thị trường, tôi có thể nói ngắn gọn là phần lớn người sử dụng không phải là “nghiện” công nghệ, và đơn giản mọi thứ đối với họ là một ưu điểm. Apple hiểu điều này rất rõ và không bao giờ bị lôi cuốn để tăng nhiều phiên bản iPhone, iPad hay thậm chí nhiều hơn 1 hay 2 loại iPod. Điều này làm cho khách hàng mua một sản phẩm Apple trở nên đơn giản. Và khách hàng có thể đánh giá việc này nhờ xem xét số lượng lớn các thiết bị được bán mỗi năm. Tôi biết rằng truyền thông công nghệ và các chuyên viên giỏi phần lớn là những người nói nhiều về vấn đề lựa chọn, nhưng cuối cùng, trong khi lựa chọn tốt cho việc định giá cạnh tranh, những khách hàng không thạo công nghệ thích những gì thực sự đơn giản.

4. Dịch vụ khách hàng và trải nghiệm tại cửa hàng tốt nhất

Jobs hiểu một trong những câu hỏi hắc búa lớn của công nghệ: thậm chí nếu bạn tạo ra các sản phẩm dễ dàng sử dụng, nhưng khi mọi người muốn sử dụng công nghệ lại thường tạo ra sự phức tạp. Bởi vì điều này, các khách hàng ở cấp độ nào cũng cần một số chỉ dẫn. Tôi đã là một trong những người phê bình Apple khá nhiều khi Apple giới thiệu cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Tokyo vào năm 2002. Tôi đã nghĩ thật điên khùng khi Apple cố gắng thực hiện bán lẻ. Vào thời điểm đó, và thậm chí hiện nay, các cửa hàng bán lẻ công nghệ đang sụt giảm trong khi những cửa hàng kiểu hộp dạng lớn như Costo và Walmart bán các sản phẩm đúng giá và không gì khác. Tôi nghĩ rằng nếu giá là vấn đề, một cửa hàng bán lẻ bị lật đổ sẽ là thảm họa. Nhưng nay có thể nói rằng tôi đã sai lầm về chiến lược bán lẻ của Apple.

Apple sử dụng câu hỏi hắc búa này thành ưu điểm của mình. Bởi vì Apple duy trì mã số sản phẩm đơn giản, người bán hàng trong cửa hàng biết rất rõ về các sản phẩm. Để ý thì bạn có thể thấy khi bạn đi vào một cửa hàng Apple và bạn được một trong những nhân viên bán hàng chào mừng, bạn không bị hỏi là “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Thay vào đó bạn được hỏi “Bạn thích làm gì ngày hôm nay?”. Đội ngũ bán hàng đi thẳng vào trọng tâm của bất cứ câu hỏi nào của người sử dụng công nghệ, một câu hỏi mà luôn liên quan đến những gì họ muốn thực hiện với công nghệ mà họ đang quan tâm.

Và một khi bạn giải thích các nhu cầu của bạn, đội ngũ của Apple sẽ chăm sóc tại chỗ mọi yêu cầu. Hoặc nếu bạn cần chỉ dẫn, họ sẽ đưa bạn tới người thành thạo của Apple. Không ngạc nhiên khi 50% số người mua các sản phẩm Apple là người mới đến Apple. Các sản phẩm của Apple đơn giản để hiểu và sử dụng, nhưng nếu bạn có một vấn đề, Apple có thể chăm sóc sản phẩm này tại các cửa hàng của Apple hoặc qua điện thoại rất nhanh chóng.

5. Apple chỉ làm một sản phẩm nếu Apple có thể làm điều đó tốt hơn

Apple thường không sáng tạo một sản phẩm mới hay tiêu chí sản phẩm. Điều chắc chắn, công ty này đã sáng tạo ra chiếc PC thương mại đầu tiên với Apple II, và Mac được cải thiện trên PC với một giao diện người sử dụng hình ảnh và đầu cắm chuột. Nhưng kể từ đó, tất cả các sản phẩm khác của Apple đều là những sáng tạo trên các sản phẩm đã có. Apple đã không sáng tạo ra máy MP3, Apple đã sáng tạo lại và làm cho sản phẩm này tuyệt vời hơn. Apple không sáng tạo ra smart phone, Apple đã sáng tạo lại và làm cho sản phẩm này tuyệt vời hơn. Và Apple không sáng tạo ra máy tính bảng nhưng sáng tạo lại sản phẩm này và sản phẩm trở nên tuyệt vời hơn.

Như nhà thiết của Apple Jonathan Ive cho biết gần đây: “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản là thiết kế và tạo ra sản phẩm hoàn hảo hơn. Nếu chúng tôi không thể làm gì đó tuyệt vời hơn, chúng tôi sẽ không làm”. Rõ ràng, Apple áp dụng tư duy đó đầu tiên vào iPod, sau đó là điện thoại thông minh và gần đây cho iPad.

6. Apple đi trước đối thủ 2 năm

Đây là một điều đe dọa các đối thủ của Apple nhất. Trong khi các đối thủ cạnh tranh với Apple đang đưa các sản phẩm tiếp thị để cạnh tranh, Apple đã làm các sản phẩm ít nhất là trước 2 năm. Ví dụ, chiếc iPhone mới có thể xuất hiện thị trường vào tháng 10 nhưng đã được thiết kế và hoàn thiện 2 năm trước. Và chiếc iPhone mà Apple đang làm hiện nay là để cho mùa thu 2014. Lịch trình này cũng tương tự cho iPad. iPad mới xuất hiện vào tháng 3 sang năm đã được thiết kế 2 năm trước. Sản phẩm mà hiện đang làm hiện nay thì phải đến năm 2015 mới hiện diện. Đây quả là một ác mộng đối với các đối thủ của Apple và sẽ tiếp tục như vậy.

Ngoài cảm hứng trong thiết kế, phần mềm và bán lẻ, Apple cũng đổ tiền vào sáng tạo các cấu phần, các quy trình sản xuất và những điều tương tự, làm cho cuộc cạnh tranh không dễ dàng cho các đối thủ của Apple. Và không nên để thực tế là Android đã trở thành hệ điều hành smartphone số 1 làm bạn nghĩ rằng đó là người chiến thắng hoành tráng. Đúng vậy, Android đã tạo lập nền tảng bởi số các công ty và sản phẩm thúc đẩy Android. Nhưng phép đánh giá thành công thực sự là lợi nhuận và Apple đang đạt doanh thu 70% lợi nhuận thị phần smartphone và khoảng 85% lợi nhuận thị phần máy tính bảng. Hãy hỏi bất kỳ đối thủ Android nào mà họ thích nhiều hơn, thị phần hay lợi nhuận. Bạn sẽ nhận được câu trả lời liên quan đến việc đánh giá thành công thực sự là ở trên thị trường.

Sáu nguyên tắc này có thể khá đơn giản nhưng thực tế là Apple cũng đã có phần mềm, thiết kế công nghiệp và một hệ nội dung, ứng dụng và dịch vụ mạnh mẽ như là phần công thức thành công của Apple. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng từ ba thập kỷ quan sát Apple, thì 6 nguyên tắc này thực sự làm Apple thành công. Và có thể thấy rằng Apple sẽ tiếp tục tăng trưởng và chiếm một thị phần lớn ở các tiêu chí sản phẩm của Apple nơi Apple cạnh tranh.

Quang Minh

Theo Time

Chuyện “cắm mốc” chủ quyền cho vệ tinh VINASAT-2

(ICTPress) - 5 giờ 13 phút sáng ngày 16/5/2012, vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 131,8o Đông. Để có được chủ quyền cho các vệ tinh Vinasat-1 và 2 là cả một sự nỗ lực của đội ngũ các cán bộ chuyên viên của Cục Tần số, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Nhân dịp này, ICTPress xin giới thiệu đến bạn đọc câu chuyện “cắm mốc” chủ quyền cho vệ tinh Vinasat-2.

Đặc điểm của thông tin vệ tinh là khả năng phủ sóng rộng, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính, việc thiết lập đường truyền đơn giản, nhanh chóng nên khi nền kinh tế phát triển việc các doanh nghiệp (DN) sử dụng dịch vụ thuê vệ tinh, thuê kênh của quốc tế là một nhu cầu tất yếu.

Trên thế giới, số lượng các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo ngày càng tăng, kèm theo đó việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện dành cho thông tin vệ tinh cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc tìm kiếm quỹ đạo vệ tinh ngày càng khó khăn. Để đăng ký được một vị trí quỹ đạo với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thì ít nhất cũng phải phối hợp với vài chục nước, cả trăm mạng vệ tinh (vệ tinh thật và mạng vệ tinh đã đăng ký trước). Nhiệm vụ phối hợp này rất phức tạp, khó khăn và rất tốn kém mà không phải lúc nào đăng ký cũng có thể dành được vị trí quỹ đạo, cũng có thể phối hợp thành công. 

Hình 1 và 2. Vùng phủ vệ tinh VINASAT-1 băng tần Ku và C

Chuẩn bị dự án phóng vệ tinh đầu tiên (vệ tinh VINASAT-1) vào vị trí 132o Đông nằm cách mặt đất khoảng 38.638 km, Việt Nam đã thực hiện các thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo và phối hợp tần số từ năm 1996 và theo quy định của ITU, Việt Nam phải thực hiện đàm phán thỏa thuận với 27 quốc gia, trong đó có: Indonesia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Tonga, Anh, Pháp, Thái Lan… Sau hơn 10 năm thực hiện các thủ tục phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh hết sức phức tạp, đầu năm 2008 về cơ bản hoàn thành phối hợp với các mạng vệ tinh xung quanh vị trí quỹ đạo 132E để sẵn sàng phóng vệ tinh VINASAT-1.

Ngày 19/4/2008, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã đưa vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu "chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian" bước đầu thực hiện giấc mơ “không gian” phát triển mở rộng, hình thành mạng lưới viễn thông đồng bộ từ hệ thống cáp quang, hệ thống vô tuyến đến hệ thống thông tin vệ tinh đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết. Vệ tinh VINASAT-1 thực sự đã là cầu nối truyền thông quan trọng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bằng việc có vệ tinh VINASAT-1 trên quỹ đạo, Việt Nam sẽ có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài không còn phải phụ thuộc vào việc thuê kênh vệ tinh của nước ngoài.

Quá trình cho thuê dung lượng bộ phát đáp của vệ tinh VINASAT-1 rất khả quan, hiện nay đã khai thác hết dung lượng băng tần Ku và trên 80% dung lượng băng tần C. Thường khi sử dụng khoảng 70% dung lượng vệ tinh hiện tại là phải nghĩ đến việc xây dựng vệ tinh tiếp theo. Điều này cho thấy nhu cầu cần thiết phóng vệ tinh VINASAT-2 nối dài giấc mơ không gian, chắp cánh mở rộng cho vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh thế hệ đầu tiên của Việt Nam.

Hình 3. Dịch vụ do VINASAT-1 cung cấp

Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực bởi không chỉ “cắm mốc chủ quyền” với vị trí 132o Đông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong đó Cục Tần số là đơn vị chủ trì đã đăng ký thành công vị trí quỹ đạo khác là 131.8o Đông sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-2.

Phải nói rằng việc dành được vị trí quỹ đạo 131.8o Đông sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh thứ 2 của Việt Nam cho thấy một tầm nhìn chiến lược, một quyết sách đúng đắn. Trong quá trình phối hợp vị trí quỹ đạo 132o Đông cho dự án VINASAT-1, Cục Tần số đã nhận thấy tương lai Việt Nam sẽ không chỉ phóng một vệ tinh duy nhất, mà sẽ là một chuỗi vệ tinh để hình thành nên một hệ thống mạng vệ tinh đầy đủ, tin cậy (có dự phòng) để cung cấp cho nhu cầu sử dụng thông tin vệ tinh trong nước và quốc tế. Cục Tần số đã gửi các văn bản tới các DN Việt Nam để chủ động tìm hiểu khả năng sử dụng thông tin vệ tinh, khả năng phóng vệ tinh viễn thông hoặc các DN có thể liên doanh với các đối tác của nước ngoài để phóng vệ tinh. Vì vậy, cần phải có thêm nguồn tài nguyên quỹ đạo vệ tinh (cần “đất” cho vệ tinh). Trong khi đó vị trí quỹ đạo ngày càng chật chội, việc hoàn thành phối hợp với các mạng vệ tinh xung quanh một vị trí quỹ đạo được đăng ký mới vô cùng khó khăn điều này thể hiện rõ qua thực tế phối hợp cho vị trí quỹ đạo 132o Đông mà Việt Nam đã phải thực hiện.

Trước tình hình đó, Cục Tần số đã có một quyết định chiến lược, đó là tìm kiếm vị trí quỹ đạo trong băng tần quy hoạch. Băng tần này được thế giới quy hoạch với mục đích là để phân bổ cho mỗi nước một vị trí quỹ đạo (“của để giành”) với vùng phủ chỉ phủ quốc gia (nội địa) để tạo điều kiện cho các nước ít nhất cũng có một vị trí quỹ đạo để phóng vệ tinh trong tương lai (Việt Nam được phân bổ vị trí quỹ đạo 107o Đông). Tuy nhiên, vì qui hoạch cho các nước nên các tham số kỹ thuật được phân bổ không thuận lợi cho việc khai thác vệ tinh thương mại như đường kính anten băng tần C sử dụng là 7m, băng tần Ku là 3m.

Chính vì thế, Cục Tần số đã quyết tâm đăng ký vị trí quỹ đạo mới trong băng tần quy hoạch (bên cạnh vị trí 107o Đông đã được phân cho Việt Nam) có khả năng khai thác vệ tinh thương mại với đường kính anten nhỏ hơn.

Năm 2003, Cục Tần số đã đăng ký vị trí quỹ đạo 97o Đông và 103o Đông với 2 hồ sơ mạng vệ tinh có tên VINASAT-FSS-97E-III (97E) và VINASAT-FSS-103E-III (103E). Đồng thời đăng ký mở rộng vùng dịch vụ của mạng vệ tinh được phân bổ tại vị trí 107o Đông có vùng phủ lớn.

Với tầm nhìn chiến lược đó, Cục Tần số đã cử các cán bộ, chuyên viên xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh liên tục tham gia các nhóm nghiên cứu của của ITU để nắm bắt từng qui định cụ thể, chi tiết và hết sức phức tạp của Thể lệ tần số vô tuyến điện quốc tế (luật quốc tế) qua đó không chỉ hiểu luật quốc tế mà còn có thể tham gia trực tiếp sửa đổi các điều khoản qui định có lợi cho Việt Nam tại các hội nghị này.

Đây là một quyết định hết sức quan trọng để thực hiện tầm nhìn chiến lược dành vị trí quỹ đạo cho Việt Nam. Bởi với việc tham gia liên tục tham gia các nhóm nghiên cứu của của ITU, Cục Tần số đã có những đóng góp trực tiếp để giảm kích thước đường kính anten theo quy định sử dụng trong băng tần này. Và trên hết là với tình hình thảo luận qua 4 năm (từ năm 2003 đến năm 2007) tại các nhóm nghiên cứu của ITU, Cục Tần số đã dự đoán khả năng thay đổi qui định sau hội nghị vô tuyến thế giới năm 2007 (WRC-07) xóa bỏ việc cho phép dịch chuyển vị trí quỹ đạo đã đăng ký sang vị trí mới. Chính vì thế, trước hội nghị WRC-07, Cục Tần số đã đăng ký mạng vệ tinh VINASAT-FSS-97E-III (quỹ đạo 97o Đông) và VINASAT-FSS-103E-III (quỹ đạo 103o Đông) được dịch vị trí quỹ đạo sang các vị trí 126o Đông và 131.8o Đông và được đổi tên là VINASAT-FSS-126E-III và VINASAT-FSS-131E-III. Việc dịch chuyển vị trí quỹ đạo này giúp Việt Nam giảm được các mạng vệ tinh phải phối hợp và đặc biệt tránh được can nhiễu lớn tới mạng vệ tinh của Liên Bang Nga. Và quả thực, sau Hội nghị WRC-07, việc di chuyển vị trí quỹ đạo đã không còn được phép thực hiện.

Tại cuộc họp phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh tháng 8/2007 tại Mátxơcơva, Liên bang Nga các chuyên gia phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh của Liên Bang Nga không tin Việt Nam có thể vận dụng Thể lệ (luật quốc tế) và kỹ thuật để dịch chuyển thành công, đăng ký cho vị trí quỹ đạo 126o Đông và 131,8o Đông. Bởi thực tế, ngoài việc vận dụng các qui định phức tạp của ITU thì sau khi đăng ký dịch chuyển vị trí quỹ đạo sang vị trí 126o Đông và 131,8o Đông, theo quy định Việt Nam chỉ có 1 tháng để xử lý tất cả các tham số kỹ thuật (đường kính anten, công xuất phát, vùng phủ,…) để loại bỏ hết can nhiễu đến mạng vệ tinh của các nước thì mới được đăng ký và được quốc tế công nhận. Điều này là vô cùng khó khăn đối với một nước đang phát triển, đang hội nhập và chưa có vệ tinh nào trên quỹ đạo.

Tuy nhiên với việc được cọ sát liên tục trong môi trường quốc tế, bản lĩnh và kinh nghiệm của các chuyên gia Cục Tần số đã ngày đêm tìm mọi cách tối ưu các tham số kỹ thuật, tự viết phần mềm thiết kế vùng phủ vệ tinh, chạy đi chạy lại nhiều lần phần mềm của ITU để dần từng bước loại bỏ can hết can nhiễu. Cuối cùng trước một tuần ngày hết hạn qui định của ITU, Cục Tần số đã tìm ra các tham số tối ưu, vùng phủ vệ tinh tối ưu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, quy định của ITU để đăng ký thành công vị trí quỹ đạo 126o Đông và 131.8o Đông sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-2.

Dưới đây là các tham số mạng VINASAT-FSS-131,8E vị trí quĩ đạo: 131,8o Đông và mạng vệ tinh VINASAT-FSS-126E vị trí quỹ đạo: 126o Đông.

Băng tần C:

Vùng phủ sóng và vùng dịch vụ:

Băng tần Ku:

Vùng phủ sóng và vùng dịch vụ:

Đối với vị trí quỹ đạo 107o Đông (mạng vệ tinh VINASAT-FSS-107E), Cục Tần số đã áp dụng các kỹ thuật đặc biệt, tìm cách vận dụng quy định quốc tế để thiết kế, mở rộng vùng phủ tối đa cho mạng vệ tinh Việt Nam trong khi khoét các “điểm mù” để loại bỏ các can nhiễu có thể gây ra cho các nước. Với cách làm đó, vị trí 107o Đông cũng đã được đăng ký thành công sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh của Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và thành công trong việc dành vị trí quỹ đạo trong băng tần qui hoạch (vị trí 107o Đông, vị trí 126o Đông và vị trí 131.8o Đông). Những vị trí này hết sức quý giá trong bối cảnh vị trí quỹ đạo là một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Điều này đã khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh. Đồng thời các cán bộ chuyên viên của Cục Tần số cũng đã khẳng định được trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý (luật quốc tế) trong khu vực và trên thế giới và một trong số đó những cán bộ, chuyên viên đó đã trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới trong vấn đề xử lý đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh trong băng tần qui hoạch mà hiện nay anh đang làm việc cho ITU.

Tập đoàn VNPT đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận cho VNPT được sử dụng các vị trí quỹ đạo theo thứ tự ưu tiên là 107º Đông và 131.8º Đông.

Ngày 11/5/2010, tại Hà Nội, VNPT và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems - Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ) đã ký kết Hợp đồng gói thầu “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” thuộc dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-2 vào quý II năm 2012 chính thức biến giấc mơ chắp cánh cho VINASAT-1 trở thành hiện thực.

Để bảo giảm thiểu rủi ro (vệ tinh phải đưa vào sử dụng trước ngày 8/6/2012, nếu không sẽ mất vị trí quỹ đạo) và tăng cường mở rộng vùng dịch vụ cho vệ tinh VINASAT-2 (vùng dịch vụ vệ tinh VINASAT-2 chỉ bao phủ lãnh thổ Việt Nam), Cục Tần số đã thực hiện phối hợp mở rộng vùng dịch vụ cho vệ tinh VINASAT-2 với cơ quan quản lý tần số Lào. Dựa trên tinh thần hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa cơ quan quản lý tần số hai nước, Lào đã đồng ý, cho phép vùng dịch vụ của mạng vệ tinh VINASAT-FSS-131E-III (131.8E) được phủ lãnh thổ Lào. Cục Tần số cũng đã làm việc với cơ quan quản lý tần số Campuchia để sớm tổ chức cuộc họp phối hợp mở rộng vùng dịch vụ cho VINASAT-2 sang Campuchia trong năm nay. Tại Hội nghị vô tuyến thế giới năm 2012 (WRC-12), Cục Tần số đã đề nghị Hội nghị xem xét và cho phép hồ sơ mạng vệ tinh VINASAT-FSS-131E-III (131,8E) của Việt Nam được kéo dài 1 năm trong trường hợp trễ phóng do phóng kèm. Đề nghị của Việt Nam đã được Hội nghị chấp thuận, thông qua và ủy quyền cho RRB xem xét (được ghi tại biên bản của Hội nghị). Đây là một thành công lớn, giúp Việt Nam có cơ hội giữ được vị trí quỹ đạo trong trường hợp phóng trễ do phóng kèm.

Vệ tinh VINASAT-2 có công suất, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn (VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp trong khi VINASAT-1 chỉ có 20 bộ phát đáp) có thời gian sống 15 năm. Với thực tế việc kinh doanh băng tần Ku thuận lợi, VINASAT-2 chỉ được xây dựng với băng tần Ku. Tuy VINASAT-2 có hạn chế là vùng phủ của vệ tinh nhỏ hơn chỉ bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma, tuy nhiên VINASAT-2 cũng đã được thiết kế với nhiều giải pháp kỹ thuật kết hợp với kết quả phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh sẽ có các vùng phủ linh hoạt mở rộng khả năng phục vụ nhu cầu khách hàng các nước trong khu vực. Cùng với VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đồng thời đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần tăng cường khả năng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tần số quỹ đạo vệ tinh.  

Tiếp nối phóng vệ tinh VINASAT-1 việc thực hiện dự án phóng vệ tinh VINASAT-2 sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành vệ tinh viễn thông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước, hỗ trợ và nâng cao hạ tầng viễn thông của 3 nước Việt nam, Lào, Campuchia, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, làm chủ kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực thông tin vệ tinh hiện đại. Trong đó, Cục Tần số đã tiên phong mở đường tìm “đất” cho vệ tinh của Việt Nam cất cánh.

N.H Cương