Tin tức ICTPress
VietNamNet thu phí phiên bản đặc biệt
Submitted by nlphuong on Tue, 15/06/2021 - 10:40Hôm nay báo VietNamNet bước vào một thử thách mới, triển khai thu phí một phần nội dung của tờ báo, đó là chuyên mục VietNamNet Premium ra mắt rộng rãi độc giả từ hơn 2 tháng trước.
Hôm nay báo VietNamNet bước vào một thử thách mới, triển khai thu phí một phần nội dung của tờ báo, đó là chuyên mục VietNamNet Premium ra mắt rộng rãi độc giả từ hơn 2 tháng trước.
Kính gửi các độc giả yêu mến của báo VietNamNet,
Hôm nay báo VietNamNet bước vào một thử thách mới, triển khai thu phí một phần nội dung của tờ báo. Chuyên mục VietNamNet Premium ra mắt rộng rãi độc giả từ hơn 2 tháng trước sẽ chỉ mở cho những độc giả trả phí bắt đầu từ ngày hôm nay.
Khác với những thông tin thời sự nóng hổi được cập nhật từng phút như lâu nay độc giả vẫn theo dõi trên trang báo, VietNamNet Premium mang đến cách tiếp cận theo chiều sâu cho mỗi thông tin, mỗi vấn đề nảy sinh trong xã hội.
Mỗi bài viết là một vấn đề xã hội đang phải đối mặt, nhưng lại khởi nguồn từ những câu chuyện nhỏ mang đậm hơi thở cuộc sống. Kèm với đó là những dữ liệu, biểu đồ được các phóng viên, BTV dày công thu thập, xây dựng để giúp cho độc giả có cái nhìn trực quan và sinh động hơn.
Mỗi bài báo đều gợi mở những giải pháp cho những vấn đề của đời sống xã hội, của đất nước và có sức ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Từ khi ra đời đến nay, chuyên mục VietNamNet Premium đã nhận được nhiều lời động viên, góp ý của độc giả. Đây là cơ sở để VietNamNet cải tiến, hoàn thiện nội dung và chính thức thu phí đối với những độc giả quan tâm đến chuyên mục này.
Với thói quen đọc báo điện tử miễn phí lâu nay của độc giả, VietNamNet hiểu rằng việc thu phí là không hề dễ dàng. Tuy nhiên VietNamNet cũng tin rằng với sự phát triển của xã hội và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, thu phí báo chí là một xu thế tất yếu.
Độc giả sẽ trả tiền cho những bài báo chất lượng, đúng tầm, để độc giả tìm thấy những giá trị riêng bên cạnh tin tức và không bị làm phiền bởi thông tin quảng cáo. Còn những người cầm bút có thể được thực hiện những bài báo chất lượng ngày càng cao phục vụ tối đa nhu cầu của độc giả.
Báo chí đang trải qua giai đoạn khó khăn và cần những bước chuyển mạnh mẽ để thay đổi. Để vươn lên, báo VietNamNet chọn cách trở về với những giá trị nguyên bản của báo chí: nâng cao chất lượng thông tin và mong muốn độc giả chia sẻ chi phí sản xuất. Báo VietNamNet rất mong các độc giả thân thuộc của báo sẽ ủng hộ hướng đi mới này để cùng chung tay xây dựng một nền báo chí sạch, tin cậy, chất lượng cao.
Báo VietNamNet
VietNamNet ra mắt phiên bản đặc biệt
Submitted by nlphuong on Fri, 02/04/2021 - 21:27Với mong mỏi phục vụ được đa dạng hơn nữa nhu cầu thông tin của độc giả, VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả chuyên mục VietNamNet Premium.
Với mong mỏi phục vụ được đa dạng hơn nữa nhu cầu thông tin của độc giả, VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả chuyên mục VietNamNet Premium.
Hơn 20 năm qua, báo VietNamNet đã và luôn cố gắng trở thành một kênh thông tin tin cậy với bạn đọc. Những thông tin VietNamNet mang tới cho bạn đọc luôn là những thông tin nhanh nhạy, chính xác, nhân văn và có trách nhiệm.
Để không phụ tấm lòng tin yêu đó, VietNamNet đã không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật để có thể là một tờ báo "ruột" của độc giả và cũng để bắt kịp những xu thế mới của báo chí hiện đại.
Với mong mỏi phục vụ được đa dạng hơn nữa nhu cầu thông tin của độc giả, VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả chuyên mục VietNamNet Premium.
Khác với những thông tin thời sự nóng hổi được cập nhật từng phút như lâu nay độc giả vẫn theo dõi, VietNamNet Premium sẽ mang đến cách tiếp cận theo chiều sâu cho mỗi thông tin, mỗi vấn đề nảy sinh trong xã hội. Mỗi bài viết sẽ là một vấn đề lớn đáng suy ngẫm trong xã hội nhưng lại khởi nguồn từ những câu chuyện nhỏ mang đậm hơi thở cuộc sống.
Chuyên mục VietNamNet Premium hướng tới phong cách làm báo mới mẻ, đầu tư vào chất lượng, giá trị thông tin. Một vấn đề được xem xét từ nhiều phía, thông tin một cách đầy đủ; nhìn nhận vấn đề một cách thông minh, tiếp cận gợi mở hơn; nội dung cuốn hút người đọc hơn; có cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của sự việc sau thông tin; và diễn giải một cách dễ hiểu với người đọc.
Ban biên tập báo VietNamNet tin rằng các độc giả gắn bó với VietNamNet sẽ có thêm một món ăn tinh thần có ý nghĩa, với nhiều giá trị, chiều sâu và tư tưởng đọng lại sau mỗi trang viết.
Ban biên tập báo VietNamNet rất mong nhận được những ý kiến, góp ý của rộng rãi bạn đọc cho chuyên mục này. Mọi ý kiến xin gửi về email: vietnamnet@vietnamnet.vn
Kính mời độc giả click Vào đây để theo dõi chuyên mục.
VietNamNet
Ứng dụng VietNamNet - Tin tức chính thống trong tầm tay
Submitted by nlphuong on Sat, 13/02/2021 - 21:27Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc tin tức trên thiết bị di động điện tử ngày càng tăng cao, báo điện tử VietNamNet trân trọng kính mời quý độc giả trải nghiệm ứng dụng đọc báo Vietnamnet trên nền tảng điện thoại di động và máy tính bảng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc tin tức trên thiết bị di động điện tử ngày càng tăng cao, báo điện tử VietNamNet trân trọng kính mời quý độc giả trải nghiệm ứng dụng đọc báo Vietnamnet trên nền tảng điện thoại di động và máy tính bảng.
1. Tin tức nóng hổi 24/24
Ứng dụng VietNamNet ngay trên chiếc điện thoại, máy tính bảng của bạn với tin tức chính thống đáng tin cậy được cập nhật liên tục. Độc giả có thể lựa chọn ngay mục Tin nóng hay Tin tức 24h để không bỏ lỡ những diễn biến sự kiện đang được dư luận quan tâm trong 24h qua ngay trên ứng dụng vô cùng nhanh chóng.
2. Dễ dàng lựa chọn chuyên mục yêu thích
Ứng dụng VietNamNet phân chia các chuyên mục một cách rõ ràng, tiện theo dõi nhất cho độc giả. Chỉ với một thao tác, bạn có thể dễ dàng đi đến chuyên mục yêu thích, trải nghiệm ngay mọi tin tức mình quan tâm nhất.
3. Tốc độ nhanh, tối ưu cho các thiết bị 3G/4G
Đặc biệt, tốc độ truy cập với các thiết bị 3G/4G được hỗ trợ một cách tối đa. Người dùng hoàn toàn có thể truy cập tin một cách nhanh chóng nhất, không bị gián đoạn bởi đường truyền.
4. Giao diện thân thiện, tính năng dễ sử dụng
Giao diện ứng dụng VietNamNet - Tin tức 24h được thiết kế đơn giản, bám sát trải nghiệm người dùng. Giao diện đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, giới tính, giúp bạn đọc dễ dàng thao tác, sử dụng. Từ việc tăng/giảm cỡ chữ bài viết đến việc chuyển đổi giao diện sáng/tối tùy theo nhu cầu của người dùng. Độc giả bận rộn sẽ cũng không lo bỏ lỡ những thông tin quan trọng với tính năng lưu để đọc lại sau. Không chỉ thế, việc tham gia bày tỏ ý kiến, phản biện với từng tin bài của độc giả được tối giản, dễ tiếp cận và dễ dàng cho bất cứ ai có thể tham gia bày tỏ quan điểm của mình.
5. Chia sẻ thông tin dễ dàng
Hiểu được nhu cầu chia sẻ và thảo luận các tin bài, ứng dụng VietNamNet được bố trí tính năng chia sẻ vô cùng đơn giản và thân thiện, chỉ cần vài giây là bạn đọc đã có thể gửi tới bạn bè, đưa lên trang cá nhân hoặc đẩy vào các nhóm thảo luận của mình.
Ứng dụng VietNamNet - Tin tức chính thống mong muốn đồng hành cùng độc giả, mang đến những tin tức nóng hổi, chính xác dễ dàng và thuận tiện hơn.
Độc giả có thể tải ngay Ứng dụng VietNamNet tại các link:
Appstore: https://apps.apple.com/app/id1552159372
Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.vietnamnet.appvnn
Hoặc quét mã QR code dưới đây.
VietNamNet
VietNamNet đạt giải A báo chí viết về 75 năm Quốc hội Việt Nam
Submitted by nlphuong on Mon, 04/01/2021 - 22:45Đây là lần thứ hai, giải thưởng báo chí viết về đề tài Quốc hội được tổ chức.
Tối nay (4/1) tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải Báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”. Đây là lần thứ hai, giải thưởng báo chí viết về đề tài Quốc hội được tổ chức.
Với tính chất là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, báo chí đã thực sự trở thành cầu nối quan trọng giữa Quốc hội với cử tri. Qua phản ánh của báo chí, các ĐBQH sẽ lắng nghe được nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri. Báo chí cũng là công cụ chuyển tải các ý kiến, phân tích của các chuyên gia, nhà khoa học để ĐBQH có thêm luận chứng, luận cứ khi tham gia phát biểu, tranh luận trên diễn đàn Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu khai mạc lễ trao giải. |
Thời gian qua, VPQH đã tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí tham gia đưa tin về các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH, VPQH, góp phần phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về hoạt động của Quốc hội tới cử tri và nhân dân cả nước.
Sau hơn 4 tháng phát động, Ban Tổ chức giải đã nhận được gần 500 tác phẩm của 51 cơ quan báo chí, bao gồm các thể loại báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình và ảnh báo chí.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết, các tác phẩm tham dự giải đã bảo đảm thông tin thời sự, nhanh nhạy, sinh động về các chủ đề gắn với hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH với các vấn đề đời sống, an ninh chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Phản ánh kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng, đề xuất của cử tri và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, chân dung nhiều ĐBQH tiêu biểu trong lịch sử 75 năm qua đã được khắc họa rõ nét trong nhiều tác phẩm và có sức lan tỏa.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao giải cho các tác giả đạt giải A. |
Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, như các tác phẩm viết về thành tựu lập pháp của Quốc hội Việt Nam; về Quốc hội điện tử; truyền thông trong xây dựng luật; nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí hoặc phản ánh vấn đề rất mới hiện nay như xây dựng chính quyền đô thị ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM... Một số tác phẩm có chất lượng tốt, phản ánh chuyên sâu về các dự án luật.
Các tác phẩm có chất lượng nội dung khá đồng đều, phong phú về đề tài, bảo đảm thông tin bám sát chủ đề tuyên truyền 75 năm Quốc hội Việt Nam.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao giải cho các tác giả đạt giải B. |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin, hơn 90 tác phẩm tiêu biểu vào vòng chung khảo, các thành viên ban chung khảo đã xem xét kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và lựa chọn được 43 tác phẩm xuất sắc nhất trình Hội đồng Giám khảo quyết định trao giải.
Báo điện tử VietNamNet đạt giải A với loạt tác phẩm 5 kỳ “Lấy phiếu tín nhiệm và quyền năng giám sát của Quốc hội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Trần Thị Hồng Nhì.
Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Từ đó giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải cho các tác giả đạt giải C. |
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây cũng là lần thứ 3 Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh này.
Để bạn đọc thấy rõ ý nghĩa và hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như góp phần đưa Nghị quyết 85/2014 của Quốc hội (về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn) vào cuộc sống, VietNamNet tổ chức vệt gồm 5 bài.
Lấy phiếu tín nhiệm và quyền năng giám sát của Quốc hội Bài 1: Kỳ vọng bản lĩnh, sự công tâm của đại biểu Bài 2: "Bộ trưởng trong sạch và trách nhiệm, tôi chấm tín nhiệm cao" Bài 3: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì sau kết quả tín nhiệm Bài 4: Ghế nóng như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khó được tín nhiệm cao |
Thành Nam/vietnamnet.vn
'Nhân vật truyền cảm hứng 2020' - bắt đầu mỗi ngày bằng câu chuyện tử tế
Submitted by nlphuong on Sat, 19/12/2020 - 09:57VietNamNet luôn xác định một trong những sứ mệnh làm báo của mình là lan tỏa những câu chuyện tử tế với công chúng. Điều này thể hiện rõ trong sự kiện vinh danh “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2020".
VietNamNet luôn xác định một trong những sứ mệnh làm báo của mình là lan tỏa những câu chuyện tử tế với công chúng. Điều này thể hiện rõ trong sự kiện vinh danh “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2020".
Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập báo VietNamNet trao kỷ niệm chương cho các nhân vật được vinh danh. |
VietNamNet vừa tổ chức lễ vinh danh “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo vào tối 18/12.
Bốn nhân vật được độc giả bình chọn cao nhất và được vinh danh, trao kỷ niệm chương của báo là: Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” của ATM gạo miễn phí, sinh viên Ngô Minh Hiếu – người 10 năm cõng bạn tật nguyền đến trường, cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng và một nhân vật đặc biệt là chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình – ông Phan Thanh Miên. Ông đã mất vì mải cứu dân trong vùng lũ mà không kịp chữa bệnh.
2020 là một năm bùng nổ thông tin trên nhiều nền tảng. Người đọc được thưởng thức nhiều nội dung đa dạng hơn, nhưng cũng là lúc xuất hiện bài viết vô thưởng vô phạt, những câu chuyện tồi tệ. Điều này khiến độc giả có cảm giác mất niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Trong bối cảnh như vậy, VietNamNet luôn nhất quán với định hướng đi đầu lan tỏa thông tin tích cực. Có 3 tiêu chí mà báo định hình và trở thành một chiến lược văn hóa trong việc tuyên truyền người tốt việc tốt.
Ông Phạm Anh Tuấn phát biểu trong lễ vinh danh. |
Luôn bắt đầu một ngày mới bằng một câu chuyện tử tế, lan tỏa năng lượng tích cực
Mỗi sáng mở trang báo là độc giả có ít nhất một câu chuyện tích cực như một nguồn năng lượng mới để bắt đầu một ngày mới đầy hứng khởi. Với hơn 600 bài báo trong một năm qua của chuyên mục "Chuyện tử tế", VietNamNet đã giới thiệu nhiều tấm gương điển hình nhưng rất đỗi bình dị.
Những nhân vật của VietNamNet củng cố niềm tin cho độc giả vào những điều tốt đẹp. Đó là câu chuyện của đôi bạn Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh ở Thanh Hóa. Hơn 10 năm Hiếu đã cõng Minh bị tật nguyền đến trường. Ngô Minh Hiếu đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ ngày nay hãy sống một đời ý nghĩa, tin vào sự chân thành luôn hiện hữu ở mọi nơi thông qua những hành động nhỏ bé. Ngô Minh Hiếu là 1 trong 4 nhân vật được vinh danh trong sự kiện “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” của VietNamNet.
Ngô Minh Hiếu tại Lễ trao giải Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng. |
Những câu chuyện tồi tệ và đau lòng chỉ là một phần nhỏ trong đời sống của chúng ta, đặc biệt người Việt Nam luôn có truyền thống tương thân tương ái.
Câu chuyện về ông Bùi Công Hiệp ở TP.HCM cho người đọc củng cố niềm tin hướng thiện. Ông Hiệp đã tặng cả cơ ngơi 100 tỷ làm nơi cư trú cho trẻ em cơ nhỡ. Ông cũng dành phần đời còn lại để làm cha của hơn 100 trẻ em ở mái ấm Thiên Thần.
Bài viết về ông Hiệp nhận được hàng nghìn chia sẻ và bình luận từ độc giả. Nhiều người bày tỏ sự cảm kích trước tâm sự của ông: “Phải đùm bọc, dạy dỗ lo lắng cho các con chứ không phải chỉ quăng tiền ra rồi nhờ bảo mẫu trông. Đã là cha con thì việc cha để lại gia sản cho con không có gì lạ. Tôi không hề luyến tiếc về điều đó mà ngược lại rất hạnh phúc”.
Không chỉ có ông Hiệp, trên vùng núi Hà Giang, cô giáo Trương Thị Nhượng ngày đêm với công việc quyên góp, từ thiện. Đến nay, cô đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây được 5 điểm trường, các cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Sau khi VietNamNet đăng tải, cô Nhượng được các đồng nghiệp, lãnh đạo, doanh nghiệp địa phương quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện giúp sức để kêu gọi được nhiều công trình từ thiện hơn. Cô giáo Trương Thị Nhượng là người có lượng bình chọn cao nhất trong danh sách “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”.
Cô giáo Trương Thị Nhượng. |
Phát hiện những nhân vật sáng tạo, tiếp sức cho họ để có những đóng góp giá trị cho xã hội, xây dựng đất nước
Cô giáo Hà Ánh Phượng, người vừa được vinh danh trong top 10 giáo viên toàn cầu là nhân vật VietNamNet phát hiện đầu tiên. Ngôi trường nơi cô giáo Phượng đang giảng dạy có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ vào công nghệ thông tin và mạng Internet, cô đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.
Một tấm gương điển hình khác mà VietNamNet phát hiện là cô gái dân tộc Chal Thi, người tạo ra hướng đi mới cho cây dừa với sáng chế mới từ mật hoa dừa, tạo ra sản phẩm cho thu nhập cao. Khi cây dừa đang rớt giá, sáng chế của chị Chal Thi cứu nguy cho bà con, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Chị cũng chuyển giao công nghệ cho nhiều hộ dân trong vùng, giúp họ có thu nhập vững vàng và quảng bá sản phẩm ra nước ngoài.
Những tấm gương trong dòng chảy thời cuộc
Từ khóa của năm 2020 chính là “đại dịch”. Chính vì vậy, trong đại dịch Covid-19 không thể không nhắc đến các chiến sĩ áo trắng ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch. Họ có mặt ở ổ dịch ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), xách ba lô vào Đà Nẵng khi ở đây bùng phát thành ổ dịch. Trong số đó, luôn có bác sĩ Nguyễn Trung Cấp. Ông và các đồng nghiệp đã có những quyết định mang tính bước ngoặt điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ông chia sẻ với VietNamNet về những ngày “nội bất xuất ngoại bất nhập” một khát khao nhỏ bé là được ra ngoài ngắm đường phố. Những tâm sự rất đời thường của ông đã lay động hàng triệu con tim, đồng cảm với những người hy sinh thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng.
Anh Hoàng Tuấn Anh - người sáng chế ra chiếc máy ATM gạo. |
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì đại dịch, máy ATM gạo ra đời cứu giúp cho nhiều người dân đang gặp khó khăn ở TP.HCM. Anh Hoàng Tuấn Anh là người đã sáng chế ra chiếc máy ATM đặc biệt này. Xuất phát từ mong muốn chung sức vì cộng đồng đẩy lùi đại dịch, anh đã nung nấu làm ra chiếc máy phát đồ miễn phí mà người dân không phải xếp hàng đứng nhận, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. ATM gạo ra đời với tinh thần: “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”.
Những điều tốt đẹp chưa bao giờ bị lãng quên, đặc biệt trong khó khăn, tình người tương trợ lẫn nhau lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Và cũng có những con người để mang lại điều tốt đẹp cho người khác thì hy sinh cả bản thân. Trong trận lụt tháng 10 vừa qua, chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình, Phan Thanh Miên dầm mình trong nước lũ để đưa người dân và tài sản đến nơi an toàn. Vì mải cứu dân, không chữa căn bệnh nhiễm khuẩn vì nước lũ kịp thời, ông Miên đã qua đời trong sự tiếc thương và biết ơn của người dân.
Sau khi bài viết về sự ra đi ông Phan Thanh Miên, bạn đọc đã gửi hàng trăm bình luận bày tỏ sự thành kính và biết ơn trước một tấm lòng nhân hậu, mình vì mọi người.
Chị gái của ông Phan Thanh Miên thay mặt em có mặt tại buổi vinh danh. |
Không ai mỗi sớm thức dậy lại không muốn nhìn một thiên nhiên đẹp đẽ, một gương mặt thân thiện và một hành động ấm lòng. Mỗi bài báo chứa đựng những điều tốt đẹp là khởi nhịp cho một ngày mới đầy niềm tin và hy vọng.
Những câu chuyện tử tế, những con người nhân hậu giống như những hạt mầm nhân văn gieo xuống cánh đồng sẽ chỉ có yêu thương và hạnh phúc. VietNamNet sẽ kiên định với định hướng khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng dân tộc, lan tỏa năng lượng tích cực, kết nối mọi người để thúc đẩy Việt Nam phát triển hùng cường, thịnh vượng.
Nguồn: vietnamnet.vn
VietNamNet trao tặng 100 triệu đồng đến các trường học bị ảnh hưởng do lũ
Submitted by nlphuong on Fri, 06/11/2020 - 16:07Báo VietNamNet đã trao tặng 40 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh trường tiểu học Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và 60 triệu đồng đến 2 điểm trường Cam Thủy và Hướng Hóa ở tỉnh Quảng Trị.
Báo VietNamNet đã trao tặng 40 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh trường tiểu học Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và 60 triệu đồng đến 2 điểm trường Cam Thủy và Hướng Hóa ở tỉnh Quảng Trị.
Quảng Bình, Quảng Trị là hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề đợt mưa lũ vừa qua. Hàng ngàn nóc nhà ngập trong nước, tài sản, hoa màu bị nước cuốn trôi, đã có nhiều người mất tích, tử vong.
Nhiều trường học tan hoang sau lũ, ngập trong bùn đất. Có 308 điểm trường ở Quảng Trị bị ảnh hưởng với hơn 2.100 phòng học bị ngập nước từ 1 đến 3m, trong đó có gần 900 phòng học, nhà ở, nhà bán trú bị hư hỏng nặng. Hơn 50 nghìn bộ sách, vở bị ngập lũ không dùng lại được, gần sáu nghìn bàn, ghế, tủ, hàng trăm nghìn thiết bị trường học, đồ dùng khác cũng bị hỏng nặng nề.
Cảnh tan hoang tại một điểm trường ở Quảng Trị |
Bàn ghế bị hư hại nặng do ngâm lâu trong nước, bùn đất |
Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) nằm trên đường đi của lũ quét, bị bùn đất, đá, cây cối kéo vào khuôn viên, ngập sâu từ 0,3 đến 1,2 m. Mảng tường rào phía sau lưng trường đổ sập, bùn đất tràn vào phủ lấp toàn bộ khuôn viên. Một số điểm trường ở các huyện khác... cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Sách giáo khoa, vở viết, tài liệu giảng dạy bị ướt |
Mọi người ra sức dọn dẹp |
Mong muốn hỗ trợ trường học sớm ổn định, quay trở lại tiếp tục giảng dạy, các em học sinh sớm được đến trường, báo VietNamNet đã quyết định trích quỹ bạn đọc ủng hộ miền Trung số tiền 60 triệu đồng, cùng với nhóm thiện nguyện San sẻ yêu thương trực tiếp trao đến 2 điểm trường ở Hướng Hóa và Cam Lộ, mỗi nơi 30 triệu đồng,
Tại buổi trao tặng, hiệu trưởng điểm trường Tiểu học và THCS Cam Lộ (huyện Cam Thủy) gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà hảo tâm đã quan tâm, động viên để giáo viên trong trường thêm động lực khắc phục hậu quả thiên tai để lại. Số tiền nhận được, nhà trường sẽ dùng để mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho việc học như sách giáo khoa, bảng gỗ...
Đại diện báo VietNamNet trao tặng học bổng cho các em học sinh ở trường Tiểu học Hiền Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) |
Cũng trong đợt này, 40 suất học bổng trị giá 40 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của bạn đọc VietNamNet đã được trao tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) thông qua chương trình “Đồng hành cùng học sinh vượt lũ đến trường” của Câu lạc bộ các nhà báo giáo dục 4.0.
Cô Hoàng Thị Duyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hiền Ninh cho biết, kể từ khi trường xây dựng đến nay, trận lũ lụt hồi tháng 10 vừa qua là trận lũ lịch sử lớn nhất, nước ngập vào trường dâng gần hết phòng học ở tầng 1. Các hộ gia đình trong xã nơi có con em theo học ở vùng thấp đều bị nước lũ cuốn trôi nhiều vật dụng, đồ đạc, làm hư hỏng nhà cửa. Nhiều gia đình học sinh vốn đã khó khăn nay lâm vào tình cảnh bi đát hơn.
Trong số 40 học sinh nhận học bổng, có những trường hợp khá thương tâm. Chẳng hạn như Trương Nguyễn Văn Công, học sinh lớp 1.1, mẹ bỏ đi khi em mới 3 tuổi, bố bị tàn tật, mất sức khoẻ lao động, bà nội cũng già yếu. Em Trương Thị Thu Thuỷ, học sinh lớp 4.2 có hoàn cảnh bố và mẹ li dị, bố nuôi 2 con nhỏ, thường xuyên đau ốm, không có việc làm ổn định. Hoặc như Nguyễn Thị Bảo Ngọc, học sinh lớp 2.1, mắc tim bẩm sinh, bố mẹ công việc không ổn định, chưa có nhà cửa phải đi ở trọ, bố mẹ đi làm nông. Có những trường hơp học sinh lớp 1 gia đình đơn thân mẹ già, trước lũ bị gãy tay; hoặc trường hợp bố bị mắc ma tuý, mẹ bỏ đi, ở với ông bà già yếu. Các học sinh này có hoàn cảnh khó khăn, đa phần gia đình các cháu ở vùng thấp, bị ngập nặng.
Bên cạnh các suất học bổng của bạn đọc VietNamNet, chương trình Đồng hành còn trao thêm 18 suất học bổng cho các học sinh và hỗ trợ 10 giáo viên khó khăn của trường. Cùng với đó là tặng cho hơn 350 học sinh của trường mỗi em một chiếc áo ấm mùa đông và sách vở, bút mực mới. Có mặt tại sân trường sáng 5/11, các em học sinh háo hức khi được tặng quà.
Ông Võ Thái Hoà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh bày tỏ: “Chúng tôi trân trọng cảm ơn những tình cảm ấm áp, những chia sẻ quý báu của quý vị. Sự hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần của các quý vị là nguồn động viên to lớn, giúp thầy cô các trường học chúng tôi tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp trồng người”.
Ban Bạn đọc/vietnamnet.vn
Người làm báo TT&TT góp phần vào thành tựu chung của Ngành, của báo chí cả nước
Submitted by nlphuong on Thu, 15/10/2020 - 22:38Liên chi hội Nhà báo TT&TT nỗ lực đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, có cách làm phù hợp, hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng bộ, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng như những người làm báo trong ngành giao phó.
Liên chi hội Nhà báo TT&TT nỗ lực đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, có cách làm phù hợp, hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng bộ, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng như những người làm báo trong ngành giao phó.
Đây là đánh giá của Lãnh đạo Hội nhà báo Việt Nam tại Đại hội Liên chi hội Nhà báo TT&TT nhiệm kỳ 2020- 2025 vừa diễn ra chiều 16/10/2020 tại Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Các đại biểu tham dự Đại hội |
Nhiều đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn
Theo báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2015 – 2020, Liên chi hội Nhà báo TT&TT có 365 hội viên, hoạt động tại 6 chi hội nhà báo. Đến đầu tháng 10/2020, theo quyết định của Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội Nhà báo khối cơ quan quản lý nhà nước sẽ sinh hoạt với Liên chi hội Nhà báo TT&TT. Như vậy, toàn Liên chi hội có 405 hội viên, sinh hoạt tại 7 chi hội nhà báo.
5 năm qua, Liên chi hội đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách. Các chi hội, hội viên đã phát huy tinh thần sáng tạo, năng động. Trong nhiệm kỳ, không có hội viên nào vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Việc triển khai các phong trào thi đua và công tác khen thưởng có sự đổi mới về nội dung và phương thức tổ chức.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hội của Liên chi hội Nhà báo TT&TT vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Không có văn phòng, không có kinh phí, công tác thường trực kiêm nhiệm, không có chế độ, hạn chế thời gian nên nhiều việc “lực bất tòng tâm”.
Đại diện cho Liên chi hội Nhà báo TT&TT, ông Trần Bình Tám - Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi hội kiến nghị: “Bộ TT&TT tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kinh phí để hoạt động Hội hiệu quả hơn. Hội Nhà báo Việt Nam xem xét kết nạp hội viên làm công tác thông tin, viết bài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT do Trung tâm Thông tin của Bộ chủ trì. Hội Nhà báo Việt Nam xem xét cho thành lập các chi hội, kết nạp các nhà báo đang sinh hoạt tại các tạp chí thuộc các Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (Tạp chi Điện tử ngày nay); Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Tạp chí Nhịp sống số)...”.
Phát biểu thảo luận tại Đại hội, ông Lê Thế Vinh, Phó Tổng Biên tập Báo VietNamNet đề xuất Hội Nhà báo Việt Nam và Liên chi hội Nhà báo TT&TT có thêm nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhiều cuộc nói chuyện để hội viên hiểu rõ về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc tham gia mạng xã hội của người làm báo; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho phóng viên chuyên trách về quốc phòng, tài chính, công nghệ thông tin...
Về phía các chi hội cũng cần đầu tư thêm về tài chính, con người để thực hiện các đề tài khó, độc lạ, mang đi tham dự các giải thưởng về báo chí, qua đó nâng cao vị thế của tờ báo.
Ông Nguyễn Minh Chí, đại diện Tạp chí Tem đề nghị các chi hội và Liên chi hội tăng cường tổ chức các cuộc giao lưu nội bộ, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người làm báo.
Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại khuyến nghị các cơ quan báo chí nâng cao nhận thức về sứ mệnh chuyển đổi số, trọng trách của Bộ TT&TT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Hướng tới giai đoạn mới
Trong giai đoạn 2020 – 2025, Liên chi hội Nhà báo TT&TT sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ gồm: Tập trung tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ TT&TT, Nghị quyết Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam...;
Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện tốt Luật Báo chí, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, Quy định đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;
Xây dựng đội ngũ người làm báo Liên chi hội Nhà báo TT&TT trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, vững vàng về tư tưởng, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;
Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, tích cực tham dự Giải Báo chí Quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành...; Coi trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên, người làm báo;
Quan tâm phát triển hội viên, phấn đấu 100% chi hội trong sạch vững mạnh, trên 25% số hội viên – nhà báo đạt danh hiệu xuất sắc cấp cơ sở và xuất sắc cấp Hội Nhà báo Việt Nam. Không có hội viên vi phạm pháp luật, Luật Báo chí, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, Quy định đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
Phó Chủ tịch Mai Đức Lộc: "Với hàng vạn tác phẩm báo chí được xuất bản trong 5 năm qua, những người làm báo TT&TT đã góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của ngành TT&TT, của đời sống báo chí của cả nước”. |
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới của Liên chi hội Nhà báo TT&TT, ông Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc nhấn mạnh: “Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng Liên chi hội Nhà báo TT&TT đã nỗ lực đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, có cách làm phù hợp, hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng bộ, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng như những người làm báo trong ngành giao phó”.
Cũng theo ông Mai Đức Lộc, “với hàng vạn tác phẩm báo chí được xuất bản trong 5 năm qua, những người làm báo TT&TT đã góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của ngành TT&TT, của đời sống báo chí của cả nước”.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Liên chi hội Nhà báo TT&TT cùng các hội viên tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; tự hào về nghề báo và giữ gìn thanh danh cao quý của nhà báo; không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích cực tham gia các giải báo chí; nâng cao chất lượng hoạt động hội.
Cũng trong khuôn khổ Đại hội, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Liên chi hội Nhà báo TT&TT nhiệm kỳ 2020 – 2025 với 9 thành viên.
Ban chấp hành Liên chi hội nhà báo TT&TT nhiệm kỳ 2020 - 2025 ra mắt |
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo VietNamNet được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên Chi hội. Hai Phó Chủ tịch gồm ông Trần Bình Tám, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2015 – 2020, và ông Nguyễn Thành Chung, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử.
Đại hội cũng đã bầu ra Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới và các đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI dự kiến tổ chức vào tháng 12/2020.
Bình Minh
VietNamNet nhận giải nhì Báo chí toàn quốc về thông tin đối ngoại
Submitted by nlphuong on Tue, 28/07/2020 - 22:50Các tác phẩm thông tin đối ngoại khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đấu tranh, phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam. Báo VietNamNet vinh dự được nhận giải nhì.
Các tác phẩm thông tin đối ngoại khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đấu tranh, phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam. Báo VietNamNet vinh dự được nhận giải nhì.
Tối nay (28/7), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị liên quan vừa tổ chức lễ trao giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 6.
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
BTC đã nhận được 1.331 tác phẩm tham dự, tăng hơn 30% so với mùa giải trước, giải thưởng được mở rộng thêm 2 loại hình là video clip và các sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.
BTC và Hội đồng giải thưởng đã lựa chọn 175 tác phẩm xuất sắc để trao giải, gồm: 18 giải nhất, 33 giải nhì, 44 giải ba và 80 giải khuyến khích.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng các tác giả đoạt giải nhất |
Các tác phẩm tham dự có chất lượng chuyên môn cao, nội dung phong phú, khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, các sự kiện chính trị lớn, hoạt động đối ngoại nổi bật, giới thiệu, quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, thành tựu của công cuộc đổi mới; bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đặc biệt, chủ đề thời sự về cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 đã thu hút nhiều cơ quan truyền thông tuyên truyền sáng tạo với cách thể hiện đa dạng, sinh động. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, chủ đề đặc sắc, phương pháp thể hiện sáng tạo, có sức lan tỏa cao, nhận được phản hồi tích cực của công chúng.
Giải thưởng cũng phản ánh xu hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và mạng xã hội trong sản xuất, đưa tin và định hướng công tác thông tin đối ngoại.
Biến thách thức thành thời cơ
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực và rất hiệu quả, phản ánh rõ ràng, kịp thời, minh bạch các chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước.
Điểm lại những sự kiện đối ngoại nổi bật trong năm qua, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ các tác phẩm thông tin đối ngoại đã bám sát các vấn đề thời sự nóng của thế giới và đất nước, vừa đóng góp vào việc tăng cường nhận thức, nâng cao đồng thuận xã hội, vừa tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam ra thế giới, qua đó vị thể, uy tín, hình ảnh của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
Thành quả đó càng được tô đậm trong thời gian qua, khi mà cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, thách thức toàn cầu vô cùng lớn đối với nhân loại. Chính trong “cơn sóng thần đại dịch” đó, Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức nổi bật trong phòng, chống đại dịch.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2020 là năm then chốt hoàn thành các nhiệm vụ, năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, có những ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu |
Chủ tịch QH đề nghị cần nâng cao hơn nữa nhận thức sâu sắc về vị thế của đất nước và vai trò, trách nhiệm của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Chủ động “biến thách thức thành thời cơ”, tranh thủ cơ hội quý giá về thông tin đối ngoại mà đạt nước ta có được trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 để tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại ở cả trong và ngoài nước, của cả hệ thống chính trị.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự bảo nhằm chủ động, linh hoạt tham mưu các giải pháp đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trao giải nhì cho nhóm tác giả báo VietNamNet |
Đẩy mạnh đa dạng hóa các phương thức truyền thông đối ngoại, trong đó chú trọng việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế về thông tin đối ngoại, tranh thủ các đối tác thông tấn, báo chí lớn, các kênh truyền thông quốc tế uy tín.
Báo VietNamNet vinh dự được nhận giải nhì với loạt bài "Người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu và khát vọng xây dựng thương hiệu Việt trên thế giới" của nhà báo Lê Diệu Thúy và Nguyễn Thị Vân Anh.
Hương Quỳnh/vietnamnet.vn
Gập gềnh Mèo Vạc
Submitted by nlphuong on Tue, 07/07/2020 - 15:50Bây giờ là giữa mùa hè, cái nắng của vùng Tây Bắc như được tiếp thêm sức nóng khiến màu hoa của những cây phượng ven đường dẫn vào thành phố Hà Giang rực thêm sắc đỏ.
Bây giờ là giữa mùa hè, cái nắng của vùng Tây Bắc như được tiếp thêm sức nóng khiến màu hoa của những cây phượng ven đường dẫn vào thành phố Hà Giang rực thêm sắc đỏ.
Đường lên Mèo Vạc vẫn gập gềnh quanh co, đá vẫn im lìm ẩn mình trong màu xanh mướt mát của ngô và con người Mèo Vạc vẫn oằn mình vật nhau với đá, oằn mình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để giành lại cuộc sống ấm no.
Phóng viên Bình Minh lần đầu tiên được lên Mèo Vạc, cô rất say xe nhưng vẫn cố gắng ngồi dậy để ngắm nhìn đất trời Hà Giang. Hai giờ chiều, anh lái xe cho mọi người dừng nghỉ giữa đỉnh Cổng Trời, cả đoàn lục tục kéo nhau xuống xe, mấy người yếu thì ôm đầu ậm ọe, người khỏe thì uống nước, hút thuốc và thả hồn vào mây, vào núi… Mười phút sau, đợi cho mọi người chụp ảnh và gọi điện nhắn tin, trưởng đoàn Trần Bình Tám mới thủng thẳng nói:
- Bây giờ mới chính thức đặt chân vào cao nguyên đá, từ sáng đến giờ đoàn chúng ta mới chỉ đi dạo chơi. Phía trước là dốc, là đèo, là quanh co gấp khúc. Và cái đẹp mê hồn của đất trời Hà Giang cũng bắt đầu từ đây. Mọi người cứ thỏa sức mà say…
Đúng như lời ông Tám, chiếc xe mười sáu chỗ bắt đầu vặn vẹo ngả nghiêng, rất nhiều khúc cua tay áo khiến cho mọi người bồng bềnh nôn nao. Phóng viên Vũ Nhung – cô phóng viên trẻ nhất trong đoàn - cứ nhắm chặt đôi mắt để chống lại cơn say, nhưng mỗi khi nghe đồng nghiệp reo lên trước cảnh đẹp của cao nguyên đá, cô lại chồm dậy để ngắm nhìn khung cảnh núi đá mây trời hòa quyện vào nhau đẹp như tranh vẽ.
Xe qua đất Yên Minh, Mèo Vạc hiện ra với bạt ngàn núi đá, đá im lìm xám xịt, đá lởm chởm cao thấp nhấp nhô như sóng, đá dựng đứng cao tít tận trời mây, đá vững vàng giữ yên mảnh đất biên cương từ ngàn đời nay. Không khí trong xe như chùng xuống, có lẽ mọi người đang lặng lẽ thả hồn vào đá. Tôi cảm thấy khâm phục bà con người Mông nơi đây, cảm phục tinh thần bất khuất, sáng tạo, dũng cảm, cần cù của họ. Họ đã biến đá thành ngô, ngô bạt ngàn chen chân vào từng khe đá, ngô đè đá vươn cao trổ hoa trổ bắp và có một điều chắc chắn rằng mỗi cây ngô, mỗi bắp ngô đều ngấm ướt vị mặn mòi những giọt mồ hôi của người dân nơi đây.
Trời đã về chiều, nắng chuyển sang màu vàng, cái nóng dịu đi nhường lại bầu không khí mát mẻ cho cao nguyên đá. Bất chợt, chúng tôi bắt gặp lũ trẻ đang chạy tung tăng trên đường, Vũ Nhung nói với anh lái xe cho xe dừng lại, cả đoàn kéo xuống để chia kẹo bánh, truyện tranh và giao lưu với các cháu.
Hình như chẳng đứa nào e dè sợ sệt, chúng rất tự tin và chủ động đứng đợi đến lượt mình để nhận quà. Rất nhiều cháu cởi truồng, mặt mày lấm lem đất cát và mũi dãi. Vậy mà nhìn chúng tôi vẫn thấy đẹp, thấy yêu. Vẻ hồn nhiên mang đậm chất hoang sơ đã kéo chúng tôi xích lại gần nhau. Rõ ràng, những đứa trẻ nơi đây cũng kiên cường như cha mẹ chúng. Chúng tự trông nhau, cõng nhau, chăm sóc cho nhau để cha mẹ đi trồng ngô, trồng đậu, chăn bò, nuôi ong,… Tự nhiên tôi thấy nghẹn lòng, nghĩ đến câu nói của ai đó: người Mông ở cao nguyên đá sống trong đá và chết cũng vùi trong đá.
Mười bảy giờ ba mươi, chúng tôi tới thị trấn Mèo Vạc. Không khí làm việc của các ban ngành trong huyện chiều cuối tuần vẫn diễn ra hối hả. Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Phi Long đón chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu. Anh nói đồng chí Chủ tịch huyện phải về tỉnh họp gấp nên không đón chúng tôi được, mọi công việc Chủ tịch đã sắp xếp, phân công và lên kế hoạch cụ thể rồi. Theo lịch làm việc thì tất cả cán bộ thuộc cơ quan huyện ngày thứ Bảy phải xuống cơ sở 50%, như vậy là sáng mai đoàn chúng tôi sẽ được cùng các đồng chí đi tìm hiểu tình hình cuộc sống bà con các dân tộc ở Mèo Vạc rồi.
Ăn tối xong, chúng tôi đi nghỉ sớm. Suốt một ngày đánh vật với dốc, với đèo, với gập ghềnh núi đá nên cả đoàn đều thấm mệt. Đêm cao nguyên yên tĩnh và trong lành, không khí mát dịu đã làm giấc ngủ chúng tôi như ngắn lại.
Lần này lên Mèo Vạc, Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông có mang theo năm trăm cuốn sách để tặng cho trường Trung học phổ thông của thị trấn. Đây là sáng kiến của nhà báo Trần Bình Tám. Ông muốn đem văn hóa đọc đến vùng núi xa xôi này để các em học sinh có điều kiện tiếp cận với các kiến thức mới, kĩ năng sống và hướng nghiệp trong tương lai.
Buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường diễn ra rất nhanh chóng nhưng thật hiệu quả. Thầy giáo quyền hiệu trưởng Nông Thế Huân xúc động tiếp nhận món quà tinh thần từ các nhà báo. Ông chia sẻ:
- Tôi thay mặt nhà trường xin cảm ơn các nhà báo, cảm ơn những tình cảm chân thành không ngại vất vả khó khăn, vượt một chặng đường rất dài để đến với thầy trò chúng tôi. Chúng tôi xin hứa sẽ sử dụng số sách này có hiệu quả nhất. Qua đây, thầy trò chúng tôi cũng đề nghị với các nhà báo, các cơ quan ban ngành ở Trung ương quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em các dân tộc ở Mèo Vạc, đặc biệt là con em các dân tộc thiểu số. Hiện nay, chúng tôi vẫn còn thiếu sách giáo khoa, thiếu sách tham khảo, sách hướng nghiệp và các thiết bị giảng dạy khác…
Đến dự giờ Văn của một lớp 12, cô giáo Lù Thị Ngân đang say sưa truyền đạt cho các em về cảm thụ văn học trong văn thơ. Nhà báo Trần Bình Tám – một giảng viên đại học – đã được mời giảng mẫu về chủ đề tình yêu Tổ quốc của người Việt Nam. Mặc dù không có sự chuẩn bị trước nhưng với kinh nghiệm của mình, thầy Tám đã truyền lửa cho các em bằng một phương pháp dạy truyền cảm, dễ hiểu, thu hút sự lắng nghe của các em và các đại biểu.
Hết buổi giao lưu, thầy Nông Thế Huân chạy lên ôm chầm lấy nhà báo. Ông nói với giọng tiếc nuối:
- Biết thầy nói hay thế này em cho cả trường tập trung để nghe thì tốt biết mấy.
Cô giáo trẻ Tống Ngọc Huyền thì không giấu nổi nỗi xúc động:
- Thầy ơi! Thầy làm em rưng rưng nước mắt về đề tài tình yêu Tổ quốc của thầy. Sao thầy nói thuyết phục và gần gũi thân thương thế! Bọn em học được ở thầy nhiều lắm!
Tạm biệt thầy trò trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi đi về xã Pả Vi. Từ đường quốc lộ 2C nhìn xuống, dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm có màu xanh lục, rất đẹp nhưng nếu ai sợ độ cao sẽ không dám nhìn lâu. Quả thật, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở.
Để lên được các nhà dân, chúng tôi phải đi bộ theo dải đường mòn đã được đổ bê tông. Nhà nào thuận lợi thì ở gần đường, nhà nào ở cao hơn thì chưa có đường lên, cứ phải leo trèo qua các bậc đá trơn trượt và độ dốc cao. Phó Chủ tịch Ma Quốc Trưởng vẫn luôn dẫn đầu, tuy vậy mồ hôi cũng đã ướt đầm lưng áo anh. Hai nhà báo nữ Vũ Nhung và Bình Minh rất hứng thú với việc chia bánh kẹo và sách ảnh cho bọn trẻ, nhà báo Nguyễn Đức Huy thì mải mê chụp ảnh.
Được tận mắt chứng kiến cảnh sống khó khăn của bà con người Mông nơi đây, Bình Minh đã thốt lên: “Em thật là may mắn được đi cùng các anh trong chuyến công tác này. Em vẫn biết là bà con còn khó khăn nhưng gặp được bà con rồi, em mới hiểu xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều việc phải làm”. Vũ Nhung thì đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc một đôi vợ chồng người Mông có ba cô con gái, người chồng mới 21 tuổi còn cô vợ thì 25 tuổi, đứa con lớn 4 tuổi, đứa con thứ ba còn đang đỏ hỏn. Cả gia đình đang sống trong ngôi nhà đơn sơ trống trải. Còn ông Dàng Mí Sà sinh năm 1970, Nhung lại tưởng ông ấy là 70 tuổi. Gia đình ông Sà có 9 khẩu, người con trai lớn đã lấy vợ và có con nhưng vẫn chưa có điều kiện ra ở riêng.
Vậy là 9 con người cứ xoay tròn trong ngôi nhà chật hẹp. Bình Minh hỏi han rất kĩ ông Dàng Mí Sà thông qua anh công an xã làm phiên dịch. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà lần này, ông Sà vui lắm. Ông cứ nói đi nói lại rằng:
- Tôi có cái nhà mới rồi. Yên tâm rồi. Giờ chỉ việc lo cái ăn cái mặc và cho con cháu đi học cái chữ nữa thôi.
Cuối buổi trò chuyện, Bình Minh đã lấy tiền riêng của mình ra biếu ông Sà năm trăm nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn, cả người cho và người nhận đều nở một nụ cười thân thiện.
Mới gần trưa mà trời đã nắng như đổ lửa, con đường mòn dẫn lên bản Mã Phí Lèng vẫn tấp nập dòng người lên xuống. Bà con đang vận chuyển gạch đá, xi măng để chuẩn bị làm nhà. Dự án xóa nhà tạm đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết hết được khó khăn về nhà ở cho bà con. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải lo và còn cần phải thêm thời gian nữa…
Vũ Nhung vẫn mải mê chia quà cho lũ trẻ và cô lại ngạc nhiên. Ngạc nhiên là tại sao bản có ít người nhưng sao lại nhiều trẻ con thế… Thì ra lũ con nít láu lỉnh, chúng nhận quà ở nhà dưới mang giấu đi rồi lại tiếp tục chạy lên trên để chờ nhận quà tiếp. Tôi buồn cười và thấy trong lòng vui vui, trẻ con bao giờ và ở đâu cũng có những nét đáng yêu như thế.
Tại buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc, chúng tôi hiểu thêm về những khó khăn của tất cả các cấp và các ban ngành trong huyện. Với tám mươi sáu nghìn dân trong đó có 79% là bà con người Mông, toàn huyện có 17 xã và một thị trấn, trong đó 10 xã là núi đá, 3 xã ở vùng biên giới. Vẫn còn hơn bảy nghìn hộ nghèo và 6% hộ cận nghèo.
Đặc biệt là khí hậu ở Mèo Vạc rất khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nước sinh hoạt của bà con rất thiếu, theo đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng gia sản xuất. Đối với việc phát triển văn hóa xã hội, khó khăn lớn nhất vẫn là việc con em của bà con người Mông không đi học hoặc đi học rồi lại bỏ.
Có nhiều lý do khi đặt ra câu hỏi tại sao các em không đến trường? Nào là do địa hình hiểm trở, nhà ở cách xa trường, phải ở nhà tham gia các công việc như giữ em, nấu cơm, chăn bò, chăn lợn, làm cỏ ngô,… Tôi chợt nhớ đến cậu sinh viên Sình Mí Cáy ở xã Pải Lủng, xuống Hà Nội học ở khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông trường Đại học Hòa Bình. Cáy kể nhà có 5 anh em trai, cậu em thứ hai đã lấy vợ khi tuổi chưa đầy mười chín. Cậu thứ ba cũng xuống Hà Nội học Cao đẳng Nội vụ. Cả hai anh em đều đi làm thêm bốc vác vào buổi tối hoặc nhặt bóng cho các sân đánh quần vợt. Cố gắng tằn tiện cũng đủ tiền học và tiền ăn. Năm 2018 Cáy đã ra trường và trở về Mèo Vạc nhận công tác ở một xã trong huyện. Khớp lại các câu chuyện của anh em Sình Mí Cáy, của trường THPT, của các đồng chí lãnh đạo huyện và những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi, tôi thấy trong lòng đang nhen nhóm một niềm vui và tràn đầy hi vọng.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng lộ trình xây dựng chương trình “Nông thôn mới” đang được triển khai quyết liệt. Trong năm 2020 ít nhất sẽ có một xã hoàn thành mục tiêu này. Tôi hỏi đồng chí Phó Chủ tịch huyện:
- Giải pháp nào để tiến hành chương trình xây dựng “Nông thôn mới”?
- Đó là sự chỉ đạo sát sao liên tục, đứng đầu là đồng chí Bí thư huyện ủy. Các tiêu chí cụ thể như thu nhập, nhà ở, nhà vệ sinh,… Lập ban chỉ đạo để phân bố ngân sách hợp lý, tạo công ăn việc làm, đưa con em đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước. Ký kết hợp đồng lao động với các tỉnh, huyện giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, chăn nuôi kết hợp với du lịch, xây dựng thêm các hồ chứa nước sạch, xóa nhà tạm cho một nghìn hộ dân,… Con số đưa ra là rất nhiều, rất lớn, nhưng đó là những con số và kế hoạch rất cụ thể, chính xác, mang tính khả thi cao.
Điều quan trọng là lãnh đạo huyện Mèo Vạc đã xác định đúng mục đích đó là: muốn xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ dân, dựa vào dân.
Quá trưa, đoàn chúng tôi được Ủy ban nhân dân huyện mời cơm. Mặc dù đã rất đói, cơm rất ngon nhưng câu chuyện về những đứa trẻ người Mông còn thiếu thốn, những ngôi nhà tạm, những thầy cô giáo đang vượt mọi khó khăn để trụ lại với nghề trên cao nguyên đá, để dạy cái chữ cho các em. Những trăn trở suy tư của các đồng chí lãnh đạo huyện, của đoàn nhà báo chúng tôi vẫn cứ diễn ra sôi nổi.
Tạm biệt Mèo Vạc, tạm biệt những bà mẹ người Mông ướt đầm mồ hôi trên lưng áo để tạo nên màu xanh mướt mát của ngô. Tạm biệt những nụ cười hồn hậu và đầy thân thiện của người Mèo Vạc.
Trần Bình Tám
Một tiết học đặc biệt ở Mèo Vạc...
Submitted by nlphuong on Fri, 26/06/2020 - 21:58Một sáng tháng Sáu, vẫn tại phòng học thân quen của trường Trung học phổ thông Mèo Vạc (Hà Giang), học sinh bất ngờ được một thầy giáo – nhà báo miền xuôi đến thăm và giảng về lòng yêu Tổ quốc, yêu tiếng Việt, truyền cảm hứng để vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Một sáng tháng Sáu, vẫn tại phòng học thân quen của trường Trung học phổ thông Mèo Vạc (Hà Giang), học sinh bất ngờ được một thầy giáo – nhà báo miền xuôi đến thăm và giảng về lòng yêu Tổ quốc, yêu tiếng Việt, truyền cảm hứng để vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Tiết học đặc biệt của người thầy - nhà báo Trần Bình Tám |
Người đứng trên bục giảng là thầy giáo – nhà báo Trần Bình Tám, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông. Và tiết học đặc biệt đó nằm trong chương trình tặng gần 1.000 cuốn sách cho trường Trung học phổ thông Mèo Vạc do Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông tổ chức nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020).
“...Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường...”.
Những câu thơ trong bài thơ “Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ vang lên trong lớp học, thu hút sự tập trung chú ý của gần 50 học sinh, trong đó nhiều em là người dân tộc thiểu số, hầu hết các em lần đầu tiên biết đến những vần thơ này.
Đoàn công tác tìm hiểu về cuộc sống của bà con vùng cao |
Đọc xong khổ thơ, thày Tám đặt câu hỏi: “Các con thích câu thơ nào nhất? Vì sao?”. Không khí lớp học sôi động hẳn lên. Câu trả lời của mỗi trò một khác. Nhưng thầy đều tiếp nhận và hồi đáp với sự đồng cảm lớn. Thày nhiều lần nhấn mạnh thông điệp: “Chúng ta là người Việt Nam thì cần phải biết và phải yêu tiếng Việt. Các con muốn trở thành người giỏi giang, chung tay góp sức xây dựng và phát triển đất nước thì cần phải biết và phải yêu tiếng Việt”.
Rồi thầy giảng về lòng yêu nước, với những minh chứng cụ thể như sự bất khuất của Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”; hoặc những tấm gương chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo Việt Nam...
Tiếp mạch cảm xúc, thầy Tám chia sẻ những khó khăn của người dân Mèo Vạc, đồng thời bày tỏ mong muốn những học trò ngồi đây sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn để giúp quê hương phát triển hơn lên.
Những đôi mắt của học trò vùng cao chăm chú dõi theo từng lời giảng của thầy giáo – nhà báo miền xuôi, thi thoảng lại sáng bừng lên khi có cơ hội bày tỏ suy nghĩ cá nhân trước mỗi câu hỏi của thầy.
Đoàn công tác thỉnh thoảng dừng xe lại để tặng những đứa trẻ vùng cao ít bánh kẹo, truyện tranh |
Trao đổi với chúng tôi, thầy Nông Thế Huân, Phó Hiệu trưởng phụ trách, cùng các thầy cô giáo của trường Trung học phổ thông Mèo Vạc cho biết, học sinh ở đây rất ít sách để đọc và tham khảo. Các tiết học trên lớp chủ yếu dựa theo nội dung sách giáo khoa. Tiết học của thầy Tám chỉ khoảng 30 phút ngắn ngủi nhưng chắc chắn sẽ là dấu ấn khó quên đối với các em học sinh. Nhà trường rất mong sẽ có thêm nhiều tiết học ngoài sách giáo khoa như vậy.
Để đến được với nơi này, thầy Tám cùng chúng tôi đã mất gần cả một ngày trời, vượt qua gần 500 cây số, trong đó, đáng ngại nhất là cung đường khoảng 160km vô cùng gập ghềnh, khúc khuỷu, liên tiếp cua tay áo từ thủ phủ Hà Giang đến thị trấn Mèo Vạc. Lần đầu tiên trải nghiệm cung đường này, tôi và một nữ phóng viên khác say lử người.
Rất may là Mèo Vạc đón chúng tôi với thời tiết đẹp. Qua cửa kính của ô tô, chúng tôi tha hồ ngắm những con đường mềm như lụa uốn quanh các sườn núi cheo leo, chiêm ngưỡng cảnh núi non mây trời hùng vĩ, thả mắt dõi theo những nương ngô phủ màu xanh mát cho vùng núi đá tai mèo...
Nhưng cũng qua cửa kính ô tô, chúng tôi khó tránh nỗi buồn man mác khi tận mắt nhìn thấy còn rất nhiều mái nhà đơn sơ, tuềnh toàng của người dân tộc thiểu số, rất nhiều đứa trẻ chân đất, cởi truồng, mặt mũi lem luốc, chỉ 3 – 4 tuổi cũng đeo gùi đi cắt rau, cắt cỏ ven đường... Thi thoảng, chúng tôi dừng xe, tặng mấy bé ít bánh kẹo, truyện tranh, rồi lại rời đi với sự băn khoăn, day dứt xem nên làm gì và có thể giúp gì để cuộc sống của chúng bớt cực khổ...
Chúng tôi cũng đã đi thực tế tại thôn Mã Phì Lèng, xã Pả Vi, nơi mà rất nhiều ngôi nhà nền đất trống tuềnh trống toàng chẳng có vật dụng gì đáng kể; đường trong thôn vẫn chỉ là đường đất sình lầy; sinh kế cũng èo uột, người dân chủ yếu là người Mông, sống dựa vào chỉ một vụ ngô duy nhất trong năm, có gia đình mấy tháng trời chẳng có nguồn thu nhập nào...
Chứng kiến thực tế cái nghèo còn hiện hữu tại Mèo Vạc, và chứng kiến tiết học đặc biệt của thầy Tám, chúng tôi, những người tham gia đoàn công tác của Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông không khỏi xúc động, rưng rưng. Chỉ mong sao có thêm nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều mạnh thường quân đến với Mèo Vạc, cùng chung tay để người dân nghèo nơi đây không bị bỏ lại phía sau.
Có những ước mơ không quá cao xa nhưng sẽ khó có thể trở thành hiện thực nếu thiếu sự quan tâm của cộng đồng. Chẳng hạn như ước mơ có đủ sách giáo khoa của thầy trò trường Trung học phổ thông Mèo Vạc. Được biết, năm học tới sẽ thay sách giáo khoa. Rất nhiều học sinh ở Mèo Vạc thuộc diện hộ nghèo, khó có điều kiện để mua sách mới. Nhà trường mong được hỗ trợ khoảng 300 bộ sách giáo khoa lớp 10, 150 bộ sách lớp 11 và 150 bộ sách lớp 12.
Chúng tôi tạm biệt Mèo Vạc với nhiều kỷ niệm khó quên. Biết rằng thoát nghèo là câu chuyện không thể thực hiện trong một sớm một chiều, đặc biệt là với những người dân huyện miền núi biên giới nơi địa đầu Tổ quốc. Tuy nhiên, những ánh mắt, nụ cười của các em học sinh trường Trung học phổ thông Mèo Vạc đã khiến chúng tôi tin tưởng hơn vào một tương lai tươi sáng cho mảnh đất vùng cao núi đá với rất nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn này.
Bình Minh/congluan.vn
https://congluan.vn/mot-tiet-hoc-dac-biet-o-meo-vac-post84106.html