Syndicate content

Thời sự ICT

Mỗi doanh nghiệp hãy nhìn ra một "nỗi đau" của đất nước và giải bằng công nghệ

Tóm tắt: 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mỗi doanh nghiệp (DN), mỗi người dân hãy nhìn ra một "nỗi đau" của đất nước và giải quyết bằng công nghệ, từ đó đưa DN và đất nước phát triển.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mỗi doanh nghiệp (DN), mỗi người dân hãy nhìn ra một "nỗi đau" của đất nước và giải quyết bằng công nghệ, từ đó đưa DN và đất nước phát triển.

Người đứng đầu ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia phát triển DN công nghệ số lần thứ 2 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 23/12.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dâ

DN vĩ đại khác biệt ở khả năng "tái sinh"

Phát biểu kết luận tại diễn đàn sau 1 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, DN vĩ đại khác DN bình thường ở chỗ nó có khả năng tái sinh. Ví dụ như IBM, đầu tiên họ làm máy tính, máy chủ nhưng hiện tại IBM còn là một DN sản xuất máy tính nữa hay mới nhất là Microsoft, DN này đặt ra mục tiêu 10 năm sẽ tái tạo một lần, làm mới mình, để có thể tồn tại lâu dài.

Từ đó, Bộ trường cho rằng, nhiều DN chủ động tái sinh, do đặt ra mục tiêu tạo ra không gian mới, như Microsoft, nhưng cũng có những DN lại do tác động xung quanh hay có những DN cần một chương trình như Make in Vietnam để tái sinh. 

Để dẫn chứng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nói về câu chuyện của Misa 1 năm trước đây, Bộ trưởng đã đặt ra bài toán cho Misa về nền tảng phần mềm kế toán, để một người kế toán ở Hà Nội có thể thực hiện công việc này cho một DN ở vùng biên giới. "Đến hôm nay, Misa nói rằng nền tảng này đã sẵn sàng. Điều đó có nghĩa Misa đã thay đổi vì lời kêu gọi của đất nước, chuyển mình từ một ứng dụng CNTT sang một ứng dụng nền tảng", Bộ trưởng chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, Chính phủ Việt Nam là một chính phủ hành động, chứ không chỉ niềm tin, như Diễn đàn ngày hôm nay hay "ngày thứ 6 công nghệ" mà Bộ giới thiệu các sản phẩm mang tính chất nền tảng, giải bài toán Việt Nam và đảm bảo ATTT. 

"Chương trình này quan trọng không chỉ với những DN nhỏ it người biết đến mà còn với cả những công ty lớn như FPT cũng mong muốn giới thiệu sản phẩm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Với câu hỏi về vấn đề "cởi trói" chính sách cho các DN số phát triển, Bộ trưởng cho biết, nói đến chuyển đổi số là nói đến chuyện thay đổi vận hành, thay đổi chính sách, vì vậy, các quốc gia trên thế giới mới nghĩ đến sandbox (cơ chế thử nghiệm). Nhưng để ra được một sandbox lại liên quan đến nhiều quy định của bộ ngành. "Bộ TT&TT sẽ là cơ chế một cửa để các DN công nghệ số tìm đến khi gặp khó khăn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, để đưa các hoạt động xã hội lên môi trường số, có hai việc quan trọng, đầu tiên là định danh số - để có thể dùng tên mình thực hiện các hoạt động trên nền tảng số và chữ ký số cá nhân, hiện tại mới chỉ có chữ ký số cho DN. Lãnh đạo Bộ TT&TT đã đặt ra yêu cầu trong năm 2021 phải giải xong câu chuyện chữ ký số cá nhân với mức giá chỉ khoảng 10.000 - 20.000 đồng/năm. Việc thứ hai là thanh toán số với Mobile Money, thay vì thẻ ngân hàng. "Hai việc này sẽ tạo ra không gian rộng cho các DN công nghệ số phát triển", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: các DN công nghệ số nên tiếp cận vùng nông thôn, những nơi khó khăn nhất.
CMCN 4.0 chỉ dành cơ hội cho không quá 10 nước

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các cuộc cách mạng đều dành cho những nước đang phát triển trở thành nước phát triển và chỉ lựa chọn khoảng 5-6 nước, chứ không dành cho tất cả. CMCN 4.0 cũng như vậy, cũng chỉ dành cho không quá 10 nước và dành cho những "người đi đầu". Ở cuộc CMCN lần thứ 3, Việt Nam đi sau 20-30 năm nên đặt vấn đề bao gồm theo kịp, đi cùng và vượt lên. 

Nhưng với CMCN 4.0, Việt Nam với các nước phương Tây ở cùng một điểm xuất phát. Chưa kể đến, ở những cuộc cách mạng mới, những nước đã phát triển thường không muốn thay đổi. 

"Như với thanh toán tiền di động (Mobile Money), nước phát triển mạnh nhất tiện ích này lại là Kenya cách đây 13 năm, bởi vì chỉ những người khó khăn, nghèo khó, có khát vọng vươn lên mới là những nước đi đầu, Do đó, ở CMCN 4.0, công cuộc chuyển đổi số, Việt Nam hãy là nước đi đầu, bứt phá vươn lên và đưa sản phẩm đi ra toàn cầu", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Chưa kể đến, khác với các cuộc cách mạng khác, CMCN 4.0 có một đặc điểm đó là người dùng là yếu tố quyết định, thay vì "ai nắm công nghệ là người quyết định". Do đó, CMCN 4.0 sẽ tạo cơ hội cho những nước đi đầu về mặt ứng dụng, những nước dám thay đổi thể chế, mô hình hoạt động. 

"Trong Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ XIII có nhiều điểm mới, trong đó chính thức tuyên bố khát vọng Việt Nam, hùng cường thịnh vượng, là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Chúng ta chọn con đường khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, CMCN 4.0 và chuyển đổi số. Việt Nam sẵn sàng thay đổi mô hình để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia", Bộ trưởng khẳng định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, CMCN 4.0 còn rất "nhân văn", giúp cho những người nghèo nhất, khó khăn nhất được tiếp cận những dịch vụ tốt nhất, với giá gần như bằng 0. Bởi vì, công nghệ số là các nền tảng (platform), càng nhiều người dùng thì giá thành càng rẻ. Vì thế, với dân số gần 100 triệu như Việt Nam, giá sẽ gần như bằng 0 nếu tính chi phí phát triển chia cho đầu người. Đó là chưa kể, càng dùng nhiều bao nhiêu, nền tảng sẽ càng thông minh bấy nhiêu. 

Vì thế, Bộ trưởng cho rằng, các DN công nghệ số nên tiếp cận vùng nông thôn, những nơi khó khăn nhất, như việc phát triển các sàn thương điện tử để giao thương giữa vùng đồng bằng với các tỉnh biên giới.

80% "nỗi đau" ở Việt Nam cũng là của toàn cầu

Từ đó, Bộ trưởng cho rằng, công nghệ số với khái niệm nền tảng phục vụ cho hàng chục triệu người dùng, không phải đào tạo từng người khi được thiết kế đơn giản để bất kì ai cũng có thể sử dụng và đẩy nhanh chuyển đổi số. Câu chuyện DN công nghệ số Việt Nam không chỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP đất nước mà còn làm thay đổi Việt Nam.

Để dẫn chứng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra câu chuyện giới thiệu phần mềm khám chữa bệnh từ xa, để mỗi người dân dùng smartphone có thể được tư vấn bởi bác sĩ trên toàn quốc, từ đó nâng tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân hay với ứng dụng DrAid, giúp sức một bác sĩ ở huyện cũng có thể chẩn đoán hình ảnh chính xác, để bệnh nhân không cần phải lên tuyến trên.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng cho rằng, mỗi DN, mỗi người dân hãy nhìn ra một "nỗi đau" của đất nước và giải quyết bằng công nghệ. Nếu giải tốt "nỗi đau" thì sẽ không bao giờ thất bại vì rủi ro là rất nhỏ, để từ đó đi lên, DN và đất nước phát triển. Bộ trường khẳng định, 80% "nỗi đau" đó sẽ giống các nước trên toàn cầu vì bài toán của các nước không khác nhau nhiều.

Bộ trưởng đã đưa ra câu chuyện của Viettel, thành công ở các nước cũng vì giải bài toán giống như ở Việt Nam. "Mạng di động có nhiều điểm giống với platform, càng nhiều người dùng thì chi phí càng rẻ. Chuyển đổi số làm tốt hơn cái đáng có, lại có giá thành rẻ hơn thì sẽ thành công", Bộ trưởng nhấn mạnh,

Nhận xét về diễn đàn được tổ chức ngày hôm nay, Bộ trưởng cho rằng, các diễn giả Việt Nam đều rất tự tin, điều mà trước đây chỉ thấy ở các diễn giả nước ngoài tham gia. Các DN Việt Nam đều nói những câu chuyện lớn, suy nghĩ lớn, trình bày rất thuyết phục bởi vì đều là những người làm, nói chuyện DN mình. "Vì thế, tôi rất tin tưởng các mục tiêu như Make in VietNam, phát triển DN công nghệ số sẽ thực hiện được. Năm 2025 sẽ có 100.000 DN công nghệ số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thêm.

Nguồn: Nguyễn Khiêm/ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Đưa những dấu chân số của Việt Nam xa hơn và đậm nét

Tóm tắt: 

"Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam" là chủ đề và nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội thảo Ngày Internet Việt Nam 2020...

"Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam" là chủ đề và nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội thảo Ngày Internet Việt Nam 2020 được tổ chức hôm nay 16/12/2020.

Sự kiện do Hiệp hội Internet Việt Nam chủ trì được tổ chức lần đầu vào năm 2012 để kỷ niệm ngày Việt Nam chính thức hòa mạng Internet: ngày 19/11/1997.

Cuộc dịch chuyển diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết cách đây hơn 20 năm, khi Việt Nam lần đầu tiên kết nối Internet, chúng ta đã đặt những dấu chân số đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới - không gian mạng. Kể từ đó đến nay, chúng ta đã đi được một hành trình dài, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng: CĐS sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn

Theo Thứ trưởng, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Công nghệ số phát triển cho phép chúng ta đưa toàn bộ hoạt động của mình lên không gian mạng thay vì chỉ đơn giản là số hóa tài liệu, số hóa quy trình như trước đây. Cuộc dịch chuyển này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn hơn bao giờ hết trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thứ trưởng đưa ra các nhận định: Nếu như trước đây chúng ta nói về hạ tầng viễn thông, thì nay chúng ta nói về hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và điện toán đám mây. Nếu như trước đây chúng ta triển khai các ứng dụng, rồi chúng ta triển khai các hệ thống thông tin, thì nay chúng ta chỉ cần đơn giản sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các nền tảng số. Nếu như trước đây chúng ta chú trọng vào mua sắm thiết bị phần cứng, rồi chúng ta chú trọng đến các phần mềm, thì nay chúng ta chú trọng vào làm chủ dữ liệu và phân tích dữ liệu. Nếu như trước đây chúng ta nói về giao tiếp giữa người với người, thì nay chúng ta quan tâm đến cả giao tiếp giữa máy với máy. Nếu như trước đây chúng ta nói về không gian địa chỉ IPv4 thì nay là sự dịch chuyển sang không gian địa chỉ IPv6, hỗ trợ số lượng không giới hạn các thiết bị thông minh có thể kết nối mạng. Nếu như trước đây quy luật cạnh tranh là cá lớn nuốt cá bé, thì nay là cá nhanh nuốt cá chậm.

"Muốn hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thực hiện công cuộc CĐS nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, rộng hơn nữa", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

5 điểm cùng hành động

Nhân ngày Internet việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh với cộng đồng Internet Việt Nam một số nội dung lớn mang tính định hướng để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng nhau hành động như sau:

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận Internet theo tinh thần Internet cho tất cả mọi người, hướng tới phổ cập Internet toàn dân. Thực hiện mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Mỗi người dân có một điện thoại thông minh; Mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.

Thứ hai, phát triển hạ tầng số quốc gia đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh IoT và giao tiếp máy - máy. Chuyển đổi hoàn toàn Internet Việt Nam sang không gian địa chỉ IPv6. Đưa Việt Nam trở thành điểm trung chuyển, thành Hub Internet của khu vực.

Thứ ba, phát triển hệ sinh thái các nền tảng số đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam và đi ra thế giới. Mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số "Make in Viet Nam". Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số "Make in Viet Nam" có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

Thứ tư, đặt nhiệm vụ làm chủ hạ tầng số quốc gia, làm chủ không gian mạng quốc gia, bảo vệ chủ quyền số quốc gia là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu. Bản chất của Internet là mở, dựa trên công nghệ mở, giao thức mở. Doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ và ứng dụng công nghệ của thế giới, từ đó làm chủ hạ tầng Internet và không gian mạng Việt Nam.

Tại Diễn đàn công nghệ mở 2020, Bộ TT&TT và cộng đồng công nghệ đã cùng nhau cam kết và lựa chọn chiến lược mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Viet Nam.

Thứ năm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bao gồm: an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và an ninh thông tin. Phổ cập dịch vụ số đi đôi với việc phổ cập dịch vụ an toàn, an ninh mạng cho xã hội.

Trên tinh thần đó, Thứ trưởng nhấn mạnh Ngày Internet Việt Nam năm 2020 là cơ hội để chúng ta nhìn lại chặng đường phát triển hơn 20 năm của Internet Việt Nam. "Quan trọng hơn, đó là cùng nhau thể hiện một khát vọng lớn lao để đưa những dấu chân số của Việt Nam ngày càng đi xa hơn và in dấu đậm nét trên không gian mạng toàn cầu".

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đi thăm các gian trưng bày công nghệ số đóng góp CĐS

Khẳng định vai trò của Internet trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA cho biết Ngày Internet Việt Nam là ngày được cộng đồng xã hội quan tâm và Internet trở thành thành thiết yếu đối với cuộc sống. Internet cũng mang lại triển vọng lớn hơn khi Việt Nam là 1 trong 20 nước có số người sử dụng Internet cao. Đây là triển vọng để tiếp tục phát triển Internet, hệ sinh thái chuyển đổi số và thực hiện khát vọng CĐS Việt Nam.

Thế giới và quốc tế đánh giá về VN như thế nào qua 3 trụ cột CĐS Việt Nam

Để biết được vị thế Việt Nam ở đâu trên không gian mạng, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa chia sẻ những đánh giá của quốc tế về 3 trụ cột của Đề án CĐS quốc gia. Đề án đã xác định 3 trụ cột chính là chính phủ số, xã hội số và kinh tế số và 8 ngành ưu tiên CĐS.

Chia sẻ tại sự kiện về những đánh giá quốc tế về các chỉ số theo 3 trụ cột, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết Việt Nam năm 2019 xếp thứ 86 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử (CPĐT), tăng 2 bậc năm 2018. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6 về Chỉ số CPĐT.

Trong các chỉ số thành phần theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, chỉ số hạ tầng viễn thông, Việt Nam xếp hạng thứ 69 tăng 31 bậc, chỉ số dịch vụ trực tuyến xếp hạng 81, Chỉ số nguồn nhân lực xếp hạng 117. Trong Đông Nam Á, chỉ số dịch vụ trực tuyến, Việt Nam đứng thứ 5, về nguồn nhân lực đứng thứ 7, hạ tầng viễn thông đứng thứ 5.

Về kinh tế số Việt Nam, theo lĩnh vực hẹp ICT năm 2020, Việt Nam có tổng số 45.000 DN, tổng doanh thu ước tính đạt 126 tỷ USD, tăng trưởng 2,2%. Tỷ trọng thương mại hàng hóa CNTT-TT của Việt Nam năm 2019 chiếm hơn 30% tổng xuất khẩu của quốc gia và chiếm 3% tỷ trọng xuất khẩu CNTT-TT, theo UNCTAD.

Về kinh tế số dựa trên Internet, theo báo cáo e-Conomy của Google, số người dùng Internet của Việt Nam tăng vọt trong thời gian qua trên toàn cầu và trong Đông Nam Á. Trên toàn cầu, Việt Nam tăng 41%, cao nhất trong Đông Nam Á. Tuy nhiên, số người dùng mới chủ yếu ở thành thị, trong khi đó nông thôn người dùng mới là 24%.

Theo đó, ông Đường lưu ý DN viễn thông, Internet cần có thể thúc đẩy trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội thảo

Cũng về kinh tế số dựa trên Internet, ông Đường thông tin Việt Nam cũng đạt tăng trưởng kinh tế Internet 16%, cao nhất trong Đông Nam Á, đạt hơn 14 tỷ USD trong năm 2020, tiếp theo là Indonesia.

Về xã hội số, theo đánh giá của GSMA Intelligent, có 5 chỉ số chính của xã hội số gồm Hạ tầng kết nối, định danh số, công dân số, phong cách số, thương mại số. Chỉ số hạ tầng kết nối, từ 2016 – 2019, Việt Nam tăng 18 điểm về hạ tầng kết nối, gấp 2 lần mức tăng trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng vẫn thấp hơn nước đứng đầu đến 30 điểm.

Về chỉ số định danh số, từ 2016 – 2019, Việt Nam tăng 21 điểm về định danh số, gấp 2,3 lần mức tăng trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với những chỉ số phát triển ICT, ông Đường cho biết CĐS Việt Nam rất cần sự cộng tác và chia sẻ của các bộ, ngành, địa phương.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Lai Châu và cuộc chuyển đối “không có gì để mất”

Tóm tắt: 

Chuyển đổi số là lợi thế của các tỉnh nghèo do không phải đầu tư quá nhiều. Quan trọng là quyết tâm, kiên định của người đứng đầu, sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị.

Chuyển đổi số là lợi thế của các tỉnh nghèo do không phải đầu tư quá nhiều. Quan trọng là quyết tâm, kiên định của người đứng đầu, sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị.

Trong buổi làm việc với tỉnh Lai Châu chiều ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về thể chế hơn là công nghệ. Do đó, đây sẽ là lợi thế của các tỉnh nghèo, khó khăn nếu đặt quyết tâm và có suy nghĩ đột phá.

Chuyển đổi số hướng tới chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là nội dung chính trong buổi làm việc của đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn làm trưởng đoàn.

Buổi làm việc của đoàn công tác với UBND tỉnh Lai Châu

Việc triển khai các chương trình này ở Lai Châu đã góp phần phát huy vai trò của cộng đồng, đa số người dân đã chuyển từ thụ động sang chủ động lựa chọn nội dung ưu tiên, đóng góp công sức và tích cực tham gia thực hiện. Người dân tự nguyện hiến được 914.368 m2 đất, 65.671 ngày công lao động, tiền mặt 2.881 triệu đồng; tích cực tham gia phát triển sản xuất, thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả... Thu nhập bình quân GRDP đầu người năm 2020 ước đạt 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,49% (theo chuẩn nghèo đa chiều); dự kiến đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí toàn tỉnh là 15,5 tiêu chí/xã...

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu: "Chương trình mục tiêu quốc gia có nhiều kết quả tốt tại địa phương"

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Đoàn công tác một số nội dung như: Sớm ban hành và có hướng dẫn triển khai các Chương trình MTQG trong giai đoạn tới; có cơ chế, chính sách tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện, đặc biệt ưu tiên nguồn lực cho việc bố trí sắp xếp dân cư, địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khan. Để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đề nghị xem xét nâng mức và ưu tiên nguồn lực bố trí cho việc đầu tư phát triển rừng của tỉnh như nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng, nâng mức hỗ trợ trồng rừng...

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đánh giá cao những kết quả đạt được và những nỗ lực của tỉnh; ghi nhận những kiến nghị, đề xuất để đề nghị với các Bộ, ngành Trung ương.

Chuyển đổi số: Ít tiền cũng có thể thành công

Trên địa bàn hiện có 2 doanh nghiệp bưu chính. Trong năm, các đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, doanh thu đạt gần 18 tỷ đồng, bán kính phục vụ bình quân đạt 5,22km/điểm giao dịch. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính ngày càng được các cấp, ngành quan tâm.

Thành phố Lai Châu

100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh có cáp quang, sóng di động, tỷ lệ xã được phủ sóng 2G, 3G, 4G ngày càng cao; 99,1% xã có internet băng rộng. Toàn tỉnh có gần 40.000 thuê bao điện thoại, đạt bình quân 75 thuê bao/100 dân và có gần 30.000 thuê bao internet băng thông rộng, bình quân gần 10 thuê bao/100 dân. Doanh thu từ dịch vụ viễn thông tăng trưởng khoảng trên 10%/năm, năm 2020 ước đạt 300 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng.

Hạ tầng công nghệ được đầu tư, trang bị khá đầy đủ. An toàn, an ninh mạng luôn được chú trọng. Toàn tỉnh có 3 cơ quan báo chí, 4 cơ quan thường trú của báo Trung ương và 18 trang thông tin điện tử, 8 ấn phẩm mang tính báo chí. Phần mềm quản lý văn bản điều hành được triển khai từ huyện, thành phố tới các xã, thị trấn. Cán bộ, công chức, viên chức đã sử dụng hòm thư điện tử và khai thác các ứng dụng của công nghệ.

Bên cạnh đó, ngành TT&TT cũng gặp một số khó khăn do hạ tầng thiếu đồng bộ, tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng còn thấp. Kinh phí hàng năm bố trí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước còn hạn chế; tỷ lệ người dân được sử dụng các phương tiện nghe nhìn toàn tỉnh mới đạt 85%...

Sở TT&TT và một số doanh nghiệp viễn thông kiến nghị Bộ TT&TT tiếp tục triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hỗ trợ dịch vụ cho người nghèo và các khu vực kinh tế khó khăn; lựa chọn Lai Châu là đơn vị thụ hưởng trong thực hiện chương trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông quan tâm đầu tư, mở rộng phạm vi phục vụ, cung cấp dịch vụ…

Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn Bộ TT&TT sẽ có những giải pháp để thu hút các doanh nghiệp CNTT về với tỉnh; Về chuyển đổi số, mong Bộ hỗ trợ xây dựng phần mềm hoặc nền tảng giúp quản lý tài nguyên rừng, nguồn nước, thủy điện,… đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đầu tư, nâng cao vùng phủ sóng viễn thông.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn: "Chuyển đổi số là lợi thế của các tỉnh nghèo do không phải đầu tư quá nhiều"

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tăng cường phối hợp, sử dụng chung hạ tầng cơ sở, đoàn kết hợp tác và nâng cao chất lượng phục vụ. Bưu điện cần sớm rà soát, bổ sung đầu tư, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống bưu điện văn hóa tuyến xã cũng như tăng cường quảng bá và đưa sản phẩm đặc sắc lên các sàn thương mại điện tử. Tỉnh nên có Nghị quyết riêng về chuyển đổi số, giao Sở TT&TT làm đầu mối xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Bộ sẽ hỗ trợ tối đa để xây dựng chiến lược này.

“Chuyển đổi số là lợi thế của các tỉnh nghèo do không phải đầu tư quá nhiều. Quan trọng là quyết tâm, kiên định của người đứng đầu, sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị” , Thứ trưởng khẳng định.

Chuyển đổi số tập trung vào ba mảng chính là chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Trong đó, chính phủ số sẽ là kết nối dữ liệu, tỉnh nên tập trung đẩy nhanh hoàn thành dịch vụ công cấp độ 4 vì đã hội đủ các điều kiện để thực hiện. Về xã hội số, tỉnh nên chú trọng lĩnh vực giáo dục và y tế trước. Về kinh tế số nên chú trọng phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ để tạo bước đột phá. Bên cạnh đó, chú trọng đón đầu, tận dụng các xu hướng công nghệ mới để phát triển kinh tế.

Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh tiếp tục chủ động, ngăn ngừa hiệu quả thông tin xấu, độc hại. Báo chí phát huy vai trò, nâng cao chất lượng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về Lai Châu thông qua chiến dịch truyền thông nhằm thu hút đầu tư, kích cầu du lịch.

Bộ TT&TT và UBND tỉnh đã công bố Biên bản Ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 -2025. Theo đó, Bộ TT&TT và UBND tỉnh chủ động trao đổi thông tin và phối hợp trong triển khai các hoạt động như: phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng hạ tầng logistic; phát triển cơ sở hạ tầng mạng bưu chính công cộng; triển khai mã địa chỉ bưu chính đến từng hộ gia đình; triển khai phát triển mạng 5G; thực hiện các chiến dịch làm sạch mã độc; diễn tập phòng, chống, xử lý tấn công mạng.

Nguồn: Đức Huy/mic.gov.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền, thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng

Tóm tắt: 

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng (ATANM) Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2020 với chủ đề: "An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam - Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia", sự kiện hàng đầu, nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng trong năm 2020 tại Việt Nam, đã được tổ chức ngày 2/12 tại Hà Nội.

Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Cường quốc an ninh mạng cũng như là cường quốc quân sự. Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng (ATANM) Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Trách nhiệm này đặt trên vai các doanh nghiệp (DN) an toàn, an ninh mạng. Đây cũng là trách nhiệm của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)".

Muốn làm tốt việc này, theo Bộ trưởng, phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM, phải xây dựng được một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh.

Bộ trưởng bày tỏ vui mừng khi VNISA lấy chủ đề ngày ATTT năm nay là "ATANM Make in Vietnam - Yếu tố then chốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia".

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, một sự kiện rất lớn của lĩnh vực ATANM Việt Nam là tuyên bố Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100%. Rất ít nước trên thế giới làm được điều này.

"Đây là tự hảo Việt Nam. Chúng ta rất đáng tự hào về điều này. Hiệp hội và các DN ATANM Việt Nam rất nên tự hào về điều này vì chính các bạn đã làm được điều đó".

Theo Bộ trưởng, cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về an ninh mạng trong thế giới ảo. Niềm tin sẽ số trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này. Các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ họ sử dụng là công nghệ mở. Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng. Công nghệ mở cũng sẽ giúp cho thế giới được hòa bình vì không một quốc gia nào là Super Power về công nghệ.

Nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó được sử dụng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng nguồn mở. Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu xem trình diễn những giải pháp, sản phẩm ATANM Make in Vietnam tại Hội thảo

Bộ trưởng yêu cầu các DN ATANM phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các DN phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT phải được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

"Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh mạng làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực ATANM, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau. Ngoài DN, ngoài công cụ thì cần phải có các cá nhân xuất sắc. Vì công cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết. Những lỗ hổng chưa biết chỉ có các chuyên gia mới xử lý được. Ví dụ như khi kẻ địch tung ra một loại virus mới thì công cụ đã có không thể xử lý được. Chỉ có chuyên gia giỏi mới ra được vắc-xin mới để xử lý. Nước nào ít người giỏi, ra chợ vắc-xin thì sẽ gặp nguy hiểm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đội ngũ này, theo Bộ trưởng, có thể nằm ở các DN. Hiệp hội và Cục ATTT nên cân nhắc đứng ra liên kết mạng lưới này. Việc tiếp hợp các sự kiện của Hiệp hội và Cục ATTT là một cách tiếp cận tốt. Bộ TT&TT luôn coi Hiệp hội ATTT như một bộ phận quan trọng trong hệ thống ATANM quốc gia.

Phổ cập ATANM để thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân, toàn diện

Nói về chuyển đổi số, Bộ trưởng cho biết đây là công cuộc toàn dân và toàn diện, ứng dụng số sẽ là phổ cập. Vì vậy, đảm bảo ATANM cũng phải được phổ cập. Muốn phổ cập thì phải rẻ, phải dễ dùng. Các DN ATTT phải có cách tiếp cận mới để phổ cập ATANM tới mọi cá nhân, tổ chức. Đó có thể là các sản phẩm ATANM được phát triển dưới dạng các nền tảng. Đó có thể là cung cấp dịch vụ ATANM như dịch vụ hay cung cấp dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao… Đó cũng thể là công khai giá cơ bản của các sản phẩm ATANM.

Bộ TT&TT khuyến khích các DN ATANM có những cách tiếp cận mới cả về công nghệ và marketing, để sớm phổ cập sản phẩm dịch vụ ATANM tới mọi người và mọi tổ chức.

Bộ trưởng cũng đề nghị VNISA nên nhận về mình một số công việc mới, không chỉ hỗ trợ các DN mà hỗ trợ người dân và xã hội. Đó có thể là soạn thảo và phổ cập cuốn cẩm nang về ATTT mạng dành cho tổ chức, DN và người dân. Đó có thể miễn phí và phổ cập phần mềm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Chiếc iPhone, iPad sẽ chỉ truy cập được vào các trang web lành manh, an toàn.

VNISA nên đề cao sứ mệnh của mình đối với xã hội. Sứ mệnh lớn không chỉ là trách nhiệm, sứ mệnh lớn mới tạo ra không gian lớn, năng lực lớn, mới liên kết sức mạnh. Sứ mệnh lớn mới kêu gọi được sự ủng hộ toàn dân, toàn xã hội và quản lý nhà nước. Chỉ khi đó các DN mới phát triển lớn mạnh được. Vì lợi ích lâu dài của chính mình, Hiệp hội và các DN, hãy lấy sứ mệnh quốc gia làm sứ mệnh của mình.

Bộ trưởng cũng cho biết: Việt Nam cần tham gia, đóng góp tích cực hơn cho các hoạt động ATANM quốc tế, đặc biệt là các hoạt động do Liên minh Viễn thông quốc tế khởi xướng.

"Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế, đóng góp cho thị trường quốc tế, các DN lớn mạnh, sản phẩm ATTT chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này. Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng. Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống mới của chúng ta. Hãy cùng thống nhất nhận thức và phối hợp hành động để cùng hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược này", Bộ trưởng khẳng định.

DN ATTT cam kết đối với xã hội các dịch vụ an toàn mạng cơ bản, chất lượng

Đồng quan điểm với Bộ trưởng, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, nguyên thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh: "Năng lực bảo đảm ATTT của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng do các DN Việt Nam làm chủ.

Chủ tịch VNISA: Hội thảo năm nay là một diễn đàn quan trọng nhằm gắn kết "3 nhà"

Hội thảo năm nay là một diễn đàn quan trọng nhằm gắn kết "3 nhà": Các DN an toàn, an ninh mạng; Các đơn vị sử dụng dịch vụ, sản phẩm an toàn, an ninh mạng và các cơ quan xây dựng chính sách của nhà nước.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, Chủ tịch VNISA cho biết Hiệp hội sẽ liên kết các DN ATTT Hội viên để đưa ra những cam kết đối với xã hội về các dịch vụ an toàn mạng cơ bản có chất lượng tốt, miễn phí theo chính sách Freemium và linh hoạt, dễ tiếp cận nhờ sử dụng mô hình dịch vụ Security-as-a-Service (SaaS) trên nền tảng điện toán đám mây, tiến tới phổ cập các dịch vụ này.

Theo Chủ tịch VNISA, trách nhiệm góp phần phát triển nguồn nhân lực ATANM của đất nước được VNISA được thể hiện qua các hoạt động thiết thực, như chủ trì tổ chức cuộc thi sinh viên với ATTT suốt 13 năm qua, mở rộng ra các nước ASEAN trong 2 năm cuối.

Sắp tới, Hiệp hội sẽ phối hợp với các tổ chức liên quan, tổ chức cuộc thi nhận thức về ATTT hướng tới đối tượng là các em học sinh phổ thông, đồng thời liên kết với các DN có giải pháp hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên không gian mạng để hỗ trợ nhà trường và phụ huynh trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, VNISA cam kết sẽ tiếp tục tham gia tích cực với vai trò trách nhiệm cao trong quá trình triển khai các chương trình, đề án của Chính phủ về ATANM.

4 hành động lớn để phát triển hệ sinh thái ATANM

Chia sẻ về quan điểm phát triển hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng, Cục trưởng Cục ATTT Nguyễn Thành Phúc cho biết: "Tự chủ công nghệ sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATANM là giải pháp căn cơ để đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam là tiền đề để phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Mỗi cơ quan, DN đều có ít nhất 1 DN, tổ chức ATANM chuyên nghiệp trong nước bảo đảm ATANM".

Ông Nguyễn Thành Phúc (ngoài cùng bên phải) trao chứng nhận cho các DN làm chủ nền tảng điện toán đám mây Việt trong khuôn khổ Hội thảo

Với quan điểm như vậy, Bộ TT&TT thực hiện 4 hành động lớn gồm: Thúc đẩy hoạt động Liên minh phát triển hệ sinh thái, Ban hành tiêu chí kỹ thuật, đánh giá chất lượng; Thúc đẩy nhu cầu thị trường; Truyền thông, giới thiệu sản phẩm.

Với 4 hành động như vậy, ông Phúc cho biết tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT tăng nhanh, dịch vụ tăng trưởng, có những sản phẩm ATTT xuất sắc được bình chọn trong năm 2020. Tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT trong 5 năm qua tăng cao (năm 2015 có khoảng 5% sản phẩm nội địa ATTT, đến nay đạt 91% và hướng tới 100% vào năm 2021).

Về tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa với sản phẩm nước ngoài tăng 15% từ năm 2018 lên 39% năm 2019 và đến nay là 45%, hy vọng tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo.

Về tăng trưởng doanh thu dịch ATTT năm 2016 là 400 tỷ đồng đến năm 2020 dự kiến đạt 900 tỷ đồng và năm 2019 tăng 23% so với năm 2018. Năm 2020 tăng so với năm 2019 là 30% cho thấy hệ sinh thái sản phẩm ATTT tăng trưởng mạnh. Năm 2020, có một số sản phẩm ATTT được bình chọn xuất sắc như các sản phẩm của Viettel, Bkav, CMC, CyRadar.

Trong thời gian tới, ông Phúc cho biết Bộ TT&TT định hướng sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách như Đề án phát triển công nghiệp ATANM và Quyết định mua sắm máy móc, thiết bị bảo đảm ATTT; Thúc đẩy phát triển thị trường với phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng make in Vietnam đạt 100%; Giá trị thị trường ATANM năm 2021 tăng 30% so với năm 2020; Tỷ lệ đầu tư cho ATANM năm 2021, tăng 3 - 4 lần so với năm 2020.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bộ trưởng TT&TT: Việt Nam làm 5G không chậm

Tóm tắt: 

“Có tin rất vui là khi triển khai diện rộng 5G thì chúng ta sẽ có thiết bị 5G Việt Nam, và chắc chắn rằng chất lượng tốt, giá rẻ hơn, sẽ tiết kiệm chi phí cho các nhà mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

“Có tin rất vui là khi triển khai diện rộng 5G thì chúng ta sẽ có thiết bị 5G Việt Nam, và chắc chắn rằng chất lượng tốt, giá rẻ hơn, sẽ tiết kiệm chi phí cho các nhà mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng nay (6/11), ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho hay, công nghệ 5G là công nghệ đang được phát triển rất nhiều trên thế giới. Trung Quốc hiện nay có 100 triệu thuê bao, tuy nhiên tổng chi phí đầu tư của Trung Quốc là 200 tỷ USD trong 5 năm.

ĐB Nguyễn Lân Hiếu

“Xin hỏi Bộ trưởng TT&TT là việc triển khai 5G của chúng ta như vậy có chậm trễ không và giải pháp nào để hạn chế tối đa sự tốn kém, lãng phí khi triển khai trên diện rộng?”, ĐB Hiếu đặt câu hỏi.

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá câu hỏi của ĐB Hiếu là một câu hỏi khó.

“Chúng ta làm 5G không chậm” Bộ trưởng khẳng định.

Theo ông, năm 2019 chúng ta đã thử nghiệm kỹ thuật, năm 2020 Liên minh viễn thông thế giới công bố chuẩn thì Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thương mại, tức là bắt đầu kinh doanh có thu phí, năm 2021 sẽ triển khai diện rộng.

Bộ trưởng cho hay, nhìn lại quá khứ, có thể thấy 2G Việt Nam đi cùng nhịp với thế giới, xếp hạng top cao của thế giới. Nhưng đến 3G và 4G nước ta chậm chân hơn từ 7-8 năm, và xếp hạng 108 năm 2017.

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Về chi phí triển khai 5G, Bộ trưởng cho biết, chúng ta triển khai 5G theo pha, pha 1 là làm ở các TP lớn, trung tâm đông người để khi chỗ 4G bị nghẽn. Đồng thời ta cũng triển khai ở các khu công nghiệp, khu nghiên cứu và trường đại học để phục vụ cho các công nghệ mới, chi phí không lớn.

Việc triển khai 5G là dựa trên hạ tầng đã có của 4G, nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn, tức 70% là dùng lại được.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam triển khai 5G với tinh thần sẽ dùng chung cơ sở hạ tầng. Hiện nay Bộ đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án và chắc trong năm nay sẽ ra quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị.

“Chúng ta làm 5G thì đồng thời tắt 2G, 3G để giảm chi phí khai thác cho các nhà mạng.

Có tin rất vui là khi triển khai diện rộng 5G thì sẽ có thiết bị 5G Việt Nam, và chắc chắn rằng chất lượng tốt, giá rẻ hơn, sẽ tiết kiệm chi phí cho các nhà mạng”, Bộ trưởng một lần nữa khẳng định.

Hương Quỳnh - Thu Hằng - Thành Nam/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Xử lý nghiêm việc đưa tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội​

Tóm tắt: 

Giữa lúc cả nước khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung, nhiều người lợi dụng sự lo lắng của cộng đồng để thông tin giả, tin thất thiệt, câu like, câu view trên mạng xã hội...

Giữa lúc cả nước khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung, nhiều người lợi dụng sự lo lắng của cộng đồng để thông tin giả, tin thất thiệt, câu like, câu view trên mạng xã hội...

Trường Tiểu học Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An ngập chìm trong biển nước. (Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao các Bộ Công an, Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi thông tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội.

Trước đó, ngày 23/10/2020, báo chí phản ánh giữa lúc cả nước khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung, nhiều người lợi dụng sự lo lắng của cộng đồng để thông tin giả, tin thất thiệt, câu like, câu view trên mạng xã hộigiả mạo tài khoản của những người nổi tiếng kêu gọi cứu trợ nhằm trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chẳng hạn như thông tin 'siêu bão cấp 17' sẽ đổ bộ vào miền Trung, khiến người dân rất hoang mang.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Công an, Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin truyền thông quốc tế nêu.

Ngày 23/10/2020, một hãng truyền thông quốc tế phản ánh theo thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong, Trung Quốc sẽ chia sẻ dữ liệu tại hai trạm thủy văn ở Vân Nam 2 lần/ngày, thông tin khẩn cấp về sự tăng giảm mực nước bất thường và xả lũ, những yếu tố có thể gây lũ bất ngờ cho vùng hạ du.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý./.

Nguồn: (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/xu-ly-nghiem-viec-dua-tin-bao-lut-sai-su-that-tren-mang-xa-hoi/675251.vnp
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bầu cử Mỹ: Các hãng công nghệ chặn việc đăng tải thông tin sai lệch

Tóm tắt: 

Twitter cho biết bắt đầu từ đêm bầu cử cho đến lễ tuyên thệ nhậm chức, hãng sẽ dán nhán cảnh báo đối các nội dung đăng tải từ một số tài khoản.

Twitter cho biết bắt đầu từ đêm bầu cử cho đến lễ tuyên thệ nhậm chức, hãng sẽ dán nhán cảnh báo đối các nội dung đăng tải từ một số tài khoản.

Cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 tại điểm bầu cử ở New York. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/11, Twitter đã thông tin chi tiết về kế hoạch hành động cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, trong bối cảnh số lượng lớn các lá phiếu bầu qua bưu điện có thể gây ra sự chậm trễ trong việc công bố kết quả cuối cùng.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Twitter cho biết bắt đầu từ đêm bầu cử cho đến lễ tuyên thệ nhậm chức, hãng sẽ dán nhán cảnh báo đối các nội dung đăng tải từ một số tài khoản, bao gồm cả tài khoản của các ứng cử viên và chiến dịch tranh cử, nếu chứa những nội dung tuyên bố chiến thắng trước khi có các tuyên bố chính thức.

Twitter cho hay chỉ các tài khoản có hơn 100.000 người theo dõi và có tương tác đáng kể mới bị xem xét dán nhãn.

Các công ty truyền thông xã hội đang chịu sức ép phải ngăn chặn các thông tin sai lệch liên quan đến bầu cử và chuẩn bị cho khả năng xảy ra bạo lực hoặc đe dọa trong cuộc bầu cử lần này.

Công ty Twitter cũng nhấn mạnh sẽ coi các quan chức bầu cử liên bang và các hãng truyền thông quốc gia như ABC News, Associated Press, CNN và Fox News như những nguồn chính thức về kết quả bầu cử.

Cùng ngày, Facebook thừa nhận sự cố kỹ thuật khiến một số quảng cáo chính trị vốn bị cấm trước đó, lại xuất hiện và được đăng tải lại trên nền tảng xã hội này.

Tờ The Wall Street Journal hồi cuối tuần trước dẫn một nghiên cứu của Dự án giám sát quảng cáo thuộc Đại học New York, chỉ ra những sự cố trên.

Theo The Wall Street Journal, bà Laura Edelson, một nhà nghiên cứu hợp tác tới Đại học New York, cho hay một vài trong số những quảng cáo bị dán nhãn thuộc các nhóm ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và có chứa thông tin sai lệch về ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Bà Edelson cho biết những quảng cáo này đã có hơn 3 triệu lượt chia sẻ trên Facebook, thậm chí một số quảng cáo đã được các bên thứ ba đăng tải lại.

Ngay sau đó, Facebook thông báo đã bắt đầu gỡ bỏ những bài đăng lại quảng cáo chính trị trên.

Theo The Wall Street Journal, các quảng cáo bị cấm trên do Dự án những nguyên tắc Mỹ, một nhóm bảo thủ, đăng tải.

Lý giải về điều này, bà Edelson cho rằng Facebook chỉ gỡ bỏ một số quảng cáo nhất định, song lại không chặn những bài đăng sau đó chứa nội dung tương tự với cách thức "sáng tạo" hơn.

Chuyên gia này cho rằng việc đăng tải lại các nội dung bị cấm cho thấy những bất cập khiến chính sách quản lý nội dung của Facebook chưa hoạt động hiệu quả.

Trước sức ép phải tăng cường quản lý nội dung đăng tải, Facebook đã siết chặt các quy định về quảng cáo chính trị trước ngày bầu cử chính thức 3/11.

Tháng trước, Facebook đã từ chối tổng cộng 2,2 triệu quảng cáo trên Facebook và Instagram và rút 120.000 bài viết được cho là cố tình "cản trở bỏ phiếu" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Hãng này cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với 70 hãng truyền thông chuyên biệt, trong đó có 5 hãng tại Pháp, để kiểm duyệt thông tin./.

Nguồn: Ngọc Ánh-Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=674936

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Ngành TT&TT quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2020, đóng góp phát triển đất nước

Tóm tắt: 

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước quý III năm 2020 tổ chức ngày 29/10.

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước quý III năm 2020 tổ chức ngày 29/10.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam sẽ phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Ngành TT&TT cần nhận sứ mệnh để đóng góp phát triển đất nước.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết miền Trung đang gặp bão lũ lớn. Báo chí đã thể hiện vai trò lớn trong việc kịp thời đưa, truyền tải thông tin. Lĩnh vực viễn thông phải nỗ lực đảm bảo thông tin liên lạc để hỗ trợ công tác cứu hộ, đảm bảo các xã bị ảnh hưởng bởi bão lũ vẫn duy trì trạm phát sóng để chính quyền địa phương có thể kịp thời chỉ đạo điều hành, người dân được đảm bảo thông tin liên lạc.

Theo đó, Bộ trưởng giao Cục Viễn thông chủ trì làm việc với các nhà mạng để xây dựng kế hoạch đảm bảo phát sóng, thông tin liên lạc trong lũ lụt. Tháng 11/2020, kế hoạch này phải trình Bộ phê duyệt. Các đơn vị thuộc Bộ cũng phải xây dựng kế hoạch cho các công tác quản lý nhà nước liên quan.

Quý vừa qua cũng ghi nhận thành quả về triển khai Bluezone khi ứng dụng đã đạt mốc 23 triệu lượt tải. Hải Dương là địa phương triển khai hiệu quả Bluezone phòng chống dịch Covid-19 trong đợt bùng phát thứ 2. Kinh tế sẽ tiếp tục mở cửa, do đó, Bộ trưởng yêu cầu  Cục Tin học hoá tiếp tục chủ trì, duy trì ứng dụng này.

Trong đợt Covid-19 bùng phát lần 2, Bộ trưởng cũng đánh giá cao báo chí, truyền thông, mạng xã hội Việt Nam, nhắn tin SMS, loa truyền thanh cơ sở tiếp tục phát huy vai trò.

Chỉ đạo công tác quý IV năm 2020, Bộ trưởng cho biết các đơn vị trong Ngành cần cố gắng hoàn thành kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh năm để đóng góp tăng trưởng của đất nước. Đặc biệt, các đơn vị chú trọng xây dựng kế hoạch công tác năm 2021 và chú ý đến các cơ hội phát triển sau Covid-19.

Bưu chính đã ra mắt mã địa chỉ bưu chính, cần phải đảm bảo chính xác địa chỉ để công tác chuyển phát đến hộ gia đình được đảm bảo.

Về triển khai 5G, Bộ trưởng cho biết cần xem xét, đáp ứng dịch vụ cho người dân, trước tiên sẽ cung cấp ở các thành phố lớn. Tháng 6/2021 sẽ thương mại hoá 5G diện rộng, tiến hành thử nghiệm các thiết bị 5G. Vừa qua, Viettel và Vingroup đã hợp tác phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB. Đây là sự kết hợp sức mạnh của hai loại hình doanh nghiệp (DN) nhà nước và tư nhân.

Về ứng dụng CNTT, lĩnh vực cần phải phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào cuối năm 2020, thúc đẩy chuyển đổi số. Báo chí cũng tập trung tuyên truyền liên tục về thúc đẩy chuyển đổi số.

Từng đơn vị, tổ chức phải có chiến lược chuyển đổi số trong năm 2020. Các cơ quan báo chí cũng phải có chiến lược chuyển đổi số. DN trong Ngành phải chuyển đổi số cho mình và sau đó hỗ trợ cho các tổ chức, DN khác.

Về lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT), Việt Nam đã đạt mức 90% sản phẩm trong hệ sinh thái ATTT là "Make in Vietnam". Có thể tự hào Việt Nam là nước trong số ít các nước trên thế giới có đầy đủ sản phẩm ATTT trong hệ sinh thái ATTT. Cần thúc đẩy sử dụng nền tảng "Make in Vietnam" để đảm bảo dữ liệu ở Việt Nam.

"Việt Nam có thể tự hào có nhiều sản phẩm ATTT và nhiều nền tảng số nhất. Covid-19 cho thấy Việt Nam có nhiều sản phẩm "Make in Vietnam". Chúng ta phải đi trước để dẫn dắt, để trở thành nước phát triển", Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phải tham vấn DN. Khi còn có các ý kiến khác nhau thì phải họp với lãnh đạo Bộ. Các DN cần nghiên cứu xu hướng, phản biện, đóng góp ý kiến, đề nghị chính sách và phải chung tay với cơ quan Nhà nước để xây dựng chính sách. Khi có đề xuất mới thì DN có thể đề xuất lãnh đạo Bộ. Các đơn vị thuộc Bộ phải coi các bộ phận làm chính sách ở DN, tổ chức thuộc mạng lưới của mình.

"Quản lý nhà nước phải có tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch, mục tiêu hàng năm đối với từng lĩnh vực. Bộ TT&TT và các Sở sẽ thực hiện công tác này", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Toàn cảnh Hội nghị giao ban

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh viễn thông – CNTT - công nghệ số giờ đây là một ngành và cơ quan quản lý nhà nước, các DN phải hiểu ba sức mạnh này thúc đẩy chuyển đổi số.

Báo chí Việt Nam, bên cạnh vai trò tạo sự đồng thuận xã hội, nay cần truyền khát vọng Việt Nam trở thành nước phát triển, tạo tiềm năng phát triển. Mục tiêu là để con người, đất nước Việt Nam phát triển.

"Việt Nam sẽ phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Đổi mới liên quan đến công nghệ số. Sáng tạo liên quan đến xây dựng thể chế. Vậy, ngành TT&TT cần nhận sứ mệnh để đóng góp phát triển đất nước", Bộ trưởng nói.

Cuối cùng, Bộ trưởng nhấn mạnh: Khi càng có nhiều khó khăn, thách thức thì càng có cơ hội để phát triển. Đơn vị, tổ chức cần nỗ lực hoàn thành công tác quý cuối của năm và xây dựng kế hoạch phát triển cho năm 2021.

Một số kết quả nổi bật của các lĩnh vực TT&TT

Theo báo cáo quý III của Bộ TT&TT, lĩnh vực bưu chính, sau giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, từ đầu tháng 5 đến nay, các DN bưu chính đã có những khởi sắc trong hoạt động cung cấp dịch vụ và đều có kết quả tăng trưởng, đặc biệt là các DN bưu chính chuyên chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử. 

Tính đến 21/10, số DN được cấp phép, xác nhận thông báo là 521 tăng 51 DN (tăng 11%) so với cuối năm 2019. Doanh thu bưu chính chuyển phát 9 tháng đầu năm 2020 đạt 23.3 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ 2019). Sản lượng bưu chính chuyển phát 9 tháng đầu năm 2020 đạt: 85.4 triệu thư (giảm 13% so với cùng kỳ 2019) và 590.6 triệu bưu kiện (tăng 46% so với cùng kỳ 2019).

Lĩnh vực viễn thông có tổng doanh thu dịch vụ viễn thông luỹ kế đến tháng 9/2020 đạt 97.875 tỷ tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu viễn thông tính riêng của tháng 9/2020 đạt 10.844 tỷ giảm 1,88% so với tháng trước (11,05 nghìn tỷ), trong đó: doanh thu di động tháng 9/2020 đạt 7,366 nghìn tỷ giảm 1,74% so với tháng 8/2020 (7,5 nghìn tỷ) và giảm 11,29% so với cùng kỳ 2019 (8,32 nghìn tỷ).

Về ứng dụng CNTT, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Nếu như trước Covid-19 chỉ có khoảng 40 bộ, tỉnh kết nối thì hiện đã có 85 bộ, tỉnh kết nối (61 tỉnh, 24 bộ ngành). Đến ngày 20/10/2020, khoảng 92,39% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (năm 2018 chỉ đạt 3%; năm 2019 đạt khoảng 27%).

Hiện nay, 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia, tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc có tỷ lệ khá cao, đạt 90,81%.

Về lĩnh vực công nghiệp ICT, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới đồng thời chịu tác động không nhỏ của làm sóng Covid-19 thứ 2 gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu trong nước song xuất khẩu phần cứng, điện tử vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/10/2020, giá trị xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt 73,6 tỷ USD tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 39,4 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên giá trị xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 34,2 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước tạo nên sự tăng trưởng của lĩnh vực.

Phần cứng điện tử đang là ngành hàng mang lại giá trị doanh thu xuất khẩu lớn nhất trong gần 10 tháng đầu năm 2020 (gồm điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện) và dự kiến vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu đến cuối năm 2020 giống như các năm trước. Giá trị xuất siêu khoảng 13,9 tỷ USD.

Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang suy giảm, lĩnh vực công nghiệp ICT tiếp tục giữ vững được sự tăng trưởng dù chưa đạt được mức tăng trưởng như các năm trước. Ước tính đến hết tháng 10/2020, tổng doanh thu công nghiệp CNTT, công nghiệp điện tử, viễn thông (Nội địa, FDI) đạt khoảng trên 100 tỷ USD tăng trưởng khoảng 7,61% so với cùng kỳ. Đến nay, với những tín hiệu tốt đến từ xuất khẩu so với hồi tháng 6/2020 (giảm 3,3%), công nghiệp ICT đã có bước hồi phục tốt, nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng hiện tại có thể ước đạt doanh thu trên 120 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Đến cuối tháng 10/2020, số lượng DN CNTT, điện tử viễn thông (nội địa, FDI) ước tính lên tới 42.000 DN, trong đó gần 470 DN FDI chiếm tỷ lệ 1,12%.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Viễn thông, CNTT, công nghệ số cần trở thành một ngành công nghiệp để các quốc gia tăng tốc chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên họp bàn tròn cấp Bộ trưởng thứ 3 trong khuôn khổ Hội nghị - Triển lãm thế giới số trực tuyến 2020 (ITU Digital World) diễn ra tối 22/10/2020.

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên họp bàn tròn cấp Bộ trưởng thứ 3 trong khuôn khổ Hội nghị - Triển lãm thế giới số trực tuyến 2020 (ITU Digital World) diễn ra tối 22/10/2020.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội nghị - Triển lãm Viễn thông thế giới (ITU Telecom World) nay trở thành ITU Digital World sau 50 năm lịch sử. Tên gọi mới, sứ mệnh mới, viễn thông, CNTT và công nghệ số giờ đây cần trở thành một ngành công nghiệp, không phải 3 ngành riêng rẽ, để tăng tốc chuyển đổi số. Đó là lý do vì sao ITU đổi tên sự kiện này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng ITU và các nước thành viên xây dựng thế giới số. Chúng ta sẽ đi cùng nhau vì chúng ta muốn đi xa.

Với chủ đề "Cùng nhau xây dựng thế giới số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng thế giới số liên quan đến cải cách thể chế nhiều hơn là công nghệ. Chúng ta khuyến khích mọi người thử nghiệm nhiều hơn. Sandbox là một phương pháp tốt. Dịch chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Và chúng ta còn một chặng đường dài trước mắt phải đi. ITU đóng vai trò dẫn dắt hành trình này.

Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn của thế kỷ. Nhiều người thiệt mạng, kinh tế đình trệ, các chính phủ đang tìm cách giải quyết. Theo Bộ trưởng, mỗi thách thức đều đi liền với cơ hội. Thách thức lớn đi cùng cơ hội lớn. "Để đương đầu với đại dịch chúng ta cần nỗ lực mang tính toàn cầu. ICT đã thể hiện vai trò quan trọng giúp các quốc gia đương đầu với đại dịch bằng cách kích hoạt làm việc, học tập từ xa và có vai trò thiết yếu giúp phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội trong giai đoạn bình thường mới".

ICT đã trở thành hạ tầng kinh tế, không chỉ đơn thuần là hạ tầng viễn thông. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Chương trình quốc gia về chuyển đổi số để xây dựng một Việt Nam số, đổi mới sáng tạo hơn, thích nghi, có sức chống chịu tốt hơn và bền vững hơn. Cải cách thể chế, an toàn thông tin và các nền tảng số là những yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam.

"Việt Nam cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng ITU và các nước thành viên xây dựng thế giới số. Chúng ta sẽ đi cùng nhau vì chúng ta muốn đi xa. Trong các Hội nghị Bộ trưởng trong 2 ngày vừa qua, các Bộ trưởng đến từ các quốc gia đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về những chính sách thúc đẩy vai trò của ICT trong và sau Covid-19", Bộ trưởng khẳng định.

Phiên Hội nghị ITU Digital World tại Hà Nội

Cũng tại phiên Hội nghị này, Tổng thư ký ITU Houlin Zhao cho biết đây là lần đầu tiên ITU Telecom World được tổ chức với tên gọi mới ITU Digital World sau 50 năm phát triển. Đây là sáng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức trực tuyến.

Trong Hội nghị Bộ trưởng tổ chức trong ngày 20 - 21/10 vừa qua, các Bộ trưởng đã nhóm họp và đưa ra thông điệp mạnh mẽ về sự hợp tác cũng như sự đổi mới sáng tạo. "Chúng ta cần sự sáng tạo, tinh thần doanh nhân để thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội".

Tổng thư ký cũng vui mừng nhìn thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn bao giờ hết các doanh nhân công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với sự đổi mới sáng tạo, tạo ra việc làm và phát triển kinh tế.

Tổng thư ký ITU phát biểu trực tuyến

Theo Tổng thư ký, điện toán đám mây, AI, 5G và các công nghệ mới khác cần được triển khai với sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý. Vai trò của chính phủ và cơ quan quản lý đối với triển khai băng rộng cũng rất quan trọng.

Sau Covid-19, Tổng thư ký tin tưởng những gì các đoàn đại biểu chia sẻ sẽ giúp cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, một tương lai trong đó khu vực nhà nước và tư nhân cùng phối hợp với nhau và cùng với cộng đồng quốc tế thúc đẩy sự phát triển của ICT để tất cả chúng ta cùng hưởng lợi và không ai bị bỏ lại phía sau.

Số hóa để giải quyết các thách thức

Đại dịch Covid-19 cho thấy ICT đã trở nên quan trọng hơn bao giờ. Trong suốt các phiên thảo luận tại Hội nghị - Triển lãm, chính phủ nhiều nước đã khẳng định và đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ICT, hỗ trợ người dân để không ai bị bỏ lại phía sau.

Tại phiên họp này, ông Gift Machangete, Cục Bưu chính Zimbabue chia sẻ, trong đại dịch, Zimbabue đã sử dụng các công nghệ số để bảo đảm các hoạt động trong chính phủ, thương mại và giáo dục được liên tục. Các công nghệ số tốt hơn đã được sử dụng để truyền phát thông tin, phục vụ các mục tiêu hoạch định chính sách, truy vết tiếp xúc - điều thiết yếu để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Đại dịch cũng làm gia tăng việc sử dụng các công nghệ số, nhu cầu sử dụng băng thông. Điều này chắc chắn sẽ tiếp tục trong tương lai, mang lại thuận tiện cho cuộc sống người dân và hoạt động kinh doanh. Các nền tảng số hóa trong tương lai sẽ được sử dụng để dự đoán và chống lại các thảm họa tương tự.

Chính phủ Zimbabue đang dựa vào các nền tảng trực tuyến để tuyên truyền thông tin nâng cao nhận thức về virus và đánh bật các tin tức giả. Những nền tảng này sẽ tiếp tục được sử dụng ngay cả sau đại dịch. Chính phủ cũng dựa vào các ứng dụng số ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự báo sự bùng phát của virus, các ảnh hưởng của đại dịch và cho phép việc hoạch định chính sách, ứng dụng các biện pháp giảm thiểu phù hợp...

Đại dịch đã tạo ra nhu cầu lớn hơn về Internet và băng thông rộng tốc độ cao. Hiện nay, Zimbabue đang triển khai các trung tâm thông tin cộng đồng ở những vùng xa xôi, nông thôn để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận thông tin Covid-19 chính xác, cũng như đảm bảo trẻ em có quyền truy cập các nền tảng và các doanh nghiệp đang hoạt động có quyền truy cập các nền tảng thương mại điện tử.

Đại diện cho Bangladesh, ông Mustafa Jabbar, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và CNTT chia sẻ: "Covid-19 tạo ra những thách thức và một trong những thách thức đó là sự chênh lệch số hóa. Chúng ta nhận ra rằng thực sự các làng quê không số hóa được bằng các thành phố, các người dân cũng không sở hữu các thiết bị số như nhau. Chúng ta chắc chắn phải có đường hướng tương lai cho số hóa".

Ông Deepak Balgobin, Bộ trưởng Bộ CNTT, Truyền thông và Sáng tạo Mauritius cho biết: tại Mauritius, số lượng người mất việc làm không lớn, đó là do nhiều tổ chức lớn đã ứng dụng CNTT, dựa vào các giải pháp công nghệ thông tin để tiếp tục hoạt động. Chính phủ Mauritius đã đúng khi nhận thức được số hóa xã hội như một thể thống nhất là nhân tố quan trọng để cung cấp dịch vụ hiệu quả, tối ưu cho người dân. Rõ ràng, chuyển đổi số cùng với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là một trong những cách duy nhất để tiến về phía trước.

"Covid-19 khiến các doanh nghiệp (DN) vẫn hoạt động theo cách truyền thống phải "mở mắt". Không chỉ các DN lớn mà các DN vừa và nhỏ, thậm chí mỗi công dân, đều phải xem lại về ứng dụng công nghệ", ông Deepak Balgobin cho hay.

Kinh nghiệm của Việt Nam

Đồng quan điểm với ông Deepak Balgobin, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ TT&TT cho biết: Covid-19 đã buộc hầu hết mọi người phải thay đổi nhiều thứ, tạo ra thói quen mới để làm việc, học tập và giải trí. Những thói quen mới này đang thúc đẩy các công nghệ mới được chấp nhận nhanh hơn so với trước đây.

Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng: Một thế giới thịnh vượng, an toàn và bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả mọi người và việc sử dụng hợp lý các nền tảng số sẽ giúp thực hiện mục tiêu đó

Để biến thách thức lớn thành cơ hội lớn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, hướng tới xây dựng "Việt Nam số" với ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Dưới sự bảo trợ này, nhiều ứng dụng và nền tảng số đã được ra mắt để đối phó với đại dịch và đưa cuộc sống của chúng ta về trạng thái bình thường mới.

Một mặt, Việt Nam là một trong những nước tiên phong áp dụng giải pháp truy vết dùng sóng Bluetooth năng lượng thấp trên thiết bị di động. Ứng dụng nguồn mở có tên Bluezone đã đạt 23 triệu lượt tải xuống sau một thời gian ngắn, cảnh báo gần 2.000 lượt tiếp xúc gần với người nhiễm hoặc người nghi nhiễm Covid-19.

Mặt khác, để đưa cuộc sống cộng đồng trở lại bình thường mới, Chính phủ và các DN đã phát triển hiệu quả các nền tảng làm việc từ xa, giáo dục trực tuyến, y tế từ xa, mua sắm trực tuyến, sự kiện ảo, v.v.. Điều này minh chứng rằng những thay đổi mà Covid-19 mang lại đã phá tan các rào cản từng trì hoãn những đổi mới này.

"Một thế giới thịnh vượng, an toàn và bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả mọi người và việc sử dụng hợp lý các nền tảng số sẽ giúp thực hiện mục tiêu đó", Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Nguồn: ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Việt Nam trở thành tấm gương sáng về phát triển ICT

Tóm tắt: 

Đây là lời nhận xét của ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) tại phiên khai mạc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020).

Đây là lời nhận xét của ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) tại phiên khai mạc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020).

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) là sự kiện thường niên của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất thế giới về viễn thông và CNTT (ICT). Sự kiện này được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về ICT để phát triển kinh tế xã hội. 

Sau 50 năm được tổ chức tại nhiều quốc gia với tên gọi Triển lãm Viễn thông Quốc tế (ITU Telecom World), sự kiện này lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với tên gọi mới - Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020).

Khai mạc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số ITU Digital World 2020. Ảnh: Lê Anh Dũng

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số ITU Digital World 2020 sẽ được tổ chức trực tuyến từ ngày 20-22/10/2020. Dự kiến, sự kiện sẽ có sự tham gia của nhiều Bộ trưởng các nước thành viên ITU, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý, các tổ chức và chuyên gia hàng đầu thế giới về ICT và kinh tế số.

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số ITU Digital World 2020 sẽ bao gồm Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU (Ministerial Roundtables), các hội thảo chuyên đề (Forum Sessions) gắn với việc phát triển thế giới số.

Tại ITU Digital World 2020 cũng sẽ diễn ra các hoạt động triển lãm trực tuyến, nơi giới thiệu về thành tựu chuyển đổi số của các quốc gia và sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của tổ chức, doanh nghiệp tới từ các nước.  

Việt Nam hội tụ các điều kiện để trở thành một đất nước công nghệ

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tên gọi mới của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) đã phản ánh sự hợp lực sức mạnh của viễn thông, CNTT và công nghệ số. 

Thế giới sẽ có khả năng thích ứng nhanh hơn, sức chống chịu tốt hơn, cân bằng hơn giữa đời sống vật chất và tinh thần, toàn cầu hoá sẽ được thúc đẩy thông qua sự đóng góp của các quốc gia, sự phát triển và tăng trưởng sẽ dựa nhiều hơn vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tất cả những điều đó sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ số. Triển lãm Thế giới số hàng năm là để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng các công nghệ số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số lần đầu tiên được ITU cùng Việt Nam và các nước tổ chức theo hình thức trực tuyến. 

“Đây là quyết tâm của Cộng đồng ICT toàn cầu trong việc chuyển đổi lên môi trường số, là quyết tâm của tất cả chúng ta về chuyển đổi số.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam coi các nền tảng số là cách để đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, coi an ninh mạng là yếu tố chính để tạo ra niềm tin số, coi cải cách thể chế là yếu tố quyết định cho chuyển đổi số.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng trải nghiệm các gian hàng trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hạ tầng số với các sản phẩm và nền tảng số “Make in Vietnam” đã sẵn sàng cho kinh tế số và xã hội số, sẵn sàng cho một Việt Nam số. 

Công nghệ Việt không chỉ giải các bài toán Việt Nam mà còn góp phần giải các bài toán toàn cầu. Các nền tảng trong triển lãm trực tuyến lần này và các giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19, như Bluezone, Ncovi là những minh chứng cụ thể.

 

Việt Nam đang hội tụ các điều kiện để trở thành một đất nước công nghệ, dùng công nghệ làm động lực phát triển đất nước, dùng công nghệ để đồng hành với các nước, hợp tác toàn cầu, và cùng nhau xây dựng một thế giới số.

ICT Việt Nam là tấm gương sáng cho các nước đang phát triển

Đó là lời nhận xét của ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020).

Theo ông Houlin Zhao, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 mang lại cơ hội quý giá để lắng nghe tiếng nói của các bên, cũng như khám phá các đề xuất mới hướng tới thúc đẩy tiến trình phát triển số. Trong cuộc đối thoại này, Việt Nam nắm giữ một vai trò quan trọng. 

Ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU). Ảnh: Trọng Đạt

Số liệu thống kê của ITU đã chỉ rõ sự phát triển về ICT của Việt Nam qua từng năm, ngành ICT của Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng tại nhiều thị trường, từ Châu Á tới Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và khu vực Caribe.

“Điều này đã khiến Việt Nam trở thành tấm gương sáng về phát triển ICT đối với nhiều quốc gia đang phát triển.”, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) nói . 

Phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 diễn ra vào thời điểm và phương thức đặc biệt, đó là khi mà cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Tại đây, viễn thông và CNTT trở thành công cụ quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh, điều chỉnh, thích ứng trong và sau đại dịch.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ Việt Nam coi phát triển triển hạ tầng viễn thông và CNTT là một trong những ưu tiên hàng đầu và coi chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ Việt Nam coi phát triển triển hạ tầng viễn thông và CNTT là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chính phủ Việt Nam tái khẳng định sự cam kết, ủng hộ, hợp tác với Liên minh Viễn thông Quốc tế và các nước thành viên để cùng nhau xây dựng thế giới số vì hoà bình, hợp tác và thịnh vượng. Sự kiện ngày hôm nay sẽ là dấu mốc đáng nhớ trong tiến trình chuyển đổi số, tiến tới phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

(Quý độc giả có thể theo dõi toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ khai mạc ITU Virtual Digital World 2020 tại đây

Nguồn: Trọng Đạt, ẢnhLê Anh Dũng/vietnamnet.vn

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT