Bức điện tín cuối cùng của thế giới sẽ được gửi từ Ấn Độ

(ICTPress) - Tại công ty Bharat Sanchar Nigam Limited (BSNL), công ty viễn thông nhà nước của Ấn Độ, đã có một bức điện tín từ một đơn vị quân đội ở thủ đô Dehhi.

Ảnh: AP

“BÀ ỐM NẶNG. ĐƯỢC NGHỈ PHÉP 15 NGÀY”, bức điện tín viết.

Đây là một trong số khoảng 5000 bức điện tín vẫn được gửi hàng ngày - một cách thức gửi thông tin trong “trường hợp khẩn cấp và xác thực”, một nhân viên của BSNL cho biết.

Nhưng cách thức liên lạc này đang được đếm bằng ngày: Bức điện tín cuối cùng của thế giới sẽ được gửi ở đâu đó ở Ấn Độ vào ngày 14/7.

Bức điện này sẽ chấm dứt 114 năm sau khi Samuel Morse gửi đi bức điện tín đầu tiên ở Washington, và 7 năm sau Liên minh Tây Âu đóng cửa các dịch vụ này ở Mỹ. Ở Ấn Độ, điện tín được William O'Shaughnessy,  một bác sỹ và là một nhà phát minh người Anh đã sử dụng một code khác lần đầu tiên vào năm 1850 để gửi một bức điện.

BSNL sau 2 năm lưỡng lự, đã quyết định đóng cửa dịch vụ này vì không còn khả năng doanh thu.

“Chúng tôi đã tổn thất hơn 23 triệu USD/năm vì SMS và smartphone đã lấn lướt dịch vụ này", Tổng giám đốc các dịch vụ điện tín của BSNL Shamim Akhtar cho Monitor biết.

Là một công cụ quan trọng của việc quản lý thuộc địa và kiểm soát của Anh ở Ấn Độ, điện tín liên quan tới một số mốc quan trọng trong lịch sử Ấn Độ, như giúp nước Anh dừng được cuộc nổi dậy lớn năm 1857 và trở thành phương thức liên lạc mà Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã thông tin cho London về sự xâm lấn của Pakistan ở Kashmir.

Được gọi bằng một từ khả phổ biến là “taar” hay đường dây ở Ấn Độ, điện tín đã trở thành một phần của cuộc sống người dân Ấn Độ, một cách để gửi thông tin khẩn cấp, vượt qua các những chậm trễ của hệ thống bưu chính. Đã từng được đưa lên nhiều phim Bollywood, các bức điện tín thường là những thông báo việc hiếu. Hiện nay, các bức điện tín về việc hiếu vẫn chỉ 1/5 cước phí thường, chiếm chưa tới 1% lưu lượng điện tín.

Đỉnh cao vào năm 1985, 60 triệu bức điện tín đã được gửi và nhận mỗi năm ở Ấn Độ từ 45.000 văn phòng. Hiện nay, chỉ còn 75 văn phòng tồn tại, mặc dù các văn phòng này hiện diện ở tùng quận trong tổng số 671 quận của Ấn Độ thông qua phương thức chuyển nhượng. Và một ngày đã từng có tới 12.500 nhân viên, hiện nay chỉ còn 998 người.

Một người trong số họ là R.D. Ram, đã làm việc cho văn phòng ở Delhi 38 năm. “Hiện tại họ sẽ chuyển tôi tới một phòng khác mà ở đó tôi sẽ hoàn toàn mới”, R.D. Ram cho biết.

R.D. Ram đã từng học công nghệ mã Morse cho điện tín nhưng hiện nay giám sát nhân viên gõ và gửi điện tín qua một phần mềm web. R.D. Ram nỗ lực bảo vệ công nghệ cổ lỗ này trong kỷ nguyên smartphone và cho rằng sự thâm nhập của di động sẽ chậm lại nhiều.

Ram cho biết điện tín có những lợi ích pháp lý. “Nó vẫn được chấp nhận tại các tòa án như là một chứng cứ xác thực. Và được luật sư xem xét khi một công chức gửi một bức điện tín cho biết anh này không khỏe và không thể xuất hiện tại tòa”, Ram cho biết

65% các bức điện tín hàng này được chính phủ Ấn Độ gửi, nhưng 35% còn lại làm Ram lo lắng. Một số bức điện tín là từ các cặp đôi chạy trốn, những cặp đôi kết hôn bí mật vì bố mẹ họ không cho phép họ lấy nhau vì không cùng đẳng cấp, hay tôn giáo. “Họ thông báo cho bố mẹ là họ đã kết hôn và lo lắng bạo lực từ gia đình, thông báo cho cảnh sát và Ủy Ban quốc gia về nhân quyền”, Ram cho biết.

HY

Tin nổi bật