Syndicate content

Nghề báo

Phóng viên chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng sáng tạo nội dung chương trình Podcast

Tóm tắt: 

Podcast trở thành một xu thế của báo chí, từ trung ương tới địa phương, báo chí đã nỗ lực ứng dụng nền tảng số này. Tuy nhiên để tạo ra một tác phẩm Podcast hấp dẫn, ngoài kỹ thuật thì đòi hỏi mỗi phóng viên cần kỹ năng sản xuất chương trình, có cách tác nghiệp, tìm kiếm khai thác đề tài…

Podcast trở thành một xu thế của báo chí, từ trung ương tới địa phương, báo chí đã nỗ lực ứng dụng nền tảng số này. Tuy nhiên để tạo ra một tác phẩm Podcast hấp dẫn, ngoài kỹ thuật thì đòi hỏi mỗi phóng viên cần kỹ năng sản xuất chương trình, có cách tác nghiệp, tìm kiếm khai thác đề tài…

Mở rộng lựa chọn đề tài, thu hút thêm đối tượng độc giả

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan báo chí giai đoạn hiện nay là tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa các quá trình sản xuất, sáng tạo ra các loại hình sản phẩm thông tin, các loại hình dịch vụ, kênh tiếp cận mới với độc giả.

Hàng loạt sản phẩm báo chí hiện đại, sử dụng công nghệ mới đã và đang được triển khai, trong đó có podcast. Nền tảng này nói về thuật ngữ chỉ những tệp âm thanh kỹ thuật số được đăng tải trên internet, với đa dạng chủ đề thú vị như: radio, âm nhạc, sách nói, phỏng vấn, một cuộc tọa đàm về đề tài nào đó, ký sự hoặc các dạng tin tức thời sự…

Podcast loại hình báo chí mới được nhiều cơ quan báo chí ứng dụng. Ảnh minh họa

Sản phẩm của podcast thường được phân phối lên các trang, mục trên báo điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay. Nội dung được tiếp cận cũng tự do, đa dạng, thú vị và gần gũi hơn đối với người nghe.

Podcast có nhiều lợi thế về sử dụng trang thiết bị đơn giản, không cần ghi hình chỉ cần âm thanh giúp phóng viên không cần thiết phải tiếp cận trực tiếp tại hiện trường. Không cần ê kíp với nhiều người, có trường hợp có thể tận dụng điện thoại để ghi âm cuộc điện để có thể thu lại âm thanh với những thông tin cần thiết.

Phóng viên có thể lựa chọn nhiều đề tài mới lạ, thú vị mà không cần mất quá nhiều thời gian công sức, việc dựng file podcast sẽ dễ dàng hơn khi không cần thiết kế các đồ họa hiệu ứng truyền hình bắt mắt, công phu. 

Điều đặc biệt là podcast đang trở thành xu hướng mà nhiều cơ quan báo chí từ trung ương tới địa phương đang áp dụng, cũng là phương tiện hữu ích giúp mở rộng đối tượng độc giả, đặc biệt là các độc giả trẻ. Giúp người nghe tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi, trên nhiều thiết bị khác nhau, thậm chí độc giả vừa làm việc bình thường vừa có thể nghe được. Người nghe chỉ có thể chủ động hơn trong việc chọn lọc thông tin để có thể tiếp cận được những nội dung có giá trị. Ở bất cứ đâu người nghe cũng như tua lại những đoạn thông tin mà người dùng muốn nghe.

Nhà báo Lê Đạt (Báo Kinh tế và Đô thị) cho biết: "Tôi cho rằng loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức. Trong nhiều tháng gần đây chúng tôi luôn dành thời gian để làm các tác phẩm dạng podcast, trước đó Ban biên tập đã dành thời gian hướng dẫn, tập huấn, mặc dù là thể loại báo chí mới nhưng làm nhiều lần, một người biết chia sẻ cho nhiều người, mọi người trong cơ quan cùng nhau phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm vì thế việc tạo các tác phẩm podcast đã được duy trì thường xuyên. Cũng từ đó chúng tôi thu hút được thêm đối tượng bạn đọc.

Các sản phẩm podcast trên báo Kinh tế và Đô thị.

“Hàng ngày chúng tôi lựa chọn các chủ đề hoặc đi dự các sự kiện, hội nghị hội thảo sẽ lựa chọn những vấn đề độc giả quan tâm nhất để làm một tác phẩm podcast hấp dẫn, mang tính thời sự. Bản thân tôi thấy, làm podcast không khó, mình cố gắng tìm kiếm đề tài, lựa chọn nhân vật phỏng vấn, biết cách dùng hiệu ứng âm thanh, tận dụng công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất” - nhà báo Lê Đạt chia sẻ thêm.

Lựa chọn những nhân vật quyết định độc giả nghe tiếp hay dừng lại

Thực tế cho thấy đã có nhiều cơ quan báo chí phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam để tổ chức lớp học kỹ năng sản xuất chương trình podcast cho phóng viên. Trong đó phóng viên ngoài việc trang bị cho mình kỹ thuật về âm thanh, về cắt ghép xây dựng một tác phẩm phát thanh hoàn chỉnh còn được học cách ứng biến khi nhân vật phản ứng, cách thuyết phục để nhân vật mở lòng trả lời, chia sẻ với mình.

Đối với những tác phẩm podcast dạng phóng sự phát thanh, có thời lượng 10 đến 20 phút, phóng viên phải xây dựng kịch bản, lựa chọn nội dung nhân vật. Thể loại này khá phức tạp, cần đầu tư thời gian, công sức, không thể làm vội vàng.

Là người thường xuyên có những tác phẩm podcast trên báo điện tử VnExpress, phóng viên Quảng Hường cho biết, “chúng tôi thường chọn nhân vật, họ cũng là người tự kể chuyện, nên điều khó khăn nhất là tìm được người biết kể chuyện, và kể chuyện có cảm xúc".

Nếu như ở một số loại hình báo khác, phóng viên có thể dùng ngôn từ của phóng viên để diễn đạt lại đúng ý nhân vật, nhưng ở podcast thì không. Thông thường, chúng tôi cần trích dẫn nguyên văn và chính xác ý của người nói. Do đó, rất cần nhân vật diễn đạt dễ nghe, dễ hiểu, ai cũng hiểu ngay từ lần đầu tiên nghe. Đặc biệt, người nói cần có cảm xúc.

Trong số hàng trăm, hàng nghìn nhân vật Quảng Hường đã lựa chọn, không ít nhân vật khi phỏng vấn báo chí, họ thường vật trả lời không đầu, không cuối, không gãy gọn ý, thậm chí giật cục. Nếu lược bỏ phần câu hỏi của phóng viên, thính giả sẽ không hiểu nhân vật đang nói gì, trong hoàn cảnh nào.

Nhiều tác phẩm Podcast hấp dẫn trên báo điện tử VnExpress.

Để có một tác phẩm podcast chất lượng, phóng viên Quảng Hường cho rằng: “Thái độ, tâm trạng, cảm xúc của chính người trong cuộc sẽ làm “sống lại” lại sự kiện, vấn đề được nhắc tới là rất quan trọng. Yếu tố này tác động tới việc độc giả sẽ nghe tiếp hay dừng lại. Giải pháp khi gặp vấn đề này, chúng tôi thường đề nghị, thoả thuận trao đổi rõ với nhân vật trước khi trả lời. Nếu câu trả lời chưa ổn, phóng viên có thể đề nghị họ nói lại chi tiết hơn với lý do “muốn hiểu kỹ hơn”. Bên cạnh đó phóng viên cũng có danh sách các nhân vật dự phòng để thay thế khi cần thiết, cố gắng lựa chọn những nhân vật tốt nhất có thể”.

Để có được một tác phẩm podcast chất lượng, mỗi phóng viên sẽ có những cách làm của riêng mình, làm sao để mỗi một tác phẩm podcast ngày càng chất lượng hơn, “kéo” bạn đọc, độc giả đến với báo nhiều hơn, giữ chân độc giả lâu hơn.

Có thể khẳng định, làm phát thanh trên nền tảng podcast tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng để có những tác phẩm thật sự chất lượng, mang đến sự thú vị, hấp dẫn cho mọi đối tượng nghe đó là một quá trình sáng tạo, sự đầu tư công phu và nghiêm túc. Ở đó cần có sự kết hợp của mọi kỹ năng báo chí, kỹ năng sản xuất chương trình báo chí, lựa chọn kỹ thuật âm thanh, kỹ năng lựa chọn đề tài, lựa chọn phỏng vấn nhân vật... chứ không chỉ đơn thuần là quan sát và phản ánh.

Nguồn: Lê Tâm

https://www.congluan.vn/phong-vien-chu-dong-doi-moi-nang-cao-chat-luong-sang-tao-noi-dung-chuong-trinh-podcast-post258701.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023

Tóm tắt: 

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Các đại biểu tham dự buổi họp báo.

Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo và phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ghi nhận và cảm ơn sự đồng hành của báo chí đã góp phần quan trọng giúp chủ trương, chính sách của ngành giáo dục đi vào cuộc sống, mang lại những giá trị tốt đẹp cho học sinh, phụ huynh và rộng hơn là toàn xã hội.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại họp báo.

Theo Thứ trưởng, năm 2023 là năm thứ 6 Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” được tổ chức. Thông qua Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, chúng ta cùng nhìn nhận và đánh giá khách quan về những đóng góp của ngành giáo dục với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Qua đây, giúp xã hội hiểu đúng, đầy đủ về giáo dục; từ đó chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành với thầy, cô giáo trên cả nước nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung.

Chất lượng các tác phẩm dự thi ngày càng tốt hơn, phản ánh đậm nét về đời sống giáo viên và bám sát vấn đề thời sự của ngành giáo dục. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung đến hình thức.

Các tác phẩm đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục; ghi nhận thực tế triển khai hoặc phản biện xã hội về những chủ trương, quyết sách của ngành; ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, người học. Nhiều tác phẩm lan tỏa câu chuyện đẹp của ngành giáo dục; những tấm gương người tốt, việc tốt; tấm lòng cao cả, sự cống hiến hết mình của người thầy… Trong đó có các thầy, cô giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện “gieo chữ” ở những nơi xa xôi của Tổ quốc. Thông qua các tác phẩm báo chí, chúng ta thấy được sự dấn thân của phóng viên để những tấm gương về nhà giáo, những giá trị tốt đẹp mà giáo dục mang lại được lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

Tại buổi họp báo, Ban tổ chức công bố thể lệ, giải dành cho các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các loại hình báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, phát hành trong nước và ở nước ngoài từ ngày 5/9/2022 đến hết ngày 5/9/2023.

Về tiêu chí xét giải, tác phẩm bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn. Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về giáo dục và đang được dư luận quan tâm; có tính phát hiện, tổng kết hoặc hướng dẫn có tính thuyết phục và hiệu quả xã hội cao; có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo; có tác động tích cực phục vụ công tác đổi mới giáo dục; các hoạt động giáo dục tiêu biểu đã và đang triển khai ở các địa phương, cơ sở giáo dục các cấp học từ mầm non đến đại học; các tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp, kết quả, thành tích nổi bật, đổi mới sáng tạo trong dạy và học theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; những câu chuyện xúc động, có ảnh hưởng, tác động tích cực và truyền cảm hứng đối với xã hội về hình ảnh người thầy và những cống hiến của họ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Không xét tác phẩm có tính hư cấu.

Quy định đối với từng thể loại như sau: Đối với báo in, mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 5 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả về cùng một sự kiện, cùng một đề tài và có thể thực hiện đan xen bằng nhiều thể loại báo chí. Đối với báo điện tử, tác phẩm tham dự phải là tác phẩm thực hiện riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in; thể hiện được đặc trưng của báo điện tử (ngắn, gọn, có tính liên kết, tính đa phương tiện), bao gồm cả các sản phẩm đa phương tiện. Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 5 kỳ). Đối với phát thanh, mỗi tác phẩm phải là một hoặc một loạt tin (không quá 5 phóng sự), một hoặc một loạt bài (không quá 5 kỳ) về cùng một chủ đề, một sự kiện hoặc một đối tượng. Thời lượng tối đa 60 phút/tác phẩm. Đối với truyền hình, mỗi tác phẩm phải là một hoặc một loạt phóng sự (không quá 5 phóng sự, kỳ), một hoặc một loạt chương trình truyền hình (không quá 5 chương trình) về một chủ đề, sự kiện. Thời lượng tối đa 120 phút/tác phẩm.

Các loại hình báo chí được xét trao giải gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Các thể loại gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình. Đáng chú ý, giải không xét các tác phẩm đang chờ đánh giá và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Không nhận các tác phẩm mang tính hư cấu như tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, phim truyện. Tác phẩm được xét trao giải phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm công bố.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” cơ cấu giải thưởng bao gồm: 1 giải Đặc biệt lựa chọn từ các tác phẩm đoạt giải Nhất; 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và một số giải Khuyến khích cho mỗi loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình); giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải (2 nhân vật).

Mỗi giải thưởng sẽ bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”; Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiền thưởng bằng tiền mặt: giải Đặc biệt: 60 triệu đồng; giải Nhất: 30 triệu đồng; giải Nhì: 15 triệu đồng/giải; giải Ba: 10 triệu đồng/giải; giải Khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá 10 triệu đồng.

Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên VTV vào ngày 18/11.

https://nhandan.vn/phat-dong-giai-bao-chi-toan-quoc-vi-su-nghiep-giao-duc-viet-nam-nam-2023-post765373.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Truyền thông Áo đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước

Tóm tắt: 

Các kênh truyền thông và trang báo lớn của Áo đều nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tạo đà thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

Các kênh truyền thông và trang báo lớn của Áo đều nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tạo đà thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

Trang tin diepresse.com đưa tin về chuyến thăm chính thức Áo của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Ngày 24/7, hầu hết các kênh truyền thông và trang báo lớn của Áo đều đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, nhấn mạnh rằng chuyến thăm sẽ tạo đà thúc đẩy hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn tin trên trang Vienna.at cho biết Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen đã đón tiếp và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Cung điện Hofburg ở Thủ đô Vienna.

Trọng tâm của cuộc hội đàm là mở rộng hơn nữa quan hệ song phương vốn đã trải qua hơn 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972.

Bài báo dẫn lời Tổng thống Van der Bellen nhấn mạnh: "Cùng nhìn lại 5 thập kỷ qua, có thể thấy rằng quan hệ song phương Áo-Việt Nam đã phát triển rất tốt đẹp."

Ông đồng thời nhấn mạnh rằng sự hợp tác của hai nước cho đến nay đã "vượt xa ngoài vấn đề kinh tế" và bao gồm các chương trình về bảo vệ khí hậu và môi trường.

Việt Nam - đối tác thương mại quan trọng nhất của Áo trong khu vực ASEAN - là một nền kinh tế mở, năng động và là "địa điểm hấp dẫn đối với các công ty Áo."

Tổng thống Van der Bellen

Theo vị nguyên thủ Áo, Việt Nam - đối tác thương mại quan trọng nhất của Áo trong khu vực ASEAN - là một nền kinh tế mở, năng động và là "địa điểm hấp dẫn đối với các công ty Áo."

Bài báo cũng dẫn lời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ hy vọng chuyến thăm chính thức tới Áo lần này sẽ tạo xung lực mới, đưa mối quan hệ giữa Việt Nam và Áo phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Áo trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và thể thao...

Cũng tại hội đàm, lãnh đạo hai nước đã thảo luận về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tổng thống Van der Bellen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ cũng như các kênh liên lạc với các đối tác."

Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ mối quan tâm chung về những vấn đề này, cũng như ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ với việc củng cố hệ thống đa phương.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam mong muốn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đồng thời mong muốn giải quyết mọi xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Bài báo cũng cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên tới một nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sau khi nhậm chức từ tháng 3/2023.

Trước thềm cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg và người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã ký biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Cũng theo bài báo, trước đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thăm Tòa thị chính, gặp Thị trưởng thành phố Vienna, ông Michael Ludwig, và ghi Sổ vàng lưu niệm tại Tòa thị chính.

Trang thông tin của Quốc hội Áo (parlament.gv.at) cùng ngày cũng đăng tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Áo Claudia Arpa, trong đó cho biết mối quan hệ song phương là trọng tâm của cuộc làm việc.

Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn Áo đã hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhấn mạnh rằng Áo là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong EU và Việt Nam rất coi trọng việc duy trì mối quan hệ vốn được vun đắp từ hơn 50 năm trước với Áo.

Chủ tịch Thượng viện Áo Claudia Arpa đề cập tới các dự án cải tạo trường học ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Áo và kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề kép.

Trang thông tin của Quốc hội Áo đưa tin về chuyến thăm chính thức Áo của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Bà khẳng định Áo rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ đối tác tốt đẹp với Việt Nam, trong đó có các lĩnh vực năng lượng tái tạo, y tế cùng nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, theo bà, châu Âu cũng có thể học hỏi được nhiều điều từ văn hóa kính trọng người cao tuổi của người Việt Nam.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cũng đề cập tới Hội nghị các nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng Chín tới, trong đó bà Arpa cho biết sẽ cử phái đoàn tới tham dự.

Hai bên cũng ủng hộ việc tăng cường trao đổi giữa các ủy ban chuyên môn của Quốc hội hai nước.

Tại cuộc gặp với Thị trưởng thành phố Vienna của Áo, trang thông tin chính thức của Vienna (presse.wien.gv.at) dẫn lời Thị trưởng Michael Ludwig khẳng định chuyến thăm chính thức thức Áo và thành phố Vienna của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là "bước quan trọng trong việc duy trì và mở rộng quan hệ giữa Vienna và Hà Nội."

Theo Thị trưởng Ludwig, việc ghi Sổ vàng lưu niệm của Chủ tịch Võ Văn Thưởng cũng như Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã làm trước đây là "biểu trưng cho tình đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau," trong đó quan hệ giữa Việt Nam và Áo đã có "nền tảng vững chắc" trong nhiều thập kỷ khi Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1972 khi chiến tranh vẫn còn ở Việt Nam.

Thị trưởng Vienna khẳng định rằng dựa trên mối quan hệ tốt đẹp trong quá khứ, có rất nhiều chủ đề mà hai bên có thể mở rộng hợp tác hơn nữa vì lợi ích của người dân hai nước.

Về phần mình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ mong muốn hợp tác giữa hai thủ đô ngày càng sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa nghệ thuật, quản lý thành phố và môi trường.

Ngoài các trang tin trên, nhiều trang báo trực tuyến khác của Áo như diepresse.com, heute.at, vol.at, tvthek.orf.at, puls24.at,... cũng đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm, nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm trong việc duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp cũng như thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác song phương trong thời gian tới. 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Truyền thông đưa đậm nét chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia

Tóm tắt: 

Những tờ báo lớn của Malaysia đăng bài trên trang nhất với tiêu đề nổi bật cùng những hình ảnh thân thiện giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Ibrahim tại Phố Sách, Hà Nội.

Những tờ báo lớn của Malaysia đăng bài trên trang nhất với tiêu đề nổi bật cùng những hình ảnh thân thiện giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Ibrahim tại Phố Sách, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân thưởng thức càphê tại Phố Sách Hà Nội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong hai ngày 22 và 23/7, báo chí và các phương tiện truyền thông Malaysia đã đánh giá rất tích cực về chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Anwar Ibrahim và Phu nhân đến Việt Nam.

Hãng thống tấn Bernama cập nhật kịp thời thông tin cũng như hình ảnh của chuyến thăm.

Trên những tờ báo lớn của Malaysia như New Straits Times, The Star, Malaysia Mail hay Malaysia Today đều dành những bài viết trên trang nhất với tiêu đề nổi bật cùng với những hình ảnh thân thiện giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại Phố Sách, Hà Nội.

New Straits Times đăng tải bài viết với tiêu đề: “Năm thập kỷ quan hệ ngoại giao: Thủ tướng Anwar tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn từ Việt Nam,” trong khi báo The Star đăng nhiều bài viết với các tiêu đề như: “Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Anwar nhằm củng cố mối quan hệ và mở rộng hợp tác;” “Thủ tướng Anwar: Malaysia có thể học hỏi Việt Nam về kinh nghiệm phát triển đất nước," “Việt Nam trải thảm đỏ đón Thủ tướng Anwar."

Trên một số tờ báo lớn khác là các hàng tít: “Thủ tướng Anwar: Việt Nam người bạn thân thiết của Malaysia, quốc gia có tốc độ phục hồi đáng khâm phục."

Trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Anwar Ibrahim bày tỏ sự trân trọng trước sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu của Việt Nam đối với cá nhân ông và phái đoàn cấp cao của Malaysia.

Ông đánh giá chuyến thăm đã mang lại kết quả tích cực, đồng thời bày tỏ hy vọng hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác vì lợi ích của cả hai quốc gia.

Dòng trạng thái cũng đề cập đến cuộc hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó có những trao đổi quan điểm về vấn đề chống tham nhũng. Thủ tướng Anwar Ibrahim cho rằng cần có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng của hai nước về lĩnh vực này.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng với những hành ảnh đẹp được lưu giữ trên trang cá nhân, ông viết: “Tôi nhận thấy nhiều điều tích cực sau cuộc gặp với người đồng cấp và tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết từ Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm tăng cường sự hợp tác hơn nữa giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư và thương mại, nông nghiệp, quốc phòng và an ninh cũng như ngành công nghiệp halal."

Ông viết: “Tôi và người đồng cấp cũng chia sẻ về các vấn đề quốc tế, khu vực và ASEAN. Chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm đồng thuận."

Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân của Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI), ông Utama Zafrul, chia sẻ buổi sáng sớm đầu tiên ấn tượng tại Hà Nội khi ông chạy bộ 30 phút vào buổi sáng tại Hồ Tây.

Bộ trưởng Zafrul cũng chia sẻ hình ảnh uống càphê tại Phố Sách cùng Bộ trưởng Ngoại giao Zambry Abdul Kadir và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt với dòng trạng thái bày tỏ sự hài lòng và thích thú: “Đôi khi chúng ta chỉ cần ngồi với nhau như thế này là câu chuyện đã được giải quyết chứ không cần đến những cuộc họp tại hội trường," đồng thời bình luận càphê Việt Nam rất ngon.

Trên trang cá nhân, ông cũng khẳng định dư địa hợp tác về kinh tế, đầu tư giữa hai nước là còn rất lớn./.

Nguồn: Hằng Linh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=878799

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Đức đánh giá cao tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Việt Nam

Tóm tắt: 

Việt Nam được coi là một điểm đầu tư mới ngoài Trung Quốc đối với một loạt nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Đức nói riêng.

Việt Nam được coi là một điểm đầu tư mới ngoài Trung Quốc đối với một loạt nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Đức nói riêng.

Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực điện tử. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo Focus của Đức ngày 21/7 đăng tải bài viết về sự phát triển của châu Á, trong đó đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Bài báo dẫn lời ông Horst Geicke, nhà đầu tư và là Chủ tịch Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Việt Nam được coi là một điểm đầu tư mới ngoài Trung Quốc đối với một loạt nhà đầu tư nước ngoài nói chung, các doanh nghiệp Đức nói riêng.

Hầu hết các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc, nhưng song song với đó, họ sẽ lựa chọn đầu tư nhà máy thứ hai ở châu Á đặt tại Việt Nam.

Theo bài báo, trước đây Việt Nam chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch và xuất khẩu một số sản phẩm chủ đạo như nông sản, quần áo, giày dép.

Nhưng đến nay, Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực điện tử và các lĩnh vực khác.

Ví dụ điển hình nhất là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Hiện tại, một nửa số điện thoại di động xuất sưởng của Samsung được sản xuất tại Việt Nam.

Tại châu Á, ngoài Singapore, chỉ có Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA).

Trong số các doanh nghiệp Đức đang hướng tới Việt Nam có các nhà cung cấp phụ tùng ôtô Brose và ZF, nhà sản xuất thiết bị Kärcher, nhà cung cấp vật liệu xây dựng Knauff và công ty hàng tiêu dùng Henkel.

Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp Đức đang sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Sản xuất đồ điện gia dụng tại Khu công nghiệp VSIP Bình Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức giải ngân đạt 22,4 tỷ USD - cao kỷ lục.

Con số này đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức ấn tượng hơn 8% trong năm 2022 và trung bình 5,9% trong 13 năm qua.

Bài báo cũng nhắc lại chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tháng 11 năm ngoái và cho rằng các nhà lãnh đạo Đức đánh giá cao quan hệ với Việt Nam, đồng thời mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này.

Trước đó, Tạp chí Kinh tế và Xã hội (PT-Magazin) của Đức cũng đăng bài viết chi tiết với tiêu đề “Đầu tư vào Việt Nam,” trong đó cho rằng trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp quy mô vừa vẫn coi Việt Nam là một “lựa chọn thú vị.”

Theo bài viết, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với chính sách tiếp cận thị trường tự do, vì vậy đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Sự gia tăng liên tục của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm gần đây và việc xây dựng các cơ sở sản xuất liên quan có thể chứng minh điều đó.

Đơn cử như với khoản đầu tư lớn của nhà sản xuất đồ chơi Lego nổi tiếng thế giới, Đan Mạch là quốc gia hàng đầu châu Âu rót vốn vào Việt Nam trong năm 2022.

Số lượng lớn các nhà đầu tư quy mô vừa từ khu vực nói tiếng Đức DACH (gồm Đức, Áo và Thụy Sĩ), vốn đã có các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, cũng là minh chứng cho thấy Việt Nam có các điều kiện khung đáng tin cậy với các nhà đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn những địa điểm nổi tiếng và đã được thử nghiệm ở Việt Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ở phía Nam, hay Bắc Ninh và Hải Phòng ở miền Bắc và Đà Nẵng ở miền Trung. Hiện các điểm đến chưa phát triển nhiều, như Quy Nhơn, cũng đang được quan tâm.

Bài viết cho rằng hai yếu tố "trong nước" và "toàn cầu" là lý do Việt Nam trở thành trung tâm của nhiều chuỗi cung ứng.

Trong nước, Việt Nam có thể vẫn có thế mạnh đầy thuyết phục với chi phí tương đối thấp, mặc dù chi phí cho bất động sản thương mại và tiền lương cũng đang tăng lên.

Hơn nữa, Việt Nam tương đối ổn định về mặt chính trị, cho phép các doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh một cách đáng tin cậy.

Các điều kiện khung đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn được tự do hóa. Việt Nam còn được hưởng lợi từ EVFTA cũng như từ các hiệp định của ASEAN.

EVFTA có ý nghĩa lớn khi nói tới biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và ngày càng thích hợp trong lĩnh vực hài hòa hóa các tiêu chuẩn.

Điều này khiến Việt Nam trở thành điểm đặc biệt hấp dẫn khi hàng hóa được xuất vào EU hay hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam có thể tìm thấy khách hàng ở các nước Đông Nam Á khác.

Dù vậy, Việt Nam vẫn cần cải thiện cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi cũng như tăng cường khung pháp lý cũng như loại bỏ một số rào cản và thách thức đối với giới đầu tư.

Theo bài viết, Việt Nam có thể là lựa chọn đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty Đức do các điều kiện trong nước và toàn cầu.

Để bắt đầu một dự án FDI tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải tập trung chủ yếu vào các khía cạnh pháp lý và chuẩn bị sẵn các tài liệu cần có để có được các giấy phép và chứng chỉ cần thiết.

Ngoài ra, còn có nhiều lựa chọn để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh từ góc độ luật thuế Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do và các quy định hải quan./.

Nguồn: Mạnh Hùng-Vũ Tùng (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=876594

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Trí tuệ nhân tạo có thể biến báo chí thành một "nồi lẩu" ngôn ngữ

Tóm tắt: 

Khi tham gia vào sản xuất tin tức, trí tuệ nhân tạo khiến phong cách, quy tắc sử dụng từ ngữ đặc trưng của tòa soạn phần nào mất đi. Thay vào đó là phong cách ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo - thứ thay đổi từng ngày theo internet.

Khi tham gia vào sản xuất tin tức, trí tuệ nhân tạo khiến phong cách, quy tắc sử dụng từ ngữ đặc trưng của tòa soạn phần nào mất đi. Thay vào đó là phong cách ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo - thứ thay đổi từng ngày theo internet.

Ông David Caswell, Giám đốc Điều hành sản phẩm của BBC News dự đoán rằng: “Trong ba năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi ngành báo chí nhiều hơn những gì ngành này đã trải qua trong 30 năm qua”.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Forbes)

 “Nồi lẩu” ngôn ngữ trong báo chí

 Trong ngành báo chí, rất nhiều cơ quan, tòa soạn trên thế giới từ lâu đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình truyền tải tin tức.

 Hãng thông tấn AP (Associated Press) bắt đầu xuất bản báo cáo tài chính tự động từ năm 2014.

Tờ New York Times (Mỹ) sử dụng thuật toán máy học để quyết định số bài báo miễn phí độc giả được đọc trước khi phải đăng ký trả phí. Đài truyền hình Bayerischer Rundfunk của Đức sử dụng trí tuệ nhân tạo để kiểm duyệt các bình luận trực tuyến.

Tuy nhiên, theo phóng viên công nghệ của The Economist, việc tổng hợp lại thông tin trên internet, các mô hình tạo nội dung mới lại đang gây xáo trộn bài báo.

Ông David Caswell của BBC cho hay, thay vì một bản phác thảo đầu tiên về lịch sử, tin tức có thể trở thành một “nồi lẩu” ngôn ngữ. Mỗi tờ báo thường có một phong cách, quy tắc sử dụng từ ngữ riêng gắn liền với thương hiệu của tòa soạn. Nhưng khi trí tuệ nhân tạo tham gia vào quá trình này, sự đặc sắc này sẽ phần nào mất đi. 

Thay vào đó vào phong cách ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo - thứ thay đổi từng ngày theo Internet. Khi đó, tin tức có thể trở thành một “nồi lẩu” ngôn ngữ.

Các "trang trại chăn dắt nội dung" của trí tuệ nhân tạo

Theo một cuộc điều tra của NewsGuard, một công ty theo dõi thông tin sai sự thật trên internet, cho đến nay, các chatbot đóng giả nhà báo đang quản lý gần 50 “trang trại nội dung” (content farms) do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Giới nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các trang web này sản xuất hàng loạt nội dung liên quan tới chính trị, sức khỏe, môi trường, tài chính và công nghệ với khối lượng lớn nhằm tăng doanh thu của nguyên liệu nhanh chóng để bão hòa với các quảng cáo để kiếm lợi nhuận. 

McKenzie Sadeghi và Lorenzo Arvanitis, hai nhà phân tích của NewsGuard cho biết: “Một số trang web xuất bản hàng trăm bài báo mỗi ngày. Một số nội dung trong đó lan truyền thông tin sai sự thật. Ngoài ra, hầu hết nội dung đều có các dấu hiệu đặc trưng của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo như ngôn từ khô khan và các cụm từ lặp đi lặp lại.”

Theo The Guardian, cho tới thời điểm hiện tại, tổng cộng có tới 49 trang web với 7 ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Séc, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tagalog và tiếng Thái, được xác định là “hoàn toàn hoặc chủ yếu” do các mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Gần một nửa trong số đó không có hồ sơ về quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát rõ ràng và chỉ có bốn trang web có thể liên lạc được.

Trí tuệ nhân tạo AI đang làm mờ đi ranh giới giữa thực và ảo

Sự phổ biến của hình ảnh, video và âm thanh do trí tuệ nhân tạo tạo ra là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh công nghệ này đang ngày càng được nâng cấp trong việc bắt chước thực tế. Trong vài tuần qua, những hình ảnh giả mạo về cựu Tổng thống Donald Trump xô xát với cảnh sát đã được lan truyền chóng mặt.

Hình ảnh ông Donald Trump bị cảnh sát bắt giữ được ông Eliot Higgins, nhà sáng lập Bellingcat tạo ra bằng phần mềm tạo ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo, Midjourney. (Nguồn: AP)

Tương tự, một bài hát giả sử dụng giọng nhân bản của các ngôi sao nhạc pop như Drake và The Weeknd cũng lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như Twitter và Facebook, thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác.

Không chỉ vậy, trong vài năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng để chèn kỹ thuật số khuôn mặt của những người phụ nữ vào các video khiêu dâm không có sự đồng thuận của họ. Những deepfakes này thường nhắm vào những người nổi tiếng và đôi khi chúng được sử dụng để trả thù các cá nhân.

Đây là những thí dụ gần đây nhất về mối nguy hại tiềm ẩn của các deepfake video và audio - những hình ảnh và âm thanh có thể mô phỏng chính xác khuôn mặt và giọng nói của người nổi tiếng nhờ công nghệ của trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, Midjourney, DALL-E 2.

Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý và ngăn chặn công nghệ này khỏi bị lạm dụng để tuyên truyền chính trị, thao túng các cuộc bầu cử và tạo ra lịch sử hoặc video giả về những điều chưa từng xảy ra.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức

Ngày 11/5, Google - công ty con của Tập đoàn Alphabet, đã cho ra mắt phần mềm chatbot AI Bard tại thị trường Australia khi công ty giới thiệu những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và cam kết triển khai công nghệ này một cách có đạo đức.

Cũng tương tự như cách ChatGPT được xây dựng trên công nghệ GPT của OpenAI, Bard là chương trình trò chuyện được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (large language model, hay LLM) của Google, PaLM2. Công cụ này có thể cung cấp thông tin, viết mã, dịch ngôn ngữ và phân tích hình ảnh.

Bard sẽ cung cấp các phản hồi trực quan bên cạnh các phản hồi dựa trên văn bản. Trong tương lai, người dùng sẽ có thể tải lên hình ảnh để Bard phân tích thông qua ứng dụng Lens của Google.

Google đã đưa ra thí dụ về một bức ảnh chụp hai chú chó với lời nhắc “viết một chú thích hài hước cho hai chú chó này” và Bard sẽ có thể xác định giống chó và soạn thảo câu trả lời.

Trong nỗ lực giải quyết các vấn đề “ảo giác” (hallucination) của trí tuệ nhân tạo mà theo đó trí tuệ nhân tạo tạo ra một văn bản hoặc thông tin có nguồn gốc mà nó tuyên bố là đúng, Bard sẽ có một chú thích về các thông tin có nguồn gốc ở nơi khác và cung cấp một liên kết đến nguồn đó.

Ông Sundar Pichai, giám đốc điều hành của Google, cho biết tất cả các mô hình trí tuệ nhân tạo của hãng sẽ bao gồm việc sử dụng hình mờ (watermark) và siêu dữ liệu (metadata) nhằm cho phép mọi người biết rằng nội dung do trí tuệ nhân tạo sản xuất.

https://nhandan.vn/tri-tue-nhan-tao-co-the-bien-bao-chi-thanh-mot-noi-lau-ngon-ngu-post762701.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

Tóm tắt: 

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị.

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, báo chí vẫn còn một số mặt hạn chế, như: Chưa có nhiều ấn phẩm báo chí chuyên sâu tuyên truyền về văn học nghệ thuật; chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu xây dựng con người, phát triển văn hóa.

Ảnh minh họa.

Thời gian qua, trong bối cảnh xã hội đang chuyển động mạnh mẽ, đời sống và tâm tư con người trải qua nhiều biến đổi lớn lao, nhưng thực tế hoạt động văn học, nghệ thuật chưa đạt như mong muốn, chưa xuất hiện tác phẩm xuất sắc trực tiếp mổ xẻ, góp phần nêu gương hoặc chặn đứng các hiện tượng xuống cấp của đạo đức xã hội, tham nhũng tràn lan...

Báo chí, xuất bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ, có tác động sâu sắc đến mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội. Là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí, xuất bản đồng thời có mối liên hệ mật thiết với văn hóa, vừa là một bộ phận của văn hóa, vừa là phương tiện truyền tải, phổ biến văn hóa tới công chúng, trong đó có các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Cuối tuần qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm "Vai trò của báo chí, xuất bản đối với việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh báo chí, mạng xã hội cũng là một hình thái, một thành tố của truyền thông đương đại. Mạng xã hội (như: Facebook, YouTube, TikTok…), có thời điểm, có nơi, có vụ việc còn lấn át cả báo chí chính thống. Các nền tảng mạng xã hội thu hút lượng người dùng đông đảo - nhất là giới trẻ - nhiều hơn bất kỳ tờ báo nào. Bởi thế, việc sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy những nhận thức chung về văn hóa trong bối cảnh hiện nay là điều tất yếu.

Tuy thế, mạng xã hội cũng có mặt trái. Nội dung, hình ảnh tốt-xấu, thật-giả lẫn lộn, bát nháo trên những trang mạng chỉ với một mục đích "câu" view (lượt xem), "câu" like (lượt thích) bằng mọi giá của không ít người dùng là một thực tế không thể phủ nhận. Có điều, chính một vài "quan điểm cấp tiến" vô tình hay cố ý ủng hộ xu hướng thiếu lành mạnh trên mạng xã hội của một số tờ báo điện tử dành cho giới trẻ mới thật đáng sợ.

Xét về bản chất, đó là sự đấu tranh trực diện về quan điểm trên truyền thông, và kết cục là "ai nắm giữ nhiều độc giả hơn, người đó sẽ thắng". Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải lưu tâm, nếu không, nguy cơ những tiếng nói phản bác lại các quan điểm lệch lạc trên báo chí chính thống trở nên "quá ít" và "quá cô đơn" sẽ trở thành hiện hữu.

 

Xét về bản chất, đó là sự đấu tranh trực diện về quan điểm trên truyền thông, và kết cục là "ai nắm giữ nhiều độc giả hơn, người đó sẽ thắng". Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải lưu tâm, nếu không, nguy cơ những tiếng nói phản bác lại các quan điểm lệch lạc trên báo chí chính thống trở nên "quá ít" và "quá cô đơn" sẽ trở thành hiện hữu.

Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh công bố một kết quả thống kê khiến mọi giới phải suy nghĩ sâu sắc hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội: Trong 5 TikToker nổi tiếng (người làm clip nội dung trên mạng xã hội TikTok), có lượt theo dõi nhiều nhất tại thành phố hơn 12 triệu dân này, chỉ trong vòng một tháng, lượt xem là 18 triệu, lượt theo dõi là hơn 60,2 triệu.

Nếu biết tận dụng TikToker để chuyển tải thông tin, cùng quảng bá những giá trị tích cực của văn học nghệ thuật thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn; còn nếu để họ phát triển tự phát theo mục tiêu "thương mại hóa" (càng có nhiều lượt xem, lượt theo dõi TikToker càng có thu nhập cao do các mạng xã hội xuyên biên giới chi trả) thì hệ lụy cũng sẽ rất lớn.

Để xã hội, nhất là giới trẻ biết, yêu và gắn trách nhiệm với đất nước thì không gì bằng giúp họ biết, yêu, hiểu đúng về lịch sử văn hóa của dân tộc, của đất nước Việt Nam. Muốn thế, báo chí, xuất bản, hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là của giới văn nghệ sĩ cần tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 

https://nhandan.vn/bao-chi-va-mang-xa-hoi-trong-xay-dung-van-hoa-post761496.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí đồ họa - xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại

Tóm tắt: 

Xu hướng độc giả chuyển sang các nền tảng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và báo chí đồ họa là một "vũ khí" lợi hại để tăng sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí.

Xu hướng độc giả chuyển sang các nền tảng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và báo chí đồ họa là một "vũ khí" lợi hại để tăng sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí.

Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Tuấn Hùng phát biểu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Ngày 4/7, tại 79 Studio - Trường quay ảo của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Hà Nội), Đoàn Thanh niên TTXVN tổ chức tọa đàm “Vai trò của thông tin đồ họa trong chuyển đổi số báo chí."

Sự kiện có sự tham dự của Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Tuấn Hùng; Trưởng ban Tuyên giáo Đoàn khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Xuân Khôi; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thông tin cùng các phóng viên, biên tập viên, đoàn viên thanh niên của TTXVN.

Ngày nay, xu hướng độc giả xa rời các nền tảng truyền thống, chuyển sang các nền tảng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Vì thế, nếu muốn tồn tại, báo chí phải thực hiện chuyển đổi số và xa hơn là phát triển thành một ngành kinh tế truyền thông số.

Tại Việt Nam, một số cơ quan báo chí chủ lực đã đi tiên phong trong chuyển đổi số và ứng dụng khá thành công, trở thành các đơn vị báo chí đa phương tiện hiện đại như: Báo Nhân dân, TTXVN, VTV, VOV và các báo điện tử như VietnamPlus (TTXVN), VnExpress, Zing… 

Đoàn viên TTXVN đặt câu hỏi trao đổi tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Nhận định về mức độ chuyển đổi số của TTXVN, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Tuấn Hùng cho hay, hiện có hai xu hướng đánh giá: Một số coi rằng tất cả mọi việc TTXVN đã số hóa; một số khác lại đánh giá việc chuyển đổi số của TTXVN so với các cơ quan bên ngoài là rất chậm.

Hai cách đánh giá đều đúng. Vì nếu chuyển đổi về mặt hạ tầng, công nghệ thì TTXVN là đơn vị chuyển đổi rất sớm từ khoảng những năm 1980 của thế kỷ trước; thông tin đồ họa được bắt đầu thực hiện từ năm 2006.

Tuy nhiên, thế mạnh nhất của chuyển đổi số là đưa được thông tin đến số lượng độc giả lớn nhất thì TTXVN hiện chưa hoàn thành được.

Độc giả của TTXVN vẫn là những độc giả truyền thống, chưa phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng; độ lan tỏa thông tin của TTXVN trên các nền tảng số vẫn chưa đạt yêu cầu.

Với vai trò là nguồn thông tin của cả hệ thống truyền thông và cơ quan Thông tấn Quốc gia, trong giai đoạn mới, TTXVN sẽ còn rất nhiều việc phải làm và cần có sự đổi mới.

Ngoài việc đầu tư về công nghệ, hạ tầng thì yếu tố rất quan trọng chính là con người - những phóng viên, nhà báo.

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng hy vọng thanh niên TTXVN với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, nhiều sáng kiến… sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có của đơn vị, phát huy sức sáng tạo của mình để mang lại hiệu quả thông tin cao nhất.

Chuyển đổi số phải gắn với đổi mới sáng tạo thì mới có thể mang lại hiệu quả thông tin trong thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng nhấn mạnh.

Chia sẻ tại tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập Báo Điện tử VietnamPlus, cho rằng chuyển đổi số báo chí là một xu thế tất yếu, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như chuyển đổi số về mặt hạ tầng, tư duy, sản phẩm, kinh doanh…

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Khi tiến hành hỗ trợ các cơ quan báo chí châu Á-Thái Bình Dương về chuyển đổi số báo chí, các chuyên gia Hiệp hội Báo chí thế giới nhận xét, trở ngại lớn nhất của báo chí khu vực này là tư duy “text-based," tức là làm gì cũng chỉ nghĩ đến bài viết trước tiên.

Trước đây, chúng ta hay quen nói “vũ khí” mạnh nhất của nhà báo là cây bút, sau này thêm máy ảnh nhưng bây giờ, nhà báo có quá nhiều “vũ khí” tác nghiệp, nhiều cách để kể câu chuyện của mình như text, ảnh, dữ liệu, video, đồ họa.

Thông tin đồ họa chính là chuyển đổi số về sản phẩm và đôi khi trong nhiều cách “kể chuyện” thì kể bằng video hay đồ họa còn đem lại hiệu quả hơn. Do đó, các cơ quan báo chí cần có tư duy về sản phẩm, hơn là chỉ nghĩ đến con chữ như cách chúng ta vẫn nghĩ về báo chí.

Là một trong 7 đơn vị thông tin nguồn của TTXVN và là đơn vị duy nhất của TTXVN có riêng một phòng chuyên sản xuất tin đồ họa phục vụ thông tin của toàn ngành, Trung tâm Thông tin tư liệu và đồ họa hiện đang sản xuất 3 loại hình đồ họa tĩnh, động và tương tác.

Bà Cù Bảo Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu và đồ họa, chia sẻ ưu điểm của thông tin đồ họa là rất trực quan, sinh động, ngắn gọn nhưng lại “chứa” được nhiều dữ liệu thông tin, sắp xếp khoa học và dễ hiểu, đánh trúng được tâm lý của độc giả công nghệ hiện nay là muốn có cái nhìn bao quát, tổng quan để có thể tự so sánh, tự đưa ra nhận định, nhưng lại không mất quá nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu.

Tuy nhiên, nhược điểm của thông tin đồ họa là tốn nhiều thời gian để chắt lọc, xử lý, tổng hợp thông tin để sản xuất. Các họa sỹ không chỉ biết sử dụng phần mềm đồ họa, có tư duy hình ảnh mà cũng phải có tư duy của người làm báo để thiết kế ra sản phẩm vừa đẹp, vừa khoa học, hấp dẫn và đáp ứng thị hiếu bạn đọc hiện đại.

Bà Cù Bảo Châu cho biết ngoài những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, đơn vị đang đẩy mạnh các thông tin chỉ dẫn để lan tỏa thông tin đến đông đảo cộng đồng.

Tại tọa đàm, các phóng viên, biên tập viên, họa sỹ đang trực tiếp thiết kế, sản xuất các sản phẩm đồ họa đến từ nhiều đơn vị của TTXVN đã cùng nhau chia sẻ về thực tế công việc của mình, cũng như cách thức thực hiện thông tin đồ họa tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi người.

Trong thời gian gần đây, báo chí đồ họa được sử dụng ngày càng nhiều như một loại hình hiệu quả và cần thiết, nhất là đối với các lĩnh vực cần nhiều số liệu. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thông mới, nhất là mạng xã hội thì báo chí đồ họa là “vũ khí” lợi hại của báo chí hiện đại.

Với việc thiết kế tùy biến mạnh mẽ trên nhiều loại thiết bị, báo chí đồ họa rất dễ hút giới trẻ đối với các bài báo tương tác và điều hướng hợp lý.

Trong tương lai, báo chí đồ họa vẫn là thể loại cạnh tranh và còn tiếp tục phát triển, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải liên tục đổi mới để theo kịp, đáp ứng thị hiếu của đông đảo người dân./.

Nguồn: M.H (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/bao-chi-do-hoa-xu-huong-tat-yeu-cua-bao-chi-hien-dai/873079.vnp

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tóm tắt: 

Báo chí Trung Quốc đánh giá, chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế ở khu vực, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực.

Báo chí Trung Quốc đánh giá, chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế ở khu vực, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực.

Ảnh minh họa: Cờ Việt Nam tung bay trên quảng trường Thiên An Môn nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Trang mạng China Daily đăng bài viết có tựa đề "Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc: Tiếp tục đà phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, đưa hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực", nhấn mạnh, đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Trung Quốc trong 7 năm qua, tiếp nối sự trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.

Bài báo dẫn ý kiến Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, Việt Nam là nước láng giềng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, thành công của chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi cuối năm ngoái đã mở ra trang mới cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Từ đầu năm đến nay, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi, tiếp xúc, giao lưu và hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương được khởi động trở lại, góp phần từng bước thực hiện những nhận thức chung cấp cao.

Bà Mao Ninh cho biết, chuyến thăm là dịp để hai bên trao đổi các ý tưởng và biện pháp thực hiện những nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, đi sâu hợp tác, tăng cường kết nối, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng...

Tờ Tin tức Shangguan (Shanghai Observer) đăng bài phân tích ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc và dự Hội nghị WEF của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng 3 nước: Barbados, Mông Cổ và New Zealand; cho rằng, chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ 4 quốc gia tập trung vào chủ đề "phát triển" trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhằm tìm ra phương hướng đúng đắn cho quản trị kinh tế toàn cầu, mang lại sự chắc chắn cho một thế giới đầy bất ổn.

Về chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tờ báo cho biết, Việt Nam là nước láng giềng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc.

 

Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất.

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Lưu Khanh

Bài báo dẫn ý kiến ông Lưu Khanh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, nhận định, Việt Nam là thành viên quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tin tưởng chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất.

Còn theo ông Phó Mộng Tư, chuyên gia nghiên cứu của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, Việt Nam có thể cùng Trung Quốc trao đổi về các khó khăn và bài toán cần giải quyết trên con đường chuyển đổi, hiện đại hóa.

Trước những lợi ích và bài toán trong quá trình chuyển đổi chuỗi ngành nghề công nghiệp, việc tăng cường hợp tác và trao đổi giữa Trung Quốc và Việt Nam, góp phần xác định vị trí phù hợp trong cấu trúc ngành nghề, công nghiệp của khu vực.

Về việc tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (còn được gọi là Diễn đàn Davos mùa hè), các chuyên gia Trung Quốc cho biết, Việt Nam và Barbados, Mông Cổ và New Zealand phần lớn là các quốc gia nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc người đứng đầu chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương, khu vực đi đầu trong phục hồi kinh tế hiện nay, tham dự diễn đàn Davos mùa hè, sẽ góp phần tìm ra con đường phát triển kinh tế giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, định hình lại động lực tăng trưởng, tạo ra sự bền vững và năng lượng tích cực cho nền kinh tế toàn cầu.

https://nhandan.vn/bao-chi-trung-quoc-danh-gia-cao-chuyen-tham-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-post759232.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tóm tắt: 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các phương tiện báo chí, truyền thông ở Hàn Quốc ngày 23 và sáng 24/6 đã đồng loạt đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các phương tiện báo chí, truyền thông ở Hàn Quốc ngày 23 và sáng 24/6 đã đồng loạt đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Các báo đều đưa tin về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol đặt hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp đó là các cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Hãng tin Yonhap đưa tin, ảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 23/6. (Ảnh chụp màn hình)

Báo Chosun Ilbo cho biết các Tổng thống Hàn Quốc tiền nhiệm, trong đó có Tổng thống Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun, Lee Myung Bak, Park Geun-hye đều vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sang thăm Việt Nam.

Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Lee Do-woon, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol đã gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 23/6 và thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ song phương.

Tại cuộc gặp, Tổng thống Yoon Suk Yeol kêu gọi phát triển mối quan hệ song phương phù hợp với Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã được thiết lập từ tháng 12/2022, đồng thời nhấn mạnh hợp tác giữa hai nước cần vượt ra khỏi các khuôn khổ cũ ngoài giao lưu nhân dân, giáo dục và đào tạo hướng tới các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Hàn Quốc và bày tỏ vui mừng rằng hai nước đã thiết lập được nền tảng để phát triển mối quan hệ thông qua nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Báo giới Hàn Quốc cũng thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các báo đều nhấn mạnh đây là cuộc gặp thứ hai giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong vòng một tháng, sau cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima, Nhật Bản, vào tháng 5 vừa qua.Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực bao gồm khoáng sản quan trọng, năng lượng và quốc phòng.

Theo người phát ngôn Lee Do-woon, tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác mở rộng chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng. Ông Lee Do-woon dẫn lời Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định: "Chứng kiến sự phát triển sôi động của Việt Nam, tôi càng tin tưởng rằng mục tiêu của Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 là có thể đạt được và Hàn Quốc sẽ là đối tác tin cậy trong quá trình phát triển của Việt Nam".

Tổng thống Yoon Suk Yeol đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh kinh tế, bao gồm chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng; năng lượng và phát triển thành phố thông minh. Tổng thống Yoon Suk Yeol đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính giúp đỡ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam bằng cách cải thiện các hệ thống và quy định quản lý kiều hối, thuế và quy định về sử dụng đất.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết sẽ nỗ lực để tạo thuận lợi cho các công ty Hàn Quốc kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị hai bên mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế phù hợp với mức quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Theo đó, các lĩnh vực được khuyến khích hợp tác bao gồm chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng.

Báo chí cũng thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ. Người phát ngôn Lee Do-woon cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol đã đề nghị tăng cường hơn nữa trao đổi và hợp tác song phương giữa Quốc hội hai nước; phối hợp trong quá trình lập pháp vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định sẽ hỗ trợ tích cực nhằm thúc đầy giao lưu, hợp tác giữa Quốc hội hai nước, góp phần củng cố tổng thể quan hệ song phương.

Báo chí Hàn Quốc cho biết đã có tổng cộng có 111 bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh (MOU) thuộc 20 lĩnh vực đã được ký kết, trong đó tập trung vào công nghiệp quốc phòng, y tế, xe điện và khoáng sản cốt lõi. Sự có mặt của những người đứng đầu các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc là Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-won hiện đang là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, Chủ tịch tập đoàn Hyundai Eui-sun Chung, Chủ tịch tập đoàn LG Koo Kwang-mo, Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Dong-bin, Chủ tịch tập đoàn Hyosung Cho Hyun-joon, Chủ tịch HD Hyundai Jung Ki-seon, Chủ tịch Daewoo E&C Jeong Won-joo cùng những người đứng đầu các tổ chức kinh tế được cho là đảm bảo kết quả vững chắc cho các mục tiêu kinh tế được kỳ vọng trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Ngoài ra, báo chí Hàn Quốc nêu rõ, về phía Việt Nam, các bộ trưởng, thứ trưởng của 13 bộ gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao đã tham dự các sự kiện. GS Energy công bố đã ký Biên bản ghi nhớ 3 bên với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và Vina Capital của Việt Nam để hỗ trợ tài chính cho việc xúc tiến xây dựng nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại tỉnh Long An. Đây là dự án cung cấp điện bằng cách xây dựng nhà máy điện chu trình hỗn hợp LNG 3GW (gigawatt) tại tỉnh Long An.

Các công ty vừa và nhỏ tham dự diễn đàn cũng đã công bố quan hệ đối tác kinh doanh với các công ty liên quan tại địa phương. Kakao Mobility thông báo đã có cuộc gặp với các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực di động và du lịch tại Việt Nam như 'Ship60' và 'Eco Truck' để thảo luận cách xây dựng hệ thống hợp tác công nghệ chung

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo