Syndicate content

Nghề báo

Danh sách các tác phẩm xuất sắc đoạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022

Tóm tắt: 

Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII, năm 2022 - Giải thưởng cao quý nhất của người làm báo cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII, năm 2022 - Giải thưởng cao quý nhất của người làm báo cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022. Ảnh: Sơn Hải

Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu danh sách các tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII - năm 2022.

I. Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in)

Có 01 giải A, 03 giải B, 06 giải C và 04 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Loạt 4 bài: Yêu cầu mới về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Hà Thanh Giang, Minh Đức, Bùi Thị Lan (Tô Hà), Phạm Việt Hải – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu của tác giả Trịnh Thị Thùy Liên (Hà Tâm) – Chi hội Nhà báo Báo Đầu tư.

2. Tác phẩm: Loạt 3 bài: "Mắc cạn" điện mặt trời, điện gió của nhóm tác giả Lương Văn Thiện (Lương Thiện), Võ Quốc Hùng (Quốc Hùng), Nguyễn Văn Diệu (Lạc Phong), Võ Hữu Phúc (Hữu Phúc) – Báo Sài Gòn giải phóng, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Chuyển đổi số - dấu ấn tiên phong và đột phá của nhóm tác giả Anh Hiếu, Quỳnh Vinh, Minh Hiền, Hoàng Phong – Báo Công an nhân dân, Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an.

06 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Giá trị của hòa bình của nhóm tác giả Hải Đường, Ngô Phương Thảo, Lê Đức Dục, Võ Hoàng Giang, Quang Khanh – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Xây dựng những vùng biển hòa bình của nhóm tác giả Trần Thanh Bình, Trần Phương Hà, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thúy, Trần Mạnh Hùng – Ban biên tập tin Thế giới và các CQTT tại Geneva, Singapore và Berlin, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: "Mổ xẻ" những yếu kém của kinh tế hợp tác của nhóm tác giả Hải Yến, Thảo Ly – Báo Vĩnh Long, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long.

4. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Phòng, chống tham nhũng chính sách – Vấn đề hệ trọng, cấp bách hiện nay  của tác giả Nguyễn Văn Hải (Thiện Văn) – Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân.

5. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Sống chung với biến đổi khí hậu: Những mô hình hiệu quả của nhóm tác giả Trần Châu Lan, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Phú Hương – Báo Nghệ An, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An.

6. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Gỡ khó cho tàu 67 của nhóm tác giả Phạm Văn Anh (Phạm Anh), Nguyễn Văn Tú (Nguyễn Tú), Nguyễn Văn Cường  (Mạnh Cường), Phùng Thế Quang (Thế Quang), Nguyễn Văn Ngọc (Hiền Lương) – Liên chi hội Nhà báo Báo Thanh niên.

04 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Loạt 2 bài: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của nhóm tác giả Hồ Thị Lệ Như (Lệ Như), Kô Kăn Sương (Kăn Sương) – Báo Quảng Trị, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Những khoảng lặng thanh xuân của nhóm tác giả Hồ Sỹ Lực (Sỹ Lực), Lê Đức Anh (Đức Anh), Bùi Quốc Hưng (Quốc Hưng) – Chi hội Nhà báo Báo Tiền phong.

3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Nỗi khổ… “siêu phường” của tác giả Phạm Văn Tùng (Phạm Tùng) – Báo Đồng Nai, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai.

4. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Bịt lỗ hổng chính sách đất đai của tác giả Phạm Sỹ Thắng – Báo Hải Dương, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương.

II. Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in)

Có 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C và 02 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, làm căn cứ để đánh giá và rà soát, sàng lọc cán bộ của tác giả Vũ Trọng Lâm – Chi hội Nhà báo Tạp Chí Cộng Sản.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Thực tiễn sinh động đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng của nhóm tác giả Phương Quyên, Lê Mậu Lâm, Hạnh Nguyên, Văn Toán – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Hàng loạt “quan chức” hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất? của nhóm tác giả Đoàn Xuân Bộ, Lê Ngọc Long, Nguyễn Hồng Hải, Cát Huy Quang, Nguyễn Anh Tuấn – Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân.

03 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Đột phá để phục hồi kinh tế của nhóm tác giả Khuất Thị Thái (Thái Phương), Đỗ Thị Phương Nhung, Nguyễn Huỳnh Thị Thanh Nhân, Cao Minh Chiến, Nguyễn Thị Thừa (Phan Anh) – Báo Người Lao Động, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Bài toán cứu doanh nghiệp và nỗi ám ảnh hiệu ứng tuyết lở của nhóm tác giả Phan Thị Hằng (Phan Hằng), Hồ Quốc Tuấn (Hồ Quốc Tuấn), Trần Thị Tuyết Ánh (Khánh An) – Chi hội Nhà báo Báo Đầu tư.

3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Xét lại lịch sử – Một hành vi nguy hiểm của tác giả Đồng Viết Thắng (Việt Đông) – Báo Tây Ninh, Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh.

02 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Nhốt “quyền lực đen” trong “lồng” thể chế của tác giả Nguyễn Quốc Huy – Ban Biên tập tin Kinh tế, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Việt Nam nghiêm túc thực hiện khuyến nghị theo cơ chế UPR của tác giả Đỗ Văn Lộc – Báo Quốc phòng Thủ đô, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội.

III. Giải Phóng sự, Phóng sự điều tra, Bút ký báo chí, Ghi chép (Báo in)

Có 03 giải B, 05 giải C và 04 giải Khuyến khích.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Tràn lan vacxin, Thuốc thú y lậu của tác giả Phùng Minh Phúc (Minh Phúc) – Chi hội Nhà báo Báo Nông nghiệp Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Phanh phui rau VietGAP dỏm của nhóm tác giả Đặng Thị Thảo Thương (Thảo Thương), Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bông Mai), Nguyễn Văn Trí (Nguyễn Trí), Võ Đức Thiện (Đức Thiện) – Báo Tuổi trẻ, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: An ninh nguồn nước là bảo vệ sinh mệnh đồng bằng của nhóm tác giả Ngọc Trảng, Phương Thúy – Báo Vĩnh Long, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long.

05 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Những cạm bẫy nơi đất khách của nhóm tác giả Mai Tâm Hiếu, Đoàn Trung Kiên, Phạm Chí Kiên – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân.

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Xe quá tải tung hoành ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên của nhóm tác giả Võ Thanh Tùng (Võ Tùng), Sang Gríp (Tự Sang) – Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Mùa mưa ở Phái bộ UNISFA của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Thắng, Quang Tuyển – Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân.

4. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Văn hoá còn thì dân tộc còn của nhóm tác giả Lại Thị Thuý Hà (Thuý Hà), Nguyễn Thị Thu Trang (Thu Trang) – Báo Văn hóa, Liên chi hội Nhà báo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

5. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Bất thường đường dây nhập siêu xe của nhóm tác giả Phạm Đình Thắng (Đình Thắng), Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn Nguyễn), Nguyễn Xuân Hưng (Dương Hưng), Vi Văn Bình (Vi Bình) – Chi hội Nhà báo Báo Tiền phong.

04 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: “Thế giới taxi riêng” ở sân bay Tân Sơn Nhất  của nhóm tác giả Trần Thái Ý Linh, Nguyễn Thị Thu Hồng, Lê Xuân Vĩnh, Đỗ Văn Thông (Minh Anh), Nguyễn Trường Hoàng – Báo Người Lao động, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Thị trường ngầm trục lợi từ “buôn trứng, bán máu” của dịch vụ đẻ thuê của nhóm tác giả Bùi Thị Diệu Thơm, Trịnh Tùng Giang – Chi hội Nhà báo Báo Lao động.

3. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: “Ma thuật” trong mua sắm thiết bị dạy và học ở Hà Tĩnh của tác giả Bùi Văn Tiến (Bùi Tiến) – Chi hội Nhà báo Báo Bảo vệ pháp luật.

4. Tác phẩm: Chàng trai xương thủy tinh bảo vệ bình yên thôn xóm của tác giả Đào Thị Thu Hường (Thu Hường) – Tạp chí Sông Thương, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang.

IV. Giải Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh

Có 01 giải B, 02 giải C và 03 giải Khuyến khích.

01 Giải B: Tác phẩm: “Vàng tặc” tàn phá rừng phòng hộ ở Lai Châu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Oanh (Nguyễn Oanh),  Trần Văn Hoàng (Việt Hoàng), Đinh Thị Thùy (Đinh Thùy) – Cơ quan thường trú TTXVN tại Lai Châu, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

02 Giải C:

1. Tác phẩm: Giữ vững chủ quyền miền băng giá của tác giả Nguyễn Độc Lập (Độc Lập) – Liên chi hội Nhà báo Báo Thanh niên.

2. Tác phẩm: Phía trong “thành trì” cuối cùng điều trị COVID 19: Một cuộc đời khép lại, một “mầm sống” đâm chồi của nhóm tác giả Trần Ngọc Nam (Nam Trần), Nguyễn Thành Khánh (Nguyễn Khánh) – Báo Tuổi trẻ, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

03 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Bóng đá "Nơi gắn kết triệu con tim" của tác giả Trần Văn Huấn (Trần Huấn) – Báo Văn hóa.

2. Tác phẩm: Vận động viên Võ Phạm Hoàng Ân ra đòn quyết định giành chiến thắng và đem lại Huy chương Vàng nội dung 60kg nam môn Kurash tại SEA Games 31 của tác giả Trần Thanh Hải (Thanh Hải) – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân.

3. Tác phẩm: Những người “trồng rừng” dưới đáy biển của nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Huy (Tuấn Huy), Hoàng Thế Minh Tuấn, Nguyễn Hải Thanh – Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội nhân dân.

V. Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh)

Có 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C và 06 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Vượt qua cơn binh lửa của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Duy, Nguyễn Thị Thu Hòa, Bùi Nguyễn Quang Dũng, Vũ Hải Đăng – Ban Thời sự, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Không thể im lặng của tác giả Từ Thị Xuân Yến – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.

2. Tác phẩm: Xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm ở Yên Bái, nhìn từ huyện Lục Yên: Trên nóng, dưới còn nóng hơn của nhóm tác giả Đỗ Thị Giang (Hương Giang), Dương Thị Hằng (Diễm Hằng), Trần Thị Thanh Hường (Thanh Hường) – Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái.

03 Giải C:

1. Tác phẩm: Tấm lòng của tác giả Trương Thị Phương Thảo (Phương Thảo) – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình.

2. Tác phẩm: Vì sao cánh đồng lớn ngày càng nhỏ dần? – Câu chuyện điểm nghẽn về vốn của nhóm tác giả Mạc Kỉnh Hào, Lê Hùng Tiến – Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ, Hội Nhà báo Thành phố Cần Thơ.

3. Tác phẩm: “Vấn đề dư luận quan tâm” – chủ đề: đừng im lặng của nhóm tác giả Phạm Thị Bích Thủy, Mai Nhật Giang, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Thị Hồng Phượng, Đỗ Thị Hồng – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Hội Nhà báo Thành phố Hải Phòng.

06 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Để dòng nước trong xanh, lại về Bắc Hưng Hải của nhóm tác giả Hùng Xướng, Đăng Mạnh, Thu Thủy, Ngọc Oanh – Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên.

2. Tác phẩm: Vững một niềm tin của nhóm tác giả Minh Phúc, Kim Chi, Minh Thiện, Anh Thư – Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang.

3. Tác phẩm: Nghị quyết của Đảng soi sáng bản Mông của nhóm tác giả Thanh Hoa, Kim Thanh, Hải Yến – Đài Phát thanh và Truyền hình Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình.

4. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Khoa học công nghệ: Nền tảng cho tự lực, tự cường phát triển đất nước của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bích Thảo (Bích Thảo), Trần Thị Thúy Vân (Thúy Vân) – Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Tác phẩm: Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tổng công trình sư Sáu Dân, “Sáu dám” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Châu, Hà Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Nguyên Bảo – Ban Thời sự, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

6. Tác phẩm: Đánh thức ban mai của nhóm tác giả Hoàng Văn Triều (Hoàng Triều), Hoàng Thị Mai (Hoàng Mai), Hương Giang, Mai Công Huân (Công Huân) – Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa.

VI. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh)

Có 01 giải A, 03 giải B, 04 giải C và 03 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Kiểm soát quyền lực của cán bộ: Thực tiễn từ địa phương của nhóm tác giả Bùi Thị Thu Hương (Lan Hương), Bùi Thị Thùy Linh (Thuỳ Linh), Nguyễn Thị Thanh Trang (Thanh Trang), Tạ Thị Ngoãn (Tạ Ngoãn), Nguyễn Thị Thanh Tú (Thanh Tú) – Trung tâm truyền thông Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 3 bài:Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép của nhóm tác giả Trịnh Đình Thiệu, Nguyễn Thành Long, Lê Vinh Thông – Cơ quan Thường trú khu vực miền Trung, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

2. Tác phẩm: Gồng mình gánh nợ của nhóm tác giả Đỗ Thiện Phong (Thiện Phong), Khổng Hoài Lam – Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ.

3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Thương binh tâm thần và những điều kỳ diệu từ mái ấm của nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Linh (Hồng Linh), Nguyễn Thị Nhi (Nguyễn Nhị), Ngô Hải Yến (Hải Yến) – Liên chi hội Nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.

04 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Tái định cư – Rất cần đi trước của nhóm tác giả Nguyễn Đào Thuỳ Dương, Hoàng Thanh Giang, Nguyễn Hoàng – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Hội Nhà báo Thành phố Hải Phòng.

2. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Lần theo dấu cát của nhóm tác giả Bùi Trọng Điển, Đỗ Trung Thuận, Nguyễn Thị Mỹ Phụng, Lê Tấn Khoa, Nguyễn Kim Loan – Kênh VOV Giao thông, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Đổi đời hay đổi mạng của tác giả Hà Nguyệt My (Nguyệt My) – Cộng tác viên Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn, Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn.

4. Tác phẩm: Hành trình chạy đua với tử thần! của nhóm tác giả Trịnh Hồng Nhi (Hồng Nhi), Đào Việt Triều (Việt Triều) – Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau, Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau.

03 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Thủ lĩnh miền biên ải của nhóm tác giả Lê Thị Liên (Lê Liên), Lý Hùng Cường (Hùng Cường) – Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai.

2. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Bảo vệ nguồn nước ngầm trên đảo Lý Sơn của nhóm tác giả Lê Anh Vinh, Trần Quang Huy – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.

3. Tác phẩm: Người nghèo có sổ, có thể làm tỷ phú được không? của nhóm tác giả Trường Vũ, Thanh Hảo – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp.

VII. Giải Tin, phóng sự, ký sự (Truyền hình)

Có 03 giải B, 05 giải C và 06 giải Khuyến khích.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Ốc đảo hòa bình của nhóm tác giả Nguyễn Kim Tôn, Nguyễn Quang Khánh, Vương Tuấn Anh, Lương Hải Anh, Nguyễn Văn Trường – Liên chi hội Nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.

2. Tác phẩm: Loạt 2 bài: Bò nhập ngoại đường bộ và những lỗ hổng  của nhóm tác giả Nguyễn Lâm Thanh, Phạm Anh Quang, Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Lê Xuân Hòa – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

3. Tác phẩm: Ma trận giếng khoan của nhóm tác giả Đoàn Thị Anh Đào, Nguyễn Văn Hùng, Lang Văn Linh, Lê Thị Thu Hiền, Trần Thị Thanh Nga – Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An.  

05 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Báo động dùng Pi làm phương tiện thanh toán bất hợp pháp của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Ngàn, Nguyễn Sỹ Đoan, Chu Mạnh Hùng, Nguyễn Phú Huân, Nguyễn Hoàng Thanh – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Nâng tỷ lệ trưởng thôn là Đảng viên: Gắn kết lòng dân với ý Đảng của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Huyền (Thanh Huyền), Nguyễn Đức Bích (Đức Bích), Nguyễn Anh Hoàng (Anh Hoàng) – Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang.

3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Nhức nhối nạn phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” của nhóm tác giả Trần Vũ Em (Vũ Em), Trần Văn Cường (Văn Cường), Nguyễn Minh Quân (Minh Quân), Tạ Thị Hậu (Tạ Hậu) – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

4. Tác phẩm: Chưa có chi bộ nào như thế của nhóm tác giả Bùi Tấn Sỹ, Đỗ Xuân Lam – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam.

5. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Giữ rừng vàng cho mai sau của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Ngân (Thúy Ngân), Ninh Văn Tuyên (Ninh Tuyên), Phạm Thị Phương Thúy (Phương Thúy) – Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn, Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn.

06 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Khóc dở mếu dở của nhóm tác giả Hà Thị Kim Dung, Bùi Quang Thanh – Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ.

2. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn: Nút thắt an ninh năng lượng Quốc gia của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (Ngọc Thiện), Nguyễn Như Huỳnh (Như Huỳnh), Ninh Quốc Tùng (Ninh Tùng), Trần Ngọc Thùy (Ngọc Thùy) – Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Liên chi hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội.

3. Tác phẩm: 100 và 1000 của nhóm tác giả Trịnh Huỳnh Thanh, Nguyễn Văn Tuấn Ngọc, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thị Vũ Liên – Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương.

4. Tác phẩm: Lạm quyền của tác giả Nguyễn Ngọc Quang – Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Nguyên, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên.

5. Tác phẩm: Hồi sinh của nhóm tác giả Ngô Thị Phú Hòa, Nguyễn Phan Dũng Nhân – Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Hội Nhà báo tỉnh Bình Định.

6. Tác phẩm: Hiểm họa từ hủ tục của nhóm tác giả Trần Thị Phương Linh, Cao Văn Đức, Nông Văn Huỳnh, Trương Thị Thu – Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn.

VIII. Giải Bình luận, giao lưu, tọa đàm (Truyền hình)

Có 01 giải A, 01 giải B, 03 giải C và 03 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Ngày gặp lại của nhóm tác giả Tấn Tài, Bích Phương, Ngọc Quí, Trần Thịnh – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

01 Giải B: Tác phẩm: Khúc tráng ca hòa bình của nhóm tác giả Phan Lạc Long, Nguyễn Đức Hoà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thu Yến, Trần Lê Minh – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

03 Giải C:

1. Tác phẩm: 12 ngày đêm – Lằn ranh lịch sử của nhóm tác giả Khuất Thị Ly Na, Hoàng Anh, Trần Thị Trúc Quỳnh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Hưng – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Đối thoại Hà Nội: quy hoạch ngược của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Lan, Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Văn Thành, Hà Văn Quỳnh, Nguyễn Đình Quý – Trung tâm Truyền hình Thông tấn, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

3. Tác phẩm: Chạm tới ước mơ của nhóm tác giả Vũ Thị Nhung (Vũ Nhung), Đỗ Mạnh Luân (Mạnh Luân), Trần Trung Hiếu (Trung Hiếu), Đỗ Trường Giang (Trường Giang), Lê Thị Nhân (Lê Nhân) – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Hội Nhà báo Thành phố Hải Phòng.

03 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Phản bác luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Phương Mai, Lương Thị Ngọc Hà, Phạm Tuấn Trung, Lê Quang Lâm, Lê Gia Hoàng – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Tác phẩm: Ngọn hải đăng trên biển của nhóm tác giả Lê Minh Lợi, Nguyễn Minh Hoa, Đào Thị Ngọc Hồ, Thạch Quốc Hương, Khuất Tuấn Minh – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

3. Tác phẩm: Gỡ nút thắt giao thông đồng bằng của nhóm tác giả Thanh Hoàng, Công Danh, Như Thanh, Cẩm Tiên, Hoàng Lâm – Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long.

IX. Giải Phim tài liệu truyền hình

Có 01 Giải A, 02 Giải B, 04 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: “Bẫy” của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Trí, Vũ Hồng Anh, Phạm Quốc Bằng, Chu Sỹ Thanh, Nguyễn Tài Vũ – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Đường đến hòa bình của nhóm tác giả Đoàn Hồng Lê, Trần Xuân Quang, Đặng Tiến Nhựt – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 4 tập: Việt Nam 1972 của nhóm tác giả Cao Anh Minh, Phạm Việt Phước, Bùi Chí Trung, Nguyễn Hà Tiệp, Đặng Bảo Trung – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

04 Giải C:

1. Tác phẩm: Người nơi đầu sóng của nhóm tác giả Hoàng Thy, Nguyệt Minh, Đỗ Sang, Trọng Huỳnh – Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long.

2. Tác phẩm: Niềm tin của nhóm tác giả Tiểu Linh, Vũ Minh Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Thu Dung – Chi hội Nhà báo Điện ảnh Quân đội nhân dân.

3. Tác phẩm: Ký ức tháng 12-1972 của tác giả Hoàng Dũng – Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Liên chi hội Nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Tác phẩm: Sự thực khó thay đổi của nhóm tác giả Bùi Thị Thanh Huyền, Dương Viết Phương, Đặng Thanh Sơn, Lê Phú Sơn, Trương Hoàng Ngọc Khánh – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình.

03 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Bốn mùa trong rừng thẳm của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Phương, Trần Phương Vũ, Nguyễn Quang Anh – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 3 tập: Hành trình tương lai của nhóm tác giả Trần Thuyết, Quốc Thái, Đào Quang Tuệ – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tác phẩm: Khát vọng thiên thanh của nhóm tác giả Bạch Hoàng Đạt, Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Diệu Hoa, Phạm Công Trình, Bùi Văn Trường – Chi hội Nhà báo Điện ảnh Quân đội nhân dân.

X. Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử)

Có 01 giải A, 02 giải B, 06 giải C và 06 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Loạt 05 bài: Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa phá môi trường lấy kinh tế của nhóm tác giả Võ Mạnh Hùng (Hùng Võ), Phạm Thanh Trà (Thanh Trà), Nguyễn Hoài Nam (Hoài Nam), Hoàng Tiến Đạt (Hoàng Đạt) – Báo điện tử VietnamPlus, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang kêu cứu của tác giả Lê Xuân Hoát (Xuân Hoát) – Thường trú Báo điện tử Zingnews tại Khánh Hòa, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng vững mạnh từ gốc  của tác giả Phạm Thị Hà (Thu Hà, Trung Anh, Nam Khánh) – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Liên chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương.

06 Giải C:

1. Tác phẩm Loạt 3 bài: Thực hiện Nghị quyết 82/2019/QH14 của Quốc hội về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị của nhóm tác giả Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Thị Sáu (Thanh Hà, Lê Hùng) – Báo Đại biểu nhân dân, Liên chi hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội.

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: 8 năm tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc – Viết tiếp dấu ấn đối ngoại quốc phòng Việt Nam của nhóm tác giả Trần Văn Thường (Trần Thường), Phạm Hữu Hải (Phạm Hải) – Báo điện tử VietnamNet, Liên chi hội Nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông

3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Những nông dân văn minh, anh là ai trong cách mạng công nghệ 4.0? của nhóm tác giả Phạm Thị Anh Thơ (Anh Thơ), Phạm Minh Ngọc (Minh Ngọc), Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Hữu Anh (Hữu Anh) – Chi hội Nhà báo Báo Nông thôn ngày nay.

4. Tác phẩm: Việt Nam - trái tim chúng tôi đã chọn của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (Hồ Hạ) – Chi hội Nhà báo Báo Đầu tư.

5. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: “Tự chuyển hoá” trong các đại án của nhóm tác giả Hồ Thị Kim Thoan (Hà An), Trần Thị Tâm (Hà Nhân) – Chi hội Nhà báo Báo Bảo vệ pháp luật.

6. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh của tác giả Trần Huy Tuấn – Chi hội Nhà báo Báo Lao động.

06 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng của nhóm tác giả Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Văn Duyên, Trần Tuấn Sơn, Tạ Thu Trang –Liên chi hội Nhà báo Báo Công Thương.

2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Luân chuyển cán bộ: Bước tiến mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sâm (Hồng Sâm), Dương Phương Liên (Phương Liên, Nhật Nam) – Chi hội Nhà báo Báo Điện tử Chính phủ.

3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Sứ mệnh phụng sự tổ quốc, phụng sự xã hội dẫn đường cho báo chí cách mạng của nhóm tác giả Trần Lan Anh (An Huy), Nguyễn Thị Vân (Hà Vân) – Báo Nhà báo và Công luận, Liên chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.

4. Tác phẩm: Câu chuyện “Dừa organic” Bến Tre ra thế giới của nhóm tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Cẩm Trúc, Đỗ Quang Khởi, Huỳnh Trọng Ân – Báo Đồng Khởi, Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre.

5. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Những kẻ giảo hoạt với lá bài “nhân quyền” của tác giả Phan Đăng Trường (Đăng Minh) – Báo Công an nhân dân, Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an.

6. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Phục hồi kinh tế Việt Nam của nhóm tác giả Việt Đức, Văn Hưng, Nguyễn Mạnh – Liên chi hội Nhà báo Báo Dân trí.

XI. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo điện tử)

Có 01 giải A, 02 giải B, 05 giải C và 05 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Dòng tên trên đá núi, đã thành tên phố phường của nhóm tác giả Lê Đức Dục, Nguyễn Đức Bình (Đức Bình), Nguyễn Ngọc Quang (Ngọc Quang) – Báo Tuổi trẻ, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Cuộc rượt đuổi “Quỷ ấu dâm” – hành trình trong nước mắt của nhóm tác giả Đỗ Doãn Hoàng (Lãng Quân), Hoàng Văn Chiên (Văn Hoàng) – Chi hội Nhà báo Báo Nông thôn ngày nay.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Hành trình đưa các anh về đất mẹ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh (Hồng Minh), Trần Sơn Bách, Trần Thành Đạt, Nguyễn Văn Toản – Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân.

05 Giải C:

1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Phát triển du lịch cộng đồng ở Tây Bắc: Chuyên nghiệp mới bứt phá của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thắng (Thắng Văn), Nguyễn Ngọc Chung (Ngọc Chung) – Báo Kinh tế và Đô thị, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Khó khăn khi sáp nhập thôn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa – nhìn từ thực tiễn của nhóm tác giả Nguyễn Quán Tuấn, Trần Văn Quốc, Nguyễn Thị Hường, Quách Hà Đương, Hà Ngọc Mai – Báo Nhà báo và Công luận, Liên chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.

3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam - Một chính sách cần thiết và nhân văn của nhóm tác giả Phương Thủy, Thu Hòa, Xuân Trường – Báo Công an nhân dân, Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an.

4. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Quyết sách đúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch của nhóm tác giả Nguyễn Đình Đoàn Bổng (Đoàn Bổng), Phạm Lương Bằng (Lương Bằng), Phạm Văn Công (Phạm Công), Đàm Xuân An (Xuân An), Lã Thị Kiều Oanh (Nguyễn Hiền) – Báo điện tử VietnamNet, Liên chi hội Nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh của nhóm tác giả Phạm Thị Anh Hoài (Anh Hoài), Bùi Minh Huệ (Minh Huệ), Nguyễn Văn Vỹ (Thiên Vỹ), Thái Văn Sinh (Thái Sinh), Nguyễn Huy Tùng (Huy Tùng) – Báo Hà Tĩnh, Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh.

05 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Nông thôn đổi mới - Nông nghiệp hiện đại - Nông dân chuyên nghiệp của nhóm tác giả Lưu Thị Ngần (Ngân Huyền), Nguyễn Thị Thủy (Thanh Thủy), Nguyễn Văn Thơi (Nguyễn Thơi), Nguyễn Anh Dân (Dân Anh) – Báo Thái Bình, Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình.

2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Cột mốc chủ quyền biển đảo trong trái tim kiều bào của tác giả Trương Thị Diệp (Diệp Trương) – Ban Biên tập Tin trong nước, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Những tiếng Then kỳ bí của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Hà, Hoàng Thị Niềm, Lê Quang Hòa, Tôn Viết Dương – Báo Tuyên Quang, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang.

4. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Những công trình lãng phí nguồn lực của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Thảo Nguyên (Vũ Thảo), Hoàng Kim Linh (Hà Duy), Trần Thị Hồng Thi (Hồng Thi) – Báo Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai.

5. Tác phẩm: Loạt 2 bài: Đường đi của dòng nước của nhóm tác giả Nguyễn Thu Hằng (Thu Hằng), Hoàng Duy Khánh (Khánh Hoàng), Đặng Hoàng Thanh (Thanh Hạ) – Chi hội Nhà báo Báo VnExpress. 

Nguồn: Nhóm PV/congluan.vn

 https://www.congluan.vn/danh-sach-cac-tac-pham-xuat-sac-doat-giai-bao-chi-quoc-gia-lan-thu-xvii-nam-2022-post252664.html
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Người làm báo phải ý thức trách nhiệm, sứ mệnh mà mình gánh vác

Tóm tắt: 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị cơ quan báo chí và những người làm báo phải ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân về sứ mệnh mà mình gánh vác.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị cơ quan báo chí và những người làm báo phải ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân về sứ mệnh mà mình gánh vác.

Tối 21/6, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII – năm 2022. Dự lễ trao giải có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng;  Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII. (Ảnh: Phạm Hải)

Đại diện ban tổ chức cho biết, năm 2022 có 157 tác phẩm báo chí vào vòng chung khảo, trong đó có những tác phẩm tập trung vào quá trình chuyển đổi số; những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19; tuyên truyền về công cuộc chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Hội đồng Giải báo chí quốc gia đã lựa chọn được: 8 giải A, 24 giải B, 46 giải C và một số giải khuyến khích để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII-2022.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả đoạt giải.

Các tác phẩm đoạt giải A gồm 'Yêu cầu mới về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ' của Báo Nhân Dân; 'Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp uỷ làm căn cứ để đánh giá và rà soát sàng lọc cán bộ' của Tạp chí Cộng sản; 'Ngày gặp lại' của Đài truyền hình TP.HCM; 'Bẫy' của Đài Truyền hình Việt Nam; "Vượt qua cơn binh lửa" của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Duy, Nguyễn Thị Thu Hòa, Bùi Nguyễn Quang Dũng, Vũ Hải Đăng - Ban Thời sự, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam; "Kiểm soát quyền lực của cán bộ: Thực tiễn từ địa phương" của nhóm tác giả Bùi Thị Thu Hương (Lan Hương), Bùi Thị Thùy Linh (Thuỳ Linh), Nguyễn Thị Thanh Trang (Thanh Trang), Tạ Thị Ngoãn (Tạ Ngoãn), Nguyễn Thị Thanh Tú (Thanh Tú) - Trung tâm truyền thông Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh;  "Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa phá môi trường lấy kinh tế" của nhóm tác giả Võ Mạnh Hùng (Hùng Võ), Phạm Thanh Trà (Thanh Trà), Nguyễn Hoài Nam (Hoài Nam), Hoàng Tiến Đạt (Hoàng Đạt) Báo điện tử VietnamPlus và "Dòng tên trên đá núi, đã thành tên phố phường" của nhóm tác giả Lê Đức Dục, Nguyễn Đức Bình (Đức Bình), Nguyễn Ngọc Quang (Ngọc Quang) báo Tuổi trẻ TP.HCM. 

Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhìn nhận, trải qua chặng đường lịch sử 98 năm, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải C cho tác giả Trần Văn Thường Báo VietNamNet.

Theo Chủ tịch nước, đội ngũ những người làm báo hôm nay ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực nghề nghiệp, đang nỗ lực từng bước làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, phát huy vai trò xung kích của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, không quản khó khăn, gian khổ tự giác dấn thân, xông pha có mặt tại các tâm điểm của đời sống xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm, sứ mệnh người làm báo cách mạng, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng đồng thuận xã hội.

Năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức sau đại dịch Covid-19; tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, biến động khó lường, báo chí đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nhà báo bằng trí tuệ, tâm huyết với đất nước và sự lao động nghiêm túc đã cùng phân tích, luận giải, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao giải C cho đại diện nhóm tác giả loạt bài "Quyết sách đúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch" của Báo VietNamNet.

Đội ngũ những người làm báo đã để lại nhiều dấu ấn, nhanh nhạy hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực, sắc bén hơn trong bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số…

“Tôi đánh giá cao các tác phẩm đoạt giải năm nay đã tiếp tục khẳng định tính cách mạng, tính khoa học, sự nhạy bén và sự dấn thân không mệt mỏi của các nhà báo, thể hiện rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo báo chí. Nhiều tác phẩm mang tính phát hiện, tính chiến đấu cao, sắc bén, phản biện mang tính khoa học”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định.

Chủ tịch nước đề nghị cơ quan báo chí và những người làm báo phải ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân với bạn đọc về sứ mệnh mà mình gánh vác. Người làm báo phải luôn nhận thức sâu sắc, làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng.

Giải Báo chí quốc gia năm 2022 có 8 giải A, 24 giải B, 46 giải C.

Chủ tịch nước cũng đề nghị đội ngũ những người làm báo tiếp tục thể hiện bản lĩnh, dấn thân, đi đầu trong những vấn đề lớn, vấn đề mới, vấn đề khó của đất nước; bám sát những thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh kịp thời, sinh động những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà đất nước đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trước xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng thông tin khác và những biến đổi hành vi tiếp cận thông tin của công chúng, Chủ tịch nước đề nghị giới báo chí đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, cung cấp thông tin chất lượng, tin cậy, thuyết phục trên nền tảng truyền thống và nhất là nền tảng công nghệ số, để đủ sức thu hút, giữ được niềm tin, sự tôn trọng của công chúng.

Lãnh đạo Báo VietNamNet chúc mừng các tác giả của báo đoạt giải báo chí Quốc gia năm 2022.

Thay mặt Hội đồng Giải báo chí quốc gia, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng định các thế hệ nhà báo cách mạng xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, như chính lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những người làm báo: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

“Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao vai trò, những thành tựu và sự đóng góp to lớn của báo chí trong gần một thế kỷ qua. Thành tựu của nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày hôm nay được xây dựng bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của biết bao thế hệ các nhà báo trong gần 1 thế kỷ”, ông Lê Quốc Minh khẳng định.

Báo VietNamNet đoạt 2 giải C Giải báo chí Quốc gia
Trong 46 giải C Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVII năm 2022, Báo VietNamNet có 2 giải.  Đó là tuyến bài: "8 năm tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Viết tiếp dấu ấn Việt Nam" của nhóm tác giả Trần Văn Thường (Trần Thường) và Phạm Hữu Hải (Hải Phạm) và tuyến bài "Quyết sách đúng, kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch" của nhóm tác giả Nguyễn Đình Đoàn Bổng (Đoàn Bổng) – Phạm Lương Bằng - Phạm Văn Công (Phạm Công) – Đàm Xuân An (An Đàm) và Lã Thị Kiều Oanh (Nguyễn Hiền).
Quang Phong/Phạm Hải/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

TTXVN phát động Giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 6

Tóm tắt: 

Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 20/6, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức phát động Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 6.

Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 20/6, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức phát động Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 6.

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng 20/6, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức phát động Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 6, nhằm tôn vinh những tác giả xuất sắc, tác phẩm báo chí ghi trọn khoảnh khắc ấn tượng thông qua lăng kính nhiếp ảnh.

Phát động cuộc thi, Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định: Nhiếp ảnh luôn có một vị trí đặc biệt trong hoạt động báo chí. Một bức ảnh chụp đúng thời điểm, ghi lại khoảnh khắc chân thực nhưng cũng hết sức độc đáo của đời sống qua lăng kính nhiếp ảnh luôn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Ảnh báo chí không chỉ làm cho thông tin sống động, đáng tin cậy hơn mà còn có giá trị như những tác phẩm báo chí xuất sắc.

Quang cảnh Lễ phát động. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Để có được những khoảnh khắc đi cùng năm tháng, người cầm máy phải nắm vững kỹ thuật nhiếp ảnh cũng như những quy luật của tự nhiên và đời sống. Thực tế cho thấy, nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia sẵn sàng dấn thân, theo đuổi sự kiện, kể cả trong điều kiện hiểm nguy, để ghi lại những khoảng khắc vàng. Với mong muốn tôn vinh tác giả, tác phẩm ảnh báo chí xuất sắc, sáng tạo, TTXVN - cơ quan báo chí có bề dày truyền thống về nhiếp ảnh - đã khởi xướng và chủ trì tổ chức Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng, đến nay đã qua 5 mùa Giải.

Theo Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang, đúng như tên gọi của Giải, Khoảnh khắc vàng là nơi hội tụ, lan tỏa nhiều tác phẩm ảnh đa dạng về nội dung, chất lượng về hình ảnh, độc đáo về cách thể hiện của các nhà báo, nhiếp ảnh gia là người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.

"Chúng tôi mong muốn và hy vọng Khoảnh khắc vàng lần thứ 6 sẽ nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các nhà báo, các nhà nhiếp ảnh, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay và góp phần xây dựng nền Báo chí Cách mạng Việt Nam "chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại" - Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang nói.

Thông tin về thể lệ giải, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng cho biết: Khoảnh khắc vàng lần thứ 6 là Giải Ảnh báo chí do TTXVN tổ chức trên quy mô toàn quốc. Giải thưởng tôn vinh những tác giả xuất sắc, tác phẩm báo chí ghi trọn những khoảnh khắc ấn tượng thông qua lăng kính nhiếp ảnh.

Những tác phẩm tham dự giải phản ánh đa dạng mọi khía cạnh của đời sống chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, môi trường… của Việt Nam; thể hiện góc nhìn đặc sắc, nhân văn, trách nhiệm với đất nước, cộng đồng xã hội. Đối tượng dự thi là các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp là công dân Việt Nam, nước ngoài. Thành viên Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo không tham dự Giải. Các tác phẩm dự thi được chụp trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/8/2023. Lễ tổng kết, trao giải được tổ chức trong tháng 9/2023.

Quang cảnh Lễ phát động. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 6 có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức. Phương thức tiếp nhận ảnh qua trang web của Giải: www.khoanhkhacvang.vn cùng với đầy đủ thông tin về điều lệ, thể lệ của cuộc thi sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác giả trong và ngoài nước tham gia.
Những điểm đáng chú ý trong thể lệ giải là: Tác giả phải đảm bảo tính chính xác, trung thực về nội dung thông tin của tác phẩm, chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm. Ảnh báo chí không chấp nhận chỉnh sửa. Ban Tổ chức chỉ nhận files ảnh qua trang web của Giải www.khoanhkhacvang.vn. Thông số trên files phải nguyên vẹn, không chỉnh sửa. Tất cả ảnh dự thi phải được chụp trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 15/8/2023. Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 21/6/2023 đến hết ngày 15/8/2023.
Cơ cấu giải thưởng sẽ có một giải đặc biệt 30 triệu đồng; hai giải Nhất ( một giải ảnh đơn, một giải ảnh bộ), mỗi giải trị giá 20 triệu đồng; 4 giải Nhì (2 giải ảnh đơn, 2 giải ảnh bộ), mỗi giải trị giá 15 triệu đồng; 6 giải Ba (3 giải ảnh đơn, 3 giải ảnh bộ), mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Một số giải ảnh đơn và ảnh bộ sẽ được trao giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.
Khoảnh khắc vàng là diễn đàn quy tụ các nhà báo, nhà nhiếp ảnh thể hiện tài năng, tính chuyên nghiệp trong xử lý kỹ thuật và sự nhanh nhạy để chớp được những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật, thể thao.... Qua 5 mùa Giải, hàng nghìn tác phẩm ảnh báo chí chất lượng, có sức lan tỏa, lay động người xem đã được gửi đến dự thi, cho thấy đời sống nhiếp ảnh báo chí vô cùng sôi động, không ngừng phát triển, hội nhập theo nhịp sống của đất nước.
Trong khuôn khổ sự kiện này, TTXVN tổ chức trưng bày những tác phẩm ảnh có giá trị báo chí và lịch sử. Đây là những tác phẩm do 7 nhà báo lão thành của TTXVN thực hiện, những tác giả vừa được vinh danh tại Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 và những bức ảnh do các phóng viên của TTXVN ở trong và ngoài nước thực hiện trên mọi nẻo đường tác nghiệp.

Những tác phẩm được trưng bày cho thấy ảnh báo chí luôn có một sứ mệnh đặc biệt, ghi lại được những thời khắc quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, phát triển đất nước./.

Nguồn: Phúc Hằng/TTXVN

https://bnews.vn/ttxvn-phat-dong-giai-anh-bao-chi-khoanh-khac-vang-lan-thu-6/295305.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân kể chuyện “40 năm đi, yêu và viết”

Tóm tắt: 

Nhà báo kỳ cựu Huỳnh Dũng Nhân đã “gói gọn” 40 năm làm nghề của mình trong cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết”, vừa ra mắt cuối tuần qua tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Nhà báo kỳ cựu Huỳnh Dũng Nhân đã “gói gọn” 40 năm làm nghề của mình trong cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết”, vừa ra mắt cuối tuần qua tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong ngày ra mắt sách.

Cuốn sách ra mắt nhân kỷ niệm hành trình 40 năm cầm bút của nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí Huỳnh Dũng Nhân. Điều đặc biệt là cuốn sách được tác giả bắt tay vào thực hiện từ đầu năm 2021 và bị bỏ dở vì ông bị tai biến. Phần sau của cuốn sách được ông hoàn thành nốt trên giường bệnh khi vẫn còn liệt nửa người, bằng chiếc điện thoại của mình.

Cuốn sách gồm 4 phần:

Chương 1: Ký ức, kể về con đường vào nghề của ông (thời niên thiếu, thời học khoa văn, khoa báo chí, thời bắt đầu viết văn thơ, thời làm các báo Tuổi trẻ, Lao Động, làm Tổng Biên tập tạp chí Nghề báo, làm Phó Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam…)

Chương 2: Một số phóng sự nổi bật của tác giả, kèm 15 phóng sự đời thường ưng ý nhất cùng câu chuyện khi viết những phóng sự đó.

Chương 3: Phần các bài viết của tác giả thuộc lĩnh vực lý luận báo chí đang được bạn đọc quan tâm.

Chương 4: Bài của các nhà văn, nhà báo, giảng viên báo chí nổi tiếng viết về nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Cuốn sách của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà văn… Nói về tác giả, nhà báo Phạm Quốc Toàn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, và cũng là một người bạn của tác giả cho biết, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm báo, và sau này trở thành một cây bút phóng sự từ báo Lao Động.

“Phóng sự của anh rất giàu chi tiết, sôi động, rất đời, đó là lý do mà những trang phóng sự của anh luôn luôn thu hút sự chú ý của bạn đọc” - Nhà báo Phạm Quốc Toàn nói.

Còn cây viết Peter Pho chia sẻ: “Cuốn hồi ký của Huỳnh Dũng Nhân rất nặng, không phải nặng về trọng lượng, mà vì bộ óc, vì những chi tiết, những gì mà anh đưa vào phóng sự của mình. Văn của Huỳnh Dũng Nhân rất sinh động, thực tế, đọc lên có thể thấy được sự quăng mình vào đời sống của tác giả”.

Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung, một trong những người bạn vong niên của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã có mặt tại buổi ra mắt sách và chia sẻ những câu chuyện chung quanh hành trình làm báo của tác giả.

Bà cho biết: “Tôi may mắn được gặp Huỳnh Dũng Nhân, một nhà báo tâm huyết, viết khỏe, viết hay. Mặc dù tôi cầm bút trước Huỳnh Dũng Nhân (tôi viết từ năm 1965 và có tập ký về Người tài đất Việt), nhưng tôi vẫn cho mình là người đi sau và học hỏi được tác giả nhiều điều. Huỳnh Dũng Nhân luôn đặt mình vào vị trí một bạn đọc cầu thị để học hỏi người giỏi hơn mình. Tôi thấy may mắn vì có thêm một người bạn ít tuổi hơn là Huỳnh Dũng Nhân”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và những bức tranh chân dung trưng bày tại buổi ra mắt sách.

Chia sẻ về cuốn sách, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nói: “40 năm đối với cuộc đời cầm bút của một người cũng là tương đối dài. Tôi từng nuôi ý định viết hồi ký từ lúc sắp về hưu. Tôi muốn viết về nghề cho các thế hệ sau đọc. Nhưng sau đó, tôi bị tai biến, phải nằm một chỗ trong một thời gian. Rồi dịch Covid-19 xảy ra, nó giúp tôi nhớ ra mình từng học vẽ mà sau đó quên đi và bước vào làm báo. Trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19, tôi đã vẽ chân dung bạn bè trong nghề báo của mình”.

Một trong những lý do khiến các phóng sự của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được yêu thích chính là trong báo có chất văn. Nhà báo Phạm Quốc Toàn nhận xét, báo của Huỳnh Dũng Nhân gắn với văn, trong báo có văn, trong văn có báo. Nhà báo Phạm Quốc Toàn kể lại: “Tôi nhớ hồi lớp 9, cô giáo có đặt một câu hỏi: “Nhân đạo là gì?”.

Khi trở về, anh Nhân có hỏi cụ Tạ Quang Đạm, thân phụ của anh Tạ Quang Ngọc (nguyên Bộ trưởng Thủy sản) và nhận được câu trả lời: “Nhân đạo chính là giá trị con người, tính nhân văn của con người. Huỳnh Dũng Nhân đã mang theo ý tứ ấy đi suốt cuộc đời làm báo của mình, viết cái gì cũng nhân văn, vì con người”.

Cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khẳng định, ông chỉ yêu nghề, viết để thỏa lòng đam mê và cũng là thỏa mãn tình yêu nghề của mình: “Những câu chuyện của tôi cũng hiền lành, tôi không có gì gay cấn với đời cả. Mình sống vui, chứ còn cứ để những điều lấn cấn cản bước thì không đi xa được” – ông chia sẻ.

https://nhandan.vn/nha-bao-huynh-dung-nhan-ke-chuyen-40-nam-di-yeu-va-viet-post758336.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Giải thưởng Báo chí Quốc gia 2022: Ghi nhận và tôn vinh 124 tác phẩm

Tóm tắt: 

Hội đồng lựa chọn 124 tác phẩm xuất sắc để trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, trong đó có 9 Giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích.

Hội đồng lựa chọn 124 tác phẩm xuất sắc để trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, trong đó có 9 Giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích.

Các phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)

Trong số 157 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng Giám khảo đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 124 tác phẩm xuất sắc để trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022.

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối 21/6 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Thông tin trên được Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia cho biết tại cuộc họp báo sáng 16/6, tại Hà Nội.  

Báo chí các địa phương giành giải cao

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết điểm sáng năm nay là các cơ quan báo chí ở địa phương tham gia tích cực, có những tác phẩm chất lượng cao hơn các mùa giải trước, được trao giải thưởng cao.

Ông Lợi nêu rõ các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đã thể hiện rõ thành tựu đổi mới sáng tạo, tính đa loại hình, đa phương tiện điển hình như: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An, Báo Tuyên Quang... Bên cạnh các Liên chi hội, cấp Hội lớn vẫn duy trì được chất lượng tác phẩm dự Giải tốt như: Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh… thì nhiều Hội Nhà báo tỉnh đã đầu tư tuyển chọn, nâng cao chất lượng tác phẩm dự Giải.

Nói về khoảng cách chất lượng cơ quan báo chí trung ương và địa phương hiện nay, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng lực lượng nhân sự làm báo, nguồn lực về thiết bị, trang thiết bị ở các cơ quan báo chí trung ương và địa phương vẫn còn khoảng cách giữa hai bên, tuy nhiên chất lượng các tác phẩm tham dự giải cho thấy khoảng cách này ngày càng được rút ngắn đáng kể.

“Đặc biệt là thể loại phát thanh, truyền hình, báo in, khoảng cách này ngày càng mờ đi, đây là điều đáng mừng đối với sự phát triển của các cơ quan báo chí địa phương... Tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ không còn khoảng cách,” ông Lợi nói.

Bổ sung ý kiến, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho hay chất lượng tác phẩm dự giải khá đồng đều, khoảng cách giữa báo chí Trung ương và địa phương được thu hẹp ở nhiều nhóm thể loại.

[Giải Báo chí Quốc gia: VietnamPlus đạt giải A cho loạt bài về đất đai]

"Năm nay Hội đồng Giải ban hành Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm tham dự giải sớm hơn nên tạo điều kiện cho các cấp hội có thêm thời gian tuyển chọn từ cơ sở các tác phẩm chất lượng tham dự,” bà Đỗ Thị Thu Hằng cho biết.

Nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng đánh giá các tác phẩm tham dự Giải năm nay có chất lượng tốt. Hầu hết các tác phẩm bám sát thực tiễn, có tính thời sự cao, đi vào các điểm nóng trong năm 2022 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng…

“Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan toả, ảnh hưởng trong xã hội. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, được đầu tư nghiêm túc, công phu, có bố cục chặt chẽ, cách thức thể hiện gần gũi, sinh động, hấp dẫn người đọc,” bà Hằng nhận xét.

Phóng viên Võ Mạnh Hùng - Báo Điện tử VietnamPlus với giải A tại Giải báo chí Quốc gia năm 2021. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Một số mảng đề tài nổi bật là sự nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, ông cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Các vấn đề kinh tế xã hội được đề cập đến bao gồm: Thị trường chứng khoán, khủng hoảng thị trường bất động sản, lừa đảo tín dụng, lỗ hổng trong quản lý kinh doanh xăng dầu; Các vấn đề xã hội nóng như: Vấn nạn ma túy học đường, buôn người sang Campuchia, vi phạm tại cơ sở tôn giáo, tình trạng mua bán trứng và đẻ thuê ngầm. Đặc biệt các đề tài về văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục giá trị văn hoá, lịch sử; xây dựng các thiết chế văn hóa tại cộng đồng; bảo vệ các giá trị văn hóa trong thời kỳ mới…

Thể loại Ảnh báo chí không có giải A

Bên cạnh những điểm sáng, có một điều đáng tiếc là thể loại Ảnh báo chí không có giải A.

Theo đánh giá của bà Đỗ Thị Thu Hằng, năm nay, ảnh báo chí có nhiều tác phẩm tốt hơn năm trước, đặc biệt ở một số đơn vị địa phương đã có sự đầu tư tốt cho tác phẩm, gửi bài dự thi nhiều hơn, có những bộ ảnh thể hiện tính phát hiện đề tài, cách thể hiện chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, hội đồng không chọn được tác phẩm xứng đáng nhận giải A.

Tác phẩm của Báo Điện tử VietnamPlus giành giải A Giải Báo chí quốc gia năm 2021. (Ảnh: Vietnam+)

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus về vấn đề này, nhà báo Nguyễn Đức Lợi cho hay nhiều năm nay, thể loại này vẫn luôn thiếu tác phẩm cả về số lượng và chất lượng, chưa phản ánh đúng hoạt động báo chí trong nước. Đó là một thực tế đáng buồn.

“Hội đồng luôn cố gắng thực hiện các giải pháp để làm sao nâng cao chất lượng ảnh báo chí tham dự. Hội đồng đã có cơ chế ưu tiên cho thể loại này, các tác giả có tác phẩm ảnh có thể gửi thẳng lên Hội đồng không qua sơ tuyển, không qua các cấp hội… tuy vậy số lượng tác phẩm vẫn ít,” ông Lợi cho biết.

Theo quan sát của nhà báo Nguyễn Đức Lợi, các phóng viên ảnh luôn xông xáo ở hiện trường, có những sản phẩm tốt cả về nội dung và kỹ thuật nhưng lại không tham dự giải.

Ông Lợi cho rằng trách nhiệm thuộc về các cấp hội, chưa tuyên truyền động viên các phóng viên ảnh gửi tác phẩm tham gia và bản thân đội ngũ phóng viên chưa nhiệt tình với giải./.

Giải Báo chí Quốc gia hàng năm là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc có đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí nước nhà, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm.

Qua 17 năm tổ chức, đến nay, giải tiếp tục nhận được sự tham gia chủ động, tích cực của 18 liên chi hội và 35 chi hội trực thuộc.

Năm nay, số lượng tác phẩm gửi về dự giải là 1.894 tác phẩm, trong đó, có 1.774 tác phẩm đủ điều kiện dự vòng sơ khảo.

Trong số 157 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 124 tác phẩm xuất sắc để trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, trong đó có 9 Giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích.

Lễ trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVII-năm 2022 sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam và VOV1-Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nguồn: Minh Thu (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=868634

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Ông Lê Quốc Minh: 'Báo chí chính thống không thể đứng yên'

Tóm tắt: 

Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, báo chí chính thống một mặt cần giành lại niềm tin của độc giả, mặt khác cũng đã hiện diện trên mạng xã hội nhiều hơn.

Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, báo chí chính thống một mặt cần giành lại niềm tin của độc giả, mặt khác cũng đã hiện diện trên mạng xã hội nhiều hơn.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Trên mạng xã hội hiện nay, chỉ cần khéo bắt "hot trend," không cần biết đúng sai, thực hư là thông tin đó sẽ được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, miễn là không vi phạm những quy chế cộng đồng của mạng xã hội đó.

Những thông tin kinh tế, liên quan đến doanh nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Rất nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng về kinh tế bởi những tin đồn, tin sai sự thật từ mạng xã hội. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến có những doanh nghiệp thu mình trước các kênh thông tin, kể cả báo chí chính thống.

Câu hỏi được đặt ra là báo chí chính thống đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp trước "sự bủa vây" của tin đồn, tin sai sự thật? Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với báo chí còn những rào cản gì cần tháo gỡ?

Nhân dịp 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam xoay quanh chủ đề nói trên.

Trong rất nhiều nguồn thông tin mà người đọc tiếp cận được từ các trang mạng xã hội, báo chí..., ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí chính thống hiện nay, thưa ông?

Ông Lê Quốc Minh: Theo nghiên cứu mới, tỷ lệ người dùng lên mạng xã hội tìm kiếm thông tin cao hơn tìm kiếm trên báo chí chính thống đặc biệt là các bạn trẻ. Báo chí chính thống như báo in, truyền hình, phát thanh dường như chỉ thu hút người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, tình trạng tin giả, tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội ngày càng phổ biến với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi lo rằng sự phát tán của tin giả sẽ còn diễn ra ở quy mô lớn hơn rất nhiều nên khi người dùng lên mạng xã hội nhiều hơn với mong muốn tìm kiếm thông tin, khả năng rất cao họ sẽ phải trả giá khi vấp phải những tin giả, tin xấu, độc như vậy. Sẽ có người do vô tình hoặc cố ý lan truyền, share, comment những nội dung này và hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. 

Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Báo chí chính thống vì thế không thể đứng yên, một mặt cần giành lại niềm tin của độc giả bằng cách đưa thông tin chính thống, chính thức hơn, mặt khác báo chí cũng đã hiện diện trên mạng xã hội nhiều hơn, không chỉ trên Facebook, Youtube mà cả Zalo, Twitter, TikTok...

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng dù có làm mạnh hơn nữa thì báo chí chính thống vẫn chưa đủ mạnh so với luồng thông tin trên khoảng 7 tỷ kênh thông tin trên internet và hàng tỷ thông tin trên mạng xã hội mỗi ngày.

Ông có cho rằng sự đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp cần được đẩy mạnh hơn trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt sau những tác động của dịch bệnh cũng như biến động phức tạp của kinh tế thế giới hiện nay?

Ông Lê Quốc Minh: Trong lịch sử hoạt động của báo chí, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là quan hệ tương hỗ, 2 bên đều rất cần nhau. Ngay từ khi internet và mạng xã hội chưa phát triển, báo chí vẫn cần đến doanh nghiệp như những nhà quảng cáo, những bên hỗ trợ cho chi phí hoạt động của báo chí. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần báo chí như một kênh truyền thông chính thức đưa thông tin chính xác đến với độc giả.

Đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo nhấn mạnh vai trò cầu nối của báo chí kết nối doanh nghiệp với độc giả, khán, thính giả. Chúng ta cũng thấy nỗ lực này khá hiệu quả trong thời gian vừa qua. Tư duy về mối quan hệ một chiều là doanh nghiệp cần báo chí chứ báo chí chưa chắc cần doanh nghiệp đã thay đổi trong thời gian gần đây.

Sự gắn kết báo chí doanh nghiệp càng cần hơn nữa trong bối cảnh kinh tế báo chí càng ngày càng khó khăn. Báo in ngày càng suy giảm về quảng cáo, ngay cả phát thanh truyền hình, báo điện tử, doanh thu quảng cáo cũng ngày một sụt giảm. Do đó, báo chí hiện cần doanh nghiệp ở những phương thức khác ngoài quảng cáo như các nội dung cần tài trợ, các cách thức kinh doanh trả tiền, thậm chí là làm e-commerce phối hợp giữa báo chí và doanh nghiệp... Đây là những cách thức rất phổ biến hiện nay, cho thấy sự linh hoạt trong phản ứng, phối hợp giữa báo chí và doanh nghiệp để 2 bên có thể hỗ trợ nhiều hơn.

Bên cạnh việc tạo ra nguồn thu và hỗ trợ kinh tế báo chí, sự phối hợp này mang lại những thông tin chính thống, chính thức đến cho độc giả, khán, thính giả. Đó mới là điều quan trọng.

Chúng tôi mong muốn một mối quan hệ minh bạch, cởi mở giữa 2 bên, tránh việc chỉ nêu những vấn đề tốt để báo chí đăng tải thông tin còn giấu những khó khăn đi. Vì càng minh bạch càng cởi mở thì khi gặp khó khăn càng dễ phối hợp với nhau để đưa những thông tin chính xác nhất đến với độc giả. Chúng ta thậm chí còn phối hợp với nhau để cảnh báo những khó khăn doanh nghiệp có thể mắc phải.

Đương nhiên, trong quá trình thông tin nếu không minh bạch cởi mở và phối hợp với nhau thì có khả năng báo chí sẽ đưa tin sai về doanh nghiệp. Những thông tin mang tính chất chính thức như vậy nếu không chính xác sẽ còn tác hại hơn rất nhiều khi lan tỏa. Chúng tôi hy vọng sự kết nối giữa báo chí và doanh nghiệp sẽ ngày càng chặt chẽ hơn nữa.

- Từ góc nhìn của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông thấy báo chí cần gì ở doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và mối quan hệ đồng hành giữa báo chí với các bộ, ngành và doanh nghiệp cần được duy trì và phát triển ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Lê Quốc Minh: Không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà cả doanh nghiệp lớn, các bộ, ngành, địa phương, cách thức kết nối với truyền thông vẫn còn nhiều vấn đề. Chúng ta đã có nhiều cuộc tập huấn về người phát ngôn, truyền thông chính sách, nhưng sự thông hiểu về hiệu quả của báo chí, sự hợp tác với báo chí của các cấp bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự thấu đáo.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc không tạo được mối liên kết với báo chí và họ không biết bắt đầu từ đâu là việc rất dễ hiểu. Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có rất nhiều cuộc tọa đàm và mong muốn có bước tiến hơn nữa, xây dựng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ đưa thông tin đến báo chí một cách thuận lợi, dễ dàng nhất.

Đại biểu xem các ấn phẩm báo Trung ương và địa phương tại một Hội báo Xuân. (Ảnh: Văn Đạt/TTXVN)

Ở nước ngoài, có những công ty truyền thông làm việc rất chuyên nghiệp nên nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ và vừa không có bộ phận truyền thông riêng hoàn toàn có thể thông qua đó để đẩy thông cáo báo chí, giới thiệu sản phẩm. Chúng tôi mong muốn các hiệp hội ngành nghề có thể xây dựng hệ thống thông tin để các cơ quan báo chí khi thấy thông tin về một doanh nghiệp nhất định, có thể tìm ra được thông tin cơ bản về doanh nghiệp đó.

Ngoài kênh báo chí, doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng website, fanpage để giới thiệu, chủ động thuê công ty truyền thông, KOL (người có sức ảnh hưởng) để thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp... Cần phải sử dụng rất nhiều kênh thông tin như vậy mới có thể đưa thông tin chính xác được. Nhưng dẫu sao, báo chí chính thống vẫn là kênh thông tin đáng tin cậy nhất. Thông tin đọc ở đâu đó có thể độc giả chưa tin tưởng nhưng nếu được một cơ quan báo chí chính thống đưa tin, đánh giá thì uy tín sẽ lên rất cao.

Do đó, có thể từng cơ quan báo chí lớn tự xây dựng những cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhưng vẫn cần sự chủ động của từng hiệp hội, sở ban ngành, địa phương để tạo nên kênh thông tin chính thống.

Không chỉ xây kênh mà còn cần cập nhật thường xuyên, chỉnh sửa những thay đổi nếu có, sáng tạo hơn từ các phía để đưa thông tin của doanh nghiệp đến báo chí và báo chí hướng dẫn doanh nghiệp cách thức đưa thông tin hiệu quả. Có vậy 2 bên mới giúp đỡ được nhau thay vì thái độ chờ đợi: một bên chờ doanh nghiệp đưa thông tin đến - một bên không biết cách làm sao để tiếp cận với báo chí.

Trong thời buổi thông tin kỹ thuật số phát triển rất mạnh mẽ như hiện nay, không có cách nào khác là phải hợp tác với nhau và tăng tính chủ động từ các phía để thông tin thông suốt và những thông tin chính thống chính thức có thể để với độc giả nhanh nhất, theo con đường thẳng nhất.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Đoàn Đức Minh (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/ong-le-quoc-minh-bao-chi-chinh-thong-khong-the-dung-yen/867656.vnp
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Giải pháp “gỡ khó” để phát triển báo chí đáp ứng nhu cầu của công chúng

Tóm tắt: 

“Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật báo chí 2016” là chủ đề của hội thảo khoa học quốc gia mang tính thời sự, đang tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí hiện nay đã được tổ chức sáng ngày 10/6/2023 tại Hà Nội.

“Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật báo chí 2016” là chủ đề của hội thảo khoa học quốc gia mang tính thời sự, đang tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí hiện nay đã được tổ chức sáng ngày 10/6/2023 tại Hà Nội.

Hội thảo do trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) - ĐH Quốc Gia Hà Nội, Cục Báo chí và Tạp chí TT&TT thuộc Bộ TT&TT và Trường ĐH Luật - Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức.

Vì một nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm tin rằng dù góc nhìn dưới lăng kính cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) từ trung ương đến địa phương, các cơ quan báo chí hay dưới góc độ khoa học của các nghiên cứu, các giảng viên chuyên ngành báo chí và luật pháp thì đây sẽ là những tiếng nói tâm huyết nhất, với mục tiêu đóng.

Nhiều ý kiến nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu tại hội thảo nhận định, Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đồng thời, Luật Báo chí năm 2016 nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh nhiều vấn đề nảy sinh; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động báo chí; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí trong giai đoạn vừa qua; tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Luật Báo chí 2016 cũng quy định khá đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Bình Minh)

Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thi hành trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, thực hiện Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT lập đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016, trình Chính phủ trong năm 2023. Đánh giá được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Bộ TT&TT đã phối hợp với ĐH KHXH&NV và ĐH Luật Hà Nội tổ chức tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 cùng với hội thảo quốc gia cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016.

Tại sự kiện này, các ý kiến đánh giá của đại diện các cơ quan, các diễn giả, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau đưa ra cái nhìn khách quan, đầy đủ các khía cạnh liên quan về hoạt động báo chí, công tác quản lý nhà nước về báo chí trong giai đoạn hiện nay; qua đó, đề xuất và kiến nghị những vấn đề, nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016.

Đông đảo đại điện các cơ quan tham dự hội thảo. (Ảnh: Bình Minh)

Dù góc nhìn dưới lăng kính cơ quan QLNN từ trung ương đến địa phương và các cơ quan báo chí hay dưới góc độ khoa học của các nghiên cứu, các giảng viên chuyên ngành báo chí và luật pháp thì đây sẽ là những tiếng nói tâm huyết nhất, với mục tiêu đóng góp vì một nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển theo đúng định hướng của Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm tin tưởng.

Nhận diện một số khó khăn, thách thức của báo chí trong quá trình chuyển đổi số (CĐS)

Trong tiến trình thực hiện Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí, truyền thông theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các cơ quan báo chí được định hướng CĐS, trở thành công cụ hữu hiệu, định hướng thông tin mạng, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia về thông tin trên không gian mạng.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã nhìn nhận những khó khăn, thách thức đối mặt trong quá trình CĐS và phát triển đa nền tảng. Thứ nhất, Luật Báo chí 2016 chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử. Đây cũng là nguyên nhân khách quan bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số dẫn đến ranh giới giữa “báo” và “tạp chí” trên Internet hiện nay rất mong manh.

Lãnh đạo các cơ quan chủ trì hội thảo. (Ảnh: Bình Minh)

Thứ hai, tình trạng gỡ, sửa tin bài, cá biệt một số trường hợp việc sửa tin, bài vì động cơ vụ lợi cá nhân trên báo điện tử diễn ra khá phổ biến, Vấn đề này cần phải có quy định chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn khi sửa đổi Luật Báo chí 2016.

Thứ ba, Bộ TT&TT cùng các cơ quan chức năng cần có các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của tập thể, cá nhân nhà báo khi tương tác với mạng xã hội (MXH); hỗ trợ công nghệ kiểm soát thông tin trên MXH phát sinh từ các tác phẩm báo chí: phát triển công cụ duyệt bình luận trên fanpage phù hợp đặc điểm Việt Nam; phát hiện và xử lý các thông tin vu khống, sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu trên MXH…

Thứ tư, trong bối cảnh việc kiểm soát các thông tin trên MXH rất khó thực hiện như hiện nay thì cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trang thiết bị, công nghệ để các cơ quan báo chí chính thống có đủ năng lực để cạnh tranh với các cơ quan truyền thông trên thị trường. Đồng thời, cũng cần có những quy định riêng kết hợp với Luật An ninh mạng 2018 nhằm kiểm soát hiệu quả hơn nguồn thông tin trên các nền tảng MXH.

Thứ năm, về hoạt động kinh doanh của cơ quan báo chí, nên quy định theo hướng mở rộng hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật của cơ quan báo chí chứ không chỉ hạn chế các lĩnh vực như Luật Báo chí hiện hành để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí có nguồn thu phát triển hoạt động báo chí, cũng phù hợp với việc xác định cơ quan báo chí là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện; Có thể thí điểm các mô hình liên kết giữa cơ quan báo chí tự chủ tài chính với doanh nghiệp công nghệ số để tăng cường nguồn lực cho các cơ quan báo chí đáp ứng yêu cầu về tốc độ và tính linh hoạt của chuyển đổi số.

Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí 2016 để “gỡ khó” và phát triển

Với góc độ nhà nghiên cứu, PGS. TS. Bùi Chí Trung, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV nêu hai vấn đề quan trọng về Sửa Luật Báo chí 2016 là để: bao quát các mô hình và vấn đề của truyền thông hiện đại và phát triển kinh tế báo chí.

Đáng chú ý, về nội dung sửa luật để bao quát các mô hình và vấn đề của truyền thông hiện đại, PGS.TS. Bùi Chí Trung phân tích: Luật Báo chí 2016 hiện mới quy định 4 loại hình báo chí cơ bản (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử), nhưng trên thực tế còn có nhiều loại hình hoạt động thông tin đại chúng có tính chất như báo chí hoặc có liên quan, tác động sâu rộng tới hoạt động báo chí (như: MXH, trang thông tin điện tử (TTĐT) (web), ứng dụng (app) trong nước và xuyên biên giới cung cấp thông tin, video, chương trình phát thanh, truyền hình,...).

Bên cạnh đó, với xu thế hội tụ công nghệ, truyền thông đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng (truyền dẫn trên các hạ tầng mạng viễn thông như cáp (cable), di động, truyền hình vệ tinh (DTH) và đặc biệt là sự nở rộ của các dạng thức truyền phát trên môi trường Internet qua các trang web, dịch vụ OTT (dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet). Những nền tảng mới này có ưu thế hơn các dạng thức truyền thống là cho phép tương tác với người đọc, người nghe, người xem tại thời điểm phát thực.

Trong môi trường Internet “không biên giới”, có những xu thế mới đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý báo chí. Ví dụ, như trường hợp các cơ quan báo chí chủ động xây dựng app, tự phân phối nội dung trên Internet, hoặc mở thêm kênh phân phối nội dung báo chí trên các nền tảng MXH trong nước xuyên biên giới (mở kênh trên Youtube, TikTok, mở fanpage trên Facebook, Lotus, Zalo,…). Trong quá trình hoạt động, có những trường hợp xảy ra sai sót hoặc tranh chấp, vi phạm trên những nền tảng xuyên biên giới, chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Sự phát triển liên tục của công nghệ sẽ khó có một hành lang pháp lý nào có thể bao quát trọn vẹn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để quá trình CĐS báo chí được triển khai mạnh mẽ hơn, để nội dung thông tin lan tỏa tới công chúng đa dạng, thuận tiện, mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt là có cơ sở để các cơ quan báo chí triển khai những mô hình kinh doanh và đa dạng hóa nguồn thu,… cần có những quy định mới nhằm đảm bảo mặt bằng phát triển chung và công bằng giữa báo chí với các loại hình truyền thông khác. Đồng thời, điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh của sự phát triển.

Có hàng loạt những câu hỏi xuất phát từ thực tiễn cần có hành lang pháp lý phù hợp hơn. Ví dụ như việc ngày càng nhiều báo điện tử phát triển các chuyên trang media, video, chuyên trang phát thanh (podcast), thậm chí tổ chức sản xuất các bản tin/chuyên đề (giống hệt như dạng bản tin thời sự, chuyên đề truyền hình) để phát trên Internet tại địa chỉ tên miền được cấp phép hoạt động là đúng hay chưa đúng, là phù hợp hay chưa phù hợp? Nếu chưa đúng hay chưa phù hợp thì tiêu chí nào, cơ sở cứ nào để thẩm định, đánh giá?

Các dạng thức đó có tạo ra xung đột, cạnh tranh trực tiếp với hoạt động của các đài phát thanh - truyền hình (PTTH) hay không? Nhìn từ bức tranh tổng thể của hệ thống báo chí truyền thông, sự “nở rộ” các trang media này có tạo ra sự lãng phí nguồn lực xã hội, chạy theo “trào lưu” hay đúng là địa hạt mới để báo chí phát triển? Những câu hỏi này cần được nhận thức và trả lời thấu đáo để tạo sự phát triển cho báo chí trong khuôn khổ của quy định, của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, cơ quan QLNN ở Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình (gồm: phim truyện, chương trình âm nhạc, chương trình truyền hình - TV show, ...) theo yêu cầu trên Internet (gọi là OTT VOD) của doanh nghiệp nước ngoài có thu phí như Netflix, iFlix, WeTV, Spotify, ... cung cấp xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

Những hoạt động vi phạm quy định của Việt Nam về quản lý báo chí đã bị cơ quan QLNN phát hiện và kiên quyết xử phạt. Một số sai phạm được phát hiện trên những nền tảng MXH có chia sẻ video như Zing TV, Keeng Movies,... Nguyên nhân xuất phát từ đơn vị chủ quản thực hiện không đúng giấy phép, cung cấp dịch vụ OTT VOD (gồm chủ yếu là phim, các chương trình PTTH), không được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động biên tập, kiểm duyệt trước khi công chiếu.

Trong khi đó, một số MXH có tính phí người xem thông qua hình thức “nâng cấp thành viên” lại bị một số đối tượng lợi dụng quy định chỉ cung cấp VOD để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ PTTH của Chính phủ Việt Nam.

Mâu thuẫn tiếp tục xuất hiện khi nhiều đơn vị sự nghiệp có năng lực và uy tín (Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh - HTV) có nhu cầu được cung cấp dịch vụ PTTH trả tiền - OTT TV để kinh doanh các sản phẩm của đài nhưng lại không thuộc đối tượng được cấp phép theo quy định tại Điều 51 Luật Báo chí 2016.

Để đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nền tảng công nghệ số trong nước, phân phối nội dung thông tin báo chí. Cùng với đó, cần mở rộng cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, tổ hợp báo chí - truyền thông, báo chí trên nền tảng số.

Tiếp đó, cần xây dựng công cụ, nền tảng thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, phản ánh chất lượng báo chí. Các chỉ số đánh giá truyền thông xã hội dựa trên tác động của các nội dung thông tin trên không gian mạng từ các báo nhằm bảo đảm tính khách quan, trung thực phục vụ công tác quản lý báo chí cũng cần được nghiên cứu, đầu tư cho phù hợp. Luật Báo chí 2016 nếu được sửa đổi cũng cần đề cập về những vấn để đang được sự quan tâm ở cấp độ toàn cầu như: sở hữu trí tuệ, vấn đề dữ liệu độc giả, vấn đề quyền trải nghiệm của người sử dụng,…

Cũng cần lưu ý rằng, bộ luật hiện hành đang nhìn nhận báo chí như hoạt động “của con người tạo ra”, chưa đề cập đến những điểm mới từ sự phát triển công nghệ như “robot hóa”, “tự động hoá” quy trình sản xuất, biên tập nội dung. Khuôn khổ pháp lý hiện nay cũng rất khó áp dụng trong thực tiễn triển khai các mô hình liên kết giữa báo chí với công ty công nghệ, nhà mạng viễn thông, doanh nghiệp quảng cáo, các nền tảng xuyên biên giới,...

Thể chế hóa để phát huy tính tích cựcđáp ứng nhu cầu của công chúng và định hướng dư luận xã hội

Hiến kế để sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016, PGS. TS. Đinh Thị Thu Hằng đề xuất: Luật Báo chí tạo các điều kiện để phát triển sự nghiệp báo chí cả về nội dung và hình thức nhằm đạt được yêu cầu báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí phải thực hiện tốt vai trò phản ánh, định hướng, hướng dẫn dư luận, làm lành mạnh xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu chung là việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Báo chí là phải thể hiện tầm nhìn, phù hợp và thích ứng với tốc độ phát triển của báo chí hiện đại. Luật Báo chí bổ sung, sửa đổi cần cụ thể hóa đường lối của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Bên cạnh đó, cần có sự phân biệt và cụ thể hóa rõ ràng để tránh dẫn đến tình trạng “báo hóa” Tạp chí điện tử, Trang TTĐT; Có quy định thêm về Hội nhà báo, cơ quan báo chí trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí.

Ngoài quy định về nhà báo và phóng viên thường trú, cần bổ sung quy định chặt chẽ về Văn phòng đại diện, về nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên ở văn phòng đại diện ở các địa phương để tránh những kẽ hở trong phối hợp với địa phương trong thu nhận, cung cấp thông tin.

Luật cần quy định chặt chẽ việc tuyển dụng phóng viên của các cơ quan báo chí (về nhận thức về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, ngoại ngữ, tin học) để nâng cao chất lượng, hạn chế những sai sót của phóng viên. Cần quy định hoạt động của các đối tượng đang thực hiện nghiệp vụ phóng viên trong cơ quan báo chí dưới 2 năm, chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo...

Bên cạnh đó, cần có những quy định cụ thể trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động báo chí để góp phần định hướng truyền thông trên môi trường số, đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ xu hướng đang phát triển mạnh mẽ này.

Sản phẩm của cơ quan báo chí đăng tải trên các nền tảng MXH cần có quy định trong bối cảnh MXH phát triển, thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng. Theo We are social, Việt Nam hiện có 70 triệu người dân sử dụng MXH, chiếm 71% dân số. Xu hướng các cơ quan báo chí phát triển dòng thông tin, sản phẩm trên MXH sẽ gia tăng mạnh. Việc thực hiện đúng, phù hợp với mục tiêu chung của báo chí, phát huy tính tích cực trong đáp ứng nhu cầu của công chúng và định hướng dư luận xã hội cũng cần có quy định.

Thực tế, ngày 30/3/2022, Bộ TT&TT đã có Báo cáo số 57/BC-BTTTT báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Báo cáo nêu đã ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí.

Như vậy, cùng với nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng như các cơ quan báo chí tại hội thảo quốc gia này, việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 sẽ được thực hiện phù hợp với thực tiễn là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật báo chí 2016” là sự kiện thường niên do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH&NV) và Tạp chí TT&TT tổ chức trong tháng 6, tháng gắn với dấu mốc kỷ niệm quan trọng của Báo chí cách mạng Việt Nam.

Đây được coi là “diễn đàn báo chí tháng 6”, là dấu mốc tuyệt vời với những người làm báo nhìn lại, đúc kết chặng đường đã qua, thẳng thắn nhìn rõ những thách thức trên nhiều phương diện và tạo ra động lực mạnh mẽ hơn, đạt được những thành tựu lớn lao hơn và sống xứng đáng với nghề mình đã chọn và niềm tin yêu của mọi người./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Chủ tịch Quốc hội: Báo chí góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Quốc hội

Tóm tắt: 

Hội đồng Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất lựa chọn 67 tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó Báo VietNamNet vinh dự đoạt giải B.

Hội đồng Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất lựa chọn 67 tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó Báo VietNamNet vinh dự đoạt giải B.

Tối 9/6, Văn phòng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam và các đơn vị phối hợp tổ chức lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất.

Tới dự có: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các vị ĐBQH...

Sau hơn 4 tháng phát động, Giải Diên Hồng nhận được 3.328 tác phẩm báo chí của 171 cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, 7 Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội xem triển lãm ảnh về hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Hội đồng chấm giải đã lựa chọn 67 tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó có 5 giải A, 13 giải B, 16 giải C, 31 giải Khuyến khích, 2 giải ngoài cơ cấu.

Các tác phẩm được đầu tư công phu, khoa học, có chất lượng, thể hiện xứng tầm cả về nội dung và hình thức; trong đó có những tác phẩm là các tuyến bài nhiều kỳ, sử dụng hình thức tuyên truyền hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ trao giải.

Nội dung các tác phẩm phản ánh sinh động về chủ đề của Giải Diên Hồng, nhiều tác phẩm đã bám sát tiến trình cải tiến, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, HĐND, bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Ngoài ra còn đề xuất hiến kế nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử; nêu bật được vị trí, vai trò của Quốc hội, HĐND...

Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, một trong những nguồn cổ vũ to lớn, góp phần nâng cao vị thế, sức mạnh, uy tín của Quốc hội và HĐND suốt nhiều năm qua là sự đóng góp toàn diện, bền bỉ, sáng tạo của nền báo chí.

"Trong vai trò là cầu nối quan trọng, gắn kết mật thiết các cơ quan dân cử với Nhân dân và cử tri cả nước, nền báo chí nước nhà ngày càng thể hiện xứng đáng là người tuyên truyền tập thể, người cổ vũ tập thể, người tổ chức tập thể, đồng thời là một kênh phản biện đầy trí tuệ và trách nhiệm với đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhận định.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao giải cho tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A.

Báo chí đã phản ánh chân thực, sinh động tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các ngành, các giới, của cử tri, Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tới diễn đàn Quốc hội, HĐND. Báo chí còn là một kênh quan trọng, tin cậy để cử tri giám sát các cơ quan dân cử, các vị đại biểu dân cử.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các cơ quan báo chí, các thế hệ phóng viên, biên tập viên đồng hành, dấn thân với hoạt động của Quốc hội, HĐND không chỉ bằng trách nhiệm mà còn với tình cảm gắn bó, nhiệt huyết, niềm đam mê sáng tạo.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Giải Diên Hồng đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân; sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, các hội, liên chi hội nhà báo, các nhà báo và cả cộng tác viên.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải B cho đại diện nhóm tác giả đoạt giải của Báo VietNamNet

"Các tác phẩm dự thi được đầu tư công phu, phong phú về đề tài, sắc sảo về nội dung, đồ sộ về quy mô, đa dạng về phong cách và hiện đại về phương tiện làm báo. Trong đó, nhiều tác phẩm báo chí với sự tìm tòi, đột phá, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, được độc giả đón nhận và đánh giá cao", Chủ tịch Quốc hội cho biết. 

Các tác phẩm dự giải và được trao là sự kết tinh của tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, niềm tin, tình cảm chân thành của người cầm bút, cầm máy đối với các cơ quan đại biểu của Nhân dân.

Sức hấp dẫn và hiệu ứng sâu rộng của các tác phẩm ngày càng khẳng định sự ủng hộ to lớn của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam trên chặng đường gần một thế kỷ vẻ vang đồng hành cùng dân tộc, dưới ngọn cờ của Đảng.  

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng các cơ quan báo chí, các tác giả và nhóm tác giả được vinh danh.

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nền báo chí cách mạng nước nhà phát triển không ngừng, tiếp tục đóng góp ngày càng quan trọng và to lớn hơn trong việc xây dựng Quốc hội, HĐND.

"Vạn sự khởi đầu nan! Từ thành công của Giải Diên Hồng lần thứ nhất, với tinh thần “Diên Hồng”, tinh thần muôn người cùng hô một tiếng", Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng giải sẽ tiếp tục nhận được sự đồng lòng và ủng hộ của những người cầm bút ở trong và ngoài nước.

Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát động Giải Diên Hồng lần thứ 2.

Trần Thường, Hoàng Hà/Vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

9 tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt Giải A, Giải Báo chí quốc gia năm 2022

Tóm tắt: 

Giải báo chí quốc gia trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí, trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thực sự bổ ích, lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội, trong giới báo chí và ngày càng khẳng định uy tín là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo trong cả nước.

Chiều 2/6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia tổ chức khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí quốc gia Lần thứ XVII năm 2022. Giải báo chí quốc gia trải qua 16 mùa đồng hành cùng đời sống báo chí, trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thực sự bổ ích, lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội, trong giới báo chí và ngày càng khẳng định uy tín là giải thưởng nghề nghiệp danh giá nhất của những người làm báo trong cả nước.

Chung khảo Giải Báo chí quốc gia Lần thứ XVII năm 2022.

Giải quy tụ nhiều thành viên mới trong cả Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo. Công việc tổ chức giải được thực hiện nền nếp, bài bản, thu hút được sự tham gia tích cực, hào hứng của các cấp Hội, các cơ quan báo chí và hội viên nhà báo, cộng tác viên trong cả nước.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 nhấn mạnh, thành viên Hội đồng Chung khảo là những nhà báo giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cống hiến và có uy tín cao.

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc.

Nhiều đồng chí đã tham gia chấm chung khảo tại nhiều giải báo chí quốc gia và toàn quốc trong những năm qua, vững vàng về tư tưởng, tinh thông nghề nghiệp, khách quan trọng thẩm định và phát hiện những tác phẩm hay, những cây bút giỏi.

Đồng chí Lê Quốc Minh đề nghị, các thành viên Hội đồng chung khảo, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tích cực thảo luận kỹ lưỡng, công tâm, sáng suốt để thẩm định chính xác các tác phẩm vào vòng chung khảo, bảo đảm sự thuyết phục trước công chúng và đồng nghiệp cả nước.

Đây là nhiệm vụ vinh dự nhưng đồng thời là trách nhiệm nặng nề, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, các tác phẩm xuất sắc được lựa chọn trao giải phải tiêu biểu cả về nội dung và hình thức thể hiện, đề cập những vấn đề thực sự quan trọng của đất nước, bảo đảm tính tính chính trị-tư tưởng, tính định hướng, tính trung thực, có tác động xã hội tích cực và mạnh mẽ, xứng đáng để trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, đúng dịp kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam vào ngày 21/6 tới, hướng đến dấu mốc 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vào năm 2025.

Theo báo cáo của Hội đồng Sơ khảo, số lượng các tác phẩm gửi tham dự Giải năm nay vẫn đạt mức cao. Các ban giúp việc của Hội đồng Giải đã nỗ lực triển khai công tác đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu của quy trình tổ chức giải. 72 thành viên của Hội đồng Sơ khảo chia thành 11 Tiểu ban làm việc với tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng Điều lệ, Hướng dẫn và Quy chế chấm Giải.

Hội đồng Sơ khảo đã tiến hành thẩm định, chấm và trình lên Hội đồng Chung khảo danh sách 157 tác phẩm thuộc 11 loại giải, được lựa chọn từ 1.894 tác phẩm gửi về tham dự. Các tác phẩm dự Giải đã bám sát các chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các mặt của đời sống trong năm 2022.

Báo chí đã phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện lớn, các vấn đề quan trọng của đất nước với những mảng đề tài nổi bật như: công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19; các vấn đề kinh tế nổi bật như: thị trường chứng khoán, khủng hoảng thị trường bất động sản, lừa đảo tín dụng, lỗ hổng trong quản lý kinh doanh xăng dầu.

Ngoài ra, báo chí cũng đã phản ánh: các vấn đề xã hội như: vấn nạn ma túy học đường, buôn người sang Campuchia, vi phạm tại cơ sở tôn giáo; các đề tài về văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hóa tại cộng đồng; bảo vệ các giá trị văn hóa trong thời kỳ mới; bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, những tấm gương điển hình, những nghĩa cử cao đẹp, có tính thuyết phục, lay động lòng người; công cuộc chuyển đổi số trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các thành viên ban giám khảo Vòng Chung khảo.

Năm 2022 tình hình thế giới tiếp tục có những biến động nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Ở trong nước, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Trong bối cảnh đó, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tình hình thực tiễn đất nước, công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật.

Trên báo chí đã có nhiều thông tin, tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu về nội dung; đa dạng, phong phú trong hình thức thể hiện về những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; về xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; và cả các tuyến thông tin tuyên truyền đối ngoại hiệu quả.

Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận cho người dân; từng bước thực hiện chuyển đổi số báo chí.

Nhờ đó, ngoài các cơ quan báo chí lớn ở trung ương, một số báo địa phương cũng có sự thay đổi trong cách chọn chủ đề, đề tài và triển khai theo hình thức đa phương tiện, được Hội đồng Sơ khảo đánh giá cao về chất lượng.

Trong số 157 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng Chung khảo đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức trọng thể vào tối 21/6/2023, đúng dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

https://nhandan.vn/9-tac-pham-bao-chi-xuat-sac-doat-giai-a-giai-bao-chi-quoc-gia-nam-2022-post755870.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Chiến tranh Việt Nam năm 1972 qua lăng kính nhà báo kỳ cựu Đức

Tóm tắt: 

Tác phẩm dày 256 trang là những tổng hợp, ghi chép, đánh giá, được trình bày sinh động với 36 bức ảnh minh họa mà chính tác giả chụp trong quá trình tác nghiệp ở các khu vực miền Bắc Việt Nam.

Tác phẩm dày 256 trang là những tổng hợp, ghi chép, đánh giá, được trình bày sinh động với 36 bức ảnh minh họa mà chính tác giả chụp trong quá trình tác nghiệp ở các khu vực miền Bắc Việt Nam.

Cuốn sách "Việt Nam 1972. Một đất nước dưới bom đạn. Cùng cuốn sổ ghi chép và máy ảnh trên mọi ngả đường miền Bắc" vừa ra mắt của tác giả Hellmut Kapfenberger. (Ảnh: Mạnh HùngTTXVN)

Nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra cuốn sách mới về Việt Nam.

Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà chính tác giả thu thập được về cuộc chiến tranh ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của Cộng hòa Dân chủ Đức và báo Nước Đức mới (Neues Deutschland) tại Hà Nội.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, buổi lễ ra mắt cuốn sách do Nhà xuất bản Wiljo Heinen ở Berlin thực hiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Đức, những người quan tâm tới Việt Nam và cuộc chiến tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, ông Chu Tuấn Đức đã tham dự sự kiện này.

[48 năm thống nhất đất nước: Tấm lòng của một người Bỉ đối với Việt Nam]

Cuốn sách có tiêu đề "Vietnam 1972. Ein Land unter Bomben. Mit Notizbuch und Kamera im Norden unterwegs" (tạm dịch: Việt Nam năm 1972. Một đất nước dưới bom đạn. Cùng cuốn sổ ghi chép và máy ảnh trên mọi ngả đường miền Bắc).

Tác phẩm dày 256 trang là những tổng hợp, ghi chép, đánh giá, được trình bày sinh động với 36 bức ảnh minh họa mà chính tác giả chụp trong quá trình tác nghiệp ở các khu vực miền Bắc Việt Nam, giúp đem đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh và chân thực về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến khốc liệt năm 1972.

Mở đầu buổi lễ ra mắt, tác giả Kapfenberger đã cho những người có mặt được nghe đoạn băng ông ghi lại tiếng máy bay tiêm kích cùng những trận mưa bom mà không quân Mỹ rải xuống Hải Phòng.

Đó còn là tiếng pháo và tên lửa đáp trả của quân dân Việt Nam với những tiếng hô lớn "Cháy rồi, cháy rồi" của bộ đội ta.

Theo tác giả, các đợt giội bom của Mỹ ở Hải Phòng cũng như nhiều khu vực khác năm 1972 chính là "quân bài đàm phán" bằng cách khủng bố bom đạn, để Mỹ có thể giành lợi thế trên bàn đàm phán.

Chien tranh Viet Nam nam 1972 qua lang kinh nha bao ky cuu Duc hinh anh 2Tác giả, nhà báo người Đức Hellmut Kapfenberger (trái) nói chuyện tại buổi ra mắt sách. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Trong phần mở đầu của tác phẩm, nhà báo Kapfenberger tóm lược lại quá trình lịch sử từ lời kêu gọi tổng khởi nghĩa trên cả nước của Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 13/8/1945.

Tiếp đó, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử, đánh dấu việc một dân tộc bị bắt làm nô lệ từ cuối thế kỷ 19 đã lật đổ chế độ thực dân Pháp và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản đã phá bỏ gông cùm thực dân, tự mình đấu tranh giành độc lập, tự do.

Pháp tin rằng có thể giành lại thuộc địa với sự hỗ trợ tích cực của các đồng minh là Anh và Mỹ, nhưng cuối cùng chịu thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Mỹ bắt đầu can thiệp tích cực sau Hội nghị Geneva về Đông Dương và từ năm 1965, Mỹ bắt đầu đưa những binh đoàn chiến đấu đầu tiên vào miền Nam và đánh bom đánh phá miền Bắc, đòi Việt Nam ngồi vào bàn thương lượng.

Các cuộc đàm phán dai dẳng ở Paris diễn ra trong khi Mỹ tiếp tục các trận càn quét ở miền Nam và các cuộc ném bom ở miền Bắc.

Theo tác giả, Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng cũng muốn giữ thể diện và muốn đảm bảo một chút ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Washington đã sử dụng đến nỗ lực cuối cùng là rải bom để làm suy yếu vị thế đàm phán mạnh mẽ không thể phủ nhận của Hà Nội và sau cùng là những nhượng bộ của Việt Nam.

Tác giả nhận định thế giới nhận thức được các diễn biến này theo những cách rất khác nhau.

Trong khi phía các nước xã hội chủ nghĩa tin rằng mình được thông tin đầy đủ về các sự kiện ở Việt Nam, thì phía các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh và truyền hình ở phương Tây lại tuyên truyền hoặc che giấu thông tin theo yêu cầu của những người ra quyết định chính trị.

Theo tác giả, những gì xảy ra ở Việt Nam thời điểm đó thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nhận thức và mô tả hằng ngày về các sự kiện lại khác nhau hoàn toàn ở phương Đông và phương Tây.

Các phóng viên phương Tây chỉ ở miền Nam và chỉ có một số ít nhà báo nước ngoài ở Hà Nội để mô tả thực sự những gì đang xảy ra ở đây.

Tác giả cũng viết rằng việc Mỹ sử dụng chất khai quang "chất độc da cam" ở Việt Nam không phải bắt đầu từ năm 1965 với sự can thiệp công khai của Mỹ, mà Không quân Mỹ đã thực hiện ngay từ năm 1961 và kéo dài đến năm 1971.

Việc rải hóa chất độc hại này cho tới nay vẫn để lại những hậu quả tàn khốc và chắc chắn sẽ còn lâu dài sau này.

Hàng chục năm sau khi chiến tranh kết thúc, khoảng 1 triệu người Việt Nam, trong đó có khoảng 100.000 trẻ em phần lớn bị dị tật bẩm sinh, vẫn phải chịu hậu quả của tội ác này.

Thậm chí ngày nay, ở thế hệ thứ tư, hằng năm vẫn có khoảng 6.000 trẻ em sinh ra với dị tật hoặc bệnh hiểm nghèo.

Theo tác giả, không ai có thể nói khi nào sự đau khổ khôn lường của người dân Việt Nam mới chấm dứt.

Những người gây ra tội ác chưa bao giờ bị truy tố và các nạn nhân người Việt không được Mỹ bồi thường, trong khi vào năm 1984, hàng nghìn binh sỹ Mỹ chịu ảnh hưởng của chất độc da cam đã được các nhà sản xuất bồi thường gần 180 triệu USD.

Theo tác giả, Việt Nam đang nỗ lực hết sức trong khả năng tài chính để giúp các nạn nhân chất độc da cam.

Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ tiếp tục trừng phạt Việt Nam trong gần hai thập kỷ với các biện pháp cấm vận và phong tỏa chặt chẽ.

Phải đến đầu những năm 1990, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush mới khởi động các cuộc đàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ song phương.

Trong lời giới thiệu cuốn sách với độc giả, nhà xuất bản Wiljo Heinen viết rằng 1972 là năm khủng khiếp mà Mỹ, dưới quyền chỉ huy của Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger, đã cố gắng phá vỡ sự kháng cự của nhân dân Việt Nam bằng một chiến dịch ném bom tàn nhẫn.

Những thông tin, hình ảnh mà nhà báo Kapfenbergerer thu thập được giới thiệu trong cuốn sách, phản ánh những hậu quả tàn khốc của các cuộc tấn công nhằm vào thường dân khiến hàng nghìn người thiệt mạng, các thị trấn và làng mạc biến thành đống đổ nát và tro tàn.

Theo nhà xuất bản, lời kể của nhân chứng Kapfenbergerer không chỉ là tư liệu đương đại mà còn là minh chứng về tình đoàn kết với một dân tộc đứng lên đấu tranh vì nền độc lập và tự do của mình.

Tham tán Công sứ Chu Tuấn Đức bày tỏ cảm kích và trân trọng tình cảm sâu đậm mà ông Kapfenbergerer dành cho Việt Nam.

Theo Tham tán Công sứ Chu Tuấn Đức, những nỗ lực của tác giả cũng như những tác phẩm mà ông viết về Việt Nam sẽ góp phần giúp bạn bè, độc giả Đức hiểu biết hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.

Nhà báo Kapfenbergerer, sinh năm 1933, từng có hai nhiệm kỳ là phóng viên thường trú ở Việt Nam trong giai đoạn 1970-1973 và 1980-1984.

Sau khi về nước, ông tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết với Việt Nam và đã dành thời gian sưu tầm tư liệu, viết nhiều cuốn sách về Việt Nam, như cuốn "Berlin - Bonn - Saigon - Hanoi," "Việt Nam - Cuộc chiến tranh 30 năm 1945-1975," "Đường mòn Hồ Chí Minh," "Tiểu sử chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh"...

Ông đã đưa hàng trăm tin, bài, phóng sự về Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phong trào đoàn kết với Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả trong chiến tranh cũng như những năm đầu xây dựng lại đất nước.

Nhà báo Kapfenbergerer đã vinh dự được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những thành tích xuất sắc góp phần xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước./.

Nguồn: Mạnh Hùng-Vũ Tùng (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=865780

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo