Syndicate content

Nghề báo

Phụ thuộc Wikipedia, báo chí Anh nhầm lẫn tai hại về tân HLV West Brom

Người hâm mộ bóng đá Tây Ban Nha đang cười vào những thông tin mà báo chí Anh đăng tải về Pepe Mel, tân HLV của CLB West Brom.

HLV Pepe Mel chưa từng dẫn dắt Corinthians

Từ những trang chuyên về thể thao như Sky Sports hay trang báo uy tín như The Times, Independent hay Guardian đều đăng tải thông tin Pepe Mel từng dẫn dắt CLB Brazil Corinthians vào năm 2004. Vấn đề ở chỗ, thực tế ông Pepe Mel chưa từng ngồi ghế nóng một CLB nào ngoài biên giới Tây Ban Nha cho tới khi nhận lời với ban lãnh đạo West Brom.

Hai nhà báo Rupert Fryer và Guillem Balague đã phát hiện ra sai sót này và đăng tải lên trang cá nhân Twitter của họ. Nhưng thời điểm đó quá muộn để ngăn các trang báo phát đi tin tức.

Theo tiết lộ từ Yahoo Sports, nhầm lẫn tai hại này là do các trang báo trên đều tìm hiểu thông tin về Pepe Mel trên trang Wikipedia. Trên trang này miêu tả Pepe từng có thời gian dẫn dắt Corinthians. Sau khi phát hiện ra sai sót, Wikipedia đã gỡ bỏ thông tin này.

Trước khi đến West Brom thế chỗ Steve Clarke, ông Pepe Mel có 14 năm làm HLV tại Tây Ban Nha. Đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của ông là giai đoạn dẫn dắt Real Betis từ năm 2010, đưa đội bóng này thăng hạng lên sân chơi Liga và giành quyền dự Europa League mùa này. Tháng 12 vừa qua, ông bị Real Betis sa thải bởi thành tích bết bát.

Sai sót của báo chí Anh do lấy thông tin từ Wikipedia

Theo truyền thông Anh, West Brom đã đàm phán với Pepe Mel từ tháng 12 năm ngoái nhưng không chấp thuận yêu cầu đưa toàn bộ ê kíp của nhà cầm quân 50 tuổi tại Real Betis sang Premier League. Cuối cùng, mọi chuyện được tháo gỡ khi West Brom chấp thuận giữ 2 trợ lý trong số ê kíp mà họ đang có gồm HLV phó Keith Downing và HLV thủ môn Dean Kiely.

K.Đ

Theo Yahoo Sports

Nguồn: Báo Thể thao Văn hóa

Báo Italy ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

Chuyên trang du lịch của nhật báo hàng đầu Italy, La Repubblica vừa đăng tải một bài viết dài giới thiệu cho độc giả nước này vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, từ "Vịnh Hạ Long cho đến Đồng bằng sông Cửu Long, giữa những vựa lúa và hồi ức, giữa thiên nhiên đa dạng và phong phú với khát vọng hiện đại hóa."

Những đồng lúa chín vàng dọc đường vào khu Tam Cốc-Bích Động. (Ảnh: Đinh Công Hoan/Báo ảnh Việt Nam)

Bài viết đã đưa người đọc thực hiện một chuyến du lịch đến những điểm mà tác giả nhấn mạnh là đáng chú ý của một đất nước "có hơn 3.000 cây số bờ biển, những di sản của UNESCO và một sự bùng nổ kinh tế giữa những con hổ mới của châu Á."

Hà Nội hiện ra với những ngôi chùa và hồ nước; Sa Pa là điểm hẹn cuối tuần sau một đêm trên tàu hỏa với các dân tộc ít người sinh sống, với những ruộng bậc thang và nếu may mắn, du khách người Italy có thể qua đêm trong một gia đình H'mong; vịnh Hạ Long, di sản UNESCO, với hàng nghìn hòn đảo và "vẻ đẹp huyền thoại" là nơi không thể không ghé qua, trong khi Tam Cốc, với những khu động trong núi, "nơi tiếng động duy nhất là tiếng nước từ nhũ đá rơi xuống mặt nước" cũng là điểm không thể thiếu trong hành trình du lịch ở miền Bắc.

Tác giả cũng đưa người đọc đến Hội An, một di sản khác UNESCO khác của Việt Nam, với những khu phố cổ đã được gìn giữ từ nhiều thế kỷ nay và không bị hư hại trong chiến tranh, trong đó có "những hàng ăn, những cửa hàng tạp hóa, hàng thủ công," nhưng không xa đó là "những cánh đồng lúa với người nông dân đang làm việc."

Sau Hội An, bài báo viết về Mũi Né, "nổi tiếng với những cồn cát đỏ và một bờ biển dài hàng cây số," về Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam.

Tác giả khuyên du khách Italy dành nhiều thời gian ở khu vực này để thăm Cần Thơ và chợ nổi Cái Răng.

Bài viết kết thúc bằng một đoạn mô tả về Thành phố Hồ Chí Minh, điểm đến cuối cùng trong hành trình thăm Việt Nam.

Theo tác giả, thành phố này là một đô thị lớn với 8 triệu dân, một sự pha trộn giữa những ngôi chùa cổ, những trung tâm thương mại nhiều tầng, những cửa hàng buôn bán đủ thứ và là một thế giới của xe máy trên những con phố tấp nập trong một cuộc sống vận động không ngừng.

Nguồn: vietnamplus

Tặng một bộ áo veston thì không cần đăng báo!

Ngày 9/10, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) đã phối hợp cùng Hội nhà báo Việt Nam tổ chức buổi hội thảo, tập huấn chủ đề về: Đạo đức báo chí trong xử lý đơn thư khiếu tố và Thực hành kỹ năng đối thoại báo chí.

Tham gia hội thảo có 40 đại biểu, trong đó 25 người phụ trách phát ngôn CQNN tại TP.HCM và một số phóng viên, nhà báo đại diện cơ quan báo chí trên địa bàn. Giảng viên hội thảo là ông Phạm Quốc Toàn - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Đào Văn Lừng - Vụ trưởng ban TGTW; ông Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng phòng pháp luật - chính sách Cục Báo chí; ông Nguyễn Minh Lộc (Nam Đồng), chuyên gia tư vấn; ông Mai Phan Lợi - Phó TKTS Báo Pháp luật TP.HCM; bà Nguyễn Kim Loan - Trưởng đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tại TP.HCM

Buổi khai mạc giới thiệu, làm quen và thực hành các tình huống trước camera, giới thiệu quy định của pháp luật về cung cấp thông tin trả lời báo chí; xác định các vấn đề phức tạp - nhạy cảm trong cơ quan, đánh giá về các rủi ro truyền thông, các phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, xử lý vấn đề phức tạp nhạy cảm, kỹ năng viết TCBC và họp báo.

Buổi tọa đàm của Hội nhà báo

Buổi tọa đàm nêu cao tính tự chủ, lương tâm đạo đức của người làm báo, nhất là các vấn đề giải quyết đơn thư khiếu tố, các hiệu ứng theo làn sóng. Ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Phòng Giáo dục quận 8 (TP.HCM) cho biết: “Khi ngành giáo dục được nêu các mặt tốt thì sự quan tâm, chú trọng của nhiều người nhưng khi đưa ra các vấn đề nhạy cảm như bạo hành, ngược đãi học sinh và những việc làm sai trái trong xã hội thì lại gây hiệu ứng, hiệu quả rõ rệt. Ví dụ: Một số trường muốn quan tâm đến các vấn đề sức khỏe cho học sinh, họ đã thu thêm mỗi tháng 3.000đ cho một cháu để chi phí phục vụ nước uống cho các cháu. Nhưng tin này cũng bị đưa ra để đăng thành bài báo, làm vấn đề trở nên nghiêm trọng. Xét thấy đó là việc làm chính đáng mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được tốt hơn trong sinh hoạt và học tập tại trường.

Nhà báo Nam Đồng cho biết, đôi khi những việc làm vô cùng bình thường và không làm tổn hại đến điều gì về kinh tế cũng như vi phạm đạo đức thì báo chí lại đưa tin. Ví dụ: Khi một nhà báo giúp đỡ cho một đơn vị doanh nghiệp, doanh nghiệp đó cảm kích đã tặng cho nhà báo một bộ áo vét để nhà báo kịp đi nước ngoài làm tin. Đây là việc làm rất nhỏ không đáng để phải đăng báo, một việc làm nhỏ khi đăng báo thành việc lớn. Khi việc làm tốt, đôi khi lại thành xấu khi bị đăng báo, cho nên người làm báo cần có một đạo đức nhất định trong nghề nghiệp.

Khi một công dân họ có quyền kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo gửi về báo chí giải quyết. Người làm báo cần có trách nhiệm truyền đạt thông tin lên cấp trên bằng nhiều hình thức, như công văn, đơn thư. Cơ quan cần có phương pháp giải quyết triệt để trong vòng một tháng. Trong các cơ quan báo chí cần có ban chuyên xử lý, giải quyết các vấn đề đơn thư khiếu tố, trích nguồn kinh phí cho nhà báo đi tác nghiệp, tìm hiểu rõ nguồn thông tin để giải quyết triệt để các vấn đề đơn thư khiếu nại đó.

Các nhà báo cũng cần được cơ quan quản lý quan tâm đến đời sống, có chính sách đãi ngộ trích thưởng, chi trả nhuận bút đầy đủ để đảm bảo không lạm dụng trục lợi tham ô bằng nhiều hình thức khi đi tác nghiệp.

Buổi tọa đàm còn xoay quanh việc xử lý tình huống báo chí, đơn thư, đạo đức, thực hành các nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn.

                                                                                                                                   Trần Hồng Anh

Nguồn: Báo Nhà báo và Công luận

Ai đứng sau vụ giả danh phóng viên VTV tống tiền doanh nghiệp?

Đại tá Lê Văn Đức (Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT, CA tỉnh Quảng Nam) cho biết, đơn vị vừa nhận được báo cáo của CA huyện Núi Thành về việc bắt quả tang nhóm người giả danh phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tống tiền Công ty Cổ phần kính nổi Chu Lai (Núi Thành, Quảng Nam).

Các đối tượng đã làm giả giấy giới thiệu của VTV để đe dọa, tống tiền DN

Các đối tượng bị bắt gồm: Bùi Xuân Hiệu (SN 1973, trú P.Nam Thành, TP.Ninh Bình, là PV Đài Truyền hình Ninh Bình), Phan Bùi Khang (SN 1985, quê Nghệ An, hiện trú tại P. Quang Trung, Q.Đống Đa, Hà Nội, là nhân viên Cty truyền thông thương hiệu Việt, địa chỉ tại Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội) và Dương Thị Kiều Trang (SN 1991, tân cử nhân trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà  Nội, trú tại P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội).

Theo điều tra ban đầu, ngày 27/12/2013, ba đối tượng này mạo danh PV Ban Thời sự chính trị - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) liên lạc với ông Đỗ Tuấn Việt - TGĐ Công ty CP kính nổi Chu Lai (thuộc tập đoàn Indevco) - đề nghị được đến Công ty quay phim, thu thập tài liệu để làm phóng sự về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường tại Công ty.

Tối cùng ngày, tại TP. Đà Nẵng, sau khi thống nhất nội dung và thời gian làm việc, ba đối tượng đã nhận 3 phong bì - bên trong mỗi phong bì có 5 triệu đồng - của Công ty.

Tiếp đến, ngày 4/1, ba đối tượng này lại làm giả giấy giới thiệu của Trung tâm Phim tài liệu, phóng sự của VTV, đến Công ty CP kính nổi Chu Lai quay phim, phỏng vấn. Theo gợi ý của nhóm đối tượng này, ông Đỗ Tuấn Việt đã đưa cho Bùi Xuân Hiệu 1 phong bì chứa 3.000 USD. Sau khi Hiệu nhận phong bì thì bị lực lượng CA bắt quả tang.           

Qua điều tra ban đầu, Bùi Xuân Hiệu khai nhận đã được ông D.V.Đ (chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất kính tại Ninh Bình) thuê với số tiền 500 triệu đồng để làm đơn vu cáo gửi lên nhiều cơ quan và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình về việc Nhà máy Kính nổi Chu Lai gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tiến hành khám xét ô tô của Hiệu, cơ quan công an đã thu giữ hàng chục con dấu giả mạo các cơ quan Trung ương, cùng nhiều giấy giới thiệu các loại, trong đó có 3 thẻ nhà báo giả, một số tên cá nhân, đơn vị tiếp tay cho hành vi giả danh, tống tiền doanh nghiệp.

Hiện, cơ quan an ninh đang mở rộng điều tra vụ án.

 PV

 Nguồn: Báo Người đưa tin

Làm tốt tuyên truyền về người VN ưu tiên dùng hàng VN sẽ được trao thưởng

(ICTPress) - Nên có giải thưởng truyền thông cho các cơ quan báo chí làm tốt việc tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, biểu dương cơ quan báo chí tuyên truyền doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khó khăn gì, nhà nước cần tháo gỡ chính sách và hỗ trợ gì cho doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam…

Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết ý kiến trên tại buổi làm việc của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 8/1.

Cần kết hợp 4 loại hình báo chí, 3 cấp truyền thông gồm quốc gia, ngành và địa phương để tuyên truyền về người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thông tin phải "áp đảo" để người dùng tin, đi tìm mặt hàng Việt. Thông tin tuyên truyền phải đủ sức thuyết phục, có tính trao đổi. Thông tin phải đủ liên tục, lâu dài và dày, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết.

Để khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam với giá và chất lượng không thua kém hàng ngoại, việc tuyên truyền phải nói cho được mua hàng Việt là giữ được việc làm cho người Việt, nghĩ đến đất nước, người Việt Nam. Rồi truyền thông để người dân phải biết sản phẩm ở đâu tốt. Truyền thông làm nhiều rồi nhưng “ngấm” chưa? Như việc phải đặt sản phẩm bằng tiếng Việt thay cho tiếng nước ngoài… để nhắm mắt người tiêu dùng vẫn nhớ về hàng Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân gợi ý một số công tác truyền thông trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết trong thời gian tới công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm Việt cần đổi mới để hiệu quả, tốt hơn, đóng góp tích cực hơn và ghi nhận các ý kiến của Ban chỉ đạo nghiên cứu có giải báo chí tuyên truyền thương hiệu Việt. Bộ TT&TT sẽ bàn với Ban Tuyên giáo Trung ương vận động các phóng viên báo chí có những bài viết về thương hiệu Việt để chọn trao giải, có thể vào dịp tổng kết 5 năm Cuộc vận động .

Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp với các DN sản xuất sản phẩm thương hiệu Việt để DN cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về các sản phẩm, hàng hóa thương Việt Nam cho báo chí để tuyên truyền, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết thêm.

Theo báo cáo của Trưởng Ban Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai, trải qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động, cơ quan báo chí đã có thêm nhiều kinh nghiệm, để từ đó tập trung tuyên truyền sâu rộng với hình thức phong phú, cách thể hiện đa dạng. Các cơ quan báo chí trung ương như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành, đoàn thể như Báo Đại đoàn kết, Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Công thương, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, TP. HCM, Báo Người lao động, Hà Nội mới, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC thường xuyên mở chuyên trang, chuyên mục về Cuộc vận động. Các đài phát thanh và truyền hình trung ương và thành phố tường thuật trực tiếp lễ phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chuyên mục “Ô cửa bí mật”, “Chắp cánh thương hiệu”, “Thương hiệu Việt”, “Hãy chọn giá đúng”, các chuyên mục về DN, doanh nhân trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, lưu thông, phân phối, các chương trình hành động của nhiều Bộ, Ban ngành, đoàn thể, DN… phát sóng trên các đài phát thanh truyền hình đã tạo được sự quan tâm chú ý của khán, thính giả. Từ năm đầu tiên triển khai Cuộc vận động cho đến nay, các cơ quan báo chí để cập nhiều tới việc đưa hàng hóa về nông thôn, coi trọng tiêu dùng trong nước, các chiến dịch giảm giá, bình ổn giá…

Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí về thương hiệu Việt và sự quản lý, định hướng tuyên truyền của Bộ TT&TT đã được Ban chỉ đạo đánh giá cao trong thời gian qua để có những kết quả ban đầu là người Việt đã quen thuộc với khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và cần phát huy trong thời gian tới.

HM

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách ưu đãi đối với người có công trong 2014 - 2015

(ICTPress) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam hôm nay 8/1 đã ký kết thống nhất Chương trình phối hợp tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015).

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim ký kết Chương trình phối hợp truyền thông dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân

Mục đích của Chương trình là nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt các chủ truơng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hệ thống báo chí Quốc gia, hệ thống báo chí Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Chương trình cũng nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc cùng chăm lo cho người có công với cách mạng. Đồng thời, tham gia giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở các địa phương, đơn vị.

Yêu cầu của việc tuyên truyền kết quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là phải có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo hiệu quả, thiết thực tránh hình thức lãng phí.

Theo đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm  chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan thông tấn báo chí và các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; tổ chức phát động Giải bảo chí toàn quốc với chủ đề “Tác phẩm báo chí tuyên truyền về các chính sách đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2014- 2015” và tổ chức trao giải vào cuối năm 2015; chủ trì phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: biên soạn tài liệu tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2014 - 2015 dành cho phóng viên các cơ quan báo chí và tuyên truyền ở cơ sở; tổ chức tập huấn cho phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí, các tuyên truyền viên cấp huyện về công tác tuyên tuyền thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2014- 2015; đề nghị VTV, VOV xây dựng hộp thư hỏi - đáp tuyên truyền các vẫn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015).

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết Chương trình phối hợp tuyên truyền có 5 nội dung sau:

  1. Tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, gồm Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về thực hiện chính sách ưu đãi người có công; Nghị định số 31/213/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng…
  2. Tuyên truyền về kết quả thực hiện rà soát và thực hiện chính sách đối với 7 đối tượng người có công ở các địa phương, bao gồm: gia đình liệt sỹ, thương binh, mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh, nạn nhân chất độ da cam/dioxin, cựu thanh niên xung phong, người có công với cách mạng, gia đình bộ đội, công an tại ngũ (biên giới, hải đảo).

  3. Tuyên truyền về kết hợp đóng góp, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia giúp đỡ, chăm sóc người có công với nước; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” ở địa phương, đơn vị; những gương tiêu biểu thực hiện tốt chính sách người có công. Hiệu quả việc giám sát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Mặt trận và các tổ chức thành viên; phê phán, lên án các hành vi vi phạm chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

  4. Tuyên truyền các điển hình người có công với cách mạng vượt khó, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở các địa phương.
  5. Tuyên truyền kết quả rà soát, giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu cho biết việc ký kết chương trình này là một trách nhiệm lớn của Bộ TT&TT trong việc thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và cũng là một hành động thiết thực để thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/10/2013 về việc tổng rà soát thực hiện chính sách đối với người có công.

“Bộ TT&TT sẽ cố gắng thực hiện tốt nhất các nội dung này, đặc biệt phát động Giải báo chí toàn quốc với chủ đề “Tác phẩm báo chí tuyên truyền về các chính sách đối với người có công giai đoạn 2014 - 2015”. Đây cũng là những hoạt động thiết thực để chúng ta kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm 2014 và 2015”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu cho biết đất nước của chúng ta có ngày hôm nay là quá trình xây dựng, hy sinh xương máu hàng nghìn năm của dân tộc, đặc biệt trong thế kỷ 20 cuộc chiến tranh ác liệt đầy hy sinh dành độc lập tự do cho đất nước đã đòi hỏi sự cống hiến của hàng triệu gia đình Việt Nam, hàng triệu chiến sỹ và những người tham gia vào chiến đấu đặc biệt kể chỉ tính từ năm 1954 đến năm 1989 kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam - 35 năm đó  cường độ hy sinh của chúng ta rất lớn. Sau hòa bình 1954, Đảng và Nhà nước đã triển khai những chính sách chăm sóc người có công, thể hiện đền ơn đáp nghĩa của dân tộc chúng ta, truyền thống uống nước nhớ nguồn. Và có thể nói đại đa số những người có công đã được hưởng đúng chính sách Nhà nước nêu ra. Tuy nhiên, cũng còn thực tế ở các địa phương vẫn còn có những người có công chưa được hưởng đầy đủ chính sách dù đã có thay đổi liên tục.

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết những người có công đang ngày càng già đi. Trong hai năm tới có nhiều sự kiện lịch sử Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 40 năm giải phóng thống nhất đất nước, 70 năm Cách mạng tháng 8 và đây là thời điểm lịch sử mà cần khẳng định trước nhân dân cả nước Chính phủ đã ban hành thì sẽ thực hiện đầy đủ chính sách người có công cho những đối tượng trong cả nước. Vì vậy, Thủ tướng vừa qua có Chỉ thị tổng rà soát thực hiện chính sách người có công trong cả nước.

Tổng rà soát là phải rà soát hầu hết các hộ dân Việt Nam và MTTQ Việt Nam và các đoàn thể gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội chất động màu ca cam, Hội Cựu Chiến binh cùng tham gia vào tổng rà soát. Và qua đây bản thân người dân, đặc biệt gia đình chính sách biết được quyền của mình được hưởng cái gì, họ tự soi mình thuộc diện nào đã được hưởng đủ chưa. Đây chính là vai trò đặt ra cho công tác truyền thông. Truyền thông rất quan trọng để giúp làm đúng, tự kiểm soát và biểu dương các địa phương, từ cấp huyện, tỉnh trở lên làm tốt chính sách người có công. Làm sớm ngày nào, thì người có tuổi có công càng có điều kiện hưởng đầy đủ hỗ trợ sớm ngày ấy. Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

HM

Bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm làm Giám đốc Đài truyền hình VTC

(ICTPress) - Chiều nay 8/1, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức công bố Quyết định số 18/QĐ-BTTTT ngày 8/1/2014 tiếp nhận và bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) giữ chức vụ Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số (THKTS) VTC, Bộ TT&TT.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Thanh Lâm

Phát biểu tại buổi lễ, tân Giám đốc Đài VTC Nguyễn Thanh Lâm cho biết vinh dự này quan trọng sau 18 năm công tác trong ngành truyền hình nhà nước, sau gần 3 năm làm khu vực ngoài nhà nước, hôm nay được tin tưởng phục vụ nhà nước, phục vụ sự nghiệp chung. Với quá trình hoạt động gần 20 năm làm trong lĩnh vực truyền hình, bây giờ được tin tưởng giao nhiệm vụ rất khó khăn, nặng nề, và kỳ vọng lớn của Lãnh đạo Bộ và anh chị em đang làm ở VTC. Vì vậy, tôi mong muốn thường xuyên được nghe những ý kiến chỉ đạo, cụ thể hơn nữa của lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng quan tâm tới sự phát triển bền vững cho Đài VTC.

Giám đốc Nguyễn Thanh Lâm cũng bày tỏ tri ân cảm ơn công sức tập thể lãnh đạo trước đây và hiện nay của Tổng công ty VTC đã nhận nhiệm vụ rất nặng nề trong nhiều năm qua là vừa phát triển kinh doanh, vừa tìm tòi mọi cơ chế để phát triển kinh tế, nội dung cho Đài VTC trong bối cảnh Tổng công ty VTC nói chung.

Được tiếp nhận nhiệm vụ, Đài THKTS VTC trong hoàn cảnh như thế này cũng là được thừa hưởng hàng chục năm công tác, cống hiến, gắn bó của lãnh đạo, cán bộ Tổng công ty và của Đài VTC. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các quyết định của Bộ, đưa Đài đi theo những hướng phát triển mới, tách bạch rõ ràng tạo điều kiện phát triển cho 2 đơn vị mong muốn được đòi hỏi học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Mong VTC và Đài thống nhất cao để Đài nhanh chóng đi vào ổn định theo nhiệm vụ chính trị của riêng mình, Giám đốc Nguyễn Thanh Lâm cho biết.

"Tôi cũng mong muốn hết sức chí công vô tư, làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo Bộ TT&TT đã giao để đưa Đài tiếp tục có những bước phát triển, có chỗ đứng được thừa nhận và xứng đáng trong làng Truyền hình Việt Nam, Giám đốc Nguyễn Thanh Lâm khẳng định.

Ông Lưu Vũ Hải, Chủ tịch thành viên Tổng công ty VTC cho biết sự kiện bổ nhiệm hôm nay là tất cả những gì Tổng công ty VTC và Đài mong đợi. Tổng công ty VTC đã “đau đáu” ổn định trong thời gian qua, bởi yếu tố ổn định được quyết định bởi người đứng đầu. Đồng chí Nguyễn Thanh Lâm là người đáp ứng được kỳ vọng và mong đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị Giám đốc Đài vô cùng vinh dự nhưng cũng đầy thách thức.

Đài THKTS VTC đã thực hiện nhiệm vụ của Bộ TT&TT giao đã có những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao đặc biệt trong lĩnh vực báo chí nước ngoài, đồng thời giữ ổn định cả Đài và phát huy những vị thế mới.  Nhưng thời gian qua chưa có vị trí chính thức của Đài.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã vui mừng chúc mừng đồng chí Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm và phát biểu cho biết với kinh nghiệm, quyết tâm, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Thanh Lâm sẽ đưa Đài THKTS VTC hoàn thành nhiệm vụ.

Đài VTC trong thời gian vừa qua có rất nhiều thách thức. Đài VTC có thương hiệu rất lớn, được xây dựng từ không đến có trong Tổng công ty VTC. Nhưng sau một  thời gian phát triển mạnh mẽ được Đảng nhà nước khẳng định thì cũng đã có những khó khăn, thăng trầm. Chính vì vậy, Bộ TT&TT quyết định củng cố lại Đài VTC.

Tân Giám đốc Đài THKTS Nguyên Thanh Lâm sinh năm 1972, đã được đào tạo báo chí trong và ngoài nước và vào Ngành Truyền hình năm 1993, công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam.

 HM

Báo Campuchia viết về ngày lật đổ chế độ diệt chủng

Nhân kỷ niệm lần thứ 35 ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7-1-1979 - 7-1-2014)”, báo Pracheachon (Nhân Dân), cơ quan Trung ương của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), trong số đặc biệt ra ngày 6-1 đã đăng xã luận “Ngày 7-1-1979 - Chân lý lịch sử cần khắc ghi.”

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin phát biểu tại lễ kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Biên giới Tây Nam tại Hà Nội ngày 5-1

Bài báo khẳng định vào ngày 7-1 của 35 năm về trước, quân đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, cứu Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Thời gian 35 năm trôi qua, nhưng ý nghĩa to lớn của Đại thắng 7-1-1979 và sự hồi sinh của đất nước Campuchia ngày đó vẫn mãi khắc ghi trong tâm trí mọi người dân trên tinh thần Đại đoàn kết, thống nhất nhất dân tộc cùng với niềm tự hào trước sự phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước hiện nay. 

35 năm qua, nhân dân Campuchia đã khôi phục và xây dựng đất nước từ đống tro tàn do chiến tranh và chế độ diệt chủng Pol Pot để lại với cơ sở vật chất hoang tàn, đổ nát và nguồn nhân lực kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng dưới sự lãnh đạo hết sức đúng đắn của CPP, Campuchia tự hào đã đi từ con số không đến giai đoạn phát triển trên nhiều lĩnh vực rất đáng tự hào. Chúng ta đã ngăn chặn được sự quay trở lại của chế độ diệt chủng, đã bảo vệ sự hồi sinh của dân tộc. Quyền tự do, dân chủ và danh phẩm bị tước đoạt hoàn toàn dưới chế độ Campuchia Dân chủ, đã được phục hồi và tôn trọng. Chúng ta quyết định mọi bước đi của Campuchia trong hòa hợp dân tộc, hòa bình và sự thống nhất toàn vẹn của đất nước. 

Mặt khác, chúng ta đã khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, làm cho mọi lĩnh vực được hồi sinh và có sự phát triển liên tục, đời sống của nhân dân được nâng cao, đất nước ổn định cả về chính trị và xã hội, nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và mọi thành quả của nhân dân, đất nước được bảo vệ một cách vững chắc.

Bài báo nhấn mạnh Campuchia tự hào với những thành tựu của mình đang đóng vai trò tích cực với tư cách bình đẳng ở khu vực cũng như trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã giành được những thắng lợi to lớn trong việc thực hiện cương lĩnh chiến lược tứ giác phát triển giai đoạn hai. 

Cụ thể, trong những năm gần đây, kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt mức 7,3% và thu nhập bình quân đầu người 973 USD. Năm 2013 mức tăng tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Campuchia đạt 7,6% và thu nhập bình quân đầu người 1.036 USD. 

Bài báo khẳng định thắng lợi của CPP trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa V ngày 28-7-2013 cho phép chính đảng này tiếp tục lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới; đồng thời cho thấy đại đa số nhân dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của CPP trong 35 năm qua, kể từ 7-1-1979 đến nay. 

Bài báo vạch rõ tuy nhiên, các phần tử đối lập, những kẻ tự nhận mình là kẻ thù của ngày 7-1 vẫn bằng mọi thủ đoạn để mưu toan chống lại con đường phát triển của xã hội và đất nước. Họ đã không từ bỏ âm mưu và những hành động xuyên tạc sự thật lịch sử, cản trở và chống lại sự lãnh đạo đúng đắn của đảng CPP, vu khống tính chính nghĩa, hợp pháp và đầy nhân đạo đối với sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia vào năm 1979 nhằm giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Vì những tham vọng cá nhân cực đoan, những nhóm người này đã nhắm mắt làm ngơ trước thực tế lịch sử. Nhưng họ đã không thể lấy lấy tay che được ánh sáng Mặt Trời.

Bài báo kết luận trải qua đau khổ dưới chế độ Campuchia tàn bạo và chứng kiến sự hồi sinh kỳ diệu của đất nước kể từ ngày 7-1-1979, nhân dân Campuchia quyết tâm bào vệ mọi thành quả của đất nước và dân tộc trong 35 năm qua, đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của CPP. Tất cả các tầng lớp nhân dân Campuchia, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi khắc ghi chân lý lịch sử của ngày 7-1-1979.

Nguồn: TTXVN

Ông Hà Minh Huệ - PCT Thường trực HNBVN nói về việc “loạn” cơ quan xử phạt báo chí

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ xung quanh câu chuyện các cơ quan báo chí hiện đang phải chịu nhiều sức ép từ những quy định mâu thuẫn liên quan đến các chế tài xử phạt hành vi thông tin, tuyên truyền trong quá trình tác nghiệp.

- Thưa ông, là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội, ông có ý kiến gì trước việc một loạt các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan (thống kê, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ...) cho phép nhiều cơ quan được xử phạt báo chí...?

- Ông Hà Minh Huệ: Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền xác định các hành vi vi phạm hành chính cũng như mức phạt và cơ quan có thẩm quyền xử phạt là thuộc Chính phủ. Do vậy, ngoài Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, Chính phủ còn ban hành các nghị định quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi đưa tin không đúng của cơ quan báo chí khi vi phạm quy định về quản lý thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành như thống kê, khí tượng thủy văn, giáo dục, tài chính, kế hoạch đầu tư, trật tự an toàn xã hội…

Luật quy định mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính một lần. Hành vi vi phạm đã bị xử phạt rồi thì thôi, không bị xử phạt ở chỗ khác nữa. Đó là chưa kể luật còn có tác dụng phòng ngừa, phòng chống nữa, một khi có sự vi phạm mới bị xử phạt. Có luật rồi, các nhà báo chúng ta phải dè chừng, hành xử đúng luật để tránh bị xử phạt. Chính vì thế mới đòi hỏi báo chí phải có tính chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, theo đúng quy định của pháp luật.

Theo suy nghĩ thông thường thì chỉ có Bộ Thông tin và Truyền thông mới có quyền xử phạt những vi phạm, sai phạm về thông tin. Nhưng pháp luật cho phép là đối với mỗi lĩnh vực quản lý Nhà nước, hành vi vi phạm hành chính được phân công, phân cấp cho UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành quản lý ngành, lĩnh vực đó xử phạt. Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt theo quy định thì đều được quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước do cơ quan đó quản lý.

Theo tôi, về nguyên tắc thì tình trạng này không dẫn đến sự chồng chéo trong xử phạt, vì như đã nói ở trên, luật quy định mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần. Tuy nhiên, có vấn đề là mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm về thông tin không đúng sự thật của các tổ chức và cá nhân ở các văn bản luật có sự khác nhau.

Ví dụ, Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về nội dung thông tin như thông tin sai sự thật thì bị phạt 5 triệu đồng (Điểm a Khoản 2 Điều7). Nhưng, tại Nghị định 79/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê thì cũng với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật, chế tài xử phạt lại lên tới 30 triệu đồng (Khoản 2 Điều 13). Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 02 thì chỉ khi đưa tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng mới bị phạt đến 30 triệu đồng, trong khi đó, theo Nghị định 79, chỉ cần đưa tin sai sự thật về số liệu thống kê, không cần xảy ra hậu quả cũng đã bị phạt đến 30 triệu đồng rồi.

Như vậy ở đây có sự “vênh” về cách xác định vi phạm và mức tiền phạt. Theo tôi và cũng như theo ý kiến của một số luật sư tôi tham khảo thì cần phải rà soát lại các văn bản để loại bỏ những mâu thuẫn trên.

- Khi các Bộ, ngành soạn thảo các Nghị định liên quan như đã viện dẫn ở trên, họ có xin ý kiến đóng góp của Hội Nhà báo về các quy định liên quan đến việc xử phạt báo chí tại Dự thảo không, thưa ông ?

- Ông Hà Minh Huệ: Theo tôi được biết thì Hội Nhà báo Việt Nam hầu như không được hỏi ý kiến về các quy định liên quan đến việc xử phạt báo chí. Có thể Hội Nhà báo không phải là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nên không được hỏi. Nhưng cũng có thể khi xây dựng dự thảo đề án luật, nghị định, các cơ quan cũng đã thông tin công khai trên mạng, trên trang web của họ mà chúng tôi không theo dõi để góp ý. Mà tôi không rõ Bộ Thông tin và Truyền thông có được trao đổi về những vấn đề này không.

- Theo ông, phải làm gì để khắc phục tình trạng cơ quan báo chí phải “một cổ nhiều tròng”? Hội Nhà báo đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ để giải quyết những bất cập này chưa?

- Ông Hà Minh Huệ: Hiện tại Hội Nhà báo chưa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng hoặc bất kỳ cơ quan có liên quan nào về việc này. Chúng tôi cũng đang theo dõi ý kiến của báo chí xung quanh vấn đề trên. Trước mắt, chúng tôi phải nghiên cứu kỹ thêm về khía cạnh pháp lý của vấn đề. Sau này, khi Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí thì chúng tôi sẽ có ý kiến thêm về vấn đề trên- phải thống nhất việc xử phạt đối với báo chí khi thông tin sai sự thật.

- Trân trọng cám ơn ông!

Theo Báo Pháp luật

Ông Putin xuất hiện hơn một triệu lần trên báo Nga

Theo Hãng Thông tấn Interfax, trong năm 2013, Tổng thống Putin (ảnh) được báo chí Nga nhắc đến hơn một triệu lần.

Cụ thể, theo thống kê của bộ phận “Hệ thống phân tích tổng hợp tin tức” (SKAN) trực thuộc Interfax, Tổng thống Putin được nhắc đến 1.003. 315 lần trong các bài thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế và tài chính trên báo chí Nga. Năm 2012 con số này là 470.608, năm 2010 là 210. 463 và năm 2008 là 141. 081.

Chiếm vị trí thứ 2 là Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev. Tên của ông xuất hiện 424. 342 lần trên báo chí Nga trong năm 2013. Trong TOP 10 nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí Nga còn có Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thị trưởng Mátxcơva Sergei Sobyanin…

Vũ Việt

Theo Gazeta.ru/tienphong.vn