Syndicate content

Nghề báo

"Cậu bé thần đồng" Đỗ Nhật Nam trở thành Tổng Biên tập tờ báo Đông Nam Á

Cậu bé Đỗ Nhật Nam đã chính thức trở thành Tổng biên tập của tờ Creative Melange - tờ báo tuổi teen nổi tiếng của Đông Nam Á.

Đỗ Nhật Nam

Cái tên Đỗ Nhật Nam vốn không cònn đồng tiếp tục lập thành tích ấn tượng khi trở thành Tổng biên tập của tờ Creative Melange, một tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á.

Trong ngày 25/7, chị Phan Hồ Điệp, mẹ cậu bé cho hay, Nam đã trúng tuyển vị trí Tổng biên tập tờ Creative Melange, các thủ tục chính thức sẽ được công bố vào tháng 8 tới và tờ báo sẽ phát hành số đầu tiên do cậu bé làm TBT.

“Ban đầu Nam đọc được thông tin thông báo tuyển vị trí này của báo Hoa học trò. Yêu cầu của việc ứng tuyển là viết bài luận và gửi những tấm ảnh mình đã chụp.

Đề luận nêu ra là Viết về những điều làm nên bạn. Ở bài này, Nam đã viết mình như một vị đầu bếp và “nấu” món ăn tạo nên “mình” bao gồm những “nguyên liệu” như: yêu thương, hạnh phúc… Phần phóng sự ảnh, Nam gửi chùm ảnh mình chụp khi bắt gặp những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống như: một em bé đang sửa xe đạp, một bà cụ cười tươi bên gánh hàng rong của mình…”, chị Điệp chia sẻ.

Nguồn: Tri thức trẻ

Cảnh báo nguy cơ hacker nhắm tới cơ quan báo chí

Phân tích mẫu mã độc được gửi từ một phóng viên của Vietnam+, chuyên gia Bkav nhận ra đây là mã độc khai thác lỗ hổng từng được Bkav cảnh báo từ năm ngoái. Nhiều chuyên gia khuyến nghị các cơ quan báo chí cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống an ninh thông tin.

Tin tặc có nhiều cách để tấn công các trang báo điện tử. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav cho biết Bkav vừa được phóng viên của báo Vietnam + gửi sang một email đính kèm tập tin văn bản “Phương án bảo vệ vùng biển-QTtacchienA-6-2014.doc", nghi có chứa mã độc. Các chuyên gia của Bkav ngay lập tức nhận ra đây là email gắn kèm W32.RatJourMV.Trojan, một loại mã độc RAT (Remote Access Trojan), mở cổng hậu trên thiết bị của nạn nhân và cho phép hacker truy cập điều khiển từ xa (Remote Access) để thu thập dữ liệu cá nhân, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân.

"W32.RatJourMV.Trojan là loại mã độc khá quen thuộc, chuyên khai thác lỗ hổng MS12-027 của Microsoft Office. Loại mã độc này đã từng được Bkav cảnh báo từ năm ngoái tại Hội thảo WhiteHat dành cho các haker mũ trắng. Tuy nhiên, đến nay, hacker vẫn thả tràn lan loại mã độc này vì vẫn có thể "bẫy" được người dùng. Mã độc W32.RatJourMV.Trojan nhắm tới nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả các cơ quan báo chí. Nguy cơ lây nhiễm virus, mã độc của các cơ quan báo chí khá cao bởi thường xuyên nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nhiều nội dung có tên file hấp dẫn, dễ khiến cho người nhận mở file để đọc. Để tránh bị rủi ro, người dùng cần cập nhật bản vá Microsoft Office trên máy tính, mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly và cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động", ông Vũ Ngọc Sơn cho biết thêm.

Liên quan tới nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin của các cơ quan báo chí hiện nay, ông Trần Quang Chiến, đại diện của Security Daily lưu ý: "Các trang báo điện tử có lượng người dùng truy cập rất lớn sẽ là nơi các tin tặc lợi thường nhắm đến để thực hiện các cuộc tấn công "watering hole” nhằm phát tán mã độc đến người dùng khi truy cập vào những trang web này. Tấn công "wartering hole" là hình thức mà kẻ tấn công sẽ lây nhiễm mã độc đến một website và biến website trở thành trung tâm phát tán mã độc cho bất cứ người dùng nào khi truy cập vào website. Đây là hình thức tấn công tương đối mới mà các tin tặc thường xuyên sử dụng hiện nay".

Cũng theo ông Trần Quang Chiến, có nhiều cách tin tặc có thể tấn công các trang báo điện tử như thông qua các lỗi trên ứng dụng web, lỗi trên máy chủ hoặc thực hiện các cuộc tấn công đến những người quản lý trang web vì thông thường các báo sẽ có nhiều biên tập viên cùng tham gia quản trị. Các nhà quản trị, biên tập viên cần hết sức lưu ý khi nhận được email, các dữ liệu đính kèm (thường là file .doc) hay đường dẫn đang nghi ngờ.

Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước phòng chống nguy cơ bị tấn công mạng, ông Hà Hải Thanh, Phụ trách Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận xét: "Các cơ quan báo chí là loại đối tượng đặc biệt nhạy cảm. Nếu bị hacker tấn công mạng, chỉnh sửa nội dung tuyên truyền định hướng, đường lối, chính sách thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng hiện mới có một số ít cơ quan báo chí quan tâm tới việc đầu tư an toàn an ninh thông tin. Trừ một số cơ quan báo chí có hạ tầng kỹ thuật tốt, còn đa phần không có hạ tầng kỹ thuật, phải đi thuê hạ tầng, nhân lực chuyên trách về an toàn an ninh cũng không có, nên an toàn thông tin vẫn là thách thức rất lớn. Ngay cả một số báo điện tử lớn cũng đã từng bị mất mật khẩu, tấn công mạng".

Xuân Bách

ICTNews

Báo Mỹ: Việt Nam là đối thủ rất khó chịu của Trung Quốc

Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), thực ra Việt Nam không bị động trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thậm chí, việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông cũng đã được lường trước.

Trong bài viết có tiêu đề “Vietnam Seeks to Be a Tough Adversary to China” (Việt Nam đang trở thành một đối thủ khó chịu của Trung Quốc), nhật báo kinh tế - tài chính hàng đầu của Mỹ cho rằng ngoài yếu tố dư luận quốc tế và phản ứng của các nước trong khu vực, yếu tố khiến cho Bắc Kinh phải hết sức cân nhắc trước khi đe dọa các lợi ích của Việt Nam là tiềm lực quân sự tiên tiến, đặc biệt là các hệ thống hải quân.

Lễ thượng cờ trên tàu ngầm HQ-182 của Việt Nam.

Cũng giống như nhiều nước láng giềng, Việt Nam có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khu vực được cho là có trữ lượng năng lượng khá lớn. Trong thập niên 70 (năm 1974) và thập niên 80 (năm 1988) của thế kỷ trước, Trung Quốc đã nhiều lần tiến công và cướp đoạt một số đảo của Việt Nam. “Nhưng các cuộc đụng độ cũng không phải lúc nào cũng mang lại chiến thắng một chiều cho Trung Quốc, điển hình là bài học năm 1979”, tờ Wall Street Journal lấy ví dụ.

Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định: “Việt Nam đã đặt mua các loại vũ khí, khí tài mới, coi đó là công cụ răn đe và để minh chứng rằng, nếu nước này bị ép một cách thô bạo, họ sẽ có thể khiến đối thủ phải ân hận”.

Hạm đội tàu ngầm mới của Việt Nam, gồm 6 tàu ngầm Kilo của Nga, sẽ là viên đá quý trên vương miện phòng vệ của Việt Nam khi hoàn tất và hoạt động. Nhưng tới nay mới chỉ có 2 tàu được giao, và chắc chắn các tàu này sẽ không thể hoạt động hết chức năng một sớm một chiều.

Kể cả khi cả lô hàng này được giao, Việt Nam vẫn còn thua kém Trung Quốc nhiều, khi xét về sức mạnh quân sự. Trung Quốc cũng đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình và vượt trội so với Việt Nam, đặc biệt là về hải quân. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc hiện sở hữu 60 tàu khu trục và tàu chiến nhỏ, và 35 tàu ngầm tiến công, tất nhiên không phải tất cả số tàu này thực hiện nhiệm vụ tại Biển Đông.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam đang hoạt động trong khu vực quân cảng Cam Ranh

Việt Nam có nhiều loại vũ khí quân sự hiện đại ngoài các tàu ngầm này, trong đó có tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 và 10 tàu tấn công nhanh Molniya từ Nga, cũng như hai tàu hộ tống hiện đại nhất hiện nay mua của Hà Lan. Các tàu này đều thuộc loại tốc độ nhanh. Và trong một số trường hợp có thể tàng hình được trang bị các tên lửa chống tàu có thể ngăn chặn các tàu của Trung Quốc tiếp cận các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nga hiện cũng đang giúp Việt Nam xây dựng cơ sở sản xuất tên lửa chống tàu ở trong nước, đồng thời cung cấp cho lực lượng không quân Việt Nam các máy bay tấn công Sukhoi Su-30MK2 hiện đại.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đang tính toán một loạt các máy bay chiến đấu của châu Âu, trong đó có Eurofighter Typhoon và Gripen do Tập đoàn công nghiệp SAAB của Thụy Điển sản xuất với hy vọng tăng cường thêm sức mạnh trên không. Việc có thêm các máy bay châu Âu tân tiến này có thể sẽ giúp Hà Nội có được một lợi thế quan trọng đối với Bắc Kinh, vốn vẫn không thể mua các trang thiết bị của phương Tây do lệnh cấm vận. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang tự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của riêng mình.

Theo nhận định của ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh) tại châu Á, Việt Nam sẽ không xây dựng một kho vũ khí để ganh đua với Trung Quốc, nhưng Việt Nam quyết tâm nỗ lực hiện đại hóa quân đội vừa đủ để có thể định hình cách hành xử trong tương lai của Trung Quốc.

Ông Huxley nói, “những người Việt Nam là những khách hàng nghiêm túc”, những người có lịch sử kháng chiến chống lại cả Mỹ và Trung Quốc trong thập kỷ 1960 và 1970 vẫn hiển hiện trong nhận thức. “Việt Nam không bao giờ đủ sức đánh bại Trung Quốc”, ông Huxley nhận định, “nhưng họ có thể tạo ra một sức kháng cự đáng kể”.

Cũng theo vị chuyên gia này, “Bắc Kinh không thể chắc về thời điểm nào Việt Nam sẽ phản ứng quân sự”. Sự không chắc chắn đó sẽ là một sự kiềm hãm đối với các hành động của Trung Quốc mà có thể khiến Việt Nam có các hành động mạnh mẽ hơn.

Trong khi đó, việc tăng cường thực lực quân sự của Việt Nam để chống lại Trung Quốc khác biệt hoàn toàn với một số láng giềng khác của Trung Quốc cũng có liên quan tới các đụng độ về lãnh thổ, chẳng hạn như Philippines, nước đang kiện Trung Quốc ra tòa án ở The Hague, cáo buộc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Một số người tại Việt Nam tự hỏi rằng liệu chỉ tăng cường sức mạnh quân sự có đủ để thay đổi cách hành xử của Trung Quốc. Ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới quốc gia của Việt Nam nhận định: “Việt Nam cần thực hiện các bước đi ngoại giao mạnh mẽ hơn. Có thể đây là lúc Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc tại Liên hợp quốc”.

Tuy nhiên, ông Ian Storey cho rằng sự phản của Trung Quốc đối với đề nghị ra tòa của Philippines nhiều khả năng sẽ thuyết phục Việt Nam rằng nước này cần phải tăng cường cách tiếp cận quân sự của mình, và đặt mua thêm nhiều vũ khí. “Các sự kiện như việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc đơn thuần sẽ là thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam”, ông Ian Storey nói.

Trần Phong

Infonet

Sẽ đưa kênh truyền hình giáo dục VTV7 hợp tác với Hàn Quốc lên Internet

(ICTPress) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC), trưởng đoàn công tác của Ủy ban Sung-joon Choi đã đồng ý với đề xuất này của Chủ tịch KCC hôm nay 24/7 tại Hà Nội.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết Bộ TT&TT ủng hộ Đài truyền hình Việt Nam VTV, đài truyền hình giáo dục Hàn Quốc EBS và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thiết lập kênh truyền hình giáo dục VTV7 trên sóng truyền hình của VTV và đưa lên mạng Internet.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết không chỉ  phát sóng các chương trình giáo dục trên truyền hình, mà các chương trình còn có thể đưa lên mạng  Internet để người dân ở thành phố cũng như vùng sâu vùng xa đều được tiếp cận với các chương trình giáo dục này.

“Giáo dục trên Internet để mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi là điều Việt Nam đang hướng tới”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định.

Ngày 25/4 vừa qua, tại Seoul, Hàn Quốc, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã ký kết hợp tác với Đài Truyền hình Giáo dục lớn nhất Châu Á - EBS. ​EBS là Đài truyền hình và phát thanh giáo dục lớn nhất tại Hàn Quốc và khu vực. Thành lập từ năm 1980, EBS được đánh giá có vai trò quan trọng trong chiến lược bổ sung giáo dục trường học và thúc đẩy giáo dục suốt đời cho tất cả mọi người tại Hàn Quốc. EBS cũng có một kho cơ sở dữ liệu quan trọng trong đó có các giáo viên hàng đầu của Thế giới dạy cho học sinh, sinh viên các bài học của chương trình giáo dục phổ thông và đại học.

Dự kiến kênh Truyền hình Giáo dục VTV7 hợp tác với Đài EBS sẽ bắt đầu phát sóng tháng 9/2014.

Về hợp tác giữa Bộ TT&TT và KCC, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Chủ tịch KCC đều nhất trí bổ sung thêm một số nội dung mới vào Thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa Bộ TT&TT và Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc đã ký từ năm 2009 để tiến tới ký Thỏa thuận hợp tác mới trong thời gian gần nhất.

Chủ tịch KCC Sung-joon Choi cho biết Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình số hóa truyền hình. Đồng thời, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề hai bên cùng quan tâm như: an ninh bảo mật trên Internet, quản lý nội dung xấu trên Internet và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam tham gia Ủy ban Tần số vô tuyến của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU Radiocommunication).

 Minh Anh

Tổng giám đốc VTV được quy định thêm quyền hạn

(ICTPress) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh (Ảnh: moit.gov.vn)

Theo Nghị định mới, cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam gồm có 32 đơn vị: Ban Thư ký biên tập; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kiểm tra; Văn phòng; Ban Thời sự; Ban Khoa giáo; Ban Truyền hình tiếng dân tộc; Ban Truyền hình đối ngoại; Ban Văn nghệ; Ban Sản xuất các chương trình Giải trí; Ban Sản xuất các chương trình Thể thao; Ban Biên tập truyền hình cáp; Ban Thanh thiếu niên; Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự; Trung tâm Sản xuất phim truyền hình; Trung tâm Tư liệu; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ; Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình; Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng; Trung tâm Mỹ thuật; Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình; Trung tâm Tin học và Đo lường; Tạp chí Truyền hình.

Nghị định cũng nêu rõ, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Các Ban và các đơn vị tương đương trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có Trưởng ban (và tương đương); giúp việc Trưởng ban có không quá 3 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của các Ban và các đơn vị tương đương có các phòng và các tổ công tác.

So với Nghị định 18/2008/NĐ-CP thì Đài Truyền hình Việt Nam không có Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế nữa thay vào đó Đài Truyền hình Việt Nam có thêm Ban Sản xuất các chương trình Giải trí; Ban Sản xuất các chương trình Thể thao và Trung tâm Mỹ thuật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/9/2014.

QA

Tiếng nói mạng

Gần đây, trong một cuộc gặp gỡ báo chí tại Cà phê thứ Bảy ở Sài Gòn với nhiều người tham dự, trong đó có cả triết gia Bùi Văn Nam Sơn, nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã đưa nhận xét của mình rằng báo chí đang phát triển tới mức “Sẽ không còn tờ báo, chỉ còn bài báo”.

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú nói bài báo ông viết ra, theo thống kê từ máy tính, số người đọc trực tiếp trên các báo ít hơn nhiều lần so với việc đọc qua các công cụ tìm kiếm như Google chẳng hạn. 

Cần nói thêm rằng bên cạnh sự tồn tại của những bài báo có thể xem như “những bài báo độc lập” mà vai trò tác giả trở nên quan trọng hơn tất cả, thì việc hình thành các cộng đồng xung quanh các bài báo tạo ra môi trường tranh luận và nhận định sôi động, thậm chí gay gắt cùng cực.

Bài báo nhiều khi chỉ như một cái cớ để các diễn đàn bộc lộ những ý kiến, cảm xúc của mình. Diễn đàn càng nhiều ý kiến, càng thu hút nhiều người xem. Tình trạng báo chí độc diễn đang qua đi, cảnh “mèo khen mèo dài đuôi” ngày càng khó xảy ra.

Cách đây chục năm, người ta cho rằng các diễn đàn mạng xã hội không mấy ý nghĩa vì người Việt Nam chỉ vào internet để tán gẫu và xem phim, tải trò chơi. Nhận xét như vậy giờ đây có vẻ đã lỗi thời. 

Giữa tháng 7, khi tra cứu cụm từ “giàn khoan hải dương 981” tôi thấy có 43.100.000 kết quả. Tra cứu cụm từ “Phản đối Trung Quốc” cho ra 40.600.000 kết quả. Cụm từ “Hoàng Sa là của Việt Nam” có 13.800.000 kết quả. Những con số này cho biết cộng đồng internet đã quan tâm và chia sẻ các bài viết, quan điểm của mình về chủ quyền của đất nước lớn như thế nào. 

Ước tính, facebook thu hút được 20 triệu người Việt Nam tham gia. Dĩ nhiên số thành viên mạng xã hội ở Trung Quốc cũng không hề ít. Song tiếng nói của cộng đồng internet, tiếng nói trực diện, trực tiếp của chính những người dân Việt Nam cũng tạo ra những “làn sóng chủ quyền” trên internet. 

Cộng đồng thường xuyên phản bác mạnh mẽ nhiều ý kiến sai lạc trong cộng đồng mạng và báo chí ở Trung Quốc và giúp người dân Trung Quốc biết rõ hơn về sự thật chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. 

Làn sóng ấy khiến cho người ta thêm ấm lòng. 

Nguyên Anh

Nguồn: tienphong.vn

Hình ảnh 21 trang Nhất các báo thế giới đưa tin về MH17

(ICTPress) - Chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines số hiệu MH17 đã bị tên lửa bắn ở miền Đông Ukraine ngày 17/7 làm 298 người thiệt mạng. Ngày hôm nay 18/7, thế giới rầm rộ đưa tin.

Các tờ báo trên toàn cầu đều đăng trang nhất hình ảnh của thảm họa. Từ tờ de Volkskrant của Amsterdam, đất nước có số người thiệt mạng nhiều nhất, đến tờ New York Daily News.

Dưới đây là tập hợp 21 trang Nhất của những tờ báo lớn trên thế giới được xuất bản ngày hôm nay 18/7. Hình ảnh của Newseum.

Tờ de Volkskrant, được xuất bản ở Amsterdam, Hà Lan.
Daily News, được xuất bản ở New York.
Tờ Guardian (Người bảo vệ), được xuất bản ở London, Vương quốc Anh.
Tờ New York Post, được xuất bản ở New York.
Tờ De Standaard, được xuất bản Brussels, Bỉ.
Tờ The Times, được xuất bản ở London, Vương quốc Anh.
Heute, được xuất bản ở Vienna, Áo.
Kleine Zeitung, được xuất bản ở Graz, Áo.
Tờ New York Times, được xuất bản ở New York.
Het Nieuwsblad, được xuất bản ở Brussels, Bỉ.

 

Tờ Metro Curitiba, được xuất bản ở Curitiba, Brazil.

 

Los Angeles Times, được xuất bản ở Los Angeles, California.
Tờ Calgary Sun, được xuất bản ở Calgary, Canada.
Tờ Le Journal de Montréal, được xuất bản ở Montreal, Canada.
Toronto Sun, được xuất bản ở Toronto, Canada.
Chicago Sun-Times, được xuất bản ở Chicago, Illinois.
The Times, xuất bản ở Shreveport, Louisiana.
Boston Herald, được xuất bản ở Boston.
Star, được xuất bản ở Kuala Lumpur, Malaysia.
The Sun, được xuất bản ở Kuala Lumpur, Malaysia.

 QM

Kỹ năng tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại

(ICTPress) - Vài năm gần đây, hội tụ truyền thông được giới nghiên cứu lý luận cũng như các nhà báo trong và ngoài nước đề cập khá nhiều.

Sự ra đời các phương tiện truyền thông mới đã và đang tác động sâu sắc đến “món ăn thông tin” của công chúng hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống, đặt ra cho các tòa soạn và nhà báo những thách thức chưa từng có.

Trước hết, là việc các cơ quan báo chí không còn độc quyền trong việc cung cấp thông tin do sự xuất hiện các trang mạng xã hội và hàng triệu blog cá nhân. Bên cạnh đó là sự thay đổi hành vi của công chúng - từ chỗ chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách bị động, nay họ đã trở thành người chủ động tham gia sản xuất, cung cấp thông tin; Sự kết hợp giữa viễn thông và truyền hình trên giao thức Internet ngoài khả năng hội tụ còn có đặc tính tương tác và cá thể hóa. Việc tích hợp các loại hình viễn thông, báo chí khác nhau trên cùng một thiết bị còn có thể tạo ra những thay đổi quan trọng, tạo cơ sở cho sự ra đời của những dịch vụ mới ngày càng tiện ích hơn. Sự phân chia các loại hình báo chí trong kỷ nguyên Internet cũng sẽ mờ nhạt. Thông tin được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất và đầy đủ nhất.

Quá trình phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa của báo chí truyền thông hiện đại đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong thời đại số. Thực tiễn đó đặt ra không ít thách thức với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như lĩnh vực nghiên cứu báo chí truyền thông hiện đại.

Cuốn sách "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" của nhà báo, TS. Nguyễn Thành Lợi giới thiệu với độc giả những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm - nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông.

Bìa sách "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản

Với kết cấu 5 chương, tác giả đã giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, thông qua cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới, tác giả đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại. Kết cấu của cuốn sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các nhóm đối tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, phóng viên, biên tập viên và những người muốn nghiên cứu lĩnh vực này.

QA

Giải A Giải báo chí Quốc gia 2013 và những câu chuyện tác nghiệp

Giải báo chí Quốc Gia lần thứ VIII kết thúc với 183 tác phẩm được lọt vào vòng Chung khảo, các tác phẩm đoạt giải lần này được đánh giá là có đầu tư cả về chất lượng và đề tài, sự kiện, vấn đề nổi bật trong năm 2013.

Tạp chí Nghề báo đã trao đổi với nhóm tác giả đoạt giải A lần này về những vấn đề xoay quanh tác nghiệp của họ.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A giải báo chí quốc gia 2013 (Ảnh: Thanh Hải)

1. Đài Truyền hình Việt Nam với “Chuyện buồn ngành cơ khí”: Số lượng hình ảnh kỷ lục với trên 350GB hình và đi liên tục từ Bắc vào Nam trên 20 ngày.

Xung quanh về việc thực hiện Phóng sự “Chuyện buồn của ngành cơ khí” đã phát sóng trên kênh VTV1, đoạt Huy chương vàng LHP Truyền hình toàn quốc lần thứ 33, Giải A Báo chí Quốc gia lần thứ VIII.

Đây là đề tài, tôi tình cờ biết được thông qua lời tâm sự của Anh hùng lao động Phạm Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong một lần gặp gỡ. Trước những tâm sự buồn nhưng nhiều bức xúc của ông Phạm Hùng, (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), tôi hiểu được rằng, đây chính là một đề tài hay nhưng khá lớn vì nó nói lên những bất cập của cả ngành cơ khí - ngành có vị trí nền tảng để phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII đề ra. Ở góc độ báo chí, tôi liên tưởng tới nhiều vấn đề khác để nói về bất cập của ngành cơ khí một cách khá cụ thể nên đã tìm hiểu, đọc tài liệu để bắt tay viết kịch bản phóng sự này. 

Chúng tôi đã quay 15 đơn vị, phỏng vấn 21 người. Tuy nhiên, vì thời lượng có hạn nên cuối cùng chỉ sử dụng 9 phỏng vấn và 11 đơn vị. Đây là chương trình mà chúng tôi quay với số lượng hình ảnh kỷ lục với trên 350GB hình, đi liên tục từ Bắc vào Nam trên 20 ngày. Quả thực, sự bức xúc của người trong cuộc cộng với sự lăn lộn đã khiến chúng tôi nắm bắt được về ngành cơ khí như một người trong ngành. Đây cũng là bài học của chúng tôi về nghề. Đó là sự chia sẻ đến tận cùng với người trong cuộc để hiểu bản chất những khó khăn mà họ trải qua, từ đó mình mới viết một cách chính xác và có nhiều cảm xúc. Đáng nhớ nhất là khi chúng tôi phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, một chuyên gia đầu ngành gắn bó trên 40 năm với ngành cơ khí. Là người lăn lộn, tâm huyết với ngành cơ khí nhiều năm, ông rất bức xúc trước những khó khăn kéo dài của ngành mà không được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm giải quyết. Trước những câu hỏi đụng vào nỗi bức xúc này, ông đã bật khóc và đây cũng là hình ảnh mà chúng tôi cho vào đầu phóng sự này. Chính cảm xúc mạnh mẽ từ lời nói và vẻ bất lực trên khuôn mặt ông là sự mở đầu hấp dẫn người xem.

Ngay sau khi phát sóng, Lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam đã khen chương trình vào buổi họp giao ban. Đặc biệt, nhiều chuyên gia trong ngành cơ khí đã gọi điện cảm ơn chúng tôi vì đã chia sẻ cùng với những khó khăn mà ngành đang phải đối mặt. Tiếp theo đó, chương trình được lấy để chiếu cho Thủ tướng xem tại Hội nghị bàn về chiến lược phát triển ngành cơ khí từ 2010 - 2020. 

Nhiều chương trình tiếp theo đó liên quan đến ngành cơ khí đã xin tư liệu của chúng tôi để sử dụng vì trong phóng sự Chuyện buồn của ngành cơ khí, chúng tôi đã quay gần như toàn bộ hình ảnh đặc trưng của ngành. Chương trình được anh em đồng nghiệp đánh giá rất cao về cách thể hiện câu chuyện và phân tích. Vì vậy, khi LHP truyền hình toàn quốc lần thứ 33 tổ chức vào tháng 12/2013 tại Quảng Ninh, Lãnh đạo Trung tâm PTL&PS đã chọn phóng sự này đại diện cho đơn vị dự thi và kết quả đoạt huy chương vàng ở thể loại phóng sự. Và tham gia dự thi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII vì có tính báo chí cao. Quả thực, khi gửi đi dự thi chúng tôi cũng không nghĩ rằng có giải cao vì trong dịp này, đề tài nóng nhất đối với báo chí là biển đảo. Khi biết phóng sự này đạt giải A Báo chí Quốc gia, chúng tôi rất mừng vì những trăn trở, tâm huyết của mình với đề tài này đã được Ban giám khảo đánh giá cao.

(Nhà báo Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng Phòng Phóng sự

- Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự - Đài truyền hình Việt Nam)

2. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An “Xung quanh vụ việc gây rối ở Nghi Phương”: Đóng giả cặp vợ chồng nhà quê nghèo khổ đi buôn dừa

Ngay khi diễn ra các vụ gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, bắt giữ, đánh đập người trái phép diễn ra tại Nghi Phương vào tháng 5, cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2013, trên các ấn phẩm của Báo Nghệ An thường xuyên đăng tải các thông tin, bài viết, video clip phản ánh một cách chân thật, chỉ rõ bản chất của sự việc. Ban biên tập Báo Nghệ An, một mặt, cử phóng viên theo dõi sát diễn biến của phiên tòa, mặt khác chủ động cho phóng viên thâm nhập các địa bàn có cơ sở tôn giáo ở Nghệ An để nắm tình hình. Đỉnh điểm của vụ việc là các sự kiện gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản, bắt giữ đánh đập người trái phép.

Nghi Phương gần như “nội bất xuất, ngoại bất nhập” với những hàng rào cảnh giới trong, ngoài phong tỏa khắp nơi. Bất cứ lạ mặt bén mảng vào lập tức bị bao vây, đánh đập, cảnh cáo. Ở các giáo xứ lân cận, tinh thần cảnh giác, nghi kị, hình thành khoảng cách giữa bà con lương- giáo cũng bắt đầu lây lan nhất là sau khi xảy ra sự kiện một số giáo dân quá khích dùng gạch đá, gậy gộc chủ động tấn công lực lượng chức năng ngay trước cổng UBND xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc). Là phóng viên của tờ báo Đảng- Cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An, hơn bao giờ hết, chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc làm rõ sai phạm, phân định trắng- đen, thức tỉnh những giáo dân- công dân nhẹ dạ cả tin đang bị kẻ xấu lợi dụng nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị; vạch trần âm mưu chia rẽ đoàn kết giáo- lương của các thế lực thù địch, định hướng dư luận hiểu đúng về bản chất sự việc. Đồng thời cung cấp những thông tin quý giá để các cơ quan chức năng có hướng xử lý kịp thời.

Nhóm phóng viên Báo Nghệ An đã hóa thân thành nhiều vai, sử dụng nhiều phương tiện, kiên trì bám trụ, chờ đợi thời cơ để tiếp cận địa bàn bất kể thời tiết, bất kể ngày đêm với phương châm làm việc hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn. Sau khi tính toán kỹ các phương án, Phóng viên Báo Nghệ An mượn một chiếc xe máy cà tàng, hóa trang, đóng giả cặp vợ chồng nhà quê nghèo khổ đi buôn dừa, bị hỏng xe để tiếp cận hiện trường vụ việc. May mắn là không bị nghi ngờ gì…

Trước đó, để ghi hình những dấu tích đập phá do các giáo dân quá khích gây ra tại nhà cũ của anh Đậu Văn Sơn- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Nghi Phương tại xóm 10 (Nghi Phương, cách nhà thờ trại Gáo khoảng 300m) vào tối ngày 22/5/2013, nhóm phóng viên phải cho xe ô tô nổ máy chờ sẵn tại một địa điểm tin cậy ở xã lân cận sau đó cử phóng viên đóng giả làm người nhà đi cùng một người dân địa phương, mạo hiểm tiếp cận ngôi nhà của anh Sơn- lúc này đã có gia đình khác đến sinh sống. Đó là những giây phút hồi hộp nghẹt thở vì trước đó đã từng có cộng tác viên, phóng viên báo khác vào tìm hiểu thông tin và bị một số đối tượng lùng bắt, đuổi đánh.

Nhiều tháng ròng rã “chiến đấu” trên mặt trận thông tin, hầu như ngày nào, Báo cũng có tin, bài phản ánh về sự việc và diễn biến tình hình. Ban biên tập, nhóm phóng viên và các bộ phận liên quan (thư ký, morat, vi tính, mi trang…) làm việc đến 3-4 giờ sáng, quên cả mệt mỏi với mong muốn, cung cấp cho bạn đọc (cả giáo dân và lương dân) những thông tin mới nhất, xác thực nhất để có cái nhìn khách quan, toàn diện, hiểu đúng bản chất vụ việc, không mắc mưu chia rẽ, trúng kế ly gián của kẻ xấu.

Nhà báo Đức Chuyên- Báo Nghệ An

3. LCH Đài Tiếng nói Việt Nam: “40 năm ký Hiệp định Paris- Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam”: Phát sóng trực tiếp kéo dài 7 tiếng đồng hồ và nhận được hơn 600 cuộc điện thoại

Có rất nhiều khó khăn trong khi thực hiện một chương trình phát thanh đặc biệt, nhất là về một sự kiện lịch sử lớn, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng dân tộc. Khó khăn lớn nhất mà ekip xác định trước khi thực hiện là tìm kiếm thông tin, tư liệu; thứ 2, là để làm một chương trình về lịch sử hay, hấp dẫn, “sống” trong lòng thính giả. Sống, ở đây là khi nghe về hiệp định Paris, thính giả cảm nhận được dòng chảy của lịch sử, không khí khẩn trương, nổ lực quyết tâm của ông cha ta, của dân tộc ta ở thời điểm ấy; thứ 3, là yếu tố kỹ thuật, chúng tôi phải kết nối các điểm cầu ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Pháp, Mỹ để cùng các phóng viên của Đài TNVN, với kiều bào ta ở nước ngoài nhìn lại sự kiện lịch sử này. 

Cá nhân tôi đánh giá, thành công nhất của chương trình chính là tái hiện được một mốc quan trọng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc ta, truyền tải được thông điệp của Hiệp định Paris đến với các thính giả; kết nối quá khứ của cha ông và những thế hệ trẻ sau này. Đặc biệt là thu hút thính giả cùng tham gia chương trình, đồng hành với VOV. 

Trong thời gian phát sóng trực tiếp kéo dài 7 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã nhận được hơn 600 cuộc điện thoại, hơn một trăm tin nhắn, email gửi đến cho chương trình. Trong đó có rất nhiều thính gỉả trẻ là sinh viên, học sinh, thậm chí có cả kiều bào ta ở nước ngoài gửi câu hỏi đến chương trình. Và còn rất nhiều, rất nhiều phản hồi nữa từ các thính giả mà rất tiếc vì thời gian có hạn nên chương trình không thể phát sóng hết. Cùng với những câu hỏi, những cuộc điện thoại hỏi về sự kiện Hiệp định Paris, ý chí và quyết tâm của dân và quân ta, thì còn chúng ta cũng đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ ê-kíp sản xuất chương trình. 

- Một thành công nữa, đó là ngay sau khi phát sóng, chương trình đã được giữ lại làm tư liệu giảng dạy ở Đại học KHXHNV và lưu trữ tại Ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao, như một pho sách sống để giữ lại cho các thế hệ trẻ Việt Nam sau này hiểu thêm về một mốc son trong lịch sử ngoại giao của dân tộc. Trong bối cảnh một bộ phận giới trẻ chưa thực sự quan tâm tới lịch sử, có lẽ đây là một thành công đáng khích lệ.

Đối với chúng tôi, đó không chỉ là niềm vui mà còn là hạnh phúc. Vì điều quan trọng nhất đối với một nhà báo phát thanh là được các thính giả quan tâm, tin tưởng và yêu mến.

Nhà báo Vũ Hồ Điệp - VOV

4. LCH Báo Thanh niên “25 năm Hải chiến Trường Sa”: Chủ quyền đất nước - Mỗi người viết đều có quả tim nóng và cái đầu lạnh 

Ý tưởng thực hiện loạt bài trước hết là từ dịp tròn 25 năm ngày xảy ra trận hải chiến Gạc Ma mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa chủ quyền của Việt Nam và tàn sát những người lính công binh tay không tấc sắt quyết giữ đảo.

Trước đó, tháng 5.2012, Báo Thanh Niên đã tiên phong trong việc vận động cùng các doanh nghiệp tri ân liệt sĩ Gạc Ma cùng thân nhân, đây là hành trình đi thăm từng gia đình, trao cho mỗi gia đình 30 triệu đồng bày tỏ lòng tri ân của bạn đọc đối với những người đã ngã xuống. Nhưng chúng tôi nghĩ như vậy vẫn chưa đủ, những số phận Gạc Ma, những người hi sinh và cả người còn sống đã bị lãng quên trong một thời gian dài, do đó tháng 3.2013, nhân sự kiện tròn 25 năm trận hải chiến, chúng tôi đã quyết định thực hiện loạt bài này, để nhắc nhớ về một thế hệ kiên cường giữ đảo, không phải để vinh danh vì làm gì có câu chữ nào xứng đáng để nói đủ về sự hi sinh, mà là để mọi người biết một cách đầy đủ về trận hải chiến này, mà vì nhiều lý do, lịch sử chưa được nhắc tới một cách trọn vẹn.

Chúng tôi tìm danh sách liệt sĩ và gia đình, những cựu binh sống sót, phân công phóng viên thường trú các tỉnh thành thực hiện bài, ảnh, clip rồi ghép lại thành từng bài hoàn chỉnh.

Điều khó khăn là nguồn tư liệu lịch sử chính thống về trận hải chiến này chưa được đầy đủ, nên khi ghi chép lại lời kể của các cựu binh, hay thân nhân, thì chúng tôi gặp khó trong việc đối chiếu để đưa ra thông tin chính xác, vì có những độ vênh về thời gian, diễn biến, một phần vì sự việc xảy ra đã lâu, một phần vì những thương binh có phần hạn chế về trí nhớ. Hơn nữa, gia đình nhóm liệt sĩ ở Đà Nẵng trú tại khu vực Hòa Cường ngày xưa bị giải tỏa nên thay đổi chỗ ở, công việc xác minh, tìm kiếm cũng có chút mất thời gian.

Khi chọn các đề tài về vấn đề chủ quyền đất nước, mỗi người cầm bút đều hừng hực một khí thế với quả tim nóng, điều đó tốt, giúp bài viết giàu cảm xúc, đi vào lòng người, kinh nghiệm của chúng tôi là dù vậy nhưng phải giữ bình tĩnh với cái đầu lạnh, đối chiếu lời kể nhân chứng với nhiều nguồn sử liệu và dùng từ ngữ đúng bản chất vấn đề, đừng tô vẽ quá đà vì bản thân bài viết cũng là một nguồn sử liệu mà sau này bạn đọc, những người nghiên cứu khác cần tham khảo, đối chiếu.

Điều tôi nhớ nhất là những nhân vật tôi gặp, để có thêm thông tin cho bài viết. Có một điều trái ngược giữa những việc mà họ đã làm, đã cống hiến, hy sinh, mất mát, với cuộc sống của họ hiện tại, lam lủ, nghèo khó, bất trắc. Mà lẽ ra, các anh phải nhận được cái gì đó xứng đáng chứ không phải bị lãng quên một thời gian dài như vậy.

Nhiều bạn đọc báo Thanh Niên đã phản hồi sau loạt bài 25 năm Hải chiến Trường Sa, đó là chúng ta nên tri ân một cách thực tế hơn nữa, không chỉ để các anh, các mẹ thoát khỏi cảnh nghèo khó, mà còn để những người đang, sắp bước vào cuộc đấu tranh còn lâu dài, cam go giữa biển Đông biết rằng, không một sự hi sinh nào bị lãng quên.

Nhà báo Nguyễn Tú - Báo Thanh Niên

5. LCH Đài tiếng nói Việt Nam, văn phòng miền Trung “Lỗ hổng tài nguyên nước- nhìn từ cuộc tranh giành nước miền Trung”: Lỗ hổng tài nguyên nước và hành trình đi tìm sự thật

Trong những năm gần đây, ở các tỉnh miền Trung, tranh giành nguồn nước giữa thủy điện và các nhu cầu khác như sinh hoạt và sản xuất; giữa địa phương này với địa phương khác diễn ra gay gắt, nhất là vào mùa khô. 

Vậy thật sự, thủy điện có đáng trách hay không? vv…

Là một người miền Trung, Giám đốc Cơ quan thường trú khu vực miền Trung, Đài Tiếng nói Việt Nam rất trăn trở trước thực trạng này. Chính anh là người đã yêu cầu chúng tôi phải thực hiện đến cũng đề tài này, qua đó, góp một tiếng nói của người miền Trung tới Nhà nước nhằm sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc chế dần sự bất thường của thiên tai vốn đã và đang gây rất nhiều mất mát cho bà con vùng nghèo khó.

Loạt phóng sự điều tra này đã được Lãnh đạo Đài và thính giả đánh giá cao: “phóng sự điều tra này đã đi thẳng vào thực trạng quản lý và khai thác nguồn nước hiện nay ở Miền Trung, đề ra các giải pháp mềm: có thể, thành lập Bộ Thủy lợi và Biến đổi Khí hậu, hoặc tổ chức lại bộ máy quản lý tài nguyên nước để Lãnh đạo và công luận rộng đường suy nghĩ. Phóng sự đậm chất điều tra, lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, bình luận sắc.” 

Nó cũng nhận được phản hồi tích cực từ các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực này. Nếu như trước đây mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu ý kiến về vấn đề này thật khó thì sau khi phát sóng loạt bài này, lãnh đạo bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động cử Cục trưởng Cục Tài nguyên nước tham gia với Đài TNVN để giải thích, trao đổi lại về những vấn đề mà bài viết nêu. Chúng tôi cùng các đồng nghiệp ở Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) đã tổ chức một buổi tọa đàm trực tiếp trên sóng VOV1 để mời đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường trao đổi thẳng thắn những vấn đề nóng về quản lý tài nguyên nước. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều thính giả, trong đó có nhiều chuyên gia ngành thủy lợi.

Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước lại liên quan đến nhiều bộ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. Trong khi đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước lại chưa thật rõ ràng nên khó xác định được cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước. 

Càng khó hơn khi bài viết hướng tới việc tổ chức lại bộ máy của Chính phủ, đề cập tới chức năng, nhiệm vụ của các bộ, với mong muốn Chính phủ có cơ quan giúp việc xứng tầm với tình hình mới, nâng cao được hiệu quả sử dụng nước, góp phần bảo đảm an ninh về nước cho quốc gia.

Chính vì vậy, đây còn được xem là vấn đề nhạy cảm, không dễ phát biểu đối với các nhà quản lý đương nhiệm, đặc biệt là những người đang giữ chức vụ cấp cao ở cả hai Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bộ Nội vụ cũng chưa thể phát biểu. Đó chính là một trong những trở ngại nữa đối với chúng tôi. Việc thu thập tài liệu cho bài viết không hề đơn giản. Hơn nữa, cơ quan chúng tôi lại thường trú ở Đà Nẵng, trong khi, các chuyên gia chủ yếu lại ở Hà Nội, việc bay ra, bay vào cũng là một khó khăn. Các phóng viên còn phải lên tận thượng nguồn ở vùng sâu, vùng xa, có khi túc trực ở dưới hạ du để nghiên cứu thực tế.

Tuy nhiên, chúng tôi may mắn gặp được những người rất am hiểu và đau đáu trước thực trạng của ngành khoa học tài nguyên nước. Đó là các nhà khoa học và đặc biệt là các nhà quản lý đã nghỉ hưu. Họ là những chuyên gia đầu ngành về tài nguyên nước ở cả hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Chính họ đã động viên, giúp đỡ chúng tôi đi đến tận cùng của những bất ổn, lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Quan trọng hơn, qua đó, họ cùng chúng tôi chuyển đến thính giả một thông điệp cấp bách từ cuộc sống. Đó là tổ chức lại cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trong thời gian tới.

 Nhà báo Phan Thanh Hà - VOV

6. LCH Báo Nhân Dân “Nơi bắt đầu tổ quốc”: Tổ quốc - hai tiếng thiêng liêng trong lòng người cầm bút

Cụm bài Nơi bắt đầu Tổ quốc được Nhân Dân hằng tháng triển khai trong số báo chào Xuân Quý Tỵ 2013. Những ngày tháng đó, cụm từ “biên giới, biển đảo” luôn thường trực trong tâm trí, luôn trở đi trở lại trong trong trái tim mỗi con dân đất Việt. Sẽ thật xúc động, khi trong thời khắc linh thiêng Tết đến, Xuân về, độc giả được làm một chuyến hành trình đầy thú vị đến với những “cột mốc chủ quyền”, nơi thành hình Tổ quốc. Để lắng lòng cùng đất và người nơi cửa ngõ đất nước. Để thêm yêu, thêm trân trọng từng tấc đất biên thùy, biển đảo thân thương. Để sẻ chia, sát cánh với những con người bình dị, thuần phác, yêu chuộng hòa bình nhưng luôn sẵn sàng chiến đấu đến cùng, khi Tổ quốc cất lời kêu gọi thiêng liêng. 

Từ ý tưởng ban đầu đó, chúng tôi triển khai Nơi bắt đầu Tổ quốc theo hướng một thiên ký sự nhiều tập, mà mỗi tập là một khoảnh khắc lưu lại cuộc sống đầy sắc màu, đa văn hóa của quân và dân ở những địa danh hiểm yếu, phên dậu của dải đất hình chữ S. 

Nhóm phóng viên Nhân Dân hằng tháng đã phải lao tâm, khổ tứ, lên rừng, xuống biển, chấp nhận vất vả, gian khó để có được những bài viết ngồn ngộn hơi thở cuộc sống từ những địa bàn hiểm yếu nhất. Từ nơi biên viễn phên dậu đất nước tới những hòn đảo nhỏ kiên cường trên hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa, từ theo chân lực lượng biên phòng suốt dặm dài biên giới đến vượt suối, băng rừng, đi sâu vào những làng bản heo hút nhất để gặp gỡ biết bao tộc người thiểu số…, nhóm tổ chức (gồm các nhà báo Tô Vương, Phan Thanh Phong, Ngô Hương Sen) và thực hiện tiêu điểm (gồm các cây bút Phan Thanh Phong, Nguyễn Văn Ninh, Lưu Phương Mai, Hoàng Thúy Hà, Quách Thu Hiền, Đặng Giang, Hồ Cúc Phương) đã thể hiện lòng đam mê, hết lòng vì nghề nghiệp của chính mình. 

Cứ nhìn vào danh sách dài dằng dặc những địa danh mà chúng tôi đã đặt chân (như cực Tây Tổ quốc A Pa Chải tại Mường Nhé - Điện Biên, dặm dài biên cương nơi đường tuần tra biên giới vắt qua hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, như xã Ka Lăng - Mường Tè, làng thanh niên lập nghiệp Lý Quốc - Hạ Lang, Cao Bằng hay bản của người Hà Nhì ở Y Tý - Bát Xát, Lào Cai, rồi những ngã ba biên giới nơi các dòng Đà giang, Hồng Hà, Nho Quế, sông Mã “bắt nước” đổ vào đất Việt, hay đảo nhỏ tiền tiêu Lý Sơn kiêu hãnh, ưỡn mình trước quần đảo Hoàng Sa…), độc giả sẽ cảm nhận được hành trình gian nan, vất vả trên những cung đường hiểm trở nhất mà chúng tôi đã trải qua, chỉ để gạn lọc tinh túy cho năm bài viết của chuyên đề.

Báo ra sạp, những lời động viên, cổ vũ của độc giả từ khắp các tỉnh thành bay về. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao cho những người tổ chức và thực hiện. Những hành trình ngược xuôi hăm hở, những gian nan, vất vả, thậm chí nguy hiểm rồi cũng nhanh chóng bị lãng quên. Còn đọng mãi trong tim chúng tôi là lời khẳng định “mỗi tấc đất Tổ quốc là một thước đo phẩm giá”, là cảm xúc không thể quên khi đứng dưới cột mốc thiêng liêng, là “người biên cương luôn cho ta những tình cảm ấm nồng”, là điều chợt nhận ra “phía biên cương, phía thượng nguồn những dòng chảy, hình đất nước được vẽ nên từ những con người rất thật”, là sắc đỏ Quốc kỳ tung bay trên mỗi con thuyền Lý Sơn đang chuẩn bị ra với ngư trường Hoàng Sa… Với những người làm báo chúng tôi, món quà ấy là vô giá.

Nhà báo Phan Thanh Phong - Báo Nhân dân

 Lê Tâm (tổng hợp)

 Nguồn: nghebao.org

Rút tên tác giả Đức Anh (Đinh Đức Lập) khỏi Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013

Ngày 7.7.2014, Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 đã ra thông báo: Theo phản ánh của Báo Người Cao Tuổi trong bài “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia” đăng trên số báo 101(1481) ngày 25.6.

Hội đồng Giải báo chí Quốc gia do ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam làm đại diện đã chủ trì cuộc làm việc với ông Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người Cao Tuổi, ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn kết, ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải. Cùng tham dự còn có một số cán bộ liên quan.

Các ông Trần Bá Dung, Đinh Đức Lập, Kim Quốc Hoa và những người liên quan trình bày quan điểm của mình trong việc bổ sung tên tác giả Đức Anh vào nhóm tác giả đạt giải B của loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn Kết. 

Trên cơ sở các ý kiến phân tích tại buổi làm việc, ông Hà Minh Huệ kết luận: Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 đã thành công tốt đẹp, nhưng vụ việc xảy ra liên quan đến ông Đinh Đức Lập là sự cố đáng tiếc, là hạt sạn, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự của ông Đinh Đức Lập, sau đó làm ảnh hưởng đến uy tín của Giải Báo chí Quốc gia. Hội đồng Giải sẽ xem xét việc rút tên tác giả Đức Anh (Đinh Đức Lập) khỏi danh sách nhóm tác giả của tác phẩm đã đạt giải.

Trước đó, ngày 6.7, trong cuộc trao đổi tập thể giữa các ủy viên Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đã nhất trí với kết luận tại buổi làm việc ngày 1.7 và đề nghị ra Quyết định rút tên Đức Anh (Đinh Đức Lập) ra khỏi Quyết định số 74/QĐ-HĐGBCQG ngày 10-6-2014, theo đúng Quy định của Điều lệ Giải và thông báo công khai Quyết định này; đồng thời chỉ đạo tiếp tục xử lý nghiêm khắc các sai sót để tránh sai phạm trong thời gian đến.

                                                                        B. L

Nguồn: nguoilambao.vn