Syndicate content

Chuyển động ngành

Truyền thông xã hội - Vắc xin hay “thuốc nổ”

Tóm tắt: 

Truyền thông xã hội mang lại cho con người nhiều tiện ích nhưng ít ai có thể lường trước hết được những "tai họa" mà nó có thể gây ra.

Truyền thông xã hội đang ngày càng khẳng định vai trò trong đời sống xã hội, cho thấy tính ưu việt trong việc thông tin liên lạc với khả năng tương tác cao giữa nhiều người.

Tuy nhiên, năm 2011 đã cho thấy loại hình truyền thông này cũng mang lại cho con người nhiều phiền toái và có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Truyền thông xã hội đã trở thành "Vị cứu tịnh" trong thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản.

"Vị cứu tinh"

Nhiều người vẫn chưa quên thảm họa động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản hồi tháng 3 năm nay. Ngay sau khi thảm họa kép ập đến, truyền thông xã hội bỗng chốc trở thành "người đưa tin" và "nhân viên cứu trợ" đắc lực, thậm chí nhiều người còn "tung hô" truyền thông xã hội như một "vị cứu tinh".

Trong lúc các dịch vụ viễn thông tại Nhật Bản gần như bị tê liệt hoàn toàn thì Facebook, Twitter cũng như các mạng xã hội phổ biến nhất tại Nhật Bản như Mixi vẫn hoạt động hiệu quả. Người ta liên lạc, chia sẻ thông tin, đăng tải những hình ảnh, video clip về thảm họa tại Nhật Bản. Những số điện thoại khẩn cấp, những cảnh báo về sóng thần, lịch tàu chạy đến danh sách những nơi trú ngụ cho những người bị mất nhà cửa được cập nhật liên tục.

Nhiều hoạt động cứu trợ, kêu gọi quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản cũng được tiến hành thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. "Gã khổng lồ" Google đã triển khai thanh công cụ "Tìm kiếm người" (Person Finder) - một cơ sở dữ liệu mang tính tương tác, cho phép người dùng tìm kiếm những người bị lạc online hoặc đăng tải thông tin về những người bị thương hay bị lạc.

Apple chấp nhận cho Hội chữ thập đỏ Mỹ quyên góp tiền cho các nạn nhân của trận động đất sóng thần tại Nhật Bản thông qua iTunes Store. Trong khi đó, trang Amazon.com và Yahoo cũng có những đường link trên trang chủ của mình kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ cho các nạn nhân sóng thần tại Nhật Bản. Ấy là chưa kể đến việc, Zynga - "gã khổng lồ" chuyên tạo ra các trò chơi online - và Facebook đã khuyến khích người chơi hỗ trợ tiền cho "Quỹ Cứu giúp các trẻ em Nhật Bản" thông qua việc mua những lương thực ảo trên City Ville, FrontierVille, Farm Ville và các trò chơi trực tuyến khác.

Cuộc chiến chống ma túy ở Mexicô có sự đóng góp tích cực của truyền thông xã hội chống lại cái ác.

Bên cạnh việc góp phần trong công tác cứu trợ và liên lạc mỗi khi thảm họa, thiên tai, truyền thông xã hội cũng được sử dụng như một công cụ tuyên truyền. Tại Mexico, khi báo chí vẫn dè chừng trong việc đăng tải các thông tin về những vụ việc liên quan đến các băng đảng ma túy thì các phương tiện truyền thông xã hội đang phát triển nở rộ tại quốc gia Nam Mỹ này như: các website ẩn danh, blog của các chuyên gia và các mạng xã hội nổi tiếng như Nuevo Laredo en Vivo (Cuộc sống tại Nuevo Laredo) lại tỏ rõ ưu thế của mình.

Người ta đăng tải trên đó những hình ảnh chân thực về các nạn nhân bị sát hại do tham gia các hoạt động chống lại các băng đảng ma túy, kêu gọi mọi người cùng nhau hành động chống lại chúng và đăng tải những số điện thoại khẩn cấp cho cảnh sát và quân đội để tố giác tội phạm.

Ấy là chưa kể đến trong lĩnh vực kinh doanh, giải trí, truyền thông xã hội được xem như một công cụ quảng cáo, một kênh bán hàng và PR hiệu quả. Nhất là trong lĩnh vực giải trí, chỉ cần một clip trên YouTube cũng có thể biến một người từ "vô danh tiểu tốt" trở thành một người nổi tiếng trên toàn thế giới. Có thể nói, truyền thông xã hội đang ngày càng thâm nhập vào đời sống xã hội, mang lại lợi ích đáng kể cho con người .

"Truyền thông xã hội" là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến của công nghệ web 2.0. Với tính tương tác cao, khả năng truy cập ở khắp mọi nơi và các kỹ thuật truyền thông mở rộng, truyền thông xã hội đã thay đổi căn bản cách thức giao tiếp giữa các tổ chức, cộng đồng cũng như mỗi cá nhân.

Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông qua nhiều "kênh" khác nhau như các diễn đàn trên Internet, các mạng xã hội, weblog, blog xã hội, các tiểu blog (microblogging), các website mở (wiki), podcast, ảnh, video,...

"Kẻ phá bĩnh"

Những lợi ích mà truyền thông xã hội mang lại là không thể phủ nhận nhưng loại hình truyền thông này cũng là "mối nguy hiểm khó lường". Mới đây, một loạt các quốc gia trên thế giới không khỏi "rúng động" trước phong trào "Chiếm phố Wall" do người Mỹ khởi xướng.

Bắt đầu từ hồi giữa tháng 9 với một nhóm thanh niên tại hạ Mahattan, New York, "Chiếm phố Wall" đã lan ra nhiều nước trên thế giới. Đáng chú ý nhất là vào ngày 15-10 ("Ngày chiếm đóng toàn cầu"), khi người dân tại 82 nước trên thế giới đồng loạt xuống đường biểu tình với mục đích: phản đối các ngân hàng, các chính trị gia "phá hoại nền kinh tế" đã đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn khó vì "lòng tham và cách quản lý yếu kém của họ". Các cuộc biểu tình có lúc lên đến hàng chục nghìn người thậm chí còn biến thành bạo động tại Italia. Một trong những tác nhân chính khiến virus "Chiếm phố Wall" lan truyền nhanh một cách chóng mặt đó chính là truyền thông xã hội.

Ngay từ khi "Chiếm phố Wall" xuất hiện tại Mỹ, các cuộc tranh luận trực tuyến về phong trào này đã nóng dần trên các diễn đàn xã hội trong lòng nước Mỹ và bùng nổ trên toàn thế giới khi "ngày chiếm đóng toàn cầu" diễn ra.

Thông qua điện thoại di động và các phương tiện truyền thông xã hội, những người biểu tình đã chia sẻ những hình ảnh đang diễn ra tại thành phố họ trong "ngày chiếm đóng toàn cầu". Họ đăng tải những hình ảnh, video lên YouTube sau đó chia sẻ các đường link đó thông qua các mạng xã hội như Twitter, Facebook hay các trang web chia sẻ hình ảnh như Bambuser và Yfrog.

Truyền thông xã hội khiến phong trào "Chiếm phố Wall lan truyền nhanh chóng".

Tại Tây Ban Nha, những người biểu tình đăng tải những hình ảnh trực tiếp từ Madrid trên trang chia sẻ video Ustream. Trong khi đó, những người phát động biểu tình tại thành phố New York cũng sử dụng kênh "Cách mạng toàn cầu" (Global Revolution) trên Livestream truyền những hình ảnh trực tiếp về các cuộc biểu tình tại New York. Những người biểu tình cũng chuyển hướng đến Meetup.com và Foursquare - các trang web cung cấp dịch vụ định vị - để tìm kiếm nhau và tổ chức các cuộc biểu tình.

Trước đó, thế giới cũng đã chứng kiến "khả năng tàn phá" của truyền thông xã hội trong cuộc bạo loạn vô chính phủ ở Anh hay biểu tình lật đổ cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Điểm chung của tất cả các cuộc biểu tình nói trên là những nhân vật khởi xướng liên lạc, kêu gọi mọi người tham gia biểu tình thông qua các mạng xã hội và điện thoại di động. Tại Anh, ngoài việc sử dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter, những kẻ nổi loạn đã sử dụng mạng tin nhắn bảo mật của BlackBerry để tổ chức, lôi kéo nhau cùng tham gia cướp bóc. Còn tại Hy Lạp, những người khởi xướng liên lạc với nhau qua hệ thống chat của Google để lên kế hoạch biểu tình và lôi kéo người tham gia.

Theo một khảo sát của AP, sau hai tháng, Mỹ đã phải chi ít nhất 13 triệu USD để đối phó với phong trào "chiếm phố Wall" do lực lượng cảnh sát phải làm việc tăng ca và cả ngày nghỉ để duy trì an ninh trật tự tại các cuộc biểu tình. Trong khi đó, cuộc bạo loạn vô chính phủ ở Anh đã gây thiệt hại vật chất ước tính hơn 100 triệu bảng (khoảng 170 triệu USD), chưa kể thiệt hại do gián đoạn kinh doanh.

Truyền thông xã hội tại Việt Nam - cần phát triển có định hướng

Trong ba năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến bước chuyển mình của truyền thông xã hội. Sự bùng nổ các mạng xã hội thuần Việt diễn ra từ năm 2007 với hàng loạt tên tuổi lớn như Cyworld, Clip.vn, Yume, YoBanBe, ... nhưng tất cả không vượt qua nổi Yahoo 360.

Từ giữa năm 2008, khi Yahoo rậm rịch ngưng cung cấp dịch vụ blog tại Việt Nam, các mạng xã hội khác đã nhanh chóng tận dung cơ hội này để vươn lên chiếm lĩnh thị trường. VinaGame phát triển Yobanbe thành mạng Zing Me, Facebook cho ra đời phiên bản tiếng Việt, Yume cũng tranh thủ các hoạt động quảng bá để lôi kéo người dùng Internet...

Cùng với đó là sự phát triển của các diễn đàn trên Internet với số lượng thành viên không ngừng tăng lên. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ 3G các hãng viễn thông tại Việt Nam từ cuối năm 2009 đã cung cấp nhiều tiện ích mới cho người dùng đặc biệt là các dịch vụ Internet di động tốc độ cao.

Theo Tổng Cục thống kê, tính đến tháng 12-2010, Việt Nam có gần 154 triệu thuê bao di động và khoảng 27,4 triệu lượt người số người sử dụng Internet. Hiện nay, Zing Me là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam với hơn 7,3 triệu người dùng.

Phần lớn những người sử dụng truyền thông xã hội tại Việt Nam là để cập nhật thông tin, giải trí, chia sẻ, giao lưu với các thành viên khác. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cũng sử dụng truyền thông xã hội như một phương tiện để quảng bá, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hay kêu gọi cộng đồng mạng cùng tham gia đóp góp cho các hoạt động từ thiện.

Tuy nhiên, truyền thông xã hội tại Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người sử dụng đặc biệt là giới trẻ - đối tượng chính sử dụng loại hình truyền thông này. Nhiều người công khai lăng mạ nhau, tung tin thất thiệt, đăng tải các hình ảnh, video clip có nội dung không lành mạnh trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội. Những trào lưu mang hơi hướng tiêu cực được lan truyền với tốc độ chóng mặt và được cộng đồng mạng hưởng ứng nhiệt tình.

Tạm kết

Phát minh lớn nhất của Alfred Nobel lúc sinh thời là thuốc nổ đinamit. Nhờ sự trợ lực của loại thuốc nổ này, những công trình vĩ đại nhất của nhân loại như đường hầm St Gothard, kênh đào Panama mới được hoàn thành.

Tuy nhiên, cũng chính loại thuốc nổ ấy đã gây ra những con số thương vong kinh hoàng khi người ta sử dụng nó trong các cuộc chiến tranh, điều mà khi nghiên cứu, Nobel không hề nghĩ tới.

Truyền thông xã hội cũng vậy, nó mang lại cho con người nhiều tiện ích nhưng ít ai có thể lường trước hết được những "tai họa" mà nó có thể gây ra. Thế giới ngày nay là một thế giới mở, việc phát triển của truyền thông xã hội là điều tất yếu. Vì vậy, cần phải có sự định hướng đúng đắn để tránh cho loại hình truyền thông đang "nở rộ" này trở thành "bản sao" của thuốc nổ đinamit.

Bông Mai

(Theo Nhân dân)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Ngành TT&TT đẩy mạnh và triển khai sâu rộng ứng dụng CNTT trong năm 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định năm 2012, Ngành sẽ chú trọng triển khai sâu rộng ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

(ICTPress) - Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định năm 2012, Ngành sẽ chú trọng triển khai sâu rộng ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 2011, Ngành TT&TT tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị trí và vai trò trong hệ thống chính trị và nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Năm 2012 có ý nghĩa quan trọng, là năm thứ 2 thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011 - 2015). Nhân dịp đầu Xuân, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã chia sẻ về những nét nổi bật trong kế hoạch của Bộ TT&TT trong năm 2012 để phát triển toàn diện sự nghiệp TT&TT.

PV: Thưa Bộ trưởng, trong chương trình công tác trọng tâm năm 2012 của Bộ, lĩnh vực nào sẽ được chú trọng phát triển?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Năm 2012, Ngành sẽ chú trọng triển khai sâu rộng ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Trong công tác quản lý nhà nước, ứng dụng CNTT sẽ được đẩy mạnh tại các mặt:

- Thay đổi phương thức triển khai công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, thay giao dịch dạng văn bản giấy bằng giao dịch điện tử;

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý bằng việc đổi mới phương thức giao dịch với người dân, doanh nghiệp như cấp thẻ, kê khai thuế... qua mạng Internet. Những ứng dụng CNTT này cho phép nhân dân tiếp cận dịch vụ công tiện ích nhất, giảm chi phí và tiêu cực, thời gian tới cần phải nhân rộng.

- Tiếp tục phát triển Cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã xây dựng cổng thông tin điện tử, tăng được hiệu quả giao tiếp với người dân, nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng thể chế thông qua việc đăng tải các dự thảo văn bản quản lý nhà nước để lấy ý kiến nhân dân, phát huy được trí tuệ của toàn dân. Các cổng thông tin điện tử cũng quảng bá thông tin về đất nước, con người, môi trường đầu tư của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp cận, qua đó thu hút được đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.

PV: Thưa Bộ trưởng, trong năm 2012, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành tái cơ cấu như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Bộ TT&TT sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT đổi mới cơ cấu bằng việc nâng cao tính tự chủ, năng động, sáng tạo; xây dựng tiêu chí quản trị doanh nghiệp hiện đại, công khai, lành mạnh, minh bạch hóa; doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tập trung vào một số ngành chính trong lĩnh vực viễn thông để nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ; phát triển công nghiệp CNTT, sản xuất phần mềm, từng bước giảm nhập khẩu; xây dựng những tập đoàn viễn thông mạnh phục vụ quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng phát triển.

PV: Bộ trưởng nhận định về sự phát triển Internet thời gian vừa qua như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong những năm qua, Internet phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, trở thành một thách thức với truyền thông kiểu truyền thống vì nó giúp tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Internet mang lại khả năng giao lưu quốc tế, phát triển tự do cá nhân, tạo cơ hội học tập. Tuy nhiên, Internet cũng có những mặt tiêu cực như chứa thông tin xấu, độc hại, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh đất nước. Để khai thác hiệu quả Internet, nhà nước đã có nhiều chế tài hạn chế tác hại của Internet đối với người dân. Bộ TT&TT xác định quản lý không phải là kìm hãm phát triển mà là hạn chế tác hại, phát huy mặt tích cực. Năm 2012, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy tiêu biểu là Luật An toàn thông tin số, xây dựng dự án quản lý thông tin trên Internet; phối hợp với các bộ, ngành phát huy thế mạnh của tất cả các cơ quan báo chí để tuyên truyền những lợi ích của Internet, nâng cao nhận thức về mặt trái của Internet; đấu tranh chống lại luận điệu sai trái trên Internet.

PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ sẽ có biện pháp gì để đảm bảo an toàn thông tin số trong năm 2012?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Năm 2011, việc đảm bảo an toàn thông tin số chưa cao, đã xuất hiện nhiều vụ tấn công vào các website nổi tiếng trong nước. Năm 2012, Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả thực hiện quản lý an toàn thông tin số như tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận đảm bảo an toàn thông tin, hoàn thiện chế tài quản lý Internet; nâng cao nhận thức của người dân, đội ngũ khai thác, sử dụng Internet về bảo đảm an toàn thông tin số.

PV: Nhân dịp Xuân mới, Bộ trưởng có thông điệp gì gửi tới cán bộ công chức viên chức toàn ngành TT&TT?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Năm 2012 là năm có nhiều khó khăn, thách chức nhưng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bản lĩnh trí tuệ của nhân dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng ta sẽ đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, đạt được mọi mục tiêu đề ra. Tôi tin tưởng ngành TT&TT sẽ được nhân dân ủng hộ. Tôi xin gửi lời chúc mừng năm mới sức khỏe, hạnh phúc, thành công tới mọi cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành TT&TT và nhân dân cả nước.

PV: Vâng, xin cảm ơn Bộ trưởng. Chúc Bộ trưởng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Thúy Hòa (thực hiện)

(Theo Bộ TT&TT)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm CNTT Việt

Tóm tắt: 

"Trong năm 2012, ngành CNTT-TT sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao như những năm vừa qua, trong đó, hàm lượng giá trị gia tăng và năng suất lao động của người Việt ngày càng được nâng cao”.

“CNTT-TT hiện đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là động lực, hạ tầng của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chứ không chỉ đơn thuần là công cụ, phương tiện hoạt động cho các lĩnh vực khác. Trong năm 2012, ngành CNTT-TT sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao như những năm vừa qua, trong đó, hàm lượng giá trị gia tăng và năng suất lao động của người Việt ngày càng được nâng cao”.

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng trong cuộc trao đổi đầu Xuân với Phóng viên Tạp chí Truyền hình Số về những thành công của năm 2011 và định hướng phát triển cho năm 2012, vốn được coi là thời điểm quan trọng trong bước đầu thực hiện Đề án đưa VN thành nước mạnh về CNTT - TT (Đề án nước mạnh).

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng

Ðề án nước mạnh đang ở giai đoạn đầu

- Thưa Thứ trưởng, xin ông phác hoạ vài nét về bức tranh của ngành CNTT VN trong năm 2011?

- Năm 2011 là năm đầu tiên các cơ quan từ Trung ương đến địa phương cũng như toàn bộ cộng đồng CNTT và xã hội triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, đề án lớn như: Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.

Về ứng dụng CNTT, xét trên phạm vi toàn quốc, chúng ta đã có được Chương trình quốc gia cho giai đoạn 5 năm 2011-2015 (theo Quyết định 1605/QĐ-TTg). Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố cũng có Kế hoạch 05 năm về ứng dụng CNTT của riêng mình. Trong năm 2011, một số dự án quy mô quốc gia như hệ thống thư điện tử quốc gia, hệ thống quản lý văn bản tích hợp, Trung tâm Dữ liệu điện tử của Chính phủ,… đã được khởi động, hứa hẹn sẽ tạo nền tảng cho ứng dụng CNTT trong thời gian tới.

Về công nghiệp CNTT, năm 2011, thị trường phần mềm và dịch vụ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao. Thị trường nội dung số cũng tiếp tục phát triển, nhưng vẫn thiếu vắng những sản phẩm nội dung số có giá trị văn hóa, giáo dục cao và đặt ra ngày càng nhiều vấn đề cho công tác quản lý nhà nước. Thị trường phần cứng, ngoại trừ doanh thu xuất khẩu tăng do đóng góp các doanh nghiệp FDI như Intel, Samsung,… Nhìn chung có dấu hiệu chững lại do chủ trương thắt chặt chi tiêu công của Chính phủ. 

Về đảm bảo an toàn thông tin, tình hình cũng như các nguy cơ luôn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhận thức của các cơ quan chức năng và toàn xã hội về đảm bảo an toàn thông tin đã từng bước được nâng cao. Năm 2011 đã bước đầu hình thành mạng lưới ứng cứu cũng như quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet tại Việt Nam (thông tư số 27/2011/TT-BTTTT).

- Trong bức tranh nhiều màu ấy, điểm nhấn chính nằm ở đâu, thưa ông?

- Tôi cho rằng tùy từng góc nhìn khác nhau sẽ thấy các điểm nhấn khác nhau. Từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, theo tôi, một trong những khác biệt nổi trội nhất trong công tác quản lý nhà nước về CNTT của Bộ năm 2011 là đã bước đầu tạo được cơ chế liên ngành, liên cơ quan để cùng giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng và phát triển CNTT. Ngoài Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Ban Điều hành triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Ban Điều hành triển khai các chương trình công nghiệp CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và triển khai hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giám đốc công nghệ thông tin khối các Bộ, ngành, địa phương; Hội đồng tư vấn chính sách đảm bảo an toàn thông tin số,…

Ngoài ra, kế thừa kết quả của các năm trước, tôi cho rằng năm 2011 cũng là thời điểm mà hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT đã tương đối đầy đủ, bao gồm cả các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Bộ. Đơn cử một ví dụ, hành lang pháp lý về đầu tư ứng dụng CNTT các năm trước là một trong những vấn đề khá nóng, nay hệ thống văn bản pháp lý về cơ bản đã có, bước đầu đã mang lại kết quả nhất định, tạo nề nếp trong công tác quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước.

- Xin ông cho biết cụ thể hơn về việc thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT thời điểm này?

 - Trong tháng 11/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành tổng hợp thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sơ kết tình hình 01 năm thực hiện Đề án, và hiện nay, đề án này vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Đề án Nước mạnh là một chiến lược tổng thể cho hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT-TT Việt Nam. Trên thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, ngành, địa phương cùng cộng đồng CNTT đã và đang triển khai các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Đề án. Cho đến nay, ngoài các kế hoạch, chương trình, dự án quy mô quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì thực hiện như tôi đã chia sẻ ở trên, đã có hơn 30 tỉnh, thành phố phê duyệt các Kế hoạch riêng để triển khai Đề án.

Vào đầu tháng 01/2012, được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ dự kiến sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia với một trong những nội dung chính là sơ kết 01 năm thực hiện Đề án và đưa ra những giải pháp, những công việc cụ thể để triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo.

DN phát triển Game hưởng ưu đãi như DN phần mềm

- Muốn trở thành nước mạnh về CNTT-TT, Việt Nam không thể không có những sản phẩm CNTT của chính người Việt, phục vụ “trúng” nhu cầu của thị trường trong nước, đồng thời có thể xuất khẩu ra khu vực, thế giới nhằm gây dựng uy tín của những thương hiệu Việt. Nhưng đến thời điểm này, họ vẫn làm phần nhiều theo cách “tự thân vận động”, mà ít nhận được sự hỗ trợ vĩ mô là vì sao, thưa ông?

- Để có những doanh nghiệp mạnh cần có những sản phẩm và dịch vụ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế. Trong quá trình đó, kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy bên cạnh sự nỗ lực của từng doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Thực tế, trong giai đoạn phát triển vừa qua, đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt có chỗ đứng trong thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế như: phần mềm diệt virus BKAV, phần mềm kế toán MISA, phần mềm từ điển Lạc Việt, dịch vụ tích hợp hệ thống của FIS, máy tính CMS, máy tính FPT eLead,… Các sản phẩm phần cứng thương hiệu Việt, như máy tính, sau một thời gian phát triển, đúng là có dấu hiệu chững lại trong năm qua như tôi đã nhận định ở trên.

Với mục đích tăng cường quảng bá, hình thành thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và nhiều hoạt động hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương đã tạo ra hiệu ứng hết sức tích cực. Tháng 11 vừa rồi, Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Công viên phần mềm Quang Trung tổ chức Hội thảo và Triển lãm Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (Vibrand). Chương trình có sự hưởng ứng, tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông dự định sẽ xây dựng Danh mục các sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Nhưng khách quan mà nói, để có chỗ đứng bền vững, quan trọng nhất vẫn là giá trị thực sự mà mỗi sản phẩm, dịch vụ mang lại cho người sử dụng.

- Còn về hỗ trợ của Nhà nước, thưa ông?

- Hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển, Đề án Nước mạnh không có gói ngân sách riêng, không có cơ chế tài chính đặc thù, trừ một số Chương trình nhánh có xác định ngân sách riêng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn về tài chính, đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi Đề án. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể như: Dự án hỗ trợ doanh nghiệp CNTT áp dụng mô hình CMMi, đã có 20 doanh nghiệp tham gia, trong đó đã có 4 doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi từ mức 3 đến mức 5.

Thời gian tới, ngay đầu năm 2012, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai Dự án Hỗ trợ các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, thông qua việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chúng tôi cũng hy vọng sẽ tạo ra thị trường, mang lại nhiều hơn nữa các cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

 - Nhìn khách quan thị trường nội địa, có thể thấy game online vẫn đang có những làn sóng phát triển ngầm. Thời gian gần đây, xã hội đã bớt những định kiến với game online nhưng các DN sản xuất game Việt vẫn đang dò dẫm tìm đường phát triển. Xin Thứ trưởng cho biết, sắp tới sẽ có cơ chế chính sách nào để hỗ trợ Game Việt phát triển?

Theo Bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh công nghiệp CNTT 2011 do Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) công bố, Việt Nam đã tăng 2,1 điểm và tăng 3 bậc so với năm 2009 để đứng ở vị trí 53.

Bảng xếp hạng đánh giá theo 6 chỉ số cơ bản: Môi trường kinh doanh; hạ tầng công nghệ thông; nguồn nhân lực; môi trường nghiên cứu - phát triển; môi trường pháp lý và sự hỗ trợ để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Đây bảng xếp hạng so sánh và xếp hạng môi trường công nghệ thông tin của 66 nền kinh tế nhằm xác định những khu vực mà các nền kinh tế cần chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành CNTT của mình.

Bảng xếp hạng năm nay chứng kiến sự cải tiến vượt bậc của Malaysia tăng 11 bậc lên vị trí 31 và Ấn độ nhảy 10 bậc lên vị trí thứ 34 và Singapore tăng 6 bậc lên vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng.

- Ở góc độ sản xuất, bản chất các game cũng đều là phần mềm cả, vì vậy, các doanh nghiệp lập trình, phát triển game cũng được coi là các doanh nghiệp phần mềm. Thậm chí, để phát triển game còn đòi hỏi một trình độ CNTT nói chung ở mức tương đối cao. Do đó, các doanh nghiệp lập trình, phát triển game hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp phần mềm.

Ở góc độ kinh doanh và phát hành game, tôi không trực tiếp phụ trách, nhưng được biết, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy chế về quản lý, phát hành và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên Internet nhằm thúc đẩy dịch vụ game lành mạnh, đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội, đồng thời có biện pháp ngăn chặn, hạn chế hiệu quả đối với các tiêu cực nảy sinh.

- Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ vọng như thế nào vào sự phát triển ngành CNTT nước nhà trong năm Nhâm Thìn 2012, xin Thứ trưởng chia sẻ?

- CNTT-TT hiện đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là động lực, hạ tầng của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chứ không chỉ đơn thuần là công cụ, phương tiện hoạt động cho các lĩnh vực khác. Tôi hy vọng, trong năm 2012, ngành CNTT-TT tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm vừa qua, trong đó, hàm lượng giá trị gia tăng và năng suất lao động của người Việt ngày càng được nâng cao. Đồng thời, tôi cũng hy vọng sẽ có nhiều người trong xã hội có nhận thức giống như bạn về vai trò của CNTT-TT như một ngành kinh tế quan trọng và là động lực, là hạ tầng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 - Đầu xuân năm mới, Thứ trưởng có đôi lời nhắn nhủ với các CBNV tuổi đời trẻ nhưng luôn tràn đầy say mê cống hiến của VTC?

- Năm 2011 được coi là thời gian có nhiều biến động với VTC. Hệ thống triết lý từ cổ xưa của cả phương Đông và phương Tây đều chia sẻ chung một quan điểm cho rằng điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi.

Tôi nghĩ nguồn nhân lực trẻ có trình độ của VTC là một trong những vốn quý giá nhất để VTC vươn lên mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Và tôi hy vọng, với lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, trong năm 2012, VTC sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và hoàn thành tất cả các mục tiêu đã đặt ra.

Xin chúc toàn thể cán bộ nhân viên của VTC luôn luôn duy trì được sự khát khao của tuổi trẻ trong mỗi nỗ lực hành động của mình!

 - Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Anh Lê (thực hiện)

Tạp chí Truyền hình Số VTC

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

5 năm, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế Mỹ công nhận

Tóm tắt: 

Theo thống kê, trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Bằng sáng chế ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.

Theo thống kê, trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thống kê của USPTO cho thấy, Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này, Malaysia.

Với nhóm các nước thuộc nhóm G7, đứng đầu là Mỹ với 1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản 197.075 bằng.

Thành tựu nghiên cứu khoa học không chỉ là những bài báo khoa học được cống bố trên các tạp chí quốc tế, mà còn được thể hiện qua việc chuyển giao sang ứng dụng hay còn gọi là nghiên cứu ứng dụng. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng là các bằng sáng chế.

Nắm trong tay hai bằng chế, một do Việt Nam cấp và một do Mỹ cấp đối với sáng chế về "tàu lặn", thế nhưng cụ Nguyễn Đăng Lương, ngụ tại Q.7, TP.HCM từng ngậm ngùi: "Ai sẽ sử dụng sáng chế của tôi".

Một bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế.

Một điều không thể chối cãi là số bằng sáng chế của một nước phản ánh hiệu quả thực tiễn của thành tựu khoa học lý thuyết của nước đó. Số bằng sáng chế còn giải tỏa tâm lý "nghiên cứu ứng dụng" của nhiều người làm khoa học rằng "nghiên cứu ứng dụng nên không cần công bố bài báo quốc tế" - tức là người nghiên cứu ứng dụng chỉ công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng bằng sáng chế (thật ra thành tựu lý thuyết và ứng dụng có mối liên hệ mật thiết).

Kết quả thống kê cho thấy thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Nhóm G7

Hạng Nước Dân số (triệu người)  Số bằng sáng chế
1 Mỹ 317,6 1.000.900
2 Nhật 126,9 197.075
3 Đức 82,1 54.971
4 Canada 34,3 22.095
5 Vương quốc Anh 62,4 21.233
6 Pháp 62,6 20.294
7 Ý 60,8 9.724

Nhóm một số nước Đông Nam Á

  Nước Dân số (triệu người) Số bằng sáng chế
1 Singapore 4,8 2.496
2 Malaysia 27,9 8.77
3 Thái Lan 68,1 206
4 Phillipines 93,6 143
5 Indonesia 232 74
6 Việt Nam 89 5

(Dân số: nguồn BBC, số bằng sáng chế: nguồn USPTO)

TS. Lê Văn Út

(ĐH Oulu, Phần Lan - Theo KHĐS)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nhắn tin ủng hộ - hình thức cứu trợ mới mẻ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hai năm trước, một trận động đất kinh hoàng xảy ra gần thủ đô Port-au-Prince của Haiti. Sau thảm họa, hàng loạt các chương trình viện trợ đã được khởi động trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động ủng hộ qua tin nhắn.

(ICTPress) - Hai năm trước, một trận động đất kinh hoàng xảy ra gần thủ đô Port-au-Prince của Haiti khiến 3 triệu người thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích. Sau thảm họa, hàng loạt các chương trình viện trợ đã được khởi động trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động ủng hộ qua tin nhắn - một hình thức cứu trợ mới mẻ.

Cán bộ Chữ thập đỏ hỗ trợ phân phối hàng hóa ở Port-au-Prince, Haiti, năm 2010

Hội Chữ Thập đỏ đã ngay lập tức phát động chương trình quyên góp qua tin nhắn với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Mỹ và các phương tiện truyền thông chính thống. Chỉ với 10 USD cho một tin nhắn với cú pháp “HAITI” gửi tới 90999, chiến dịch này đã mang lại cho Mỹ 43 triệu USD cứu trợ Haiti. Còn cá nhân người ủng hộ thì chỉ việc trả thêm 10 USD trên hóa đơn cước phí điện thoại.

Hiệu quả của chương trình khiến người ta quan tâm đến đối tượng tham gia nhắn tin từ thiện, nguyên nhân thúc đẩy họ ủng hộ qua tin nhắn và liệu rằng cách thức ủng hộ cứu trợ mới mẻ này có làm thay đổi hình thức làm từ thiện trong tương lai?

Tổ chức Pew Internet và American Life Project đã đưa ra một nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các phỏng vấn với 863 người đã gửi tin nhắn ủng hộ nạn nhân động đất của Hội Chữ Thập Đỏ.

Kết quả cho thấy hầu hết những người tham gia nhắn tin cảm thấy bị thôi thúc ngay khi các phương tiện truyền thông đặc biệt là truyền hình đưa tin về thảm họa. ¾ trong số họ lần đầu tiên làm từ thiện qua tin nhắn. Chỉ 1/3 trong số đó nhắn tin ủng hộ nhiều hơn một lần.

Nhìn chung, những người nhắn tin ủng hộ không tìm hiểu trước chương trình này. Không những thế, họ cũng không quan tâm lắm đến tình hình khôi phục của Haiti: Hơn nửa số người được hỏi cho biết họ không mấy bận tâm đến việc cứu trợ và các nỗ lực tái thiết ở Haiti kể từ khi nhắn tin ủng hộ.

Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần tự nguyện đóng góp cứu trợ bằng tin nhắn giảm đi và như vậy vẫn giúp ích cho các nạn nhân của các thảm họa khác sau này.

Theo kết quả của Pew, "Hơn một nửa những người ủng hộ được khảo sát đã tham gia các chương trình cứu trợ thiên tai khác qua tin nhắn kể từ sau lần ủng hộ cứu trợ thảm họa Haiti. Khoảng 40% trong số đó đã nhắn tin đóng góp cho các tổ chức cứu giúp nạn nhân trong thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm ngoái; 27% ​​đã nhắn tin ủng hộ cho các tổ chức giúp đỡ người dân sống trong khu vực tràn dầu BP 2010 ở Vịnh Hoa Kỳ, và 18% nhắn tin đóng góp cho các nhóm hỗ trợ nạn nhân bị lốc xoáy tại Mỹ năm 2011. Tổng cộng, 56% những người ủng hộ cho nạn nhân ở Haiti qua nhắn tin di động trong mẫu điều tra đã tham gia đóng góp ít nhất một trong số những sự kiện trên."

Những người ủng hộ này cho biết họ cũng đóng góp qua các kênh khác như web trực tuyến, thư  tín và trực tiếp có mặt ở nơi bị thiên tai. Tuy nhiên, một thông tin khá bất ngờ là kênh đóng góp ít được lựa chọn nhất lại chính là gọi điện thoại trực tiếp.

Chân dung người ủng hộ qua tin nhắn

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người làm từ thiện qua tin nhắn không có điểm gì khác biệt với những người Mỹ bình thường khác ngoại trừ việc họ sử dụng công nghệ nhiều hơn. Chẳng hạn, gần ¼ những người ủng hộ sở hữu một thiết bị đọc sách điện tử so với chỉ 9% người trưởng thành Mỹ. Tương tự với con số sở hữu máy tính bảng. Ngoài ra, 82% có một máy tính xách tay so với 57% dân Mỹ nói chung.

Ngoài ra, họ có xu hướng sử dụng điện thoại nhiều hơn hơn so với những người Mỹ bình thường. Gần 3/4 truy cập Internet từ điện thoại cá nhân, so với 44% của dân số nói chung. Nhiều người trong số đó còn sử dụng điện thoại để chụp ảnh, quay video hoặc kiểm tra thư điện tử.

2/3 những người ủng hộ qua tin nhắn cứu trợ nạn nhân Haiti là nữ giới và có trình độ học vấn cao hơn trình độ dân trí Mỹ nói chung. Cũng 2/3 trong số đó là người da trắng.

Đây là thông tin có giá trị về phương diện làm từ thiện qua di động chứ không phải về mặt truyền thông xã hội (social media).

Chỉ hơn 40% những người này cho biết đã kêu gọi bạn bè và người thân tham gia nhắn tin ủng hộ nạn nhân động đất Haiti. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ. 76% những người kêu gọi này cho biết bạn bè và người thân của họ đã nhắn tin ủng hộ tiếp bằng điện thoại cá nhân. Có vẻ như những người ủng hộ da màu và thanh niên là những người lan truyền tích cực trong mạng lưới bạn bè của họ."

Mặc dù những người ủng hộ qua tin nhắn sử dụng truyền thông xã hội nhiều hơn phần đông dân Mỹ khác song phần lớn họ kêu gọi người khác qua gặp gỡ trực tiếp chứ không phải trực tuyến. "Trong số những người khuyến khích bạn bè và người thân ủng hộ, 75% là gặp gỡ trực tiếp và 38% nói chuyện qua điện thoại. 34% nhắn tin kêu gọi người khác, 21% đưa thông điệp lên mạng xã hội và 10% là qua thư điện tử.

Các con số nghiên cứu trên đây cùng với việc nhiều nhà mạng trên thế giới sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho phép gửi tin nhắn từ thiện cho các chiến dịch và hoạt động phi lợi nhuận đã cho thấy hình thức ủng hộ này đang trở thành xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay.

Thùy Minh

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

FPT sẽ “rót” gần 900 tỷ đồng vào viễn thông trong năm 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - FPT hiện có khoảng 3.500 tỷ đồng tiền mặt và sẽ đầu tư mạnh vào viễn thông và hoạt động mua bán - sáp nhập trong năm 2012.

(ICTPress) - FPT hiện có khoảng 3.500 tỷ đồng tiền mặt và sẽ đầu tư mạnh vào viễn thông và hoạt động mua bán, sáp nhập trong năm 2012.

FPT sẽ đầu tư mạnh cho viễn thông. Ảnh minh họa.

Tập đoàn FPT vừa xác nhận đã nhận lại toàn bộ 708,8 tỷ đồng tiền đặt cọc để chứng minh năng lực tài chính nhằm mua lại EVN Telecom. "Các giao dịch đã được hoàn tất vào cuối tháng 12 vừa qua", FPT cho biết.

Theo ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Phụ trách nghiên cứu Công ty Chứng khoán TP. HCM, với việc lấy lại khoản tiền đặt cọc này, FPT hiện nắm giữ khoảng 3.500 tỷ đồng tiền mặt.

Theo FPT, một phần trong số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư mạnh vào viễn thông và hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong năm 2012.

Trong lĩnh vực viễn thông, TGĐ Trương Đình Anh cho biết FPT sẽ đầu tư 350 tỷ đồng vào hạ tầng mạng đường trục viễn thông, 220 tỷ đồng vào tuyến đường trục cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG), dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2014.

Với việc mở rộng cung cấp dịch vụ viễn thông đến 8 tỉnh thành phố dọc theo trục Bắc - Nam, FPT sẽ đầu tư 100 tỷ đồng, đồng thời rót 200 tỷ đồng vào hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông tại 4 thành phố lớn ở Campuchia.

Dù việc đầu tư vào EVN Telecom không thành công, ông Trương Đình Anh cho biết FPT vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác để tham gia vào thị trường viễn thông di động trên cả hai phương diện mua bán sáp nhập hoặc xin cấp phép xây dựng mạng di động thế hệ tiếp theo.

TGĐ FPT tiết lộ, Tập đoàn này cũng đang hướng tới nhiều hoạt động mua bán - sáp nhập và đầu tư mở rộng kinh doanh trong năm 2012. Cụ thể, FPT sẽ đầu tư 500-700 tỷ đồng vào các hoạt động M&A, đồng thời rót 250 tỷ đồng phát triển Chuỗi bán lẻ Kỹ thuật số FPT với quy mô 150 cửa hàng.

Bên cạnh đó, FPT cho biết sẽ đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất. FPT sẽ phát triển khu Campus Đại học và Phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, dự kiến đưa vào khai thác từng phần trong năm 2012-2014; Xây dựng tòa nhà Điều hành Viễn thông tại Khu chế xuất Tân Thuận ở quận 7, TP HCM, dự kiến hoạt động vào cuối năm 2012.

FPT cho biết đã kết thúc năm 2011 với kết quả khả quan, song kết quả kinh doanh năm vừa qua sẽ chỉ được Tập đoàn này công bố sau Tết Nguyên đán.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Viettel đứng thứ 30 toàn cầu về lợi nhuận viễn thông

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với lợi nhuận gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, tương đương gần 1 tỷ USD, Viettel cho biết đã đứng thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu - mặc dù doanh thu xếp ở vị trí 80.

(ICTPress) - Tổng kết hoạt động năm 2011 của mình, Viettel cho biết thành quả đáng lưu ý nhất là đã có một năm kinh doanh đạt hiệu quả lợi nhuận cao trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Năng suất lao động cao góp phần vào hiệu quả lợi nhuận của Viettel. Ảnh minh họa.

Với lợi nhuận gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, tương đương gần 1 tỷ USD, Viettel cho biết đã đứng thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu - mặc dù doanh thu xếp ở vị trí 80.

Đây cũng là kết quả lợi nhuận cao nhất của ngành ICT trong nước và đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Hiệu quả lợi nhuận của Viettel được phản ánh qua năng suất lao động bình quân đạt mức cao, với 4,7 tỷ đồng/người/năm. Các chỉ số về hiệu quả như lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/tài sản, lợi nhuận/doanh thu cũng cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Viettel nhận định, đây là kết quả của 10 năm theo đuổi chiến lược vừa tập trung vào tăng trưởng, vừa tập trung vào hiệu quả để phát triển bền vững. Tại thị trường trong nước, Viettel đã phát triển được thêm 8 triệu thuê bao di động mới trong năm 2011, cao nhất trong 7 mạng viễn thông đang hoạt động.

Thị trường nước ngoài cũng bắt đầu đóng góp hiệu quả vào hoạt động kinh doanh chung của Viettel. Sau gần 3 năm hoạt động, mạng di động do Viettel đầu tư tại Lào và Campuchia đã đem về lợi nhuận sau thuế gần 70 triệu USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2010.

Năm 2012, Viettel tiếp tục đặt mục tiêu cao về lợi nhuận, với mức tăng trưởng 20-25%. Doanh thu và năng suất lao động cũng sẽ tăng trưởng ở mức tương đương.

Để chuẩn bị cho mục tiêu này, Viettel cho biết, về viễn thông trong nước sẽ tập trung đưa mạng 3G có chất lượng và vùng phủ tương đương 2G, đưa Internet băng rộng đến mọi người và mọi nhà, phát triển truyền hình trả tiền (Pay TV).

Đặc biệt, tiếp theo thành công của mục tiêu "bình dân hóa dịch vụ viễn thông" trong những năm qua, Viettel sẽ đẩy mạnh thực hiện mục tiêu "bình dân hóa CNTT", đưa ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống.

Đối với thị trường nước ngoài, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên 50%, mở rộng kinh doanh thêm 3-4 quốc gia với tổng dân số khoảng 100 triệu dân, nhằm đưa tổng dân số tại thị trường nước ngoài đến cuối năm 2012 sẽ gấp đôi thị trường trong nước.

Toàn bộ các thị trường này cùng với thị trường trong nước sẽ hình thành cơ sở phát triển lâu dài cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT, Viettel cho biết.

An Du

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nissan công bố vỏ iPhone tự liền vết xước

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Khi chúng ta nghĩ đến Nissan, chúng ta nghĩ đến ô tô. Nhưng nay công ty Nhật Bản này muốn chúng ta cũng nghĩ đến vỏ iPhone.

(ICTPress) - Khi chúng ta nghĩ đến Nissan, chúng ta nghĩ đến ô tô. Nhưng nay, công ty Nhật Bản này muốn chúng ta cũng nghĩ đến vỏ iPhone.

Nissan vừa thông báo Nissan đã chế tạo được vỏ iPhone tự liền vết xước, được mô tả như là “tự lành vết thương”. Điều này có nghĩa là nếu bạn chẳng may làm xước vỏ iPhone, nó sẽ tự "xóa sổ" vết xước này, với những vết xước nhỏ chỉ mất một chút thời gian là chừng 1 giờ đồng hồ, và vết xước lớn hơn có thể mất 1 tuần.

Nissan đã tạo ra được vỏ iPhone độc đáo có thể tự liền vết chầy xước. Nếu việc kiểm thử thành công và công ty ô tô Nhật Bản Nissan có thể tin tưởng và thành công thương mại. Chúng ta chờ đợi sự xuất hiện của những chiếc vỏ này trên thị trường vào cuối năm nay

Công nghệ này được Nissan cộng tác với trường Đại học Tokyo và công ty Advanced Softmaterials Inc. phát triển, liên quan đến một loại sơn đặc biệt đã được sử dụng trên một số loại ô tô của Nissan.

 “Sơn bên ngoài được làm từ polyrotaxane, có nghĩa là khi có vết xước xảy ra, cấu trúc hóa học có thể phản ứng để thay đổi đưa về trạng thái ban đầu và làm liền chỗ vết chầy xước, Nissan giải thích trên website của công ty.

Đây là lần đầu tiên công nghệ này được sử dụng cho một sản phẩm không phải là ô tô và nó tăng lợi ích khi bám chặt hơn vào bề mặt bóng loáng của iPhone. Nissan cũng cho biết nhựa được sử dụng cho iPhone cũng cứng hơn và mạnh hơn các loại nhựa khác.

Vỏ iPhone tự liền xước này của Nissan hiện nay đang được kiểm thử tại hiện trường cùng với xe ô tô để xem xét việc tung ra thương mại vào cuối năm nay.

Bob Laishley, giám đốc chương trình quốc tế về phát triển kinh doanh cho Nissan ở châu Âu cho biết: “Loại vỏ iPhone tự liền vết xước này là một ví dụ tuyệt vời của chúng tôi khi đưa một công nghệ ô tô của Nissan đã có một ảnh hưởng lớn đối với các khách hàng và hiện nay được chuyển sang ứng dụng cho sản phẩm thường ngày khác. Chúng tôi rất vui mừng về những khả năng mà công nghệ này mang lại”.

Tất nhiên, có rất nhiều vỏ iPhone làm từ cao su để bảo vệ chiếc điện thoại thông minh (smartphone) của Apple một cách phù hợp và cũng giúp tránh chầy xước. Nhưng chúng tôi có thể tin tưởng rằng một chiếc vỏ mà bạn có thể cào xước và xem chúng tự liền vết xước sẽ thu hút khách hàng, và điều đầu tiên là những người sở hữu iPhone trên toàn thế giới có thể để chiếc máy điện thoại của mình có chủ ý trên những bề mặt thô ráp chỉ để có thể chứng kiến vết xước có thể tự liền một cách kỳ diệu.

Quang Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Sản phẩm - Dịch vụ

Nhìn lại những ấn tượng của CES 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Trong khi nhiều người cho rằng CES 2012 không giữ được ngọn lửa từ những thành công của những năm trước đây, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thứ để bạn ngắm và bị hấp dẫn tại triển lãm năm nay.

(ICTPress) - Tuần trước hàng ngàn nhà triển lãm, nhà báo, nhà tiếp thị và những người hâm mộ đã đáp chuyến bay tới Las Vegas tham dự triển lãm quốc tế Điện tử tiêu dùng (CES) 2012.

Trong khi nhiều người cho rằng CES không giữ được ngọn lửa từ những thành công của những năm trước đây, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thứ để bạn ngắm và bị hấp dẫn tại triển lãm năm nay. Trong khi một thiết bị hay một thông báo riêng có “ma lực” thì những sản phẩm CES nói chung là to hơn, nhanh hơn, nhẹ hơn và sáng sủa hơn. Các hình ảnh ở các tivi màn hình OLED (organic light emitting diode) mới cứng như Samsung, Sharp, LG và Sony đã làm những người tham quan hứng khởi, và đã có những thuyết trình về công nghệ 3D cả với những cái kính tương lai hơi xa lạ và cả không có kính. Cũng có những thiết bị nhận dạng chuyển động, tương tự như Kinect và một số thiết bị nhận dạng khuôn mặt. Những chiếc tivi từ 55 đến 84 inch, đảm bảo thống trị những phòng khách sang trọng nhất.

Thậm chí dù không có sự hiện diện trực tiếp của Apple tại CES, công nghệ của công ty này vẫn tạo nên những làn song mạnh. Các công ty khác ở vào hai trào lưu lớn mà Apple tiên phong: máy tính bảng và các máy tính xách tay siêu mỏng và công suất lớn. Quầy của Intel là dành riêng cho công nghệ Ultrabook gồm có các sản phẩm từ Acer, Dell, HP và các máy lai ghép máy tính bảng và PC có khả năng chuyển đổi của Levono.

CES năm nay cũng đã là nơi cho ra lò những khái niệm và sáng tạo, trong đó có ô tô khái niệm, nhiều loại iAccessories và những sản phẩm đồ chơi cho cả giới trẻ và người lớn. Cùng với các thiết bị được trình diễn, còn có rất nhiều sự kiện có những sự tham gia đáng chú ý như có sự tham gia của các DJ cùng sử dụng các sản phẩm số.

Chúng ta hãy cùng điểm lại những ấn tượng tại CES năm nay:

Các tivi Sony màn hình LED Crystal

Song công bố tivi màn hình LED crystal, thể hiện một số màn hình sáng nhất và nhanh nhất

Máy tính xách tay + Bling

Bên ngoài máy tính xách tay HP Envy được thiết kế rõ ràng rất bắt mắt

Điện thoại Sony Xperia

Sony đã công bố điện thoại mới của mình có tên Xperia trên nền tảng Android. Nếu bạn xem thì có thể thấy màn hình của điện thoại này lớn hơn của iPhone và có máy ảnh chụp rất nhanh mà không có độ trễ giữa hai lần chụp

Tivi tường 3D của LG

Loại tivi này đã cực kỳ ấn tượng tại CES

Trung tâm yêu cầu cơ bản

Hãy tưởng tượng công việc mà bạn có thể thực hiện tại chiếc ghế “hoàng đế” này của phòng thí nghiệm MWE về màn hình tại CES

Máy tính bảng của Lenovo

Levono đã mang tới những chiếc súng lớn với máy tính lai ghép máy tính bảng và máy tính xách tay, IdeaPad S2110, và cũng mang đến Ultrabook riêng

Bàn phím ABKey

Loại bàn phím này đưa công việc lao động lên một nấc tiếp theo với những phím đã được định trước có thể dễ dàng hơn cho việc sử dụng

Kelly Clarkson ở quầy Sony

Kelly Clarkson đã xuất hiện để chiêu đãi rất đông khán giả của bài thuyết trình của Sony bằng một bài hát

Tủ lạnh thông minh của LG

LG cho biết chiếc tủ lạnh thông minh mới này có thể mang đến những lon và chai ở nhiệt độ lạnh trong vòng có 8 phút. Nó cũng hứa hẹn là sẽ giúp bạn có chế độ ăn kiêng hiệu quả hơn

iHome Boombox

Bạn không phải bê một thứ đồ khổng lồ màu hồng khi đã có iPhone. Các phụ kiện cho iPhone và iPad khá nhiều tại CES năm nay

Chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời của Pansonic

Phương tiện chạy bằng năng lượng mặt trời nguyên mẫu này gồm những thanh năng lượng mặt trời và đã dành giải thưởng ô tô điện tại CES

Người trình diễn ảo

Casio đã tiến một bước gần hơn khi làm nên thông điệp của công chúa Leia đến Obi Wan Kenobi trở thành hiện thực. Công ty này đã trình diến một người trình diễn ảo tại CES

Các bảng vẽ graffiti số

Những cái bảng graffity khổng lồ này thu hút tất cả mọi người tại CES, và là cơ hội cho các nghệ sỹ trình diễn các kỹ năng của họ

Hello Kitty

Even Sanrio và Hello Kitty đã xuất hiện tại CES với những cái loa tuyệt vời là đáng yêu và nhận được nhiều sự bàn luận hơn bao giờ

Will Smith hiện diện tại quầy của Sony

Bài phát biểu chính của Sony có sự xuất hiện của diễn viên Will Smith, nói về bộ phim mới của mình có tên Men in Black III

Học rock với iPad của bạn

Ghi ta Apprentice là một iPad được thay đổi cho phép bạn có thể trở thành một ngôi sao nhạc rock

Máy nghe đĩa xách tay

Máy quay đĩa chạy nguồn bằng USB của Ion là một phát minh độc đáo, theo đó bạn có thể xách tay

Ô tô Audi

Audi trình diễn những ô tô theo khái niệm nhỏ tại CES

LL Cool J và Boomdizzle

Diễn viên/ca sỹ nhạc rap LL Cool J đã giới thiệu những công cụ âm nhạc cộng tác mới của mạng xã hội âm nhạc của mình là Boomdiz

Ultrabooks tại CES

Intel đã giới thiệu một loạt Ultrabook tại CES trong đó có chiếc Asus này

Quang Minh

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Di động - nền tảng công nghệ lớn nhất trong lịch sử

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các thị trường mới nổi đại diện cho một cơ hội khổng lồ trong ngành di động, do các quốc gia này được dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2014.

(ICTPress) - Các thị trường mới nổi đại diện cho một cơ hội khổng lồ trong ngành di động, do các quốc gia này được dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2014.

TS. Jacobs thuyết trình về di động trở thành nền tảng lớn nhất trong lịch sử

Triển lãm Điện tử Tiêu dùng Quốc tế (CES) 2012 tại Las Vegas từ 10 - 13/1, Chủ tịch, Tổng giám đốc điều hành Qualcomm Paul Jacobs đã thuyết trình chủ đạo trong ngày đầu tiên của CES về việc làm thế nào mà di động đã trở thành nền tảng công nghệ lớn nhất trong lịch sử, với doanh thu không dây trên toàn cầu đạt 1,3 nghìn tỉ USD và 1 triệu ứng dụng trên thị trường hiện nay.

Các thị trường mới nổi đại diện cho một cơ hội khổng lồ trong ngành di động, do các quốc gia này được dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2014. Qualcomm đang ở tại trung tâm của sự bùng nổ di động này, đã xuất 7 tỉ chipset - đưa công ty trở thành nhà cung cấp silic số một thế giới cho ngành công nghiệp không dây.

TS. Jacobs và một số nhân vật hàng đầu về ý tưởng trong ngành - từ Tổng giám đốc điều hành Nokia Stephen Elop đến Chủ tịch Nhóm sản phẩm Internet Di động và Digital Home của Lenovo Liu Jun đã bao quát một số chủ đề quan trọng:

Lực kéo Snapdragon - "Hiện có 300 thiết bị được trang bị Snapdragon và 350 thiết bị nữa đang được phát triển. Bộ xử lý Snapdragon tập trung vào hiệu năng cao hơn với chi phí thấp hơn.

Tác động toàn cầu của ngành di động - "Internet đã thay đổi thế giới, nhưng ngành di động đang có một tác động thậm chí còn lớn hơn. Đối với nhiều người, di động là phương thức chính yếu để kết nối Internet. Đối với một số người, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển, đấy là cách duy nhất."

Hội tụ của Công nghệ Tiêu dùng xung quanh Di động - “Chúng tôi tin rằng mọi công ty điện tử tiêu dùng đều đã sẵn sàng cho kinh doanh di động, hoặc sẽ sớm sẵn sang. Máy tính sắp tới của bạn sẽ đem lại một trải nghiệm luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn kết nối, và đó là điều mà chúng tôi, những người trong ngành công nghiệp di động, thấu hiểu.”

Khả năng của Di động để cải thiện cuộc sống - "Di động có thể thúc đẩy việc học tập bằng cách mở mang giáo dục khỏi giới hạn vật lý của phòng học. Sứ mệnh của chúng tôi là tiếp tục mở rộng giới hạn của những gì có thể trong di động."

Những gì sắp tới - “Chúng ta mới chỉ ở bước đầu của khả năng di động. Chúng rôi đang xuất hàng hơn một triệu con chip mỗi ngày. Chúng tôi rất háo hức với những xu hướng đã được nói trong sáng nay. Cho dù bạn đến từ nước đang phát triển hay nước phát triển, xét cho cùng thì chúng ta đều sống trong những quốc gia di động. Còn nhiều cơ hội tuyệt vời trước mắt trong thời đại di động này."

Qualcomm tại CES 2012 cùng Levono đã công bố TV thông minh đầu tiên trên nền tảng Android được trang bị bộ xử lý Snapdragon. Trải nghiệm TV thông minh Snapdragon đem đến những khả năng duyệt web trọn vẹn trên TV, bao gồm tích hợp kết nối Wi-Fi™ tốt nhất trong phân khúc, đồ hoạ hiệu năng cao và những ứng dụng Android mới nhất cùng với trải nghiệm trò chơi chất lượng tương đương với máy trò chơi điện tử chuyên dụng. TV thông minh trang bị Snapdragon đầu tiên, được Lenovo trình làng, kết hợp chuyên môn di động của Qualcomm với chuyên môn điện toán/điện tử tiêu dùng của Lenovo để cho ra đời chiếc TV thông minh đầu tiên trên thế giới chạy hệ điều hành Android 4.0.

Kết nối Wi-Fi của Qualcomm giúp truyền mượt mà video Internet thời gian thực, chơi game online nhiều người và truyền nội dung nội bộ đến TV và các màn hình khác trong nhà. Hàng nghìn ứng dụng tử Android Market và Lenovo Store, bao gồm trò chơi điện tử, đã sẵn sàng để truy cập với một thao tác chạm đơn giản. Với khả năng truy cập Internet đầy đủ, người tiêu dùng có thể truy cập các bài hát và video ưa thích, chia sẻ file giữa TV và máy tính bảng, smartphone hay máy vi tính và điều khiển TV bằng máy tính bảng hoặc smartphone.

Qualcomm cũng cùng với Microsoft trình diễn hệ điều hành Windows 8 chạy trên bộ xử lý Snapdragon™ S4 hỗ trợ kết nối LTE. Lần đầu tiên trình diễn trên mạng AT&T 4G LTE, Windows 8 được trang bị bộ xử lý Snapdragon hỗ trợ kết nối không dây LTE và 3G/4G tạo ra trải nghiệm kết nối dự phòng với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn, vừa được Microsoft trình diễn, cung cấp tốc độ kết nối băng rộng không dây và giải pháp kết nối tiên tiến cho các máy tính dùng hệ điều hành Windows 8 gồm cả máy tính bảng, máy tính hoán cải và máy tính xách tay nhằm tạo ra những trải nghiệm nhanh chóng, hiệu năng cao cho người dùng toàn thế giới.

Ngoài ra, Qualcomm cũng đã giới thiệu máy đọc sách điện tử mới nhất được trang bị công nghệ màn hình mirasol®sự hợp tác giữa Qualcomm và Gameloft để đem lại trải nghiệm chơi game nhiều người trên các thiết bị di động, và Qualcomm Atheros giới thiệu thế hệ đầu tiên của các giải pháp kết nối Wi-Fi có màn hình.

 X.T

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành