Syndicate content

Chuyển động ngành

Triển lãm di động thế giới 2012 - ứng dụng di động hay ô tô được phô diễn

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Việc các phương tiện ngày càng phụ thuộc vào máy tính đã dấy lên mối quan tâm là có phải các nhà sản xuất đang kinh doanh công nghệ an toàn, hay đặt các lái xe vào tình thế xao lãng nguy hiểm và tin tặc có ác ý.

(ICTPress) - Không phải nội dung đi cùng với cách mạng hóa điện thoại thông minh (smartphone), mà là các ứng dụng di động hiện nay xuất hiện trên ghế lái của ngành công nghiệp ô tô khi các nhà sản xuất nhanh chóng nhường sự kiểm soát xe cho công nghệ.

Ford đưa công nghệ cao vào loại xe B-Max mới

Các dấu hiệu của việc gia tăng sự thống trị của ứng dụng xuất hiện vào ngày hôm nay 27/2, ngày khai mạc triển lãm di động thế giới (MWC), với quyết định của Ford là tung ra đời B-Max mới nhất tại đây - một sự kiện của ngành điện thoại ở Barcelona chứ không phải tại một triển lãm về ô tô.

Bill Ford, chủ tịch điều hành của “đại gia” ô tô của Mỹ, cho CNN biết công ty của ông đã chọn sự kiện MWC 2012 để khai trương ô tô đậm chất công nghệ như là một thông báo về dự định của công ty này là sẽ hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng trong việc hình thành loại xe cho tương lai.

B-Max là chiếc ô tô đầu tiên ở châu Âu có tính năng SYNC, một hệ thống nhận dạng giọng nói được Ford phát triển và đã xuất hiện ở một số xe ô tô ở Mỹ. Hệ thống này kết nối các hệ thống âm thanh, điện thoại và GPS và cũng sẽ có các dịch vụ cứu hộ trong trường hợp bị va quệt.

Việc các phương tiện ngày càng phụ thuộc vào máy tính đã dấy lên mối quan tâm là có phải các nhà sản xuất đang kinh doanh công nghệ an toàn, hay đặt các lái xe vào tình thế xao lãng nguy hiểm và tin tặc có ác ý.

Nhưng Ford, cháu trai cả của Henry Ford, khẳng định SYNC sẽ “cho phép các lái xe luôn để mắt tới đường đi và tay của họ luôn đặt trên vô lăng”, và cho biết Ford đang làm việc với các nhà phát triển ứng dụng để tăng cường tính an toàn hơn nữa.

“Hiện nay, các lái xe vẫn đang phải nhìn xuống và chúng tôi biết họ đang dùng điện thoại di động và nhắn tin và chúng tôi muốn họ không phải làm những việc này. Chúng tôi muốn họ nhìn đường với bàn tay đặt trên bánh lái, và công nghệ của chúng tôi đang cho họ thực hiện được điều này và chúng tôi biết được họ cũng muốn được kết nối”, Ford cho CNN biết.

Một loạt xe công nghệ cao hiện nay của Ford đã có thể sử dụng “điện toán đám mây” phụ để mở rộng các khả năng của những chiếc tô tô này, thực hiện các tác vụ như định hướng cho các lái xe đến cửa hàng cà phê gần nhất, kiểm tra sức khỏe và theo dõi chi tiêu trong nhật ký hàng ngày của họ, Ford cho biết thêm.

Điều này sẽ làm tăng khả năng vi phạm có thể và đặt dữ liệu giá trị của cá nhân vào tay những tội phạm nhưng Ford cho biết công nghệ này hiện đã được triển khai trên cơ sở tự vào - tự ra (opt-in, opt-out).

Nhà sản xuất ô tô này cho biết B-Max cuối cùng sẽ chạy hệ thống AppLink, để bổ sung việc kiểm soát các ứng dụng smartphone vào các lệnh do thoại điều khiển. Trong số các ứng dụng đã có hiện nay là các chương trình đọc to các cập nhật Twitter và chọn lọc các đài radio. Còn nhiều chức năng nữa sẽ ra đời khi công ty này hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng.

Ford sẽ hướng tới cung cấp khả năng tương thích kiểm soát thoại với các ứng dụng cho một loạt các dịch vụ và hiện nay Ford đang tích cực tìm kiếm hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng trong các cơ hội tương lai”, Ford cho biết trong một thông báo công ty.

Ford hy vọng B-Max, sẽ được tung ra bán ở châu Âu và cuối năm nay, sẽ giúp mở rộng 4 triệu người sử dụng SYNC ở Mỹ lên 13 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2015. Công ty này cho biết ô tô này nên hấp dẫn lái xe trước khi có giá cao của thị trường công nghệ cao.

Chiếc B-Max hoàn toàn mới này sẽ như là một sự thay đổi cuộc chơi ở thị phần xe gia đình đã khá ổn định ở châu Âu. Không có xe cùng loại nào khác có thể có được cả sự thu hút về phong cách, đa dụng và công nghệ. Chúng tôi nghĩ rằng B-Max sẽ là một trong những loại xe nhỏ tiên tiến về mặt công nghệ nhất mà bạn có thể mua ở bất kỳ giá nào”, Chủ tịch Ford châu Âu và CEO Stephen Odell cho biết trong một thông báo.

HM

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Doanh thu phần mềm, dịch vụ CNTT năm 2011 của Trung Quốc tăng mạnh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Doanh thu ngành dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm của Trung Quốc tăng 32,4% đạt 1,84 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2011.

(ICTPress) - Doanh thu ngành dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm của Trung Quốc tăng 32,4% đạt 1,84 nghìn tỷ nhân dân tệ (292,23 tỷ USD) trong năm 2011, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) vừa cho biết.

Đây là doanh số tăng cao hơn 4,4% so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành này trong giai đoạn 2006-2010 - số liệu được đưa ra theo một báo cáo của MIIT tại một diễn đàn đang diễn ra tại Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang.

Xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc đã tăng 18,5% trong năm trước đó, đạt 30,4 tỷ USD.

Quy mô của ngành phần mềm và gia công dịch vụ công nghệ thông tin đã tăng 39,5% trong năm 2010 để đạt 383,5 tỷ nhân dân tệ (60,9 tỷ USD) trong năm 2011, với xuất khẩu gia công phần mềm tăng 40,3% lên 5,9 tỷ USD.

Báo cáo này cho rằng quy mô ngành mở rộng dẫn đến tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế cũng như làm tăng các nhu cầu từ các thị trường trong nước và toàn cầu.

QM

Theo Xinhuanews

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

iPhone 5 - Những phỏng đoán về thiết kế

Tóm tắt: 

(ICTPress) - iPhone 5 chưa thể báo trước thời điểm xuất hiện, nhưng điều này không làm các nghệ sỹ và các hãng thiết kế ngừng sáng tạo mô hình.

(ICTPress) - iPhone 5 chưa thể báo trước thời điểm xuất hiện, nhưng điều này không làm các nghệ sỹ và các hãng thiết kế ngừng sáng tạo mô hình.

Sau khi phân tích nhiều tin đồn về iPhone 5, nhà thiết kế Italia, Federico Ciccarese, đi đến những phỏng đoán về vẻ lộng lẫy của iPhone 5.

Hình ảnh của iPhone 5 mà Ciccarese dự báo là thân sau hơi cong. Thân của chiếc điện thoại, thực tế, giống với chuột phù phép của Apple. Màn hình “retina” và mỏng và chiếc điện thoại bền chắc từ đỉnh xuống đáy.

Jack tai nghe được chuyển sang bên cạnh để phù hợp với thiết kế mới và phía sau dường như là một vỏ nhôm, tương tự như vật liệu được sử dụng cho MacBook Pro, MacBook Air và iMac.

Đây không phải là lần đầu tiên Ciccarese phỏng đoán phiên bản của các sản phẩm trong tương lai của Apple. Bên cạnh nỗ lực để thiết kế iPhone thế hệ 5, Ciccarese cũng đã phỏng đoán về những khái niệm như iScreen, một phỏng đán của chiếc tivi tích hợp đồn đại khá nhiều của Apple.

Độc giả Mashable cho biết thích cách phỏng đoán chi tiết về sản phẩm Apple về cái thân của chiếc điện thoại. Đó là kiểu thiết kế mà Jony Ive và công ty cũng phỏng đoán.

HY

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Doanh nghiệp viễn thông tổn thất 13,9 tỷ USD vì mạng xã hội

Tóm tắt: 

Các dịch vụ nhắn tin trên mạng Internet đã khiến cho doanh thu SMS của các nhà mạng di động tổn thất 13,9 tỷ USD trong năm qua, theo số liệu của hãng phân tích thị trường Ovum.

Các dịch vụ nhắn tin trên mạng Internet đã khiến cho doanh thu SMS của các nhà mạng di động tổn thất 13,9 tỷ USD trong năm qua, theo số liệu của hãng phân tích thị trường Ovum.

Hãng Ovum đã nghiên cứu các dịch vụ được sử dụng phổ biến trên toàn cầu như Whatsapp, Blackberry Messenger và chat trên Facebook, và đưa ra kết luận rằng, các hãng viễn thông đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các tên tuổi Internet lớn trên thế giới.

Báo cáo đã tập hợp số liệu thống kê từ các ứng dụng nhắn tin xã hội điển hình được sử dụng trên smartphone trên toàn thế giới. Các ứng dụng nhắn tin xã hội sử dụng kết nối Internet trên smartphone để gửi các tin nhắn nhiều hơn sử dụng các tin nhắn SMS mất tiền.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã không cho biết, các hãng viễn thông kiếm được thêm bao nhiêu tiền từ dữ liệu di động vì số lượng tin nhắn qua Internet tăng lên đáng kể. Neha Dharia - người thực hiện cuộc khảo sát này cho biết, các hãng Viễn thông đang cố gắng gắn kết với các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhắn tin qua Internet.

"Các nhà mạng di động phải duy trì quan hệ mở với các nhà phát triển ứng dụng, chia sẻ dữ liệu của người dùng và cho phép tích hợp các kết nối xã hội của người dùng", theo Neha Dharia.

Tuy nhiên, các nhà phân tích di động cho rằng, tuy số liệu trên thể hiện một lượng tin nhắn khổng lồ được thực hiện qua Internet nhưng vẫn chỉ phản ánh một phần rất nhỏ trong toàn bộ truyền thông di động.

Có thể có rất nhiều người sử dụng các loại ứng dụng đó để tránh mất phí nhắn tin quốc tế nhưng dịch vụ này vẫn được nhiều người dùng di động lựa chọn. Theo một nghiên cứu hồi tháng 6/2011 của hãng YouGov, 81% người dùng smartphone vẫn thích sử dụng SMS để gửi tin nhắn trên di động.

Tuệ Minh

(Theo VnMedia/BBC)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Siêu phẩm di động nào xuất hiện tại MWC Barcelona năm nay

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mobile World Congress (MWC) là triển lãm thương mại điện thoại di động lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm tại Barcelona, Tây Ban Nha. Năm nay sự kiện này sẽ không khác biệt khi các nhà sản xuất lớn được trông đợi sẽ tung ra những siêu phẩm.

(ICTPress) - Mobile World Congress (MWC) là triển lãm thương mại điện thoại di động (ĐTDĐ) lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm tại Barcelona, Tây Ban Nha. Đây là nơi để các nhà sản xuất như Nokia, HTC, LG, và Samsung trình diễn những máy ĐTDĐ và các dịch vụ phải có.

Khách tham quan xúm đông tại các gian hàng tại MWC 2011 tại Barcelona

Năm nay sự kiện này, diễn ra từ 27/2 đến 1/3, sẽ không khác biệt khi các nhà sản xuất lớn được trông đợi sẽ tung ra những siêu phẩm trừ Apple.

Vậy chúng ta có thể mong đợi gì? Một số nhà sản xuất ĐTDĐ đã thông báo họ đã sẵn sàng, một số thì mập mờ, một số khác thì có những tin đồn gần xa. Nói về các nguồn tin, xem tin tức trên mạng và nghe ngóng thông tin trên đường phố, dưới đây là những gì được cho là trông đợi tại triển lãm lần này:

Nokia

Nokia được đồn thổi là sẽ tung ra một số máy cầm tay tại MWC năm nay. Một số tập trung dành cho các thị trường đang nổi lên (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), trong khi một số mẫu khác dành cho các thị trường đã chín muồi. Những chiếc điện thoại mà bạn có thể quan tâm nhất lại sẽ là phiên bản châu Âu, được thông báo gần đây là Nokia Lumia 900, và một low end Lumia, Nokia Lumia 610. Cả hai model này chạy hệ điều hành Windows Phone 7 của Microsoft.

HTC

Chúng ta cùng mong đợi ba loại điện thoại của công ty Đài Loan này: HTC One X, HTC One S, và HTC One V. Loại hàng đầu One-X có điểm nổi bật là bộ vi xử lý lõi tứ Nvidia Tegra 3 mới và chạy hệ điều hành Android, trong khi Pocket-lint đã khẳng định là One V là máy tập trung vào âm nhạc hướng tới nam giới và tương tự HTC Rhyme thân thiện với nữ giới hơn (nếu có thể) hiện đã có trên thị trường.

Samsung

Mặc dù Samsung được trông đợi là sẽ tung ram Samsung Galaxy S III tại MWC năm nay, công ty này hiện vẫn khẳng định là không. Với một số model tung ra trước MWC đã được chi tiết, Samsung được trông đợi là tập trung vào máy tính bảng tại triển lãm năm nay. Nếu tin đồn là thật, thì Samsung sẽ tung ra một phiên bản 10.1-inch của Samsung Galaxy Note đã được thông báo hồi tháng 9/2011. Sự khác biệt so với tất cả cách máy tính bảng khác khi được bán? Đó là sẽ có bút trâm.

LG

Tiếp theo vai trò của Samsung với Galaxy Note, LG đã thông báo LG Optimus Vu trước triển lãm. Một sự kết hợp giữa điện thoại và máy tính bảng, nó có kích thước 139,6mm x 90 mm, có nghĩa là sản phẩm dành cho những ai tay to và có túi lớn. Cũng có những tin đồn là công ty này sẽ thông báo phiên bản tiếp theo của LG Optimus 2X được gọi là 3X. Sản phẩm này cũng được trông đợi là có bộ vi xử lý lõi tứ.

Research In Motion (RIM)

Nhà sản xuất BlackBerry, RIM cho biết sẽ không có phần cứng mới tại triển lãm này, nhưng công ty này sẽ trình diễn hệ điều hành PlayBook 2.0 mới và hệ điều hành phần mềm, BB OS 10, mà công ty này kỳ vọng sẽ tiếp sức mạnh cho những chiếc điện thoại mới sẽ xuất hiện trong năm sau.

Panasonic

Vừa mới thông báo một điện thoại chống thấm nước và bụi gọi là Eluga, Panasonic cũng đã khẳng định rằng công ty này có một máy cầm tay thứ hai sẽ được tung rai tại MWC lần này. Sản phẩm này có bộ vi xử lý lõi tứ, màn hình OLED và chạy hệ điều hành Android.

Fujitsu

Fujitsu, thương hiệu Nhật Bản đã khẳng định rằng sẽ tung ra những chiếc điện thoại ở châu Âu sau khi thành công ở Nhật Bản. Công ty này đã thông báo những model mới sẽ mang đến cho lục địa này số tiền thông minh đó là dựa vào điện thoại thông minh Android có Tegra 3 lõi tứ chống thấm nước được thông báo tại CES 2012 tại Las Vegas hồi tháng 1.

Sony (hay Sony Ericsson)

Nỗ lực củng cố điện thoại Sony được dành riêng cho MWC năm nay cũng khó khăn tương tự như sự chuyển đổi của Sony Ericsson sang Sony. Chúng ta cùng chờ đợi phiên bản châu Âu như đã thông báo (tại CES) là Sony Ericsson Xperia S. Những tin đồn và những bức ảnh rò rỉ trên Internet cho thấy phiên bản sản phẩm này có màn hình lớn hơn, cũng như có một loạt các máy Android khác.

Motorola

Các kế hoạch MWC của Motorola thậm chí im ắng hơn cả Sony vì theo truyền thống công ty này tập trung cho CES tại Las Vegas để tung ra nhiều trong số những máy cầm tay nửa đầu của năm. Có một sự ám chỉ cho thấy Motorola đã hợp tác với Intel để tung ra một trong những điện thoại thông minh có sự hợp tác với Intel đầu tiên, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định. Motorola không họp báo tại triển lãm này, nhưng Intel thì có.

Quang Minh

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VTC đứng Top 4 trong 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ngoài VTC, ngành Viễn thông và CNTT còn có 6 doanh nghiệp khác góp mặt trong Top 500.

(ICTPress) - Theo Bảng xếp hạng 500 DN Tăng trưởng nhanh nhất VN năm 2011 (FAST 500) vừa được Vietnam Report và Báo VietNamNet công bố hôm qua (21/2), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đứng ở vị trí thứ 4 và là doanh nghiệp duy nhất của ngành Viễn thông - CNTT có mặt trong Top 10.

Bảng xếp hạng được cập nhật trong bốn năm 2007, 2008, 2009, 2010 và thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu trong giai đoạn 2007-2010. Các chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận, số lao động tại doanh nghiệp cũng được tính toán trong quá trình xếp hạng.

VTC là DN Viễn thông - CNTT duy nhất trong Top 10 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, Bảng xếp hạng FAST 500 được nghiên cứu và công bố. Ngoài VTC, ngành Viễn thông và CNTT còn có 6 doanh nghiệp khác góp mặt trong Top 500 gồm IBM Việt Nam, Viettel, CMC, Tin học viễn thông Petrolimex, FPT, và CT-IN.

Một điểm đáng lưu ý khác, 2 doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện tử - viễn thông từng đứng rất cao trong Top 10 năm ngoái là Nguyễn Kim (thứ 1) và Thế giới di động (thứ 4) gần như "mất dạng" khỏi bảng xếp hạng năm nay khi lần lượt đứng ở vị trí 429 và 196.

Bảng xếp hạng năm nay hé lộ, sức mạnh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang thuộc về khu vực kinh tế tư nhân. Bằng chứng là các doanh nghiệp tư nhân chiếm áp đảo trong FAST 500 với tỷ lệ trên 70%.

Bảng xếp hạng cũng cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng, dù trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, 500 doanh nghiệp FAST 500 có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2007-2010 đạt 57%. Trong đó, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng 127% .

7 doanh nghiệp ngành Viễn thông – CNTT trong FAST 500:

1. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) - thứ 4

2. Công ty IBM Việt Nam - thứ 26

3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) - thứ 139

4. Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC - thứ 182

5. Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex - thứ 270

6. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) - thứ 295

7. Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) - thứ 472

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Viettel lên mục tiêu đạt doanh thu 140 nghìn tỷ đồng năm 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây là mức doanh thu tăng 19% so với năm 2011. Năm ngoái, doanh thu của Viettel đạt trên 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD.

(ICTPress) - Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) ngày hôm qua cho biết, tại Hội nghị thi đua 2012 vừa diễn ra, Tập đoàn này đã đặt mục tiêu đạt doanh thu trên 140 nghìn tỷ đồng trong năm 2012.

Đây là mức doanh thu tăng 19% so với năm 2011. Năm ngoái, doanh thu của Viettel đạt trên 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD.

Viettel cũng kỳ vọng lợi nhuận năm 2012 sẽ tiếp tục tăng trưởng 20%, đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, năng suất lao động đạt 5,5 tỷ đồng/người/năm.

TGĐ Viettel Hoàng Anh Xuân phát động thi đua năm 2012. Ảnh: Viettel.

Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, Viettel đặt mục tiêu lấy thêm 2 giấy phép mới với thị trường khoảng 100 triệu dân, và khai trương dịch vụ tại hai quốc gia Mozambique và Peru.

Với việc tiếp tục mở rộng kinh doanh tại các quốc gia mới, Viettel kỳ vọng doanh thu phát sinh tại các thị trường ngoài nước sẽ đạt 650-700 triệu USD, tăng 45% so với năm 2011.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Phó TGĐ Viettel Dương Văn Tính cho biết, trong năm 2012 Viettel sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược "tứ trụ", bao gồm lấy viễn thông trong nước làm chủ đạo, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị VT-CNTT, và bất động sản.

Bên cạnh đó, tập đoàn này sẽ triển khai nhiệm vụ chiến lược mới: kinh doanh truyền hình cáp và đưa viễn thông CNTT vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Khởi động cuộc thi tin học văn phòng thế giới 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bạn tự tin về vốn kiến thức tin học văn phòng của mình? Bạn muốn tranh tài với hàng triệu sinh viên, học sinh trên toàn thế giới? Bạn mơ ước đến Mỹ?

(ICTPress) - Bạn tự tin về vốn kiến thức tin học văn phòng của mình? Bạn muốn tranh tài với hàng triệu sinh viên, học sinh trên toàn thế giới? Bạn mơ ước đến Mỹ?

Lê Nguyễn Ánh Dương đứng thứ 4 thế giới ở nội dung thi kỹ năng ứng dụng Excel 2003 và Nguyễn Trần Duy Phương xếp thứ 6 thế giới trong nội dung thi kỹ năng ứng dụng Word 2003 tại cuộc thi lần thứ 1, năm 2010

Nếu bạn chắc chắn về những câu hỏi này và đang là học sinh, sinh viên từ 13 đến 22 tuổi, bạn hãy tham gia đăng ký cuộc thi Tin học Văn phòng Microsoft trên toàn thế giới (Microsoft Office World). Năm nay là năm thứ 11 cuộc thi được tổ chức trên thế giới và là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam. Công ty IIG Việt Nam, đại diện của Certiport tại Việt Nam tổ chức.

Nhằm phổ biến cuộc thi Microsoft Office World Champion ngày một rộng rãi hơn tới các em học sinh, sinh viên, cuộc thi năm nay có một thay đổi lớn đó là các thí sinh có thể lựa chọn ngôn ngữ thực hiện bài thi là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đây là cơ hội giúp các em học sinh, sinh viên không giỏi tiếng Anh vẫn có thể đăng ký tham gia thi và đạt giải cao. So với cuộc thi năm 2010 với 35 trường tham gia và năm 2011 với 97 trường đăng ký (tăng gần gấp 3 lần) thì năm 2012, số trường dự kiến tham gia sẽ lên tới 120 trường và hứa hẹn sự cạnh tranh rất lớn.

Ngoài ra, cuộc thi năm nay cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các em thí sinh tự do bởi năm nay, Ban Tổ chức đã quyết định giảm tới 60% lệ phí thi cho các em. Chỉ cần xuất sắc vượt qua được vòng 1, các em sẽ được hoàn toàn miễn phí khi tham gia vòng chung kết quốc gia. Cơ hội có một không hai dành cho những em tự tin và xuất sắc để sống cùng đam mê của mình.

Microsoft Office World Champion 2012 được tổ chức thành 3 vòng:

Vòng 1:  Vòng thi quốc gia - Tại Việt Nam

Vòng 2: Vòng chung kết quốc gia - Tại Việt Nam

Vòng 3:  Vòng chung kết thế giới - Tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, Mỹ

Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba ở mỗi nội dung thi Word 2010 và Excel 2010 tại Vòng chung kết quốc gia sẽ được nhận Bằng khen và các phần thưởng có giá trị của Ban tổ chức.

Các thí sinh giành chiến thắng trong Vòng chung kết thế giới sẽ có cơ hội nhận được giải thưởng có giá trị lớn: Thí sinh vô địch thế giới sẽ nhân được 5.000 USD, Thí sinh đứng thứ hai thế giới sẽ nhận được 1.000 USD, thí sinh đứng thứ ba thế giới sẽ nhận được 500 USD và nhiều giải thưởng có giá trị khác.

Cuộc thi tại Việt Nam sẽ được khởi động bằng vòng thi quốc gia tại được tổ chức theo cụm tại sáu (06) thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ từ ngày 07 - 08/04/2012.

Thông tin thể lệ chi tiết của cuộc thi, bạn đọc có thể tải tại đây.

X. Tùng

Ảnh: 
File đính kèm: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

S-Fone: khách hàng teo tóp, nợ bao vây

Tóm tắt: 

Nợ nhiều, thuê bao sụt giảm, tầm phủ sóng ngày càng hẹp lại... là những gì S-fone đang phải đối mặt. Còn về chiến lược phát triển trong tương lai, từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc công nghệ... đều chưa rõ ràng.

Nợ nhiều, thuê bao sụt giảm, tầm phủ sóng ngày càng hẹp lại... là những gì S-fone đang phải đối mặt. Còn về chiến lược phát triển trong tương lai, từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc công nghệ... đều chưa rõ ràng.

S-fone (trực thuộc Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn – SPT) không có nhiều chương trình khuyến mại, marketing để đua giành khách hàng như các nhà mạng khác. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực viễn thông, điều đó dễ dẫn đến việc khách hàng bỏ đi.

Bà Đoàn Thị Ý (Hóc Môn, TP.HCM), chủ thuê bao 09588xxxxx than phiền: "Cả năm nay sóng S-fone yếu quá, chập chờn, lúc có, lúc không. Tôi tắt máy cả tháng vậy mà có người bảo là máy đổ chuông mà sao không nghe máy?"

Cách đây bốn năm, S-fone còn là nhà mạng di động đứng thứ tư, sau Viettel, Mobifone và Vinaphone.

Khách hàng teo tóp

Chúng tôi thử gọi, được trả lời: "Thuê bao quý khách vừa gọi... không liên lạc được". Tưởng chừng những thuê bao này đang tắt máy nhưng nhiều chủ nhân cho biết đã bỏ thuê bao hơn một năm nay.

Ông Phạm Tiến Thịnh, giám đốc S-Fone cho biết, cuối tháng 1.2012, tổng số thuê bao được ghi nhận trên hệ thống của S-fone là hai triệu. Cũng cần giải thích, đây là những thuê bao có sử dụng ít nhất là một hoạt động: gọi hoặc nhắn tin đến một thuê bao khác. Theo quy định của ngành viễn thông, những thuê bao này vẫn được xem là "thuê bao hiện hữu". Còn thuê bao đem lại doanh thu thường xuyên cho S-fone, theo một nguồn tin riêng, chỉ xấp xỉ 100.000.

Trong năm 2010, SPT tuyên bố sẽ đầu tư thêm 1.000 trạm phát sóng bằng nguồn vốn riêng. Theo xác nhận của một người có trách nhiệm của S-fone, đó là "kế hoạch", còn trên thực tế, trong năm 2010, S-fone không được đầu tư trạm phát nào. Lý do: S-fone lẫn công ty mẹ là SPT không còn vốn.

Nợ bao vây

Từ đầu năm ngoái, giới am hiểu về thị trường viễn thông Việt Nam tiết lộ, S-fone đang nợ tiền thuê mặt bằng đặt trạm phát sóng, cước kết nối, thuê kênh truyền dẫn... Một nhà mạng xác nhận, hiện nay S-fone có nợ những khoản tiền trên nhưng họ không được quyền tiết lộ con số cụ thể.

S-fone chính thức hoạt động vào tháng 7.2003 trên mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) giữa SPT và SK Telecom (Hàn Quốc). Tổng số vốn của mô hình này khoảng 230 triệu USD, tính đến thời điểm hợp doanh này chính thức chuyển sang mô hình liên doanh, trong đó, SK Telecom góp thiết bị, còn SPT góp 10 triệu USD vào vốn lưu động.

Còn ông Thịnh, giám đốc S-fone không tiết lộ con số nợ là bao nhiêu mà chỉ giải thích: "Công nợ từ các hợp đồng thương mại song phương, từ các khoản vay tín dụng và cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo hình thức gối đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề rất bình thường đối với doanh nghiệp có quy mô như S-fone. Nhiều đối tác đã thông cảm và chia sẻ với những khoản nợ của chúng tôi vì họ có niềm tin ở tương lai của S-fone".

Tháng 4.2011, dư luận hy vọng S-fone sẽ có vốn để phát triển thị trường khi nghe tin Saigon Tel và Saigon Invest Group (SGI) trở thành cổ đông chiến lược khi sở hữu gần 36 triệu cổ phiếu (gần 50 triệu cổ phiếu của SPT bán ra trong đợt này), nắm 30% vốn điều lệ của SPT với số vốn quy đổi khoảng 550 tỉ đồng. Nhưng "những nhà đầu tư mới này chỉ can dự vào bộ máy quản lý và đang trong quá trình xây dựng chiến lược" như lời ông Thịnh nói.

Khó trăm bề

Nợ nhiều, thuê bao sụt giảm, tầm phủ sóng ngày càng hẹp lại... là những gì S-fone đang phải đối mặt. Còn về chiến lược phát triển trong tương lai, từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc công nghệ... đều chưa rõ ràng, như nhận xét của một chuyên gia.

Đầu năm 2010, ông Hồ Hồng Sơn, lúc đó là giám đốc điều hành S-fone, cho biết, vào tháng 5.2010, S-fone trình Chính phủ cho phép chuyển đổi mô hình hợp danh sang mô hình liên doanh. Trong mô hình liên doanh, SK Telecom sẽ có 20% vốn, 80% còn lại thuộc về SPT.

Theo ông Sơn, sau bốn tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, tức là khoảng tháng 9.2010, S-fone sẽ được các cấp có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động theo mô hình mới. Tháng 12.2011, S-fone đã được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận chuyển đổi mô hình từ BCC (hợp đồng khai thác kinh doanh) sang công ty TNHH. Còn việc có chuyển đổi sang mô hình liên doanh hay không, theo nguồn tin từ S-fone, nhà mạng này còn phải "giải quyết nhiều vấn đề, chưa xác định thời gian cụ thể", ông Thịnh nói.

Có ý kiến cho rằng S-fone đang có ý định chuyển đổi công nghệ, từ CDMA sang GSM. Trước thông tin này, ông Thịnh cho rằng, băng tần 850MHz hiện nay S-fone đang hoạt động có rất nhiều lợi thế xét về mặt công nghệ, có thể triển khai các công nghệ, từ CDMA đến WCDMA/HPSA+, kể cả LTE và tiền 4G.

Cho đến nay, ông Thịnh vẫn khẳng định S-fone sử dụng công nghệ CDMA nhưng vì những yếu tố "nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển của công nghệ, giá thành sản phẩm đầu cuối... nên khi trao đổi với các đối tác, định hướng về công nghệ sẽ được các bên cân nhắc và tính toán", ông Thịnh nói thêm.

Gia Vinh

(Theo SGTT)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Quỹ CyberAgent đầu tư vào một công ty phát triển game di động của VN

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Số tiền đầu tư không được tiết lộ, song theo một nguồn tin không chính thức, quỹ này sẽ "rót" khoảng 500.000 USD vào ColorBox.

(ICTPress) - Quỹ đầu tư CyberAgent tại Nhật Bản cuối tuần qua thông báo đã đầu tư vào Công ty Phần mềm Hộp màu (ColorBox Software) có trụ sở tại TP. HCM.

Số tiền đầu tư không được tiết lộ, song theo một nguồn tin không chính thức, quỹ này sẽ "rót" khoảng 500.000 USD vào ColorBox.

ColorBox được thành lập năm 2009, chuyên về phát triển game di động để bán trên thị trường toàn cầu. Game được xem là thành công nhất của ColorBox là "Rip Off" từng đứng Top 2 trên kho ứng dụng App Store của Apple.

Một game khác cũng rất nổi danh của ColorBox là "Dalton - The Awesome!" đã có trên 2 triệu lượt tải về từ iTunes. Game này cũng đạt hơn 1,2 triệu lượt tải về từ kho ứng dụng Nokia Ovi chỉ trong vòng 6 tháng.

Một số game trên Website của ColorBox.

Trong thông cáo của mình, CyberAgent đánh giá, gần đây việc truy cập Internet từ smartphone tại thị trường Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Quỹ đầu tư Nhật Bản nói họ tin tưởng ColorBox có tiềm năng để thành công tại cả thị trường nội địa và quốc tế nhờ tận dụng ưu thế về năng lực phát triển game và khả năng cạnh tranh về giá.

CyberAgent cũng cho biết, thương vụ này được thực hiện từ một quỹ dành riêng cho thị trường Đông Nam Á. Đây là quỹ có quy mô vốn dự kiến lên tới 15 triệu USD, và từng được CyberAgent sử dụng để đầu tư vào Nhaccuatui.com cách đây chưa đầy 2 tuần.

Ngoài ColorBox và NCT - công ty sở hữu Nhaccuatui.com, hiện CyberAgent đã đầu tư vào 7 doanh nghiệp trong nước là VNG, VMG, Vật giá, VGame, Baokim, CleverAds và Di Động Xanh.

Bảo Lê - Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành