Chuyển động ngành
Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Submitted by nlphuong on Tue, 17/12/2024 - 16:56Bộ tem thể hiện lịch sử, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chặng đường hiện đại hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ tem thể hiện lịch sử, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chặng đường hiện đại hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT và Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam ký phát hành đặc biệt bộ tem. |
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam ngày nay) được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam: “Quân đội ta Trung với Đảng, Hiếu với dân, Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) ban hành Chỉ thị số 381-CT/TƯ lấy Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - ngày hội quy tụ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc.
Phát biểu tại Lễ phát hành, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT cho biết, thông qua ngôn ngữ và hiệu quả tuyên truyền của tem bưu chính, những bộ tem về QĐND là một thông điệp đa chiều, góp phần khẳng định truyền thống cách mạng vẻ vang của QĐND Việt Nam qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, những cống hiến, hy sinh to lớn của những người lính Cụ Hồ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
"Những con tem tuy nhỏ bé nhưng đã thể hiện được hình ảnh và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam - đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất một cách chắt lọc, súc tích, khắc hoạ sinh động, đậm nét hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” bản lĩnh, nhân văn sâu sắc. Bộ tem còn biểu dương sức mạnh tổng hợp, tình quân dân gắn bó keo sơn; thể hiện đậm nét hình ảnh quân đội “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”, Vụ trưởng Vụ Bưu chính nhấn mạnh.
Bộ tem Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam xuyên suốt về nội dung và hình ảnh
Bộ tem “Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)” gồm 4 mẫu được thiết kế theo phong cách đồ họa, cô đọng, có sự xuyên suốt về nội dung và hình ảnh, sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Mẫu 1: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu
Thể hiện hình ảnh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập với 34 đội viên đã cùng với lực lượng vũ trang các địa phương và nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành quyền độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
“Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” chính là bản chất và quy luật phát triển của QĐND Việt Nam.
Mẫu 2: Quyết chiến, quyết thắng
Quyết chiến, quyết thắng là một đặc trưng cơ bản của QĐND Việt Nam. Hình ảnh nổi bật trong mẫu tem là chiến sĩ Giải phóng quân cùng lớp lớp chiến sĩ tiến công, sẵn sàng vượt mưa bom, bão đạn quyết chiến đấu giành chiến thắng trước kẻ thù.
Mẫu tem thể hiện sự mạnh mẽ, tính chiến đấu quyết liệt; thế tiến công, quyết tâm chiến thắng của các chiến sỹ kiên trung vì Tổ quốc. Nền tem thể hiện những chiến công vang dội của QĐND Việt Nam, từ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Đoàn tàu thống nhất đất nước được sắp xếp theo tiến trình lịch sử.
Mẫu 3: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
QĐND Việt Nam luôn sẵn sàng vừa chiến đấu, vừa huấn luyện, vừa sản xuất. Quân đội ta không ngừng nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí, trang bị hiện đại. Mẫu tem thể hiện hình tượng 3 người lính đại diện cho các Quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân đang chắc tay súng, bảo vệ từng tấc đất, vùng biển, đảo, thềm lục địa, vùng trời của Tổ quốc.
Các hình ảnh phía dưới bổ sung cho ý tưởng hiện đại hóa của QĐND Việt Nam với tàu ngầm, tàu chiến, radar, máy bay; hình ảnh lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - đại diện cho đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, công tác sản xuất kinh tế còn được miêu tả bởi sự phát triển của kinh tế xanh mang lại nhiều thành quả tích cực.
Mẫu 4: Quân đội với dân một ý chí
Tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó “Quân với dân một ý chí” đã trở thành truyền thống cao đẹp của QĐND mọi nhiệm vụ với tinh thần phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, luôn dựa vào dân để chiến đấu, xây dựng và trưởng thành.
Mẫu tem mang màu sắc tươi sáng, khắc họa hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ giúp người dân thu hoạch lúa, biểu tượng cho tinh thần đồng hành cùng nhân dân, quân với dân chung một ý chí. QĐND Việt Nam luôn là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân, không chỉ trong những thời khắc khốc liệt của chiến tranh mà còn trong thời bình.
Bộ tem “Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)” có khuôn khổ 43 x 32 (mm), giá mặt lần lượt là 4.000đ, 4.000đ, 4000đ, 15.000đ, do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 18/12/2024 đến ngày 30/6/2026.
Trước đó, Bộ TT&TT đã phát hành một số bộ tem kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam:
Bộ tem “Kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944-1959)”, phát hành ngày 22/12/1959, gồm 1 mẫu tem.
Bộ tem “Kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 1964)”, phát hành ngày 22/12/1964. Bộ tem gồm 3 mẫu, trong đó 2 mẫu in ghép đôi.
Bộ tem “Kỷ niệm 35 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-1979)”, phát hành ngày 22/12/1979, gồm 4 mẫu.
Bộ tem “Kỷ niệm 40 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-1984”), phát hành ngày 6/5/1985, gồm 7 mẫu và 1 blốc.
Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1944-1994)”, phát hành ngày 22/12/1994, gồm 4 mẫu tem.
Nguồn: ictvietnam.vn
Sinh viên Việt Nam được vinh danh tại cuộc thi quốc tế với phát kiến hỗ trợ cứu nạn
Submitted by nlphuong on Fri, 11/10/2024 - 06:01Intel® AI Global Impact Festival là cuộc thi vinh danh những dự án AI trong việc sáng tạo các phương pháp sử dụng công nghệ của Intel để giải quyết những vấn đề của cộng đồng và phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra.
Intel chính thức công bố kết quả của cuộc thi thường niên AI Global Impact Festival với sự tham gia của nhiều trường đại học tại 25 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Việt Nam) đã được vinh danh với phát kiến hỗ trợ công tác cứu nạn khi xảy ra thiên tai.
Intel® AI Global Impact Festival là cuộc thi vinh danh những dự án AI trong việc sáng tạo các phương pháp sử dụng công nghệ của Intel để giải quyết những vấn đề của cộng đồng và phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra. Với chủ đề “Bringing AI Everywhere to Everyone” (tạm dịch: Mang AI đến khắp nơi cho tất cả mọi người), cuộc thi lần thứ tư về AI do Intel tổ chức hướng đến việc thúc đẩy sự phát triển của AI theo hướng toàn vẹn, công bằng, và dễ dàng.
Sự kiện là một phần của các mục tiêu về RISE (viết tắt của trách nhiệm, bình đẳng, bền vững, và trao quyền) và cam kết của Intel trong việc sử dụng công nghệ vào mục đích tốt cho xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên cuộc thi về AI của Intel có sự góp mặt của các đội sinh viên đến từ Việt Nam.
Vượt qua các nhóm khác trong nước, dự án “Aero ResQ: Hệ thống hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn dựa trên sóng Wifi và ứng dụng AI trên UAV” của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giành chiến thắng tại hạng mục quốc gia Việt Nam nhờ tính thực tiễn cao.
Dự án đã đào sâu vào việc ứng dụng AI để hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu nạn khi tình hình thảm họa thiên nhiên xảy ra trên toàn thế giới ngày một nhiều, bao gồm động đất, lũ lụt, sóng thần, hỏa hoạn và sạt lở đất. Những sự kiện này thường dẫn đến việc người dân mất tích hoặc bị mắc kẹt. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong những tình huống khẩn cấp này đã trở thành một thách thức khó khăn, đòi hỏi sự chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.
Các sinh viên đã đề xuất phương pháp ứng dụng công nghệ phân tích khung dò tìm qua Wi-Fi và học máy để tăng cường năng lực tìm kiếm ở những khu vực hiểm trở. Bằng cách trang bị cho máy bay không người lái (drone) khả năng phát hiện tín hiệu Wi-Fi, đội ngũ tìm kiếm có thể xác định và định vị người bị nạn dựa trên tín hiệu phát ra từ thiết bị cá nhân, như điện thoại thông minh. Dự án được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh nỗ lực cứu hộ và tăng khả năng cứu sống các nạn nhân trong thiên tai.
Ông Dawn Jones, Phó Chủ tịch nhóm Tác động Xã hội của Doanh nghiệp, kiêm Chủ tịch Intel Foundation, chia sẻ: “Sự phát triển và ứng dụng thực tiễn của AI ẩn chứa nhiều tiềm năng để phát triển các giải pháp về khả năng tiếp cận, sự đa dạng, và phát triển bền vững để cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người. Tôi thật sự ấn tượng trước những nhà khoa học công nghệ trẻ tuổi. Họ hiểu và tận dụng AI để khám phá những cơ hội mới nhằm thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn. Với những khối óc thiên tài này, việc nghiên cứu và phát triển AI trong tương lai để khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ này vào mục đích tốt là vô hạn.”
Cuộc thi năm nay cũng giới thiệu các bài học mới với tiến độ phù hợp với từng sinh viên ở các lĩnh vực Ứng dụng AI trong Thể dục Thể thao, Ứng dụng AI trong Khoa học Không gian, Ứng dụng AI để khởi nghiệp. Sinh viên sẽ nhận được chứng chỉ từ Intel sau khi hoàn thành khóa học. Ngoài ra, sinh viên còn được quyền truy cập vào các khóa học hiện có như 'Giới thiệu về GenAI, 'Giới thiệu về các kỹ năng sử dụng AI có trách nhiệm' và một khóa học về bộ công cụ Intel® Tiber™ AI Cloud và OpenVINO™.
Hệ sinh thái mở của Intel mang đến sự lựa chọn cho các nhà phát triển và những nhà sáng tạo để tối đa hóa giá trị trong các giải pháp của họ thông qua những công cụ phát triển AI tốt nhất. Bằng cách thúc đẩy một hệ sinh thái đa nền tảng và dựa trên các tiêu chuẩn để cung cấp trải nghiệm đồng nhất cho các nhà phát triển trên mọi phần cứng và phần mềm, Intel đã giảm thiểu các rào cản để tiếp cận các đổi mới bằng AI.
Intel cam kết mang kỹ năng sử dụng AI đến với tất cả mọi người, bất kể sắc tộc, tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh xuất thân, thông qua các chương trình sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật số với mục tiêu tiếp cận 30 triệu người tại 30.000 tổ chức ở 30 quốc gia vào năm 2030. Hiện tại, Intel đã đào tạo kỹ năng AI cho hơn 7 triệu người trên toàn cầu, hợp tác với 29 chính phủ quốc gia và 27.000 tổ chức.
Danh sách một số dự án giành Giải thưởng Toàn cẩu (Global Award) tại cuộc thi AI Changemakers:
Nhóm từ 13 đến 17 tuổi:
AUDEMY, Mỹ - Crystal Yang: Audemy là một tuyển tập các trò chơi dựa trên âm thanh dành cho các học sinh khiếm thị bằng cách ứng dụng các mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để chuyển văn bản thành giọng nói và nhận diện giọng nói. Trò chơi này sẽ có tác động toàn cầu và lâu dài, góp phần chuyển đổi nền giáo dục cho học sinh khiếm thị trên khắp thế giới.
Nhóm 18 tuổi trở lên:
AgriGate AI – Công nghệ tái sinh đất (Technology-enabled Rejuvenation of Soil)., Singapore - Seth Olav Yong, Balasubramanian Manish, Lim Le Shi: Dự án tác động trẻ hóa đất này tận dụng công nghệ Intel để giải quyết vấn đề nén chặt đất đô thị và lún sụt. Các cảm biến đất, Intel AIxBoard và các thiết bị môi trường kết hợp tạo nên một bản sao kỹ thuật số phản ánh sức khỏe của đất, được giám sát và quản lý thông qua một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Dự án này không chỉ cải thiện nền nông nghiệp đô thị mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ lũ lụt và ổn định cơ sở hạ tầng.
Giải thưởng dùng AI cho mục đích Tiếp cận (Accessibility Award):
Ứng dụng giáo dục dành cho người mắc chứng Khó đọc có thể cá nhân hóa bằng AI “DysTherapy,” Thổ Nhĩ Kỳ - Arda Gökalp Batmaz, Ağa Saltıkalp, Efe Arda Ulun: Ứng dụng này cung cấp chương trình học cá nhân hóa cho trẻ em mắc chứng khó đọc thông qua một ứng dụng di động được hỗ trợ bởi AI. Ứng dụng này sản xuất và cung cấp nội dung phù hợp với nhu cầu của từng đứa trẻ, sử dụng các phương pháp NLP, thị giác máy tính, GenAI và phân loại.
Ericsson và MobiFone sẽ thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo 5G
Submitted by nlphuong on Thu, 03/10/2024 - 07:51Ericsson và MobiFone vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) để thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo 5G (5G Innovation Hub) tại trụ sở của MobiFone.
Ericsson và MobiFone vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) để thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo 5G (5G Innovation Hub) tại trụ sở của MobiFone.
Lễ ký kết hợp tác giữa MobiFone và Ericsson. |
Theo đó, trung tâm sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, màn hình tương tác và nhiều tài nguyên đào tạo phong phú, nhằm giới thiệu các ứng dụng 5G sáng tạo, thể hiện tiềm năng của 5G cho người dùng và doanh nghiệp.
Trung tâm đổi mới sáng tạo 5G được thiết kế như một không gian hợp tác để thử nghiệm mạng 5G hiện đại. Đây sẽ là nơi phát triển các ứng dụng 5G mới nhất thông qua sự phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế.
Ericsson và MobiFone đặt mục tiêu đưa trung tâm thành một môi trường sáng tạo năng động, tạo ra các ứng dụng phục vụ cả người dùng và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D).
Ông Tô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc MobiFone, chia sẻ: “Với Trung tâm ĐMST mới, các doanh nghiệp và các ngành tại Việt Nam sẽ hiểu rõ được tiềm năng chuyển đổi của 5G và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. 5G sẽ là một yếu tố then chốt thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số và phát huy tối đa lợi ích của công nghiệp 4.0".
Ericsson sẽ chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu của mình trong việc triển khai các ứng dụng thương mại 5G, đồng thời hỗ trợ MobiFone xây dựng và duy trì hoạt động của trung tâm đổi mới sáng tạo, bao gồm cả tư vấn thiết kế và giải pháp trải nghiệm dịch vụ.
Theo đó, trung tâm sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, màn hình tương tác và nhiều tài nguyên đào tạo phong phú, nhằm giới thiệu các ứng dụng 5G sáng tạo, thể hiện tiềm năng của 5G cho người dùng và doanh nghiệp.
Trung tâm đổi mới sáng tạo 5G được thiết kế như một không gian hợp tác để thử nghiệm mạng 5G hiện đại. Đây sẽ là nơi phát triển các ứng dụng 5G mới nhất thông qua sự phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế.
Ericsson và MobiFone đặt mục tiêu đưa trung tâm thành một môi trường sáng tạo năng động, tạo ra các ứng dụng phục vụ cả người dùng và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D).
Ông Tô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc MobiFone, chia sẻ: “Với Trung tâm ĐMST mới, các doanh nghiệp và các ngành tại Việt Nam sẽ hiểu rõ được tiềm năng chuyển đổi của 5G và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. 5G sẽ là một yếu tố then chốt thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số và phát huy tối đa lợi ích của công nghiệp 4.0".
Ericsson sẽ chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu của mình trong việc triển khai các ứng dụng thương mại 5G, đồng thời hỗ trợ MobiFone xây dựng và duy trì hoạt động của trung tâm đổi mới sáng tạo, bao gồm cả tư vấn thiết kế và giải pháp trải nghiệm dịch vụ.
Theo ictvietnam.vn
VNPT khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động tại địa điểm mới của làng Nủ
Submitted by nlphuong on Fri, 20/09/2024 - 09:34Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là trước ngày 31/12/2024 phải xây dựng xong bản mới tại thôn làng Nủ, VNPT đồng hành cùng với chính quyền địa phương khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động tại địa điểm mới cho bà con làng Nủ.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là trước ngày 31/12/2024 phải xây dựng xong bản mới tại thôn làng Nủ, VNPT đồng hành cùng với chính quyền địa phương khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động tại địa điểm mới cho bà con làng Nủ.
Để đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp kết nối thông tin thiết yếu cho người dân Làng Nủ tại khu vực tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thôn làng Nủ, ngày 19/9/2024, VNPT đã khởi công lắp đặt trạm phát sóng BTS tại địa điểm xây dựng bản mới cho bà con Làng Nủ.
Trạm BTS sẽ được xây dựng tại mỏm đồi thuộc xã Lương Sơn, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, cách 800m so với khu vực Tái định cư và 2km so với khu vực cứu hộ.
VNPT khẩn trương lắp đặt trạm phát sóng VinaPhone phục vụ khu tái định cư của bà con làng Nủ. |
VNPT đặt quyết tâm cao để hoàn thành công trình trong thời gian sớm nhất, giúp bà con tại khu vực có thể nhanh chóng kết nối, dễ dàng liên lạc và sử dụng các dịch vụ viễn thông hiện đại, đồng thời, tối đa hóa đường truyền liên lạc của đội ngũ cứu hộ, góp phần quan trọng trong công tác khắc phục và hỗ trợ khẩn cấp.
Đây không chỉ là nỗ lực của VNPT trong việc mở rộng mạng lưới viễn thông mà còn là cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho cộng đồng.
Các cán bộ VNPT lắp đặt trạm phát sóng VinaPhone tại khu tái định cư của bà con làng Nủ |
Trước đó, trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng buổi sáng định mệnh ngày 10/9/2024 đã cuốn đi toàn bộ thôn làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Chiều ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu khảo sát, quy hoạch địa điểm an toàn với sự tham gia ý kiến khoa học của các cơ quan chuyên môn, để xây dựng lại, khôi phục bản làng Nủ, bảo đảm các hộ dân có nơi ở an toàn với hạ tầng phù hợp, chậm nhất đến 31/12/2024 phải hoàn thành xây dựng bản làng Nủ.
"Đến ngày 31/12, tất cả người còn sống, các hộ dân phải có chỗ ở, nơi sinh sống ổn định, có điện nước, nơi vui chơi, cây xanh... đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh", Thủ tướng nêu rõ.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chiều ngày 15/9, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã đi kiểm tra, nghiên cứu cụ thể sau đó trao đổi cùng lãnh đạo huyện Bảo Yên, các chuyên gia có kinh nghiệm và chốt phương án chọn địa điểm để xây dựng khu tái định cư thôn làng Nủ mới cách thôn làng Nủ cũ bị lũ cuốn trôi khoảng 2km. Đây là khu vực rộng rãi, có địa hình cao, an toàn, thuận lợi bố trí hạ tầng giao thông, điện nước.
Khu tái định cư của người dân làng Nủ (Ảnh: Báo Lào Cai) |
Sau đó chính quyền địa phương đã lấy ý kiến biểu quyết của người dân thôn làng Nủ - những người còn sống sót sau trận lũ và nhận được sự đồng thuận 100%. Ngoài ra, khu vực tái định cư này còn có thể bố trí cho số dân đang ở vị trí thấp chứ không phải chỉ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét. Những nhà xây mới tại khu tái định cư sẽ xây theo kiến trúc truyền thống người Tày ở địa phương.
Chiều ngày 19/9, ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cung cấp cho phóng viên Báo Lào Cai là 15h ngày 21/9 sẽ chính thức triển khai xây dựng khu tái định cư làng Nủ./.
Theo ictvietnam.vn
Phát hành bộ tem quảng bá những nét đặc sắc của bảo vật quốc gia đồ gốm
Submitted by nlphuong on Sun, 28/07/2024 - 17:38Nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những nét đặc sắc, độc đáo giá trị của bảo vật đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 28/7/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
Nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những nét đặc sắc, độc đáo giá trị của bảo vật đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 28/7/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
Bảo vật quốc gia là hiện vật hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật lớn đối với quốc gia. Mỗi bảo vật quốc gia là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ, tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phản ánh lịch sử văn hóa lâu đời, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm” gồm 04 mẫu, giới thiệu các hiện vật: Bình gốm Đầu Rằm; Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; Bình gốm Nhơn Thành; Thống gốm hoa nâu.
Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm” gồm 4 mẫu. |
Bộ tem có khuôn khổ tem 37 x 37mm, có giá mặt lần lượt là 4.000 đồng, 4.000 đồng, 4.000 đồng, 6.000 đồng do họa sỹ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 28/7/2024 đến ngày 30/6/2026.
Bình gốm Đầu Rằm (hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh) được công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 7 - tháng 12/2018. Bình gốm được phát hiện vào năm 1998 tại khu di chỉ khảo cổ học Đầu Rằm (xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), là hiện vật gốc độc bản có hình dáng chiếc gùi tre duy nhất của thời đại đồng thau sơ kỳ được phát hiện trong khảo cổ học, được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ khoảng 700-800oC, xương gốm màu xám đen làm bằng đất sét pha vụn vỏ nhuyễn thể, áo gốm màu đỏ sẫm làm bằng đất sét mịn pha bột thổ hoàng.
Các nhà nghiên cứu đều nhận định Bình gốm Đầu Rằm thuộc giai đoạn muộn của Văn hóa Phùng Nguyên, có niên đại cách ngày nay hơn 3.000 năm.
Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (đang lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi) được công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 7 - tháng 12/2018. Đây là những di vật trong di tích Long Thạnh - một di tích tiền Sa Huỳnh, có giá trị nổi bật đánh dấu giai đoạn phát triển từ tiền Sa Huỳnh lên đỉnh cao của văn hóa Sa Huỳnh, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về mỹ thuật trang trí của các loại hình đồ gốm này.
18 bình gốm đất nung hình lọ hoa được làm bằng kỹ thuật nặn tay kết hợp dải cuộn với chất liệu đất sét được lọc kỹ pha cát mịn, xương gốm mỏng tương đối chắc, áo gốm màu đỏ, kiểu dáng thanh thoát, hoa văn trang trí phong phú tạo được phong cách riêng.
Vì vậy, bộ sưu tập 18 bình gốm đất nung có giá trị đặc sắc về nghệ thuật tạo hình và trang trí mỹ thuật, phản ánh sự khéo léo tài hoa của cư dân Sa Huỳnh, Long Thạnh, Quảng Ngãi cũng như sự phát triển của nghề thủ công làm gốm đất nung của cộng đồng cư dân trong thời kỳ tiền sử.
Bình gốm Nhơn Thành (đang được lưu giữ tại Bảo tàng TP. Cần Thơ) được công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 7 - tháng 12/2018. Bình gốm được phát hiện ở di chỉ Nhơn Thành còn trong tình trạng nguyên vẹn, là tiêu bản bình có vòi còn nguyên vẹn nhất trong Văn hóa Óc Eo.
Hiện vật đã phản ánh được sự hội tụ, kết tinh đỉnh cao của kỹ thuật thủ công chế tác gốm, cũng như tư duy thẩm mỹ độc đáo, có sự kết hợp từ sự giao thoa văn hóa, tôn giáo giữa văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long với bên ngoài (Ấn Độ) vào giữa thiên niên kỷ I, từ đó tạo ra sản phẩm đồ gốm đặc sắc riêng có, trở thành một nét đặc trưng nổi bật của văn hóa giai đoạn này.
Với nguồn gốc rõ ràng, giá trị thẩm mỹ cao, bình gốm có vòi Nhơn Thành không chỉ là một di vật tiêu biểu, quý hiếm của nền văn hóa Óc Eo, mà còn là một sản phẩm văn hóa vật chất quan trọng, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử phát triển rực rỡ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đất Nam Bộ nói chung.
Thống gốm hoa nâu (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia) được công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 5 - tháng 12/2016.
Di vật hiện vật độc đáo điển hình được phát hiện tại khu di tích đền Trần, đây là khu di tích lịch sử quan trọng của quốc gia có nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử thế kỷ XIII - XIV, là quê hương cũng là kinh đô thứ hai của Vương triều Trần - Vương triều Phong kiến thịnh trị và vẻ vang nhất trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc.
Thống gốm được tạo dáng một bông sen nở 8 cánh, trong mỗi cánh dọc thân là một cành hoa sen gồm 3 bông hoa sen nở xòe hết cỡ, 4 lá sen cách đều. Cành hoa sen này được cắm vào một bình có chân đế cao. Thống gốm hoa nâu có dáng chắc khỏe, cốt gốm dầy, chất đất thô xốp, trong lòng để mộc không thấy có tráng men, họa tiết trang trí theo lối khắc vẽ thành đường nền rồi dùng màu nâu lấy từ đất đỏ, tô vẽ thành mảng. Sau cùng mới phủ tráng một lớp men vàng ngà.
Trước đó, các bộ tem chủ đề Bảo vật quốc gia đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành, gồm: Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 1): Đồ đồng” gồm 04 mẫu, được phát hành vào ngày 01/10/2018 và bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 2): Đồ vàng” gồm 04 mẫu, được phát hành vào ngày 31/7/2021.
Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 1): Đồ đồng” gồm 04 mẫu |
Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 2): Đồ vàng” gồm 04 mẫu |
Được biết hình ảnh các bảo vật đã được Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Bảo tàng TP. Cần Thơ, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cung cấp và cho phép sử dụng để giới thiệu trên tem bưu chính./.
Theo ictvietnam.vn
VNISA xuất bản Cuốn sách “Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0”
Submitted by nlphuong on Fri, 05/07/2024 - 08:38"Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0" đóng vai trò như một bản đồ “sống” cho các chuyên gia muốn xây dựng kiến thức nền tảng và cập nhật những thông tin mới.
"Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0" đóng vai trò như một bản đồ “sống” cho các chuyên gia muốn xây dựng kiến thức nền tảng và cập nhật những thông tin mới.
Tại khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa các Hiệp hội An toàn thông tin (ATTT) khu vực ASEAN và được sự chuyển giao bản quyền của Hiệp hội các chuyên gia an toàn thông (AiSP) của Singapore, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã phối hợp với NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách IS-BOK 2.0 có tựa tiếng Việt là Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0.
Trước đó, cuốn sách IS-BOK (Bộ Kiến thức cốt lõi về ATTT) xuất bản lần đầu vào năm 2009 được coi là cuốn "cẩm nang" với những kiến thức nền tảng dành cho các chuyên gia. Để theo kịp xu hướng phát triển khoa học công nghệ và thực tiễn triển khai trong lĩnh vực an toàn thông tin, năm 2019, AiSP đã tiếp tục phối hợp với các đối tác cập nhật, biên soạn phiên bản 2 của cuốn sách với tên gọi IS-BOK 2.0.
Bộ Kiến thức cốt lõi về ATTT phiên bản 2.0 tập trung vào 6 lĩnh vực cốt lõi: Quản trị và quản lý; An toàn vật lý, đảm bảo hoạt động liên tục và kiểm toán; Kiến trúc và kỹ thuật an toàn; An toàn vận hành và cơ sở hạ tầng; An toàn phần mềm; Phòng thủ không gian mạng.
Ngoài ra, sách cũng đề cập đến an toàn đám mây, hệ thống điều khiển công nghiệp, quản trị dữ liệu…
Nội dung IS-BOK 2.0 đóng vai trò như một bản đồ “sống” cho các chuyên gia về an toàn thông tin muốn xây dựng kiến thức nền tảng và cập nhật những kiến thức mới. Theo AiSP, đây là tập hợp các khái niệm, thuật ngữ và hoạt động chuyên môn sâu rộng thuộc lĩnh vực an toàn thông tin ở Singapore.
Chủ tịch Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) - ông Nguyễn Thành Hưng nhận định: "Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0 thực sự là tài liệu hữu ích dành cho đông đảo đối tượng bạn đọc, từ sinh viên đến cán bộ, chuyên gia và những người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin; cũng như bạn đọc quan tâm, yêu thích lĩnh vực này".
"Để theo kịp xu hướng phát triển như vũ bão của an toàn không gian mạng, AiSP sẽ thường xuyên hệ thống hóa các bản cập nhật cho IS-BOK và tham khảo chéo các luật an toàn không gian mạng cũng như thực tiễn tốt nhất ở nước ngoài với những đối tác trên toàn thế giới. Chúng tôi hy vọng IS-BOK sẽ liên tục được cập nhật và tạo ra một hệ sinh thái an ninh mạng sôi động hơn, năng động hơn", GS. Steven Wong, Chủ tịch AiSP nhấn mạnh.
ND
Phát hành bộ tem “Cây chè” - cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Submitted by nlphuong on Wed, 22/05/2024 - 08:19Bộ tem “Cây chè” là bộ tem nằm trong chuỗi tem giới thiệu vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam.
Bộ tem “Cây chè” là bộ tem nằm trong chuỗi tem giới thiệu vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam.
Ngày 21/5/2024, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT) phát hành bộ tem “Cây chè” gồm 2 mẫu tem và 01 blốc do hoạ sỹ Nguyễn Du, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế.
Bộ tem “Cây chè” |
Việt Nam có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phù hợp. Nhằm giới thiệu vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam, Bộ TT&TT quyết định phát hành chuỗi tem về chủ đề này.
Trong đó, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước, có nhiều vùng trồng, sản xuất quy mô lớn, như: Thái Nguyên; Sơn La; Phú Thọ; Lâm Đồng...
Các sản phẩm chè không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ổn định cho các địa phương, góp phần khẳng định vị thế, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Blốc bộ tem |
Bộ tem “Cây chè” được thiết kế theo phương pháp đồ họa, 02 mẫu tem miêu tả quá trình hình thành, sinh trưởng từ hạt, cây, hoa, quả… và cho ra thành phẩm trà trong đời sống thường ngày.
Mẫu blốc miêu tả cây chè cổ thụ được trồng trong môi trường thiên nhiên, khí hậu trong lành trên vùng núi cao… từ nguyên liệu được thu hoạch bằng phương pháp thủ công tạo ra sản phẩm trà Shan Tuyết đặc trưng riêng có của Việt Nam; nền blốc thể hiện hình ảnh đồi chè Long Cốc (Phú Thọ) nổi tiếng về cảnh quan cũng như vùng nguyên liệu trà.
Bộ tem có khuôn khổ mẫu tem là 32 x 43 (mm), blốc 90 x 80 (mm), có giá mặt lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng, 15.000 đồng, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 21/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Bộ tem "Cây cà phê" |
Trước đó, năm 2022, Bộ TT&TT cũng đã phát hành bộ tem “Cây cà phê” gồm 04 mẫu, là bộ tem đầu tiên trong chuỗi tem giới thiệu về cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam./.
Theo ictvietnam.vn
Hợp tác với 5 ngân hàng lớn, Garmin Pay tối đa trải nghiệm thanh toán một chạm cho người dùng
Submitted by nlphuong on Thu, 04/04/2024 - 10:16Garmin Pay là một nền tảng thanh toán không tiếp xúc giúp người dùng thực hiện nhanh chóng các giao dịch.
Garmin Pay là một nền tảng thanh toán không tiếp xúc giúp người dùng thực hiện nhanh chóng các giao dịch.
Garmin Việt Nam mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn
Ngày 1/4, Garmin Việt Nam chính thức công bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn: ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank để mang đến cho người dùng nhiều tùy chọn hơn khi thanh toán một chạm tiện lợi, an toàn, và bảo mật thông qua ứng dụng thanh toán Garmin Pay trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của hãng.
Trước đó, vào tháng 11/2023, Garmin Việt Nam lần đầu tiên ra mắt Garmin Pay tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với VPBank. Garmin Pay đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt và phản hồi tích cực từ gần 1.000 người dùng trong chỉ 5 tuần ra mắt. Điều này đã trở thành động lực thúc đẩy Garmin tiếp tục mở rộng hệ sinh thái ngân hàng để giúp người dùng có thể tiếp cận với phương thức thanh toán thanh toán mới này.
Garmin Pay là một nền tảng thanh toán không tiếp xúc giúp người dùng thực hiện nhanh chóng các giao dịch. Được xây dựng trên một nền tảng mở không phụ thuộc vào hệ điều hành iOS và Android, ứng dụng thanh toán này không đòi hỏi kết nối với điện thoại, tất cả những gì người dùng cần là một chiếc đồng hồ thông minh nhỏ gọn của Garmin trên cổ tay.
Chỉ với thao tác chạm đơn giản vào máy POS, họ có thể dễ dàng sử dụng và tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, hay tiện ích dịch vụ mà Garmin cùng các đối tác ngân hàng mang lại.
Ông Scoppen Lin, Phó Tổng Giám đốc Garmin Châu Á, chia sẻ: “Được hỗ trợ bởi các ngân hàng lớn tại Việt Nam, Garmin Pay giờ đây có thể được tiếp cận bởi nhiều người dùng hơn và giúp họ có được trải nghiệm sống tiện nghi và hiện đại hơn. Là thương hiệu hàng đầu về thiết bị đeo tay thông minh, chúng tôi sẽ tiếp tục góp phần phát triển thị trường thanh toán thông minh và thúc đẩy phong cách sống năng động, tiện ích đến người dùng”.
Hệ thống bảo mật tối đa của Garmin Pay cũng cho phép các thông tin thẻ ngân hàng được giữ kín thông qua mã giao dịch cho mỗi lần mua hàng. Khi trả phí, số thẻ thanh toán sẽ không được lưu trữ trên thiết bị, trên hệ thống của Garmin hay gửi tới nhà bán hàng mà dựa trên số thẻ cụ thể của từng chiếc đồng hồ. Trong trường hợp người dùng tháo đồng hồ ra khỏi tay hoặc tắt thiết bị theo dõi nhịp tim, đồng hồ sẽ yêu cầu nhập lại mật mã trước khi thanh toán.
Ngoài ra, Garmin Pay sẽ tự động khóa ví khi người dùng nhập sai mật khẩu 3 lần. Khi đó, họ sẽ phải đặt lại mật khẩu trong ứng dụng Garmin Connect để tiếp tục.
Theo nghiên cứu mới nhất của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, 88% người tiêu dùng Việt Nam đã dần dịch chuyển qua việc qua trải nghiệm mua sắm không dùng tiền mặt. Điều này được thúc đẩy bởi phân khúc dẫn đầu xu hướng là Gen Z và Gen Y khi ít nhất 4/5 người đã chuyển đổi thành công.
Garmin Pay thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam
Thanh toán không tiếp xúc đã trở thành xu hướng tại Việt Nam với sự hưởng ứng chủ yếu từ Gen X, Gen Y, và người có thu nhập trung bình cao. Cứ 2/5 người tiêu dùng sẽ sử dụng hình thức này để thanh toán, trong đó, Gen X và người có thu nhập trung bình cao chiếm đa số. 9/10 người quan tâm đến việc trải nghiệm thử các loại thẻ không chạm.
Sự phát triển của hình thức thanh toán điện tử cũng ghi nhận nhiều đóng góp từ tổ chức Visa khi nền tảng Token và tỉ lệ thâm nhập Token của Visa là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ giao dịch thanh toán kỹ thuật số và đưa các ví điện tử hàng đầu thế giới đến Việt Nam.
Tận dụng hệ sinh thái sản phẩm lành mạnh và đa dạng các dòng đồng hồ thông minh từ Garmin, cùng với các ngân hàng, tổ chức Visa là một trong những đối tác quan trọng góp phần giới thiệu Garmin Pay đến đông đảo người dùng, thúc đẩy cộng đồng tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tiện nghi.
Việc được hỗ trợ bởi các ngân hàng lớn là bước tiến lớn của Garmin Pay, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tiện lợi của phương thức thanh toán một chạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
ND
Intel mở rộng Chương trình Xúc tiến AI PC
Submitted by nlphuong on Wed, 27/03/2024 - 17:23Theo Intel, đây là cột mốc quan trọng của hãng trong sứ mệnh hỗ trợ hệ sinh thái phần cứng và phần mềm để tối ưu hóa và phát huy tối đa sức mạnh AI trên hơn 100 triệu máy tính AI PC trang bị các vi xử lý Intel từ nay cho đến năm 2025.
Intel đã ra mắt hai sáng kiến thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất thuộc Chương trình Xúc tiến AI PC.
Theo Intel, đây là cột mốc quan trọng của hãng trong sứ mệnh hỗ trợ hệ sinh thái phần cứng và phần mềm để tối ưu hóa và phát huy tối đa sức mạnh AI trên hơn 100 triệu máy tính AI PC trang bị các vi xử lý Intel từ nay cho đến năm 2025.
Công cụ phát triển hỗ trợ AI
Chương trình dành cho Nhà phát triển AI PC tập trung vào việc hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm và nhà cung cấp phần mềm độc lập (Independent Software Vendor - ISV) nhằm mang lại cho họ trải nghiệm liền mạch và giúp họ áp dụng các công nghệ AI mới trên quy mô lớn. Chương trình cung cấp quyền truy cập sớm vào các công cụ và quy trình làm việc, các bộ khung triển khai AI và các bộ công cụ dành cho nhà phát triển, bao gồm phần cứng từ Intel trang bị vi xử lý Intel Core Ultra.
Những trang tài nguyên với nhiều đổi mới cung cấp cho các nhà phát triển một cửa hàng tiện lợi để họ có thể truy cập vào các bộ công cụ dành cho máy tính AI PC và máy tính phổ thông, tài liệu và chương trình đào tạo. Việc tổng hợp các tài nguyên này nhằm giúp các nhà phát triển tận dụng những công nghệ của vi xử lý Intel Core Ultra để tận dụng ứng dụng AI và máy học (Machine Learning - ML), đồng thời thúc đẩy các phát triển các trường hợp thực tiễn mới.
Các nhà phát triển có thể đăng ký tham gia Chương trình Xúc tiến AI PC của Intel và tìm hiểu thêm về mạng lưới đối tác toàn cầu của Intel nhằm tận dụng toàn bộ hiệu năng của AI trong ngành công nghiệp PC.
Bà Carla Rodriguez, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc mảng Hỗ trợ Hệ sinh thái Phần mềm Máy tính Phổ thông của Intel, cho biết: "Bằng cách hợp tác với hệ sinh thái, chúng tôi đã và đang đạt được những bước tiến trong Chương trình Xúc tiến AI PC. Hôm nay, sự ra mắt của Chương trình mới đưa chúng tôi tiến xa hơn trong mối quan hệ làm việc với các nhà cung cấp phần mềm độc lập. Không những làm việc cùng các đơn vị lớn, chúng tôi sẽ kết nối và hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ với những nhà lập trình. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến một trải nghiệm làm việc mượt mà bằng cách cung cấp một bộ công cụ nhiều tính năng, bao gồm bộ công cụ phát triển hỗ trợ AI".
Hỗ trợ kỹ thuật và đồng thiết kế các giải pháp
Ngoài ra, việc bổ sung những nhà cung cấp phần cứng độc lập (Independent Hardware Vendor - IHV) vào Chương trình mang đến cho các IHV cơ hội chuẩn bị, tối ưu hóa và điều chỉnh phần cứng để hỗ trợ cho AI PC. Các đối tác đạt chuẩn sẽ được truy cập vào Open Labs (phòng Thí nghiệm mở) của Intel để nhận được những hỗ trợ kỹ thuật và đồng thiết kế các giải pháp và nền tảng phần cứng ngay từ giai đoạn đầu phát triển.
Thông qua chương trình này, Intel cũng cung cấp phần cứng tham chiếu để các đối tác IHV đạt chuẩn có thể kiểm tra và tối ưu hóa công nghệ của họ để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả nhất khi ra mắt thị trường.
Ông Matt King, Giám đốc cấp cao hệ sinh thái phần cứng máy tính phổ thông tại Intel, cho biết: “Intel đã chào đón 150 nhà cung cấp phần cứng trên toàn thế giới tham gia Chương trình Xúc tiến AI PC.”
IHV và các nhà phát triển có thể đăng ký tham gia Chương trình.
Tận dụng những lợi ích của AI thông qua AI PC
Về cơ bản, AI sẽ thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người, bao gồm cách chúng ta làm việc, học tập và sáng tạo. Với hệ thống phần mềm và phần cứng được tối ưu hóa, hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ của Intel, bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU), và bộ xử lý thần kinh (NPU), mọi người đều có thể tận dụng những lợi ích của AI thông qua các máy tính AI PC.
Intel còn hợp tác với một hệ sinh thái mở rộng, nhằm mang đến cho người dùng cuối trải nghiệm hiệu năng cao hơn, làm việc hiệu quả hơn, tăng khả năng sáng tạo và đổi mới. Intel cũng đang thúc đẩy những tiến bộ trong kỷ nguyên AI PC, đồng thời hỗ trợ cho các ISV và IHV.
Thông qua các chương trình này, Intel mang đến cho cộng đồng nhà phát triển những lợi ích như cải thiện khả năng tương thích, Hiệu năng tối ưu, cơ hội mở rộng thị trường và quy mô toàn cầu.
Intel cung cấp đa dạng các bộ công cụ cho nhà phát triển AI để tận dụng. Hãng cũng đang đưa ra thị trường hơn 300 tính năng tăng tốc bằng AI trong năm 2024 thông qua các vi xử lý Intel Core Ultra trên 230 mẫu thiết kế hệ thống từ 12 nhà sản xuất thiết bị gốc.
Theo Intel
Intel Foundry: mảng gia công chip theo hệ thống đầu tiên trên thế giới cho kỷ nguyên AI
Submitted by nlphuong on Thu, 22/02/2024 - 18:22Tập đoàn Intel vừa chính thức ra mắt Intel Foundry, một mảng kinh doanh gia công chip theo hệ thống để phục vụ cho kỷ nguyên AI. Hãng cũng công bố lộ trình mở rộng tiến trình sản xuất nhằm thiết lập vị thế dẫn đầu trong giai đoạn sau của 10 năm tới.
Tập đoàn Intel vừa chính thức ra mắt Intel Foundry, một mảng kinh doanh gia công chip theo hệ thống để phục vụ cho kỷ nguyên AI. Hãng cũng công bố lộ trình mở rộng tiến trình sản xuất nhằm thiết lập vị thế dẫn đầu trong giai đoạn sau của 10 năm tới.
Ngoài ra, công ty nhấn mạnh đà phát triển của khách hàng và sự hỗ trợ từ các đối tác trong hệ sinh thái, bao gồm Synopsys, Cadence, Siemens và Ansys, những công ty đã sẵn sàng để đẩy nhanh quá trình thiết kế chip cho khách hàng của Intel Foundry thông qua các công cụ, quy trình thiết kế, các danh mục sở hữu trí tuệ đã được xác thực phù hợp với công nghệ đóng gói tân tiến và tiến trình sản xuất 18A của Intel.
Các công bố trên diễn ra tại sự kiện về gia công chip đầu tiên của Intel, Intel Foundry Direct Connect, nơi quy tụ các khách hàng, các đối tác trong hệ sinh thái và những công ty hàng đầu trong ngành. Sự kiện cũng chào đón bà Gina Raimondo - Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Rene Haas - CEO của Arm, ông Satya Nadella - CEO của Microsoft, ông Sam Altman - CEO của OpenAI, và nhiều lãnh đạo khác.
Ông Pat Gelsinger, CEO của Intel, chia sẻ: “AI đang thay đổi thế giới và cách chúng ta định nghĩa về công nghệ và chất bán dẫn để hỗ trợ sức mạnh ngược lại cho chính AI. Điều này đã mang đến cơ hội chưa từng có cho những nhà thiết kế chip sáng tạo nhất trên thế giới và cho Intel Foundry, nhà máy gia công theo hệ thống đầu tiên toàn cầu phục vụ cho kỷ nguyên AI. Khi đồng hành cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra những thị trường mới và thực hiện một cuộc cách mạng để thay đổi cách thế giới sử dụng công nghệ nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người.”
Lộ trình cải tiến tiến trình chip sẽ không còn gói gọn trong “4 năm 5 tiến trình” (5N4Y)
Lộ trình mở rộng công nghệ tiến trình của Intel bổ sung thêm Intel 14A vào kế hoạch sản xuất chip tân tiến của hãng bên cạnh một số nâng cấp chuyên biệt khác. Intel cũng xác nhận rằng kế hoạch 4 năm, 5 tiến trình của hãng vẫn theo đúng lộ trình và sẽ cung cấp giải pháp cấp điện cho chip từ mặt dưới đầu tiên trong ngành. Các lãnh đạo của công ty kỳ vọng Intel sẽ lấy lại vị thế dẫn đầu về tiến trình với Intel 18A vào năm 2025.
Lộ trình mới của hãng bao gồm ba cải tiến lớn cho các công nghệ sản xuất Intel 3, Intel 18A, và Intel 14A. Lộ trình này cũng bao gồm Intel 3-T được tối ưu hóa thông qua kết nối xuyên chip (through-silicon via, viết tắt là TSV) để phục vụ cho các thiết kế đóng gói 3D tân tiến.
Tiến trình này sẽ sớm đi vào giai đoạn sẵn sàng để sản xuất. Các tiến trình sản xuất hoàn thiện hơn cũng được nhấn mạnh, bao gồm các những tiến trình 12nm mới được đồng phát triển với UMC vốn đã được công bố vào tháng trước. Những cải tiến này được lên kế hoạch nhằm hỗ trợ các khách hàng phát triển và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng biệt của mình.
Intel Foundry dự kiến sẽ giới thiệu tiến trình chip mới sau mỗi hai năm và đưa ra các cải tiến về tiến trình trong suốt chặng đường phát triển. Tất cả nhằm cung cấp cho khách hàng một lộ trình đổi mới liên tục các sản phẩm của mình dựa trên công nghệ tiến trình hàng đầu từ Intel.
Thiết kế chip mới của Microsoft trên tiến trình Intel 18A
Các khách hàng đang ủng hộ cách tiếp cận gia công chip theo hệ thống dài hạn của Intel. Trong phần trình bày của ông Pat Gelsinger, Ông Satya Nadella, Chủ tịch HĐQT, kiêm CEO của Microsoft, cho biết Microsoft đã chọn thiết kế chip mà hãng dự định sẽ sản xuất trên tiến trình Intel 18A.
Ông Nadella chia sẻ: “Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền tảng vô cùng thú vị. Điều này sẽ thúc đẩy tăng năng suất của mọi tổ chức, cũng như toàn bộ ngành. Để tầm nhìn này thành hiện thực, chúng ta cần một nhà cung cấp chất bán dẫn với những công nghệ ưu việt nhất, hiệu năng cao nhất, và chất lượng tốt nhất. Đây chính là lý do chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác với Intel Foundry, cũng như tại sao chúng tôi lựa chọn thiết kế chip mà chúng tôi dự định sẽ sản xuất trên tiến trình Intel 18A”.
Intel Foundry sở hữu nhiều thiết kế thành công trên nhiều thế hệ tiến trình, bao gồm Intel 18A, Intel 16, và Intel 3. Ngoài ra, Intel Foundry cũng có lượng khách hàng lớn đang khai thác năng lực ASAT của Intel Foundry, bao gồm quy trình đóng gói tân tiến.
Cách tiếp cận theo hệ thống tạo nên sự khác biệt của Intel Foundry trong kỷ nguyên AI
Phương án gia công theo hệ thống của Intel cung cấp khả năng tối ưu hóa toàn bộ chuỗi, từ mạng lưới nhà máy đến phần mềm. Intel và hệ sinh thái của hãng trao quyền cho khách hàng đổi mới trên toàn bộ hệ thống thông qua việc cải tiến công nghệ liên tục, thiết kế mẫu tham khảo và các tiêu chuẩn mới.
Ông Stuart Pann, Phó Chủ tịch cấp cao của Intel Foundry tại Intel, cho biết: “Chúng tôi đang cung cấp một xưởng đúc gia công đẳng cấp thế giới, được vận hành bởi một nguồn cung cấp linh hoạt, bền vững và an toàn hơn, cùng với các khả năng mạnh mẽ của các hệ thống chip. Kết hợp những thế mạnh này mang lại cho khách hàng mọi thứ họ cần để thiết kế và cung cấp giải pháp để chạy những ứng dụng phức tạp nhất.”
Nhà máy gia công theo hệ thống mang tính toàn cầu, linh hoạt, bền vững hơn và đáng tin cậy
Các chuỗi cung ứng linh hoạt cũng cần phải ngày càng bền vững hơn và Intel đã chia sẻ mục tiêu của hãng về việc trở thành nhà máy gia công mang tính bền vững cao nhất trong ngành.
Trong năm 2023, ước tính sơ bộ cho thấy Intel sử dụng 99% điện tái tạo trong các nhà máy trên toàn cầu. Intel tái khẳng định cam kết sử dụng 100% điện tái tạo trên toàn thế giới, sử dụng nước hiệu quả, và không tạo ra rác thải vào năm 2030. Intel cũng củng cố cam kết đạt không phát thải nhà kính Phạm vi 1 (Scope 1) và Phạm vi 2 (Scope 2) vào năm 2024 và đạt phát thải ròng bằng 0 Phạm vi 3 tại các hoạt động thượng nguồn vào năm 2050.
Theo Intel