Ra mắt ứng dụng hỗ trợ, kết nối xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 9/3, tại Hà Nội, "Sống" - thương hiệu sách tác giả Việt Nam sau một năm hình thành và phát triển, đã cho ra mắt iPub - nền tảng công nghệ xuất bản điện tử. Đây là công cụ đầu tiên ở Việt Nam giúp hỗ trợ, kết nối hoạt động xuất bản điện tử, tối giản và minh bạch các quy trình xuất bản, bỏ qua các bước trung gian, đưa tác phẩm đến tay độc giả nhanh chóng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày càng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh. Trong hoạt động xuất bản, sự thay đổi đó đồng thời cũng làm thay đổi mô hình và quá trình xuất bản. Dễ nhận thấy, ngành xuất bản đang có bước chuyển dịch nhanh chóng sang môi trường internet, điện tử. Nếu các đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới. 

Tọa đàm với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Thách thức hay cơ hội đối với ngành xuất bản”

Hòa chung vào xu thế chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, "Sống" – Thương hiệu sách tác giả Việt Nam sau một năm hình thành và phát triển, đã cho ra mắt iPub – nền tảng công nghệ xuất bản điện tử. Đây là công cụ đầu tiên ở Việt Nam giúp hỗ trợ, kết nối hoạt động xuất bản điện tử, tối giản và minh bạch các quy trình xuất bản, bỏ qua các bước trung gian, đưa tác phẩm đến tay độc giả nhanh chóng. Sở hữu iPub _ công cụ hỗ trợ, kết nối xuất bản tác giả có thể: Tối ưu hóa thời gian, quy trình xuất bản, đưa bản thảo của tác giả đến tay độc giả một cách nhanh chóng nhất…

Tại sự kiện ngày 9/3, tọa đàm với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Thách thức hay cơ hội đối với ngành xuất bản” cũng được tổ chức dưới sự chủ trì của Moderator Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Alpha Books và ông Tạ Quang Thái Co-Founder ứng dụng Rada cùng các khách mời đại diện đơn vị xuất bản khác tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Alpha Books cho biết, thực tế ngành xuất bản ở Việt Nam cho thấy, trung bình các nhà xuất bản, nhà in, công ty phát hành sách, năng lực sản xuất chỉ đáp ứng được 30% số lượng bản thảo được gửi đến, chưa kể hàng trăm các công trình nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật có giá trị vẫn còn đang bỏ ngỏ mà chưa được giới thiệu với công chúng.  Chính vì vậy, ngành xuất bản cần phải đưa công nghệ số để giải quyết những vấn đề trên.

Buổi tọa đàm tập trung phân tích những khó khăn, thách thức mà nền xuất bản truyền thống phải đối mặt trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ như hiện nay đồng thời chỉ ra những cơ hội của ngành xuất bản khi công nghệ phát triển, và làm thế nào để tận dụng sự phát triển công nghệ vào việc đọc sách, cũng như thúc đẩy xuất bản phẩm trên nền tảng số.

Nguồn: N.T/hanoitv.vn

Tin nổi bật