Chuyển động ngành
Ra mắt "Siêu thị trực tuyến 0 đồng" trên sàn TMĐT Postmart.vn
Submitted by nlphuong on Fri, 01/10/2021 - 07:42Chương trình do Đoàn Khối Doanh nghiệp (DN) Trung ương phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) triển khai từ tháng 10/2021.
Chương trình do Đoàn Khối Doanh nghiệp (DN) Trung ương phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) triển khai từ tháng 10/2021.
Ngày 30/9/2021, Đoàn Khối DN Trung ương đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng và ra mắt "Siêu thị trực tuyến 0 đồng" trên sàn TMĐT Postmart.vn với chủ đề "DN Trung ương - Trao gửi yêu thương" theo hình thức trực tuyến.
Các đại biểu nhấn nút khai trương "Siêu thị trực tuyến 0 đồng" |
Chương trình "Siêu thị trực tuyến 0 đồng" có sự đồng hành, chung tay của 35 đơn vị trong Đoàn Khối DN Trung ương nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu tới người dân, người lao động, thanh niên công nhân, đối tượng chính sách, người khuyết tật, sinh viên gặp khó khăn do dịch bệnh.
Thông qua chính quyền địa phương, các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận một "Phiếu quà tặng" trị giá 250.000 đồng. Người dân sử dụng mã code trên phiếu quà tặng, sau đó truy cập vào sàn TMĐT Postmart của BĐVN (landing page: https://doanhnghieptrunguong.postmart.vn) lựa chọn 1 trong 5 combo hàng thiết yếu như: gạo, mỳ, dầu ăn, thịt hộp, gia vị… Tất cả các sản phẩm đều được đơn vị tổ chức đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Việc nhận hàng có thể được thực hiện theo 2 hình thức là nhân viên bưu điện phát tại nhà hoặc trực tiếp đến các điểm phát hàng của chương trình đã được thông báo trên phiếu quà tặng.
Bà Hoàng Thị Minh Thu, Bí thư Đoàn Khối DN Trung ương chia sẻ chương trình này mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tinh thần "Tương thân tương ái" của dân tộc Việt Nam.
"Những ngày qua chúng tôi đã nỗ lực làm việc với các cơ quan, đơn vị, DN nhằm đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm được gửi đến đúng đối tượng đang gặp khó khăn... Mong rằng những nhu yếu phẩm được gửi đến kịp thời vào lúc các trường hợp khó khăn cần hỗ trợ nhất", bà Thu chia sẻ.
Theo ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Truyền thông, Tổng công ty BĐVN, với mong muốn thực hiện các chương trình an sinh xã hội văn minh, hiện đại, đồng thời đảm bảo an toàn cho người nhận trong tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp BĐVN đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn Khối DN Trung ương để xây dựng, vận hành website theo hướng thân thiện, dễ thao tác khi đăng ký nhận các combo quà tặng.
"Chúng tôi ưu tiên tối đa tính tiện ích và linh hoạt cho các đối tượng thụ hưởng của chương trình. Người dùng đã quen giao dịch trên sàn TMĐT có thể truy cập vào sàn TMĐT Postmart.vn để lựa chọn các combo quà tặng của chương trình, nhân viên bưu điện sẽ giao hàng tới các địa chỉ được đăng ký trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra người nhận còn có thể tới các điểm giao hàng trực tiếp của chương trình tại địa phương để nhận hàng", ông Nghiêm Tuấn Anh cho biết thêm.
Được biết, trong 2 tháng qua, Tổng công ty BĐVN cũng đã triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 như: chương trình "Hạt vàng Bưu điện" trao tặng miễn phí 820 tấn gạo đến hơn 273.000 người dân tại 8 tỉnh, thành phía Nam; chuyển phát 228.564 phần quà trong chương trình "Tấm lòng mùa dịch - san sẻ yêu thương do Bộ TT&TT phát động đến người dân TP.HCM; phát miễn phí hơn 4,7 triệu tờ báo đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân vùng dịch; chuyển phát 6.000 túi quà của Bộ Tài chính tới các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM./.
Nguồn: ictvietnam.vn
Phát huy sức mạnh Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số
Submitted by nlphuong on Tue, 28/09/2021 - 17:53Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về chuyển đổi số (CĐS) DN thời COVID.
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về chuyển đổi số (CĐS) DN thời COVID.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Trong năm 2021 này, mạng viễn thông sẽ giải quyết triệt để 2.000 điểm lõm sóng cuối cùng để toàn dân được phủ sóng viễn thông và Internet (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, gần 2 năm qua, COVID-19 đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn và thách thức. COVID rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà COVID mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn. Một số quốc gia đã làm được. Nhiều DN đã làm được. Đó là nhanh chóng chuyển hoạt động lên môi trường số. Với CĐS thì một tháng COVID có thể bằng cả chục năm.
Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Dịch vụ công trực tuyến sẽ tăng từ 30% của năm 2020 lên 100% vào năm nay, tức là năm 2021. Các hoạt động của Chính phủ sẽ chuyển nhanh lên môi trường số, kể cả các hoạt động thanh kiểm tra. Chính phủ sẽ dẫn dắt công cuộc CĐS quốc gia nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình này thông qua việc hoàn thiện các thể chế số. Năm 2021 này, Chính phủ sẽ ban hành nhiều nghị định và chiến lược liên quan đến CĐS, kinh tế số.
"Để mọi người có niềm tin chuyển lên môi trường số thì đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng thông báo một tin vui là năm 2020, Việt Nam được quốc tế xếp hạng thứ 25 trong số 194 quốc gia về an toàn, an ninh mạng toàn cầu. Trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương thì Việt Nam xếp thứ 7. Trước đó, năm 2018, chúng ta xếp hạng thứ 50 thế giới.
Để thúc đẩy CĐS, các nhà mạng viễn thông đã thực hiện gói hỗ trợ cước viễn thông và Internet lên tới 10.000 tỷ đồng. Bộ trưởng cho biết Bộ TT&TT đã chỉ đạo các DN công nghệ số xây dựng một bộ phần mềm để hỗ trợ CĐS cho các DN vừa và nhỏ, miễn phí từ 3 - 6 tháng đầu, hiện nay đã có trên 10.000 DN đang sử dụng.
Trong năm 2021 này, mạng viễn thông sẽ giải quyết triệt để 2.000 điểm lõm sóng cuối cùng để toàn dân được phủ sóng viễn thông và Internet. Chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động cũng là cú huých thúc đẩy CĐS ngành giáo dục và xã hội số.
Chính phủ sẽ ký Nghị định về đấu giá tần số trong quý 4 này để Bộ TT&TT cấp được tần số 4G/5G cho các nhà mạng đầu tư tăng dung lượng và đặc biệt là phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc năm 2022. Cũng như từ năm 2023 thì 100% người dân sẽ dùng điện thoại thông minh. Chiến lược hạ tầng số Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng top 30 thế giới trước năm 2025, như vậy, các DN tại Việt Nam sẽ có được một hạ tầng số hiện đại để phát triển kinh tế số.
Để lên môi trường số, theo Bộ trưởng, thanh toán điện tử được coi là nền tảng. Để thanh toán điện tử phủ được toàn dân nhanh nhất thì mobile money là giải pháp tốt nhất, hiện nay những thủ tục cuối cùng đang được hoàn tất để đầu tháng 10 này, giấy phép thí điểm mobile money sẽ được cấp và hy vọng sẽ tạo thành cú huých mạnh mẽ để thúc đẩy CĐS và kinh tế số.
Bộ trưởng cũng thông báo với cộng đồng DN là các phần mềm phòng chống COVID-19 chính thức của Chính phủ đã được tích hợp vào một ứng dụng (app) duy nhất. Hiện nay có nhiều app tự phát trên thị trường đáp ứng các nhu cầu khác nhau, nhưng chính thức của Chính phủ thì chỉ có một là PC-COVID.
"Việt Nam muốn phát triển thì vẫn phải đi con đường Việt Nam. Việt Nam muốn đánh thắng thì vẫn phải dựa vào sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh đó là chia nhỏ ra mà đánh, khoanh nhỏ lại mà đánh, và khi đã chia nhỏ ra thì sức mạnh Việt Nam là nhanh, là linh hoạt, là thích ứng, là cơ động, là tiết kiệm, là lấy yếu thắng mạnh sẽ được phát huy hiệu quả. Bởi vậy mà chống dịch hay là sau này phát triển kinh tế thì cũng đều nên như vậy", Bộ trưởng nhấn mạnh./.
Nguồn: ictvietnam.vn
Tăng cường hợp tác với Cuba trong lĩnh vực thông tin truyền thông
Submitted by nlphuong on Mon, 20/09/2021 - 16:20Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín nhất trí sẽ tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực về an toàn thông tin, bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu, ứng cứu và xử lý các sự cố máy tính.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín nhất trí sẽ tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực về an toàn thông tin, bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu, ứng cứu và xử lý các sự cố máy tính.
Hai Bộ trưởng ký bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa Bộ TT&TT Việt Nam và Bộ Truyền thông Cuba. |
Ngày 19/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín.
Trước yêu cầu vừa phát triển nhanh hạ tầng thông tin, vừa đảm bảo môi trường không gian mạng an toàn và tin cậy, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực về an toàn thông tin, bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu, ứng cứu và xử lý các sự cố máy tính.
Để cụ thể hóa các chương trình hợp tác, hai Bộ trưởng đã ký Bản Ghi nhớ (MoU) về kế hoạch hợp tác an toàn thông tin trong giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở Ban Ghi nhớ hợp tác này, Việt Nam sẽ tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo trực tuyến và trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và xây dựng môi trường pháp lý phù hợp với tình hình phát triển của khoa học công nghệ.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng cho Bộ Truyền thông Cuba 30 máy tính và bản quyền phần mềm diệt virus, các chương trình và khóa đào tạo trực tuyến về an toàn thông tin cho cán bộ của Cuba.
Nguồn: Vietnamnet
Ngành TT&TT đảm bảo chuyển phát 4,7 triệu tờ báo đến người dân vùng dịch
Submitted by nlphuong on Wed, 15/09/2021 - 17:34Hơn 4,7 triệu tờ báo sẽ được các doanh nghiệp TT&TT gửi tặng miễn phí đến người dân trong vùng dịch COVID-19.
Hơn 4,7 triệu tờ báo sẽ được các doanh nghiệp TT&TT gửi tặng miễn phí đến người dân trong vùng dịch COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ TT&TT về việc đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân vùng dịch, tiếp nối sự thành công của chương trình "Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương", từ ngày 26/8 đến 14/9, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và Tổng công ty MobiFone đã triển khai chương trình cung cấp, chuyển phát 4.711.200 tờ báo miễn phí tới tất cả 312 phường xã phục vụ người dân TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1 từ ngày 26/8 đến 6/9, chương trình đã tổ chức phát tặng 3.723.400 tờ báo Nhân dân, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động, Sài Gòn Giải phóng đến 312 xã, phường TP. Hồ Chí Minh. Với sự đón nhận của đông đảo người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu về "món ăn tinh thần" cho người dân thành phố trong thời gian dịch bệnh còn nhiều phức tạp, chương trình đã kéo dài thời gian tặng báo từ ngày 7 -14 /9.
Bên cạnh 05 tờ báo trên, chương trình đã bổ sung thêm 02 tờ báo là Phụ nữ Thành phố và Thanh Niên để chuyển đến bạn đọc tại TP. Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về việc triển khai nhiệm vụ mới ngay trong thời điểm "nóng" nhất về dịch bệnh, bà Nguyễn Thị Thu Vân, Giám đốc Bưu điện TP. Hồ Chí Minh cho biết, phát huy vai trò của doanh nghiệp bưu chính quốc gia, Bưu điện thành phố luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của người dân không chỉ đời sống vật chất như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu mà còn cả đời sống tinh thần.
Cũng theo Giám đốc Bưu điện TP. Hồ Chí Minh, để các ấn phẩm báo chí đến với bạn đọc nhanh nhất, bảo đảm tính thời sự của các thông tin, đơn vị đã bố trí linh hoạt lực lượng phát báo, phù hợp với từng địa bàn. Không chỉ có lực lượng phát, bưu tá mà cả lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên khối văn phòng cũng được huy động tham gia đi phát báo.
Ngoài TP. Hồ Chí Minh, BĐVN và báo Nhân Dân cũng đã gửi tặng miễn phí báo Nhân dân đến người dân các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương.
Tính đến ngày 14/9, tổng cộng chương trình đã phát tặng 4.711.200 tờ báo các loại đến người dân vùng dịch.
Đảm bảo chuyển phát báo kịp thời
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty BĐVN cho biết, bên cạnh việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội hỗ trợ người nghèo đảm bảo cuộc sống như việc tặng 820 tấn gạo ngon trong chương trình Hạt vàng Bưu điện tại 8 tỉnh phía Nam, chương trình "Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương" tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì công tác thông tin, truyền thông về các giải pháp, biện pháp phòng chống dịch cũng như các thông tin về đại dịch COVID-19 chính thống đến với người dân cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Qua đó, người nhân có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy từ các cơ quan báo chí lớn, uy tín, các thông tin được cập nhật thường xuyên, chính xác để người dân có thể giữ vững tinh thần, không chủ quan cũng không hoang mang trong phòng, chống và tiến tới chiến thắng đại dịch.
Để đảm bảo tính thời sự của thông tin báo chí, ngay sau khi nhận bàn giao từ 07 tòa soạn báo, BĐVN đã bố trí mỗi địa phương hơn 30 xe bưu chính chuyên dụng để chuyển báo đến các điểm nhận theo đúng số lượng và danh sách của mỗi xã, phường. Tại các "vùng đỏ" dịch bệnh diễn biến phức tạp, bưu điện các tỉnh, thành phố đã tăng cường nhân lực và các phương tiện để bảo đảm báo luôn được phát trong buổi sáng.
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh đảm bảo phát báo cho người dân kịp thời vào mỗi sáng |
"Chúng tôi xác định đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp cùng các cơ quan báo chí với cộng đồng nên tất cả các đơn vị đều nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này. Báo được gửi tặng ngay trong buổi sáng bạn đọc rất vui vì không chỉ cập nhật kịp thời các thông tin thời sự, đặc biệt là tình hình dịch bệnh mà còn bổ sung thêm một "món ăn tinh thần" cho cả gia đình, nhất là những người lớn tuổi, gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin trên Internet", ông Hào khẳng định.
Việc cung cấp miễn phí báo chí kịp thời đến tay người dân trong thời điểm dịch bệnh không chỉ giúp người dân có thêm món ăn tinh thần thiết thực mỗi ngày (mà còn giúp người dân nắm bắt được các thông tin một cách chính thống, chuẩn xác về công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành địa phương liên quan về công tác phòng chống dịch, qua đó giúp cho người dân vững tin, đoàn kết, đồng lòng cùng nhau đẩy lùi và chiến thắng đại dịch./.
Nguồn: ictvietnam.vn
HCL Technologies "bắt tay" HANCOM nâng cao các giải pháp công nghệ
Submitted by nlphuong on Wed, 15/09/2021 - 17:30HCL sẽ hỗ trợ quá trình đào tạo cho việc phát triển phần mềm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của HANCOM.
HCL Technologies (HCL), công ty công nghệ toàn cầu và HANCOM, một trong những công ty phần mềm tiên phong tại Hàn Quốc, ký kết hợp tác chiến lược nhằm chia sẻ những giải pháp công nghệ phần mềm tiên tiến và thiết lập một đầu mối chung cho việc mở rộng thị trường quốc tế.
Theo đó, HCL sẽ hỗ trợ quá trình đào tạo cho việc phát triển phần mềm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của HANCOM, được thành lập vào năm 2016, tại Ấn Độ. HCL đồng thời cũng chia sẻ studio phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu và năng lực phát triển tại Trung tâm này. Ngoài ra, công ty sẽ thúc đẩy hợp tác công nghệ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các sản phẩm HANCOM.
Hai công ty cũng có kế hoạch hợp tác nhằm mở rộng thị trường toàn cầu, bao gồm sự thâm nhập của HANCOM vào các quốc gia châu Á như Đài Loan, Việt Nam và Bangladesh, các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, và việc mở rộng kinh doanh của HCL sang thị trường Hàn Quốc.
HCL Technologies hiện đang trao quyền cho các doanh nghiệp toàn cầu về công nghệ trong thập kỷ tới. Thông qua việc cùng đổi mới các phòng thí nghiệm tiên tiến, khả năng phân phối toàn cầu và mạng lưới rộng lớn trên khắp thế giới, HCL cung cấp những dịch vụ toàn diện cho các ngành công nghiệp dọc khác nhau và làm việc cùng các đối tác hàng đầu. Công ty hiện đang có hơn 175.000 lao động tại 50 quốc gia và doanh thu hàng năm đạt 10,5 tỷ USD.
Sanjay Gupta, Phó Chủ tịch HCL Technologies cho biết: “Hàn Quốc là thị trường chiến lược quan trọng của HCL, và việc hợp tác với HANCOM sẽ giúp chúng tôi tiến xa hơn cũng như khẳng định vị thế của mình trong khu vực. Chúng tôi chân thành cảm ơn HANCOM vì sự tin tưởng trong hợp tác lần này, và chúng tôi mong muốn phát huy các kỹ năng công nghệ thế hệ mới của HCL và nền tảng vững chắc của HANCOM trong khu vực để hỗ trợ lẫn nhau.”
Còn theo ông Daeki Kim, Giám đốc điều hành HANCOM: “Chúng tôi rất vui mừng khi HCL chọn HANCOM là đối tác chiến lược cho thị trường Hàn Quốc. Những nguyên tắc xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng hiện đại của HCL sẽ cho phép chúng tôi mở rộng quy mô sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu và từ đó khẳng định vị thế của HANCOM trên thị trường quốc tế. HANCOM sẽ tiếp tục hỗ trợ HCL trong nỗ lực mở rộng quy mô phát triển tại thị trường Hàn Quốc.”
HM
"Sóng và máy tính cho em" hướng tới 100% trường học, giáo viên, học sinh được trang bị nền tảng, máy tính
Submitted by nlphuong on Tue, 14/09/2021 - 09:40Chương trình "Sóng và máy tính cho em" là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chung tay, góp sức hỗ trợ “sóng và máy tính” cho hàng triệu học sinh, sinh viên |
Tối 12/9/2021 tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Lễ phát động trực tuyến Chương trình "Sóng và máy tính cho em". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình. Tham dự Lễ phát động có Lãnh đạo các Bộ, ngành và 63 tỉnh/thành phố trên cả nước thông qua cầu truyền hình trực tuyến.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
Chương trình sẽ tập trung triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến; Vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai học trực tuyến.
Chương trình cũng sẽ phát động các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng Chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Tấm lòng đối với thế hệ tương lai
Phát biểu tại Lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, thay đổi cách nghĩ, cách thích ứng, cách vận hành, cách quản trị xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới theo phương án thích ứng an toàn với dịch bệnh. Trong đó, Chính phủ rất quan tâm đến việc mở cửa trường học an toàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Chính phủ tổ chức. Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực rất quan trọng, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc |
Thủ tướng xúc động nói, dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa tuổi thơ của các cháu khi chưa được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Nhiều nơi, các cháu phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, kiến thức của các cháu, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, khi cha mẹ các cháu không có người chăm sóc con cái trong khi vẫn phải đi làm hàng ngày.
Thậm chí, nhiều gia đình khó khăn, các cháu còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến, nhiều nơi mạng chập chờn hoặc không có kết nối sóng. Tôi được biết, để thực hiện được chủ trương "tạm dừng đến trường nhưng không dừng học," nhiều cháu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn mang sách vở, dựng lán trên đỉnh đồi để có sóng học. Nhiều gia đình không có điều kiện mua máy tính cho con nên các cháu cũng không học trực tuyến được, thua thiệt, tủi thân với bạn bè.
Chính vì vậy, đối với việc dạy và học trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng đề nghị cần đánh giá tác động về nhiều mặt để có phương án giải quyết từng vấn đề căn cơ trước mắt và lâu dài. Một trong những vấn đề nảy sinh khi tổ chức dạy trực tuyến tại những địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh là thiếu thiết bị học và sóng. Điều này có thể dẫn đến hệ quả thiếu công bằng trong tiếp cận giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Toàn cảnh Lễ phát động |
Theo Thủ tướng, sóng và máy tính là phương thức học tập mới, mang tính tình thế nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội để các cháu, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hộ khó khăn có điều kiện học tập, bình đẳng trong tiếp cận kiến thức. Tuy nhiên, đây là phương thức học tập mới đòi hỏi các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lý, thầy cô giáo phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung, giáo trình, thời lượng và khối lượng kiến thức phù hợp để các cháu tiếp thu một cách tốt nhất, đặc biệt đối với các cháu bước vào lớp 1 và cuối các cấp học.
Thủ tướng khẳng định Chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Chính phủ tổ chức. Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực rất quan trọng, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng dịch thiết bị học trực tuyến, sáng kiến "Sóng và máy tính cho em" góp phần để chúng ta tiến tới phủ sóng Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức, xã hội số việc học tập.
"Tiếp cận với máy tính và không gian mạng đối với trẻ em là một trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn, mở ra chân trời mới với nhiều kiến thức rộng lớn, bổ ích và lý thú nhưng cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với các cháu nếu nhà trường, gia đình và xã hội không chủ động có các biện pháp định hướng và đề phòng. Mục tiêu chương trình nhằm mang đến băng thông Internet giá rẻ, với các nền tảng dạy học từ xa và với hàng chục triệu chiếc máy tính cá nhân hỗ trợ các cháu", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cho đi là làm cho thế giới giầu có hơn
Cũng tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại cuộc điện thoại của Thủ tướng nói về ý nghĩa của Chương trình "Sóng và máy tính cho em". Ngoài việc ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi học trực tuyến, Chương trình còn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS).
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Sóng và máy tính cho em" là một chương trình lớn, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, vừa tham gia nguồn lực của mình vừa động viên các nguồn lực hỗ trợ khác. |
Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, việc dạy - học phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều học sinh không có máy tính, thiết bị để học.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, "Sóng và máy tính cho em" là chương trình lớn, có liên quan đến học sinh toàn quốc. Một lời hiệu triệu cả triệu người theo. Chủ trương đúng đắn, nhân văn nên chỉ trong 5 ngày phát động, các cơ quan, doanh nghiệp (DN), các tổ chức, cá nhân đã vào cuộc tích cực và có được sự kiện ngày hôm nay.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, chương trình gồm 3 cấu phần chính: là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; là có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; là có giá cước phù hợp cho các máy tính này. "Đây là một chương trình lớn của mọi ngành, mọi cấp và mọi người, mọi DN dành cho ngành giáo dục, dành cho các em, dành cho tương lai của chúng ta. Giá trị của nó lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, và lại đúng trong lúc tất cả đang rất khó khăn vì đại dịch bùng phát.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh "Sóng và máy tính cho em" cũng là để CĐS cho tất cả các hộ gia đình, xây dựng xã hội số. Theo đó, ơ vùng quê, vùng sâu vùng xa, chính các em sẽ giúp cha mẹ mình lên môi trường số, mua bán trên các sàn thương mại điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhận tiền, chuyển tiền qua chiếc điện thoại.
Bộ TT&TT đang chỉ đạo các nhà mạng chỉ trong tháng 9 này, tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, các em phải học trực tuyến thì sẽ không còn điểm lõm sóng Internet. Và đến hết năm 2021, trên toàn quốc sẽ không còn điểm lõm sóng.
Học trực tuyến tiêu tốn rất nhiều băng thông và sẽ là một chi phí không nhỏ cho các hộ gia đình nghèo. Giá cước viễn thông phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2021, các nhà mạng đã thống nhất miễn phí cước viễn thông di động học trực tuyến cho các máy tính thuộc chương trình này.
Phần còn lại là nhiều em thuộc các hộ nghèo chưa có máy tính. Một chiếc máy tính bảng để phục vụ học trực tuyến, mức tối thiểu cũng có giá từ 2-3 triệu đồng là vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ nghèo. Và giai đoạn một của chương trình này sẽ kêu gọi 1 triệu máy tính cho em.
"Một chiếc máy tỉnh bảng cũ có thể bị chúng ta bỏ quên ở đâu đó, nhưng lại có thể giúp thay đổi cuộc đời của một em học sinh, giúp em đi học những ngày giãn cách, giúp em tiếp cận kho tri thức nhân loại, giúp các em lớn lên với đầy đủ tri thức để cống hiến lại cho cuộc đời. Chương trình này kêu gọi mọi người dân Việt Nam, ai có máy tính cũ, ai có máy tính mới hãy giúp các em. Không gì hơn là từng cá nhân chúng ta có thể giúp một em học sinh, có tên có tuổi, có địa chỉ và có tương tác. Em học sinh ấy sẽ trở thành một thành viên mới trong gia đình bạn!", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Bộ trưởng cho biết Chương trình cũng kêu gọi cộng đồng DN toàn quốc hỗ trợ, người nhiều người ít, nhưng là trách nhiệm xã hội của DN với cộng đồng, với con cháu mình, với tương lai đất nước mình. DN Việt Nam muốn phát triển lâu dài thì vẫn phải dựa vào đất nước phát triển. Đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam chính là cái nôi, là mảnh đất nuôi dưỡng các DN. Chăm lo cho mảnh đất ấy cũng là chăm lo cho chính mình trong dài hạn.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" là một chương trình lớn, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, vừa tham gia nguồn lực của mình vừa động viên các nguồn lực hỗ trợ khác. Một bài toán lớn mà chia nhỏ ra cho 63 tỉnh/thành, cho trên 700 quận/huyện/thị xã, cho hàng chục ngàn xã/phường/thị trấn thì sẽ khả thi hơn rất nhiều.
Cũng theo Bộ trưởng, "Với con cháu chúng ta thì không chỉ là Internet mà là phải là Internet an toàn. Mỗi chiếc máy tính bảng cho các em sẽ được cài sẵn phần mềm kiểm soát truy nhập. Nhà trường và cha mẹ sẽ là người đảm bảo Internet an toàn cho các em với sự hỗ trợ của phần mềm".
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Cho đi là làm cho thế giới giầu có hơn. Cho đi là làm cho chúng ta có nhiều hơn. Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây để tận hưởng niềm vui của sự cho đi. Cũng không phải cho ai khác mà là cho tương lai của đất nước mình".
Tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn trân trọng đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT, các cơ quan và đoàn thể đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục với nhiều chính sách cụ thể, đã ủng hộ cho chủ trương và trực tiếp tham dự chỉ đạo việc triển khai hoạt động ngày hôm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là chăm lo cho cả một thế hệ |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động "Sóng và máy tính cho em" là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam. Đây cũng chính là hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho tất cả học sinh.
Hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là chăm lo cho cả một thế hệ, giảm bớt khó khăn và thiệt thòi cho các em hôm nay là chúng ta giảm bớt gánh nặng xã hội cho hàng chục năm về sau. Giúp các em học tập hôm nay là chăm lo cho tốc độ và chất lượng phát triển đất nước trong tương lai.
"Đường truyền mạng, sóng và thiết bị máy tính cho các em là sự kết nối mang tính vật lý và cơ giới phục vụ học tập, nhưng cũng là sự kết nối bền chặt hơn giữa con người với con người, sự kết nối các vùng miền và kết nối hiện tại với tương lai", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.
Đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp, nhà mạng
Ngay tại Lễ phát động, các DN lớn thuộc ngành TT&TT, GD&ĐT, Ngân hàng, các DN thuộc Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại DN đã công bố ủng hộ 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.
Thủ tướng chứng kiến sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, DN cho Chương trình |
Các DN công nghệ sẽ công bố và miễn phí 06 nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam bao gồm: VNEdu; ViettelStudy; MobiEdu; Onluyen; Hocmai, Misa EMIS; Giá trị ủng hộ lên tới 200 tỷ đồng.
Các DN viễn thông gồm Viettel, VNPT, Mobifone cam kết phủ sóng 100% các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong tháng 9/2021 và trên toàn quốc trong năm 2021. Tổng kinh phí triển khai lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Các DN viễn thông cũng miễn phí 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến; Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng CNTT phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet bảo đảm việc dạy, học trực tuyến. Kinh phí dự kiến là 450 tỷ (thời gian trong 3 tháng)./.
Nguồn: ictvietnam.vn
Bưu điện ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh cho chương trình "Sóng và máy tính cho em"
Submitted by nlphuong on Sun, 12/09/2021 - 09:39Ngày 11/9, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) phát động phong trào thi đua đặc biệt "BĐVN đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch SXKD" và hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Ngày 11/9, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) phát động phong trào thi đua đặc biệt "BĐVN đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch SXKD" và hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Thi đua chiến thắng đại dịch COVID-19, hoàn thành nhiệm vụ SXKD
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", BĐVN kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) và người lao động tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, giữ vững an toàn mạng lưới, đảm bảo dòng chảy bưu chính và chuỗi cung ứng hàng hóa trong đại dịch, thực hiện tốt các chủ trương, quy định về công tác phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước, ngành TT&TT, Tổng công ty và các cấp chính quyền trong hoạt động SXKD cũng như trong đời sống.
Các đơn vị sẽ triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch tại đơn vị. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch và tổ chức SXKD trong toàn đơn vị mình.
Đặc biệt, các đơn vị chủ động xây dựng phương án tổ chức SXKD theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực tế tại địa bàn, nhằm đảm bảo mạng lưới thông suốt. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần, trách nhiệm của người bưu điện, toàn thể CBCNV và người lao động sẽ phát huy sáng kiến, sáng tạo, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng CNTT, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số (CĐS) trong mọi hoạt động SXKD và công tác phòng chống dịch của Tổng công ty.
Chủ tịch BĐVN Nguyễn Hải Thanh: Thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép": vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa đảm bảo hoạt động SXKD ổn định |
Dịch bệnh có thể còn kéo dài, nhằm phát huy tinh thần "vượt trên thách thức", tiếp tục phát huy và tăng cường hơn nữa những thành tích đạt được, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty BĐVN Nguyễn Hải Thanh yêu cầu toàn Tổng công ty tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 với phương châm "phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên", thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép": vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, bảo đảm an toàn, sức khỏe của người lao động, tham gia tích cực công tác an sinh xã hội, vừa đảm bảo hoạt động SXKD ổn định.
Các đơn vị tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí "Vượt trên thách thức" của người bưu điện, chủ động, sáng tạo phát huy sáng kiến, đề xuất các giải pháp, khắc phục khó khăn trong phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức tốt hoạt động SXKD phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2021.
Tổng giám đốc BĐVN Chu Quang Hào yêu cầu các đơn vị cụ thể hóa và tổ chức triển khai ngay phong trào thi đua tại đơn vị, tuyên truyền, phổ biến và phát động thi đua tới toàn thể CBNV người lao động, tới tận tổ, đội sản xuất. Giám đốc các đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện trong điều hành linh hoạt tổ chức hoạt động SXKD, chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống thay đổi khó lường trước diễn biến của dịch bệnh hiện nay.
Đặc biệt, lãnh đạo các cấp trong Tổng công ty cần tập trung triển khai các chính sách, chăm lo cho người lao động và gia đình, nhất là tại các vùng dịch. Qua đó động viên, khích lệ tinh thần, trách nhiệm của người lao động với công việc và cộng đồng.
Ông Chu Quang Hào cũng cho biết, trong dịch bệnh, giữ vững vai trò doanh nghiệp bưu chính chủ lục, hơn 5 vạn người, Bưu điện vẫn luôn được đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, các chế độ, chính sách được duy trì.
Bên cạnh giữ vững hoạt động SXKD, BĐVN còn tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội, phục vụ cộng đồng, điển hình như: chương trình "Hạt vàng Bưu điện" trao tặng 820 tấn gạo tại 8 tỉnh, thành phố phía Nam; triển khai chương trình "Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương" của Bộ TT&TT phát tặng hơn 228.500 phần quà đến người dân TP. Hồ Chí Minh cùng 312.000 tờ báo mỗi ngày; hỗ trợ tiêu thụ 720 tấn nông sản trên toàn quốc, trong đó riêng tại 19 tỉnh phía Nam là 400 tấn trái cây chính vụ; thiết lập 3.200 điểm cung cấp hàng thiết yếu và bình ổn giá tại 27 tỉnh/thành phố, cung cấp hơn 63.000 tấn lương thực, thực phẩm tươi sống, và các mặt hàng thiết yếu cho cho người dân, trong đó có nhiều nhiều khu vực đang bị phong tỏa, cách ly…
Ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh cho chương trình "Sóng và máy tính cho em"
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19, hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động và thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT về việc triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em" trong ngành TT&TT, sáng 11/9, BĐVN cũng đã phát động hưởng ứng và tham gia chương trình "Sóng và máy tính cho em" với 10.000 thiết bị thông minh mới sẽ được trao tặng tận tay các em học sinh trong điều kiện giãn cách xã hội chưa thể đến trường.
Theo đó đối với các đơn vị tại các tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19, (Bưu điện tỉnh/thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang), BĐVN khuyến khích các đơn vị hưởng ứng và tham gia ủng hộ chương trình.
Đối với các đơn vị thành viên còn lại, Tổng công ty phát động các đơn vị tham gia ủng hộ chương trình với các mức khác nhau. Lãnh đạo các đơn vị cùng trưởng, phó các phòng chức năng, giám đốc đơn vị trực thuộc sẽ ủng hộ chương trình từ 2 - 3 ngày lương. Đối với CBCNV khác, các đơn vị phát động và khuyến khích CBCNV hưởng ứng tham gia ủng hộ chương trình.
Đối với khối Cơ quan Tổng công ty, lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo Công đoàn Tổng công ty, Trưởng, phó các Ban, Trung tâm, Văn phòng chuyên môn và Công đoàn Tổng công ty cùng toàn thể các chuyên viên sẽ hưởng ứng chương trình từ 1 - 5 ngày lương.
Tổng giám đốc BĐVN Chu Quang Hào phát động ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh |
Tổng giám đốc BĐVN Chu Quang Hào khẳng định đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần cùng toàn đảng, toàn dân chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là trẻ em tại những khu vực khó khăn.
Tổng giám đốc Chu Quang Hào nhấn mạnh, đối tượng tham gia chính của chương trình lần này là lãnh đạo các cấp của BĐVN và CBCNV khối cơ quan Tổng công ty. Với việc đóng góp từ 1 - 5 ngày lương sẽ giúp nhiều học sinh nghèo có cơ hội được học tập, trưởng thành. Đây là hành động mang ý nghĩa nhân văn rất cao cả bởi thế hệ các em học sinh hôm nay, chính là tương lai của đất nước, việc chắp cánh cho các em tiếp tục được học kiến thức chính là bồi dưỡng và góp phần xây dựng quốc gia giàu mạnh./.
Nguồn: ictvietnam.vn
Sáng tạo, góp sức đồng hành cùng đất nước vượt đại dịch Covid-19
Submitted by nlphuong on Wed, 08/09/2021 - 10:00Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã phát động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) ngành TT&TT tiếp tục có nhiều đề xuất sáng tạo, chung tay, góp sức, chia sẻ, đồng hành cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã phát động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) ngành TT&TT tiếp tục có nhiều đề xuất sáng tạo, chung tay, góp sức, chia sẻ, đồng hành cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Ngành TT&TT đã góp nhiều công sức trong phòng chống dịch bệnh
Tại Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt "Ngành TT&TT đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" chiều 07/9/2021, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Đây là hội nghị được tổ chức kịp thời nhằm khơi gợi truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nỗ lực vượt khó khăn của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của ngành TT&TT để góp phần đưa đất nước vượt qua đại dịch Covid-19".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Ngành TT&TT đã góp nhiều công sức trong phòng chống dịch bệnh |
Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở nước ta có tốc độ lây lan rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam với số lượng người nhiễm rất cao, gây tổn hại lớn về tính mạng, đời sống và sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và xã hội. TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác đã phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và một số địa phương đã phải thực hiện tăng cường giãn cách xã hội.
Bộ trưởng khẳng định trong khó khăn đó, ngành TT&TT đã góp nhiều công sức trong phòng chống dịch bệnh. Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường, thành lập tiểu ban truyền thông thuộc Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch; tổ chức bộ phận truyền thông tiền phương tại TP. HCM. Các DN viễn thông đã có chính sách hỗ trợ cước viễn thông cho người dân lên tới 10.000 tỷ đồng. Các DN công nghệ số đã chung tay xây dựng Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia. Một đồng chí Thứ trưởng chỉ huy tại phía Nam ngay từ đầu dịch. Ngành TT&TT cũng đã hỗ trợ kịp thời, khẩn cấp 500.000 gói quà an sinh cho hàng trăm nghìn người vô gia cư tại TP. HCM, hỗ trợ hàng triệu tờ báo cho bà con TP. HCM trong những ngày giãn cách tăng cường.
Theo Bộ trưởng, nhiều việc chúng ta có thể làm hơn nữa cho nhân dân mình và cho đất nước mình. Những lúc nguy cấp như thế này là lúc thử thách hệ thống quản trị và năng lực quản trị của chúng ta. Qua thử thách này mà phát hiện các bất cập của hệ thống, của năng lực quản trị để từ đó mà trưởng thành hơn, để sau dịch cả hệ thống quản trị và năng lực quản trị được hoàn thiện, nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao cho Ngành ta.
"Những lúc khó khăn thì lại rất cần đến thi đua. Vì khó hơn thì mới cần đến thi đua, thi đua là để làm tốt hơn. Đơn vị bạn làm tốt ta sẽ làm tốt hơn. Đơn vị bạn nhìn ta làm tốt hơn thì sẽ thi đua làm tốt hơn. Đó là vòng quay không ngừng nghỉ của thi đua", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hội nghị được phát động trực tuyến |
Sáng tạo để đóng góp cùng đất nước vượt qua đại dịch
Trước nhiệm vụ to lớn chiến thắng đại dịch Covid-19, Bộ trưởng đặt ra các câu hỏi cho báo chí và các đơn vị của Ngành.
Đối với báo chí, Bộ trưởng cho biết báo chí truyền thông bây giờ phải làm cho dân hiểu, dân biết, dân tin, dân theo và dân làm. Làm được như vậy là đã tạo ra sức mạnh toàn dân, chống dịch thì đầu tiên là tạo ra nhận thức chung của xã hội để mỗi người dân tự giác làm. "Người dân không theo thì chống dịch không thành công bởi vì chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân".
Bộ trưởng đặt câu hỏi: Báo chí lâu nay có quên việc hướng dẫn người dân làm không? Báo chí truyền thông đã làm gì để khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc? Các em học sinh phải học online nhưng không có sóng di động, không có Internet, không có máy tính, không đủ tiền trả cước viễn thông. Thủ tướng Chính phủ sẽ phát động chương trình "sóng và máy tính cho em" vừa là để học trực tuyến vừa là để thúc đẩy xã hội số. Vậy, Ngành ta sẽ làm gì?
Covid là cú huých thúc đẩy cả xã hội chuyển nhanh sang môi trường số nên nhu cầu về dung lượng, nhất là mạng thông tin di động sẽ tăng cao. Vậy bao giờ chúng ta mới cấp được tần số 4G 5G cho các nhà mạng? Trung tâm công nghệ phòng chống Covid quốc gia đã huy động công sức của hàng ngàn người, đã huy động hàng chục ngàn máy tính ảo, tất cả là sự đóng góp tự nguyện của các DN. Vậy các nền tảng này đã dùng chung, đã kết nối, đã chia sẻ dữ liệu ở tất cả các tỉnh chưa? Tại sao thời công nghệ số mà vẫn còn địa phương vẫn cấp giấy đi làm một cách thủ công?
Cấp xã, phường là cấp cơ sở, mọi việc đều diễn ra ở đây, thành bại là ở đây, quan liêu hay không cũng là ở đây. Tổ chức thực hiện kém hay không cũng là ở đây, vậy mà tại sao mới có 50% xã phường có hội nghị truyền hình 2 chiều?
Chúng ta đã viết nhiều chiến lược và cũng đang viết nhiều chiến lược nữa, nhưng chúng có xuất sắc không, có dẫn dắt được lĩnh vực không? Chúng ta đang nói nhiều đến TMĐT, đến kinh tế số là động lực thúc đẩy chính nhưng chúng ta có sàn TMĐT nội địa nào đủ lớn không? Là đất nước có tới 60% dân số sống ở nông thôn nhưng chúng ta có sàn TMĐT nào cho bà con nông dân không?
Chúng ta coi nền tảng số là lời giải chính cho chuyển đổi số (CĐS) quốc gia nhưng những nền tảng số hiện nay so với các nền tảng xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam thì to hay nhỏ, thì vẫn chính hay phụ? Chúng ta nói CĐS là toàn dân, toàn diện nhưng có bao nhiêu nền tảng số Việt Nam đơn giản, dễ sử dụng như Zalo để có hàng chục triệu người dùng? Để không phải đào tạo mà vẫn dùng được để càng dùng thì càng thích và dùng tiếp chứ không phải dùng xong rồi bỏ.
Theo Bộ trưởng, những câu hỏi đó và hàng loạt câu hỏi khác nữa sẽ kích hoạt phong trào thi đua của ngành TT&TT trong năm nay.
Hưởng ứng phòng trào thi đua ngành TT&TT đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu: "Các cơ quan, đơn vị, DN thuộc ngành tiếp tục có nhiều đề xuất sáng tạo, chung tay, góp sức chia sẻ đồng hành cùng đất nước vượt qua đại dịch".
Phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài; chống là quan trọng, thường xuyên
Nhằm tiếp tục khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nỗ lực vượt khó của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT; với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và góp phần làm cho phong trào thi đua được triển khai rộng khắp, đạt hiệu quả cao, Bộ TT&TT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua đặc biệt "Ngành TT&TT đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"
Phong trào Tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch C-19 với phương châm "phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài; chống là quan trọng, thường xuyên", thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép": vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT.
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", các cơ quan, đơn vị, DN tổ chức hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề, nội dung phù hợp, tạo động lực khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thi đua đẩy lùi sự bùng phát của dịch bệnh, duy trì và thúc đẩy các hoạt động công tác, hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội. Trong đó tập trung thi đua thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ TT&TT về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Đồng thời triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống đại dịch để kiểm soát tốt hơn đại dịch Covid-19.
Thi đua phát huy sáng kiến, giải pháp ổn định, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, huy động các nguồn lực trong toàn Ngành phục vụ công tác phòng, chống đại dịch, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Thi đua đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống của cán bộ, công nhân viên chức, đặc biệt là các gia đình người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế và lực lượng tuyến đầu chống dịch; tiếp tục có biện pháp thiết thực, cụ thể hỗ trợ cho người lao động, nhất là ở vùng có dịch vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đại dịch để đưa thông tin giả, sai sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; gây rối, chống phá nỗ lực phòng, chống dịch của Đảng và Nhà nước.
Thi đua thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những quy định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Xây dựng kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch Covid-19 tại trụ sở Bộ và các cơ quan, đơn vị; triển khai hiệu quả, an toàn Chiến lược vắc-xin phòng Covid-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm sớm đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng.
Và cuối cùng là thi đua đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu, tin tưởng, thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp triển khai./.
Nguồn: ictvietnam.vn
Phát hành bộ tem 100 năm sinh nhạc sỹ Lưu Hữu Phước
Submitted by nlphuong on Tue, 07/09/2021 - 15:30Năm 2021, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quyết định phát hành bộ tem.
Năm 2021, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quyết định phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921- 1989)" gồm 01 mẫu.
Bộ tem có khuôn khổ 43 x 32 (mm) do họa sĩ Tô Minh Trang và Phạm Trung Hà, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 12/9/2021 đến ngày 30/6/2023.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trong những nhạc sĩ đầu đàn, một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam, đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, là một trong những nhạc sĩ đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc - bắt nguồn từ âm nhạc phương Tây. Ông đã trở thành tác giả của những Chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật cao và có giá trị lịch sử: "Thanh niên hành khúc", "Lên đàng", "Hồn tử sĩ", "Giải phóng miền Nam".
Với những đóng góp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất (1987), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996). Ông là Giáo sư, Viện sĩ, nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tư liệu phục vụ công tác thiết kế bộ tem do gia đình nhạc sỹ Lưu Hữu Phước cung cấp và cho phép sử dụng.
Trước đó, để tưởng nhớ và tôn vinh những cống hiến của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới cho nền âm nhạc, nghệ thuật của nhân loại, Bộ TT&TT đã phát hành một số bộ tem:
Bộ tem kỷ niệm 250 năm sinh W.A.Mozart (1756-1791) (MS 946), gồm 1 mẫu, phát hành ngày 01/3/2006 |
Bộ tem kỷ niệm 200 năm sinh Phê-rê-đê-rích Sô-panh (Frédéric Chopin) (22/2/1810 -17/10/1849) (MS 989) gồm 1 mẫu, phát hành ngày 22/2/2010. |
Bộ tem Lút-vích van Bét-thô-ven (1770-1827) (MS 1139), gồm 01 mẫu + 01 blốc, phát hành ngày 16/12/2020. |
Theo ictvietnam.vn
Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 được kết nối trực tuyến tới tuyến xã/phường trên cả nước
Submitted by nlphuong on Thu, 02/09/2021 - 10:21Trong bối cảnh nhiều tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên, Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 được tổ chức trực tuyến vào 9h ngày 01/9/2021 với điểm cầu chính tại Văn phòng Chính phủ (VPCP) và kết nối tới 195 điểm cầu trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh nhiều tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên, Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 được tổ chức trực tuyến vào 9h ngày 01/9/2021 với điểm cầu chính tại Văn phòng Chính phủ (VPCP) và kết nối tới 195 điểm cầu trong nước và quốc tế.
VNPT hoàn thành kết nối các điểm cầu tại tỉnh Bình Phước |
Theo Tập đoàn VNPT, trong 2 ngày vừa qua, đơn vị này đã hoàn thành việc kết nối hội nghị truyền hình trực tuyến để phục vụ Lễ kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh 2/9.
Được Văn phòng Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ Lễ kỷ niệm trọng đại này, ngay sau khi nhận nhiệm vụ, VNPT đã khẩn trương tập trung nguồn lực, nhanh chóng phối hợp với các đơn vị trực thuộc VPCP, Bộ TT&TT để triển khai các phương án kỹ thuật nhằm kết nối hạ tầng hội nghị truyền hình trực tuyến từ Phòng họp chính tầng 2, trụ sở VPCP tới 195 điểm cầu đặt tại trụ sở cơ quan đại diện các Đoàn ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam trong nước và nước ngoài.
VNPT triển khai kết nối tại điểm cầu VPCP |
Cùng với đó, triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 29/8 về việc triển khai kết nối ngay hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, cũng trong 2 ngày 30 - 31/8, Tập đoàn VNPT đã tập trung nguồn lực để triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến với 1.660 điểm cầu tại xã/phường thuộc 14 tỉnh/thành phố phía Nam gồm: Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai, Tiền Giang, Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Long An.
Tính đến thời điểm này, 100% số xã/phường của 14 tỉnh/thành phố trên có hệ thống hội nghị trực tuyến được kết nối với Trung ương, sẵn sàng đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 từ Chính phủ xuống tuyến xã/phường - những "pháo đài" trọng yếu trong cuộc chiến chống COVID-19./.
Theo ictvietnam.vn