CNTT sẽ thay đổi ngành giáo dục như thế nào?

(ICTPress) - Lần đầu tiên một diễn đàn mang tên NEST được tổ chức tại Hong Kong trong tháng 11 gồm 80 thành viên gặp nhau tại một điểm chung là tư duy một cách sáng tạo về tác động của CNTT đối với giáo dục trong một Xã hội kết nối.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao đổi tại diễn đàn NEST

Lần đầu tiên một diễn đàn mang tên NEST do Ericsson tổ chức (http://www.ericsson.com/nestforum/) tại Hong Kong trong tháng 11 gồm 80 thành viên gặp nhau tại một điểm chung là tư duy một cách sáng tạo về tác động của CNTT đối với giáo dục trong một Xã hội kết nối.

Thành phần tham gia diễn đàn NEST đa dạng một cách đặc biệt với sự tham dự của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đoạt giải Nobel Hòa bình, người đồng sáng lập Facebook; Chủ tịch và CEO Ericsson Hans Vestberg, cùng với Đại sứ Hàn Quốc Young-Shim Dho và GS.  Jeffrey Sachs. Ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các nhà giáo dục, CEO của các mạng viễn thông hàng đầu thế giới.

Sự quy tụ của những trái tim và khối óc trí tuệ trên thế giới đã đưa ra những góc nhìn rất tổng quan và thú vị xung quanh ba chủ đề: Vai trò của tiếp cận công nghệ trong việc định hình lại ngành giáo dục, Xác định lại những mô hình giáo dục phù hợp với xu thế Xã hội kết nối và ngành giáo dục có thể hỗ trợ như thế nào đối với sự chuyển động của xã hội.

 Các thiết bị ICT sẽ thay thế sách giáo khoa?

Người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes cho rằng thách thức lớn nhất là tạo nên một nỗ lực tổng thể và đồng bộ để hiện thực các ý tưởng nhằm mang lại lợi ích cho học sinh, sinh viên trên quy mô toàn cầu. Hughes cho rằng "Mức ngân sách mà chính phủ các quốc gia phát triển và đang phát triển dành cho giáo dục là rất lớn, nhưng phần dành cho những chương trình mới và sáng tạo thì lại không nhiều. Sách giáo khoa sẽ không còn nữa. Trong vòng 5 đến 7 năm nữa, sách giáo khoa sẽ không còn là yếu tố cơ bản của giáo dục.". Hughes còn cho rằng sự xuất hiện hàng loạt các thiết bị mới sẽ dần thay thế cho cách học dựa trên đọc sách in. Tới cuối năm 2011, dự kiến 15% dân số Mỹ sẽ sở hữu máy tính bảng và điều này sẽ tạo nên nhu cầu mới về mạng băng rộng và đồng thời mang lại các cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục.

Wikipedia chính xác hơn sách giáo khoa?

GS. Harry Kroto, người được trao giải Nobel Hòa bình trong lĩnh vực hóa học đánh giá Wikipedia có tính chính xác hơn các bản in sách giáo khoa và chi phí thấp hơn nhiều đối với sinh viên và các nhà giáo dục. Trong quá trình chuẩn bị các bài phát biểu tại sáng kiến giáo dục toàn cầu về phương pháp đào tạo cho lĩnh vực khoa học và công nghệ (GEOSET), ông cho biết ông không sử dụng một cuốn sách giáo khoa nào.

Internet làm thay đổi vai trò của giáo viên?

Học sinh ngày nay có thể học tập hiệu quả thông qua Internet và do vậy vai trò của giáo viên cần phải được xác định rõ, giáo sư Sugata Mitra, chuyên về công nghệ trong giáo dục tại Đại học Newscatle ở Anh thừa nhận. Ông đặt ra một câu hỏi rất hay "Nếu Google được xuất hiện trong lớp học thì tại sao cần phải có giáo viên? Và nếu giáo viên có thể thay thế bằng một cái máy thì hãy để điều đó diễn ra." 

Điều kỳ diệu của kết nối

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng "Chúng ta cần nhận thấy điều kỳ diệu của kết nối là liên tục được trải nghiệm những điều thú vị hơn. Chừng nào mục tiêu của chúng ta là làm một điều gì đó nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn, chúng ta không nên sợ về việc chưa có mọi lời giải đáp hoặc sợ vì thử làm một điều gì đó mà điều đó không chắc đã thành công."

Bạn đọc có thể bấm vào link này để xem bộ phim ngắn tóm tắt về sáng kiến này: http://www.ericsson.com/nestforum/hong-kong-2011/redefining-education/top-thinkers-nest-networked-society-forum-179#overlayer|video=0

MV

Tin nổi bật