Syndicate content

Chuyển động ngành

Tinh tế, dịu dàng sắc phượng tím trên tem bưu chính

Bộ tem “Phượng tím” vừa chính thức ra mắt đã ghi “điểm cộng” với công chúng vì nét tinh tế, dịu dàng, đan xen sắc thái cổ kính với hiện đại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người cũng như sự đa dạng khí hậu, sinh học của Việt Nam.

Ngày 30/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Phượng tím” gồm 1 mẫu tem và 1 blốc với giá mặt 4.000 đồng và 15.000 đồng, có khuôn khổ tem 54 x 37 (mm) và khuôn khổ blốc 105 x 80 (mm), được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 30/3/2023 đến ngày 31/12/2024.

Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Quang Vinh thiết kế. Bằng thủ pháp sử dụng màu nước tempera, họa sỹ đã đặc tả cấu trúc loài hoa phượng tím sắc nét và tươi mới, khiến chất liệu này trở nên hấp dẫn, thu hút hơn bởi sắc thái cổ kính và hiện đại đan xen.

Họa sĩ Nguyễn Quang Vinh vui vẻ chia sẻ với Báo Bưu điện Việt Nam: “Phượng tím có tên khoa học Jacaranda mimosifolia, thuộc họ Chùm ớt, là loài cây thân gỗ lớn, tán lá tỏa rộng nhưng cành lá thưa, lá phức bao gồm 2 lần lá kép, hoa hình ống dài mọc thành từng chùm màu tím trông như những quả chuông treo trên cành, rất dễ thương. Tuy cùng tên là “phượng” nhưng nó chả có họ hàng hay gần gũi gì với hoa “phượng vĩ”  quen thuộc nhà mình. Nếu như lá phượng vĩ đầu tròn, hoa như những cánh chim phượng hoàng rực lửa, thì lá phượng tím lại có đầu nhọn với những chùm hoa hình chuông mầu tím. Vẻ đẹp nên thơ của những đường hoa phượng tím đã làm nao lòng biết bao du khách, biến những con phố, bờ hồ bỗng chốc hóa thành những bức tranh lãng mạn mỗi mùa phượng tím nở”.

Cũng theo họa sĩ Vinh, phượng tím có nguồn gốc Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam và được trồng thử nghiệm đầu tiên tại Đà Lạt. Hiện nay, nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam cũng trồng phượng tím để làm cây cảnh đường phố như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Tam Đảo, Lai Châu, Thái Bình… Thế nhưng nhắc tới loài hoa phượng tím, mọi người đều nghĩ ngay về Đà Lạt. Giống như nhắc tới hoa phượng vĩ thì mọi người nghĩ tới Hải Phòng, còn hoa phượng vàng (kim phượng) lại gắn liền với Huế.

Đối với họa sĩ thiết kế, bộ tem “Phượng tím” có nhiều điểm đặc biệt. “Trước hết là về kích thước mẫu tem. Các bộ tem tôi thiết kế đa số khổ vuông, còn bộ tem này lần đầu tiên có khổ chữ nhật. Thứ nữa, sau nhiều lần vẽ tem Tết, đây là lần đầu tiên tôi thử nghiệm vẽ tem hoa theo kiểu minh họa thực vật”, họa sĩ Vinh nhấn mạnh.

Một trong những cái khó của họa sĩ vẽ tem hoa là luôn phải cân bằng giữa vẽ đúng cấu trúc như một nhà khoa học nghiên cứu, lại phải vừa thể hiện bay bổng bằng ngôn ngữ của hội họa.

“Lúc đầu tôi vẽ theo kiểu tả thật từng chi tiết, sau thấy làm thế thì chẳng khác gì một nhà khoa học, thiếu tính sáng tạo, vì vậy, tôi đã lồng thêm sự ước lệ theo mắt của họa sĩ để rõ cá tính họa sĩ vẽ tem cũng như tính nghệ thuật của mẫu tem. Bông hoa phượng tím phải rõ thần thái, cảm xúc mềm mại, tinh tế, chứ không chỉ hiển hiện đầy đủ từng chiếc lá, từng cánh hoa như ở ngoài đời thực. Màu tím của hoa cũng là một thách thức lớn đối với họa sĩ vẽ tem. Loài hoa này không cố định một màu tím, mà màu hoa có sự biến đổi, khi mới nở thì màu tím hồng, sau chuyển màu tím biếc, lúc gần tàn lại chuyển sang tím xanh. Họa sĩ thiết kế phải diễn tả được trên con tem sự chuyển đổi màu sắc từ lúc mới đơm hoa tới khi nở rồi lúc gần tàn, để mọi người hiểu được vòng đời sinh thái của bông hoa. Thú thực là tôi từng rất lo màu tím khi lên tem không được như ý, nhưng rồi may mắn là hoa đã lên đúng màu. Bộ tem đã được nhiều người yêu thích, và đã “cháy hàng” trong ngày ra mắt”, họa sĩ Vinh kể.

Trong câu chuyện với Báo Bưu điện Việt Nam, họa sĩ thiết kế bộ tem “Phượng tím” bộc bạch thêm rằng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào mẫu tem: “Thuở bé tôi từng ở Đà Lạt, mảnh đất của hoa phượng tím. Dấu ấn tuổi thơ của tôi có nhiều kỷ niệm với loài hoa này. Vì thế, trong thiết kế mẫu tem có một phần ký ức của cá nhân, với cảm xúc lãng đãng, mơ màng, muốn để mọi người cùng thăng hoa trong thế giới màu sắc của phượng tím Đà Lạt”.

Cũng chính vì được thiết kế với dồi dào cảm xúc nên bộ tem “Phượng tím” đã được gấp rút hoàn thành mà vẫn thành công hơn mong đợi. Theo chương trình dự kiến phát hành tem lúc đầu, tháng 6/2023 mới là thời điểm phát hành bộ tem “Phượng tím”. Tuy nhiên, tầm tháng 3 – 4 đúng mùa nở rộ của phượng tím, bộ tem đã được đẩy nhanh thời điểm phát hành ngay vào cuối tháng 3.

Để làm phong phú các sản phẩm tem chơi phục vụ người sưu tập, Bưu điện Việt Nam thiết kế 5 con dấu ngày phát hành đầu tiên gắn với 5 địa danh gồm: Hà Nội, Huế, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt.

Bình Minh

OpenLab 3.0 châu Á - TBD thúc đẩy xây dựng APAC kỹ thuật số

OpenLab 3.0 châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trung tâm chung của đổi mới sáng tạo (ĐMST), hợp tác đối tác và thích ứng giải pháp ngành của khu vực mới nhất đã chính thức ra mắt tại Singapore.

OpenLab 3.0 châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã chính thức ra mắt tại Singapore.

Với vai trò là cơ sở cho sự hợp tác hệ sinh thái trong khu vực, OpenLab 3.0 sẽ tập hợp các nhân tài trong ngành và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Mong muốn đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số (CĐS), dự án trị giá 20 triệu USD nhằm mục đích nâng cấp OpenLab 3.0 tại Singapore và phát huy tối đa khả năng trên khắp khu vực APAC và hơn thế nữa. Khai thác các khả năng của nền tảng, Huawei hợp tác với các đối tác địa phương để tạo ra các giải pháp dựa trên kịch bản sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm, chẳng hạn như khuôn viên thông minh và lớp học thông minh.

Dựa trên lợi thế về công nghệ mạng lưới, lưu trữ, quang học và không dây tiên tiến, cũng như năng lực dẫn đầu về đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), Huawei tiếp tục hợp tác với các đối tác để xây dựng một hệ sinh thái, thúc đẩy quá trình CĐS trong dịch vụ công, tài chính, vận tải, năng lượng và nhiều ngành công nghiệp hơn, nâng cao vai trò của Singapore hơn nữa với tư cách là trung tâm đổi mới sáng tạo liên tục của khu vực.

Ông Nicholas Ma, Chủ tịch Nhóm kinh doanh giải pháp Doanh nghiệp Huawei APAC cho biết: “Nền kinh tế số đang phát triển bùng nổ ở APAC, mang đến các dịch vụ và ứng dụng sáng tạo mới. Để đẩy nhanh quá trình CĐS của các ngành, cần phải có một hệ sinh thái ngành cởi mở và đa dạng hơn. OpenLab 3.0 là một nền tảng công nghệ toàn cầu dành cho các đối tác địa phương, khách hàng và các tổ chức giáo dục đại học ở APAC. Nó khám phá các giải pháp chung dựa trên nhu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau và liên tục đóng góp vào việc xây dựng APAC kỹ thuật số”.

Trong khi đó, chia sẻ về mô hình phát triển tài năng PIPES, ông Jun Zhang, Chủ tịch Truyền thông và Đối ngoại của Huawei APAC cho biết: "Đại diện cho nền tảng (Platform), ĐMST (Innovation), tính chuyên nghiệp (Professionalism), Kinh nghiệm (Experience) và kỹ năng (skills), PIPES cung cấp các chương trình tài năng cụ thể tập trung cho từng cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái tài năng toàn diện ở APAC. OpenLab 3.0, một nền tảng cho sự đổi mới, trải nghiệm và chia sẻ bí quyết, thể hiện cam kết lấy nhân tài làm trọng tâm của chúng tôi và được thiết lập để nổi lên như một trung tâm quan trọng để đào tạo nhân tài trên toàn khu vực”.

Chính thức ra mắt vào năm 2016 đến nay, Huawei OpenLab tại Singapore đã chào đón hơn 6.000 khách tham quan trong ngành từ khu vực APAC, thúc đẩy sự hợp tác với hơn 100 đối tác để tạo ra các giải pháp lấy khách hàng làm trọng tâm. Đến nay, Huawei đã thành lập OpenLabs trên toàn cầu, tại Tô Châu, Munich, Istanbul, Dubai và hơn thế nữa, để cùng phát triển và tung ra các công nghệ và giải pháp với hơn 400 đối tác trên toàn thế giới.

ND


Bộ sách quý về biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 06 cuốn, do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các học giả, nhà sử học và các nhân chứng lịch sử biên soạn, xuất bản và phát hành.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023), Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu tới quý bạn đọc bộ sách về biển, đảo Việt Nam, có sức tuyên truyền mạnh mẽ tới đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Kỷ yếu Trường Sa

Cuốn sách do UBND huyện Hoàng Sa, TP. Đà Nẵng phối hợp với các học giả, nhà sử học danh tiếng và các nhân chứng lịch sử biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm 04 phần chính: 

Hoàng Sa chủ quyền Việt Nam bắt đầu là bức ảnh bia chủ quyền ghi bằng chữ Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc Đại Nam. Quần đảo Hoàng Sa 1816. Tiếp theo, là trích bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”; Sau đó là hàng loạt tài liệu tổng hợp khẳng định vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sự có mặt của người dân và sự chiếm hữu lâu đời, liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa đã hệ thống lại các văn bản về quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa trước và sau năm 1975 trong đó có những văn bản quý hiếm, quan trọng lần đầu tiên được công bố nhằm khẳng định sự liên tục trong quá trình quản lý hành chính của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đồng thời, còn giới thiệu 40 bức ảnh chọn lọc phản ánh sinh động hoạt động hướng về biển đảo quê hương của cán bộ, nhân dân huyện Hoàng Sa.

Huyện Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử được xem là nội dung độc đáo của Kỷ yếu, thu hút sự quan tâm của nhiều người, bởi đã tập hợp được hình ảnh và bút tích của 24 nhân chứng lịch sử và đương đại từng sống, chiến đấu trên mảnh đất - vùng biển Hoàng Sa.

Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa mộc mạc, chân tình và sâu lắng: “Hoàng Sa luôn trong trái tim tôi”, “Hoàng Sa và Trường Sa sẽ mãi thuộc về dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta”, “Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Hoàng Sa luôn ở trong Tim và sẽ ở trong Tay của dân tộc Việt Nam”,… 

Ngoài ra, cuốn sách còn có 04 phụ lục gồm: Tài liệu, thư tịch cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa; Quần đảo Hoàng Sa trong Châu bản triều Minh Mạng và Thiệu Trị; 16 Bản đồ Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau 1975; Một số bài báo và trang sách viết về Hoàng Sa.

Lãnh thổ Việt Nam - Lịch sử và pháp lý 

Cuốn sách của tác giả, TS. Trần Công Trục, bao gồm những kiến thức về lãnh thổ, sự phân chia biên giới lãnh thổ của Việt Nam, hiện trạng biên giới lãnh thổ đất liền cũng như trên biển; đặc biệt đã đề cập sâu về vấn đề Biển Đông và những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Từ đó, phân tích, trình bày một cách hệ thống, khái quát và khoa học các hệ quy chiếu pháp lý khác nhau để giải quyết các tranh chấp khác nhau liên quan đến biên giới, lãnh thổ, phân định biển, áp dụng và giải thích Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển (UNCLOS).

Những thông tin chính xác và những bài học bổ ích trong cuốn sách khi càng ngày càng được lan tỏa tới người đọc, đặc biệt là các thế hệ trẻ đang kế tục gánh vác sứ mệnh sẽ truyền thêm lòng quyết tâm, sự kiên quyết đấu tranh gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền và các quyền hợp pháp trong phạm vi lãnh thổ đó, đồng thời, đưa ra được những quyết định đúng đắn nhằm kiên trì giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp, phục vụ cho mục tiêu góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

Biển Đông luận bàn của các học giả trên thế giới

Cuốn sách do tác giả Lê Toan sưu tầm và tuyển chọn, gồm 2 phần: Địa chính trị Biển Đông, nghĩa vụ, lợi ích và chiến lược của các nước liên quan, Biển Đông: Những vấn đề và giải pháp, lựa chọn những công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã được trình bày trong các Hội thảo khoa học ở Việt Nam và trên thế giới, đã đăng tải trên nhiều loại hình ấn phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là chuyên trang Nghiên cứu Biển Đông:

Bộ sách được lựa chọn, tổ chức thẩm định, biên dịch, giới thiệu những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên hai bình diện trên, phục vụ các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề này – vấn đề chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, vấn đề an nguy của quốc gia dân tộc.

Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông 

Cuốn sách của TS. Trần Công Trục, khẳng định những chứng tích của Việt Nam trên Biển Đông, góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng là một cách khẳng định với thế giới về lập trường vững vàng cũng như quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước của nhân dân ta. Cuốn sách gồm 4 phần: Vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông; Việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Tranh chấp Biển Đông: Thực trạng và giải pháp.

Phần phụ lục gồm các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; các bài nghiên cứu về Biển Đông của các nhà khoa học.

Sách ảnh Đến với Trường Sa

Để giúp độc giả hiểu thêm về quần đảo Trường Sa, dự án ảnh “Trường Sa - Việt Nam có một nơi thiêng liêng và đẹp như thế” do Quân chủng Hải quân và Thông tấn xã Việt Nam chủ trì đã chính thức được triển khai từ tháng 3/2012. Với hàng chục chuyến công tác đến Trường Sa được các thành viên của dự án thực hiện trong 3 năm vừa qua, đã xây dựng nên một kho tư liệu quý giá, ghi lại những khoảnh khắc đẹp của Trường Sa.

Chỉ có tình yêu nồng nàn, da diết và tinh thần trách nhiệm cao đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mới thôi thúc nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc, nhà báo Nguyễn Hồng Kỳ cùng nhóm thành viên có ý tưởng và làm nên cuốn sách ảnh “Đến với Trường Sa” sau những trải nghiệm thực tế tại nơi đây.

Cuốn sách ảnh song ngữ Việt - Anh, được xuất bản dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo trung ương cùng sự phối hợp của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân, Thông tấn xã Việt Nam. Nội dung cuốn sách tập hợp hơn 500 bức ảnh mới nhất về Trường Sa; trong đó Trường Sa hiện lên dưới những góc nhìn mới lạ, sống động thậm chí ngỡ ngàng vì vẻ đẹp, sức hấp dẫn nơi địa đầu sóng gió này.

Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng Trung Quốc độc chiếm biển Đông

Cuốn sách được GS.TS Trần Ngọc Vương (chủ biên), TS Trần Công Trục  - TS Đinh Hoàng Thắng biên soạn và xuất bản nhằm giúp cho độc giả có được những hiểu biết trung thực, khách quan về Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, từ đó phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng biển và ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cuốn sách gồm 3 phần: Lộ trình hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông; Cơ sở lịch sử - pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vi phạm của Trung Quốc nhìn từ luật pháp quốc tế; Quan điểm của Việt Nam và dư luận thế giới trước tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

 ND

Bộ sách về cuộc thi viết thư quốc tế UPU

Được tổ chức thường niên, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc thi và trở thành một hoạt động thu hút hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm.

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu viết bài dự thi đúng và hay, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chỉ đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Nhà xuất bản TT&TT phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng xuất bản, giới thiệu 02 cuốn sách:

Vì một rái đất an lành

Cuốn sách tập hợp những bức thư đoạt giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51. Với chủ đề “Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu” - đây là vấn đề cấp thiết đang được cả nhân loại quan tâm.

Thông qua chủ đề này, mỗi bài viết các em học sinh đã đưa ra các ý tưởng, sáng kiến cũng như mong muốn nhằm đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái đất. Bên cạnh đó, các em cũng bày tỏ những kiến nghị của mình đối với các nhà lãnh đạo các quốc gia, những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội nhằm chung tay giải quyết các vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Nội dung cuốn sách gồm 03 bài Vàng, Bạc, Đồng quốc tế - Nhất quốc gia và 39 bài đoạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích quốc gia. Ngoài ra, phần phụ lục còn giới thiệu Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 (năm 2022) của Việt Nam và Quyết định về việc công nhận kết quả Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 (năm 2022) của Việt Nam (kèm theo Danh sách đoạt Giải).

Các bức thư hay nhất thế giới

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU (1971-2021), Văn phòng Quốc tế UPU đã phát hành ấn phẩm tập hợp 53 bức thư đạt giải Nhất quốc tế tại các Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU và bình chọn ra bức thư hay nhất trong số đó.

Nội dung cuốn sách không chỉ giới thiệu nguyên tác 53 bức thư như những viên ngọc sáng lấp lánh sắc màu mà còn đem đến cho người đọc những ý tưởng, cảm xúc chân thật, các chi tiết ấn tượng nhất của mỗi bức thư.

Mỗi bức thư sẽ mang lại cho các em những cảm nhận đặc biệt, giúp các em trau dồi khả năng cảm thụ văn học, nâng cao kỹ năng viết thư, viết văn, phát huy sự sáng tạo tìm tòi, tư duy phong phú; từ đó góp phần giáo dục các em về nhân cách, trí tuệ, nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Ngoài ra, Nhà xuất bản hiện đang phát hành các sách UPU được xuất bản hàng năm như sau:

Những cánh thư truyền cảm hứng đẩy lùi đại dịch Covid - 19 - Các bài đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50” (xuất bản năm 2021);

Thông điệp trẻ gửi người lớn về thế giới chúng ta đang sống - Những bài đoạt giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49” (xuất bản năm 2020);

- “Cánh thư xanh nâng những ước mơ hồng - Những bức thư đoạt giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 45” (xuất bản năm 2016);  

- “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết AIDS - Những bức thư đoạt giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 39” (xuất bản năm 2010).

ND

Bộ sách về chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

CĐS tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi tổng thể và toàn diện con người về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình CĐSquốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) (trực thuộc Bộ TT&TT - cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình) tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia thực hiện mua bản quyền, dịch và tái bản bộ sách về CĐS.

Bộ sách gồm 9 cuốn như sau:

Bộ sách căn bản về CĐS - CĐS thế nào?

Nhận thức về CĐS liên quan đến hai vấn đề chính: “CĐS là gì và vì sao phải làm?” và “làm CĐSthế nào?”. Trong khi vấn đề thứ nhất được nói đến nhiều thời gian qua, những câu hỏi của vấn đề thứ hai như “cần làm gì để CĐS?”, “phải bắt đầu từ đâu?”, “ai làm CĐS?”, “thành bại của CĐS vì sao?”, “tổ chức việc thực hiện CĐS thế nào?”… vẫn đang rất cần được trả lời và làm rõ.

Nội dung cuốn sách “Bộ sách căn bản về CĐS: CĐS thế nào?” của các tác giả Hồ Tú Bảo - Nguyễn Nhật Quang sẽ giúp trả lời các câu hỏi đó. Cuốn sách được chia thành sáu chương. Chương Một tóm tắt những khái niệm và vấn đề cơ bản của chuyển đổi. Chương 2 giới thiệu phương pháp luận ST-235. Bốn chương tiếp theo trình bày về làm CĐSquốc gia, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, các địa phương và DN nhìn theo phương pháp luận ST-235.

Bộ sách căn bản về CĐS – Hỏi đáp về CĐS 

Nội dung cuốn sách của các tác giả Nguyễn Huy Dũng, Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang được thiết kế với 200 câu hỏi - đáp, mỗi câu hỏi về một vấn đề của chuyển đổi số, và câu trả lời thường đi cùng ví dụ minh họa, với cố gắng diễn giải đơn giản nhất có thể.

Các câu hỏi được chia thành 5 phần, gồm: Câu hỏi chung về CĐS; Đột phá của AI và công nghệ số; Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số. Câu hỏi trong mỗi phần tiếp tục được gộp theo nhóm vấn đề chuyển đổi số đặt ra là gì, tại sao, thế nào, bao giờ, ai liên quan…

Với những nhận thức và kinh nghiệm nhiều năm tìm hiểu về chuyển đổi số, nhóm tác giả đã đưa ra những chia sẻ, trao đổi, gợi mở để từ đó mỗi người, mỗi tổ chức tự tìm lấy câu trả lời của chính mình, nhận thức được vấn đề của mình để vạch được lộ trình, kế hoạch hành động để CĐS thành công.

Cẩm nang về CĐS 

Cuốn Cẩm nang của Bộ TT&TT được cấu trúc theo 4 nhóm vấn đề cụ thể, đó là: CĐS cơ bản, CĐS dành cho người dân, CĐS cho DN, CĐS cho cơ quan Nhà nước.

Nội dung được trình bày dưới dạng hỏi - đáp, tóm lược những điều cơ bản nhất về chuyển đổi số; cung cấp cho độc giả một khối kiến thức khá đầy đủ và toàn diện về hành trình chuyển đổi số của người dân, DN, đến cơ quan nhà nước, nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Phần cuối cuốn sách là nội dung 365 câu trích dẫn về CĐS. 

CĐS trong giáo dục

Cuốn sách của các tác giả TS. Hoàng Sỹ Tương, GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Nguyễn Thị Loan đề cập đến khía cạnh CĐS giáo dục đại học với những kiến thức chung nhất như giáo dục 4.0, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thư viện số, công nghệ thực tế ảo, blockchain để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, thấu đáo hơn về những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng ứng dụng các công nghệ mới này trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hiện nay.

25 xu hướng công nghệ định hình cách mạng công nghiệp 4.0

Cuốn sách của tác giả Bernard Marr - một trong những người có sách bán chạy nhất thế giới, là nhà tương lai học, cố vấn chiến lược kinh doanh, công nghệ cho nhiều tổ chức hàng đầu thế giới như Microsoft, Google và Liên hợp quốc.

Với cuốn sách này, tác giả muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan dễ hiểu, cập nhật về các công nghệ then chốt làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phác thảo cách các DNngày nay sử dụng chúng trong thực tế, cũng như cung cấp một số lời khuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và tổ chức cho sự chuyển đổi mà chúng mang lại.

Internet vạn vật (IoT): CĐS hay là chết

Cuốn sách được viết bởi tác giả Nicolas Windpassinger - hiện là Phó Chủ tịch toàn cầu của Chương trình đối tác EcoXpertTM của Schneider Electric, là người tiên phong về tòa nhà thông minh và Internet vạn vật.

Nội dung cuốn sách nêu bật giá trị của IoT và việc CĐS đã và đang làm thay đổi rất nhiều thị trường và DN, giúp cho các nhà lãnh đạo nhận thức được thay đổi này, hiểu và tận dụng dụng lợi thế của chúng để phát triển và vượt lên đối thủ cạnh tranh, dẫn đầu trong chính thị trường của mình.

Nicolas Windpassinger đã phân tích hiện tượng chuyển đổi số từ công nghệ đến mô hình kinh doanh, từ các tổ chức am hiểu kỹ thuật số đến các chiến lược, tất cả đều theo một phương pháp tinh tế và độc đáo mà ông đã phát triển. Ông đưa ra đánh giá những tiềm năng và hứa hẹn của IoT, cũng như cách để chuẩn bị chiến lược chuyển đổi số một cách thành công cho tất cả các DN.

Đặc biệt nội dung sách giới thiệu cụ thể chiến lược CĐS giúp các DNtham khảo để vận dụng cho mình, gồm các bước: từ chiến lược, lập danh mục đầu tư đến chuyển đổi mô hình kinh doanh và tổ chức. Cuốn sách là cẩm nang thiết thực về CĐS, giúp các tổ chức, DN của Việt Nam nắm bắt được cơ hội và thực hiện CĐS thành công, cùng nhau xây dựng một Việt Nam hùng cường.

CĐS đến cốt lõi – nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, DN và chính bản thân bạn 

Cuốn sách của tác giả Mark Raskino trình bày định hướng và phương pháp chuyển đổi số đến cốt lõi để nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân các nhà quản lý; giúp các nhà lãnh đạo DNhiểu tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số đối với ngành nghề, DNcủa họ cũng như phong cách lãnh đạo và thực tiễn.

Dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 30 giám đốc điều hành cấp cao hàng đầu tại một số công ty và tổ chức chính phủ quyền lực nhất thế giới, bao gồm GE, Ford, Tory Burch, Babolat, McDonalds, Publicis…, cuốn sách này cung cấp những hiểu biết thực tế từ những người đi đầu về ứng dụng kỹ thuật số.

Các tác giả kết hợp nghiên cứu khảo sát toàn cầu về CIO và CEO hàng năm của Gartner, đồng thời áp dụng kiến thức sâu sắc và hiểu biết định tính mà họ có được với tư cách là các học viên, nhà nghiên cứu quản lý và cố vấn trong nhiều thập kỷ trong DN. Trên hết, Raskino và Waller muốn các công ty và các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ hiểu được tác động đầy đủ của thay đổi kỹ thuật số và tích hợp nó vào cốt lõi DNcủa họ.

IoT (Internet vạn vật) – Kiến trúc IoT, IoT công nghiệp và công nghiệp 4.0, IoT tổ ong

Nội dung của cuốn sách của tác giả TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng cung cấp các nội dung cơ bản về IoT như: kiến trúc IoT, IoT công nghiệp và công nghiệp 4.0, IoT tổ ong và rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của IoT,... Cuộc cách mạng này sẽ mở đầu cho kỷ nguyên tưởng tượng (Imagination Age) trong đó sáng tạo và trí tưởng tượng sẽ là những động lực đầu tiên tạo nên giá trị kinh tế.

Tiền di động để thúc đẩy tài chính toàn diện

Cuốn sách sẽ giúp các nhà quản lý, các DN viễn thông có được cách nhìn toàn diện để triển khai dịch vụ tiền di động ở Việt Nam, nơi có độ phủ sóng mạng di động 3G và 4G lên tới 99,8% dân số, với các nội dung về chính sách và quản lý thực thi tiền di động; thực trạng ngành tiền di động năm 2018, 2019; Chứng chỉ tiền di động GSMA với 8 nguyên tắc chính trong chứng chỉ tiền di động và mô hình triển khai chính sách tiền di động ở Kenya, Philippines.

Cuốn sách được được tổng hợp và biên soạn bởi tổ chức GSMA (Hiệp hội Di động Toàn cầu) đại diện cho lợi ích của các nhà khai thác mạng di động trên toàn thế giới sẽ rất hữu ích cho người dân trong quá trình phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế không dùng tiền mặt.

ND 

Cuốn sách cung cấp kiến thức và hiểu biết thực tế về những công nghệ cốt lõi

Cuốn sách “25 xu hướng công nghệ định hình cuộc cách mạng 4.0” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) xuất bản mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, cập nhật về các công nghệ mới cũng như tầm quan trọng và tác động của công nghệ trong thực tiễn.

Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống và đang được xem là chìa khóa quan trọng giúp con người, doanh nghiệp (DN), nền kinh tế thích ứng và bứt phá sau đại dịch.

Trên thế giới, dòng chảy công nghệ cứ liên tục thay đổi từng ngày, từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây, vì vậy việc nắm bắt xu hướng công nghệ mới trở nên hết sức cần thiết để quyết định tính cạnh tranh của các DN trong tương lai.

Với sự phát triển nhanh chóng đó, chúng ta không khỏi bị choáng ngợp bởi các công nghệ đáng kinh ngạc như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), ô tô tự lái, in 3D, blockchain, hệ gen tiên tiến và thực tế mở rộng cùng với các xu hướng công nghệ khác.

Và chúng ta băn khoăn liệu mình đã thực sự nhận thức được chiều sâu, sự thay đổi và phát triển mới nhất của các công nghệ kể trên cũng như khả năng áp dụng vào thực tế của nó không?

Vậy thì “25 xu hướng công nghệ định hình cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” (Tên nguyên bản: Tech trends in practice The 25 technologies that are driving the 4th industrial revolution) chính là cuốn sách mà bạn đang chờ đợi!

Nắm bắt được những trăn trở của độc giả quan tâm đến công nghệ, Nhà xuất bản TT&TT đã nghiên cứu, lựa chọn mua bản quyền và xuất bản cuốn sách được viết bởi Bernard Marr - một trong những tác giả có sách bán chạy nhất thế giới, là nhà tương lai học, cố vấn chiến lược kinh doanh, công nghệ cho nhiều tổ chức hàng đầu thế giới như Microsoft, Google và Liên Hợp Quốc.

Với lối diễn đạt cô đọng, ngắn gọn nhưng rất chặt chẽ, dễ hiểu, tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, cập nhật về các công nghệ chủ chốt và phác thảo cách các DN ngày nay sử dụng chúng trong thực tế, cách chúng đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển cũng như cung cấp một số lời khuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và tổ chức cho sự chuyển đổi mà chúng mang lại.

25 xu hướng là 25 công nghệ khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều được giới thiệu, trình bày theo một trật tự duy nhất là đi từ khái niệm sơ lược, kế đó là phân tích, lập luận để đưa ra khái niệm chính thức.

Khi đã nắm bắt được khái niệm, độc giả sẽ đến với tiếp điểm mà ở đó, việc ứng dụng các xu hướng trong cuộc sống sẽ được hiển hiện rõ rệt.

Ví dụ như: ứng dụng AI trong các trò chơi, sách, âm nhạc; chuyển đổi cách thức kinh doanh, nhà thông minh, văn phòng thông minh, quần áo thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị cải thiện vận động…

Ngoài ra, phần tài liệu tham khảo cũng được tác giả thể hiện chi tiết cho từng xu hướng để bạn đọc có thể thấy rõ công nghệ đó đang được triển khai ở đâu, như thế nào và ai là người khởi xướng.

Qua những khảo sát và ví dụ cụ thể, cuốn sách sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo kiến thức và hiểu biết thực tế về những công nghệ cốt lõi. Công nghệ sáng tạo cùng khả năng bất tận của con người trong việc cải tiến công nghệ mới sẽ tạo ra tăng trưởng cho các mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nếu bám đúng trọng tâm của các xu hướng.

Do vậy, kể cả khi bạn không phải là chuyên gia, nhưng nếu bạn quan tâm đến truyền thông, ô tô, công nghệ, Internet, biết cụm từ “thực tế tăng cường”, đã nghe nói về bitcoin hoặc ô tô tự lái, bạn sẽ thích cuốn sách này nhiều hơn bạn mong đợi.

Cuốn sách hứa hẹn sẽ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo tổ chức, DN cũng như bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực công nghệ hiểu được tầm quan trọng của công nghệ, xu hướng của công nghệ, tác động của công nghệ và ứng dụng của công nghệ trong thực tiễn. Từ đó, nắm bắt được các cơ hội một cách kịp thời cũng như phải tự thay đổi chính bản thân mình để vượt lên và bứt phá trong thời đại Công nghệ 4.0.

ND

Thêm tác phẩm về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Bộ sách “Võ Văn Kiệt-Trí tuệ và sáng tạo” là dạng sách viết về lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhưng khác với nhiều cuốn sách cùng chủ đề, tác phẩm được viết dưới dạng truyện về nhân vật lịch sử, trình bày theo lối kể chuyện, với lời văn bình dị, đồng thời, tập trung lột tả tâm trạng nhân vật…, do đó, người đọc không cảm thấy khô khan.

Bộ sách “Võ Văn Kiệt-Trí tuệ và sáng tạo”.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt bộ sách “Võ Văn Kiệt-Trí tuệ và sáng tạo” của tác giả Hoàng Lại Giang. Đây là một trong những tác phẩm về đồng chí Võ Văn Kiệt được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí (23/11/1922-23/11/2022).

Theo Nhà xuất Chính trị Quốc gia Sự thật, bộ sách “Võ Văn Kiệt-Trí tuệ và sáng tạo” được tác giả Hoàng Lại Giang biên soạn dưới dạng truyện về nhân vật lịch sử, đã khắc họa tương đối đầy đủ, toàn diện cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt đã làm nổi bật “trí tuệ” và sự “sáng tạo” trong giải quyết các nhiệm vụ cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt, cả trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược cũng như trong thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới và hội nhập.

Bộ sách được chia làm 3 tập tương ứng với những chặng đường lớn trong cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt.

Tập 1 với tựa đề “Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam” đã tái hiện chặng đường đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt-từ khởi nghĩa Nam Kỳ đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam năm 1954 được ký kết.

Tập 2 “Từ Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đến ngày 30/4/1975”, tác giả Hoàng Lại Giang tái hiện chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Tập 3 mang tên “Thực tiễn và sáng tạo”, tác giả tái hiện về chặng đường hoạt động đầy năng động, sáng tạo của đồng chí Võ Văn Kiệt từ sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đến khi đồng chí nghỉ hưu.

Bản thảo bộ sách được hoàn thành vào năm 2005. Nội dung bộ sách được nhà văn Hoàng Lại Giang xây dựng theo lời kể của chính đồng chí Võ Văn Kiệt. Sau khi viết xong, toàn bộ bản thảo đã được tác giả gửi cho đồng chí Võ Văn Kiệt xem và góp ý, chỉnh sửa.

 

Bộ sách “Võ Văn Kiệt-Trí tuệ và sáng tạo” có nhiều điểm khá nổi bật.

Thứ nhất, cũng là dạng sách viết về lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng bộ sách được viết dưới dạng truyện về nhân vật lịch sử, trình bày theo lối kể chuyện, với lời văn bình dị, đồng thời, tập trung lột tả tâm trạng nhân vật…, do đó, người đọc sẽ không cảm thấy khô khan như những cuốn sách khác cùng chủ đề.

Thứ hai, với dung lượng xấp xỉ 1.000 trang, bộ sách đã tái hiện tương đối toàn diện cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt.

Qua bộ sách, người đọc sẽ thấy được quá trình rèn luyện, trưởng thành của đồng chí Võ Văn Kiệt từ lúc là chàng thanh niên trẻ Phan Văn Hòa cho tới ngày ông thôi làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và rời Hà Nội trở vào Nam năm 2001.

Thứ ba, với chủ đề là “trí tuệ và sáng tạo”, bộ sách đã khai thác nhiều chi tiết nhằm khắc họa chân dung đồng chí Võ Văn Kiệt với một số điểm nổi bật như: Là một con người thực tiễn; con người năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm; người biết quý trọng nhân tài, quy tụ nhân tài và là người có tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Có thể nói, đây là một bộ “tổng tập” tương đối đầy đủ, toàn diện về cuộc đời đồng chí Võ Văn Kiệt. Điều đặc biệt hơn là nội dung bộ sách được tác giả xây dựng theo lời kể của chính đồng chí Võ Văn Kiệt, do đó, người đọc sẽ tìm thấy trong bộ sách nhiều sự kiện, chi tiết mới, thú vị gắn với cuộc đời, sự nghiệp của một nhà lãnh đạo suốt đời vì nước vì dân. 

https://nhandan.vn/them-tac-pham-ve-co-thu-tuong-vo-van-kiet-post736633.html

Việt Nam tăng 7 bậc về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Ngày 28/12, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 cho thấy Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN.

Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index) năm 2022 vừa được công bố.

Kết quả vừa được công bố trong báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index) năm 2022” do Oxford Insights (Vương quốc Anh) thực hiện. Đây là lần thứ 5 báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau bốn lần vào năm 2017, 2019, 2020 và 2021.

Báo cáo đánh giá sự sẵn sàng AI của chính phủ từ 181 quốc gia trong việc khai thác những ứng dụng của AI để vận hành và cung cấp dịch vụ của mình. Chỉ số được sử dụng như một công cụ để so sánh tình trạng hiện tại về mức độ sẵn sàng cho AI của chính phủ ở các quốc gia so sánh với các nước trong khu vực trên toàn cầu để học tập kinh nghiệm hữu ích phát triển.

Phương pháp đánh giá năm 2022 sử dụng 39 chỉ số trên ba trụ cột (chính phủ, trình độ công nghệ, hạ tầng và dữ liệu) với 10 khía cạnh thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, tính sẵn sàng của dữ liệu, tính đại diện của dữ liệu, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới, quy mô, khả năng thích ứng, năng lực kỹ thuật số, quản trị và đạo đức, tầm nhìn.

Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index) năm 2022.

Trong lần đánh giá này, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 trong ASEAN (tăng 7 bậc so với với năm 2021 theo xếp hạng trên thế giới là 62/160).

 

Điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 53,96 (tăng so với năm 2021 là 51,82), vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới (44,61).

Trình độ công nghệ trong toàn khu vực Đông Á đang ngày càng phát triển. Theo số liệu có 9 quốc gia Đông Á có công ty kỳ lân (công ty trị giá hơn 1 tỷ USD) trong năm nay, so với 6 công ty trong báo cáo xếp hạng năm ngoái.

Philippines, Việt Nam và Malaysia đều có thêm công ty đáp ứng điều kiện trên. Theo nhận định đây là khu vực có vị trí tốt cho sự phát triển của ngành công nghệ bởi dân số trẻ, có kỹ năng kỹ thuật số cao, có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số.

https://nhandan.vn/viet-nam-tang-7-bac-ve-chi-so-san-sang-tri-tue-nhan-tao-toan-cau-post732182.html

Đà Nẵng diễn tập thực chiến ứng cứu xử lý sự cố ATTT trên hệ thống đang vận hành

Lãnh đạo Sở TT&TT Đà Nẵng cùng lãnh đạo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và truyền thông trực tiếp có mặt tại hội trường để giám sát và chỉ đạo hoạt động diễn tập.

Diễn tập thật trên hệ thống thật, không có kịch bản trước

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố ATTT mạng Việt Nam và Chỉ thị số 60/CT-BTTTT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng, Sở TT&TT Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không giang mạng Việt Nam (VNCERT) tổ chức Diễn tập thực chiến ứng cứu xử lý sự cố ATTT tại TP. Đà Nẵng vào ngày 19 - 20/12/2022.

Tham gia diễn tập có đại diện của Lữ đoàn 3 - Bộ Tư lệnh 86, Công an thành phố, Phòng PA05 - Công an thành phố, đại diện các Sở TT&TT khu vực miền Trung, các cán bộ chuyên trách CNTT/ATTT của các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành, các quận, huyện, các cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp (DN) hạ tầng kỹ thuật quan trọng, các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Diễn tập thực chiến thực hiện trên hệ thống thật của thành phố, không có kịch bản trước nhưng được quy định về mục tiêu, đối tượng tham gia, công cụ sử dụng, mức độ khai thác và thời gian diễn ra nhằm hạn chế rủi ro. Các đội tấn công (red team) sẽ triển khai các phương thức tấn công đối với mô hình hệ thống được lựa chọn và đội phòng thủ (blue team) sẽ tổ chức các giải pháp ứng phó trước các sự cố tấn công vào các hệ thống thông tin của thành phố. Các đội red team bao gồm các cán bộ ATTT của các cơ quan, đơn vị và triển khai các phương thức tấn công tuân thủ theo Quy chế, nội quy diễn tập do Ban Tổ chức ban hành. Các đội blue team bao gồm các cán bộ kỹ thuật, đội ứng cứu sự cố ATTT của thành phố.

Thông qua hoạt động diễn tập, các đội ngũ ứng cứu sự cố có cơ hội được thực hành các công cụ, giải pháp đã biết vào thực tế thực hiện tấn công và phòng thủ, bảo vệ các hệ thống thông tin đang vận hành của thành phố. Hoạt động này thường xuyên sẽ giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự. Diễn tập thực chiến giúp phát hiện kịp thời các điểm yếu, lỗ hổng của hệ thống kỹ thuật, của các quy trình đang được áp dụng, cũng như sai sót, hạn chế của các công nghệ đang sử dụng.

Vì vậy, các hoạt động diễn tập nên được duy trì thường xuyên, qua đó kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố được cọ sát, rèn luyện và cải tiến nâng cao, sẵn sàng ứng phó trước các cuộc tấn công trong thực tế.

Các chuyên gia của VNCERT/CC có hướng dẫn chi tiết phương pháp, phạm vi, cách thức cho từng đội tham gia. Trong nhiều năm qua, VNCERT/CC đã luôn đồng hành cùng Sở TT&TT Đà Nẵng trong các hoạt động đào tạo, diễn tập ATTT. Sở TT&TT Đà Nẵng là đơn vị đứng đầu các địa phương trên cả nước trong bảng xếp hạng chỉ số về CĐS năm 2021.

Ông Lê Công Phú: Để sẵn sàng các phương án chủ động ứng phó khi tấn công xảy ra, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ thì các hoạt động diễn tập thực chiến cần được duy trì

Ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc VNCERT/CC nhấn mạnh: "Để sẵn sàng các phương án chủ động ứng phó khi tấn công xảy ra, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ thì các hoạt động diễn tập thực chiến cần được duy trì thường xuyên, qua đó kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố được cọ sát, rèn luyện và cải tiến nâng cao, đồng thời những sai sót và hạn chế về công nghệ, quy trình được phát hiện kịp thời để tinh chỉnh. Nâng cao năng lực tổng thể, sẵn sàng ứng phó trước các cuộc tấn công trong thực tế".

ATTT mạng có tầm quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh và CĐS

Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã quán triệt quan điểm ATTT mạng là trụ cột quan trọng, yếu tố then chốt, xuyên suốt để tạo lập niềm tin số, đảm bảo thực hiện CĐS thành công. Trước tình hình ATTT mạng trong nước và quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, ngày 13/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố ATTT mạng Việt Nam; theo đó chỉ đạo hoạt động ứng cứu sự cố ATTT mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động và tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 năm/lần nhằm đánh giá khả năng phòng ngừa xâm nhập và khả năng phát hiện kịp thời các điểm yếu về quy trình, công nghệ, con người.

Ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng đánh giá cao kết quả của hoạt động diễn tập thực chiến và mong muốn sẽ tổ chức 3 cuộc/năm trong thời gian tới.

Theo ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng: "Thành phố đã nhận thức vị trí, tầm quan trọng của ATTT mạng, xem là hạ tầng bền vững trong suốt quá trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh và CĐS. Ban Chỉ đạo CĐS thành phố đã thành lập Tiểu Ban ATTT và Đội ứng cứu xử lý sự cố ATTT với các thành viên chuyên trách, hình thành Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT thành phố và tổ chức các hoạt động điều phối ứng cứu sự số ATTT trên địa bàn thành phố".

Triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 60/CT-BTTTT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng, Sở TT&TT TP Đà Nẵng phối hợp với VNCERT/CC tổ chức chương trình diễn tập thực chiến ứng cứu xử lý sự cố ATTT trên địa bàn thành phố năm 2022. "Đây là điểm mới và là diễn tập có tính chất thực chiến ngay trên hệ thống thật, qua đó gắn hoạt động diễn tập vào chính hệ thống mà đội ứng cứu sự cố có trách nhiệm bảo vệ nhằm đảm bảo các cán bộ chuyên trách CNTT chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng, năng lực ứng phó trước các sự cố tấn công vào các hệ thống thông tin của thành phố trong thời gian tới", Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng nhấn mạnh.

Đợt diễn tập này cũng là cơ hội để các cán bộ chuyên trách ứng cứu của các cơ quan, địa phương trên địa bàn TP. Đà Nẵng được rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống sự cố thực tế, kỹ năng phối hợp tác chiến, tạo môi trường giao lưu học hỏi, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Do đó, các cán bộ chuyên trách được đề nghị nghiêm túc thực hành diễn tập, trao đổi, chia sẻ, học hỏi để triển khai tốt tại cơ quan, địa phương mình./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiếp nối các thành tích đã đạt được, năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đã đạt thêm nhiều kết quả quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ TT&TT

Ngày 18/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Chuyển đổi số (CĐS) dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban CĐS Quốc gia tham dự Hội nghị

CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: năm 2022 là năm Bộ TT&TT được Chính phủ bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng về CĐS, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số, giao dịch điện tử. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình CĐS

Nghị quyết Trung ương VI lần thứ 13 đã chính thức coi CĐS là một phương thức phát triển mới có tính đột phá, giúp đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp công nghệ số trở thành nền công nghiệp nền tảng. Nhiệm kỳ này, nhiều bộ luật của Ngành được sửa đổi. Luật Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật báo chí.

Năm 2022, là năm Bộ TT&TT tập trung làm các chiến lược quốc gia cho từng lĩnh vực. Một số chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Các chiến lược còn lại đang ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Đó là chiến lược bưu chính, chiến lược hạ tầng số, chiến lược chính phủ số, chiến lược kinh tế số và xã hội số, chiến lược an toàn an ninh mạng của Bộ Công an, chiến lược công nghiệp công nghệ số và chiến lược chuyển đổi số báo chí.

Năm 2022 là năm tổng tiến công về CĐS. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình CĐS. 500 triệu tài khoản sử dụng các nền tảng số Việt Nam là con số lớn, chưa từng có. Các giao dịch, kết nối về chia sẻ dữ liệu tăng gần 5 lần. Các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) tại các thôn bản đã được thành lập và đi vào hoạt động".

Năm 2022 là năm mà các DN công nghệ số tấn công mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài, đi đầu tư kinh doanh, đi làm CĐS cho các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel về viễn thông đạt 3 tỷ USD, của FPT về CNTT và CĐS đã đạt 1 tỷ USD. 

Theo Bộ trưởng, "Có cái thì CĐS Việt Nam rồi ra nước ngoài, có cái CĐS nước ngoài rồi về Việt Nam. Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Ngành TT&TT thực hiện mục tiêu kép: Vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số lớn mạnh

Năm 2022, ngành TT&TT tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đã đạt thêm nhiều kết quả quan trọng. Công cuộc CĐS quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long thông tin các kết quả hoạt động nổi bật của ngành TT&TT trong năm 2022

Các DN công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ. Công tác báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên.

Với những thành tích đạt được xuyên suốt trong thời gian qua và trong năm 2022, nhân dịp này, Bộ TT&TT đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc, đột xuất trong xây dựng, triển khai thực hiện chính phủ số, kinh tế số và xã hội số góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo bảo vệ Tổ quốc.

Ngành TT&TT tăng trưởng 12,7%

Năm 2022, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2021 và gấp 1,5 lần so với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của cả nước. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 98.982,30 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2021. 

Tổng số lao động toàn ngành năm 2022 là 1.510.027 lao động, tăng 5% so với năm 2021. Năng suất lao động ngành TT&TT (tính theo đóng góp vào GDP) ước đạt khoảng 648 triệu đồng, tốc độ tăng năng suất lao động là 6,7% so với năm 2021.

Bưu chính tăng doanh thu 16%

Cụ thể, lĩnh vực bưu chính doanh thu năm 2022 ước đạt 52.300 tỷ đồng. Sản lượng bưu gửi tăng 38%; doanh thu dịch vụ bưu chính tăng 16%; đóng góp vào GDP của lĩnh vực Bưu chính tăng 16%; số lượng DN bưu chính tăng 12%, so với năm 2021.

Lĩnh vực viễn thông hoàn thành phủ sóng 

Điểm nổi bật là ngày 09/11/2022, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số VTĐ, thúc đẩy việc quản lý, sử dụng tần số VTĐ hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số.

Một nhiệm vụ lớn của lĩnh vực viễn thông đã hoàn thành trong năm 2022 là: Các DN viễn thông đã hoàn thành phủ sóng cho 2.152/2.418 điểm lõm sóng là các thôn, bản trên toàn quốc. Như vậy tỉ lệ thôn đã có sóng trên toàn quốc đạt 99,73%.

Năm 2022, doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone ước đạt 75,80%, tăng 1,4% so với năm 2021.

CĐS quốc gia và Chính phủ số đổi mới trong chỉ đạo điều hành, mang lại hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là ngày CĐS quốc gia. Ngày 10/10/2022, Bộ TT&TT đã tổ chức ngày CĐS quốc gia năm 2022. Nhiều bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày CĐS quốc gia.

Bộ TT&TT đã xây dựng và triển khai nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch), triển khai bồi dưỡng, tập huấn về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương; thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

Lĩnh vực an toàn thông tin mạng bảo vệ hàng triệu triệu người dân 

11 tháng đầu năm 2022 đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.328 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.342 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,33 triệu người dân (tương ứng 6,8% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Kinh tế số và xã hội số đóng góp lớn cho GDP

Đóng góp của kinh tế số cho GDP năm 2022 ước đạt tỷ trọng khoảng 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.

Lĩnh vực công nghiệp ICT tăng trưởng 8,7%

Doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34.336 triệu USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Số lượng DN công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 DN, tăng 9,5% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông khẳng định vai trò quan trọng

Công tác báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội. Bộ TT&TT đã công bố bộ tiêu chí nhận diện và quyết liệt chấn chỉnh, xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội, biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí.

Công tác xử lý vi phạm chuyển hướng sang xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí. Buộc các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới tuân thủ, rà soát, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc đạt trên 90% yêu cầu của Nhà nước Việt Nam.

Lĩnh vực xuất bản tăng trưởng 5%

Doanh thu lĩnh vực xuất bản, in, phát hành ước đạt năm 2022 là 96.433 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2021. Số đầu xuất bản phẩm in năm 2022 ước đạt 39.700, tăng nhẹ so với năm 2021. Số đầu xuất bản phẩm điện tử ước đạt 3.200 tăng 59% so với năm 2021./.

Nguồn: ictvietnam.vn