Văn hóa gọi ĐTDĐ - mỗi nước mỗi kiểu

(ICTPress) - Theo Ngân hàng thế giới (WB), đã có ¾ dân số thế giới sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ), nhưng những từ để mô tả về ĐTDĐ và văn hóa sử dụng ở mỗi nước cũng rất khác nhau.

Ở Anh, mọi người gọi là di động (mobile), ở Mỹ là điện thoại tế bào (cell phone), ở Mỹ La tinh là tế bào (cellular), ở Nhật gọi là xách tay (keitai, portable), ở Trung Quốc là máy cầm tay (shou-ji - hand machine), ở Bangladesh là máy điện thoại trong bàn tay (muthophone), ở Thụy Điển là gấu teddy (nalle - teddy bear), ở Israel là điện thoại kỳ diệu (Pelephone - wonder phone) và ở Đức là cầm tay (handy).

Ở Nhật Bản, những chuyến tàu công cộng có một loạt các thông báo được ghi âm sẵn thông báo hành khách chuyển trạng thái máy ĐTDĐ về chế độ im lặng hoặc rung, được xem là “nhân cách”. Sử dụng ĐTDĐ ở những nơi công cộng sẽ không được phép nếu ở những nơi đó các nhu cầu tập thể được đặt cao hơn nhu cầu cá nhân.

Văn hóa Nhật Bản đề cao sự hài hòa xã hội và quấy rầy xã hội sẽ bị phạt nặng, Phó giáo sư Satomi Sugiyama, trường Đại học Franklin Thụy Sỹ cho biết.

“Nếu ai đó lên xe buýt trong khi đang gọi điện thoại, người lái xe sẽ không cho họ lên. Ở Nhật Bản điện thoại của bạn không thể là một phiền toái đối với người khác. Điều này có nghĩa là giữ chiếc điện thoại theo cách lịch sự khi ra khỏi nhà, và không được gọi trong quán café hay nhà hàng. Nếu ai đó gọi điện, người được gọi sẽ bối rối và im lặng hay trả lời rất nhanh”, nhà nhân loại học Mizuko Ito cho biết thêm.

Sự đông đúc của các không gian nội thành, việc sử dụng phương tiện công cộng mật độ cao, và trong gia đình không gian riêng tư rất thiếu đã hình thành cách thức liên lạc sao cho không gây áp lực cho người khác của người Nhật, bà Mizuko Ito giải thích.

Nhắn tin, thư điện tử di động, trò chơi và truyện tiểu thuyết là những thứ phổ biến hơn nói ĐTDĐ của những người Nhật Bản.

Ở Tây Ban Nha và Italia, thì ngược lại, ĐTDĐ được sử dụng ở mọi nơi và mọi người nói về cuộc sống riêng tư thoải mái ở nơi công cộng. Renfe, công ty điều hành xe lửa nhà nước ở Tây Ban Nha đã từng quảng cáo các chuyến tàu của mình trên một poster với hình ảnh mọi người có thể liên lạc với nhau bằng ĐTDĐ khi ở trên tàu.

Người Tây Ban Nha, giống như người Italia, trả lời các cuộc gọi tại nhà hàng, trong các cuộc họp công việc, hội nghị và thậm chí các trong các buổi hòa nhạc. Nhắn tin kín đáo dưới bàn trong các cuộc họp là mốt cũ, Amparo Lasén, giáo sư xã hội học ở đại học Complutense de Madrid cho biết.

Những người Tây Ban Nha luôn gọi điện và nói về cuộc sống riêng tư trên đường phố. Đây được xem như là một cuộc cách mạng. Đôi khi, người Tây Ban Nha rời nhà hát chỉ để kiểm tra điện thoại, Lasén cho biết.

Lasén giải thích hành vi này được “Người Tây Ban Nha cho là có một nghĩa vụ với bạn bè thân thiết, đồng nghiệp và khách hàng. Một nghĩa vụ trách nhiệm”.

Tuy nhiên, không chỉ người Tây Ban Nha mà người Phần Lan “chat chit” nhiều nhất trên ĐTDĐ của mình ở châu Âu, trung bình 257 phút/tháng, theo Báo cáo quan sát di động châu Âu của  Hiệp hội Di động thế giới GSMA.

Phần Lan cũng là quê hương của hãng điện thoại Nokia. Người Áo xếp ngay sau người Phần Lan, 240 phút gọi/tháng, trong khi người Malta ít nói ĐTDĐ nhất, trung bình 46 phút/tháng.

Ở nhiều khu vực ở Ấn Độ và châu Phi, có một văn hóa gọi nửa giây được gọi là “nháy” hoặc “đổ chuông 1 lần”. Jonathan Donner, một nghiên cứu viên tại Microsoft Ấn Độ đã có một bài báo về “các quy tắc nháy chuông” cho biết “Nháy chuông rất đơn giản: một người gọi một số ĐTDĐ và sau đó gác máy trước khi người được gọi có thể nhấc điện thoại”.

Người dùng ĐTDĐ sau đó có thể gọi lại, do vậy nhấc máy và chờ cuộc gọi.

Donner lần đầu tiên nháy chuông ở Rwanda và theo dõi ứng dụng này ở châu Phi. Ông cho biết thực tế này có nhiều nghĩa khác nhau từ “Đến và đưa tôi đi”, “Chào”, “Tôi đang nghĩ đến bạn” hay “Hãy gọi lại cho tôi”.

Như một blogger Shashank Bengali viết: “Có nhiều nguyên tắc chưa được viết ra nhưng quan sát kỹ về nháy máy có thể thấy: khi một người thợ sửa ô tô muốn thông báo cho bạn biết chiếc ô tô của bạn đã xong, anh ta có thể nháy cho bạn - với ý nghĩa “xe của bạn đã sửa xong bạn có thể đến đưa về, bạn nên gọi cho anh ta”.

“Điều này cũng tương tự như việc: một lao động gọi cho người giám sát, người có lương cao hơn, được giải thích bằng nháy máy - nếu anh ta thực sự không cần sự giúp đỡ”.

Anh ta nên biết một cảnh báo: Nếu bạn đang theo đuổi một người phụ nữ, thì đừng có nháy máy. Nên vậy.

Ở Ấn Độ, thì việc mọi người gọi điện thoại trong nhà hát là khá phổ biến. Mọi người không quan tâm cuộc gọi quan trọng hay không và cứ nhấc máy, Umang Shah, của PhiMetrics, một hãng tư vấn và kiểm toán ở Ấn Độ cho biết. Giống như ở Tây Ban Nha, một vài người Ấn Độ đã có và sử dụng thư thoại.

Một thói quen khác về Ấn Độ là người gọi có thể nghe một bài hát Bollywood, được thuê bao lựa chọn thay cho một nhạc chuông. Sử dụng nhạc chuông, thuê bao sẽ bị tính phí hàng tháng và theo Shah, đây là một khoản tiền khá tốn. Điều này cũng khá phổ biến ở các nước châu Phi khi một người gọi có thể nghe một đoạn từ Bible.

Ở cả hai lục địa này, việc nhiều người gọi điện thoại trong nhà hát là khá phổ biến. Thậm chí tại các cuộc họp chính thức cấp cao, trong cả bài diễn văn và nhiều người Ấn Độ gọi điện thoại, Kadira Pethiyagoda, nghiên cứu sinh chuyển tiếp tại Đại học Anthony, Oxford cho biết.

“Xã hội Ấn Độ có một truyền thống chịu đựng lâu đời, trong đó có việc cho phép người khác xâm phạm những gì mà người ở phương Tây xem là không gian riêng của mỗi người. Điều này giải thích tại sao điện thoại được sử dụng trong rạp chiếu phim và trên xe công cộng. Xã hội Ấn Độ cũng công cộng hơn phương Tây dẫn tới phần nào đó việc giữ liên lạc liên tục có tầm quan trọng ngày càng tăng”, Kadira Pethiyagoda cho biết thêm.

“Ở châu Phi mọi người nhấc điện thoại ở mọi nơi. Những nơi duy nhất họ không nhấc là ở nhà thờ Hồi giáo và chùa”, Abdullahi Arabo, nghiên cứu viên của BT tại Viện Internet Oxford cho biết.

“Một phần của việc này chứng minh họ sở hữu thiết bị và nếu gọi ở cách xa họ muốn chứng tỏ đó là một cuộc gọi quốc tế”.

Trong các phòng chiếu phim của người Nhật, thì ngược lại, một người nội chợ gia đình ở Tokyo 45 tuổi, Kanako Shibamoto, cho biết “Chúng tôi không được phép thậm chí phải đặt chế độ yên lặng bởi ví ánh sáng màn hình có thể làm phiền mọi người”.

Những công ty sản xuất ĐTDĐ cũng đã tạo ra những chiếc điện thoại hai sim cho các thị trường mới nổi do đó họ có thể đồng thời hưởng lợi từ các hợp đồng dữ liệu và thoại tốt nhất. Nhìn chung, người Ấn Độ “chat” trung bình 346 phút/tháng, với cước phí vô cùng thấp 0,5 rupi (chưa đến nửa cent)/phút. Việc sở hữu nhiều SIM là phổ biến ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Ở châu Phí, điều này là do phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ không tin cậy và họ không nhận được sóng, Arabo cho biết.

Ở Mỹ, một thăm dò nghiên cứu thị trường của Synovate cho biết 72% người Mỹ xem xét các cuộc gọi ồn ào ở nơi công cộng là những thói quen xấu của người sử dụng ĐTDĐ. Hiện nay, phàn nàn mới xuất hiện là người sử dụng iPhone 4S lặp lại những câu hỏi đơn giản đối với Siri của Apple, một thư ký máy móc.

“Mọi người đang chấp nhận các cuộc gọi ĐTDĐ nhưng không phải tất cả mọi người nói chuyện kỳ lạ bằng điện thoại của họ”, Jane Vincent, nghiên cứu sinh chuyển tiếp tại trung tâm nghiên cứu thế giới số, đại học Surrey cho biết.

Không giống như Nhật Bản, nhắn tin đã không bùng nổ ở Mỹ, bởi vì “các mạng khác nhau không liên thông chặt chẽ với nhau từ những ngày đầu của thông tin di động nên nhắn tin không phát triển", Scott Campbell, giáo sư viễn thông tại Đại học Michigan cho biết.

"Bên cạnh đó, AOL đã đóng một vai trò làm chậm việc chấp nhận và sử dụng, đặc biệt là nhắn tin. Internet di động đã làm chậm sự cất cánh vì các máy tính bảng đang trở nên phố biến để vào mạng", GS. Campbell cho biết thêm.

Bảo Ngọc

Tin nổi bật