17 phòng thí nghiệm bí ẩn của các công ty lớn trên thế giới (Phần 1)

(ICTPress) - Thuật ngữ các công trình “khủng đến từ một cơ sở nhỏ bé” của Lockheed Martin được kỹ sư trưởng Kelly Johnson điều hành vào những năm 1940, đã được bắt đầu từ một cái lều gần nhà máy sản xuất khá hôi bẩn.

Khoảng không gian nhỏ bé này đã là nơi thiết kế và xây dựng chiếc máy bay chiến đấu jet đầu tiên của Mỹ chỉ trong 143 ngày, và đã tạo nên một triết lý cho sáng tạo nhanh chóng mà các công ty trên thế giới vẫn tiếp tục học hỏi cho tới nay.

Ngày nay không ít các công ty đã chuyển đổi các trung tâm nghiên cứu không lồ này và hướng tới xây dựng một cái gì đó như là một công ty mới ngay trong các công ty. Một số công ty khác có mô hình xa xỉ hơn, các phòng thí nghiệm (lab) thực hiện các dự án được đặt ở những nơi bí mật, thậm chí ở những nơi ánh sáng mặt trời không chạm tới.

Các công trình “khủng” của Lockheed Martin liên quan tới một bộ 14 quy tắc và quy định được Joshnson đặt ra, nhưng chúng ta hiện nay đang ứng dụng ở một khái niệm rộng hơn. Các trung tâm lab là những nơi dành cho một số các nhà tư tưởng và các kỹ sư tài năng nhất có thời gian và sự tự do để sáng tạo ra những điều kỳ diệu.

Tất cả các công ty từ lĩnh vực quốc phòng tới bán lẻ như Walmart và Nordstrom đều tập hợp những bộ óc sáng tạo nhất trong các phòng lab dành riêng để nỗ lực bứt phát trong cuộc cạnh tranh. Và dưới đây là những phòng thí nghiệm để họ thực hiện những việc này.

Các chương trình phát triển tiến bộ hay các công trình khủng của Lockheed Martin

Lockheed là nơi của các công trình toàn cầu ngay từ thời kỳ đầu và nay vẫn phát triển mạnh mẽ. Phòng lab này đặt tại Palmdale, California khá bí mật. Một vài nhà báo đã có cơ hội vào bên trong nhưng được tiếp cận giới hạn và chặt chẽ và các loa trên tường được quét nhiễu trắng do đó các cuộc trao đổi bị phân loại để không thể lọt thông tin.

Một số dự án được phát triển gần đây, được hướng theo khẩu hiệu “nhanh, không ồn ào và chất lượng”, và nhanh chóng đạt được nguyên mẫu gồm Lockheed Martin X-55 thử nghiệm, một máy bay vận tải tiên tiến, và máy bay không người lái RQ-170 êm ru.

Google X

Một trong những phòng lab bí mật nhất nhưng được nhiều người biết là Google X, được đồng sáng lập Sergey Brin lãnh đạo. Phòng lab này làm việc dựa trên các ý tưởng kiểu “nắm lấy ngôi sao” như các cầu thang máy không gian, các hệ thống bản đồ trong nhà, các phương tiện tự lái, và các máy tính có thể mang theo.

Phòng lab này nằm ở một vị trí được dấu kín ở Bắc California, Mỹ.

Các công trình ảo tưởng (Phantom works) của Boeing

Boeing đã tuyển được McDonnell Douglass. Theo công ty này, có khoảng 4.500 lao động làm việc cho gần 500 dự án R&D tại khu bí mật St. Louis.

Bên cạnh tìm các cách để thiết kế và sáng tạo các dự án nhanh chóng nhiều hơn, phòng lab Phantom Works nỗ lực để hướng tới tương lai của ngành hàng không, với các dự án như máy bay không người lái Solar Eagle, được sản xuất với sự hợp tác với DARPA, Boeing X-51A Waverider và máy bay không người lái Phantom Eye.

Lab126 và A9 của Amazon

Amazon sở hữu Lab126, một công ty R&D bí mật và nằm tách biệt ở Cupertino để tập trung hoàn toàn vào việc phát triển phần cứng được tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ Amazon, như Kindle.

Phòng lab này đã từng được tiếp cận gần như không giới hạn các nguồn lực để phát triển một thiết bị đọc cực kỳ dễ sử dụng. Các nguồn lực có thể đang trong trong quá trình phát triển nhóm nhanh chóng với nỗ lực thách thức Apple. Các đồn đại liên tục về smartphone và các dự án khác, nhưng nhóm này được tiếp cận giới hạn.

Amazon còn có một nhánh lab nữa là A9, thực hiện các sáng tạo về tìm kiếm và quảng cáo.

Phòng thiết kế Apple của Jony Ive

Jony Ive

Apple có một trong những ví dụ điển hình về các đột phá sáng tạo. Steve Jobs cùng một đội ngũ được tuyển chọn nghiêm túc gồm 20 người đã chuyển về một toán nhà nhỏ gần đó được gọi là Texaco Towers để làm nên cái đã trở thành Macintosh.

Hiện nay, Apple vẫn duy trì một văn hóa bí mật quan trọng. Một ví dụ cho việc này là phòng thí nghiệm của nhà thiết kế uy tín Jony Ive. Có rất ít thông tin về phòng thí nghiệm nay, nhưng có một tá các nhà thiết kế được tuyển dụng nghiêm ngặt làm việc ở một khu vực tách với trụ sở chính. Tại đây họ làm các dự án, mà được một nhân viên cấp cao của Apple mô tả như là một công việc “rất thử nghiệm, cần thiết mà thế giới thường chưa sẵn sàng”. Họ có một khu bếp riêng mà ở đây các chi tiết không được trao đổi để người khác có thể nghe thấy.

"Bike Shop" của Raytheon

Raytheon là một ví dụ khác về những mẫu sáng tạo được các nhà thầu quốc phòng chấp nhận nhanh chóng và rộng rãi. Raytheon đi theo học thuyết của “Bike Shop” dựa trên Tuscon, được đặt tên cho cửa hàng nơi Wilbur và Orville Wright đã sáng tạo ra một máy bay, với khẩu hiệu hoạt động “Tưởng tượng - Sáng tạo - Hoàn thành”.

Tạp chí Wall Street mô tả trụ sở của họ “ấn tượng như là phòng lab khoa học ở trường trung học”. Đôi khi các nhà khoa học, thay phải đợi chờ, sẽ thu gom các vật liệu ở Home Depot địa phương.

Raytheon hình thành các nhóm nhỏ với các nhà lãnh đạo tài năng để tư duy ra ý tưởng, đưa ý tưởng đó vào trong các định luật vật lý, sau đó tạo ra khả năng kinh doanh trong thời gian nhanh nhất có thể. Hệ thống xe cộ HYDRA là ví dụ xuất phải từ ý tưởng thử nghiệm chưa tới 1 năm.

Khu thực nghiệm DuPont

Phòng lab Wilmington, Delaware này là một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu ngành đầu tiên trên thế giới. Phòng thí nghiệm này là nơi đã sản sinh ra một số phát minh hữu ích và nổi tiếng nhất mà công ty đã phát minh ra trong đó có nylon, khóa và cao su tổng hợp (neoprene).

Hiện nay, đó là phòng nghiên cứu cơ sở của DuPont về các vật liệu tiên tiến, và là một trong hai địa chỉ lớn về công nghệ sinh học ngành và nông nghiệp tiên tiến. Các nhà khoa học ở đây đang nghiên cứu mọi thứ từ vật liệu “thông minh” có thể điều chỉnh hiệu suất trên các vi sinh vật sản sinh ra các sản phẩm do vi khuẩn phân hủy.

Đội ngũ nghiên cứu xe cộ đặc biệt và lab thung lũng Silicon của Ford

Đội ngũ xe cộ đặc biệt của Ford là một nhóm nhỏ các kỹ sư, các nhà hoạch định sản phẩm, và các nhà tiếp thị đều ở chung một nơi, tách biệt với phần còn lại của công ty, có nhiệm vù sáng tạo ra các phương tiện hiệu quả cao nhất cho một nhóm khách hàng vô cùng sáng suốt. Họ làm việc theo các thời hạn chặt chẽ và sáng tạo theo cách cách mà có thể cho ra các lại xe cộ chuyên dụng ít tác động nhất.

Phòng thí nghiệm ở thung lũng Silicon của Ford được mở cửa ở Palo Alto, California vào năm 2012 và hướng tới môi trường kiểu công ty mới, với các bức tường bảng trắng và sàn nhà mở và đưa các dữ liệu lớn và trải nghiệm người sử dụng sáng tạo lên các xe cộ của Ford.

Công ty này cũng chuyển hướng thành mô hình các công trình toàn cầu (Skunk works) khi nỗ lực phát minh lại Lincoln, tập hợp một nhóm 85 người xuất sắc, nhiều người được tuyển dụng từ các hãng sản xuất ô tô xa xỉ khác, để thay đổi toàn diện và nhanh chóng thương hiệu.

T. Dương (Còn tiếp)

Tin nổi bật