Người dùng smartphone vào mạng xã hội bao nhiêu thời gian/ngày?

(ICTPress) - “Trong cộng đồng sử dụng smartphone có sự phân hóa thành 5 nhóm dựa trên thói quen sử dụng của họ”.

Đây là thông tin được Ericsson ConsumerLab công bố trong một nghiên cứu về xu thế hiện nay trong cách người dùng tương tác với các ứng dụng trên di động và nhận định về tương lai trong ảnh hưởng của công nghệ  tới các nhu cầu của người dùng.

Nghiên cứu này được tập trung với phỏng vấn 23.800 người dùng Android smartphone ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Mỹ, đại diện cho 270 triệu người.

5 nhóm người dùng smartphone

Theo nghiên cứu này, cộng đồng sử dụng smartphone có sự phân hóa thành 5 nhóm dựa trên thói quen sử dụng của họ:

Traditionalist - nhóm truyền thống chiếm 9%, sử dụng các hình thức đã có lâu nay như gọi thông thường hoặc nhắn tin SMS và thường là đối tượng từ 50 tuổi trở lên hoặc đã nghỉ hưu.

Tỉ lệ cao nhất là nhóm Casual chiếm 44%, họ là những đã biết và quen dùng mạng xã hội, và các ứng dụng VoIP và đa số là người từ 45 tuổi trở lên.

24% là nhóm Social Worker, những người thường xuyên sử dụng ứng dụng mạng xã hội và không dùng các ứng dụng VoIP và IM nữa, đa số họ là nữ và thường dành 1,5 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội.

Conversationalist chỉ chiếm 12% nhưng là những người dùng cực kỳ thường xuyên ứng dụng VoIP và IM và ít khi sử dụng ứng dụng mạng xã hộ họ thuộc nhóm từ 13 đến 24 tuổi và thường dành trung bình 30 phút mỗi ngày để kết nối bằng các ứng dụng chat.

Dù chỉ chiếm 11%, nhưng nhóm Pioneer Apps Communicators là những người cực kỳ nhanh nhạy với ứng dụng mạng xã hội và các loại ứng dụng kết nối khác. Những người sử dụng này ở trong đội tuổi từ 21 - 30, trung bình dành 2 tiếng một ngày trên mạng xã hội.

Người dùng ngày càng muốn chủ động trong tính năng bảo đảm tính cá nhân đối với các thông tin. Đó là lý do cho thấy gần đây, Snapchat tăng trưởng một cách nhanh chóng trong khi Facebook là giảm đi đối với người dùng lứa tuổi từ 18 đến 34 tại Mỹ. Lý do là bởi những hình ảnh chia sẻ trên Snapchat tự động biến mất trong vòng vài giây, giúp người dùng không phải lo để lại dấu vết gì nếu thông tin nhạy cảm. Trong khi đó Facebook giữ những hình ảnh đó trong nhiều năm sau khi đã đăng tải.

FOMO: thuật ngữ mới về nhu cầu của người dùng 

Từ “selfie” xuất hiện trong từ điển từ năm 2013 và tới năm 2014 gậy chụp “selfie” xuất hiện phổ biến. 25% những người dùng smartphone ở Mỹ cho biết họ sẵn sàng mua những gói cước không giới hạn chỉ chuyên để chia sẻ hình ảnh. Những ứng dụng như Instagram và Pinterest gần đây đang quảng bá cho văn hóa “nhấn nút và chia sẻ”.

Xuất hiện thêm thuật ngữ mới FOMO (Fear of Missing Out), chỉ cảm giác của người dùng muốn có tính năng không bị bỏ qua, luôn kết nối bất cứ lúc nào, từ bất cứ loại thiết bị nào. Cả ứng dụng Hike và Twitter đều có tính năng cho phép kết nối trong trường hợp người đó đang ở chế độ offline, tự động chuyển thành tin nhắn thông thường SMS mà không phát sinh chi phí mới.

Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Vietnam và Myanmar cho biết: “Năm 2009 là năm đầu tiên thế giới chứng kiến lượng dịch vụ dữ liệu vượt lên dịch vụ thoại và tính tới thời điểm này thì dịch vụ dữ liệu đã nhiều hơn gấp 10 lần. Chính sự phổ biến của smartphone và các ứng dụng dữ liệu trên các máy smartphone đã tạo nên một bước tiến hóa trong hành vi của người dùng và mức độ kỳ vọng của họ.Thuê bao sẽ hài lòng khi các ứng dụng ưa thích của họ hoạt động tốt dù họ đang ở đâu.Điều này cho thấy chất lượng mạng để đáp ứng các dịch vụ dữ liệu là vô cùng quan trọng.”

 Minh Anh

Tin nổi bật