Syndicate content

Thời sự ICT

Tăng cường thêm các biện pháp xử lý SIM rác

Tóm tắt: 

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) và các doanh nghiệp viễn thông đã đồng thuận bổ sung thêm những biện pháp tăng cường xử lý SIM rác.

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) và các doanh nghiệp viễn thông đã đồng thuận bổ sung thêm những biện pháp tăng cường xử lý SIM rác.

Nhằm tăng cường công tác xử lý SIM kích hoạt sẵn, bên cạnh việc triển khai các quy định của Nghị định số 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn 2019 - 2020, các nhà mạng đã cùng thống nhất thực hiện việc thu hồi và ngăn chặn SIM nghi ngờ kích hoạt sẵn thông qua các tiêu chí, nội dung đã cam kết tại bản kế hoạch xử lý SIM rác đã được ký kết từ tháng 6/2019.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chứng kiến Lễ ký giữa Cục Viễn thông và các nhà mạng

Bên cạnh việc triển khai các quy định, các giải pháp xử lý SIM rác năm 2019, trong năm 2020 biện pháp như áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ nhận diện khách hàng (KYC) từ tháng 4/2020, dừng phát triển SIM mới tại điểm ủy quyền từ tháng 6/2020, nâng cấp AI sinh trắc học từ tháng 9/2020.

Những giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Các doanh nghiệp (DN) đã xử lý, thu hồi hàng chục triệu SIM có dấu hiệu nghi ngờ kích hoạt sẵn trên kênh phân phối. Kết quả này cũng đã được Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội ghi nhận, đánh giá trong báo cáo thẩm tra đối với báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong trong lĩnh vực CNTT và truyền thông vào cuối năm 2020. Theo đó, tình trạng SIM rác đã được ngăn chặn đáng kể, việc truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân, DN về SIM rác, tin nhắn rác đã được triển khai và đem lại kết quả tích cực. Cho đến nay, một số lượng lớn SIM rác đã bị thu hồi, số lượng SIM rác kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối ngày càng giảm.

Tuy nhiên, trong đầu năm 2021, tình hình SIM rác có dấu hiệu phức tạp trở lại, trước tình trạng nói trên, Cục Viễn thông và các DN viễn thông đã trao đổi, tiến tới thống nhất bổ sung thêm các biện pháp tăng cường xử lý SIM rác đối với bản kế hoạch đã ký kết năm 2019. Theo đó, việc kích hoạt thuê bao từ nay được thực hiện trên hệ thống tập trung của DN, do chính nhân viên của DN thực hiện, nhân viên đại lý, kênh chuỗi chỉ được hỗ trợ bán hàng, nhập liệu thông tin thuê bao (nếu có); triển khai các giải pháp công nghệ như video call để xác thực khách hàng trước khi quyết định kích hoạt thuê bao; bổ sung trách nhiệm xử lý cá nhân, đơn vị của DN nếu để xảy ra sai phạm...

Để cụ thể hóa các nội dung đã đạt được sự đồng thuận, ngày 29/4/2020, dưới sự chứng kiến của Bộ TT&TT, các DN viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone) đã tiến hành ký kết nội dung bổ sung của bản Kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác.

Buổi lễ ký kết này chính là kết quả sinh động của sự chung tay, thống nhất giữa các nhà mạng trong việc xử lý SIM rác. Tại buổi ký kết, đại diện lãnh đạo các DN viễn thông đều đã thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác, tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ mới, không gian mới như Mobile Money.

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp theo bản kế hoạch đã được ký kết, trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 49/2017/NĐ-CP, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ các nội dung, biện pháp của DN trong việc xử lý SIM rác; đồng thời Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an thúc đẩy việc kết nối đối soát thông tin giữa CSDL thuê bao với CSDL dân cư.

Nguồn: ictvietnamm.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Phát hiện lỗ hổng zero-day trong Desktop Window Manager

Tóm tắt: 

Về cơ bản, lỗ hổng zero-day là một lỗi phần mềm chưa được biết đến.

Đầu năm 2021, sau khi phân tích sâu hơn về lỗ hổng CVE-2021-1732 từng bị nhóm BITT APT khai thác, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện thêm một lỗ hổng zero-day khác. Các chuyên gia cho biết lỗ hổng này chưa từng bị khai thác trước đây và không có liên hệ với bất kỳ tác nhân nguy hại đã biết.

Về cơ bản, lỗ hổng zero-day là một lỗi phần mềm chưa được biết đến. Trước khi được nhận dạng và phát hiện, các lỗ hổng này tạo cơ hội cho những kẻ tấn công tiến hành các hoạt động ngầm độc hại, gây ra những hậu quả khó lường.

Khi phân tích lỗ hổng CVE-2021-1732, các chuyên gia Kaspersky đã tìm thấy một lỗ hổng khác tương tự và đã thông báo cho Microsoft vào tháng 2/2021. Sau khi được xác nhận rằng đó thực sự là một lỗ hổng zero-day, lỗ hổng này được đặt tên là CVE-2021-28310.

Theo các nhà nghiên cứu, có khả năng lỗ hổng này đã được một vài tác nhân nguy hại sử dụng rộng rãi. Đây là lỗ hổng dạng leo thang đặc quyền (EoP), được phát hiện trong Desktop Window Manager, cho phép những kẻ tấn công thực thi mã tùy ý trên máy của nạn nhân. Lỗ hổng này có thể được sử dụng cùng với các lỗ hổng khác trong trình duyệt để tránh các công cụ sandbox hoặc để chiếm đặc quyền nhằm mục tiêu truy cập sâu hơn vào hệ thống.

Điều tra ban đầu của Kaspersky chưa tiết lộ toàn bộ chuỗi lây nhiễm, vì vậy vẫn chưa biết liệu lỗ hổng này được sử dụng đồng thời với một lỗ hổng zero-day khác, hay sử dụng kết hợp với các lỗ hổng đã biết và đã được vá.

Boris Larin, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cho biết: "Ban đầu, lỗ hổng này đã được phát hiện bởi công nghệ tiên tiến của chúng tôi nhằm ngăn chặn lỗ hổng và lưu trữ các phát hiện liên quan. Trên thực tế, trong một vài năm qua, chúng tôi đã đưa nhiều công nghệ chống khai thác lỗ hổng bảo mật vào các sản phẩm và các công nghệ này đã liên tục phát huy hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ cho người dùng bằng cách cải thiện công nghệ của Kaspersky cũng như làm việc với các nhà cung cấp bên thứ ba để vá các lỗ hổng, góp phần giúp môi trường mạng trở nên an toàn hơn cho tất cả mọi người."

Để phòng ngừa và xử lý mối đe dọa này, các biện pháp bảo mật được khuyến nghị gồm: Cài đặt các bản vá lỗi cho lỗ hổng càng sớm càng tốt. Khi bản vá đã được cài đặt, các tác nhân nguy hại sẽ không thể tiếp tục lạm dụng các lỗ hổng.

Tính năng quản lý lỗ hổng và bản vá trong Kaspersky Threat Intelligence Portal có thể giúp đơn giản hóa đáng kể công việc của các nhà quản lý an ninh bảo mật CNTT.

SOC cần được quyền truy cập thông tin mới nhất về các mối đe dọa (Threat Intelligence - TI). Kaspersky Anti Targeted Attack Platform cho phép truy cập thông tin mới nhất về TI của Kaspersky, cung cấp dữ liệu về các trường hợp tấn công mạng và kết quả phân tích của Kaspersky trong hơn 20 năm qua.

Ngoài áp dụng giải pháp bảo vệ điểm cuối quan trọng, hãy triển khai một giải pháp bảo mật ở cấp độ doanh nghiệp có thể phát hiện sớm các mối đe dọa cao cấp trong mạng lưới.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

CEO Tim Cook: Ô tô tự hành là ý tưởng phù hợp với Apple

Tóm tắt: 

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times ngày 5/4, Giám đốc điều hành (CEO) của gã khổng lồ công nghệ Apple, Tim Cook, miêu tả xe tự hành như là một ý tưởng phù hợp đối với hãng.

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times ngày 5/4, Giám đốc điều hành (CEO) của gã khổng lồ công nghệ Apple, Tim Cook, miêu tả xe tự hành như là một ý tưởng phù hợp đối với hãng.

Giám đốc điều hành CEO Tim Cook. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuộc thảo luận về chiếc xe tự hành mang thương hiệu Apple từ lâu đã trở thành một trong những tin đồn xoay quanh hãng sản xuất iPhone, dù cho “Táo khuyết” vẫn kín tiếng về các kế hoạch đối với thị trường này.

Ông Cook cho rằng xe tự hành là một robot và vì vậy có rất nhiều việc có thể làm với tự động hóa. Ông nói: “Apple thích tích hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ, và tìm ra điểm giao thoa của chúng vì chúng tôi nghĩ rằng đó là nơi điều kỳ diệu xảy ra”.

CEO Apple gợi ý một lựa chọn có thể dành cho Apple để xây dựng một nền tảng công nghệ xe tự hành được các nhà sản xuất ô tô sử dụng. Ô

Ông Cook cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với hãng sản xuất xe điện Tesla, một trong những nhà sản xuất đang phát triển khả năng lái xe tự động trên các phương tiện giao thông.

Trước đó, trong tháng Hai, hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản và hãng Hyundai của Hàn Quốc đã phủ nhận các báo cáo về khả năng liên minh với Apple về xe tự lái. Dự án Titan của Apple dành cho các phương tiện tự hành chạy bằng điện và được thực hiện trong vài năm qua, song các chi tiết của liên doanh này vẫn được giữ kín.

Apple lần đầu tiên tiết lộ khát khao công nghệ tự xe tự lái vào năm 2016 và CEO Cook kể từ đó cho biết ông coi hệ thống xe tự hành là “công nghệ cốt lõi” cho tương lai.

Cuộc phỏng vấn của ông Cook còn đề cập đến một loạt các chủ đề nóng khác, bao gồm các xung đột giữa Apple với Facebook, nhà sản xuất trò chơi điện tử Fornite, Epic về việc hãng kiểm soát chặt chẽ App Store – được ví như “con gà đẻ trứng vàng” cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ./.

Nguồn: Q.Chung (Theo AFP)/bnews.vn

https://bnews.vn/ceo-tim-cook-o-to-tu-hanh-la-y-tuong-phu-hop-voi-apple/191799.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Facebook nói gì về vụ đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 530 triệu người dùng?

Tóm tắt: 

Facebook ngày 6/4 cho biết tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 530 triệu người dùng trong năm 2019.

Facebook ngày 6/4 cho biết tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 530 triệu người dùng trong năm 2019.

Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook ngày 6/4 cho biết tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 530 triệu người dùng trong năm 2019 thông qua tận dụng tính năng được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy bạn bè bằng cách sử dụng danh sách liên lạc.

Một loạt thông tin về hơn 530 triệu người dùng Facebook đã được chia sẻ tại một diễn đàn tin tặc vào cuối tuần qua, khiến mạng xã hội hàng đầu phải giải thích những gì đã xảy ra và kêu gọi người dùng cảnh giác với việc thiết lập quyền riêng tư.

Trong một bài đăng, Giám đốc quản lý sản phẩm của Facebook Mike Clark cho biết điều quan trọng chúng ta cần hiểu rõ đó là các tin tặc lấy dữ liệu này không phải thông qua việc truy cập trái phép vào hệ thống của Facebook, mà chúng cóp nhặt từ trên nền tảng của Facebook từ trước đến tháng 9/2019.

Theo truyền thông Mỹ, những dữ liệu này gồm số điện thoại, ngày tháng năm sinh và địa chỉ email (thư điện tử) và một số dữ liệu vẫn được sử dụng cho đến nay. Theo Facebook, những dữ liệu bị đánh cắp không bao gồm mật khẩu hay dữ liệu tài chính.

Việc khai thác dữ liệu này liên quan đến việc sử dụng phần mềm tự động để thu thập thông tin được chia sẻ công khai trực tuyến.

Alon Gal, giám đốc công nghệ của công ty tình báo tội phạm mạng Hudson Rock, hồi cuối tuần trước chia sẻ trên trang Twitter rằng dữ liệu của hơn 530 triệu người dùng Facebook bị rò rỉ miễn phí.

Những kẻ xấu sử dụng thông tin này để tấn công phi kỹ thuật, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin và tiếp thị bất hợp pháp đối với người dùng.

Đại diện Facebook Mike Clark kêu gọi người dùng mạng xã hội này kiểm tra cài đặt quyền riêng tư để kiểm soát thông tin nào có thể được công khai và siết chặt bảo mật tài khoản bằng xác thực hai yếu tố.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng rò rỉ dữ liệu từ mạng xã hội lớn nhất thế giới, với gần 2 tỷ người dùng.

Năm 2016, vụ bê bối Cambridge Analytica, dẫn tới những chỉ trích với mạng xã hội này về việc xử lý thông tin cá nhân của người dùng./.

Ảnh: Minh Hằng (Theo AFP)/bnews.vn

https://bnews.vn/facebook-noi-gi-ve-vu-danh-cap-du-lieu-ca-nhan-cua-hon-530-trieu-nguoi-dung/191885.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Lần đầu tiên có Phó Chủ tịch nước 51 tuổi

Tóm tắt: 

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch nước.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch nước.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng báo cáo trước Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách và bầu Phó Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu bà Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch nước với 447 ĐBQH có mặt (chiếm 93,13 % tổng số đại biểu) tán thành.

Tân Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Bà Võ Thị Ánh Xuân trưởng thành từ một giáo viên Trường PTTH Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên. Sau đó bà làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy An Giang.

Từ năm 2001 - 2010 bà kinh qua các vị trí: Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Bí thư Thị ủy Tân Châu.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, tháng 1/2011, bà được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng. Sau đó bà giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh, rồi Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Ngày 2/10/2015, Bộ Chính trị điều động, phân công và chỉ định bà đảm nhận chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ngay sau đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc, bà được bầu vào Ban Chấp hành TƯ khóa 12. Sau đó bà trúng cử ĐBQH và làm Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang.

Bà tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tháng 1/2021, bà tiếp tục được bầu vào Trung ương.

Trần Thường/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nguyện mang hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Tóm tắt: 

Phát biểu nhậm chức, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh về trách nhiệm phải kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được và tiếp tục đổi mới trong thời gian tới.

Phát biểu nhậm chức, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh về trách nhiệm phải kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được và tiếp tục đổi mới trong thời gian tới.

Chiều 5/4, với 462/466 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Phạm Minh Chính.

Sau khi thực hiện nghi thức tuyên thệ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu nhậm chức.

Tân Thủ tướng trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu, đồng thời nhấn mạnh: "Đây là vinh dự đối với cá nhân tôi, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó. Nhân dịp này, cho phép tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các đồng chí lãnh đạo tiền bối, các bậc lão thành cách mạng; các anh hùng liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh đã có nhiều cống hiến, hy sinh, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. Ảnh: TTXVN

Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ và hoạt động của Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Hơn 75 năm qua, đặc biệt là trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Chính phủ qua các nhiệm kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn; đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này đã tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí khát vọng vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 đã triển khai rất hiệu quả và được nhân dân, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các nhiệm kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, cụ thể:

Một là, xây dựng chương trình hành động để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân: đề cao tinh thân thượng tôn pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và toàn xã hội. Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân trong giám sát và kiểm soát quyền lực; chủ động phòng ngừa, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng các cơ chế, giải pháp mạnh mẽ, chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ba là, quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa để sản xuất kinh doanh phát triển; chủ động phòng chống và có giải pháp hiệu quả để khắc phục những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Bốn là, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên có trách nhiệm và có uy tín với cộng đồng quốc tế.

Năm là, xây dựng cơ chế, chính sách, điều kiện để phát triển văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, trong đó quan tâm, chú ý hơn đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, để mỗi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn, văn minh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồng thời, Thủ tướng mong nhận được sự ủng hộ, phối hợp, giám sát của Quốc hội, của Chủ tịch nước, các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các vị đại biểu Quốc hội; sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng chí lão thành cách mạng; sự quan tâm, phối hợp, ủng hộ của các cơ quan truyền thông báo chí, của cử tri, nhân sỹ, trí thức, đồng bào ta ở trong và ngoài nước.

"Với trọng trách mới được giao, tôi nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các đồng chí Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng các thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tất cả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc" - tân Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ảnh: TTXVN

Ông Phạm Minh Chính cũng gửi lời cảm ơn tới ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng tiền nhiệm và các thành viên Chính phủ, những người đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho hoạt động của Chính phủ thời gian qua.

Nguồn: Tạ Hiền/vtv.vn

https://vtv.vn/chinh-tri/tan-thu-tuong-pham-minh-chinh-nguyen-mang-het-suc-minh-phung-su-to-quoc-phuc-vu-nhan-dan-20210405164228691.htm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đảng và Nhà nước ta luôn sát cánh cùng Nhân dân

Tóm tắt: 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế đến COVID-19, bão lũ...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế đến COVID-19, bão lũ...

Tân Chủ tịch nước: Không ngừng tu dưỡng để hoàn thành tốt nhất trọng trách

Sáng 5/4, với 468/468 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 97,5% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Sau khi thực hiện nghi thức tuyên thệ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu nhậm chức.

Tân Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn Quốc hội, các đại biểu đại diện cho cử tri cả nước, đã tín nhiệm, chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng với các vị lãnh đạo tiền nhiệm về những đóng góp lớn lao cho Đảng, Nhân dân và đất nước chúng ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN

"Kinh nghiệm cùng với những thành quả tốt đẹp mà các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm để lại, chính là hành trang quý báu để tôi tiếp nối và phấn đấu hoàn thành tốt trọng trách của mình trên cương vị Chủ tịch nước" - ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Đồng thời, Chủ tịch nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: "Sự nghiệp của Người luôn soi đường cho chúng ta đi. Những gì Cha Ông ta, các bậc tiền nhân làm được, luôn luôn là niềm tin, niềm cảm hứng cho quyết tâm, hành động của chúng ta hôm nay và cả thế hệ mai sau vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân là mục tiêu cao nhất".

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hứa trước Quốc hội và Nhân dân cả nước, sẽ không ngừng tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, tận tâm, tận lực, trách nhiệm, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được hiến pháp và pháp luật quy định; phối hợp, cộng tác chặt chẽ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gần gũi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời mong nhận được sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài để hoàn thành tốt nhất trọng trách được giao.

Con tàu Việt Nam đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: TTXVN

Đề cập về nhiệm kỳ vừa qua, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, con tàu Việt Nam ta đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố; từ bất ổn kinh tế thế giới đến đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ liên tiếp tác động rất nặng nề đến sự phát triển của đất nước, song dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, điều hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của Quốc hội và sự đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, trở thành điểm sáng của khu vực và thế giới trong thực hiện "mục tiêu kép", được bạn bè quốc tế đánh giá cao; tô đậm thêm những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của chặng đường 35 năm đổi mới đất nước, khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

"Có thể nói những thành tựu chúng ta giành được không chỉ được đo bằng con số GDP được tạo ra mà còn là những giá trị xã hội vô hình không thể tính hết, đó còn là tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, lòng quả cảm nhân hậu và tình người, sự bền bỉ và ái quốc trong Nhân dân chúng ta. Không chỉ tài lực, vật lực mà còn cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa cùng tạo nên những nguồn sức mạnh cộng hưởng đem lại sự phát triển bền vững, thịnh vượng cho đất nước chúng ta.

Từ những bài học từ lịch sử, mỗi khi đất nước ta gặp khó khăn, thách thức, luôn có nguồn sức mạnh rất lớn đến từ tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập, sức mạnh của sự chính nghĩa, sự khiêm nhường và lòng yêu chuộng hòa bình của triệu triệu người dân. Cũng chính nhờ vậy, chúng ta đã nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu, sự hợp tác, hiểu biết, xẻ chia từ các quốc gia, bạn bè trong khu vực và trên thế giới" - ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch nước khẳng định, vinh dự mà chúng ta có được hôm nay là vinh dự trong trách nhiệm gắn với hành động và lập trường vững chắc - những điều đã hun đúc nên ý chí, tính cách và tinh thần cách mạng Việt Nam.

Thực tế, khó khăn không phải là thứ sinh ra để làm chùn bước chân của chúng ta, nó là bài kiểm tra tinh thần nhẫn nại và ý trí vươn lên của chúng ta, làm cho kết quả đạt được của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn, xứng đáng là món quà truyền thừa cho con cháu chúng ta trong tương lai. Như Bác Hồ đã từng dạy "Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc, dẹp Nam, yên dân, trị nước tiếng để muôn đời". Lịch sử vẻ vang dựng nước, giữ nước của dân tộc ta ở giai đoạn nào, thời kỳ nào cũng thể hiện khát vọng phát triển, lòng tự hào, tự cường dân tộc; trong hàng nghìn năm lịch sử hào hùng đó, các thế hệ tổ tiên, cha ông ta đã hun đúc ý chí quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng vượt mọi hy sinh, gian khổ để giữ gìn non sông bờ cõi, xây dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế đất nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu sau khi nhậm chức. Ảnh: TTXVN

"Trên chuyến hải trình sắp tới, con tàu Việt Nam ta sẽ còn gặp phải những con sóng dữ và nhiều ngọn gió lớn, đó là khi có cả những thời cơ và thách thức đan xen. Tôi luôn tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, với sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi sóng to, gió cả để đến bến bờ bình an và hạnh phúc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao niềm tin của người dân đồng lòng hành động xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Việt Nam là đất nước đa dạng với nhiều dân tộc anh em, nhưng chúng ta có chung một trái tim, một mái nhà, một lịch sử vẻ vang và một sứ mệnh vinh quang. Khát vọng về một nước Việt Nam hùng cường 2045 "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như ước nguyện của Bác Hồ và tinh thần Đại hội Đảng XIII đề ra, đó không phải là một món quà có sẵn vào năm 2045, mà đó là mục tiêu cao cả mà chúng ta hôm nay và những thế hệ tiếp theo phải nỗ lực phấn đấu để giành được. Cha ông ta đã làm nên những trang sử hào hùng, được viết bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng: tiếp nối truyền thống hào hùng sẽ có nhiều chương sử mới viết tiếp những kỳ tích tiến lên giàu mạnh, hùng cường của đất nước ta, và dân tộc ta" - tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Cuối bài phát biểu, ông Nguyễn Xuân Phúc gửi những tình cảm và lòng kính trọng đến những người lính cụ Hồ dũng cảm, những chiến sỹ công an đang ngày đêm bảo vệ sự bình an cho nhân dân, sự bình yên nơi biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Họ là những biểu tượng của lòng can đảm, của tinh thần cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; gửi lời đến đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài: Đảng và Nhà nước ta luôn sát cánh cùng Nhân dân để mùa màng thêm bội thu, để sản xuất, kinh doanh luôn thành công, để những dòng sông luôn tuôn chảy mát lành, để những trẻ em luôn có những giấc mơ và hoài bão vươn xa, để những cụ già sống trọn phần đời thật ý nghĩa, hạnh phúc và để thúc đẩy tinh thần cho những con người đang khát khao cống hiến, sáng tạo.

Đồng thời, tân Chủ tịch nước đã chuyển lời cảm ơn đến Nhân dân, Chính phủ và bè bạn quốc tế và vững mãi niềm tin về sự tiếp nối hợp tác, ủng hộ quý báu dành cho đất nước và con người Việt Nam: "Chúng tôi luôn là người bạn tốt, là đối tác tin cậy của tất cả các bạn".

Sau khi nhậm chức, tân Chủ tịch nước đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: Tạ Hiền/vtv.vn

https://vtv.vn/chinh-tri/tan-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-dang-va-nha-nuoc-ta-luon-sat-canh-cung-nhan-dan-20210405095549839.htm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Điều gì xảy ra khi công ty công nghệ hợp tác với nhà xuất bản báo chí?

Tóm tắt: 

Tập đoàn truyền thông lớn nhất Australia News Corp vừa đạt được thỏa thuận hợp tác với Facebook, đánh dấu bước đột phá mới trong giải quyết vướng mắc về trả phí sử dụng thông tin.

Tập đoàn truyền thông lớn nhất Australia News Corp vừa đạt được thỏa thuận hợp tác với Facebook, đánh dấu bước đột phá mới trong giải quyết vướng mắc về trả phí sử dụng thông tin.

Vào giữa tháng Ba, tập đoàn truyền thông lớn nhất Australia News Corp thông báo đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Facebook, đánh dấu một bước đột phá mới trong việc giải quyết vướng mắc, liên quan tới việc trả phí sử dụng thông tin, theo luật Đàm phán Truyền thông vừa được Chính phủ Australia ban hành.

Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) và Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: AP/TTXVN

* Đại gia công nghệ nhượng bộ

Cuộc đối đầu giữa Facebook và Chính phủ Australia đã tạm khép lại với một kết quả tương đối khả quan.

Luật Đàm phán Truyền thông mới, quy định các công ty công nghệ lớn phải chia sẻ doanh thu sử dụng tin tức với các hãng truyền thông sở tại, được Quốc hội Australia thông qua ngày 26/2.

Trong khi, "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ cũng đã hoàn thành việc gỡ bỏ ngăn chặn các trang thông tin của Australia trên nền tảng mạng xã hội Facebook và bắt đầu triển khai kế hoạch đàm phán thương mại.
Tuy nhiên, một số nguồn tin bên trong ngành báo chí "xứ Chuột túi" tiết lộ các cuộc đàm phán diễn ra không hề êm đẹp.

Facebook yêu cầu bổ sung điều khoản "poison pill" (chiến thuật "viên thuốc độc" – chống thâu tóm doanh nghiệp) vào bản hợp đồng, khẳng định quyền được chấm dứt thỏa thuận hợp tác trong mọi thời điểm.

Điều khoản này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của các công ty truyền thông Australia, vì được xem là mang lại lợi thế không công bằng cho đại gia công nghệ của Mỹ.
Trong bối cảnh nhiều ý kiến lo ngại về việc nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh không thực sự muốn đàm phán, thì bất ngờ tới giữa tháng Ba, tập đoàn truyền thông News Corp công bố đạt được thỏa thuận hợp tác thương mại với Facebook.

Một tập đoàn truyền thông lớn khác của Australia là Nine Entertainment cũng tiết lộ đang đi đến hồi kết của quá trình đàm phán và sẽ sớm tiến tới ký kết thỏa thuận với Facebook.
Theo thông tin từ tờ Sydney Morning Herald, "gã khổng lồ" công nghệ đã chấp thuận gỡ bỏ điều khoản "poison pill", thể hiện thiện chí hợp tác với các nhà xuất bản tin tức Australia.

Sau News Corp và Nine Entertainment, dự kiến Facebook cũng sẽ sớm đạt được thỏa thuận cùng một số tờ báo lớn khác như ABC, Guardian Australia, cũng như thúc đẩy việc ký hợp đồng cùng các hãng truyền thông nhỏ hơn, vốn đã hoàn thành ký ý định thư, như Seven West Media, Solstice Medi, The New Daily và Private Media, Crikey.

Một số nhà quan sát cho biết giá trị của các giao dịch mới không được tiết lộ, nhưng dự kiến sẽ cao hơn bất kỳ một thỏa thuận cung cấp tin tức nào mà các tập đoàn truyền thông Australia đã ký kết với những đối tác nước ngoài.

Cuộc đối đầu giữa Facebook và Chính phủ Australia đã tạm khép lại với một kết quả khả quan. Ảnh AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành của News Corp, Robert Thomson, chia sẻ thỏa thuận với Facebook là một bước ngoặt trong việc chuyển đổi các điều khoản thương mại cho lĩnh vực báo chí, tạo ra tác động và ý nghĩa đáng kể đối với các doanh nghiệp tin tức của Australia.

Tuy nhiên, liệu việc ký kết thỏa thuận thương mại cùng các đại gia công nghệ có đem lại niềm vui chung cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ báo chí Australia hay không.
Trên phương diện vĩ mô, rõ ràng thỏa thuận thương mại sẽ đem lại nguồn thu đáng kể, nuôi sống các tòa soạn tin tức.

Bên cạnh nguồn tài trợ đến từ quảng cáo, được cho là thiếu ổn định và không liên tục, các thỏa thuận thương mại, đặc biệt là thỏa thuận cùng đại gia công nghệ toàn cầu, với mức giá trị lên tới hàng trăm triệu đô la mỗi năm, là nguồn doanh thu ổn định giúp các nhà xuất bản có thể yên tâm tập trung vào công tác chuyên môn, thay vì phải "bươn chải" tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động, nuôi sống bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, Giáo sư Simon Wilkie, Hiệu trưởng Trường đại học Monash của Australia, người từng đảm nhiệm vị trí nhà kinh tế trưởng tại Ủy ban Truyền thông Mỹ, cho rằng các thỏa thuận hợp tác với những nền tảng mạng xã hội và tìm kiếm sẽ là "con dao hai lưỡi" của ngành công nghiệp truyền thông Australia.
Vị Giáo sư này nhận định các đại gia công nghệ thực hiện việc ký kết hợp tác với một số đầu báo lớn và nhỏ, nhưng không phải là tất cả. Một số tờ báo địa phương sẽ bị "đứng ngoài rìa" cuộc chơi.

Bằng chứng là mới đây nhất Tập đoàn truyền thông ABC của Australia đã quyết định không gia hạn hợp tác cung cấp thông tin cho tờ The New Daily, một chuyên trang tin tức của quỹ Hưu trí Australia, để tập trung vào hợp đồng với Facebook và Google.

Điều đó sẽ đặt tờ The New Daily vào một giai đoạn khó khăn mới, khi khó có thể tìm được nguồn cung cấp thông tin đầu vào phù hợp và đảm bảo hơn.

Nếu một trong những mục tiêu của Luật đàm phán Truyền thông của Australia là thúc đẩy môi trường báo chí vì lợi ích cộng đồng lành mạnh hơn, thì đây sẽ là một thiếu sót cần được giải quyết.

Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý khác nữa là các hợp đồng truyền thông ký với những nền tảng công nghệ lớn sẽ khiến các tờ báo quy mô lớn có khả năng "cướp" mất thị phần của các tờ báo nhỏ.

Nhờ có một lượng độc giả trung thành, đồng thời cũng là những người thường xuyên dùng mạng xã hội và Internet, các hãng truyền thông lớn sẽ thu được thị phần nhiều hơn sau khi thực hiện liên kết với những công ty công nghệ, trong khi thị phần của những hãng tin tức nhỏ hơn sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Nếu trường hợp này xảy ra, mục tiêu của quy tắc thương lượng bắt buộc theo Luật Đàm phán Truyền thông sẽ không được đáp ứng. Đó là đem lại sự công bằng cho tất cả các đơn vị báo chí và truyền thông sở tại.

* Sự phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ

Không chỉ thực hiện việc ký kết hợp tác cùng các công ty truyền thông Australia, Facebook sắp tới cũng sẽ mở rộng việc hợp tác chia sẻ thông tin cùng nhiều đơn vị báo chí thuộc các quốc gia khác nhau.

Kế hoạch đó nằm trong chương trình xây dựng kênh thông tin riêng của nền tảng mạng xã hội này, có tên gọi là Facebook News.

Ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg, ngày 24/2, đã thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực tin tức trong vòng ba năm tới, khẳng định việc đảm bảo chất lượng báo chí là trọng tâm của cách thức hoạt động trên các mạng xã hội mở, khi họ cung cấp thông tin và trao quyền cho người dân.

Tương tự, một đại gia công nghệ khác là Google cũng đã hoàn tất việc ký kết hợp tác với hàng loạt nhà xuất bản tin tức, từ Australia cho tới Pháp và mới đây nhất là Italy.

Công ty công nghệ khổng lồ Mỹ đã chính thức mở rộng hoạt động của nền tảng Google News, hướng tới việc tạo ra một khuôn khổ đồng nhất cho việc hợp tác cung cấp thông tin cùng các tòa soạn tin tức trên toàn thế giới.

Điều đáng nói là cùng với sự phát triển lớn mạnh của Google News, Facebook News và cả một số trang thông tin tổng hợp trên mạng xã hội khác như Bing của Microsoft hay Yahoo News cũng thuộc Google, xu hướng báo chí thế giới chắc chắn sẽ đón nhận nhiều sự thay đổi mới.

Thể loại tin tức nào sẽ được ưu tiên xuất hiện? Quyền định đoạt nội dung tin tức sẽ nằm trong tay các đại gia công nghệ thay vì các nhà xuất bản? ...Và cuối cùng liệu bạn đọc có thể vui mừng vì sẽ được truy cập nguồn thông tin miễn phí, hay sẽ phải trả phí cho các nhà cung cấp nền tảng mạng công nghệ thay cho các tòa soạn tin tức?

Nguồn: Diệu Linh (P/V TTXVN Tại Sydney)

https://bnews.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-cong-ty-cong-nghe-hop-tac-voi-nha-xuat-ban-bao-chi/191440.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Thách thức mới, giấc mơ mới sẽ thay đổi Bà Rịa - Vũng Tàu

Tóm tắt: 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ kỹ lưỡng về chuyển đổi số với 1.500 cán bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 29/3.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ kỹ lưỡng về chuyển đổi số với 1.500 cán bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 29/3.

Mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) Nguyễn Văn Thọ cho biết: Nhằm tạo nền tảng và chủ động tham gia quá trình chuyển đổi số, tỉnh đã tập trung thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và nhiều chương trình chuyển đổi số...Bước đầu đã đạt được nhiều kết quả như đưa vào vận hành trung tâm tích hợp, chia sẻ dữ liệu; liên thông văn bản điện tử giữa các cơ quan; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt hơn 60%…

Với những kết quả nói trên, BR-VT luôn nằm trong tốp đầu về chuyển đổi số, đứng thứ 4/63 tỉnh thành.

Hội nghị có sự tham gia của 1.500 đại biểu

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã đưa ra các giải pháp mà tỉnh cần làm để tiến hành chuyển đổi số với tinh thần: Khi chuyển đổi số thì tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo là quan trọng nhất; phải bắt đầu từ những “nỗi đau” của chính mình.

Cụ thể, chuyển đổi số của tỉnh BR – VT được chia ra gồm 6 nhóm chính: Phát triển hạ tầng số; trở thành điểm đến công nghệ số; phát triển đô thị thông minh; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.

Thách thức mới, tầm nhìn mới, giấc mơ mới

Trả lời nhiều câu hỏi của lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nhiều điểm cầu hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giải đáp những trăn trở lâu nay của tỉnh về chuyển đổi số.

Theo đó, chuyển đổi số là thay đổi cách hành động, thay đổi mô hình vận hành, thay đổi thể chế... Đây là câu chuyện dám hay không dám làm của người đứng đầu. Không có quyết tâm chính trị, sẽ không xảy ra chuyển đổi số.

Hội nghị kết nối các điểm cầu.

Những việc chuyên môn về chuyển đổi số có thể khó với tỉnh, nhưng với Bộ TT&TT thì không. Chính vì thế, tỉnh hãy tham vấn Bộ để triển khai bài bản.

BR – VT đang có “nỗi đau lớn” là có 16 triệu khách du lịch đến, nhưng lưu trú chỉ có một ngày, vì thế ưu tiên chuyển đổi số lĩnh vực du lịch và trọng tâm trong năm nay là tăng thời gian lưu trú tại BR-VT và có doanh nghiệp sẵn sàng làm, tỉnh không cần đầu tư. Tỉnh có sẵn sàng làm không?

Nếu lãnh đạo tỉnh quyết tâm đẩy nhanh, sớm hoàn thành các nền tảng của chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2022 thì nên chi ra khoảng 2% ngân sách để thực hiện (trung bình thế giới đang là 1%). Bộ TT&TT cũng sẽ ra hướng dẫn tính toán những giá trị của chuyển đổi số tạo ra.

Tỉnh cần đặt ra bài toán công khai cho doanh nghiệp tìm lời giải và cùng triển khai, cả hai sẽ cùng thắng. Chuyển đổi số cũng cần sự tham gia của 4 bên ngay từ đầu, người dân, chính quyền, nhà chuyên gia và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Tại sao không mơ phát triển như Singapore, không mơ làm những điều vĩ đại cho đất nước Việt Nam đầu tiên ở BR-VT”

Việt Nam và thế giới như nhau về chuyển đổi số, thậm chí Việt Nam còn đi trước. Với việc đi đầu, công nghệ mới sẽ di dời về Việt Nam, nhân lực di chuyển về.

Bằng việc đi đầu, chúng ta thành người giỏi nhất, thế giới đến học hỏi, Việt Nam trở thành trung tâm thế giới thông qua việc cho áp dụng cái mới, ứng dụng cái mới, dùng cái mới để giải quyết bài toán của mình, để phát triển đột phá. Điều đó có nghĩa là BR-VT muốn trở thành một trung tâm chuyển đổi số thì chỉ cần làm một việc, là cho công nghệ xuất hiện ở đây và chỉ đúng một từ dám hay không dám; chỉ một người quyết định đó là người đứng đầu của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đề xuất, tỉnh cần triển khai ngay các hạ tầng cơ bản chuyển đổi số trong năm 2021 như: Trục kết nối chia sẻ dữ liệu; thành lập trung tâm dữ liệu và phân tích Data Lake, đây là điều quan trọng vì chuyển đổi số quan trọng nhất là dữ liệu.

BR – VT đang làm tốt việc chuyển các hệ thống CNTT lên Cloud; việc thành lập trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC), tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2022 cần sớm chọn doanh nghiệp để triển khai. Trung tâm giám sát điều hành an toàn an ninh mạng SOC cũng cần sớm ra đời, đi cùng với IOC, đây là vấn đề để đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Nền tảng hội nghị truyền hình trực tuyến đã đến cấp xã, nhưng phải kết nối được với các thiết bị di động như iPad, để một cuộc họp mọi người đều có thể tham gia.

Về chính quyền điện tử và chính quyền số, chiến lược quốc gia về chính quyền số sẽ được ban hành trong quý 2/2021. Theo Bộ trưởng, tỉnh nên dựa vào chiến lược này để triển khai chiến lược chính quyền số của mình. Trọng tâm là chính quyền điện tử hoàn thành trong năm nay với 100% dịch vụ công cấp độ 4.

Chuyển đổi số các ngành, tỉnh nên đặc biệt ưu tiên chuyển đổi số lĩnh vực du lịch và trọng tâm trong năm nay là tăng thời gian lưu trú tại BR-VT. Một số ngành khác là y tế, giáo dục và giao thông cũng ưu tiên làm trước.

Chuyển đổi số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã… tỉnh có 500 doanh nghiệp công nghệ số, con số này cần phát triển lên 1.000, chủ yếu phát triển các doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số  cho tỉnh và ưu tiên các doanh nghiệp địa phương. Tỉnh nên chọn 5-10 doanh nghiệp tiên phong để áp dụng chuyển đổi số trong năm 2021, làm gương cho các doanh nghiệp còn lại toàn tỉnh học tập. Đưa các hộ kinh doanh, hợp tác xã… lên sàn TMĐT.

Chuyển đổi số người dân và xã hội, tỉnh cần khuyến khích, hướng dẫn người dân dùng các nền tảng chuyển đổi số có sẵn, không phải đầu tư. Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu các nền tảng số hợp với tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh phải đặt ra các mục tiêu mới, thách thức lớn, bởi nếu so sánh với một số tỉnh, thành phố trong nước thì BR-VT có thứ hạng cao, nhưng so với thế giới thì còn rất xa. Thách thức mới, tầm nhìn mới, giấc mơ mới sẽ thay đổi BR-VT.

“Tại sao không mơ phát triển như Singapore, không mơ làm những điều vĩ đại cho đất nước Việt Nam đầu tiên ở BR-VT”, Bộ trưởng đặt ra vấn đề.

Lãnh đạo tỉnh BR-VT có quyết tâm chính trị cao, nhất là khát khao và tầm nhìn của Bí thư. Tỉnh có quyết tâm đi đầu, làm nhanh, thành kiểu mẫu cho cả nước. Lấy chuyển đổi số là đột phá cho nhiệm kỳ này, để tạo ra nhiều giá trị mới cho tỉnh, cho người dân. Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để chuyển đổi số thành công. Bộ TT&TT cam kết đồng hành, bên cạnh và hỗ trợ tối đa. Thông qua BR-VT để rút kinh nghiệm làm cho toàn quốc.

Cam kết thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số

Phát biểu sau phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy BR-VT Phạm Viết Thanh cho biết, lãnh đạo tỉnh đã nhận thức rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòn bẩy tạo sự đột phá cho kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Lãnh đạo tỉnh cam kết thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số với tâm thế rất cao. Bắt đầu là phải thay đổi nhận thức sâu rộng trong hệ thống lãnh đạo và cán bộ, viên chức cho đến người dân.

Bí thư Tỉnh uỷ BR-VT Phạm Viết Thanh: "Muốn đột phá thì phải luôn tự đổi mới"

“Hiện nay, BR-VT đang đứng trong tốp 4 cả nước về chuyển đổi số. Nhưng muốn tiến bước, tạo sự đột phá hơn thì phải luôn tự đổi mới, chấp nhận cái mới, mà cụ thể là trong dòng chảy của công cuộc chuyển đổi số”, ông Thanh nhấn mạnh.

Bộ TT&TT, đặc biệt là cá nhân Bộ trưởng cam kết hỗ trợ tỉnh hết mình, thì không có lý do gì mà tỉnh không làm được.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều ý tưởng, đề xuất khá hay, thì không lý do gì mà tỉnh không hợp tác, cùng nhau thực hiện mục tiêu chuyển đổi số.

Kinh tế của BR-VT có 4 trụ cột: cảng biển, công nghiệp, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Lãnh đạo tỉnh cùng Bộ TT&TT nhất trí tìm cách chuyển đổi số cho trụ cột du lịch trước, từ đó rút kinh nghiệm triển khai ra nhiều trụ cột kinh tế khác.

Nhiều đề xuất của doanh nghiệp với tỉnh BR-VT về chuyển đổi số

Ông Vũ Quang, Giám đốc VOV24 Đài Tiếng nói Việt Nam đề xuất việc VOV đồng hành cùng BR-VT trong chuyển đổi số về y tế. Khi đó, mỗi người dân BR-VT tải ứng dụng VOV Bacsi24 về ngay lập tức được tặng 150.000 đồng.

Ông Bùi Đức, đại diện ezCloud đề xuất tham gia vào quá trình số hoá các cơ sở lưu trú vừa và nhỏ ở BR-VT, hỗ trợ việc đặt chỗ trên các nền tảng ứng dụng với các gói dịch vụ khác nhau.

Đại diện MobiFone đề xuất về mục tiêu 100% người dân BR-VT dùng smartphone trong năm 2021 như sau: Tỉnh giúp 3 nhà mạng tuyên truyền sẽ dùng 4G chứ không dùng 2G nữa. Ngoài ra, tỉnh cũng có cơ chế giúp nhà mạng giải quyết việc triển khai hạ tầng số.

MobiFone đề xuất thí điểm triển khai công nghệ mới truyền thanh không dây cho một xã.

Đại diện CMC muốn đồng hành với tỉnh trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu chuyển đổi số.

Chủ tịch BKAV đề xuất tỉnh đầu tư mạnh hơn cho ICT, áp dụng các giải pháp tổng thể về an ninh mạng. Đưa camera AI, chatbot, cung cấp robot lễ tân bằng AI vào du lịch...

Lê Mỹ - Hồ Văn Ảnh: Quang Hưng - Lê Mỹ/vietnamnet.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

WHO lên tiếng về việc sử dụng 'hộ chiếu vaccine điện tử'

Tóm tắt: 

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, nhấn mạnh việc sử dụng chứng nhận tiêm chủng điện tử trên các chuyến bay quốc tế có thể không công bằng...

Ngày 16/3, giới chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng “hộ chiếu vaccine điện tử” có thể là công cụ rất hữu ích nhưng đồng thời cảnh báo về việc sử dụng loại chứng nhận này, đặc biệt đối với các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới “vô cùng hỗn độn”. 

Khu vực làm thủ tục của hãng hàng không Qantas tại sân bay Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, nhấn mạnh việc sử dụng chứng nhận tiêm chủng điện tử trên các chuyến bay quốc tế có thể không công bằng vì việc tiêm chủng ngừa COVID-19 hiện nay chưa được thực hiện rộng rãi và phân phối đồng đều trên thế giới.

Hiện một số quốc gia như Mỹ và Anh đang xem xét sử dụng chứng nhận tiêm chủng điện tử, trong khi Liên minh châu Âu (EU) ngày 1/3 công bố kế hoạch cấp “giấy thông hành xanh”.

Trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, cho biết WHO đang phối hợp với các đối tác để phát triển giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử do việc có chứng chỉ số trên điện thoại di động sẽ có lợi hơn là có chứng chỉ bằng giấy. Bà nêu rõ: “Trong vài tuần và vài tháng tới, chúng tôi sẽ chủ yếu làm việc với các quốc gia thành viên để thảo luận cách thức triển khai”.

Bên cạnh những nỗi lo về bảo mật thông tin cá nhân, nhiều chuyên gia lo ngại “hộ chiếu vaccine điện tử” đó là gây ra tình trạng đặc quyền, sự kỳ thị và bất bình đẳng giữa người đã được và chưa được chủng ngừa.

Nguồn: Phan An  (TTXVN)
https://baotintuc.vn/the-gioi/who-len-tieng-ve-viec-su-dung-ho-chieu-vaccine-dien-tu-20210316175955482.htm
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT