Syndicate content

Thời sự ICT

Website không phép, giả mạo báo Tuổi trẻ Online

Tóm tắt: 

Website giả mạo báo Tuổi trẻ Online đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Website giả mạo báo Tuổi trẻ Online đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Khẳng định

Tối 13/8, qua công tác rà soát và tiếp nhận thông tin, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, website tại địa chỉ: https://tuoi-tre.com/ có tên miền gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí, giả mạo báo Tuổi trẻ Online.

Trang web này đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

VAFC khuyến cáo cộng đồng mạng không tiếp nhận và chia sẻ thông tin từ website này.

VAFC cũng cho biết sẽ chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Website giả mạo báo Tuổi trẻ Online đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.
 

https://nhandan.vn/factcheck/website-khong-phep-gia-mao-bao-tuoi-tre-online-659735/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Việt Nam thắng lớn trong “trận chiến” với cuộc gọi lừa đảo, cuộc gọi rác

Tóm tắt: 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhà mạng đã chặn hơn 92.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, hơn 35 triệu cuộc gọi giả mạo, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quyền lợi cho người tiêu dùng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhà mạng đã chặn hơn 92.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, hơn 35 triệu cuộc gọi giả mạo, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quyền lợi cho người tiêu dùng.

Gần 200.000 thuê bao bị xử lý trong “trận chiến” cuộc gọi rác

Tương tự như các nước trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, tại Việt Nam những năm gần đây tình trạng cuộc gọi giả mạo, cuộc gọi rác hiện đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, đã xuất hiện hình thức gọi quảng cáo tự động (robocall) gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, quyền lợi của người dân.

Trước thực trạng trên, từ tháng 7/2020, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) đã yêu cầu các nhà mạng nghiêm túc triển khai các giải pháp truyền thông và kỹ thuật để ngăn chặn cuộc gọi giả mạo, cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng. Việc chặn lọc cuộc gọi rác căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Quy trình xử lý cuộc gọi rác.

Theo đó, các nhà mạng đã áp dụng thuật toán dự đoán trên hạ tầng dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ học máy đối với tất cả các cuộc gọi nội và ngoại mạng. Từ dữ liệu về hành vi, đặc điểm cuộc gọi (không bao gồm các thông tin riêng tư), thông tin phản ánh qua tổng đài 5656 và ý kiến phản hồi của người dùng, nhà mạng sẽ xác định đâu là hành vi phát tán cuộc gọi rác.

Trong trường hợp bị xác định là cuộc gọi rác, thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.

Tính đến hết tháng 6/2021, các nhà mạng đã ngăn chặn hơn 181.000  thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2021 đã ngăn chặn hơn 92.000 thuê bao.

Sau khi phát sinh cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác, hệ thống của các nhà mạng sẽ nhắn tin để thu thập ý kiến phản hồi từ phía người dùng. Ảnh: Trọng Đạt

Số lượng phản ánh của người dân về cuộc gọi rác qua đầu số 5656 tăng trung bình từ 13-15%/tháng. Điều này cho thấy sự quan tâm, hưởng ứng của người dân đối với các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác.

Đại diện Cục Viễn thông cho biết, số cuộc gọi rác bị phát tán và số thuê bao bị ảnh hưởng có xu hướng giảm rõ rệt so với cuối năm 2020, thời điểm bắt đầu thống kê chỉ số này.

Theo số liệu tháng 6/2021, chỉ có khoảng 8,4 triệu cuộc gọi rác, giảm 31,9% so với tháng 12/2020 với hơn 5.4 triệu thuê bao bị ảnh hưởng, giảm 23,5% so với tháng 12/2020.

Cuộc gọi giả mạo công an, viện kiểm sát, ngân hàng giảm 75%

Việt Nam đã áp dụng triệt để các khuyến nghị của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), kết hợp cùng việc phân tích thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo để tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc gọi giả mạo.

Theo đó, Cục Viễn thông đã hướng dẫn các nhà mạng xây dựng Hệ thống phát hiện và ngăn chặn cuộc gọi giả mạo. Vai trò của hệ thống này là bảo đảm ngăn chặn tối đa các cuộc gọi giả mạo đến thuê bao viễn thông của Việt Nam.

Các đối tượng lừa đảo thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hòng lọt qua hệ thống ngăn chặn. Thế nhưng, tính đến tháng 6/2021, các doanh nghiệp viễn thông đã ngăn chặn hơn 56,65 triệu cuộc gọi giả mạo. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2021 đã chặn hơn 35 triệu cuộc gọi giả mạo.

Các cuộc gọi lừa đảo mạo danh cơ quan, tổ chức đã giảm rõ rệt thời gian gần đây.

Qua theo dõi của Cục Viễn thông, số lượng đề nghị phối hợp cung cấp thông tin về các vụ lừa đảo qua điện thoại từ cơ quan cảnh sát điều tra đã giảm khoảng 75% so với trước khi triển khai ngăn chặn cuộc gọi giả mạo. Đây là những minh chứng cho thấy các biện pháp này đã góp phần bảo vệ người sử dụng dịch vụ viễn thông và trật tự, an toàn xã hội.

Trong thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ chỉ đạo các nhà mạng tiếp tục nghiên cứu và cập nhật các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn cuộc gọi giả mạo, cuộc gọi rác.

Cục Viễn thông cũng cho biết sẽ phối hợp với cơ quan công an để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi giả mạo số điện thoại với mục đích lừa đảo.

Phải làm gì khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo?

Chất lượng và hiệu quả của giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ phản hồi từ phía người dùng. Do đó, cơ quan chức năng rất cần sự ủng hộ của người dân đối với việc ngăn chặn cuộc gọi rác.

Người dân có thể thực hiện điều này bằng cách phối hợp trả lời tin nhắn khảo sát sau mỗi cuộc gọi bị hệ thống nghi ngờ là cuộc gọi rác. Tin nhắn phản hồi về cuộc gọi rác sẽ hoàn toàn miễn phí.

Người dân nên chủ động nhắn tin phản ánh tới tổng đài 5656 mỗi khi nhận phải cuộc gọi rác. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, khi nhận được cuộc gọi rác, người dân có thể chủ động phản ánh tới các cơ quan chức năng bằng việc nhắn tin tới đầu số 5656.

Theo Cục Viễn thông, người dân cần nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc bưu điện để thông báo có quà, bưu kiện, bưu phẩm..., người dân tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào của đối tượng.

Khi gặp sự việc tương tự, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan công an hoặc thông báo đến số điện thoại Trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Nguồn: Trọng Đạt/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Pháp điều tra vụ theo dõi nhà báo bằng phần mềm Pegasus

Tóm tắt: 

Văn phòng công tố Paris (Pháp) đã mở cuộc điều tra về vụ sử dụng phần mềm độc hại Pegasus để theo dõi một vài nhà báo Pháp.

Văn phòng công tố Paris (Pháp) đã mở cuộc điều tra về vụ sử dụng phần mềm độc hại Pegasus để theo dõi một vài nhà báo Pháp.

Ngày 20/7, Văn phòng công tố Paris (Pháp) thông báo đã mở cuộc điều tra về cáo buộc cho rằng cơ quan tình báo Maroc đã sử dụng phần mềm độc hại Pegasus do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển, để theo dõi một vài nhà báo Pháp.

Cuộc điều tra của Văn phòng công tố Paris sẽ xem xét 10 cáo buộc khác nhau, trong đó có cáo buộc nghi ngờ vi phạm đời tư cá nhân, truy cập trái phép vào thiết bị điện tử cá nhân và có liên quan tới tội phạm.

Động thái trên diễn ra sau khi trang mạng điều tra Mediapart ngày 19/7 đã nộp đơn kiện cơ quan tình báo Maroc liên quan tới vụ việc này. Dự kiến, tờ báo điều tra Le Canard Enchaine cũng sẽ có động thái tương tự. 

Trước đó, ba tờ nhật báo gồm Washington Post, Guardian, Le Monde và nhiều tờ báo khác phối hợp điều tra vụ rò rỉ dữ liệu có liên quan đến hơn 50.000 số điện thoại di động được cho là thuộc diện đối tượng được các khách hàng của NSO quan tâm từ năm 2016.

Cuộc điều tra cho rằng hoạt động gián điệp này sử dụng phần mềm độc hại Pegaus có quy mô lớn hơn nhiều với đánh giá trước đây.

Theo trang Mediapart, số điện thoại di động của nhà sáng lập trang này, Edwy Pleenel và một nhà báo làm việc cho trang này nằm trong số những số điện thoại bị cơ quan tình báo Maroc theo dõi.

Các nhà báo khác làm việc cho các công ty truyền thông Pháp, trong đó có các nhà báo của tờ Le Monde và phóng viên của hãng thông tấn AFP cũng là nạn nhân bị theo dõi của cơ quan an ninh Maroc.

Maroc đã bác bỏ các cáo buộc trên, khẳng định rằng nước này chưa bao giờ có phần mềm máy tính để xâm nhập vào các thiết bị liên lạc.

Trong khi đó, NSO, công ty phát triển phần mềm gián điệp hàng đầu ở Israel khẳng định Pegasus được sử dụng để phòng ngừa tội phạm và chống khủng bố, đồng thời tuyên bố sẽ không xác nhận danh tính của các khách hàng.

Trước đó, trung tâm nghiên cứu Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) đã từng phanh phui việc phần mềm Pegasus được sử dụng để xâm nhập vào điện thoại di động của các phóng viên Al-Jazeera và một nhà báo Maroc./.

Nguồn: Minh Châu/TTXVN

https://bnews.vn/phap-dieu-tra-vu-theo-doi-nha-bao-bang-phan-mem-pegasus/203756.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Phát hiện phần mềm Pegasus theo dõi điện thoại chính trị gia và nhà báo

Tóm tắt: 

Nhiều chính trị gia, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà báo và các nhà hoạt động trên thế giới đã bị thu thập dữ liệu thông qua phần mềm độc hại Pegasus do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển.

Nhiều chính trị gia, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà báo và các nhà hoạt động trên thế giới đã bị thu thập dữ liệu thông qua phần mềm độc hại Pegasus do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển.

Ngày 18/7, báo chí quốc tế đưa tin nhiều chính trị gia, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà báo và các nhà hoạt động trên thế giới đã bị thu thập dữ liệu thông qua phần mềm độc hại Pegasus do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển.

Ba tờ nhật báo gồm Washington Post, Guardian, Le Monde và nhiều cơ quan báo chí khác phối hợp điều tra một vụ rò rỉ dữ liệu cho biết vụ việc có liên quan đến hơn 50.000 số điện thoại di động được cho là thuộc diện đối tượng được các khách hàng của NSO quan tâm từ năm 2016.

Tuy vậy, không phải tất cả những người nằm trong danh sách này sau đó đều bị tấn công mạng.

Các khách hàng của NSO tập trung ở 10 quốc gia gồm Azerbaijan, Bahrain, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Maroc, Rwanda, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Thông tin cụ thể về các nạn nhân sẽ được công bố trong những ngày tới.

Theo báo Washington Post, trong danh sách có số điện thoại di động của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ, thành viên của các hoàng gia Arab, nhà ngoại giao, chính trị gia, cũng như các nhà hoạt động và giám đốc điều hành các công ty.

Trong khi đó, báo Guardian cho hay trong danh sách cũng có các nhà báo của nhiều tổ chức truyền thông trên thế giới như AFP, Wall Street Journal, CNN, New York Times, Al-Jazeera, France 24, AP, Le Monde, Bloomberg, the Economist, Reuters...

Trong phản ứng của mình, NSO cho rằng các thông tin trên là "vô căn cứ và bị thổi phồng". Công ty phát triển phần mềm gián điệp hàng đầu ở Israel khẳng định Pegasus được sử dụng để phòng ngừa tội phạm và chống khủng bố, đồng thời tuyên bố sẽ không xác nhận danh tính của các khách hàng.

Trước đó, trung tâm nghiên cứu Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) đã từng phanh phui việc phần mềm Pegasus được sử dụng để xâm nhập vào điện thoại di động của các phóng viên Al-Jazeera và một nhà báo Maroc./.

Nguồn: Phan Anh/TTXVN/bnews.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Trung tướng Tô Ân Xô: "Đã xác định danh tính nhóm đối tượng tấn công báo điện tử VOV"

Tóm tắt: 

Chánh Văn phòng Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô chiều nay (18/6) cho VietNamNet biết đã xác định được danh tính nhóm đối tượng tấn công báo điện tử VOV.

Chánh Văn phòng Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô chiều nay (18/6) cho VietNamNet biết đã xác định được danh tính nhóm đối tượng tấn công báo điện tử VOV. 

 Theo Trung tướng Tô Ân Xô, qua điều tra, xác minh, các Cục nghiệp vụ, công an các địa phương đã xác định được danh tính nhóm đối tượng trên và có những xử lý bước đầu. 

"Vụ việc vẫn đang trong quá trình mở rộng điều tra nên chưa công bố cụ thể , trước mắt chúng tôi xác định nhóm đối tượng ở trong nước", Trung tướng Tô Ân Xô thông tin. 

Trước đó, từ trưa ngày 12/6 đến chiều 13/6, website báo điện tử VOV liên tục bị tấn công từ chối dịch vụ khiến một số thời điểm bạn đọc không thể truy cập. Các cuộc tấn công vẫn diễn ra những ngày sau đó nhưng với sự hỗ trợ các đơn vị liên quan Báo điện tử VOV vẫn hoạt động bình thường.

Đoàn Bổng/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Từ vụ Báo điện tử VOV bị tấn công: Các trang báo đều có thể là mục tiêu

Tóm tắt: 

Trước vụ việc Báo điện tử VOV bị tấn công, theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), tất cả các trang báo đều có thể là mục tiêu tấn công của hacker.

Trước vụ việc Báo điện tử VOV bị tấn công, theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), tất cả các trang báo đều có thể là mục tiêu tấn công của hacker.

Liên quan đến vụ việc Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (Vov.vn) bị tấn công mạng, ngày 14.6, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục Trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, sau khi hệ thống nội dung số của cơ quan này bị tấn công mạng và trang báo điện tử Vov.vn không thể truy cập, Cục An toàn thông tin đã vào cuộc kiểm tra và giao cho các đơn vị chuyên môn áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để kịp thời khắc phục sự cố.

Một đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho hay, hiện tại, trang báo này đã chạy ổn định sau khi đơn vị phối hợp với Báo Điện tử VOV tiến hành phân tích nguyên nhân và xử lý tình huống.

Để tránh những trường hợp bị tấn công tương tự, đại diện Cục An toàn thông tin khuyến cáo, tất cả các trang báo hay website điện tử đều có thể là mục tiêu bị tấn công của các nhóm đối tượng hacker.

Do vậy, để có thể phòng tránh các tình huống từ thời điểm khởi đầu có dấu hiệu bị tấn công, các phòng ban chuyên môn có nghiệp vụ làm việc tại cơ quan báo chí điện tử cần nắm bắt kịp thời các vấn đề thì thời gian xử lý sẽ rất nhanh và hiệu quả.

“Cụ thể, các báo cần chủ động trang bị phương án, hệ thống và lên kế hoạch từ trước để xử lý những vụ việc tấn công bất ngờ tương tự. Sau khi gặp sự cố sẽ biết các đầu mối chính xác và đơn vị xử lý sự cố có thể phối hợp bằng các biện pháp kỹ thuật để mở băng thông, ngăn chặn được địa chỉ nguồn tấn công. Làm được điều này thì chỉ mất từ 30 phút – 1 tiếng là có thể kiểm soát được một sự vụ”, đại diện Cục An toàn thông tin nói.

Các quy trình và việc lên phương án xử lý sự cố được đại diện Cục An toàn thông tin khẳng định và vô cùng quan trọng. Bởi, trong phương án này sẽ có đầy đủ từ các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật và con người tham gia. Qua đó xác định chính xác và kịp thời dấu hiệu bị tấn công. Từ đây mới có thể đưa ra phương án xử lý.

“Việc ngăn chặn đợt tấn công đối với Báo Điện tử VOV cơ bản đã hoàn thành. Tiếp đó sẽ là khâu điều tra, xác định đối tượng gây ra vụ việc”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.

Cùng ngày, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) Bộ Công an cho biết, đã nhận được công văn của Báo điện tử VOV về việc trang web và fanpage của báo bị tấn công bằng từ chối dịch vụ (DDoS), khiến băng thông truy cập quá tải. Hiện tại, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành điều tra, làm rõ.

Nguồn: TÙNG GIANG/laodong.vn
https://laodong.vn/xa-hoi/tu-vu-bao-dien-tu-vov-bi-tan-cong-cac-trang-bao-deu-co-the-la-muc-tieu-920299.ldo
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT
Các chuyên mục liên quan: 
Nghề báo

Mất kết nối dịch vụ web và CDN toàn cầu do Fastly, ảnh hưởng thế nào?

Tóm tắt: 

Các trang web và ứng dụng trên khắp thế giới đã mất kết nối, ngừng hoạt động trong ngày 8/6 sau khi Fastly, một mạng phân phối nội dung lớn, báo cáo có sự cố trên diện rộng.

Các trang web và ứng dụng trên khắp thế giới đã mất kết nối, ngừng hoạt động trong ngày 8/6 sau khi Fastly, một mạng phân phối nội dung lớn, báo cáo có sự cố trên diện rộng.

 

 

Sự cố mất kết nối ảnh hưởng đến hàng chục quốc gia trên khắp châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Nam Phi. Các trang web, ứng dụng CNN, Guardian, New York Times và các trang web thương mại điện tử Amazon, Target hay trang web của Chính phủ Anh Gov.uk đã ngừng hoạt động. Fastly cũng cung cấp phân phối nội dung cho Twitter, Pinterest, HBO Max, Hulu, Reddit, Spotify và các dịch vụ khác.

Cụ thể, vào khoảng 2h58 theo giờ PT (múi giờ Thái Bình Dương), Fastly ghi nhận một lỗi và thông báo trên trang cập nhật trạng thái: "Chúng tôi hiện đang điều tra tác động tiềm ẩn đến hiệu suất của các dịch vụ web và CDN (mạng phân phối nội dung) của chúng tôi".

Ngay sau đó, các thông tin về sự cố mất kết nối xuất hiện trên Twitter về các tờ báo, trang mạng lớn bao gồm BBC, CNN và The New York Times đang ngoại tuyến. Bản thân Twitter vẫn chạy, mặc dù máy chủ lưu trữ các biểu tượng cảm xúc của nó đã bị lỗi, dẫn đến một số tweet trông không bình thường.

Nhiều người nghĩ đây là một sự cố đơn lẻ chỉ ảnh hưởng đến các trang web riêng lẻ nhưng hóa ra đây là một sự cố mất kết nối dịch vụ Internet của Fastly trên diện rộng đã khiến người sử dụng dịch vụ không thể truy cập được. Mọi người trên toàn cầu, đã nhận được thông báo "Lỗi mất dịch vụ 503" (Error 503 Service Unavailable) khi họ cố gắng truy cập các trang web, bao gồm một số dịch vụ quan trọng, chẳng hạn như các trang web gov.uk của chính phủ Vương quốc Anh.

Gần một giờ sau, lúc 6h44 theo giờ ET (múi giờ miền Đông của Tây Bán Cầu), vào buổi trưa ở Vương quốc Anh - Fastly đã nhanh chóng cập nhật lại trang trạng thái của mình để thông báo sự cố đã được xác định và đang triển khai bản sửa lỗi.

Vào lúc 4h10 theo giờ PT, công ty này đã có dòng tweet: "Chúng tôi đã xác định cấu hình dịch vụ gây ra gián đoạn trên các POP của chúng tôi trên Internet và đã vô hiệu hóa cấu hình đó. Mạng Internet của chúng tôi sẽ trực tuyến trở lại". Thông điệp tương tự đã được gửi đến CNET dưới dạng bình luận của người phát ngôn của Fastly.

Fastly là gì?

Fastly là một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, có trụ sở chính tại San Francisco, Mỹ hoạt động từ năm 2011. Vào năm 2017, họ đã đưa ra một nền tảng đám mây cạnh (edge cloud) được thiết kế để đưa các trang web đến gần hơn với những người sử dụng chúng. Về mặt hiệu quả, điều này có nghĩa là nếu bạn đang truy cập một trang web được lưu trữ ở một quốc gia khác, nó sẽ lưu trữ một số trang web đó gần bạn hơn để không cần lãng phí băng thông bằng cách tìm nạp tất cả nội dung của trang web đó từ xa mỗi khi bạn cần nó.

Điều này giúp thời gian tải trang web nhanh hơn và tối ưu hóa hình ảnh, video và các nội dung video có kích thước file lớn khác cho phép hiển thị nhanh và mượt mỗi khi bạn truy cập vào một trang web. Theo như trên trang web của công ty này cho biết nền tảng giúp tải các trang trên Buzzfeed nhanh hơn 50% và cho phép The New York Times xử lý đồng thời 2 triệu độc giả trong đêm bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua. Điện toán biên cũng thực hiện các chức năng an ninh mạng quan trọng, bảo vệ các trang web khỏi các cuộc tấn công DDoS và botnet, cũng như cung cấp tường lửa cho ứng dụng web.

Do dịch vụ của Fastly nằm giữa các máy chủ web phía back-end (mặt sau) và Internet ở phía front end (mặt ngoài), nên theo lý giải của một chuyên gia CNTT, bất kỳ lỗi nào ở đây đều có thể khiến toàn bộ trang web không khả dụng. Do tính chất nội địa hóa của thuộc tính biên trên nền tảng đám mây, điều đó cũng có nghĩa là các lỗi không ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trong cùng thời điểm (mặc dù mọi người trên khắp thế giới đã báo cáo sự cố đã gặp phải vào 8/6).

Lỗi 503 là gì?

"Lỗi 503" là cách nói của máy tính để nói rằng điểm đến trực tuyến hiện không khả dụng. Tất cả các trang web và dịch vụ được lưu trữ trên máy tính được gọi là máy chủ. Lỗi 503 xảy ra khi kết nối đó bị chặn do máy chủ ngừng hoạt động để bảo trì hoặc do có lỗi ngẫu nhiên.

Lỗi cũng có thể là do máy chủ bị quá tải do lưu lượng truy cập quá nhiều. Trong một số trường hợp, lỗi có thể do phía người dùng, và được khắc phục bằng cách làm mới trang hoặc khởi động lại máy tính.

Tuy nhiên, nếu đó là một vấn đề lớn hơn, thì cần phải đợi máy chủ lưu trữ và xác nhận lại - việc đó Fastly đang làm.

Tại sao Fastly xảy ra lỗi?

Sự cố ngắt kết nối Internet 8/6 là do "cấu hình dịch vụ", nhưng chỉ một phần bị mất kết nối dịch vụ. Chỉ đến khi Fastly điều tra đầy đủ, mọi người mới biết được nguyên nhân gốc rễ của sự mất kết nối này. Điều quan trọng là sự cố không phải là một cuộc tấn công an ninh mạng, như nhiều người đã suy đoán trên Twitter. Có nhiều lý do về kỹ thuật khiến CDN có thể lỗi và các cuộc tấn công mạng chỉ là một trong số đó.

Tại sao rất nhiều trang web bị ảnh hưởng bởi sự cố mất kết nối dịch vụ của Fastly?

Dịch vụ của Fastly được sử dụng rộng rãi bởi các nhà xuất bản và dịch vụ web. Lý do rất phổ biến là Fastly có thể cung cấp được nhiều dịch vụ web và CDN mà không có nhiều công ty khác có thể cung cấp các dịch vụ như của họ. Do đó, vẫn có một số công ty được cài đặt các nền tảng online thiết yếu vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Các vấn đề tương tự cũng đã xảy ra khi Cloudflare gặp sự cố ngừng hoạt động vào tháng 7 năm ngoái và khi dịch vụ web của Amazon ngừng hoạt động vào tháng 11 năm ngoái.

Theo CNET, như Corinne Cath-Speth, tiến sỹ tại Viện Internet Oxford và Viện Alan Turing đã chỉ ra trên Twitter, điều này có nghĩa là "một trục trặc kỹ thuật trong một công ty có thể gây ra những phân nhánh rất lớn".

Qua sự cố này, từ bây giờ sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến mức độ ảnh hưởng trong trường hợp cung cấp dịch vụ web và CDN mất kết nối dịch vụ trong thời gian dài, và nhiều nghi vấn không có lời giải khi mà một trục trặc kỹ thuật trong một công ty có thể gây ra tổn thất lớn cho khách hàng sử dụng dịch vụ CDN./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Thủ tướng: ‘Thông điệp chống dịch là 5K cộng vắc xin và công nghệ’

Tóm tắt: 

Trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và chỉ đạo các địa phương thực hiện thông điệp phòng, chống Covid-19 là “5K cộng vắc xin và công nghệ”.

Trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và chỉ đạo các địa phương thực hiện thông điệp phòng, chống Covid-19 là “5K cộng vắc xin và công nghệ”.

Sáng 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19.

Từ 1/6 triển khai đeo vòng tay giám sát cách ly

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, các nghiên cứu gần đây cho thấy, kết hợp đeo khẩu trang và tạo sự thông thoáng sẽ giảm rất đáng kể lây lan dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Nguyễn mạnh Hùng cho hay, ngày hôm nay 29/5, Bộ TT&TT đã thành lập trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19, thống nhất một đầu mối toàn quốc về công nghệ, vừa phát triển giải pháp vừa vận hành khai thác hiệu quả ứng dụng của công nghệ trong phòng, chống dịch. Theo đó, các ứng dụng công nghệ đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu. 

Bộ cũng đã triển khai vòng đeo tay giám sát cách ly tại nhà, bắt đầu triển khai từ 1/6 và trước mắt sẽ thực hiện cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

“Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT và Bộ Y tế quyết định một số ứng dụng công nghệ áp dụng bắt buộc trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây cũng là một một bước tiến quan trọng cho việc chủ động phòng, chống Covid-19 hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các giải pháp công nghệ này không chỉ áp dụng cho phòng, chống Covid-19, mà còn có thể sử dụng lâu dài cho các đại dịch truyền nhiễm khác có thể xảy ra trong tương lai.

Do đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT đề xuất thông điệp phòng, chống dịch Covid-19 bây giờ phải là “5K cộng vắc xin và công nghệ” và  đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thông điệp này.

Khi áp dụng các ứng dụng công nghệ, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nước ta có thể đạt được các hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19 dựa vào các tiêu chí sau:

Sớm hơn: Sớm phát hiện người nhiễm bệnh thông qua xét nghiệm chủ động, xét nghiệm sàng lọc.

Nhanh hơn: Truy vết nhanh hơn thông qua công nghệ, thay vì tuần là vài giờ.

Chính xác hơn: Phát hiện chính xác những người tiếp xúc gần bằng công nghệ, có thể giảm F1 đi hàng chục lần.

Triệt để hơn: Mỗi mầm bệnh sẽ tạo ra một mạng lưới những người nhiễm bệnh. Nhiều người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát hiện, nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ sẽ phát hiện ra toàn bộ mạng lưới liên quan.

Bình thường hơn: Khi ứng dụng công nghệ vào phòng, chống Covid-19, ai bị nhiễm thì điều trị, ai tiếp xúc gần thì cách ly, những người còn lại vẫn đi làm, sống cuộc sống bình thường với việc thực hiện 5K cộng vắc xin và công nghệ.

Lâu dài hơn: Là vắc xin tiêm phòng.

Về định hướng thông tin trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết,  Bộ TT&TT sẽ hướng truyền thông nhiều hơn vào trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức để hiểu rằng, bảo vệ cộng đồng là bảo vệ chính mình, tổ chức mình và bảo vệ đơn vị mình.

Tuyên truyền về các giải pháp mới, cách làm mới, chủ động tấn công, về thực hiện mục tiêu kép; nỗ lực của chính quyền trong phòng, chống covid-19, về đẩy mạnh thương mại điện tử...

Tuyên truyền để củng cố niềm tin cho người dân trong phòng, chống dịch, niềm tin vào việc Việt Nam cũng như thế giới sẽ ngăn chặn được đại dịch này.  

Về tổng thể đang kiểm soát được dịch

Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương quyết tâm cao hơn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó, thực hiện phương châm phòng chống từ xa, từ sớm, từ trước khi có dịch.  Đặc biệt, thông điệp phòng, chống dịch bây giờ thay vì 5K cộng vắc xin thì thành “5K cộng vắc xin và công nghệ” như đề xuất của Bộ TT&TT.

Theo Thủ tướng, về tổng thể, Việt Nam đang kiểm soát được dịch, nhưng cục bộ thì có một số địa phương đang có nhiều khó khăn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thứ hai, hiện nay theo báo cáo của ngành y tế thì biến chủng virus lần này là biến chủng lai tạo, nguy hiểm và phức tạp hơn.

Thứ 3, nguồn lây nhiễm hiện nay có từ cộng đồng, từ khu công nghiệp, hoạt động tôn giáo....

Những vấn đề nói trên theo Thủ tướng, có từ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Chủ quan vẫn là chính, một số địa phương, cơ quan, đơn vị... mất cảnh giác, chủ quan; không nắm chắc, không đánh giá đúng tình hình để có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời.

Một bộ phận nhân dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác cộng với thiếu nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống dịch...

“Những nguyên nhân đó đang tạo ra sự lây lan nhanh dịch bệnh trong cộng đồng”, Thủ tướng khẳng định.

Qua đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, nhất là người lãnh đạo phải bám sát tình hình, chỉ đạo kịp thời, đúng hướng với các giải pháp khả thi và hiệu quả.

Tập trung huy động mọi nguồn lực trong phòng, chống dịch; huy động các nguồn lực con người, vật chất, trong việc xây dựng quỹ mua vắc xin phòng dịch. Các địa phương và bộ, ngành phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong cơ chế, chính sách.

“Thời gian quan chúng ta đã đạt kết qủa chung rất tốt của các cấp, các ngành trong phòng, chống Covid-19, đặc biệt góp phần quan trọng vào thành công của công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng biểu dương các địa phương, nhất là lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an và toàn dân đã tích cực cho công tác phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng yêu cầu xử nghiêm các hành động, hoạt động, vi phạm kỷ luật, kỷ cương trong phòng, chống dịch.

Nhắc lại tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng yêu cầu “phải tổng tiến công toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa” để khoanh vùng, dập dịch.

Hồ Văn/vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Khuyến cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt thuê bao di động nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng, vay tiền online

Tóm tắt: 

Trong thời gian qua, các hành vi lừa đảo công nghệ cao tăng mạnh với các thủ đoạn tinh vi, trong đó xuất hiện tình trạng tượng lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM thuê bao di động...

Trong thời gian qua, các hành vi lừa đảo công nghệ cao tăng mạnh với các thủ đoạn tinh vi, trong đó xuất hiện tình trạng tượng lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM thuê bao di động để đánh cắp thông tin mã OTP, sau đó rút tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng hoặc vay tiền online.

Để bảo vệ khách hàng hạn chế tối đa thiệt hại do kẻ lừa đảo gây ra, nhà mạng VinaPhone đã đưa ra những khuyến cáo như khách hàng tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật cũng như của VinaPhone về việc đăng ký thông tin thuê bao nhằm đảo đảm quyền sử dụng hợp pháp thuê bao và các dịch vụ của VinaPhone.

Khách hàng cũng cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các nội dung như đề nghị hỗ trợ thay SIM/nâng cấp SIM hoặc thông báo trúng thưởng. Khi có các hiện tượng như trên khách hàng truy cập vào các website, kênh thông tin chính thống của VinaPhone để xác thực hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng để được giải đáp.

Khi SIM điện thoại có các dấu hiệu bất thường như: mất tín hiệu, bị vô hiệu hóa không rõ nguyên nhân, nhiều số điện thoại lạ gọi vào máy trong cùng một khoảng thời gian…, khách hàng khẩn trương liên hệ với VinaPhone qua số tổng đài miễn phí 18001091 để kiểm tra tình trạng của thuê bao và được tư vấn, giải đáp hoặc khuyến nghị các cách xử lý.

Trong trường hợp số thuê bao nhận được thông báo phát sinh các giao dịch bất thường như giao dịch liên quan đến thẻ tín dụng, vay tín dụng online liên quan, đề nghị khách hàng liên hệ ngay với các ngân hàng tổ chức tài chính nơi phát hành thẻ tín dụng, nơi phát sinh giao dịch tín dụng online đề nghị hỗ trợ khóa thẻ khẩn cấp nhằm ngăn chặn kẻ gian chiếm đoạt tài sản hoặc làm rõ giao dịch tín dụng online đó.

Khách hàng không truy cập vào các đường link được gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.

Khi có nhu cầu thay/đổi SIM mới, khách hàng hãy đến trực tiếp các điểm giao dịch hoặc đại lý chính thức của VinaPhone để thực hiện.

Trước những hiện tượng trên, với trách nhiệm của đơn vị quản lý số thuê bao điện thoại của khách hàng, để bảo vệ khách hàng trước các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VinaPhone cho biết nhà mạng này đã quán triệt tới nhân viên, giao dịch viên thực hiện việc cấp đổi, thay SIM đúng quy trình, quy định, tránh hiện tượng bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo thay SIM nhằm trục lợi.

Đồng thời, nhà mạng cũng đã thông báo tới toàn bộ nhân viên, giao dịch viên, điện thoại viên trên toàn hệ thống tổng đài và điểm giao dịch, điểm uỷ quyền nắm bắt thông tin kịp thời, tư vấn giải đáp để khách hàng cảnh giác trước hiện tượng kẻ xấu có hành vi lợi dụng chiếm đoạt SIM số của khách hàng.

Bên cạnh đó VinaPhone đã bổ sung lắp đặt camera giám sát tại các điểm giao dịch nhằm phòng tránh các hành vi xấu và truyền thông rộng rãi trên các kênh nội bộ cũng như truyền thông đại chúng để khách hàng nắm bắt thông tin và cảnh giác trước những hành vi lừa đảo.

VinaPhone cùng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan công an để báo cáo, cung cấp thông tin và xử lý các tình huống phát sinh có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như uy tín, thương hiệu của VinaPhone.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Thiếu tướng Tô Ân Xô: Hệ thống dữ liệu dân cư bảo mật ở mức độ an toàn cao nhất

Tóm tắt: 

Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giao Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư rà soát, kiểm tra hệ thống dữ liệu, căn cước công dân.

Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giao Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư rà soát, kiểm tra hệ thống dữ liệu, căn cước công dân.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an tại họp báo Chính phủ thường kỳ. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Ngày 18/5, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, sau khi báo chí đưa tin về một số đối tượng rao bán gói dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân, trong đó có chứng minh nhân dân của nhiều người, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giao Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư rà soát, kiểm tra hệ thống dữ liệu, căn cước công dân.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hệ thống được bảo mật ở mức độ an toàn cao nhất, không để xảy ra việc rò rỉ, mất cắp dữ liệu.

"Dữ liệu cá nhân bị rò rỉ không liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân của Bộ Công an đang triển khai" - Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh.
Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cũng đang vào cuộc xác minh thông tin liên quan vụ việc rao bán gói dữ liệu thông tin cá nhân này.

* Khuyến cáo người dân hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân lên mạng

Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an đã giao các đơn vị chức năng tổ chức đấu tranh, làm rõ các đường dây mua bán, chiếm đoạt dữ liệu về thông tin cá nhân tại Việt Nam; tập trung đấu tranh, vô hiệu hóa các hệ thống, trang web cung cấp dịch vụ xác định số điện thoại đăng ký tài khoản mạng xã hội liên quan đến việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; bên cạnh đó khởi tố bị can đối với Lại Thị Phương (Giám đốc Công ty VNIT TECH, có trụ sở tại Ba Đình, Hà Nội) và chồng là Dư Anh Quý, về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Liên quan vụ án này, trước đó, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cùng Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã phối hợp với Công an các địa phương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Long An, Đồng Nai... tổ chức khám xét khẩn cấp các địa điểm, áp dụng biện pháp tố tụng đối với các đối tượng liên quan, vô hiệu hóa 6 đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn.

Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định các đối tượng đã thu thập, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép gần 1.300 GB dữ liệu, chứa hàng tỷ thông tin về các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc là: khách hàng điện lực; phụ huynh, học sinh tại các trên cả nước; khách hàng của nhiều ngân hàng, trong đó có các ngân hàng lớn nhất Việt Nam; thông tin đăng ký kinh doanh, nhân sự cơ quan nhà nước, bảo hiểm, hộ khẩu; dữ liệu viễn thông, thuê bao điện thoại của các nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam; thông tin khách hàng tại các dự án bất động sản trên toàn quốc; khách hàng điện máy trên toàn quốc; thông tin của khách hàng VIP, khách hàng đầu tư tài chính, chứng khoán, khách hàng các ngành spa, nha khoa, thời trang, thẩm mỹ viện... Những dữ liệu này bị rao bán công khai thông qua nhiều trang web, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Telegram, diễn đàn tin tặc...

Các dữ liệu này được các đối tượng thu thập từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương thức khác nhau, đáng chú ý là lợi dụng quyền quản trị hệ thống thông tin tại một số cơ quan, doanh nghiệp để trích xuất dữ liệu.

Quá trình điều tra, các đơn vị nghiệp vụ đồng thời đã phát hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp (bảo hiểm, trung tâm ngoại ngữ, bất động sản…) mua dữ liệu với số lượng lớn từ các đối tượng để sử dụng trái phép nhằm thu lợi bất chính. Có dấu hiệu về sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với thông tin, dữ liệu cá nhân về khách hàng do mình quản lý.

Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, để bảo vệ, quản lý thông tin cá nhân, Bộ Công an đã tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, biện pháp phòng, chống thu thập, khai thác thông tin cá nhân. Bộ cũng khuyến cáo người dân hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân lên mạng, đặc biệt là thông tin nhạy cảm như: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà ở, thông tin gia đình... Trong trường hợp cần thiết phải cung cấp thông tin cá nhân thì xem xét tính hợp pháp của cơ quan, tổ chức mà mình cung cấp, yêu cầu cơ quan, tổ chức đó không được cung cấp thông tin cho bên thứ ba khác./.

Nguồn: Xuân Tùng/TTXVN

https://bnews.vn/thieu-tuong-to-an-xo-he-thong-du-lieu-dan-cu-bao-mat-o-muc-do-an-toan-cao-nhat/196133.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT