Syndicate content

Thời sự ICT

Nguy cơ ngừng phát sóng trực tiếp toàn bộ giải Ngoại hạng Anh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nếu không xử lý được với đối tác bán bản quyền để thôi chạy quảng cáo cá độ bằng tiếng Việt, các đài truyền hình Việt Nam sẽ phải ngừng phát sóng trực tiếp giải Ngoại hạng Anh.

(ICTPress) - Nếu không xử lý được với đối tác bán bản quyền để thôi chạy quảng cáo cá độ bằng tiếng Việt, các đài truyền hình Việt Nam sẽ phải ngừng phát sóng trực tiếp những trận bóng trong khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh. 

Sự việc bắt đầu vào tối 11/9 khi biển quảng cáo trên các sân vận động tại Giải Ngoại hạng Anh bất ngờ xuất hiện những dòng quảng cáo của một hãng cá cược có tiếng, với nội dung khuyến khích người dân Việt Nam vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là nội dung quảng cáo được sử dụng bằng tiếng Việt với chủ đích nhắm vào giới hâm mộ bóng đá Việt Nam.

Được biết, đây là quảng cáo của một hãng cung cấp dịch vụ cá cược trực tuyến cho hơn 400 giải bóng đá trên toàn thế giới cũng như nhiều môn thể thao khác. Trụ sở của hãng đặt tại Anh, nơi hoạt động cá cược được xem là hợp pháp. Hãng này thâm chí còn hợp tác với các đội bóng lớn như Chelsea, Liverpool, Everton hay Bolton để quảng cáo thương hiệu trên trang phục thi đấu cũng như khai thác hình ảnh của các câu lạc bộ này.

Theo tìm hiểu của ICTPress, dịch vụ cá cược trực tuyến này cũng cung cấp cả giao diện bằng tiếng Việt và cho phép nạp tiền/rút tiền dễ dàng qua thẻ tín dụng hay chuyển khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Với dịch vụ này, "giới cá độ" chỉ cần online tại nhà là có thể dễ dàng tham gia đặt cược hàng trăm trận đấu đang diễn ra trên khắp thế giới.

Theo số liệu của công ty thống kê Internet Alexa (Mỹ), trang Web của hãng cá cược này đang nằm trong khoảng 1.000 Website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam - một vị trí không hề thấp.

Với những động thái trên, không khó để nhận thấy hãng cá cược này đã nhìn ra tiềm năng của thị trường Việt Nam và đang nhắm trực tiếp tới số lượng tín đồ "túc cầu giáo" đông đảo trong nước. Tuy thế, tại Việt Nam, hành vi cá cược như vậy là phạm pháp và việc quảng cáo cho hoạt động kinh doanh cá cược cũng vi phạm Pháp lệnh quảng cáo.

Giao diện tiếng Việt của dịch vụ cá cược trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.

Ngừng phát trực tiếp?

Ngay sau khi dư luận lên tiếng, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị chịu trách nhiệm nội dung của các hệ thống truyền hình trả tiền VCTV, SCTV, VSTV phải làm rõ, và cho rằng đây là trách nhiệm của các đài truyền hình Việt Nam phát sóng các trận đấu thể hiện nội dung quảng cáo đó.

Theo phía cơ quan quản lý, khi biết mình đang phát sóng một chương trình trong đó có nội dung khuyến khích người dân đi ngược lại với luật pháp Việt Nam thì các đài truyền hình của Việt Nam cần xem xét việc dừng phát sóng hoặc can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật để nội dung thông tin sai lệch đó không thể hiện trên máy thu hình nữa.

"Nếu không, hành vi tuyên truyền những nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam này sẽ bị xử lý theo quy định của luật pháp", công văn của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử gửi VTV nêu rõ.

Một trận đấu trong khuôn khổ Ngoại hạng Anh.

Trả lời về sự việc này, hôm qua (27/9), Đài Truyền hình Việt Nam cho biết đang chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát lại các hợp đồng mua bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh với những điều khoản để có thể xử lý sự việc trên. Mặt khác, VTV cũng liên hệ với bên bán bản quyền để đề nghị nhà sản xuất tín hiệu can thiệp với Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh không chạy dòng chữ quảng cáo cá độ bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, phía VTV cho biết trong trường hợp không xử lý được thì sẽ phải xem xét tới phương án bố trí phát chậm các trận đấu để có thời gian cắt bỏ những đoạn hình ảnh được hiểu là mời người Việt chơi cá độ bóng đá.

Như vậy, người hâm mộ môn thể thao vua trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ không còn tiếp tục được xem trực tiếp các trận đấu khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh. Và nếu tính huống này xảy ra, hoạt động kinh doanh của các đài truyền hình đã mua bản quyền phát sóng trực tiếp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do chắc chắn nhiều đối tác quảng cáo sẽ đòi rút khi chương trình không còn được phát trực tiếp.

Với phương án cuối cùng này, VTV cho rằng sẽ phức tạp, tốn kém, cần có thời gian và sẽ gây phản ứng từ công luận hâm mộ bóng đá.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

7.000 tỷ đồng cho Viễn thông công ích đến năm 2015

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ngày 21/9/2011, 7.000 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ VTCI, phát triển hạ tầng viễn thông…

 

(ICTPress) - Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011, 7.000 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ VTCI, phát triển hạ tầng viễn thông…

Với cơ cấu kinh phí 34,5% của 7000 tỷ đồng sẽ có thêm 1 triệu hộ gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn có thuê bao điện thoại cố định và mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc.

Tỷ lệ các phần kinh phí còn lại là 21% dành cho đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, 29,5% hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì cung cấp dịch vụ VTCI và 15% còn lại cho các nhiệm vụ khác và dự phòng.

Cụ thể về phát triển hạ tầng viễn thông, Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các xã chưa có hạ tầng truyền dẫn băng rộng và các đảo xa bờ; phát triển mới 500 điểm truy nhập Internet công cộng tại các xã thuộc 69 hộ nghèo và các đảo xa bờ; nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã tại các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ và các đồn biên phòng.

Về hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân sử dụng dịch vụ VTCI bao gồm: cước sử dụng dịch vụ điện thoại cho chủ thuê bao điện thoại cố định phát triển mới là các hộ gia đình tại các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ; kinh phí trang bị máy tính để lắp đặt thuê bao Internet và cước sử dụng dịch vụ cho các hộ gia đình tại các xã thuộc các huyện có mật độ thuê bao Internet theo hộ gia đình dưới 2%;...

Đối với các doanh nghiệp, hỗ trợ một phần kinh phí duy trì các điểm truy nhập Internet công cộng phát triển mới tại các xã thuộc 69 huyện nghèo, các đảo xa bờ, các đồn biên phòng...

Bên cạnh đó, cho vay ưu đãi đối với các dự án nâng cấp, mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại vùng được cung cấp dịch vụ VTCI.

Chương trình đặt mục tiêu đến 2015, 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ; trên 50% số xã thuộc 69 huyện nghèo có điểm truy nhập Internet công cộng; Mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc.

Danh mục dịch vụ VTCI bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và các dịch vụ viễn thông bắt buộc:

1. Dịch vụ viễn thông phổ cập: Dịch vụ điện thoại cố định nội hạt; Dịch vụ truy nhập Internet có tốc độ tối thiểu 256 kb/s.

2. Dịch vụ viễn thông bắt buộc: Dịch vụ viễn thông phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, phòng, chống thiên tai theo quy định của cấp có thẩm quyền; Dịch vụ liên lạc khẩn cấp: Cấp cứu y tế, an ninh - trật tự xã hội, cứu hỏa; Dịch vụ trợ giúp tra cứu số máy điện thoại cố định; và Các dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động khẩn cấp của Nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Linh Hoàng

Ảnh: 
File đính kèm: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Giới hạn diện tích quảng cáo trên báo điện tử là không khả thi

Tóm tắt: 

Việc hạn chế nguồn thu từ quảng cáo sẽ dẫn đến tình trạng báo điện tử không đủ kinh phí, do đó sẽ khó có điều kiện nâng cao chất lượng tin bài và nhiều báo sẽ không thể tồn tại.

Thẩm tra sơ bộ của Thường trực Uỷ ban về Dự án Luật Quảng cáo cho thấy, việc quy định giới hạn diện tích quảng cáo trên báo điện tử là không khả thi.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Uỷ ban về Dự án Luật Quảng cáo đưa ra tại kỳ họp thứ 2, UBTVQH khoá 13 (ngày 26/9) cho biết, theo điều 26 Dự thảo Luật quy định quảng cáo trên báo điện tử không vượt quá giới hạn 25% diện tích mỗi trang thể hiện trên khuôn hình.

Nhưng theo kết quả giám sát của Uỷ ban, nguồn thu duy nhất của tất cả các báo điện tử đều từ quảng cáo. Hiện nay, trong số 34 báo điện tử và 66 trang thông tin điện tử, chỉ có 3 báo điện tư hoạt động hoà vốn hoặc có lãi. Việc hạn chế nguồn thu từ quảng cáo sẽ dẫn đến tình trạng báo điện tử không đủ kinh phí để chi cho hạ tầng công nghệ, thuê máy chủ, băng thông, đường truyền và nguồn nhân lực vận hành, do đó sẽ khó có điều kiện nâng cao chất lượng tin bài và nhiều báo sẽ không thể tồn tại.

Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng phân tích, do đặc thù về tính năng, công nghệ của phương tiện điện tử, diện tích mỗi trang báo có thể kéo dài bằng cách di chuột trên thanh cuốn bên phải màn hình. Hơn nữa, bên cạnh phần quảng cáo cố định trên khuôn hình máy tính, còn có những hình thức quảng cáo không cố định, có thể phóng to, thu nhỏ tuỳ theo ý muốn của độc giả. Do vậy, việc quy định về diện tích quảng cáo trên báo điện tử là khó khả thi.

Thêm vào đó, công nghệ hiện nay cho phép tích hợp thông tin đa phương tiện, do vậy, cùng một thông tin có thể truyền tải trên nhiều phương tiện như máy tính, ti vi, điện thoại di động có cấu hình khác nhau. Nếu quy định cứng nhắc về diện tích quảng cáo trên báo điện tử thì sẽ khó áp dụng cho những phương tiện thông tin tương tự.

Không nên giới hạn diện tích quảng cáo trên báo điện tử

Thường trực Uỷ ban cũng nhận thấy, theo quy định, chỉ có báo điện tử và trang thông tin điện tử phải xin cấp phép hoạt động, còn hoạt động quảng cáo thông qua các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, thư điện tử... đang nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Một số trang mạng từ các máy chủ nước ngoài đang tự do quảng cáo ngoài tầm kiểm soát của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, Thường trực Uỷ ban đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu, thiết kế lại điều này cho phù hợp với tình hình thực tế.

Liên quan đến hình thức quảng cáo bằng đoàn người, Thường trực Uỷ ban cho rằng đây là loại hình quảng cáo mới đang có một số biến tướng phức tạp, không ít trường hợp gây náo loạn đường phố, gây ùn tắc giao thông, cần phải bổ sung quy định nhà tổ chức phải thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tổ chức hoạt động này để chính quyền địa phương và các ban, ngành chức năng có thể giám sát, không để ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và an toàn xã hội.

Nội dung quảng cáo liên quan đến sức khoẻ trẻ em được đặc biệt quan tâm khi Thường trực Uỷ ban phân tích: Khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Quảng cáo quy định cấm quản cáo "Các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình vú và vú ngậm nhân tạo dùng cho trẻ từ khi sinh đến sáu tháng tuổi". Trong khi đó, khoản 1 Điều 6 Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 lại quy định: "Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức". Vì vậy, Thường trực Uỷ ban đề nghị Ban soạn thảo Luật cân nhắc lại điều này để quy định cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ sức khoẻ trẻ em.

Đặc biệt, qua giám sát thực tế, Thường trực Uỷ ban nhận thấy hiện nay có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo, gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy, Thường trực Uỷ ban đề nghị bổ sung thêm một khoản cấm về vấn đề này.

Có nên bỏ giấy phép trong lĩnh vực quảng cáo?

Tại phiên họp sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, không nên quy định quá chi tiết về các mặt hàng bị cấm quảng cáo vì về sau sẽ phát sinh rất nhiều mặt hàng khác và không thể cứ sửa đổi luật thường xuyên được.

Ông Lý cũng đề cập đến việc có thể bỏ giấy phép quảng cáo, nhưng nhấn mạnh rằng vấn đề này cần cân nhắc, bởi nếu bỏ toàn bộ thì thị trường sẽ rất loạn. Theo đó, phải xem xét loại nào có thể bỏ được, loại nào không.

Ý kiến của Chủ nhiệm Phan Trung Lý được khá nhiều ý kiến tán thành. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề xuất nên tìm hiểu kinh nghiệm của các nước xem liệu họ có bỏ cấp giấy phép trong lĩnh vực quảng cáo hay không. "Nếu làm rõ được những điều kiện thẩm quyền quảng cáo thì không cần phải cấp phép quảng cáo; nhưng nếu như chưa quy định cụ thể được như vậy thì phải cấp giấy phép" - ông Lưu nói.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề cập đến việc xem xét nên quy định dành 1 kênh truyền hình dành riêng cho quảng cáo.

Tuệ Khanh

Theo VnMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

Thị trường sim số náo loạn

Tóm tắt: 

Bỏ ra hàng tỷ đồng để mua sim số nhưng với quyết định mới ban hành của VNPT, "tuổi thọ" của sim trả trước ngắn hơn khiến thị trường sim số đang náo loạn bởi có đại lý giảm giá, "bán tháo".

Bỏ ra hàng tỷ đồng để mua đứt bán đoạn sim số của các mạng di động nhưng với quyết định mới ban hành của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), "tuổi thọ" của sim trả trước Vinaphone và MobiFone ngắn hơn. Thị trường sim số đang náo loạn bởi có đại lý giảm giá, "bán tháo".

Nhiều đại lý sim còn "ôm" hàng nghìn sim số đẹp. Ảnh minh họa.

Đầu tư dàn trải, dễ mất

Theo Quyết định số 978/VNPT-QĐ-KD mới ban hành của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về thời hạn sử dụng sim trả trước của MobiFone và Vinaphone, các SIM/KIT của MobiFone và Vinaphone phát hành trước 0h ngày 1-8-2011 sẽ có thời hạn sử dụng tới 24h ngày 31-12-2013. Các SIM/KIT của hai mạng nói trên phát hành sau 0h ngày 1-8-2011 có thời hạn sử dụng đến 24h ngày 31-12 của năm thứ hai liền ngay sau năm phát hành. Sau thời hạn sử dụng nói trên, Tổng công ty Thông tin di động (VMS) và Công ty Dịch vụ viễn thông (VNP) sẽ thu hồi các số thuê bao quá hạn sử dụng, khai báo và phát hành lại theo quy định hiện hành.

Hội Các nhà kinh doanh sim số đẹp đã lập tức có văn bản gửi VNPT không tán thành với quyết định này, bởi thời hạn sử dụng của sim mới quá ngắn ngủi.

Anh Dũng - một chủ đại lý sim số ở quận Cầu Giấy cho hay: "Đại lý của các nhà mạng bị ép doanh số, có ngày phải nhập hàng nghìn sim với giao dịch ít nhất nửa tỷ đồng. Lượng sim lớn này không phải đại lý nào cũng bán hết ngay mà có khi phải "ngâm" cả năm trời. Nếu thời hạn sử dụng của sim mới phát hành sau ngày 1-8 ngắn như vậy thì đại lý có khi "mất trắng" vài chục tỷ đồng". Rất nhiều đại lý sim số sỡ hữu hàng trăm sim số đẹp với giá trị lên đến hàng tỷ đồng.

Hình thức mua bán giữa nhà mạng và đại lý sim số được thực hiện theo kiểu mua đứt bán đoạn. Với dải sim số khoảng 10.000 chiếc, đại lý phải thanh toán ngay một lần cho nhà mạng trung bình 500 triệu đồng. Đại lý nào "mỏng" vốn hoặc gặp khách có thể bán luôn, lãi 50-60 triệu đồng/lô 10.000 số. Nhưng có đại lý "găm" số để được hưởng chênh lệch nhiều hơn hoặc có thể giữ lại sim số đẹp, chấp nhận bán lỗ sim bình dân.

"Trước đây nhà mạng không nói tới thời hạn sử dụng của sim, nếu không nhiều đại lý đã lựa chọn cách kinh doanh khác. Nếu so sánh lợi nhuận trên số vốn vài tỷ đồng bỏ ra để kinh doanh sim số với việc gửi ngân hàng lấy lãi thì chênh lệch đến thời điểm này không đáng là bao" - chủ một đại lý sim số ngán ngẩm phân tích.

Không khan hiếm kho số?

Trái ngược với quan điểm của các nhà mạng cho rằng, rút ngắn thời hạn sử dụng của sim mới phát hành sau 1-8 là để tận dụng tài nguyên kho số, tránh lãng phí tài nguyên, chủ nhiều đại lý sim "tố" lại nhà mạng rằng điều này không hợp lý.

Trong văn bản gửi VNPT, hội những người kinh doanh này khẳng định: "Lượng sim đang bán trên thị trường đủ khả năng để đáp ứng cho gấp đôi dân số hiện nay. Nếu người tiêu dùng không thể mua được vài ba chiếc sim cùng một lúc là điều rất vô lý". Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đồng, người tiêu dùng có thể có ngay chiếc sim có tài khoản hơn 100.000 đồng, mà muốn bao nhiêu sim cũng có!

Các đại lý sim số lập luận, với việc nhập về 10.000 số, họ thường chỉ giữ lại 200 số đẹp để bán dần, ăn chênh lệch, 9.800 sim còn lại vẫn được bán ngay ra thị trường nên họ không thể gây lãng phí tài nguyên. Mặt khác, trong khi những sim khuyến mãi, sim "cỏ", sim "rác" không gắn bó với người dùng lâu dài thì sim số đẹp của các đại lý lớn này lại có đến 80% gắn bó rất lâu với người dùng. Đây cũng là số tài sản hợp pháp mà đại lý mua sòng phẳng của nhà mạng nên bị thu hồi không là điều bất hợp lý.

Chủ một đại lý sim khác phân tích, việc thu hồi số, than phiền hết kho số là "cớ" để các mạng phát triển thuê bao. Còn về thực chất, việc phát hành sim mới mang lại lợi nhuận ít hơn cho nhà mạng so với khuyến mãi thẻ nạp. Ví như sim có tài khoản 110.000 đồng, nhà mạng thu về được gần 40.000 đồng, trừ đi chi phí sản xuất sim 10.000 đồng/chiếc, tiền khuyến khích kích hoạt thuê bao cho đại lý 10.000 đồng/chiếc, nhà mạng còn khoảng 20.000 đồng. Trong khi đó, nếu khuyến mãi 100% nạp thẻ cào, nếu bán được 1 thẻ mệnh giá 50.000 đồng/chiếc, nhà mạng trả hoa hồng mất 10% cũng còn 45.000 đồng/chiếc lợi nhuận thu về.

Vân Hằng

Theo ANTĐ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Gửi phát tán tin nhắn rác phạt đến 50 triệu đồng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đối với hành vi gửi phát tin nhắn rác, mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông thì bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

(ICTPress) - Đối với hành vi gửi phát tin nhắn rác, mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông thì bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

Gửi phát tán tin nhắn rác phạt đến 50 triệu đồng - Ảnh minh họa: Vietnamnet

Ngày 20/9/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 83/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Nghị định này gồm 4 chương 53 điều.

Theo Nghị định này các hành vi tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Đối với hành vi gửi phát tin nhắn rác, mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông thì bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn thông; đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân; ngăn cản bất hợp pháp việc truy nhập thông tin của tổ chức, cá nhân.

Đối với một trong các hành vi: Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; gửi phát tán tin nhắn rác; dịch vụ cung cấp có nội dung thông tin bói toán, mê tín dị đoan; thông tin có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc để phục vụ chơi cờ bạc, lô đề thì sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc đường thuê bao viễn thông khác.

Nghị định cũng quy định rõ, đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác của hệ thống đường trục viễn thông quốc gia thì bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng.

Đặc biệt, mức phạt cao nhất tới 100 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi như: không thực hiện cam kết đầu tư; thực hiện đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không đúng quy định; bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông khi xác định giá cước.

Đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định về cạnh tranh, các mức phạt từ 20 đến 100 triệu đồng.

Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2011.

MV

Ảnh: 
File đính kèm: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Việt Nam xếp hạng 81/152 quốc gia về chỉ số phát triển ICT

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Việt Nam xếp hạng thứ 81/152 quốc gia về Chỉ số IDI, tăng 10 bậc, tăng giá trị chỉ số IDI lên 28%.

(ICTPress) - Việt Nam xếp hạng thứ 81/152 quốc gia về Chỉ số IDI, tăng 10 bậc, tăng giá trị chỉ số IDI lên 28%.

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa ra mắt ấn bản Measuring Information Society (Tạm dịch: Đo lường Xã hội Thông tin) 2011. Mỗi năm ấn bản này đưa ra Chỉ số phát triển ICT (ICT Development Index - IDI) và Rổ giá ICT (ICT Price Basket - IPB) – hai công cụ chuẩn để giám sát các phát triển ICT trên toàn thế giới.

Việt Nam xếp hạng thứ 81/152 quốc gia về Chỉ số IDI, tăng 10 bậc, tăng giá trị chỉ số IDI lên 28%. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động của Việt Nam là khá cao trong năm 2008 (87%) tăng lên 175% vào cuối năm 2010. Điều này đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trên toàn thế giới về tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động. Tuy nhiên, truy cập máy tính và Internet tại nhà còn khá thấp. Băng rộng di động còn chưa mấy khởi sắc vào năm 2008 và vào năm 2010 đã đạt 13%.

Bảng 1. Chỉ số phát triển ICT (IDI), 2010 so với năm 2008

Giá trị IDI Việt Nam 2010 tăng 28% chủ yếu là do chỉ số IDI phụ, với 13% thuê bao băng rộng di động/100 dân so với năm 2008, khi đó Việt Nam không có thuê bao nào. Việt Nam đã nhảy 16 bậc về chỉ số phụ về truy cập nhờ có sự thâm nhập đáng kể của điện thoại di động và Internet băng rộng quốc tế.

Việc chính thức cung cấp các dịch vụ 3G vào cuối năm 2009 đã làm tăng gấp đôi số thuê bao di động trong 2 năm qua, từ 87% lên 175%/100 dân. Theo Vinaphone, các dịch vụ 3G như trò chơi Internet di động, multimedia, truyền hình di động, và đọc báo trực tuyến cùng với việc giới thiệu iPhone và các sản phẩm HTC đã đóng góp vào thành công của băng rộng di động của Việt Nam.

Tốc độ Internet băng rộng quốc tế tăng từ 50,064 Mbit/s lên 134,420 Mbit/s. Việt Nam hiện kết nối với 3 cổng quốc tế. Cổng thứ 3 châu Á - Mỹ (AAG) đã mở vào tháng 11/2009, kết nối Nam Á với Mỹ nhờ hệ thống cáp quang ngầm dưới biển với tốc độ truyền tải quốc tế là 500 Gbit/s. Sự hỗ trợ của chính phủ đã thúc đẩy định hướng và tình hình ICT ở Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện có hiệu lực tháng 7/2010. Hai luật này đã khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ, đầu tư và hạ tầng viễn thông.

Phần trên cùng của Bảng 1 vẫn là các nước phát triển thống trị. Tuy nhiên giai đoạn này, một số các nước đã có những tiến bộ vượt bậc về ICT. Do đó ITU xác định đây là những nước năng động nhất, trong đó có Việt Nam.

Bảng 2. 10 quốc gia năng động nhất về thay đổi chỉ số IDI 2008 – 2010
Hình 1. Các nước được đánh giá năng động, trong đó có Việt Nam, so sánh 2010 và 2008
Hình : Thuê bao băng rộng di động thực tế/100 dân trong 2008 – 2010

Tuy nhiên so sánh thu nhập và các cấp độ IDI, Việt Nam nằm ở cấp độ Thấp (Low) trong số 4 cấp độ là: Cao (High) có các giá trị IDI trên 6,16; Cao vừa (Upper) có các giá trị từ 4,09 đến 6,04; Trung bình (Medium) có giá trị IDI từ 2,59 đến 4,05 và Thấp (Low) là dưới 2,55. Nhóm Thấp gồm 43 quốc gia chủ yếu là châu Phi và Nam Á bao gồm cả Ấn Độ. Các quốc gia ở cấp độ thấp cần cải thiện các chỉ số tiếp cận, sử dụng và kỹ năng ICT (ICT access, use, skill).

Bảng 3. Danh sách các nước về cấp độ IDI và thu nhập

IDI được ITU xây dựng vào năm 2008, là tổng hợp của 11 chỉ số để giám sát và so sánh những phát triển về thông tin và truyền thông (ICT) của các nước trên toàn thế giới. Các mục tiêu chính của IDI là để đo lường:

- Sự tiến bộ về những phát triển ICT trong một giai đoạn của các quốc gia và liên quan đến các quốc gia khác

- Sự tiến bộ về phát triển ICT ở cả nước phát triển và đang phát triển

- Khoảng cách số

- Tiềm năng phát triển ICT hay các quốc gia đã tận dụng ICT để tăng trưởng và phát triển như thế nào nhờ có những khả năng và kỹ năng hiện tại

Bạn đọc xem thêm tại:

 Linh Hoàng

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

(ICTPress) - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1611/QĐ-TTg  thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Theo quyết định này, Trung tâm Vệ tinh quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở chính đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Trung tâm có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Vietnam National Satellite Center (VNSC).

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và Quy chế hoạt động của Trung tâm Vệ tinh quốc gia.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16/9/2011.

Mai Vân

Ảnh: 
File đính kèm: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Việt Nam trong top 10 thế giới về kết nối

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Sáu thị trường di động lớn nhất trong Top 10 thế giới sẽ là ở châu Á - Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc (số 1), Ấn Độ (số 2), Indonesia (số 4), Việt Nam (số 7), Nhật Bản (số 8) và Pakistan (số 9).

Ảnh minh họa: bangaloreinc

(ICTPress) - Sáu thị trường di động lớn nhất trong Top 10 thế giới sẽ là ở châu Á - Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc (số 1), Ấn Độ (số 2), Indonesia (số 4), Việt Nam (số 7), Nhật Bản (số 8) và Pakistan (số 9).

Tổng kết nôi di động toàn cầu sẽ vượt qua mốc 6 tỷ vào cuối năm nay, theo dự báo mới nhất của Wireless Intelligence. Điều này có nghĩa là công nghiệp di động đã có thêm 1 tỷ kết nối mới này trong vòng 16 tháng. Wireless Intelligence xác định mốc 6 tỷ sẽ đạt được vào cuối tháng 11 và tổng kết nối di động toàn cầu vào cuối năm nay sẽ là 6,07 tỷ.

Cơ quan Điều tra Dân số thế giới vừa đưa ra dự báo mới nhất là dân số thế giới sẽ còn đạt mốc chính sớm, vượt qua 7 tỷ người trên toàn thế giới vào tháng 10/2011. Điều này có nghĩa là mật độ di động toàn cầu là 86%.

Những dự báo của Wireless Intelligence cho quý IV/2011 gồm cả một số mốc khác. Sự tăng trưởng toàn cầu được dẫn dắt bởi khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 50% kết nối vào cuối năm nay. Trong đó đến 2/3 tổng số kết nối của châu Á - Thái Bình Dương thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ - hai thị trường di động lớn nhất thế giới, cả hai đều sẽ đạt 1 tỷ kết nối vào đầu năm tới.

Sáu thị trường di động lớn nhất trong Top 10 thế giới sẽ là ở châu Á - Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc (số 1), Ấn Độ (số 2), Indonesia (số 4), Việt Nam (số 7), Nhật Bản (số 8) và Pakistan (số 9).

Còn nữa, trong quý 4, châu Phi sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường khu vực lớn thứ 2 thế giới với 648 triệu kết nối di động, chiếm 11% tổng kết nối di động toàn cầu.

Mốc 5 tỷ kết nối đã đạt được vào tháng 7/2010 và sau 18 tháng khi mốc 4 tỷ được ghi nhận vào cuôi năm 2008. Mật độ di động đạt 74% với mốc 5 tỷ và 60% ở mốc 4 tỷ.

Về mặt công nghệ, thì GSM được dự đoán sẽ chiếm 73% kết nối di động toàn cầu vào quý 4 năm nay, tiếp theo sau là WCDMA/HSPA (16%) và CDMA (9%) - các công nghệ khác kể cả LTE - chỉ chiếm 2% còn lại.

Thăng Long

                                                       (Theo Mobile Business 09/2011)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Mảng tối của công nghệ di động 3G

Tóm tắt: 

Từ khi 3G xuất hiện, hình ảnh và clip sex dần "phủ" đầy trên điện thoại di động 3G. Mặt trái của công nghệ hiện đại này đã gây những tác động xấu cho xã hội, nhất là với giới trẻ.

Sau gần 2 năm triển khai, đến nay mạng 3G của Viettel, Vinaphone và MobiFone căn bản đã phủ sóng đến mọi ngõ ngách. Các nhà mạng này cũng cho ra đời hàng loạt dịch vụ, ứng dụng. Nhưng, từ khi 3G xuất hiện, hình ảnh và clip sex dần "phủ" đầy trên điện thoại di động 3G. Mặt trái của công nghệ hiện đại này đã gây những tác động xấu cho xã hội, nhất là với giới trẻ.

Sex trên internet bằng máy vi tính được kiểm soát phần nào bởi các biện pháp kỹ thuật, quản trị mạng, gia đình... nhưng với sex trên điện thoại di động (ĐTDĐ) thì khác. Là thiết bị riêng tư, dễ dàng sử dụng và được "mở toang" nhờ băng thông 3G, nên ĐTDĐ 3G "giúp" các chủ nhân của nó vô tư lao vào những "mảng tối"!

ĐTDĐ 3G "giúp" các chủ nhân của nó vô tư lao vào những "mảng tối". Ảnh minh họa.

Phát hiện mới tá hỏa

Hôm đầu tuần, chị H. (ở quận 5, TPHCM) quát tháo khá to tiếng với cô con gái - đang học cấp ba - khiến nhiều người hàng xóm phải chú ý... Khi tĩnh tâm, chị H. phân trần: "Mình đâu biết con mình dùng ĐTDĐ để vào các trang web sex. Hôm trước cậu nó sang chơi, cài đặt thêm một số phần mềm cho chiếc di động của nó nên mới phát hiện ra...". Cưng chiều con, nhà lại khá giả nên chị H. không tiếc tiền "nâng cấp" ĐTDĐ cho con gái, ĐTDĐ cháu đang dùng là iPhone 4, mua khi giá còn ở mức gần 20 triệu đồng.

"Thấy nó thích, mình cũng vui, ai dè!", chị H. tỏ vẻ hối tiếc, "Cậu nó nói lại với mình, trên máy của con bé có đến vài chục link dẫn đến các "web người lớn". Khi cậu nó mở ra để chứng minh, mình mới tá hỏa. Cậu nó còn nói con bé truy cập vào các web xấu bằng đường 3G. Mà 3G là cái gì mình cũng chỉ nghe chứ đâu có rành". Hóa ra, hai mẹ con chị H. đều dùng iPhone, nhưng cách "xài" khác nhau.

Tại góc khuất của một quán giải khát bình dân trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3 TPHCM), nhóm nam sinh của một trường phổ thông gần đó đang chụm đầu bàn tán khá sôi nổi về clip nóng của một nữ sinh nào đó vừa bị phát tán trên mạng. Nhiều lời cãi cọ tuôn ra, đến nỗi một nam sinh trong nhóm "nóng máu" lên tiếng: "Không tin, tao cho xem luôn nè". Dứt lời, nam sinh liền rút trong túi quần ra một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) và bẳn giọng "đợi vài phút"... Sau vài cú chạm, quẹt bằng đầu ngón tay, trên màn hình chiếc smartphone có giá gần 15 triệu đồng của nam sinh này xuất hiện trang web chứa clip, cả nhóm há hốc miệng, dán mắt vào. Vài động tác chạm, quẹt nữa, hình ảnh và âm thanh các clip nóng khác hiện ra, cả nhóm tiếp tục bàn tán xôn xao. Vừa cho các bạn "mở mắt" bằng công nghệ 3G trên ĐTDĐ, nam sinh kia tự hào lên tiếng: "Ở đây sóng 3G yếu nên phim hơi giật, sóng tốt là chạy khỏi chê...".

Đáng báo động hơn, có những trang web "đen" không vào được bằng máy vi tính có mạng, nhưng qua 3G trên smartphone thì "cửa" mở toang.

Những vết lầy tiếp nối

Những diễn biến gần đây trên các web đen cho thấy việc giới trẻ tự quay, tự chụp ảnh sex, clip sex đang có chiều hướng gia tăng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, một bộ phận trong giới trẻ luôn thích chống lại những giá trị chuẩn của xã hội, thích mới lạ, đột phá, khác người, tự chứng tỏ mình. Hơn nữa, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, nhất là từ khi 3G xuất hiện cùng với những chiếc smartphone được cải tiến ngày càng hiện đại và tiện dụng, thì việc ghi và phát tán hình ảnh nóng, xấu càng dễ dàng. Đây là vấn đề liên quan đến mặt trái của công nghệ cần báo động.

Nếu trước đây, việc phát tán các hình ảnh, nội dung không lành mạnh qua mạng bằng máy vi tính vốn không mấy khó khăn, thì nay với smartphone kết nối 3G, chuyện này càng dễ dàng hơn nhiều lần. Mới đây, cư dân mạng khá ồn ào trước hàng loạt hình ảnh hở hang của một số cô gái đi trên xe buýt. Những cô gái này vô tình bung cúc áo hay áo rộng cổ... đã bị chụp lén và tung lên mạng bằng smartphone. Những người "săn" và tung ảnh nóng - của các diễn đàn "chuyên" loại này là thegioi...; nha...; hayho... - cho rằng, việc trên thực hiện "dễ như trở bàn tay".

Dễ là phải. Bởi việc cầm chiếc smartphone trên tay rồi làm gì với nó thì ai mà để ý, máy lại cho phép ghi hình ảnh nhanh với độ nét tương đối cao. Để tải hình lên các diễn đàn nói trên, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên chiếc smartphone có kết nối 3G.

Không chỉ các hình ảnh nhạy cảm được truyền đi nhanh chóng bằng con đường 3G, những đoạn video clip ngắn cũng "chạy mượt". Trên những diễn đàn, website xấu, không khó để thấy hàng trăm video clip quay bằng ĐTDĐ. Gần đây, một người đã tải lên YouTube nhiều đoạn clip nóng bỏng của một đôi bạn trẻ, có giới thiệu rõ tên nhân vật...

Đó chỉ là vài trong hàng trăm, hàng ngàn trường hợp giới trẻ lao vào các vấn đề liên quan đến sex trên ĐTDĐ qua con đường 3G. Đáng báo động hơn, việc sở hữu smartphone, giá 15 - 20 triệu đồng trở thành với giới trẻ - những người ưa tò mò, khám phá và thành thục ứng dụng mọi chức năng trên thiết bị công nghệ. ĐTDĐ lại là vật dụng khá riêng tư nên việc kiểm tra, giám sát của phụ huynh khó thực hiện được và nếu có cũng đòi hỏi sự tế nhị kèm hiểu biết ít nhiều về công nghệ.

Chưa quan tâm đúng mức

Sau 18 tháng triển khai, tổng số thuê bao mạng 3G của Việt Nam đạt trên 8 triệu, mật độ phủ sóng 93,68%. Tốc độ truy nhập dịch vụ 7,2 Mb/s và tỷ lệ thành công cuộc gọi đạt trên 98%. Riêng trong năm đầu tiên triển khai, các doanh nghiệp đã thu được xấp xỉ 3.600 tỷ đồng từ dịch vụ thoại và truyền dữ liệu qua mạng 3G...

Đây là các giá trị kinh tế đáng ghi nhận mà 3G mang lại cho doanh nghiệp, tuy nhiên "mặt trái" của 3G với những hệ lụy xã hội thì ít được quan tâm, nhất là các nhà mạng.

Trước thực trạng tiêu cực đã phản ánh trong số báo trước, Vinaphone cho biết, hàng tháng có hơn 4 triệu thuê bao Vinaphone sử dụng dịch vụ Mobile Internet... Tuy nhiên trước câu hỏi về việc ngăn chặn hiện tượng này, Vinaphone chỉ trả lời có lệ: Khuyến cáo của Vinaphone là trong quá trình sử dụng, khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng những hành vi của mình. Bởi việc truy cập hệ thống internet từ các thiết bị di động cũng được quản lý, và theo quy định pháp luật giống như mạng cố định.

Còn với Viettel, câu trả lời cũng rất chung chung: Tổng số thuê bao 3G phát sinh lưu lượng trong tháng 5 vừa qua khoảng 2 triệu. Đối với những trang web đồi trụy hay phản động, hệ thống kỹ thuật của Viettel đã chặn và hạn chế đến mức tối đa những thuê bao Mobile Internet có thể truy cập vào.

Trên những diễn đàn, website xấu, không khó để thấy hàng trăm video clip quay bằng ĐTDĐ. Ảnh minh họa.

Trong khi đó MobiFone cho biết, hiện trên mạng MobiFone có khoảng 6 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ 3G. Về "mảng tối" của dịch vụ Internet Mobile, MobiFone cho rằng đây là vấn đề hai mặt của internet nói chung, không phải đặc thù của dịch vụ Mobile Internet, bởi bản chất của công nghệ 3G là cung cấp hạ tầng mạng di động với băng thông rộng, cho phép khách hàng có thể kết nối internet mọi lúc mọi nơi với điện thoại của mình, thay vì kết nối internet thông qua máy tính với công nghệ ADSL truyền thống.

Với các câu hỏi đặt ra: Từ khi có 3G, nhà mạng vẫn mở cửa thoải mái, khiến cho nhiều người dễ dàng truy cập internet trên Mobile để truy cập web sex và những trang thông tin phản động, đồi trụy; biện pháp kỹ thuật và biện pháp cụ thể để hạn chế hiện tượng kém lành mạnh này...?

MobiFone trả lời kiểu "chuyền bóng": Là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông, có hợp tác với các đơn vị liên quan để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, do đó MobiFone tuân thủ chặt chẽ các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về việc cung cấp hạ tầng viễn thông, và phối hợp với các đơn vị liên quan để ngăn chặn những trang thông tin có nội dung vi phạm. Nếu có thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin không cho phép cung cấp các trang web đó cho khách hàng, chúng tôi sẽ thực hiện chặn ngay trên hệ thống...(?)

Cơ quan quản lý sẽ theo sát?

Hiện nay, tốc độ truy nhập dịch vụ 3G đạt đến 7,2 Mb/s và tỷ lệ thành công cuộc gọi đạt đến trên 98%. Ngoài ra, việc sử dụng USB 3G để truy nhập internet đã nhanh chóng đưa dịch vụ đến vùng sâu vùng xa với mức cước cạnh tranh dịch vụ ADSL, góp phần thực hiện xóa khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị, nâng chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tiếp cận thông tin ở vùng nông thôn...

Tuy vậy, song song với giá trị thiết thực đạt được, một lãnh đạo Bộ TT-TT khẳng định, một trong những tồn tại, hạn chế lớn nhất của viễn thông di động Việt Nam là thuê bao ảo quá nhiều, không thể chấp nhận được. Vấn đề này kéo theo hệ lụy là an ninh mạng phức tạp, khó kiểm soát; đồng thời gây lãng phí kho số, vốn được xem là tài nguyên quốc gia.

Bộ TT-TT cho rằng, hai thách thức lớn nhất của viễn thông di động Việt Nam hiện nay là hạ tầng cơ sở và an ninh mạng. Với dịch vụ 3G phát triển, việc quản lý hệ thống thiết bị đầu cuối cũng như các nội dung được đăng tải trên internet rất phức tạp và các nhà mạng cần phải ưu tiên cho vấn đề này.

Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) Phạm Hồng Hải cũng khẳng định, một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay trong vấn đề phát triển dịch vụ 3G ở Việt Nam là các nhà mạng cần tập trung làm "lành mạnh hóa" những nội dung dịch vụ trên mạng di động. Ông Phạm Hồng Hải thừa nhận, việc phát triển và quản lý nội dung các dịch vụ trên hệ thống mạng 3G hiện còn nhiều bất cấp và chưa chặt chẽ.

Theo cục này, sắp tới Bộ TT-TT sẽ làm việc với các cơ quan chức trách cũng như nhà mạng để có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề này, nhất là việc cung cấp những dịch vụ nội dung số trên hệ thống mạng di động ở Việt Nam. Qua đó hạn chế đến mức tối đa những mặt trái, nội dung xấu, không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, dần hoàn chỉnh quy định pháp luật về hệ thống mạng 3G nói riêng và dịch vụ điện thoại di động nói chung.

Bá Tân - Trần Lưu

Theo SGGP

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Viettel chiếm áp đảo số điện thoại quảng cáo "rác"

Tóm tắt: 

Trong số 1.635 số điện thoại quảng cáo, rao vặt vi phạm đã bị sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thông báo cắt, có tới 713 số thuộc mạng Viettel.

Trong số 1.635 số điện thoại quảng cáo, rao vặt vi phạm đã bị sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thông báo cắt, có tới 713 số thuộc mạng Viettel.

Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, từ tháng 6/2011 đến nay, sở đã 4 lần đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngưng cung cấp dịch vụ đối với 461 số điện thoại quảng cáo rao vặt sai quy định.

Tính đến thời điểm này, tổng số thuê bao điện thoại quảng cáo “rác” của các doanh nghiệp viễn thông bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu “cắt” dịch vụ lên đến con số 1.635 thuê bao.

Phòng Bưu chính Viễn thông thuộc sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã có tới 15 lần gửi công văn đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn Hà Nội “cắt” dịch vụ đối với các thuê bao điện thoại vi phạm quy định về quảng cáo rao vặt.

FPT và Viettel cùng chung lỗi quảng cáo rác

Trong tổng số 1.635 số điện thoại, có 713 số thuộc mạng Viettel; 400 số mạng VinaPhone; 238 số mạng MobiFone; 73 số mạng EVN Telecom; 12 số mạng Vietnamobile; 2 số mạng S-Fone; Beeline có 1 số; FPT một số và 195 điện thoại của VNPT Hà Nội.

Theo ghi nhận của phóng viên, có những hình thức quảng cáo rác hiện nay còn “tích hợp” sự vi phạm của hai doanh nghiệp. Chẳng hạn như hình thức quảng cáo rác của FPT hiện nay, có rất nhiều số điện thoại để liên hệ là số của mạng Viettel.

Hiền Mai

VNMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT