Tri thức chuyên ngành
Công nghệ đột phá: sạc điện thoại trong 30 giây
Submitted by nlphuong on Tue, 25/11/2014 - 07:15(ICTPress) - StoreDot, một công ty của Israel cho biết công ty này đã phát triển một công nghệ mà có thể sạc chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) chỉ trong vòng 30 giây và một chiếc ô tô điện trong vài phút.
Hình ảnh sạc trong 30 giây |
Những tiến bộ này có thể làm thay đổi hai trong những ngành tiêu dùng năng động nhất thế giới.
Sử dụng công nghệ nano để đồng bộ các phân tử nhân tạo, StoreDot, có trụ sở tại Tel Aviv, Israel cho biết đã phát triển một loại pin mà có thể lưu sạc khá lớn và nhanh hơn nhiều, hoạt động giống như một chiếc siêu bọt biển có thể nhúng qua nguồn điện và lưu lại.
Trong khi các mẫu sạc hiện khác là khá to cho một chiếc ĐTDĐ, công ty này cho biết sẽ sẵn sàng tung ra thị trường vào năm 2016 chiếc sạc pin mỏng có thể thẩm thấu và sạc nguồn cho một chiếc smartphone dùng trong 1 ngày chỉ trong 30 giây.
“Đây là những vật liệu mới, mà chúng ta chưa bao giờ phát triển trước đây”, Doron Myersdorf,, người sáng lập và giám đốc điều hành của StoreDot, mà những nhà đầu tư vào công ty này có cả tỷ phú người Nga và ông chủ của Câu lạc bộ bóng đá Chelsea Roman Abramovich.
Sáng tạo này được dựa trên việc hình thành các “chấm nano” mà StoreDot mô tả như là các phân tử chuỗi hữu cơ. Các chấm nano thay đổi cách thức chiếc sạc pin hoạt động cho phép thẩm thấu nhanh hơn và quan trọng là lưu giữ nguồn.
Với số người sử dụng smartphone dự báo sẽ đạt 1,75 tỷ USD năm nay, thì thị trường cho sản phẩm này là vô cùng lớn và một số chuyên gia cho rằng với thêm một số công việc tiếp theo, công nghệ này sẽ dẫn đầu.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới liên tục thiếu nguồn sạc… nhiều người thường xuyên phải đi tìm kiếm các ổ điện. StoreDot có tiềm năng để giải quyết vấn đề thực sự lớn này”, Zack Weisfeld, người đã làm việc và đánh giá các dự án trong ngành ĐTDĐ toàn cầu.
“StoreDot vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết kích cỡ của pin và các chu kỳ nguồn, nhưng nếu được giải quyết, đây là một đột phá lớn. Một chu kỳ nguồn liên quan tới số lần sạc pin mà một sạc pin có thể sạc lại trong vòng đời của sản phẩm”, Zack Weisfeld cho Reuters biết.
Myersdorf cho biết một chiếc điện thoại sạc nhanh có thể đắt hơn 100 - 150 USD so với các model hiện nay và có thể đáp ứng 1500 chu kỳ sạc/rút sạc, khoảng 3 năm.
Myersdorf hy vọng có thể sử dụng công nghệ tương tự để sạc điện cho ô tô trong vòng 2 - 3 phút, nhanh hơn so với các model hiện nay thường cần phải sạc điện cả đêm.
HY (Theo Reuters/Business Insider)
Khởi nghiệp Israel: kinh nghiệm từ một quốc gia hàng đầu về công nghệ
Submitted by nlphuong on Tue, 25/11/2014 - 06:30(ICTPress) - “Israel từ một quốc gia nhỏ bé, nghèo, không có tài nguyên cũng đã vượt lên trong chuỗi giá trị và Việt Nam cũng có thể làm như vậy”, GS. Shlomo Maital, Israel đã chia sẻ và đề xuất chiến lược đổi mới căn bản cho Việt Nam “vượt lên trong chuỗi giá trị” trong một buổi nói chuyện gần đây với nhiều doanh nhân tại Hà Nội do Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Đại sứ quán Israel tổ chức.
GS. Shlomo Maital tại Hà Nội và học trò TS. Trần Lương Sơn, Tổng giám đốc Vietsoftware trao đổi về khởi nghiệp |
GS. Shlomo Maital là học giả nổi tiếng thế giới về quản trị sự sáng tạo, Trường Quản trị kinh doanh Sloan thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ và Học viện Công nghệ Technion, Israel. Hiện ông là Giám đốc Học thuật của Học viện Quản lý Technion.
Việt Nam cần có chiến lược kinh doanh để "Vượt lên trong chuỗi giá trị"
Bởi nhiều quốc gia, trong đó có nhiều nước ở Đông Nam Á, đang cạnh tranh với Việt Nam về vị trí truyền thống của chuỗi giá trị. Thông thường, các nước luôn nỗ lực vượt lên trong chuỗi giá trị này, thông qua khả năng cạnh tranh về “yếu tố đầu vào”, tiến tới khả năng cạnh tranh theo hướng nâng cao hiệu quả, và cuối cùng, khả năng cạnh tranh theo hướng sáng tạo.
Israel, một quốc gia nhỏ nghèo tài nguyên, đã “vượt lên trong chuỗi giá trị” bởi vì không có lựa chọn nào khác.
Việt Nam có thể "vượt lên trong chuỗi giá trị” bằng cách cạnh tranh ở cả ba vị trí trong chuỗi giá trị: Tạo ra giá trị lớn cho khách hàng với chi phí thấp nhất và mang lại giá trị cho bản thân cũng như cổ đông, bao gồm cả việc theo định hướng sáng tạo trong công nghệ cao.
Kinh nghiệm thực tiễn về đổi mới và khởi nghiệp của Israel
“Tôi có một lời khuyên dành cho các bạn: Hãy mạnh dạn lên, hãy “nhảy cóc” đi. Đừng chờ đợi các nước khác họ làm, họ vươn lên rồi đến lượt mình. Quan trọng hơn hết nếu muốn “vượt lên trong chuỗi giá trị” là đầu tư để đưa công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với lợi thế địa phương”, GS. Shlomo nhấn mạnh đặc biệt đến yếu tố đi sáng tạo trong quá trình phát triển.
1. Israel hỗ trợ sự ra đời và phát triển của trường đại học khoa học và công nghệ ưu tú quy mô nhỏ, nhưng đẳng cấp thế giới.
Hãy ra ngoài và khởi nghiệp, GS. Shlomo Maital khuyến khích những người doanh nhân trẻ Việt Nam và mong muốn khởi nghiệp.
Việt Nam chưa có đại học đẳng cấp thế giới, nhưng hoàn toàn có thể. Với hơn 400 trường đại học, Việt Nam là đất nước của những học giả - đó là yếu tố quan trọng hàng đầu, Việt Nam cần tập trung xây dựng các trường đại học, qui mô không lớn nhưng tiên tiến về các mặt: điều kiện vật chất - kỹ thuật, nội dung đào tạo - nghiên cứu, và tổ chức - quản trị.
2. Chiến lược can thiệp của chính phủ
GS. Shlomo Maital tin tưởng rằng Việt Nam có thể vượt lên trong chuỗi giá trị, bằng cách cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh bằng sáng tạo trong công nghệ cao.
Chính phủ Israel đã thực hiện đầu tư chiến lược vào công nghệ để tạo ra lợi thế cho quốc gia.
3. Làm cho tinh thần khởi nghiệp được phổ biến rộng khắp
Việt Nam cần lan truyền tinh thần khởi nghiệp. Hệ thống pháp luật và những chuẩn mực kinh doanh cần khuyến khích và tạo điều kiện cho khởi nghiệp. Hệ thống này cũng cần tạo ra ý thức xã hội: Trân trọng khởi nghiệp trong bất cứ ngành nghề nào, nếu đem lại lợi nhuận và lợi ích xã hội.
4. Giao thương với các nước láng giềng
Vì lý do địa chính trị, Israel không thể giao thương với các nước láng giềng, ngay cả với Ai Cập là nước chung hiệp ước hòa bình. Đó là bất lợi rất lớn.
Singapore là nơi tiếp nhận đầu tư từ khắp thế giới, và đầu tư vào các nước trong khu vực, trong đó luôn trong nhóm đứng đầu về FDI vào Việt Nam.
Việt Nam nên theo đuổi một chiến lược địa chính trị giống như Singapore. Khối thị trường chung Đông Nam Á (AEC) sẽ ra đời năm 2015. Các DN Việt Nam nếu không sẵn sàng sẽ mất cơ hội kinh doanh trong khu vực, và mất luôn vị thế sân nhà vào DN khác trong ASEAN.
5. Chất lượng và hiệu quả của đầu tư nước ngoài
FDI tại Israel tập trung vào công nghệ cao, nhờ sự hấp dẫn của nguồn nhân lực sáng tạo.
Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI đối với cải thiện năng lực cạnh tranh. Không nên chỉ nhìn vào GDP, hoặc quá phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có như lao động rẻ, quỹ đất, tài nguyên, điều kiện tự nhiên...
6. Đặt ra chuẩn mực cao
Nhiều công ty đa quốc gia đặt ra mục tiêu cực cao (như Intel) - là mục tiêu tưởng như rất khó để đạt được.
Việt Nam cũng cần phải có mục tiêu cực cao. Ví dụ như mục tiêu mỗi năm phải tăng ba bậc trong năng lực tranh toàn cầu, bằng cách tăng cường giáo dục và công nghệ đẳng cấp thế giới, cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút FDI chất lượng cao, tạo điều kiện cho DN công nghệ cao.
Mỗi người Việt Nam sẽ hiểu và chia sẻ tầm nhìn này, mỗi người Việt Nam sẽ được hưởng lợi, mỗi người Việt Nam sẽ biết phải làm thế nào để đạt được các mục tiêu
7. Tận dụng lợi thế chi phí thấp của sản xuất song song với sáng tạo công nghệ cao.
Israel đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ cao, với nhiều sản phẩm thống lĩnh thị trường, đặc biệt trong CNTT, công nghiệp quốc phòng. Israel còn được biết đến là một quốc gia hàng đầu về nông sản và đứng số 1 thế giới về xuất khẩu trái bơ.
Một lợi thế lớn của sản xuất hàng hóa là gần thị trường. Việt Nam cần tối đa hóa cơ hội kinh doanh và giá trị gia tăng tại thị trường nội địa. Không thể chấp nhận thua trong những lĩnh vực dựa vào yếu tố sẵn có, điển hình là nông nghiệp và du lịch.
Với 7 kinh nghiệm thực tiễn của Israel và những đề xuất của GS. Shlomo Maital cho doanh nhân và các bạn trẻ Việt Nam sẽ là động lực để vượt lên trong chuỗi giá trị.
Nguyễn Quyên
Có nên coi tên miền trùng với nhãn hiệu là vi phạm sở hữu trí tuệ hay không?
Submitted by nlphuong on Mon, 24/11/2014 - 07:05(ICTPress) - Cùng với tình hình phát triển Internet cũng như số lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8000 tên miền như hiện nay, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.
Xung đột giữa tên miền và thương hiệu luôn song hành
Tên miền với tính duy nhất trong khi các đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là khởi nguồn của các vụ tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Cho nên có thể thấy rằng khi xảy ra tranh chấp tên miền liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu của mình, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.
Cách giải quyết tranh chấp tên miền của một số quốc gia trên thế giới
Tên miền không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, do vậy nhiều Tổ chức quản lý tên miền cấp cao (gTLD) và Tổ chức quản lý tên miền quốc gia (ccLTD) đã lựa chọn cách thức xử lý theo UDRP - là chính sách xử lý tranh chấp tên miền của ICANN thông qua WIPO theo các nguyên tắc: Điều chỉnh bằng biện pháp trọng tài, hòa giải dựa trên các quy định về trọng tài thương mại; cơ quan quản lý (Registry) không tham gia và quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan; tên miền được cơ quan quản lý chuyển giao hoặc hủy bỏ theo quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc tranh chấp.
Một số quốc gia lại lựa chọn cách thức xử lý truyền thống là thương lượng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Cá biệt, các cơ quan quản lý cấp phát tên miền của một số nước (như Canada và Singapore) sẽ không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp cũng như không tuân theo kết quả xử lý tranh tên miền của một ban hành chính khác. Canada bổ nhiệm 2 trung tâm để giải quyết tranh chấp tên miền, viết tắt là BCICAC và Resolution Canada Inc. Singapore ủy quyền cho Hội đồng hòa giải Singapore Trung tâm Trọng tài Singapore để giải quyết.
Các quốc gia bao gồm: Acmenia (.AM), Bahamas (.BS), Belize (.BZ), Congo (.CD), Cyprus (.CY), Laos (.LA), Moldova (.MD), Namibia (.NA), Panama (.PA), Romania (.RO), Venezuela (.VE)..v.v… chấp thuận giải quyết tranh chấp tên miền theo một chính sách có tính hiệu quả cao và mang tính chất quốc tế - UDRP. Bằng việc thông qua UDRP và Điều lệ giải quyết tranh chấp tên miền và uỷ quyền cho Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO, các tranh chấp tên miền phát sinh tại các quốc gia trên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO.
Một số quốc gia khác như Colombia, Áo, Látvia, Argentia, Anbani… chưa có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng biệt thì áp dụng nguyên tắc đăng ký tên miền “Ai đăng ký trước, được xét cấp phát trước”. Khi có tranh chấp tên miền, các bên phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc thông qua một thoả thuận đưa tranh chấp này ra giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, toà án và trọng tài đều không có quy định riêng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền, luật áp dụng giải quyết các tranh chấp là các quy định áp dụng cho nhãn hiệu (Áo), quy định trong các Hiệp ước, hoặc trong các bộ luật dân sự hoặc bộ luật hình sự (Colombia) ..v.v… Bên cạnh đó, việc không có một chính sách giải quyết tên miền cũng như một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt là một điều bất lợi rất lớn đối với các chủ sở hữu tên miền hợp pháp, gây tốn kém và kéo dài việc giải quyết tranh chấp. Hệ quả của tình trạng này tất yếu dẫn đến việc các tranh chấp sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả, không đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên miền.
Cách thức xử lý tranh chấp tên miền tại Việt Nam
Hiện nay, văn bản pháp lý Việt Nam có hai hình thức quy định xử lý thuộc về lĩnh vực quản lý của hai Bộ (Bộ TT&TT, Bộ Khoa học Công nghệ) đối với cùng một vấn đề liên quan tới tên miền trùng hoặc giống tới mức nhầm lẫn với tên thương hiệu.
Việc đăng ký tên miền được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt (first come, first server). Thông lệ chung quốc tế hiện được áp dụng cho cả tên miền quốc tế lẫn tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Tên miền “.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, quy định này được thể hiện xuyên suốt từ Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, thương hiệu và tên miền là hai đối tượng độc lập, do đó các vấn đề tranh chấp tên miền phải giải quyết bằng thương lượng hòa giải, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Theo Điểm d Điều 130 Luật SHTT 2005 quy định về các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.
Thực tế, nhiều nhãn hiệu hàng hóa khi chuyển sang dạng text có thể trùng nhau trong khi tên miền chỉ có thể là duy nhất do đặc trưng kỹ thuật trên mạng Internet. Nhãn hiệu “Kinh đô” có thể được quyền SHTT cho nhiều tổ chức, DN khác nhau theo các loại hình bảo hộ khác nhau theo đặc thù loại hình kinh doanh của họ (Bánh kẹo, xây dựng, khách sạn, giáo dục qua mạng) cho các bảo hộ, màu sắc khác nhau. Khi chuyển sang tên miền tương ứng thì chỉ có duy nhất dãy ký tự KINHDO được đăng ký trong tên miền. Ví dụ là kinhdo.vn, … Một chủ thể Kinh đô bánh kẹo đăng ký sử dụng tên miền kinhdo.vn thì có được coi là chiếm giữ tên miền của công ty Kinh đô kinh doanh xây dựng hay giáo dục hay không? Ai chiếm giữ tên miền của ai và làm ảnh hưởng đến chủ thể nào? Trong trường hợp này không thể gắn việc đăng ký tên miền với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chưa kể đến một số tên miền được đăng ký trước khi nhãn hiệu được bảo hộ.
Phát biểu tại Hội nghị phổ biến pháp luật về SHTT trong lĩnh vực TT&TT được Bộ TT&TT tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo, Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra quan điểm: “Không nên coi tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác là vi phạm hoặc làm ảnh hưởng đến danh tiếng, nhãn hiệu của người khác. Việc kết luận hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu phải dựa trên nhiều yếu tố trong đó xem xét đến việc sử dụng tên miền cụ thể cụ thể như thế nào.”
Cùng với tình hình phát triển Internet cũng như số lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8000 tên miền như hiện nay, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ SHTT sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển. Để giải quyết triệt để tình trạng này, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ liên quan phối hợp ban hành chính sách thống nhất các văn bản quy định về xử lý tranh chấp tên miền trùng hoặc giống tên thương hiệu nhằm khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài, khó giải quyết như hiện nay.
Cũng chia sẻ tại Hội nghị phổ biến pháp luật về SHTT trong lĩnh vực TT&TT, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã đưa ra khuyến cáo chung với các tổ chức DN, các chủ nhãn hiệu/thương hiệu đã đăng ký bảo hộ SHTT là nên đăng ký tên miền sớm và sử dụng đúng mục đích để phát huy hiệu quả quảng bá nhãn hiệu và tránh các rắc rối phát sinh.
NMN
3 khả năng quan trọng của chữ ký số trên di động VNPT-mCA
Submitted by nlphuong on Sat, 22/11/2014 - 06:45(ICTPress) - Bộ sản phẩm ứng dụng công nghệ hạ tầng khóa công khai trên nền tảng di động VNPT-mCA của công ty VDC vừa nhận giải Nhì Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 trong lĩnh vực ứng dụng di động ngày 20/11 vừa qua.
GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu trao các giải Nhì cho các tác giả/nhóm tác giả lĩnh vực CNTT |
Môi trường Internet ngày càng phát triển, xu hướng di động hóa trở thanh tất yếu các giao dịch giờ đây dường như có thể qua mạng hoàn toàn với một thiết bị di động. Tuy nhiên các vấn đề xác thực người tham gia giao dịch, bảo mật các giao dịch, và thống nhất với mọi đối tượng giao dịch chưa thực sự được quan tâm.
Trước một xu hướng và các vấn đề đó, VDC đã tập trung nghiên cứu phát triển bộ sản phẩm VNPT-mCA phục vụ giải quyết các vấn đề đặt ra để mang đến cho mọi người dùng niềm tin để mọi trao đổi của người dùng với nhau cần bí mật thì thông tin không thể bị lô ra ngoài, mọi giao dịch điều hành quản lý được ký điện tử hoàn toàn và ở bất kỳ đâu trên thế giới, đồng thời có thể thực hiện giao dịch với mọi ngân hàng công ty chứng khoán và thương mại điện tử (TMĐT) chỉ cần một chữ ký số VNPT-mCA.
Sử dụng chữ ký số trên thiết bị Mobile VNPT-mCA có thể làm được ba việc chính sau đây:
Ký và mã hóa Email, mã hóa SMS: Mục tiêu là xác thực người tham gia, ví dụ như một người dùng email của mình, có ký số vào đó trên môi trường mạng, thì ai cũng biết được người đó, không ai giả mạo được, vì khi đăng ký chữ ký số người đó có hồ sơ đầy đủ nên hoàn toàn được xác thực trong môi trường mạng, chữ ký số nó như một chứng minh thư điện tử cá nhân của mọi người trên môi trường mạng. Hiện nay, khi không có xác thực, một hacker có thể hoàn toàn tạo ra một địa chỉ Email là giả mạo gửi cho người khác có nghĩa là giả mạo mà không cần tấn công vào địa chỉ email của người đó.
Mọi văn bản sử dụng giấy tờ hiện tại đều phải ký, đóng dấu tay. Nhưng chữ ký số có giá trị như chữ ký cá nhân, vì vậy mọi văn bản điện tử có thể hoàn toàn ký điện tử. Việc cấp chứng thư số và các khóa ký điện tử cho người dùng cá nhân trên Mobile nó sẽ đảm bảo mọi người ký được mọi tài liệu quyết định mọi lúc mọi nơi.
Đối với các giao dịch ngân hàng, tài chính, chứng khoán, TMĐT: Mỗi nơi sẽ tạo cho bạn một định danh, hoặc một thiết bị Token, hoặc một cơ chế bảo mật nào đó để đảm bảo giao dịch. Như vậy nếu giao dịch với 10 ngân hàng, 10 công ty chứng khoán, 10 công ty thương mại điện tử đều cấp cho bạn mỗi đơn vị một tài khoản, một cơ chế bảo mật riêng phức tạp. Nếu dùng chữ ký số, thì bạn chỉ dùng một user nhất định làm việc với mọi ngân hàng, công ty chứng khoán, TMĐT hoàn toàn bảo mật và xác thực trong mọi giao dịch và tin cậy hơn tất cả các kênh bảo mật hiện tại. Trong một thế giới gần như mobile hóa hoàn toàn trong các giao dịch, việc sử dụng một chữ ký số trên thiết bị Mobile sẽ đảm bảo việc mội người sẽ thực hiện được mọi giao dịch với điện thoại đảm bảo bí mật, xác thực người dùng và chỉ duy nhất một tài khoản định danh trong mọi giao dịch.
Với việc phát triển chữ ký số trên nền điện thoại di động như các sản phẩm mCA Token và mCA Sign, nhóm tác giả đặt niềm tin trong tương lai gần, mọi người giao dịch của khách hàng với các ngân hàng, công ty chứng khoán, TMĐT chỉ cần một chữ ký số được tích hợp vào điện thoại để sử dụng mà nó đảm bảo hoan toàn bảo mật, xác thực và chống chối bỏ người tham gia giao dịch. Điểm này có thể là một tương lai mỗi người một điện thoại di động với chữ ký số được tích hợp vào điện thoại để thực hiện mọi giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, kết hợp với dịch vụ chứng thư số công cộng tạo thành giải pháp MobileID cung cấp cho toàn bộ các cá nhân tại Việt Nam. Đó cũng là mục tiêu của nhóm tác giả của VDC trong tương lai.
Như vậy nhóm sản phẩm VNPT-mCA với nhóm các sản phẩm mCA Token, mCA Mail, mCA SMS, mCA Sign chúng tôi mang đến cho bạn một sự bảo đảm an ninh thông tin giành cho chính ban, cho tổ chức của bạn, thậm chí cho cả quốc gia của bạn, đồng thời sản phẩm này còn đưa bạn đến với thế giới mọi hoạt động giao dịch hoàn toàn thực hiện được trên di động trong đảm bảo xác thực và bảo mật.
Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam Lê Hồng Hà đã cho biết lâu nay, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin chủ yếu giành cho các PC và máy tính xách tay, còn trên thiết bị di động có rất ít. Trong khi đó, số lượng người dùng thiết bị di động ngày càng nhiều nên nhu cầu bảo mật, đặc biệt là giải pháp chữ ký số cho thiết bị di động là thực sự cần thiết. Chính vì vậy, với bản chất là một giải pháp chứng thực số dành cho thiết bị di động, bộ sản phẩm VNPT-mCA của Công ty VDC đã đánh rất trúng vào nhu cầu thực tế của thị trường.
Là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Internet và CNTT lớn hàng đầu Việt Nam, bên cạnh các dịch vụ thế mạnh như Truyền số liệu, VNN/Internet trực tiếp, internet băng rộng, các dịch vụ hosting, thoại IP…, Công ty VDC luôn là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, dịch vụ CNTT theo xu hướng công nghệ trên thế giới như: dịch vụ chữ ký số VNPT - CA và hỗ trợ kê khai thuế VNPT - Tax, dịch vụ Hóa đơn điện tử, dịch vụ Điện toán đám mây CloudVNN.... và các phần mềm CNTT khác.
Dịch vụ VNPT-mCA đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 đã khẳng định được tiện ích, chất lượng của dịch vụ và cũng là động lực để VNPT/VDC tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng trong nước và quốc tế.
Ngoài giải Nhì Nhân tài Đất Việt 2014, Công ty VDC cũng đã từng có khá nhiều lần tham dự Nhân tài Đất Việt và đến nay đã có tổng số 3 giải thưởng từ Nhân tài Đất Việt qua 10 năm tổ chức.
QA
Bối cảnh và giải pháp thúc đẩy sáng tạo số tại Việt Nam
Submitted by nlphuong on Wed, 19/11/2014 - 06:45(ICTPress) - Cơ hội dành cho thế hệ tri thức trẻ đã đến, vì hiếm có lúc nào như lúc này, các cấp đều đồng trí ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy phát triển đất nước dựa trên tri thức. Liệu các bạn trẻ có kịp đón bắt cơ hội này hay không?
Bối cảnh phát triển dựa trên tri thức
Thực tế, khái niệm Kinh tế tri thức đã được đề cập đến từ hơn 10 năm trước tại Việt Nam, và nhà nước cũng có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Tuy nhiên, xu hướng này có thể đã bị ba con sóng lớn là bất động sản, ngân hàng và cổ phiếu diễn ra liên tiếp trong hơn 10 năm qua làm sao lãng và nhấn chìm. Và khi ba con sóng kia đi qua, xu hướng phát triển theo tri thức tự bản thân nó quay lại và khởi phát nhanh hơn trước. Cụ thể là các cấp cả nước đã đồng trí quyết tâm phải lái đất nước phát triển theo tri thức; vì đây là con đường tất yếu, và kết quả là sự ra đời của Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế từ cấp cao nhất của nhà nước. Cõ lẽ đây là cột mốc quan trọng để chuyển dịch mô hình phát triển đất nước sang một xu hướng mới: phát triển đất nước dựa trên đổi mới, tri thức và sáng tạo.
Trong 8 trọng tâm cần thực hiện của nghị quyết này, có dành riêng điều số 5 “tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp CNTT, kinh tế tri thức” để nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức và sáng tạo trong phát triển đất nước. Bảy điều còn lại, cơ bản cũng hướng đến hỗ trợ phát triển tri thức.
Về thực tiễn ngoài nước, thì các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ đều đã có những bước tiến lớn trong việc áp dụng kinh tế tri thức từ khá lâu.
Tận dụng xu hướng hội tụ số thúc đẩy sáng tạo số
Nếu bắt đầu phát triển tri thức theo cách thông thường, thì có lẽ chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để tăng hàm lượng tri thức trong toàn bộ thể chế, hoạt động công tư cũng như đời sống dân sinh.
Tuy nhiên, một xu hướng mới đang diễn ra có lẽ là cơ hội vô cùng quí báu để chúng ta rút ngắn thời gian và khoảng cách, đó là: xu hướng hội tụ số, phát triển đất nước hướng trọng tâm vào phát triển nền kinh tế số.
Hiểu một cách đơn giản: “Kinh tế số là một thể hiện của kinh tế tri thức, tập trung vào việc tận dụng xu hướng tích hợp CNTT và Viễn thông nhằm mang lại hiệu quả vượt trội trong hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ”. Kinh tế số được hình thành từ bốn trụ chính như hình dưới đây:
4 trụ cột của nền kinh tế số |
-
Môi trường và thể chế số: là môi trường kinh tế và các thể chế xã hội phát triển dựa trên nền tảng số. Môi trường số tốt cần một chính sách số đủ tốt: các qui định trao đổi thông tin tri thức số, chính sách khuyến khích đầu tư số, hạ tầng số, quyền sở hữu số… nhờ vậy tri thức số mới được tạo dụng nhanh rộng sâu, và dần chuyển lên thành trí khôn số của toàn xã hội.
-
Giáo dục và đào tạo số: dân giàu thì nước mới mạnh, nghĩa là cần có cơ chế tận dụng xu hướng hội tụ số để phổ cập kiến thức, thúc đẩy tìm tòi sáng tạo và vận dụng tri thức trong toàn xã hội một cách thuận lợi nhất.
-
Mạng trí khôn số: hệ thống các cơ sở tạo chuyển dụng tri thức như các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu, và các cộng đồng tri thức độc lập trong và ngoài nước giúp kịp thời đổi mới và cập nhật tri thức toàn cầu.
-
Hạ tầng thông tin số: là cơ sở truyền phát xử lý thông tin số được nhanh chóng và tiện lợi nhất cho mọi người dân.
Cộng đồng khởi nghiệp số
Cơ hội đổi nghiệp đã đến, các bạn còn chần chờ gì nữa: Viber chỉ sau vài năm phát triển đã có giá trị 900 triệu USD, Facebook, Flappy Bird… đều là những điển hình thành công do tận dụng sức mạnh to lớn từ xu hướng hội tụ số mang lại. Hiện trong nước đang hiện hữu nhiều cơ hội khởi nghiệp, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần kiên trì bền trí theo đuổi con đường ‘đúng’ đã chọn.
Tận dụng xu hướng công nghệ hội tụ số bằng cách hướng trọng tâm vào thúc đẩy phát triển kinh tế số, có thể được xem là cơ hội vàng giúp chúng ta nhanh chóng bắt kịp con tàu kinh tế tri thức đã diễn ra nhiều thập kỉ trên thế giới.
Phạm Văn Việt TrueBlue
Apple tung iOS 8.1.1 tăng hiệu suất cho iPhone 4S và iPad 2
Submitted by nlphuong on Tue, 18/11/2014 - 07:00(ICTPress) - Apple vừa tung ra iOS 8.1.1 ngày 17/11 dành cho những người sở hữu iPhone, iPad và iPod Touch
Việc phát hành lần này diễn ra sau gần 1 tháng công bố iOS 8.1, và theo những lưu ý công bố, thì điểm chính của phát hành lần này là tập trung vào tìm virus và cải thiện hiệu suất cho các máy đời cũ như iPad 2 và iPhone 4S.
Như được biết, iPhone 4S và iPad 2 về kỹ thuật có thể chạy iOS 8 nhưng hiệu suất không phải luôn luôn ngoạn mục. Đáng chú ý là các hoạt họa, đôi khi là thời gian tải và khả năng phản ứng toàn diện trong hệ điều hành mới nhất còn không bằng ở những nơi thiết bị chạy iOS 7.
Bên cạnh việc cập nhật iOS 8, Apple cũng đã thực hiện cập nhật OS X Yosemite, với cái tên OS X 10.10.1, sửa các lỗi hiệu suất Wi-Fi và các lỗi khác.
Người sử dụng có thể cập nhật thiết bị thủ công bằng cách vào Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Software Update (Cập nhật phần mềm), hoặc có thể đợi Apple thông báo tự động ngay khi các cập nhật tự động cho phép.
QM
Cách thay đổi đăng ký sử dụng dịch vụ 2Friends của Vinaphone
Submitted by nlphuong on Fri, 07/11/2014 - 06:15(ICTPress) - Với mong muốn tạo điều kiện cho khách hàng có thêm cơ hội sử dụng dịch vụ 2Friends, từ ngày 5/11/2014 VinaPhone thực hiện điều chỉnh điều kiện đăng ký sử dụng.
Theo đó, các thuê bao trả trước có thời gian hoạt động từ 4 tháng trở lên (từ 120 ngày trở lên) sẽ được đăng ký sử dụng dịch vụ thay vì 360 ngày (từ 12 tháng trở lên) như trước đây.
2Friends là dịch vụ tiện ích của VinaPhone cho phép các thuê bao di động trả trước chia sẻ tài khoản cho nhau mọi lúc mọi nơi mà không lo gặp khó khăn, bất tiện khi tài khoản hết tiền mà chưa kịp nạp thẻ. Sau hơn 6 năm triển khai, dịch vụ 2Friends luôn đạt được sự ổn định và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần soạn tin theo cú pháp: “DK” và gửi tới 999. Sau khi đăng ký thành công, hệ thống sẽ nhắn tin thông báo đăng ký dịch vụ thành công và gửi kèm mật khẩu sử dụng dịch vụ (mật khẩu gồm 6 ký tự là các chữ số tự nhiên từ 0 đến 9). Phí thực hiện giao dịch chuyển tiền là 2.000đ/lần và số tiền giao dịch tối thiểu 1 lần là 5.000đ/1 lần chuyển, tối đa là 50.000đ/1 lần chuyển.
“Bên cạnh việc không ngừng đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. VinaPhone cũng luôn mong muốn mang đến những trải nghiệm, tận dụng tối đa các tính năng của dịch vụ và có những điều chỉnh khi cần thiết nhằm mang lại thêm nhiều tiện ích cho người sử dụng. Chúng tôi hi vọng các khách hàng sẽ luôn đồng hành và ủng hộ VinaPhone trên con đường không ngừng vươn xa không ngừng mang đến các dịch vụ hấp dẫn”: là lời chia sẻ của đại diện VinaPhone.
Để biết thêm chi tiết, bạn đọc gọi tới tổng đài 9191 (200đ/phút) hoặc truy cập website: http://vinaphone.com.vn/infor/services/2friends/index.html
QA
Ô tô vận hành như một smartphone "siêu khủng"
Submitted by nlphuong on Tue, 04/11/2014 - 06:00(ICTPress) - Sau cuộc cách mạng hóa điện thoại và điện toán di động, các công nghệ tiên tiến cũng đang tạo ra những tác động biến chuyển trên các phương tiện hiện đại.
Đó là công nghệ tiên tiến kết nối giữa người lái và các hành khách, cải tiến hệ thống giải trí trong xe ô tô, dịch vụ viễn thông, hệ thống định vị và hơn thế nữa.
Xe ô tô ngày nay có thể vận hành như một chiếc smartphone khổng lồ nhờ vào những công nghệ như: các bộ vi xử lý tiên tiến, bộ xử lý đồ họa cao cấp, băng thông rộng di động 3G/4G LTE, Wi-Fi và kết nối Bluetooth, hệ điều hành di động hàng đầu, sạc không dây, và chúng ta có thể gọi những chiếc ô tô này là smart car - xe ô tô thông minh 1,5 tấn.
Các bộ vi xử lý tiên tiến:
Các bộ vi xử lý hàng đầu như Qualcomm® SnapdragonTM hiện đang có mặt trong tất cả các phiên bản ô tô, mang đến cho ô tô của bạn mọi tính năng mới nhất và hiệu suất mạnh nhất của các smartphone với tablet, hỗ trợ: các ứng dụng tùy biến cao dành cho người dùng, hệ thống giải trí thế hệ tiếp theo, hệ thống giọng nói và cử chỉ tiên tiến.
Bộ xử lý đồ họa cao cấp:
Công nghệ đồ họa di động tiên tiến hàng đầu đang được đưa vào xe ô tô và mọi người sẽ cảm thấy chuyến hành trình này đi nhanh hơn rất nhiều, nhờ vào: định vị 3D, video độ phân giải cao, chơi game 3D trên nhiều màn hình.
Băng thông di động 3G/4G LTE:
Modem Gobi của Qualcomm hiện đang được sử dụng cho trên 10 triệu ô tô của hơn 15 hãng sản xuất trên toàn thế giới, cài đặt trên xe các tính năng telematics như tự động phản ứng khi có tai nạn hoặc chế độ lần theo xe khi bị trộm.
3G/4G LTE được tích hợp với công nghệ kết nối xe ô tô hoàn toàn mới giúp người dùng lướt web tốc độ cao, truyền tải đa phương tiện, dịch vụ và ứng dụng đám mây và nhiều ứng dụng khác.
WiFi và kết nối Bluetooth:
Thông qua WiFi và Bluetooth, chiếc xe có thể chia sẻ kết nối 3G, 4G cho các thiết bị di động khác. Theo đó, tính năng chia sẻ nội dung và màn hình được hỗ trợ qua các chuẩn như: MiricastTM, Mirror LinkTM 1.2, AllJoinTM.
Hệ điều hành di động hàng đầu:
Với sáng kiến công nghệ WiPowerTM giúp nhiều thiết bị có thể sạc không dây, công nghệ Qualcomm HaloTM Wireless Electric Vehicle Charging - để sạc không dây các phương tiện chạy bằng điện, khiến dùng cáp sạc điện trở nên lỗi thời.
QA
Dữ liệu ĐTDĐ có thể giúp ngăn chặn Ebola như thế nào?
Submitted by nlphuong on Thu, 30/10/2014 - 06:16(ICTPres) - Với ít nhất 4.500 người đã chết, các cơ quan y tế ở Tây Phi và trên toàn thế giới đang đấu tranh ngăn chặn đại dịch Ebola. Đường biên giới các quốc gia đã được đóng lại, các hành khách đi máy bay được soi chiếu, các trường học tạm đóng cửa. Nhưng một công cụ hứa hẹn cho các nhà dịch tễ học vẫn chưa được sử dụng như dữ liệu điện thoại di động (ĐTDĐ).
Khi mọi người gọi điện thoại, mạng điện thoại sẽ tạo ra thông tin dữ liệu cuộc gọi (Call Data Record - CDR) như các số điện thoại của người gọi và người nghe, thời gian gọi và nhà mạng thực hiện cuộc gọi có thể cho biết vị trí của thiết bị. Thông tin này cho phép nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu các thành phần di động. Trên thực tế, các nhà mạng đã sử dụng dữ liệu để quyết định xây cột BTS ở đâu và từ dữ liệu này để nâng cấp mạng lưới, và các nhà quy hoạch thành phố sử dụng các dữ liệu để xác định các địa điểm mở rộng vận tải công cộng.
Nhưng có lẽ việc sử dụng CDR thú vị nhất là trong lĩnh vực dịch tễ học. Cho tới gần đây cách thức chuẩn để mô phỏng sự lan rộng của một dịch bệnh phụ thuộc vào các xu hướng ngoại suy từ các dữ liệu điều tra và thăm dò. CDR thì khác, theo kinh nghiệm, tức thời có thông tin và được cập nhật thời gian thực. Bạn không phải đoán mọi người sẽ đi hay di chuyển tới đâu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu này để vẽ bản đồ sự bùng phát của bệnh sốt rét ở Kenya và Namibia và để giám sát phản ứng của công chúng đối với các cảnh báo y tế của chính phủ trong đại dịch cúm lợn của Mexico năm 2009. Các mô hình chuyển động của dân cư trong bùng phát dịch tả ở Haiti sau trận động đất năm 2010 đã sử dụng CDR và giúp dự báo chính xác ở đâu cần sự trợ giúp nhất.
Các bệnh nhân không cho biết tên nói chuyện điện thoại khi họ che đầu và khuôn mặt trong khi vươn ra ngoài cửa sổ trong khu cách ly ở tầng 5 bệnh viện Carlos III của Madrid. |
Thực hiện tương tự với Ebola sẽ khó khăn vì ở các nước Tây Phi nhiều người dân không có điện thoại. Nhưng có CDR sẽ vẫn tốt hơn các mô phỏng được dựa trên các số liệu không tin cậy và cũ. Nếu các nhà nghiên cứu có thể theo dõi sự di chuyển của dân cư từ một khu vực bùng phát dịch, họ có thể nhìn thấy khả năng lớn nhất có thể sẽ xảy ra tiếp theo - và do đó họ có thể triển khai các nguồn lực giới hạn ở đâu.
Mặc dù nhiều tháng trao đổi và nỗ lực của hiệp hội thương mại các nhà mạng di động và nhiều cơ quan thuộc Liên hợp quốc, các nhà mạng viễn thông không cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu (Có thể xem bài: "Ebola and big data: Waiting on hold").
Lý do là sự riêng tư, thực sự là một sự lo lắng rất thực, đặc biệt ở các nước vừa ra khỏi nội chiến hoặc có các ràng buộc bộ lạc vẫn còn tồn tại. Nhưng dữ liệu điện thoại có thể được ẩn danh và được tích hợp theo cách làm giảm những nỗi lo lắng này. Một vấn đề lớn hơn là việc ngại thay đổi của tổ chức. Dữ liệu lớn là một lĩnh vực mới. Mọi người có thể nắm bắt các lợi ích của việc theo dõi xu hướng sử dụng điện thoại sẽ là người trẻ và thiếu mục đích cho việc sử dụng nghiên cứu.
Điều này cần có sự thay đổi. Chính phủ cần yêu cầu các nhà mạng cho phép các nhà nghiên cứu được phép truy cập các CDR. Dữ liệu này rõ ràng không thể tự ngăn chặn sự bùng nổ đại dịch. Điều này sẽ cần thêm loại thuốc mới, sự ngăn ngừa cẩn thận và chăm sóc bệnh nhân, cùng với nhiều yếu tố khác. Nhưng những người làm công tác y tế liên quan tới Ebola cần tất cả những sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được.
HY
Theo The Economist
Sách Trắng CNTT-TT 2014: Những số liệu ngắn gọn nhất
Submitted by nlphuong on Tue, 28/10/2014 - 06:40(ICTPress) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa chính thức phát hành Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2013.
Nội dung Sách Trắng hàng năm luôn được cập nhật, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và cập nhật thông tin.
Sách Trắng CNTT-TT năm 2014 có kết cấu 175 trang, song ngữ Việt - Anh với 14 phần: Tổng quan về hiện trạng CNTT-TT năm 2013, Hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý về CNTT-TT, Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; Công nghiệp CNTT; An toàn thông tin; Viễn thông, Internet; Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử; Bưu chính; Nghiên cứu và đào tạo ngành CNTT-TT; Các văn bản quy phạm pháp luật; Hợp tác quốc tế; Các sự kiện CNTT-TT tiêu biểu hàng năm tại Việt Nam; Các cơ quan, tổ chức về CNTT; Một số tổ chức doanh nghiệp (DN) CNTT-TT tiêu biểu.
Điểm mới của Sách trắng 2014 được cập nhật thêm: Cấu trúc theo các lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT song vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế; Cơ cấu xuất nhập khẩu phần cứng, điện tử; Thông tin, số liệu về phát thanh truyền hình: như kênh phát thanh, kênh quảng bá, số đơn vị truyền dẫn phát sóng...; Số liệu về thông tin điện tử như: trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến; Thông tin và số liệu thống kê lĩnh vực nghiên cứu phát triển: số đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ về ngành CNTT-TT và danh sách DN đạt chứng chỉ CMMi mức 3 trở lên tại Việt Nam.
Tiếp theo đây là một số tóm tắt nội dung Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam 2014:
Xếp hạng ngành CNTT-TT Việt Nam
Xếp hạng chung về CNTT-TT: Việt Nam xếp vị trí 88/157 quốc gia, xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và 14 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2013) về Chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI), xếp thứ 84/148 quốc gia (2013) về chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI), đặc biệt giá cước viễn thông, Internet của Việt Nam xếp hạng 8/148, gần như thấp nhất thế giới.
Xếp hạng về công nghiệp CNTT: Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm theo báo cáo của Tập đoàn Gartner (2014). TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục nằm trong top 100 thành phố hẫn dẫn về gia công phần mềm, trong đó, TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 17 và Hà Nội xếp thứ 22 (2014).
Xếp hạng về Chính phủ điện tử: Việt Nam xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á với 99/193 quốc gia (2014). Trong đó, yếu tố nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá cao.
Xếp hạng về nguồn nhân lực: Việt Nam xếp thứ 101/155 quốc gia (2013) giữ nguyên so với năm 2012, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao bởi chất lượng đào tạo các môn Toán và các môn khoa học.
Xếp hạng về phát triển Internet: Việt Nam được xếp Top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và 18 thế giới về số người dùng Internet.
Tình hình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
Theo các số liệu thống kê, 86,72% máy tính trong cơ quan Bộ và 89,70% máy tính trong cơ quan tỉnh/thành phố được kết nối Internet; 30/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang/cổng thông tin điện tử; 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ và có đơn vị chuyên trách về CNTT. Dịch vụ công tăng trưởng về cả số lượng và số địa phương triển khai với dịch vụ công mức độ 1,2 chiếm đa số với gần 102.000 dịch vụ năm 2013. Số lượng dịch vụ công mức độ 3 năm 2013 là 2.366 (tăng hơn 700 dịch vụ so với 2012) và số lượng dịch vụ công mức độ 4 năm 2013 là 111 (tăng gần gấp đôi so với 2012).
Về nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước, Sách Trắng 2014 thống kê có 58,24% các đơn vị trực thuộc có cán bộ chuyên trách CNTT với số cán bộ chuyên trách trung bình là 7 cán bộ/đơn vị tại tại Bộ, cơ quan ngang Bộ; 86,8% các đơn vị trực thuộc sở, ngành và 88,2% các đơn vị trực thuộc quận huyện có cán bộ chuyên trách CNTT với tỷ lệ cán bộ chuyên trách trung bình đạt 2,31 và 2,12 trên 1 đơn vị tại tỉnh, thành phố.
Công nghiệp CNTT
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 55,3% so với năm 2012. Sự tăng trưởng cao này tiếp tục do sự duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu trên 36,7 tỷ USD tăng trưởng 59,7% và chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng tương ứng là 12,7% và 13,9 % tuy vậy mức tăng trưởng là vẫn cao hơn rất nhiều so với năm 2012.
Xuất khẩu sản phẩm CNTT 2013 đạt 34,76 tỷ USD tăng trên 51,7% so với năm 2012 trong đó xuất khẩu điện thoại chiếm gần 63%, và đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 8,4 tỷ USD. Năm 2013, tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt trên 440.000 lao động trong đó lao động lĩnh vực phần cứng chiếm 65%.
Cả nước có 8 khu CNTT tập trung với tổng quỹ đất gần 800.000 km2 thu hút gần 300 DN hoạt động và 46.000 lao động CNTT.
An toàn thông tin
Trong năm 2013, quản lý an toàn thông tin đã được tăng cường với 73,8% đơn vị có cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin. Tuy nhiên, tỷ lệ trung bình áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin còn thấp 24,4% và chỉ có 21,7% đơn vị là có ban hành thao tác xử lý sự cố máy tính.
Các nhóm thiết bị, phần mềm, giải pháp bảo vệ hệ thống đơn giản vẫn là lựa chọn chủ yếu đảm bảo an toàn thông tin. Riêng về sử dụng phần mềm diệt virus tại Việt Nam, Kaspersky thu hút 47,6% người dùng, đứng sau là BKAV với 32,6%.
Viễn thông, Internet
Năm 2013, lĩnh vực viễn thông, Internet Việt Nam có nhiều thay đổi do ban hành chính sách thắt chặt quản lý giá cước và thuê bao di động trả trước và sự bùng nổ của dịch vụ OTT. Số lượng thuê bao di động chỉ đạt 123,7 triệu thuê bao, giảm hơn 8 triệu thuê bao so với năm 2013 tương ứng với giảm 6%. Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất (43,48%) và giảm nhẹ so với năm 2012 (44,05%), theo sau là Mobifone 31,78% và VinaPhone 17,45% với chênh lệch khá cách biệt. Trong đó, số thuê bao 3G đã cán mốc 19,7 triệu thuê bao, tăng gần 4 triệu thuê bao tương ứng với 25,4%. Viettel cũng chiếm số thuê bao 3G cao nhất với 41,76% thị phần, theo sau là Mobifone với 33,56% và VinaPhone với 22,52%.
Thị phần thuê bao (dịch vụ) di động |
Tổng doanh thu Viễn thông 2009 - 2013 |
Doanh thu dịch vụ di động 2009 - 2013 |
Số thuê bao cố định tiếp tục giảm đạt trên 6,7 triệu thuê bao. VNPT vẫn chiếm thị phần áp đảo với 76,5% tăng nhẹ so với năm 2012 (75,9%) sau đó đến Viettel xếp thứ 2 với 21,51% giảm nhẹ so với năm 2012 (22,96%). Tuy nhiên, thuê bao Internet băng rộng cố định đạt gần 22,4 triệu thuê bao, tăng 11,3% nâng tổng số thuê bao Internet/100 dân đạt 22,93.
Năm 2013, Việt Nam có gần 33,2 triệu người sử dụng Internet nâng số người sử dụng Internet/100 dân đạt 37 người.
Trong khi đó, tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt trên 640.000 Mb/s tăng tới gần 83% so với năm 2012.
Nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet vẫn là VNPT chiếm thị phần 51,27%.Trong khi đó, xét về số thuê bao 3G truy nhập Internet đang có sự bám đuổi rất sát giữa VNPT và Viettel với phần nhỉnh hơn thuộc VNPT (gồm Mobifone và VinaPhone) với tỷ lệ tương ứng là 49,79% và 47,75%.
Trong năm 2013, với hơn 100.000 tên miền đăng ký mới và số lượng duy trì sử dụng là 266.000 tên miền, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, tăng trưởng trung bình 172%/năm.
Thị trường Viễn thông, Internet
Năm 2013, tổng doanh thu dịch vụ di động chỉ đạt trên 5 tỷ USD giảm 21,3% kéo theo tổng doanh thu viễn thông năm 2013 chỉ đạt 7,4 tỷ USD giảm gần 26% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ cố định đạt gần 452 triệu USD tăng 14,6% và đặc biệt doanh thu dịch vụ Internet tăng trưởng ấn tượng gấp đôi so với năm 2012 đạt 965,5 triệu USD.
Trong giai đoạn 2013 - 2014, thị trường viễn thông có sự biến động nhỏ về số lượng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet đang hoạt động, cụ thể: đã có 11 nhà thiết lập mạng viễn thông công cộng(tăng 2), 6 nhà cung cấp dịch vụ di động (không đổi) và 38 nhà cung cấp dịch vụ Internet (giảm 19).
Phát thanh Truyền hình
Theo số liệu Sách Trắng 2014 thống kê, thuê bao truyền hình trả tiền đạt gần 6,7 triệu giảm gần 2,4 triệu thuê bao, do VTC mở khóa mã cho các thuê bao để chuyển sang hình thức truyền hình quảng bá. Về kênh phát thanh, truyền hình, cả nước có 104 kênh truyền hình quảng bá, 75 kênh phát thanh quảng bá, 40 kênh truyền hình trả tiền.
Tổng doanh thu phát thanh truyền hình đạt 276,4 triệu USD tăng 38%.
Về thị trường truyền hình cáp, SCTV vẫn dẫn đầu thị phần với 34,2% trong khi về thị trường truyền hình số vệ tinh, VSTV (K+) vẫn chiếm áp đảo thị phần thuê bao với 59,48% còn lại AVG và VTC cùng chiếm 20,26% thị phần.
Thông tin điện tử
Năm 2013 đã có 1.091 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoạt động trong đó có 215 trang thông tin điện tử của báo chí và đã có 420 mạng xã hội được cấp phép, tăng 67 so với năm 2012.
Về trò chơi trực tuyến, năm 2013, cả nước có 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và 82 trò chơi trực tuyến được phê duyệt kịch bản.
Bưu chính
Tính đến tháng 12/2013, cả nước có 82 DN chính thức được cấp giấy phép (tăng 19 DN) và 83 DN xác nhận thông báo hoạt động (tăng 27 DN). Năm 2013, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 316,5 triệu USD tăng 15,6% so với năm 2012.
Về thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vẫn là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất với 35,88% tiếp theo là liên doanh DHL-VNPT với 14,48%. Hai nhà cung cấp này tiếp tục bị sụt giảm thị phần doanh thu so với năm 2012.
Nghiên cứu phát triển ngành CNTT-TT
Tính từ năm 1995 đến năm 2013, đã có tổng số 568 đề tài khoa học cấp Nhà nước và 788 đề tài khoa học cấp Bộ trong các lĩnh vực CNTT-TT được triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước ngày càng khó khăn nên số lượng đề tài theo năm cũng giảm dần.
Nguồn nhân lực CNTT
Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT với 290 trường đại học và cao đẳng có đào tạo về CNTT, viễn thông (không tăng từ năm 2011).
Đối với đào tạo Đại học, Cao đẳng, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh CNTT-TT là trên 67.500 sinh viên (tăng gần 3.000 chỉ tiêu so với năm 2012) chiếm gần 8% tổng chỉ tiêu tuyển sinh (do các ngành khác tăng chỉ tiêu tuyển sinh). Tuy nhiên, chỉ 55.000 sinh viên thực tế được tuyển, đạt 82%.
Đối với đào tạo nghề, cả nước có 228 trường đào tạo về CNTT, viễn thông (tăng gấp đôi so với 2012) với số học viên nhập học là trên 24.500 và tỷ lệ nhập học cũng chỉ đạt 81%./.