Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Nhiều người Việt làm việc tự do tìm kiếm việc làm qua mạng xã hội

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo nghiên cứu mới do PayPal thực hiện, các trang web trực tuyến có thể tạo ra tác động tích cực đối với cộng đồng freelancer đang hoạt động tại 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

(ICTPress) - Theo nghiên cứu mới do PayPal thực hiện, các trang web trực tuyến có thể tạo ra tác động tích cực đối với cộng đồng freelancer đang hoạt động tại 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vào tháng 10/2017, PayPal đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến mang tên Global Freelancer Survey với sự tham gia của 11.324 freelancer (người làm việc độc lập) và freelance considerers (những người đang hoặc chuẩn bị trở thành freelancer) tại 22 quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm 1.602 freelancer và freelance considerers tại bốn quốc gia Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Khảo sát đã rút ra kết luật rằng, các trang web trực tuyến mang đến sự tiện lợi và dễ dàng trong việc thanh toán cho các freelancer, đồng thời giúp họ dễ dàng tiếp cận với yêu cầu công việc mới cũng như nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp khác.

Trong bốn quốc gia Đông Nam Á được đề cập, Việt Nam dẫn đầu về sự hài lòng với 91% freelancer mong muốn tiếp tục được làm nhiều công việc hơn trong tương lai.

Theo kết quả từ cuộc khảo sát, 58% freelancer tại bốn quốc gia Đông Nam Á đã từng không nhận được thanh toán như thỏa thuận sau khi hoàn thành công việc hoặc dịch vụ cho khách hàng. Tại Việt Nam, con số này chiếm đến 68% - được xem là tỷ lệ cao nhất trong bốn thị trường tại Đông Nam Á. Tính trung bình, khoảng 48,5% freelancer trong số này gặp vấn đề với việc nhận thanh toán do ngành nghề này vẫn chưa được đánh giá một cách đúng mực.

Hỗ trợ freelancer với các quy trình thanh toán liền mạch trong khu vực

Theo khảo sát trên, PayPal và chuyển khoản qua ngân hàng được xem là hai phương thức thanh toán phổ biến cho freelancer ở những thị trường này. Theo đó, 85% chấp nhận thanh toán qua PayPal và 79% chấp nhận chuyển khoản qua ngân hàng. Ngoài Việt Nam, nơi hầu như freelancer chấp nhận chuyển khoản qua ngân hàng (87%), thì PayPal được xem là phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi nhất tại Singapore (76%), Indonesia (88%) và Philippines (92%).

Đáng chú ý hơn, các phương pháp thanh toán trực tuyến cũng cung cấp một quy trình thanh toán liền mạch, vượt qua rào cản địa lý giữa các quốc gia Đông Nam Á cũng như thị trường dịch vụ tài chính của khu vực.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt trong cách lựa chọn phương thức thanh toán ưa thích từ các khách hàng của freelancer. Theo đó, các khách hàng quốc tế ưa chuộng phương thức thanh toán PayPal, chiếm khoảng 76% giao dịch từ nước ngoài. Trong khi đó, chỉ khoảng 30% giao dịch từ nước ngoài được thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng. Phương thức chuyển khoản ngân hàng được khách hàng nội địa chuộng hơn.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho các khoản thanh toán trong khu vực, các phương pháp thanh toán trực tuyến cũng đảm bảo rằng các freelancer sẽ nhận được thanh toán dễ dàng và tiện lợi hơn. Gần một nửa số freelancer được khảo sát sử dụng phần mềm lập hóa đơn để phát hành hóa đơn và nhận thanh toán an toàn từ khách hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, hơn 85% freelancer được khảo sát cho biết họ ưu tiên rút tiền thông qua PayPal hơn nhờ vào sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng khi giao dịch. Đây là hai điểm mạnh vượt trội hơn so với hình thức chuyển khoản ngân hàng và các kênh thanh toán trực tuyến khác.

Khi lựa chọn phương thức thanh toán yêu thích, sự an toàn khi giao dịch vẫn là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất với 48%, trong khi sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng khi thực hiện giao dịch chỉ là những yếu tố phụ khi lần lượt chiểm tỉ lệ 40% và 36%.

Tăng cường bảo mật công việc thông qua các trang việc làm thời vụ dành cho freelancer

Công việc ổn định và việc kinh doanh bền vững là mối quan tâm hàng đầu đối với các freelancer trong khu vực. Trong đó, trung bình hơn 40% freelancer được khảo sát cho rằng thu nhập không ổn định là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các website việc làm thời vụ ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á vì mang đến các cơ hội làm việc và các dự án mới cho các freelancer.

Hơn 80% freelancer tại 4 thị trường khu vực Đông Nam Á đã từng sử dụng các trang việc làm dành cho freelancer. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các freelancer hợp tác với khách hàng quốc tế thường có xu hướng sử dụng các trang web này nhiều hơn những freelancer chỉ làm với khách hàng trong nước. Các công việc tự do trong nước chủ yếu được tìm qua những kênh khác như truyền miệng (48% ở Singapore), các job board trực tuyến (49% ở Indonesia) và các trang mạng xã hội (58% ở Việt Nam). Trong khi đó, tại Philippines, 58% cộng đồng freelancer nhận việc qua các trang việc làm thời vụ.

Khảo sát bao gồm cả những freelancer không sử dụng các trang việc làm thời vụ này cho thấy, các tính năng nổi bật như độ linh hoạt và tính năng sử dụng dễ dàng là các lợi thế chủ đạo của những trang này so với các kênh còn lại. Khảo sát còn chỉ ra rằng, tại Indonesia và Philippines - nơi có số lượng người sử dụng lớn nhất, những trang freelance trực tuyến còn giúp người dùng tìm được việc làm yêu thích.

Các trang việc làm thời vụ mới có thể cung cấp cho cả doanh nghiệp và freelancer các tính năng như sàng lọc phạm vi công việc, lựa chọn phương thức thanh toán điện tử và giải quyết các tranh chấp. Các trang này còn đang thiết lập “khu vực” giành riêng cho những người dùng có kỹ năng giỏi và giàu kinh nghiệm có thể nhận được những công việc tốt hơn bằng cách cung cấp cho họ và những doanh nghiệp hàng đầu phương thức truy cập vào một cộng đồng riêng biệt. Những freelancer này sẽ cảm thấy hữu ích khi những trang việc làm này đảm bảo được rằng các ứng viên phải được trải qua quá trình sàng lọc kỹ càng về khả năng và kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng ‘mềm’ như khả năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng.

Tuy còn vài hạn chế ở các trang việc làm thời vụ này trong việc hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu khác nhau của freelancers tại thị trường Đông Nam Á, hơn 73% người dùng cho biết họ sẽ sử dụng các trang này thường xuyên hơn trong thời gian tới.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
Kinh tế chuyên ngành

Bộ giải pháp, sản phẩm tổng thể cho 5G của Huawei

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các sản phẩm được công bố bao gồm hệ thống mạng lõi, mạng truyền dữ liệu (bearer network), trạm cơ sở và các thiết bị đầu cuối.

(ICTPress) - Tại Hội nghị di động thế giới (MWC) 2018 đang diễn ra tại Barcelona, ông Yang Chaobin, Chủ tịch dòng sản phẩm 5G của Huawei, đã công bố một loạt các giải pháp sản phẩm 5G tổng thể phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn của 3GPP.

Các sản phẩm được công bố bao gồm hệ thống mạng lõi, mạng truyền dữ liệu (bearer network), trạm cơ sở và các thiết bị đầu cuối. Các giải pháp sản phẩm 5G của Huawei hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn 3GPP, với các đặc tính được xác định là đầy đủ, toàn cảnh và toàn đám mây. Các sản phẩm này cũng là những lựa chọn duy nhất trong ngành để cung cấp các năng lực tổng thể (E2E) cho mạng 5G.

Trạm cơ sở 5G: Có nhiều định dạng khác nhau phù hợp với yêu cầu triển khai trong mọi hoàn cảnh và cung cấp trải nghiệm người dùng tốc độ xGbps mọi nơi

Làn sóng đầu tiên của việc triển khai 5G sẽ diễn ra trong các tòa nhà và khu đô thị đông dân. Do đó, các dạng trạm cơ sở đa dạng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các kịch bản triển khai phức tạp, cung cấp phạm vi phủ sóng liên tục và đáp ứng yêu về cầu công suất đầy đủ cho các trạm phát sóng cả ở trong nhà và ngoài trời. Các giải pháp sản phẩm 5G mới nhất của Huawei hỗ trợ sóng mm (mmWave), C-band và tất cả các dải tần số Sub-3 GHz. Các sản phẩm này cũng bao gồm tất cả các định dạng trạm, trong đó có các trạm tháp, các điểm cực, và các trạm tế bào.

Huawei đã cho ra mắt C-band 64T64R và 32T32R Massive MIMO AAUs để cung cấp trải nghiệm Gbps phổ quát. Các AAU này hỗ trợ băng thông lớn 200 MHz và công nghệ 3D beamforming để bao phủ các tòa nhà, cung cấp vùng phủ sóng hợp nhất và đáp ứng các yêu cầu của các kịch bản khác nhau. Vùng phủ sóng có thể được điều chỉnh linh hoạt để tối ưu hóa trải nghiệm cho người sử dụng tại các điểm gần và xa, và tăng gấp 20 đến 30 lần dung lượng mạng. Các sản phẩm mmWave thích hợp để hỗ trợ băng thông 1GHz. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) của các cổng Antenna đạt 65 dBm, đứng đầu trong ngành.

Sản phẩm không dây của Huawei tự hào có thiết kế tích hợp, nhỏ gọn và nhẹ. Những tính năng này sẽ làm giảm các yêu cầu về nền tảng lắp đặt ăng ten đồng thời giảm sự phức tạp về mặt kỹ thuật. Tất cả các sản phẩm hỗ trợ các kịch bản đa dạng trong việc triển khai mạng truy nhập vô tuyến tập trung (C-RAN) và mạng truy nhập vô tuyến phân tán (D-RAN). Tốc độ giao diện quang là dưới 25 Gbps, lý tưởng cho việc triển khai 5G quy mô lớn. 

Ngoài ra, các sản phẩm 5G Massive MIMO nhỏ gọn vừa được công bố có thể hoạt động trên băng tần C-band và mmWave cho phép triển khai lắp đặt trên cột đèn đường để phủ sóng những vùng phủ khuyết và tăng dung lượng điểm truy cập. Giải pháp 5G LampSite tương thích ngược với mạng 4G. Cáp hệ thống mạng CAT6A hiện tại hoặc cáp quang có thể được sử dụng để đảm bảo sự triển khai đồng bộ 4G và 5G trong nhà mà không cần phải điều chỉnh điều chỉnh cáp hay bổ sung trạm.

Trong kỷ nguyên 5G, các trạm vô tuyến sẽ được triển khai trong các mô hình mạng D-RAN và C-RAN lai. Huawei ra mắt BBU5900 và CBU5900 để hỗ trợ các điểm trạm tập trung và phân tán môt cách tương ứng. BBU5900 là giải pháp trạm tích hợp cao nhất hiện nay trong ngành. Nó hỗ trợ tất cả các RAT (2G, 3G, 4G và 5G) và tất cả các băng tần, cung cấp năng lực đường trục  50 Gbps để đáp ứng các nhu cầu phát triển dài hạn của các dịch vụ 5G. CBU5900 có khả năng triển khai tập trung của một số lượng lớn các đơn vị trạm để hỗ trợ kiến ​​trúc C-RAN.

Sử dụng CBU5900 giúp đơn giản hóa các trạm từ xa, làm giảm nhu cầu về các phòng thiết bị được trang bị máy lạnh và góp phần đồng bộ hóa đồng hồ vệ tinh nhanh chóng trên toàn bộ mạng. Phương pháp tiếp cận này cũng làm giảm số lượng các chuyến thăm thực địa trong quá trình bảo trì và lắp đặt và làm giảm đáng kể chi phí bảo trì và mở rộng trạm trong tương lai. Ngoài ra, nó sẽ tăng cường hiệu năng của toàn bộ mạng lưới thông qua phối hợp chặt chẽ với quy mô lớn.

Mạng truyền dữ liệu 5G (5G Bearer Networks): Các giải pháp chủ động và thụ động đa dạng sử dụng vi sóng 5G và IPRAN để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công suất cực lớn của mạng 5G

Các mạng 5G phải có năng lực truyền tải 10GE tới trạm và năng lực truyền tải 50 GE/100 GE từ hệ thống cáp quang đến các vòng truy cập, đáp ứng các yêu cầu công suất cực lớn của các dịch vụ 5GB eMBB. Trong kịch bản C-RAN, tốc độ truyền dữ liệu giữa phòng thiết bị tập trung và điểm trạm phải đạt 100 Gbps. Những yêu cầu như vậy đặt ra những thách thức to lớn cho các hệ thống mạng truyền dữ liệu di động của nhà mạng.

Sản phẩm truyền dữ liệu 5G của Huawei vừa được giới thiệu kết hợp các tình huống khác nhau, sử dụng các phương tiện khác nhau và có nhiều hình thức riêng biệt. Trong kịch bản cơ sở, loạt sản phẩm vi sóng 5G có thể cung cấp tốc độ truyền dữ liệu tới 10 Gbps và độ trễ thấp 25 μs khi sử dụng các băng tần vi sóng truyền thống. Bộ định tuyến lớp cắt 50 GE/100 GE hỗ trợ sự tiến triển mượt mà từ 10 GE đến 50 GE và 100 GE. Điều này cho phép các nhà khai thác mạng thực hiện triển khai theo yêu cầu.

Giải pháp fronthaul FO OTN tích cực hỗ trợ tới 15 kênh truy cập dịch vụ, chuyển mạch hitless, và truy cập tích hợp cho nhiều dịch vụ. Giải pháp fronthaul WDM tập trung hóa sử dụng các mô-đun quang học không màu sáng tạo để đơn giản hóa việc triển khai, vận hành và bảo trì trạm. Giải pháp truyền dữ liệu X-Haul 5G của Huawei hỗ trợ nhiều công nghệ, như IP, OTN, và microwave. Mục đích là để giúp các nhà khai thác mạng giải quyết các vấn đề mạng truyền dữ liệu trong triển khai 5G quy mô lớn.

Mạng lõi 5G: Cho phép số hóa toàn ngành thông qua kiến ​​trúc toàn đám mây, triển khai theo yêu cầu và tiến triển mượt mà

Dựa trên kiến ​​trúc toàn bộ đám mây, giải pháp mạng lõi 5G của Huawei sử dụng kiến ​​trúc lấy dịch vụ vi mô làm trung tâm (microservice-centric architecture - MCA) đồng thời hỗ trợ 2G, ​​3G, 4G và 5G và đảm bảo tiến triển mượt mà từ không độc lập (NSA) sang độc lập (SA). Trong khi đó, không giống như kiến ​​trúc mạng truyền thống, mạng lõi toàn đám mây 5G của Huawei sử dụng kiến ​​trúc phân tán dựa trên sự tách biệt bảng điều khiển và bảng người dùng (CUPS) để giúp các nhà mạng triển khai bảng điều khiển ở trung tâm dữ liệu (DC) tập trung và triển khai linh hoạt bảng người dùng theo các kịch bản dịch vụ.

Ví dụ: đối với các dịch vụ eMBB như thực tế tăng cường (AR)/ thực tế ảo (VR) và HD IPTV qua WTTx, bảng người dùng có thể được triển khai ở biên mạng để giảm thiểu lưu lượng đường vòng trên mạng trục, đạt được độ trễ cực thấp, và triệt tiêu tắc nghẽn mạng.

Mạng lõi 5G toàn đám mây cũng là cơ sở của lớp cắt mạng. Là một mô hình kinh doanh mới của kỷ nguyên 5G, lớp cắt mạng sẽ giúp các nhà khai thác mạng cung cấp các nhiều dịch vụ thông qua một mạng đơn lẻ. Điều này sẽ cho phép chuyển đổi kinh doanh từ thị trường đại chúng sang thị trường các chuyên ngành, đồng thời hỗ trợ số hóa toàn bộ ngành công nghiệp.

Thiết bị đầu cuối 5G: Sản phẩm thương mại với kích thước nhỏ và tiêu thụ điện năng thấp, cung cấp trải nghiệm truy cập như cáp quang của mạng băng rộng vô tuyến gia đình

Huawei cũng công bố một loạt các thiết bị đầu cuối 5G tại MWC 2018. Thiết bị 5G đặt tại cơ sở của khách hàng (CPE) của Huawei được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn 3GPP và kiến ​​trúc chipset. Nó có kích thước nhỏ gọn, tiêu thụ năng lượng thấp và có thể xách tay. Thiết bị đầu cuối thương mại 5G nhỏ nhất trên thế giới này hỗ trợ C-band và mmWave.

Seoul và Canada là những nơi đầu tiên trên thế giới các thuê bao 5G sử dụng thiết bị đầu cuối thương mại 5G của Huawei. Dựa trên băng tần 3,5 GHz và mmWave, người dùng có thể thưởng thức trải nghiệm như cáp quang các dịch vụ băng thông rộng gia đình với tốc độ vượt quá 2 Gbps. Bên cạnh đó, Huawei sẽ ra mắt điện thoại thông minh 5G vào năm 2019.

Năm 2018 sẽ được ghi nhớ là năm đầu tiên đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên 5G. Sử dụng đầy đủ các giải pháp sản phẩm 5G tổng thể cho mọi kịch bản và dẫn đầu, Huawei đã và đang triển khai liên tục các trạm 5G tại hơn 10 quốc gia, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Anh, và Italy. Tại các khu đô thị đông dân điển hình, các giải pháp sản phẩm này đã cung cấp tốc độ truy cập Gbps cho đại chúng, tốc độ hàng trăm Mbps cho trải nghiệm truy cập trong nhà, và công suất trạm trên 20 Gbps.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu thế giới về ICT như thế nào

Tóm tắt: 

Ở Hàn Quốc, “kết nối mọi nơi” (ubiquitous connectivity) không phải là một từ mang tính cảm hứng được nói nhiều trong ngành. Đó là một từ về phong cách sống ở Hàn Quốc.

Với các kết nối Internet di động trực tiếp tốc độ cao trên một loạt các thiết bị số, người dân Hàn Quốc tự hào được kết nối nhất trên hành tinh. Các thanh toán số được chấp nhận ở hầu hết các cửa hàng. Không chỉ giới trẻ ở đô thị sử dụng các công nghệ số mà trên thực tế cả đất nước Hàn Quốc đã sử dụng công nghệ mới trong cuộc sống thường ngày của mình.

Đường hầm với màn hình OLED tại Tháp Nam San, Seoul

Một quốc gia đi đầu thế giới về ICT

Hàn Quốc được biết đến là quốc gia đi đầu trên toàn cầu về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và điều này không quá khó khăn để lý giải. Hàn Quốc có những công ty ICT và điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, LG, SK và KT và có thể nói sự tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc là nhờ công nghệ số. Hàn Quốc cũng là một trong số những nước có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới, là quốc gia đi đầu trong cuộc đua 5G và đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiếp cận Internet, với gần như hầu hết các gia đình đều kết nối mạng.

Trên đây là một số lý giải cho việc tại sao Hàn Quốc lọt top 3 thế giới về Chỉ số phát triển ICT toàn cầu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) (Global Information and Communication Technology (ICT) Development Index - IDI) trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, quốc gia này đứng đầu về Chỉ số “các nền kinh tế sáng tạo nhất” (Most Innovative Economies) của Bloomberg.

Vậy Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ như thế nào? Những bước đi như thế nào đã làm Hàn Quốc đột phá trở thành quốc gia chuyển đổi số? Các nước khác có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc?

Hàn Quốc trên hành trình tiên phong về ICT

Không phải ngẫu nhiên mà quốc gia châu Á này trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghệ. Khi thoát khỏi chiến tranh từ giữa những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới. Nhưng trải qua nhiều thập kỷ với sự tham gia và đầu tư của chính phủ cho công nghệ hiện đại, quốc gia này đã phát triển trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất trong khu vực.

TS. Seung Keon Kim, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển ICT Hàn Quốc (KAIT) đã cho biết về hành trình của Hàn Quốc từ quá khứ tới tương lai số của nước này: Sự chuyển đổi của Hàn Quốc là nhờ tham vọng của chính phủ muốn đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế số và 3 yếu tố chính đã hình thành nền tảng cho tăng trưởng của nền kinh tế số của nước này, đó là: hệ thống giáo dục tiên tiến, các đặc điểm văn hóa và “Tầm nhìn của chính phủ đối với ICT”.

Giáo dục thế kỷ 21

“Đầu tiên có thể nói đến là giá trị của giáo dục rất được coi trọng ở Hàn Quốc. Đối với nhiều thế hệ cha mẹ, giáo dục được xem như là một điều kiện tiên quyết để thoát đói nghèo”, theo TS. Kim.

Hệ thống giáo dục tập trung vào các môn học cơ bản như Toán và khoa học, là những điều kiện mang tính quyết định đối với nhiều công việc liên quan đến công nghệ trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, việc dạy học ở Hàn Quốc không đi theo cách truyền thống với bảng đen và vở ghi chép. Thay vào đó, các trường học được tích hợp ICT ở tất cả các cấp học của hệ thống giáo dục để cổ vũ “người học của thế kỷ 21”.

Các em học sinh tiểu học ở Wando, tỉnh Nam Jeolla, thử nghiệm các công cụ học tập mới mà các em nhận được theo một phần của Sáng kiến “trường học thông minh” do Samsung khởi sướng. Sáng kiến này cung cấp Galaxy Tab 10.1 để các em tiếp cận với tài liệu học tập và nội dung trực tuyến (Ảnh: Yonhap News)

Giáo sư Jeong Rang Kim, Khoa giáo dục máy tính, Đại học quốc gia Gwangju cho biết:  “Internet di động, bảng đen điện tử, các thiết bị thực tế ảo (VR), vở, máy tính bảng, vở số… đang được các em, các nhóm học sinh và các lớp học sử dụng. Mục tiêu là thúc đẩy khả năng của người học của thế kỷ 21. Đặc biệt, Hàn Quốc đặt trọng tâm vào 4 chữ “C” là Critical thinking and problem-solving (Tư duy và xử lý vấn đề mang tính quyết định), Collaboration (Cộng tác), Character (Đặc sắc) và Communication (Giao tiếp). Hiện nay, giáo dục phần mềm đã hoàn thiện, do đó chúng tôi nỗ lực cải thiện tư duy mang tính điện toán”.

‘Pali pali’

Giáo dục đã là một thành phần quan trọng đối với chuyển đổi số của Hàn Quốc, nhưng theo TS. Kim, các thay đổi mang tính xã hội đã được thúc đẩy nhờ đặc điểm mang tính văn hóa và đặc biệt là khát khao của người Hàn Quốc muốn chuyển động thật “nhanh”, là động lực đằng sau việc chấp nhận ICT nhanh chóng của người dân. “Như nhiều người dân Hàn Quốc nói ‘pali-pali,’ có nghĩa là “nhanh và nhanh hơn”. Đặc điểm này rất phù hợp đối với ICT”, TS. Kim cho biết.

Khát vọng hướng tới các công nghệ mới cùng với sự chủ động để điều chỉnh các kế hoạch nhanh chóng đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đi rất nhanh trong nền kinh tế số hiện nay. Để xóa khoảng cách số giữa khu vực thành thị và nông thôn, các chính trị gia Hàn Quốc đã quyết định triển khai mạng hội tụ băng rộng (Broadband Convergence Network - BCN) vào năm 2004 và là một quốc gia tiên phong trong kết nối tới cả những vùng xa xôi nhất của đất nước.

“Chúng tôi đổ tiền vào các khu vực nông thôn để xóa khoảng cách số… Nhiều người nói rằng “Chúng tôi cần thời gian để xem xét mọi thứ”. Nhưng các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc đã quyết định: “Hãy thực hiện bây giờ và nếu có vấn đề xảy ra sau đó, thì chúng ta sẽ xử lý”, TS Kim chia sẻ thêm.

Vai trò quan trọng của chính phủ đã được bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước

Sự hỗ trợ của chính phủ đối với sự phát triển của ICT bắt đầu từ đầu những năm 1990, khi Internet bắt đầu phát triển. Vào cuối những năm 1990, Cơ quan phát triển và cơ hội số của Hàn Quốc (KADO) đã được thành lập để tăng cường sự tiếp cận Internet và thực hiện xóa mù số cho hơn 10 triệu dân sẵn sàng tiếp cận Internet.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực hiện các đầu tư trực tiếp vào các công nghệ mới bằng cách dành phần lớn tổng sản lượng nội địa (GDP) quốc gia cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D). “Hàn Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về vấn đề này, khi ngân sách cho R&D rất được quan tâm. Ngân sách R&D của Hàn Quốc trên dưới khoảng 5% (của GDP) và có thể là nước đầu tiên hay thứ hai trên thế giới dành kinh phí cho vấn đề này”, Jong Lok Yoon, Chủ tịch của Cơ quan phát triển công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIIPA) cho biết.

Nếu con số 5% là thấp thì Hàn Quốc chi xấp xỉ 91 tỷ USD cho R&D, theo số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia chi lớn thứ 2 cho R&D, sau Israel.

Với những đầu tư hàng đầu thế giới cho tương lai của công nghệ, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với các công nghệ thành phố thông minh và các dịch vụ di động thế hệ tiếp theo.

Tầm nhìn tương lai: thành phố thông minh, IoT và 5G

Siêu đô thị Busan, thành phố đông dân thứ hai ở Hàn Quốc, có tầm quan trọng rất lớn về kinh tế, là cảng biển lớn nhất của Hàn Quốc và trong top 10 cảng container lớn của thế giới. Trong những năm gần đây, Busan đang được xây dựng trở thành một thành phố thông minh của tương lai - ứng dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống của người dân đô thị - và sẽ đưa Hàn Quốc hướng tới các công nghệ thế hệ kế tiếp.

 

Thành phố Busan thông minh tiên phong là niềm kiêu hãnh của một chính sách “đầu tiên theo hình thức này” đã được công bố tại Hội nghị toàn quyền của ITU vào năm 2014, Phó Thị trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế của thành phố Busan Kim Young-Whan cho biết trong một chuyến trải nghiệm thành phố thông minh trong khuôn khổ Hội nghị Viễn thông thế giới của ITU (ITU Telecom World) vào mùa thu vừa qua.

Ở Busan, các dự án thành phố thông minh đã được triển khai để đáp ứng sự an toàn cho cộng đồng, cải thiện giao thông, cuộc sống đô thị và tiết kiệm năng lượng. Các dự án dữ liệu mở và các hệ thống giám sát dữ liệu đang được triển khai để giám sát các luồng giao thông và tương tác với các dịch vụ khẩn cấp về luồng giao tiếp thời gian thực. Các dự án đang trong thời gian thử nghiệm gồm có các giải pháp IoT và các dự án kiến trúc đám mây đang làm cho cuộc sống trở nên thuận lợi hơn cho các công dân thành phố thông minh.

Dẫn đầu thế giới về 5G

Bên cạnh các công nghệ thành phố thông minh, Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới về phát triển các công nghệ băng rộng di động thế hệ tiếp theo và muốn phát triển 5G sớm hơn bất cứ quốc gia nào khác. 5G được trông đợi là hạ tầng cốt lõi cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đã có dự báo cuộc cách mạng Internet vạn vật sẽ đạt hơn 30 tỷ kết nối di động vào năm 2020. Các thiết bị này di động sẽ thường xuyên được kết nối sẽ cần băng thông rộng của 5G và các dịch vụ thế hệ tiếp theo mang lại.

Những khách du lịch đến với Thế vận hội mùa Đông 2018 ở PyeongChang, Hàn Quốc có cơ hội trải nghiệm các công nghệ thế hệ tiếp theo. Với chủ đề “Đam mê. Kết nối”, Ban tổ chức Thế vận hội PyeongChang tích hợp ICT trong suốt Thế vận hội. Với các máy quay 360o, góc xem riêng cùng với công nghệ 5G, Hàn Quốc xem Thế vận hội như là một sân khấu thế giới để tung ra hạ tầng ICT không có đối thủ và cơ hội để công bố một số sản phẩm hiện đại. KT, nhà mạng hàng đầu ở Hàn Quốc, tiên phong trong các dịch vụ 5G ở PyeongChang.

Một khán giả đang theo dõi một màn thi đấu tốc độ thông qua một thiết bị ứng dụng công nghệ Time Slice, cho phép quan sát mọi hình ảnh ở góc quay 180o nhờ sự hỗ trợ của 100 máy quay lắp đặt xung quanh sân Gangneung Ice Arena Thế vận hội mùa Đông 2018 ở PyeongChang
Người xem sử dụng dịch vụ thực tế ảo (VR) 360o với tốc độ 5G tại PyeongChang

“KT đặt mục tiêu hoàn thành sớm mạng thông minh này, vì đây là nền tảng cho cuộc cách mạng 4.0… Chúng tôi tin tưởng Thế vận hội là môi trường tốt để chia sẻ các công nghệ ICT với cộng đồng toàn cầu”, Jiyoung Lee, Giám đốc cao cấp phụ trách Ban Quan hệ cộng đồng của KT cho biết.

Rõ ràng Hàn Quốc đang ở một vị trí lý tưởng để dẫn đầu tương lai của 5G, thành phố thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và có những bài học giá trị cho các nước muốn hiện đại hóa nền kinh tế.

Các bài học phát triển ICT

Hàn Quốc rất mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với thế giới và có nhiều cơ quan phát triển ICT có vai trò như là tổ chức trung gian và chia sẻ kinh nghiệm cho các quốc gia phát triển và đang phát triển.

“Đối với các nước kém phát triển, ICT là một công cụ rất tốt. Hàn Quốc không chỉ muốn hỗ trợ tiền bạc hay thực phẩm, đó là sự hỗ trợ ngắn hạn. Chúng tôi muốn chia sẻ cho các nước “cách câu cá”, và ICT là một công cụ tuyệt vời và là một ngành kinh tế rất tốt để hỗ trợ các nước này”, TS. Kim, Phó Chủ tịch cơ quan phát triển ICT Hàn Quốc cho biết.

“Nhiều quốc gia hỏi chúng tôi đã phát triển như thế nào? Hàn Quốc có thể đề xuất và khuyến nghị gì cho các nước? và TS. Kim đã trả lời: “Nếu Hàn Quốc có thể thực hiện được, thì bất cứ quốc gia nào cũng có thể”. 

Lan Phương (Theo ITU News Magazine No5/2017)/ictvietnam.vn

 
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Giải pháp giúp tạo mật khẩu mạnh và lưu trữ dữ liệu riêng tư an toàn

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Thế giới số giúp các cặp đôi dễ dàng kết nối với nhau, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho sự riêng tư nếu họ chia tay".

(ICTPress) - Với việc tài khoản trực tuyến và thiết bị kết nối đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, rất khó để những người yêu nhau có thể xác định được ranh giới của sự riêng tư cá nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ chia tay?

Theo một nghiên cứu toàn cầu của Kaspersky Lab và Toluna, 21% người dùng đã từng theo dõi người yêu cũ thông qua các tài khoản trực tuyến mà họ từng truy cập vào với động lực trả thù, đây chỉ là sự bắt đầu khi các rủi ro riêng tư đi kèm với những người dùng sau khi chia tay người yêu.

Sự riêng tư đang trở thành một khái niệm ngày càng trở nên lỏng lẻo trong một thế giới số, và các mối quan hệ không phải là ngoại lệ. Ví dụ: 70% các cặp đôi chia sẻ mật khẩu, mã PIN hoặc dấu vân tay để truy cập thiết bị cá nhân của họ và 26% lưu trữ một số dữ liệu thân mật trên thiết bị của đối phương: Các tin nhắn (14%), hình ảnh riêng tư (12%), các đoạn video của họ (11%). Ngoài ra, mọi người giữ dữ liệu nhạy cảm trong tài khoản và thiết bị mà họ chia sẻ với người yêu - ví dụ thông tin tài chính (11%) hoặc dữ liệu liên quan đến công việc (11%).

Điều này không có vấn đề gì khi họ vẫn đang hạnh phúc và các dữ liệu vẫn an toàn, nhưng rõ ràng sẽ có vấn đề nếu họ chia tay. Khi chia tay, việc chia sẻ những kỉ niệm thân mật trên các thiết bị hoặc tài khoản trực tuyến sẽ từ một phần không thể thiếu của một mối quan hệ trở thành một cơn ác mộng tiềm ẩn của sự riêng tư.

Với những người đã có kinh nghiệm chia tay người yêu, 12% trong số họ đã chia sẻ hoặc muốn chia sẻ công khai các thông tin riêng tư của người yêu cũ như là một hành động trả thù và 21% đã theo dõi người yêu cũ thông qua các tài khoản trực tuyến mà họ đã từng truy cập. Cũng có những khả năng ảnh hưởng tài chính khi mà 10% người thừa nhận là đã xài tiền của người yêu cũ mua sắm trực tuyến.

Thú vị là, có một số điểm khác nhau đáng chú ý về giới tính, đàn ông thường có khả năng hơn so với phụ nữ chia sẻ công khai thông tin cá nhân của người yêu cũ như một cách trả thù (17% so với 7%) và sử dụng các thông tin này vì lợi ích riêng của mình (17% so với 8%). Phụ nữ cũng sẵn sàng hơn so với đàn ông trong việc xoá hết thông tin cá nhân của người yêu cũ trên các thiết bị của mình (55% so với 49%) và xoá hết hình ảnh hoặc video sau khi chia tay (56% so với 48%)

Tuy nhiên, phụ nữ lại thiên về các hành động lén lút với 33% người thừa nhận mình đã theo dõi người yêu cũ trên các mạng xã hội so với 28% đối với đàn ông.

Ông Andrei Mochola, trưởng phòng kinh doanh tiêu dùng tại Kaspersky Lab cho biết: “Thế giới số giúp các cặp đôi dễ dàng kết nối với nhau, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho sự riêng tư nếu họ chia tay. Với một tỷ lệ lớn các cá nhân sẵn sàng lạm dụng những dữ liệu thân mật với người yêu cũ, người dùng nên luôn chắc chắn là họ cẩn thận khi chia sẻ bất cứ thứ gì riêng tư và biết chính xác nó được lưu trữ ở đâu.”

Nhưng một cuộc chia tay không phải lúc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư của bạn. Người dùng nên đảm bảo là mình đã đổi mật khẩu của những tài khoản mà người yêu cũ có thể truy cập, sử dụng Kaspersky Password Manager để giúp tạo mật khẩu mạnh và lưu trữ chúng an toàn. Hơn thế nữa, Kaspersky Total Security còn có tính năng File Shredder xóa vĩnh viễn các tập tin mà bạn không muốn bất cứ ai khác nhìn thấy, trong khi các tin nhắn thân mật trên thiết bị Android của bạn có thể được ẩn bằng tính năng Privacy Protection.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Những điểm mới ưu việt của Galaxy S9 và Galaxy S9+

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Samsung đã công bố bộ đôi Galaxy S9 và Galaxy S9+ tại Hội nghị di động thế giới (MWC) 2018 đang diễn ra tại Barcelona.

(ICTPress) - Samsung đã công bố bộ đôi Galaxy S9 và Galaxy S9+ tại Hội nghị di động thế giới (MWC) 2018 đang diễn ra tại Barcelona.

Điểm đáng chú ý nhất của Galaxy S9 là là máy ảnh. Samsung cho biết máy ảnh mới có thể tốt hơn máy ảnh Galaxy S8, là một trong những máy ảnh smartphone tốt nhất mà bạn có thể mua. Với một số cải tiến về công nghệ máy ảnh, máy ảnh của Galaxy S9 có khả năng thách thức Google Pixel 2 là máy ảnh smartphone tốt nhất.

Và lần đầu tiên trong một điện thoại Galaxy S, các máy ảnh của cả hai model không giống nhau. Samsung đưa hệ thống máy ảnh thấu kính kép vào S9, trong khi S9 thường có hệ thấu kính đơn.

Dưới đây là một số chi tiết về Galaxy S9 và Galaxy S9+ từ Samsung:

Có hai smartphone Galaxy mới, Galaxy S9 và Galaxy S9+

Khá giống với Galaxy S8, Galaxy S9 có màn hình 5,8-inch quadHD AMOLED với tỷ lệ chiều cao là 18:9, khá chuẩn trong số các smartphone hàng đầu.

Galaxy S9+ có màn hình 6,2-inch quadHD AMOLED, cũng có tỷ lệ 18:9.

Thiết kế tổng thể của Galaxy S9 không thay đổi nhiều so với Galaxy S8.

Galaxy S9 đáp ứng ánh sáng không nhiều

Samsung cho biết Galaxy S9 sẽ có máy ảnh có độ mở kép hỗ trợ hiệu suất máy ảnh ánh sáng thấp. S9 cũng có thể thiết lập ánh sáng tốt hơn. Cả hai smartphone mới có độ mở là f/1,5 cho phép ánh sáng chạm nhiều hơn đến bộ cảm biến so với các smartphone với độ mở hẹp hơn. Chúng tôi chưa thấy smartphone nào có độ mở rộng hơn.

Nếu S9 chỉ có độ mở f/1,5 rộng, có thể cho phép nhiều ánh sáng và các bức ảnh có thể phơi sáng nhiều hơn và không có tiểu tiết. Là một phần của độ mở kép, máy ảnh S9 có thể thu hẹp xuống f/2,4 để sáng hơn.

Bạn cũng có thể điều chỉnh chiều rộng độ mở trong ứng dụng máy ảnh của S9 để có được chế độ chuyên nghiệp.

Galaxy S9 có thể chụp được những bức ảnh chất hơn bất cứ smartphone Galaxy S nào trước đây.

Bộ cảm biến pixel kép của Samsung được giới thiệu trong Galaxy S7 là một trong những đặc điểm tốt nhất để chụp được các bức ảnh nhanh chóng, sắc nét, rõ ràng. Samsung đã xây dựng bộ cảm biến pixel kép hiện này và đưa bộ nhớ riêng vào S9, làm cho các bức ảnh sắc nét và rõ ràng hơn.

Với hệ thống pixel kép hiện nay, các thiết bị Galaxy trước đây được sử dụng trong bộ nhớ riêng của điện thoại này, giúp cho có thể chụp tới 12 bức ảnh trong phiên nhanh để kết hợp vào một bức ảnh duy nhất.

Galaxy S9 có hệ thống máy ảnh thấu kính kép, lần đầu tiên đối với các smartphone Galaxy S

Chỉ duy nhất Galaxy S9+ có hệ thấu kính kép. Galaxy S9 thường có hệ thấu kính đơn.

Khá giống với Galaxy Note 8, thấu kính thứ hai của S9 sẽ là thấu kính chụp xa (telephoto) cho phép zoom xa hơn các thấu kính cơ bản. Nếu có gì đóng giống như thấu kính chụp xa của Galaxy Note 8, thì nó hỗ trợ chụp được những vật thể từ xa mà không làm mất đi chất lượng chi tiết.

Cả hai model Galaxy S9 cũng có thể ghi lại video chuyển động siêu chậm với 960 khung mỗi giây.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm chậm lại các bức ảnh có chuyển động ở một phạm vi không thể tin được. Nhưng chuyển động chậm ở khung 960 mỗi giây chỉ phù hợp với độ phân giải  720p HD.

Đối với độ phân giải 1080p, Samsung đã tăng cường cho chuyển động chậm thành 240 khung mỗi giây để ngang bằng với máy ảnh chuyển động chậm của iPhone 8 và iPhone X.

Samsung cũng đã giới thiệu Emoji AR mới có thể chuyển gương mặt của bạn thành một emoji.

Sử dụng máy ảnh trước hay sau, Galaxy S9 có thể vẽ lại 100 đặc điểm khuôn mặt khác nhau và chuyển khuôn mặt của bạn thành một emoji động. Máy ảnh này cũng có thể theo dõi được biểu hiện của bạn và bạn có thể ghi lại 18 sắc thái khác nhau để sử dụng trong các tin nhắn của bạn.

Điều này dường như là câu trả lời của Samsung đối với tính năng Animoji trên iPhone.

Bộ cảm biến vân tay hiện nằm dưới máy ảnh, được cho là một cải tiến so với Galaxy 8.

Một trong những điểm ít phổ biến nhất của Galaxy S8 là bộ cảm biến vân tay gần với máy ảnh, làm cho khó để đạt và khó nói rõ tách biệt với chính máy ảnh.

Trên Galaxy S9, Samsung đã chuyển bộ cảm biến vân tay xuống dưới máy ảnh, được trông đợi là thuận tiện hơn để sử dụng.

Sử dụng chip Snapdragon 845 của Qualcomm

Chip Snapdragon 845 mới của Qualcomm sẽ mang lại hiệu suất mạnh mẽ và liền mạnh cho các điện thoại Galaxy S9.

Bixby cũng có các tính năng mới.

Trợ lý AI Bixby của Samsung cũng có thể dịch text từ máy ảnh S9 thành ngôn ngữ mà bạn chọn với tính năng được gọi là Bixby Vision. Nó cũng hỗ trợ lên tới 54 ngôn ngữ khác nhau khi ra mắt.

Bixby Vision cũng nhận dạng thực phầm nhờ máy ảnh S9 và sẽ thông báo cho bạn biết có bao nhiêu calorie cho thực phẩm đó. Trợ lý này cũng tương thích với ứng dụng Y tế của Samsung, do đó bạn có thể theo dõi sự tiêu thụ calorie của bạn.

Cuối cùng, bất cứ ai mua mỹ phẩm muốn biết trước mỹ phẩm sẽ như thế nào trên khuôn mặt của bạn có thể nhờ vào AR cùng với Bixby. Bạn có thể áp dụng với các sản phẩm trang điểm son môi, kẻ mắt, và một khi bạn tìm được sản phẩm bạn ưng ý bạn có thể mua từ công ty mỹ phẩm Sephora.

Có âm thanh stereo

Samsung đã bổ sung một loa phụ trong phần tai nghe của S9 để nghe âm thanh stereo, và cả hai loa được hòa âm bởi công ty âm thanh AKG. Điều này làm cho các cuộc gọi điện thoại, âm thanh từ âm nhạc và video to và rõ hơn.

Galaxy S9 cũng kèm theo tai nghe AKG có dây được cắm vào một jack tai nghe 3,5mm chuẩn. Khi các smartphone cao cấp hơn đi theo sự tiên phong của Apple bằng cách kết thúc jack tai nghe chuẩn, Samsung tiết tục giữ lại cổng. Samsung cũng bổ sung Dolby Atmos cho Galaxy S9 cho bất cứ nội dung nào hỗ trợ âm thanh surround thông qua bất kỳ headphone nào. Hãy nhớ là chỉ một số nội dung - phần lớn là các bộ phim hỗ trợ Dolby Atmos. Các nội dung khác sẽ có âm thành stereo thông thường.

Khi nào có thể mua được

Đặt trước Galaxy S9 sẽ bắt đầu vào ngày 2/3 với giá khởi điểm 720 USD cho model Galaxy S9 bình thường và 840 USD cho Galaxy S9+.

Các nhà mạng trong đó có AT&T, Sprint, T-Mobile, U.S. Cellular, Verizon Wireless, và Xfinity mobile sẽ bắt đầu bán S9 và S9+ tại các cửa hàng vào ngày 16/3 và sẽ có giá riêng của các nhà mạng này cho các điện thoại mới của Samsung. Các smartphone này cũng có tại Best Buy, Amazon, Costco, Sam's Club, Target, và Walmart.

QM (Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Facebook Messenger mới hỗ trợ gọi nhóm dễ dàng hơn bao giờ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Facebook vừa tung ra bản cập nhật ứng dụng Messenger cho phép khởi động cuộc gọi nhóm dễ dàng hơn bao giờ.

(ICTPress) - Facebook vừa tung ra bản cập nhật ứng dụng Messenger cho phép khởi động cuộc gọi nhóm dễ dàng hơn bao giờ. 

Trước đây, thực hiện một gọi nhóm không hề dễ dàng. Đầu tiên, bạn phải bật video hay gọi thoại cho một trong những người bạn, họ hàng… Sau đó bạn phải tạm treo cuộc gọi để tìm kiếm một người khác mà bạn muốn gọi bổ sung bằng cách nhắn tin cho người đó và sau đó mới có thể chuyển thành một cuộc gọi nhóm. Hãy tưởng tưởng bạn có một cuộc gọi video 10 người – thì khá phiền phức và mất thời gian. 

Quá trình phiền phức này giờ không còn nhờ có phiên bản cập nhật mới nhất của Facebook Messenger mà bạn có thể bổ sung người cần gọi vào các cuộc gọi nhóm nhanh hơn mà không phải thực hiện một loạt động tác. Để thêm người cần gọi vào nhóm, chỉ đơn giản là bấm nút "+" (Bổ sung người cần gọi) khi đang trong một cuộc gọi và một danh sách người cần gọi sẽ nổi lên, cho phép bạn bổ sung nhiều người nhanh chóng và đồng thời. Tất nhiên là tính năng lọc và các hiệu ứng cũng đã sẵn sàng. Thêm nữa, khi gọi nhóm thực sự kết thúc, những người tham gia cuộc gọi sẽ được điều hướng tới một nhóm chat được hình thành tự động.

Với khả năng bổ sung thêm nhiều người vào cuộc gọi đồng thời, bạn có thể tiếp tục cuộc trao đổi vào thời điểm đó, giống như bạn đang ở cùng nhau trên thực tế. Không bao giờ bạn phải lo ngại bỏ qua một ai đó khi đang chia sẻ màn trình diễn karaoke đồng thời của nhóm bạn tốt trên Facebook Messenger (BFF).

Khả năng thêm người cần gọi vào một nhóm chat video hay gọi hình đang diễn ra hiện đã có trên Android và iOS trên toàn thế giới. Bạn hãy thử tải về phiên bản Messenger mới nhất để thử.

Facebook cho biết người sử dụng có thể thử tính năng hữu ích này và mong nhận được phản hồi.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Google sẽ sớm triển khai thư điện tử thông minh hơn

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Gmail sẽ trở nên thông minh hơn nhờ công nghệ mới.

(ICTPress) - Gmail sẽ trở nên thông minh hơn. Google sẽ trình diễn công nghệ thư điện tử cho phép các thư điện tử có tính năng liên tục cập nhật thông tin và tương tác nhiều hơn.

Người sử dụng có thể nhìn thấy các thông tin chuyến bay được cập nhật tự động trong thư điện tử xác nhận đặt chỗ chuyến bay. Họ cũng có thể lọc các cuộc thăm dò mà không để lại tin nhắn hoặc đánh giá các hình ảnh cận cảnh các sản phẩm trong một chiến dịch tiếp thị mà không phải mở cửa sổ trình duyệt.

Những thay đổi dự kiến này là một kết quả của dự án AMP của Google hay các trang di động được cải tiến, Aakash Sahney, giám đốc sản phẩm theo dõi Gmail cho biết trong một đăng tải ngày 13/2.

AMP là một bộ lập trình để làm cho các trang web tải nhanh hơn bằng cách khai thác các lớp công nghệ. AMP đã được các công ty xuất bản như Hearst Corp và the Washington Post chú ý khi làm cho các trang web thu hút được nhiều người sử dụng hơn. Nhưng một số nhà phát triển web đã bày tỏ quan tâm khi Google đề cập nhiều đến cách trang web hoạt động như thế nào.

Google đang nỗ lực. Việc tích hợp Gmail đánh dấu việc sử dụng rộng rãi hơn đầu tiên với AMP. Các nhà cung cấp thư điện tử khác có thể cũng chấp nhận AMP. Google đã thông báo khởi đội một hội nghị chuyên về AMP cho các nhà phát triển phần mềm ở Amsterdam.

Phiên bản của AMP đầu tiên cho email là nhắm vào những người gửi nhiều thư. Ví dụ như một nhà bán lẻ sẽ gửi thông báo bán hàng hạ giá hàng tuần có thể đảm bảo người nhận nhìn thấy giá hàng hiện tại hay sự sẵn có của một mặt hàng kể cả khi không mở thư điện tử.

Dịch vụ đánh dấu trang Pinterest, ứng dụng đặt lịch Doodle và Booking.com của Priceline Group Inc cũng đang thử nghiệm AMP cho thư điện tử, theo Google.

QM (Theo Reuters)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Qualcomm và nhiều nhà mạng trên toàn cầu nỗ lực thương mại hóa thiết bị 5G

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Tại Hội nghị Qualcomm 5G 2018 ở San Diego, Qualcomm đã công bố 2 nội dung chính liên quan đến 5G.

(ICTPress) - Tại Hội nghị Qualcomm 5G năm nay ở San Diego, Qualcomm đã công bố 2 nội dung chính liên quan đến 5G. 

Nhà mạng di động thế giới chọn modem 5G Qualcomm Snapdragon X50 để thử nghiệm 5G NR di động năm 2018

Qualcomm công bố modem 5G Qualcomm® Snapdragon™ X50 đã được lựa chọn sử dụng trong các thử nghiệm 5G NR di động trực tiếp qua sóng vô tuyến với nhiều nhà mạng không dây trên toàn thế giới ở băng tần cận 6 GHz và sóng millimet (mmWave).

Các nhà mạng AT&T, British Telecom, China Telecom, China Mobile, China Unicom, Deutsche Telekom, KDDI, KT Corporation, LG Uplus, NTT DOCOMO, Orange, Singtel, SK Telecom, Sprint, Telstra, TIM, Verizon và Vodafone Group sẽ triển khai những thử nghiệm này, dựa trên tiêu chuẩn 5G NR Release 15 của Tổ chức 3GPP.

Các thử nghiệm 5G NR di động sẽ sử dụng nền tảng thử nghiệm di động 5G của Qualcomm Technologies và thiết kế tham chiếu điện thoại thông minh, tích hợp chipset Snapdragon X50 và tối ưu hóa công nghệ 5G trong điều kiện hạn chế về công suất và kiểu dáng của một chiếc điện thoại thông minh trong khi duy trì khả năng tương tác và cùng tồn tại trong mạng 4G LTE.

Các thử nghiệm được lên kế hoạch nhằm đánh giá sự sẵn sàng của giải pháp 5G NR di động của Qualcomm Technologies trong điện thoại thông minh và nhằm mục đích thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ tương thích với tiêu chuẩn 5G NR vào năm tới.

Qualcomm Technologies tiếp tục là công ty hàng đầu trong ngành di động với các sản phẩm chipset di động 5G và hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái 5G. Để minh họa điều đó, những trình diễn dự kiến tại Đại hội Thế giới Di động (Mobile World Congress) năm nay tại Barcelona sẽ cho thấy modem 5G Snapdragon X50 đạt được tốc độ tải về (download) vài gigabit mỗi giây và đưa ra những tình huống sử dụng mới cũng như trải nghiệm người dùng được nâng cao hơn nhờ công nghệ 5G sẽ mang lại.

Ngoài ra, Qualcomm Technologies sẽ trình diễn khả năng tương tác của 5G NR, dựa trên tiêu chuẩn 5G NR, với nhiều nhà cung cấp hạ tầng thông qua sử dụng các hệ thống sản phẩm mẫu tiên tiến của Qualcomm. Sự phát triển liên tục này sẽ dẫn đến các thử nghiệm 5G NR trực tiếp với các nhà mạng hàng đầu vào năm 2018 và đầu năm 2019, đồng thời triển khai mạng 5G NR thương mại và điện thoại thông minh đa chế độ dự kiến vào năm 2019.

Chủ tich Qualcomm Cristiano Amon phát biểu tại Họp báo Triển lãm điện tử tiêu dùng tại Las Vegas cho biết 5G sẽ hiện hữu sớm hơn suy nghĩ. Chúng tôi sẽ đưa 5G vào smartphone vào đầu năm 2019.

Theo Chủ tịch Qualcomm Cristiano Amon, “Năm 2018 sẽ là một năm quan trọng của Qualcomm Technologies và ngành công nghiệp di động khi chúng tôi nỗ lực triển khai 5G NR dựa trên những đặc điểm kỹ thuật đã được thông qua.

Những thử nghiệm này cho thấy quá trình làm việc của chúng tôi với các nhà mạng toàn cầu để thúc đẩy phát triển và sáng tạo trong ngành công nghiệp di động và giúp 5G trở thành hiện thực bằng việc hỗ trợ ra mắt thương mại hàng loạt các thiết bị trong năm 2019. Với thành công đã được chứng minh của chúng tôi trong công nghệ 3G, 4G LTE và RF front-end, Qualcomm Technologies là một công ty lý tưởng để cung cấp các sản phẩm multi gigabit, đa chế độ cần thiết trong việc triển khai 5G trên toàn thế giới”.

Các nhà mạng sẽ tiến hành thử nghiệm vào năm 2018 và sử dụng phổ tần trong các băng tần cận 6 GHz và sóng millimet (mmWave). Điều này có ý nghĩa quan trọng để đạt được vùng phủ sóng rộng lớn và dung lượng mạng cao hơn. 

Ngoài ra, để đảm bảo khung thời gian trong nửa đầu năm 2019, việc sử dụng modem 5G Snapdragon X50 trong những thử nghiệm 5G NR di độngnày được kỳ vọng là sẽ giúp các nhà mạng chuẩn bị triển khai mạng 5G thương mại, trang bị cho các OEM để họ cung cấp điện thoại thông minh 5G, cho phép kiểm tra và phát triển nhiều tình huống sử dụng, triển khai khác nhau.  

Các OEM toàn cầu sử dụng dòng modem 5G NR Qualcomm Snapdragon X50 để giới thiệu các thiết bị di động vào năm 2019 

Qualcomm Technologies còn công bố dòng modem 5G NR Qualcomm® Snapdragon™ X50 đã được một số nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên thế giới lựa chọn cho việc ra mắt các sản phẩm thiết bị di động 5G NR tương thích tiêu chuẩn bắt đầu từ năm 2019. 

Đang làm việc với Qualcomm Technologies hiện nay có Asus, Fujitsu Limited, Fujitsu Connected Technologies Limited, HMD Global – nhà sản xuất điện thoại Nokia, HTC, Inseego/Novatel Wireless, LG, NetComm Wireless, NETGEAR, OPPO, Sharp Corporation, Sierra Wireless, Sony Mobile, Telit, vivo, Wingtech, WNC, Xiaomi và ZTE. Những OEM này đang làm việc để thương mại hóa các thiết bị di động 5G ở băng tần cận 6 GHz và sóng millimet (mmWave) bắt đầu từ năm 2019 dựa trên giải pháp modem 5G được công bố thương mại lần đầu tiên - dòng modem 5G NR Snapdragon X50.

“Qualcomm Technologies cam kết giúp khách hàng mang đến trải nghiệm di động 5G thế hệ mới cho người tiêu dùng, đòi hỏi phải có kết nối 5G NR băng rộng di động được nâng cao do modem 5G Snapdragon X50, các thiết bị di động và mạng 5G NR mang lại”, ông Alex Katouzian, Phó chủ tịch cấp cao và tổng quản lý, mảng di động, Qualcomm Technologies, Inc, cho biết.

Qualcomm Technologies tiếp tục trở thành công ty hàng đầu trong ngành di động với các sản phẩm chipset di động 5G và hợp tác với các đối táctrong hệ sinh thái 5G để có thể cung cấp các thiết bị di động 5G NR thương mại vào năm 2019. 

5G xuất hiện sẽ mở rộng công nghệ di động đến tất cả các loại phổ tần và băng tần mới, cho phép phát triển công nghệ băng rộng di động nâng cao và gia tăng tốc độ tải về nói chung cho mọi người dùng điện thoại thông minh. Công nghệ 5G NR có tốc độ nhiều gigabit mỗi giây, độ trễ thấp hơn nhiều so với mạng hiện nay, cùng nhiềukhả năng khác. Các công nghệ này rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu kết nối đang tăng cao của trải nghiệm băng rộng di động mới của người dùng như thực tại ảo, thực tại ảo tăng cường và kết nối đám mây như cáp quang, cũng như xây dựng các dịch vụ mới có độ tin cậy cao, độ trễ thấp.

Ngoài ra, với máy tính luôn kết nối, độ trễ thấp hơn một cách đột phá giúp liên kết tức thời với đám mây cho các ứng dụng yêu cầu tương tác thời gian thực như là trò chơi tương tác, dịch tiếng nói theo thời gian thực, dịch văn bản theo thời gian thực và chỉnh sửa mang tính cộng tác theo thời gian thực.

Các trường hợp có thể sử dụng 5G bao gồm băng thông rộng di động được nâng cao cho điện thoại thông minh; máy tính luôn kết nối; màn hình gắn trên đầu-HMD- cho thực tại ảo (VR), thực tại ảo tăng cường (AR), thực tại ảo mở rộng (XR); và Băng thông rộng Di động - tất cả đều đòi hỏi kết nối đám mây ổn định và liên tục.

Các lĩnh vực sau đây được mở rộng:

Điện thoại thông minh hỗ trợ 5G: Với 5G, người dùng sẽ không cần thiết phải truy cập mạng Wi-Fi công cộng. Họ sẽ được duyệt web tốc độ cao hơn, tải về nhanh hơn, thoại video, video UHD và 360-độ chất lượng tốt hơn và truy cập đám mây tức thờinhanh hơn hiện nay.

Máy tính luôn kết nối: Với 5G, máy tính “luôn kết nối” sẽ có kết nối tốc độ siêu cao, độ trễ thấp để chất lượng dịch vụ đám mâyđược nâng cao, hội họp qua video, trò chơi tương tác chất lượng cao hơn và năng suất làm việc tốt hơn nhờ khả năng làm việc linh hoạt ở bất cứ đâu.

HMD: Băng thông rộng di động được 5G cải tiến sẽ nâng cao trải nghiệm thực tại ảo (VR), thực tại ảo tăng cường (AR), thực tại ảo mở rộng (XR) với dung lượng cao hơn, chi phí thấp hơn và độ trễ rất thấp - xuống còn 1 milli giây.

Băng thông rộng Di động: Tốc độ như cáp quang và dung lượng khổng lồ hỗ trợ nhu cầu của người dùng về dữ liệu khônggiới hạn cũng như truy cập Internet băng thông rộng di động và ở nhà vượt trội.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Trung tâm dữ liệu của CMC Telecom đạt chuẩn bảo mật quốc tế mới nhất PCI DSS

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Để đạt được chứng chỉ này, các đơn vị phải tuân thủ 12 yêu cầu khắt khe dành cho hệ thống gồm quy trình xử lý dữ liệu, kiểm soát xâm nhập, chính sách an ninh thông tin,…

(ICTPress) - Tháng 1/2018, Crossbow Labs đã cấp chứng chỉ PCI DSS 3.2 cho CMC Telecom, ghi nhận đây là hệ thống Data Center đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn bảo mật mới nhất này.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải thăm Data Center đạt tiêu chuẩn PCI DSS của CMC Telecom

Hiện nay, bảo mật thông tin là ưu tiên hàng đầu của các Doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của an ninh thông tin, CMC Telecom đã và đang tiếp tục đầu tư toàn diện cho bài toán này và PCI DSS là một trong những hạng mục trong tốp đầu. Chỉ sau tháng khai trương, Data Center mới của CMC Telecom đã chính thức được Tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế Crossbow Labs cấp chứng chỉ bảo mật thanh toán PCI DSS phiên bản mới nhất (PCI DSS 3.2).

PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) là tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán. Tiêu chuẩn này do Hội đồng tiêu chuẩn bảo mật PCI Security Standards Council thiết lập, quản lý bởi 5 tổ chức thanh toán quốc tế uy tín gồm Visa, Master Card, American Express, Discover Financial Services và JCB International.

Để đạt được chứng chỉ này, các đơn vị phải tuân thủ 12 yêu cầu khắt khe dành cho hệ thống gồm quy trình xử lý dữ liệu, kiểm soát xâm nhập, chính sách an ninh thông tin,… nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ trong suốt quá trình xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc các đơn vị có chức năng thanh toán trực tuyến.

Data Center mới khai trương ngày 07/12/2017 của CMC Telecom đạt tiêu chuẩn Tier 3, có diện tích 1.200m2 với sức chứa hơn 220 rack. Để được công nhận chứng chỉ PCI DSS, CMC Telecom phải tuân theo quy trình bảo mật thông tin hà khắc về kiểm soát vào – ra, hệ thống giám sát camera không điểm chết kèm dữ liệu lưu trữ 90 ngày, quản trị phòng ngừa rủi ro cho hệ thống, quy trình quản lý, lưu trữ và hủy bỏ thông tin nghiêm ngặt.

Khi sử dụng Data Center đạt chứng chỉ PCI DSS của CMC Telecom, những tổ chức liên quan đến thanh toán thẻ như ngân hàng, ví điện tử, cổng thanh toán, website thương mại điện tử,.. sẽ hạn chế được các lỗ hổng bảo mật cùng rủi ro bị đánh cắp thông tin, đồng thời tăng cường bảo vệ dữ liệu lưu trên thẻ và giao dịch thanh toán thẻ cho khách hàng trên những hệ thống liên quan. Khi đã có hạ tầng bảo mật đảm bảo tiêu chuẩn PCI DSS, khách hàng có thể yên tâm tập trung nguồn lực để phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Đối tác chiến lược của CMC Telecom là TIME dotCom hiện cũng là một trong những tập đoàn viễn thông uy tín tại châu Á sở hữu các Data Center đạt chuẩn PCI DSS.

Chứng chỉ tầm quốc tế PCI DSS 3.2 một lần nữa khẳng định cam kết và quyết tâm của CMC Telecom trong sứ mệnh làm hài lòng khách hàng bằng những dịch vụ tối ưu, mà cụ thể là việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cao nhất, đưa khách hàng tiếp cận và hội nhập thành công cách mạng công nghiệp 4.0.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Apple đạt doanh thu “khủng” nhưng lượng bán iPhone sụt giảm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple đạt mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý đầu tiên của năm tài chính 2018 vừa được công bố, nhưng iPhone, sản phẩm quan trọng nhất của công ty này đã giảm.

(ICTPress) - Apple đạt mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý đầu tiên của năm tài chính 2018 vừa được công bố, nhưng iPhone, sản phẩm quan trọng nhất của công ty này đã giảm.

Giờ này năm ngoái, Apple đã bán được 78 triệu iPhone nhưng năm nay chỉ bán được 77,3 triệu chiếc, mặc dù quý vừa qua có ít hơn một tuần so với năm ngoái.

Sự sụt giảm số lượng iPhone bán ra được bù đắp bởi giá iPhone trung bình năm nay cao hơn đáng kể - 796 USD, cao hơn 100 USD so với giá iPhone trung bình vào năm ngoái. Việc tăng giá iPhone trung bình đáng kể có thể là do iPhone X, dòng điện thoại cao cấp nhất hiện nay của Apple có giá khởi điểm là 999 USD.

Apple cũng cho biết đã có kế hoạch giảm số dư tiền mặt ròng đến “xấp xỉ 0” sau khi cải cách thuế lớn của tháng 12 và công ty này phải trả 38 tỷ USD cho chính phủ Mỹ, Giám đốc tài chính Luca Maestri cho Thời báo tài chính biết.

Điều đó có nghĩa là Apple có thể chi nhiều tới 163 tỷ USD trong ngắn hạn vào các thương vụ mua lại, cổ tức và mua lại cổ phiếu. Mặc dù vậy, công ty sản xuất iPhone này vẫn đạt được 1 quý ấn tượng:

Doanh thu: 88,3 tỷ USD, tăng 12,6%, so với kỳ vọng là 87,1 tỷ USD.

Lợi nhuận tính theo cổ phiếu (GAAP): 3,89 USD, tăng 15,7%, tăng so với kỳ vọng là 3,83 USD

Biên lợi nhuận: đạt 38,4%, như kỳ kỳ vọng.

Số iPhone bán ra: 77,3 triệu chiếc, giám 0,9%, giảm so với kỳ vọng là 80,2 triệu chiếc.

Giá bán iPhone trung bình: 796 USD, tăng 15%, tăng so với kỳ vọng là 767 USD.

Số iPhone bán ras: 13,1 triệu chiếc, bằng năm ngoái.

Số máy Mac bán ra: 5,1 triệu, bằng với năm ngoái.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành