Syndicate content

Thời sự ICT

Tại sao Apple không bao giờ sản xuất thiết bị tại Mỹ?

(ICTPress) - Vào cuối buổi tranh luận trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ đêm hôm thứ Ba ngày 16/10, nhà báo Candy Crowley của CNN đã hỏi cả hai ứng cử viên tổng thống về đã đặt ra cho Apple kể từ đầu năm nay.

Dây chuyền sản xuất tại Foxconn

IPad, Macs, iPhones, đều được sản xuất ở Trung Quốc, và một trong những lý do chính là lao động ở đây rẻ hơn nhiều. Làm thế nào bạn thuyết phục một công ty lớn của Mỹ đưa việc sản xuất quay lại Mỹ?”, Crowley hỏi.

Ứng cử viên Mitt Romney cho biết giải pháp là “rất thẳng thắn”. Mỹ phải gây sức ép Trung Quốc để ngừng thao túng đồng tiền của mình, và chính quyền liên bang cần “biến Mỹ trở thành nơi hấp dẫn cho các doanh nghiệp” bằng cách giảm thuế. Ứng cử viên Mitt Romney ủng hộ thuế công ty giảm xuống 25% từ 35% hiện nay.

Tổng thống Obama đưa ra một câu trả lời quả quyết: “Candy, có một số công việc sẽ không nên quay lại Mỹ, vì các công việc đó là những công việc lương thấp, không đòi hỏi trình độ cao”.

Phát biểu thẳng thắn về Apple, đánh giá của Obama có thể đúng đắn. Apple cho biết công ty này đã trực tiếp tuyển dụng hàng ngàn lao động riêng ở Trung Quốc, và khoảng 700.000 lao động dây chuyền tại các đối tác sản xuất như Foxconn sản xuất các sản phẩm Apple. Do vậy việc đưa các công việc này trở lại nước Mỹ hầu như là không thể.

Foxconn - công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc và là nhà sản xuất khoảng hơn 40% các thiết bị điện tử tiêu dùng của thế giới - chi trả cho các lao động ít hơn nhiều so với các luật lao động của Mỹ cho phép. Mức lương tối thiểu trung bình là 2500 nhân dân tệ (400 USD), khoảng 18 USD/ngày.

Nhưng lương không phải là trở ngại lớn nhất. Nhiều nhà kinh tế học đã dự báo chi phí toàn bộ cho một lao động người Mỹ sẽ làm tăng chi phí cho một iPhone là bao nhiêu và con số là khoảng từ 65 - 100 USD/thiết bị.

Trở ngại thực sự là tốc độ. Không giống như các nhà máy ở Mỹ, Foxconn và các nhà máy sản xuất khác ở Trung Quốc giữ các lao động trong các khu nhà tập thể và có thể đưa hàng trăm ngàn lao động đến các dây chuyền sản xuất chỉ cần một thông báo. Trong dây chuyền, lao động phải làm việc theo cách mà phần lớn người Mỹ cho là giờ lao động kéo dài và điều kiện lao động khắc nghiệt không thể chịu đựng.

Hệ thống này giúp các công ty công nghệ đạt được hiệu quả cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường. Thêm vào đó, các nhà cung cấp linh kiện cho Apple và các hãng công nghệ khác cũng ở Trung Quốc và các nước châu Á khác. Yếu tố địa lý cũng giúp cho các công ty năng động thay đổi một thiết kế sản phẩm vào phút chót và vẫn kịp thời xuất hàng.

Một ẩn ý khác mà các chính trị gia không muốn đề cập tới: Trung Quốc có nhiều kỹ sư trình độ hơn Mỹ.

Steve Jobs, cựu CEO của Apple, đã đưa vấn đề này ra trong một cuộc gặp với tổng thống Obama tháng 10/2010. Jobs đã gọi hệ thống giáo dục lờ đờ của Mỹ là một rào cản cho Apple, công ty cần tới 30.000 kỹ sư công nghiệp để hỗ trợ các lao động nhà máy tại chỗ.

“Bạn không tìm được nhiều kỹ sư này tại Mỹ để tuyển dụng. Nếu tổng thống có thể đào tạo các kỹ sư này, chúng tôi có thể chuyển nhiều nhà máy về Mỹ”, Jobs cho Tổng thống Obama biết, theo cuốn tiểu sử về Jobs do Walter Isaacson chắp bút.

Trong một trả lời phỏng vấn AllThingsD, CEO Tim Cook cho biết ông nhất trí với đánh giá của Jobs.

Phải có một sự thay đổi căn bản trong hệ thống giáo dục Mỹ để đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ”, Cook cho biết.

Khi được hỏi nếu ngày đó có thể đến khi một sản phẩm Apple được sản xuất ở Mỹ, Cook cho biết “Tôi muốn điều đó xảy ra… và tôi có thể đánh cược rằng chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ ảnh hưởng của chúng tôi đối với việc này”.

Cook đã phát biểu lạc quan hơn nhiều với người tiền nhiệm. Trong cuộc gặp hồi năm 2010, Tổng thống Obama đã hỏi Jobs làm thế nào để đưa các công việc sản xuất iPhone trở lại Mỹ, theo New York Times.

Jobs đã trả lời: “Những công việc này sẽ không trở lại”.

QM

Không mua cổ phần 20 tỷ USD của Sprint, Softbank cũng gặp rắc rối lớn

(ICTPress) - Sprint Nextel ngày 15/10 đã thỏa thuận xong việc bán phần lớn công ty này cho “khổng lồ” công nghệ Nhật Softbank.

Sprint Nextel, nhà mạng lớn thứ 3 ở Mỹ

Thỏa thuận trị giá 20,1 tỷ USD đã nhận được sự quan tâm của phần lớn các nhà đầu tư Sprint như là một con đường cho công ty di động lớn thứ 3 này của Mỹ có thể cạnh tranh với các đối thủ AT&T và Verizon. Thỏa thuận mua bán này cũng đã bơm tiền cần thiết cho Sprint tránh phá sản - một tình huống mà nhiều nhà phân tích cho rằng Sprint sẽ sớm gặp khó khăn nếu kế hoạch chuyển đổi mạng đang diễn ra đã không đi theo kế hoạch.

Sprint đã rơi vào nợ nần, đang chuyển đổi mạng sang 4G-LTE khá tốn kém và muộn mằn, và các khách hàng rời bỏ thương hiệu Nextel. Trong khi đó đối thủ nhỏ hơn T-Mobile đang thỏa thuận để mua MetroPC đầu năm nay, Sprint đang cảm thấy độ nóng của cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ mọi phía.

Trước đây buộc phải làm một mình, Sprint đã tiến hành nâng cấp lớn theo dự định hiện đại hóa mạng lưới. Tuy nhiên, việc quản lý của Sprint đã gặp phải sự chỉ trích vì thiếu sự táo bạo để làm gì đó mạnh mẽ hơn.

Softbank là công ty di động lớn thứ 3 ở Nhật được dẫn dắt bởi CEO Masayoshi Son khá màu sắc và hoạt ngôn. Công ty này không do dự về việc mua lớn cổ phần của Sprint. Softbank cũng sở hữu một phần cổ phần trong công ty trò chơi truyền thông xã hội Zynga, có một phần của Yahoo cho tới năm ngoái, và đã dàn xếp một thỏa thuận bom tấn đề mua chi nhánh Vodafone ở Nhật mang lại cho Softbank một vị trí lớn trong không gian di động đang bùng nổ.

Sự nhanh nhạy và quyết đoán của Sprint sẽ mang lại cho Sprint một sự củng cố vững chắc cần thiết. Sprint đã tổn thất một phần tiếp thị chính - tự quảng cáo như là mạng phủ rộng với dữ liệu không hạn chế - khi T-Mobile gần đây đã chuyển sang các chương trình dữ liệu không giới hạn.

Theo thỏa thuận này, Softbank sẽ nắm giữ 70% cổ phiếu ở Sprint, hoàn thành thỏa thuận đã được thông báo nhiều ngày.

Trong số tiền mua lại một lượng cổ phần lớn này, 12,1 tỷ USD sẽ được sử dụng mua cổ phiếu hiện tại của Sprint với giá 7,30 USD/cổ phiếu. Phần còn lại 8 tỷ USD sẽ mua với giá 5,25 USD/cổ phiếu. Hai công ty cho biết sẽ hoàn tất việc mua bán chậm nhất vào giữa năm 2013.

Đối với các công ty mới, đồng yên vững chắc hiện nay có thể mua được nhiều tài sản do đồng USD đã từng thống trị. Chưa tới 5 năm trước, đồng yên là 123 “ăn” 1 USD. Hiện nay chỉ 79 “ăn” 1. Các công ty Nhật đang thâu tóm các tài sản nước ngoài với một tốc độ nhanh chóng kỷ lục. Các công ty này đã chi hơn 65 tỷ USD trong năm nay, theo Tạp chí Wall Street, trích dẫn các con số từ Dealogic.

Thị trường di động của Nhật không phải là câu chuyện tăng trưởng ấn tượng nhất của thế giới. Theo IDC trong khi doanh số bán máy điện thoại cầm tay ở Mỹ tăng lên 191 triệu máy trong năm ngoái từ 182 triệu trong năm 2007, việc xuất hàng máy cầm tay ở Nhật đã giảm còn 38 triệu chiếc, từ 52 triệu trong năm 2007.

Thế giới di động và tài chính đang có những thay đổi lớn lao. Sprint, nhà mạng lâu năm chỉ bán iPhone vào mùa thu năm ngoái nay đã bị AT&T và Verizon Wireless bỏ lại đằng sau trong việc triển khai mạng 4G LTE mà iPhone đã có tính năng này trên sản phẩm mới nhất. Softbank thì ngược lại đã đánh cuộc vị trí của mình là nhà mạng đầu tiên cung cấp iPhone và iPad để thu hẹp khoảng cách với các nhà mạng số 1 là NTT DoCoMo và nhà mạng số 2 là KDDI

Cổ phiếu của Softbank đã giảm hơn 20% ở thị trường Tokyo vì có tin thỏa thuận sắp diễn ra. CEO Softbank Masayoshi Son cho biết trong một cuộc họp báo tại Tokyo cho biết “Không phải là một con đường trải hoa hồng nhưng nếu không đương đầu chúng tôi có thể phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn”.

Cấu trúc tổ chức mới của Sprint sẽ gồm 10 thành viên trong Ban điều hành, trong đó có ít nhất 3 thành viên của ban điều hành Sprint hiện tại. CEO Dan Hesse của Sprint vẫn tiếp tục điều hành và là thành viên hội đồng. Trụ sở của công ty vẫn ở Overland Park, Kan.

Các cơ quan quản lý Mỹ vui mừng thỏa thuận này sẽ đảm bảo 4 nhà mạng cạnh tranh trên toàn nước Mỹ. Việc mua lại 36 tỷ USD gấp rút của AT&T đối với T-Mobile năm ngoái, các cơ quan quản lý Mỹ cho rằng họ phản đối thỏa thuận đó vì làm giảm số nhà mạng từ 4 xuống 3.

QM

Đài Loan yêu cầu Apple làm mờ các hình ảnh quân sự nhạy cảm

(ICTPress) - Đài Loan đang đề nghị Apple làm mờ các hình ảnh bản đồ di động về một trạm radar cảnh báo sớm khá nhạy cảm có thể dò tìm máy bay và các tên lửa.

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã bị làm phiền sau khi Liberty Times, một tờ báo trong nước đã in một hình ảnh vệ tinh, được tải về trên máy điện thoại iPhone 5, về căn cứ radar tầm xa ở tỉnh phía Bắc Hsinchu, AFP cho biết.

Radar trị giá 1,2 tỷ USD, tần số cao do Raytheon cung cấp. Các tên lửa được phóng khá xa ở tận Tây Bắc Trung Quốc cũng có thể được dò tìm.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết Apple nên theo cách của Google và làm giảm độ phân giải của các hình ảnh vệ tinh về các căn cứ quân sự bí mật.

HY

Kindle Fire 4G không còn bị cấm bán

(ICTPress) - Amazon đã nhận được sự chấp nhận của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) về việc bán các máy tính bảng Kindle Fire 4G, đại diện của Amazon vừa cho biết.

Amazon đã được công bố vào tháng trước nhưng không được FCC thông qua.

Lần này FCC chấp nhận có yêu cầu các thiết bị truyền thông không dây phải đảm bảo hoạt động an toàn và không gây nhiễu các tín hiệu khác.

Thiết bị mới này rất quan trọng đối với Amazon khi nhà bán lẻ lớn nhất thế giới này đang nỗ lực cạnh tranh với Apple dành thị phần máy tính bảng đang nóng lên.

Amazon đã tung ra Kindle Fire 7 inch vào cuối năm trước, nhưng những phiên bản mới có kích thước lớn hơn và các model đắt đỏ nhất hỗ trợ kết nối 4G LTE.

Cuối tháng trước, các luật sư và các nhà phân tích quen thuộc và các thủ tục tuân thủ của FCC cho biết FCC không thể từ chối thiết bị của Amazon hay kéo dài quá trình chấp thuận trước ngày xuất hàng.

Nhưng họ cũng cho biết một không ty không thông báo cho FFC các sản phẩm mới xuất xưởng thật không bình thường.

Hiện nay, các đơn đặt hàng Kindle Fire 4G trước và sẽ xuất hàng vào 20/11. Phát ngôn viên của Amazon cho biết tháng trước Amazon mong FFC chấp thuận trước 20/11.

HY

Huawei phản hồi báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ

(ICTPress) - Sau khi một số hãng tin như AP, Reuters đưa tin về một báo cáo mới của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HPSCI) khuyến cáo các doanh nghiệp Mỹ không nên làm ăn với 2 công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE với lý do đe dọa an ninh quốc gia, Huawei đã có những thông tin phản hồi về báo cáo này và một số thông tin liên quan đến hoạt động của Huawei trên thế giới và Việt Nam.

Huawei tại Triển lãm Vietnam Com2011

Hoa Kỳ là một quốc gia quản lý theo pháp luật, nơi tất cả lời buộc tội và lý lẽ đều phải dựa trên sự thật và bằng chứng chắc chắn. Báo cáo do Ủy ban Tình báo Hạ viện (Ủy ban) mất 11 tháng để hoàn thành đã không cung cấp thông tin hay bằng chứng rõ ràng để chứng minh những vấn đề mà Ủy ban đang lo ngại là chính đáng.

Huawei đã hy vọng đảm bảo rằng cuộc điều tra sẽ dựa trên thực tế và mang tính khách quan khi xem xét các hoạt động kinh doanh và vấn đề bảo mật thông tin toàn cầu. Trong 11 tháng qua, Huawei đã hợp tác với Ủy ban trên tinh thần cởi mở và minh bạch, và tham gia vào cuộc đối thoại với tinh thần thiện chí: đội ngũ quản lý cấp cao nhất của chúng tôi đã có rất nhiều cuộc trao đổi trực tiếp với các thành viên trong Ủy ban tại Washington D.C., Hong Kong và Thâm Quyến; chúng tôi đã trình bày về lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển của mình, trung tâm đào tạo, và trung tâm sản xuất với Ủy ban và đưa ra rất nhiều tài liệu, bao gồm danh sách các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát trong 10 năm qua, và dữ liệu doanh thu hàng năm của công ty từ khi thành lập vào năm 1987; đồng thời chúng tôi cũng lập danh sách các cổ đông của công ty, số cổ phần họ nắm giữ, cũng như thông tin về nguồn vốn và các hoạt động tài chính và trình lên Ủy ban. Huawei đã cung cấp thông tin một cách minh bạch nhằm đảm bảo kết quả dựa trên thực tế và không thiên vị, hi vọng Ủy ban sẽ xem xét một cách khách quan các hoạt động kinh doanh và vấn đề bảo mật thông tin toàn cầu của công ty chúng tôi để làm rõ hiểu nhầm về Huawei. Vì Huawei tin rằng từ xưa đến nay Huawei chỉ là bị hiểu lầm mà thôi.

Tuy nhiên, dù Huawei đã cố gắng hết sức, nhưng dường như kết quả của cuộc điều tra đã được Ủy ban định trước.

Một thành viên cao cấp của Ủy ban đã phát biểu rằng cuộc điều tra của Ủy ban “không phải là cuộc tranh giành chính trị hay bảo hộ mậu dịch ẩn dưới lớp vỏ an ninh quốc gia”. Thật đáng tiếc, báo cáo của Ủy ban đưa ra không chỉ phớt lờ hồ sơ về an ninh mạng của Hoa Kỳ và toàn thế giới mà chúng tôi đã dẫn chứng, mà còn không hề để ý tới rất nhiều sự thật mà chúng tôi cung cấp. Thậm chí trước khi bắt đầu cuộc điều tra, Chủ tịch Ủy ban đã biện hộ trên các phương tiện truyền thông rằng “Tôi đang chờ xem cộng đồng kinh doanh Mỹ áp dụng công nghệ của Huawei như thế nào cho tới khi chúng tôi có thể xác định rõ động cơ của họ.”

Báo cáo do Ủy ban đưa ra ngày hôm nay đã sử dụng rất nhiều tin đồn và lời suy đoán để chứng minh cho lời buộc tội không hề có thật. Báo cáo này không hề đưa ra những thách thức mà ngành CNTT và truyền thông (ICT) phải đối mặt. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT đều tiến hành nghiên cứu và phát triển, mã hóa phần mềm và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu; các doanh nghiệp này có chuỗi cung ứng như nhau, và các thách thức về an ninh mạng vượt khỏi tầm kiểm soát của một công ty hay một quốc gia. Báo cáo của Ủy ban hoàn toàn không nhắc tới sự thật này. Huwei nghi ngờ rằng mục đích duy nhất của báo cáo này là nhằm gây trở ngại cạnh tranh và ngăn cản các công ty ICT của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.

Huawei là một công ty thuộc danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune, do các công nhân viên quản lý. Trong vòng 25 năm qua, chúng tôi đã luôn giữ vững kỷ lục của mình. Khách hàng và các đối tác của công ty chúng tôi đều nhận thấy rằng báo cáo này không thể thay đổi sự thật đó là sự an toàn và thống nhất trong các giải pháp của Huawei đều đã được công nhận rộng rãi trong ngành. Hiện nay, sự thống nhất trong các hoạt động của Huawei và chất lượng cũng như sự bảo mật của các sản phẩm của chúng tôi đã được công nhận trên 140 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm này được sử dụng bởi 500 nhà khai thác mạng và sản phẩm của chúng tôi đã phục vụ cho gần 3 tỷ người trên toàn thế giới. Các khách hàng này hiểu và tin tưởng Huawei và họ biết cam kết của chúng tôi với công ty của họ và với khách hàng của họ, những người phụ thuộc vào dịch vụ truyền thông mà họ cung cấp. Huawei đã đưa ra các phương án quản lý tốt nhất của phương Tây để xây dựng các hệ thống quản lý  hoạt động hướng quá trình và chuẩn hóa, bao gồm phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, nhân lực và quản lý chất lượng. Báo cáo tài chính hàng năm của Huawei được KPMG, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong Big Four ngành kiểm toán, cùng với PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (E&Y) và Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), kiểm toán.

Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới chỉ trong một thời gian ngắn là do Hoa Kỳ đã áp dụng phần lớn các chính sách mở cửa trong suốt hơn 200 năm qua. Chúng tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát huy tinh thần này. Công ty Huawei cũng giống với bất kỳ doanh nghiệp nào khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon, sự tăng trưởng và phát triển của công ty chúng tôi phụ thuộc rất lớn vào tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, cam kết và nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong công ty, cũng như sự kiên định theo đuổi con đường cải tiến, đổi mới. Tiếp tục vững bước, Huawei sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để có thể mang dịch vụ ICT một cách an toàn, tiện lợi và công bằng cho khách hàng.

Huawei cam kết trở thành nhà đầu tư dài hạn tại thị trường Hoa Kỳ trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đột phá cho khách hàng và người tiêu dùng Mỹ và đồng thời là nhà đầu tư, là công ty trả thuế và doanh nghiệp có trách nhiệm.

Huawei là đối tác trong ngành Công nghệ cao tại Hoa Kỳ. Từ khi đi vào hoạt động tại khu vực Bắc Mỹ vào năm 2001, Huawei đã bỏ ra hơn 30 tỷ USD mua lại công nghệ và dịch vụ từ 280 nhà cung cấp của Mỹ. Việc tích cực mua bán cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành công nghệ cao của Mỹ và góp phần phát triển các cộng đồng trong nước. Bất kỳ sự can thiệp hay trở ngại đối với tự do cạnh tranh đều tác động xấu tới toàn bộ dây chuyền hoạt động trong ngành.

Huawei cam kết luôn nhiệt tình phối hợp với tất cả các cơ quan chính quyền mong muốn thực hiện một cuộc đối thoại cởi mở và công bằng về Huawei cũng như về các sản phẩm và dịch vụ đã giúp chúng tôi thành công trên toàn thế giới.

Như nhiều công ty cùng ngành, Huawei thu được lợi ích mậu dịch tự do và công bằng cũng như quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời Huawei vẫn tiếp tục thúc đẩy thị trường tự do, đổi mới hợp tác và tạo cơ hội công bằng cho các công ty tại Hoa Kỳ và trên trường quốc tế.

Tại Việt Nam, Huawei thành lập văn phòng đại điện vào năm 1998 và đến năm 2008 thì chính thức thành lập Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam, trở thành một thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển bùng nổ của ngành viễn thông Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung. Các giải pháp công nghệ của Huawei đã và đang phục vụ hoạt động của đa số các mạng viễn thông di động tại Việt Nam một cách an toàn, ổn định và chưa từng xảy ra một sự cố lớn nào gây mất an toàn, an ninh mạng của các mạng viễn thông Việt Nam.

Bên cạnh là một thành viên tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong nền kinh tế sôi động của Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam còn thể hiện là một công dân doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng xã hội, thông qua các chương trình xã hội như như tài trợ máy tính cho 11 trường học tại Hà Nội (năm 2010); trao tặng bộ thiết bị giải pháp hội nghị truyền hình cho Văn phòng Chính phủ Việt Nam (năm 2010); phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức Quỹ Học bổng Huawei trị giá 150.000 USD dành cho các sinh viên ưu tú ngành Viễn thông trong năm 2009 - 2010; tài trợ chương trình nước sạch trị giá 30.000 USD dành cho tỉnh An Giang đầu năm 2012. Huawei cũng đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai Quỹ Học bổng Huawei trong 3 năm tới cũng như phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình khuyến khích sáng tạo phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tài liệu tham khảo: Bloomberg, Forbes, Computer World, New Europe

Ngày Bưu chính thế giới 9/10/2012: Bưu chính phải đổi mới và nắm cơ hội TMĐT

(ICTPress) - Hôm nay, 9/10, ngày Bưu chính Thế giới (World Post Day), Tổng thư ký Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) Edouard Dayan đã có thông điệp hàng năm. Năm nay, thông điệp của Tổng giám đốc UPU nhấn mạnh Bưu chính toàn cầu phải đổi mới và nắm lấy cơ hội thương mại điện tử trao tặng:

Bưu chính và các nhân viên đang hàng ngày cung cấp các dịch vụ công giá trị (Ảnh: UPU).

Kỷ nguyên chúng ta đang sống là của công nghệ liên lạc và thông tin mới, của điện thoại di động và Internet. Bưu chính không đứng yên ngoài cuộc: Bưu chính vẫn là một phần không thể thiếu trong thế giới kĩ thuật số đang phát triển.

Là lực lượng thúc đẩy kinh tế phát triển, Bưu chính phải tiếp tục đổi mới, phát triển các dịch vụ bưu chính dễ tiếp cận và hiệu quả, áp dụng tiêu chuẩn chung và khai thác công nghệ mới để đa dạng hóa, cải thiện dịch vụ. Bưu cục không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của khách hàng mà còn phải cho phép họ tiến hành các công việc kinh doanh, trả hóa đơn, gửi và nhận tiền mặt, đặt hàng hay theo dõi thư và bưu kiện trên suốt chuỗi phân phối.

Dịch vụ thư bưu điện truyền thống vẫn chiếm phần lớn doanh thu bưu chính song Bưu chính cũng hưởng lợi từ sự toàn cầu hóa của việc trao gửi thư bằng nhiều phương tiện khác. Bưu chính nên nắm bắt cơ hội do thương mại điện tử mang lại. Nhiều hãng Bưu chính đã sẵn sàng dịch vụ cho sự bùng nổ của thương mại điện tử, dẫn tới lượng hàng hóa tăng lên. Các nhà quan sát thị tường dự đoán doanh số thương mại điện tử sẽ vượt mốc nghìn tỷ Euro vào năm 2013. Nhiều hàng hóa đặt trên mạng sẽ được chuyển phát dưới dạng bưu kiện tới khách hàng và có ai còn phù hợp hơn Bưu chính trong vai trò này?

Về phần mình, UPU sẽ tiếp tục giúp đỡ các hãng Bưu chính kết nối tốt hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi. UPU cũng sẽ tiếp tục cung cáp các chuyên gia kỹ thuật và bí quyết, khuyến khích phát triển sản phẩm, dịch vụ bưu chính sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và phát triển bền vững ngành bưu chính.

Chính phủ cũng phải tiến bước, sự hỗ trợ bưu chính là điều vô cùng quan trọng. Bằng cách này, Bưu chính toàn cầu sẽ thực hiện đầy đủ tiềm năng như động lực của nền kinh tế quốc gia.

Bất chấp thế giới đang thay đổi, cộng đồng bưu chính vẫn phải được định vị tốt để đảm bảo tính toàn vẹn của các dịch vụ bưu chính phổ cập và thư từ lưu thông tự do trong một lãnh thổ đơn nhất.

Tôi chúc mọi người những gì tốt đẹp nhất trong Ngày Bưu chính Thế giới 2012.

Edouard Dayan

Ngày đọc Sách Việt Nam nên chọn ngày nào

(ICTPress) - Văn hóa đọc là một bộ phận cấu thành nền văn hóa, là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển con người mới, những công dân để thích ứng với sự phát triển hiện đại, xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.

Ảnh: nld.com.vn

Chính vị vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang một ý nghĩa chiến lược của quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực, nhân tố quyết định của mọi thành công.

Đánh giá cao văn hóa đọc ngay sau kỳ họp lần thứ 28 (1995) của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris, Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm là Ngày sách và bản quyền thế giới (World Book and Copyright Day). Theo đó, ngày này có mục tiêu tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời các tác phẩm, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hóa đọc.

Trong khoảng 10 năm qua, đã có 150 nước, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng quyết định này. Việc Việt Nam hưởng ứng quyết định của UNESCO cho thấy chúng ta đã ý thức rất rõ về việc phải nhanh chóng xây dựng xã hội đọc và xây dựng xã hội học tập suốt đời.

Với mong muốn xây dựng ngày đọc sách cho riêng Việt Nam, tại  Hội thảo Khoa học Văn hóa đọc và Ngày đọc sách Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức nhân dịp 60 năm ngành Xuất bản - In - Phát hành sách (10/10/1952 - 10/10/2012) nhiều đại biểu là các nhà khoa học, quản lý văn hóa, chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa đọc đã có những ý kiến trình bày về việc chọn một ngày trong tháng 4 hàng năm làm ngày Sách Việt Nam.

Ngày nào trong tháng 4 hàng năm

Theo ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam nên lấy ngày 21/4 là Ngày sách Việt Nam với những lý do sau:

Trong những năm gần đây, các nhà xuất bản và Thư viện quốc gia đều phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và bản quyền thế giới 23/4 do UNESCO phát động. Đây là những hoạt động thiết thực, được sự ủng hộ rộng rãi của xã hội, của các cơ quan chức năng, trước hết là các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông. Ngày sách và Bản quyền thế giới đã được các đơn vị trong nước và nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài, cơ quan quốc tế ở Việt Nam tham gia tích cực với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, đặc biệt là với sinh viên và thiếu nhi. Chọn ngày 21/4 chúng ta sẽ có được môi trường truyền thông tốt cả ở trong nước và quốc tế, thể hiện mong muốn hội nhập của Xuất bản Việt Nam.

Mặt khác, tháng 4 vẫn đang tiết xuân, trên địa bàn cả nước chưa bước vào mùa mưa và cũng chưa nắng gắt, thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời như thi diễn thuyết về tác phẩm được giải thưởng, thi vẽ tranh theo sách, triển lãm, giới thiệu sách…

Tháng 4 là khoảng thời gian sau Tết nguyên đán, không khí xã hội đang thuận lợi cho các hoạt động lễ hội, lại không trùng với một ngày lễ lớn nào đó nên sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá và thu hút sự chú ý của xã hội.

Ông Võ Tử Thành, Nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất Bản, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nay là Ban Tuyên giáo Trung ương nên chọn Ngày đọc sách là ngày 21/4 hàng năm. Vì ngày này không những gắn liền với một sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam: thời gian công bố việc xuất bản cuốn Đường kách mệnh, cuốn sách lý luận cách mạng đầu tiên của Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh (vào khoảng đầu năm 1927), mà còn gắn liền với sự kiện quan trọng khác đã được quốc tế công nhận: Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.

Cũng trong tháng 4 này gợi nhắc chúng ta nhớ đến một câu nói nổi tiếng của V.I. Lê Nin về sách và đọc sách: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.

“Hơn nữa, thời gian dự định tổ chức Ngày đọc sách này sẽ không quá gần hoặc trùng lặp với những ngày kỷ niệm quan trọng khác của đất nước nhất là vào những năm chẵn. Do đó, sẽ có điều kiện tổ chức ngày hội với nhiều hình thức, phương pháp để thu hút được nhiều loại bạn đọc tham gia, làm cho ngày hội sinh hoạt văn hóa này càng thêm sôi động và nhộn nhịp”, Ông Võ Tử Thành cho biết thêm.

Trong khi đó, TS. Đỗ Kim Thịnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản đề nghị Nhà nước ra quyết định chính thức lấy ngày 23/4 hàng năm là Ngày đọc sách Việt Nam. Căn cứ quyết định này giao cho Bộ chủ quản, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án về việc tổ chức Ngày đọc sách Việt Nam. Trong đó, không chỉ dừng lại ở nội dung tổ chức kỷ niệm cho ngày này, mà còn có nội dung kế hoạch tổng thể lâu dài về phát triển văn hóa đọc, trình nhà nước thông qua.

Bà Phan Thị Kim Dung, Giám đốc Thư viện quốc gia thì cho biết nên chọn tuần thứ 3 của tháng 4 hàng năm là tuần lễ sách và đọc sách để tôn vinh người viết sách, xuất bản sách, phát hành sách trên giấy và trên mạng; tôn vinh bản quyền trên giấy và trên mạng, tôn vinh nghề thư viện - thông tin (nơi sử dụng sách mang tính xã hội); tôn vinh các gia đình xây dựng thư viện gia đình, người đọc sách, những người tuyên truyền, giới thiệu, hướng dân đọc; tôn vinh phương tiện truyền thông tuyên truyền cho văn hóa đọc.

“Trong khoảng thời gian 1 tuần (từ 21 - 25/4) sẽ giúp những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, xuất bản, in, phát hành, thư viện, thông tin phối hợp, liên kết, hợp lực mở các hội chợ sách, nói chuyện sách, giao lưu giữa tác giả và người đọc trong thư viện, thi đọc sách, triển lãm sách của một tác giả, công bố những sách Việt Nam được đọc nhiều nhất trong hệ thống thư viện nhằm thu hút người đọc đến với thư viện, đến với các cửa hàng sách, đến với tác giả sách nhiều hơn. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ hiện nay cần biết trân trọng sách - trân trọng thông tin tri thức, yêu quý sách - yêu quý thông tin tri thức và đọc sách nhiều hơn - thỏa mãn khát khao thông tin tri thức”, Bà Dung lý giải nên có tuần đọc sách.

Tên gọi nào cho ngày Sách Việt Nam

Một trong những bàn thảo nữa liên quan đến hình thành Ngày đọc sách Việt Nam là tên gọi cho ngày này. Theo ông Võ Tử Thành, cần cân nhắc để chọn lựa một trong những tên gọi sau đây: Ngày đọc sách Việt Nam, Ngày hội đọc sách, Ngày sách Việt Nam… Cá nhân ông đề nghị nên dùng tên gọi Ngày hội đọc sách.

Theo ông Nguyễn Kiểm thì nên gọi là Ngày Sách Việt Nam sẽ bao hàm được nhiều ý nghĩa hơn. Ngày Sách Việt Nam không phải chỉ để tôn vinh những người có công sức và trí tuệ làm ra cuốn sách mà phải thực sự trở thành ngày hội của người đọc, của những người yêu mến sách, từ đó khơi dậy và nuôi dưỡng đam mê đọc sách của xã hội, trước hết là giới trẻ.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết chọn Ngày đọc sách Việt Nam thì chọn ngày có ý nghĩa, gắn kết mọi người trong xã hội, mọi giới, người Việt Nam ở nước ngoài, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Xuất bản sau Hội thảo này sẽ tổng hợp các ý kiến và bàn thảo thêm để trình Chính phủ quyết định Ngày Sách Việt Nam với các lý giải thuyết phục.

 Minh Anh

Mỹ kêu gọi “nghỉ chơi” Huawei và ZTE (*)

Một báo cáo mới của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Mỹ không nên làm ăn với 2 công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE với lý do đe dọa an ninh quốc gia.

Charles Ding, phó chủ tịch cao cấp của Huawei, điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm 13/9 (Ảnh: AP)

Báo cáo trên được công bố hôm 8-10, kêu gọi nhà chức trách Mỹ ngăn chặn những thương vụ sáp nhập và mua lại mà 2 công ty Huawei Technologies Ltd. và ZTE Corp tiến hành tại nước này. 

Ngoài ra, xuất phát từ nỗi lo về những vụ tấn công trên mạng xuất xứ từ Trung Quốc, ủy ban nói trên còn đề nghị không sử dụng bất kỳ thành phần nào của 2 công ty này trong các hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ vì nguy cơ gián điệp. Báo cáo nhận định: “Trung Quốc có phương tiện, cơ hội và động cơ để sử dụng các công ty viễn thông vào những mục đích xấu”. 

Báo cáo trên là kết quả của cuộc điều tra kéo dài một năm, trong đó có cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vào tháng rồi. Tại cuộc điều trần này, các quan chức cấp cao của Huawei và ZTE, 2 nhà cung cấp thiết bị viễn thông và điện thoại di động hàng đầu thế giới, phủ nhận cáo buộc gây đe dọa an ninh cho nước Mỹ. Cả 2 công ty cũng khẳng định không bị kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc.

Dù vậy, cuộc điều tra kết luận việc Huawei và ZTE được phép cung cấp thiết bị cho những hạ tầng quan trọng của Mỹ có thể "làm tổn hại đến những lợi ích cốt lõi về an ninh quốc gia của đất nước”.  Kết luận này nhiều khả năng sẽ cản trở nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh của 2 công ty Trung Quốc trên ở thị trường Mỹ.

Không dừng lại ở đó, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cho biết đã nhận được thông tin từ các chuyên gia công nghiệp, những nhân viên và những người từng làm tại Huawei, theo đó công ty Trung Quốc này có thể đã vi phạm luật pháp Mỹ.

Huawei bị cáo buộc đã vi phạm luật nhập cư, có hành vi hối lộ, tham nhũng và sử dụng phần mềm lậu tại các cơ sở của mình ở Mỹ. Những cáo buộc này sẽ được chuyển cho chính phủ Mỹ để xem xét và điều tra thêm.

P.Võ (Theo AP)

Báo Người lao động

(*Tít bài do ICTPress đặt lại)

Motorola thắng Microsoft về kiện bản quyền ở Đức

(ICTPress) - Nhà sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) Motorola đã dành được một chiến thắng hiếm hoi chống lại “khổng lồ” phần mềm Microsoft trong một vụ kiện bản quyền tại tòa án ở Đức ngày hôm nay.

Đây là vụ kiện mới nhất trong làn sóng các vụ kiện bản quyền của các công ty công nghệ tiến hành để dành thị phần gần đây.

Tòa án khu vực ở Mannheim đã phán quyết Motorola Mobility của Google không xâm phạm bản quyền Microsoft cho phép các ứng dụng chạy trên nhiều máy ĐTDĐ khác nhau.

Việc thắng kiện này cho phép các nhà phát triển ứng dụng tránh viết các code khác nhau cho từng máy cầm tay giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí phát triển.

Đức đã trở thành chiến trường lớn trong cuộc chiến bản quyền toàn cầu giữa các nhà sản xuất ĐTDĐ, máy tính bảng và phần mềm điều hành bởi vì các hoạt động tòa án ở đây khá rẻ và nhanh chóng hơn ở các nơi khác.

Microsoft đã chiến thắng 3 vụ kiện chống lại Motorola ở Đức. Theo kết quả của những phán quyết này, các điện thoại thông minh với công nghệ tranh cãi sẽ không còn hiện diện ở thị trường Đức.

“Quyết định này không ảnh hưởng đến nhiều lệnh của tòa mà Microsoft đã từng chiến thắng và đã có hiệu lực chống lại các sản phẩm Motorola ở Đức”, David Howard, Phó Tổng tư vấn luật sư tại Microsoft cho biết.

Google đã mua công ty thua lỗ Motorola Mobility trị giá 12,5 tỷ USD năm ngoái, một trong những mua lại lớn nhất, nhằm sử dụng các bản quyền của công ty để tránh các thách thức chống lại nền tảng di động Android và mở rộng lĩnh vực kinh doanh phần mềm.

Các công ty công nghệ khác cùng đã đầu tư hàng tỷ USD để mua các danh mục bản quyền để có thể sử dụng cạnh tranh đối thủ.

HY

Theo Reuters

HP năm 2013 vẫn mờ mịt

(ICTPress) - Cổ phiếu của Hewlett-Packard đã sụt giảm tới mức thấp nhất của công ty này trong vòng 9 năm qua sau khi công ty này cắt giảm hướng dẫn và cho các nhà đầu tư biết doanh thu của HP còn lâu mới được như mong đợi.

HP có tiếp tục cuộc chơi với máy tính bảng?

Trong cuộc gặp gỡ nhà phân tích chứng khoán hàng ngày 3/10, CEO HP Meg Whitman cho các nhà đầu tư biết năm tài chính 2013 sẽ là năm “sắp xếp và xây dựng lại” đối với HP, và công ty sẽ không phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại cho tới năm 2014.

Whitman cũng đã thông báo cho các nhà đầu tư biết công ty hiện nay dự báo doanh thu/cổ phiếu trong năm tài chính 2013 vào khoảng 3,40 - 3,60 USD, thấp hơn đáng kể so với dự báo của phố Wall là 4,18 USD/cổ phiếu.

Sau những thông báo này, cổ phiếu của HP sụt giảm thấp 15,67 USD/cổ phiếu, một sự sụt giảm hơn 8% trong ngày. Cổ phiếu đã xuống dưới hơn 35% trong năm cho tới nay, và ở mức thấp nhất kể từ năm 2003.

CEO Whitman đã thừa hưởng một danh sách dài các vấn đề khi tiếp quản vị trí CEO tại HP vào tháng 9/2011. Người tiền nhiệm Léo Apotheker chỉ nắm giữ vị trí này 11 tháng trong một bổ nhiệm được đánh dấu bởi sự khủng hoảng, trong đó có máy tính bảng TouchPad đã thất bại thảm hại - bị đẩy ra ngoài chỉ sau 49 ngày có mặt trên thị trường - và công chúng đã tranh luận dông dài liệu bộ phận PC có bị gục ngã.

Nhưng những vấn đề của HP bắt đầu trước Apotheker, người đã là CEO thứ ba của công ty này trong vòng chưa tới 7 năm. Giống như đối thủ hàng đầu Dell, HP đang vật lộn để tồn tại trong một thế giới di động do Apple đi đầu và các nhà sản xuất điện thoại/máy tính bảng khác. HP đã mua Palm vào năm 2010, nhưng đã đóng cửa sau đó hai năm.

Đó là một lỗi mà HP không muốn lặp lại. Được hỏi trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này liệu HP có xem xét mua Research in Motion (RIM), Whitman trả lời duy nhất một từ: “Không”.

Trong khi đang vật lộn với những khó khăn ở phần cứng, HP đang nỗ lực vực dậy mảng phần mềm và dịch vụ để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ như IBM và Oracle.

HY