Thời sự ICT
TP.HCM: Địa phương đầu tiên công bố chương trình chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Thu, 23/07/2020 - 05:55Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định chương trình chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trình bày về Chương trình Chuyển đổi số của thành phố. Ảnh: Thanh Tùng |
Xác định đi đầu về chuyển đổi số trong cả nước
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã phối hợp ngay từ đầu với Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) để xây dựng chương trình Chuyển đổi số cho thành phố, xác định vai trò đi đầu trong cả nước. Ngay sau 1 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành quyết định thì TP.HCM cũng có Quyết định 2393 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của thành phố
Ông Đức khẳng định chương trình đặt mục tiêu là TP.HCM trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời đặt lên hàng đầu năng suất và hiệu quả công việc của chính quyền, người dân, doanh nghiệp.
TP.HCM xác định ưu tiên phát triển thương mại điện tử đi đầu về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Song song với đó, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển nhanh chóng để mang lại lợi ích cho người dân, chủ yếu là y tế và giáo dục. Những lĩnh vực như giao thông, tài chính ngân hàng, du lịch - vốn đã có thành tựu nhất định - sẽ được tiếp tục tạo môi trường đi lên.
Bên cạnh những hạng mục đã triển khai thành công, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết vẫn còn khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu người dân. Việc nhập dữ liệu hộ tịch tương đối ổn nhưng quá trình triển khai cơ sở dữ liệu người dân bị tắc trong một năm qua. Ông Đức đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ hoàn thành công việc này.
Hội nghị công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai. Trong năm 2020 này, các bộ ban ngành và địa phương sẽ ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã kết tinh nhiều chương trình lớn của ngành TT&TT như: Make in Vietnam; Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Xây dựng hạ tầng số quốc gia; Phát triển hạ tầng bưu chính chuyển phát; Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Chuyển đổi số Quốc gia bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng; Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Chuyển đổi số là dám chấp nhận các mô hình mới
Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chuyển đổi số là thời kỳ dám ứng dụng công nghệ mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mô hình kinh doanh, dám chấp nhận các mô hình mới quan trọng hơn là sáng tạo công nghệ. Sáng tạo công nghệ là câu chuyện toàn cầu, còn ứng dụng là câu chuyện dám hay không dám của địa phương, của lãnh đạo địa phương. Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính."
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính". Ảnh: Thanh Tùng. |
"Ai dám thí điểm cái mới, sớm ứng dụng cái mới, dám cho cái mới một tờ giấy khai sinh, thì người đó mới có cơ hội thành công, bứt phá vươn lên và thay đổi thứ hạng. Nhưng phải là đi trước người khác thì mới có cơ hội thay đổi thứ hạng."
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị TP.HCM tăng mức chi ngân sách cho chuyển đổi số. Hiện mức chi ngân sách cho CNTT tại TP.HCM vào khoảng 0.4%. Trong khi đó, các quốc gia dành cho CNTT trung bình 1% ngân sách. Riêng một số nước phát triển, đặc biệt như Hàn Quốc - hiện dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử - đã chi 2% ngân sách cho CNTT.
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Thanh Tùng. |
Đáp lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn Bộ đã đồng hành ngay từ đầu để giúp TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng Chương trình Chuyển đổi số.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã lập tức yêu cầu các sở ngành nghiên cứu mức chi ngân sách cho CNTT theo gợi ý của Bộ trưởng: Cần sơ kết về hiệu quả mức chi 0.4%, đồng thời nghiên cứu mức chi trung bình 1% của thế giới, và cả mức 2% của Hàn Quốc.
Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Về đề xuất của một số doanh nghiệp trong việc kết nối với kho dữ liệu của TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định thành phố đang xây dựng trung tâm dữ liệu để doanh nghiệp kết nối. Ông cũng đề xuất thành lập một trung tâm trưng bày các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số để bất kỳ ngành nghề nào cũng được 'mắt thấy tai nghe", có thể trải nghiệm và dùng thử sản phẩm.
Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng. |
Phát biểu tổng kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ cụ thể hoá các ý kiến của Bí thư Thành ủy và Bộ trưởng Bộ TT&TT để đưa vào chương trình chuyển đổi số của thành phố.
(Quý độc giả có thể tham khảo quyết định phê duyệt và báo cáo công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM, cùng toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.)
Nguồn: Hải Đăng/vietnamnet.vn
Bộ TT&TT sẵn sàng hỗ trợ Bến Tre trở thành thung lũng Silicon
Submitted by nlphuong on Sat, 18/07/2020 - 17:22Bến Tre muốn thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN), phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Ngày 17/7, đoàn công tác Bộ TT&TT do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc trực tuyến với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bến Tre. Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh đã chia sẻ nhiều thông tin về địa phương và mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ để tỉnh ngày một phát triển hơn.
Bến Tre muốn hình thành trung tâm chuyển đổi số khu vực
Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, tổng số thuê bao sử dụng smartphone trên toàn tỉnh là hơn 911.000, trong đó chỉ có hơn 600.000 thuê bao (~65%) có phát sinh lưu lượng (thấp hơn gần 5% so với mức trung bình của cả nước). Tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone/100 dân chỉ đạt 70,8%, thấp hơn mức trung bình toàn quốc (80,2%). Tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone/tổng số thuê bao di động chỉ đạt 54,14%.
Tỷ lệ phủ sóng di động theo dân số 2G, 3G đạt 100% và 4G đạt 91,07% thấp hơn trung bình của cả nước (tỷ lệ phủ sóng di động 4G của cả nước hiện đạt 95,72%). Số lượng thuê bao 2G/100 dân trên địa bàn vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể, (~ 54%) (số thuê bao smartphone có phát sinh lưu lượng/tổng số dân = 46%) sẽ ảnh hưởng tới công cuộc thúc đẩy xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số.
100% các thủ tục hành chính đều được cung cấp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tổng số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trên tổng số DVCTT mức 3, 4 đang cung cấp là 221 thủ tục, đạt tỷ lệ 24,9% (gồm: 147 DVCTT mức 3 và 74 DVCTT mức 4).
Ông Đức cho biết, hiện nay, Bến Tre đang tích cực chuẩn bị Đề án thành lập Trung tâm CNTT và Chuyển đổi số để trình Bộ TT&TT thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2020 nhằm tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực CNTT vào tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Đặc biệt là thúc đẩy hình thành các DN khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và nội dung số.
Bến Tre cũng đang khẩn trương xây dựng Chương trình chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu trở thành tỉnh tiên phong trong chuyển đổi số, phát triển các nội dung số trong chuỗi công viên phần mềm Quang Trung. Theo đó, tỉnh thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Đầu cầu hội nghị trực tuyến tỉnh Bến Tre |
Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi cũng khẳng định chuyển đổi số rất quan trọng với Bến Tre nên tỉnh sẽ quyết tâm đầu tư cho mảng này. Tỉnh cố gắng trong tháng 8/2020 sẽ hoàn thành xong đề án chuyển đổi số, hồ sơ tham gia chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung.
Bí thư Phan Văn Mãi đề nghị Bộ TT&TT chọn Bến Tre làm tỉnh thí điểm về chuyển đổi số. Bến Tre sẽ thành lập Tổ công tác do Phó Chủ tịch tỉnh chỉ đạo, phối hợp với Bộ TT&TT nhằm khẩn trương triển khai các nội dung này. Tỉnh sẽ thành lập Trung tâm đào tạo chuyển đổi số, trở thành Trung tâm của vùng, là Silicon của Việt Nam tại Bến Tre. Chuyển đổi số, trung tâm đào tạo đều là việc mới. Bí thư Phan Văn Mãi mong Bộ TT&TT chỉ đạo trực tiếp sát sao và hỗ trợ các chuyên gia.
Bộ TT&TT hỗ trợ Bến Tre trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam
Trước những đề nghị của Bến Tre, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng dù là tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đây cũng là lợi thế bởi có ít lựa chọn thì không có nhiều thứ để mất. Càng đổi mới thì càng có nhiều cơ hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Để triển khai thành công Chuyển đổi số, tỉnh cần ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chuyển đổi số và tháng 8 sẽ công bố chiến lược của UBND |
Bến Tre hội tụ đủ những điều kiện để thực hiện thí điểm mô hình, công nghệ mới. Bến Tre có thể trở thành thung lũng Silicon và cần quyết tâm chính trị trong thí điểm, ứng dụng công nghệ. Nếu thí điểm vượt qua quyền hạn của tỉnh thì tỉnh làm việc với Bộ, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ. Nếu tạo được không gian mới phát triển thì sẽ thu hút DN về với Bến Tre.
Theo đó, Bộ trưởng đề nghị để triển khai thành công Chuyển đổi số, tỉnh cần ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chuyển đổi số và tháng 8 sẽ công bố chiến lược của UBND. Cục Tin học hoá, FPT tham gia tư vấn chuyển đổi số cho tỉnh.
Chuyển đổi số của Bến Tre nên tập trung vào một số nội dung quan trọng như: thanh toán di động, thương mại điện tử (TMĐT), truy xuất nguồn gốc hàng hoá, học trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chính quyền số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, sử dụng công nghệ số để giải bài toán cho tỉnh như xử lý ngập mặn.
Để chuyển đổi số thì phải có hạ tầng trước, mà hạ tầng thì DN có thể làm. Nếu DN làm thì tỉnh phải định hướng cho DN, họp với các DN đặt ra các mục tiêu, kế hoạch hàng năm. Cục Viễn thông, Bộ TT&TT sẽ giúp tỉnh đặt ra kế hoạch về phát triển hạ tầng số, sau đó họp với các DN.
Tỉnh cũng cần đẩy mạnh chương trình mỗi người dân 1 smartphone. Bến Tre hiện chỉ thiếu 50.000 smartphone. Viettel, VNPT, MobiFone có thể hỗ trợ smartphone giá rẻ. Tỉnh muốn đẩy nhanh thì có thể thí điểm tắt sóng 2G tại một số khu vực và cùng các DN thiết kế một ứng dụng di động thiết thực cho người dân để họ có thể chuyển đổi sang smartphone. Giá 1 chiếc smartphone hiện cũng đã rẻ hơn và các gia đình có thể đáp ứng.
Về chỉ tiêu mỗi hộ gia đình 1 đường cáp quang, DN cũng có thể đầu tư. Tỉnh có thể giúp DN giải phóng không gian.
Mỗi gia đình Bến Tre cũng là 1 địa chỉ số. Muốn TMĐT phát triển thì phải biết địa chỉ gia đình. Địa chỉ số giúp việc chuyển phát hàng hóa đến hộ gia đình dễ dàng. Bưu điện Việt Nam đang làm, tỉnh hỗ trợ kiểm tra địa chỉ một cách chính xác.
Về triển khai 5G tại các khu công nghiệp, nhà máy thông minh, tháng 10 tới 5G sẽ được thương mại bằng thiết bị Việt Nam. Một khu công nghiệp chỉ cần vài trạm 5G. Việc này dễ triển khai, không tốn kém. Tỉnh có thể họp chuyên đề với sự tham gia của Cục Viễn thông.
Hội nghị tại đầu cầu trụ sở Bộ TT&TT |
Bộ trưởng cũng cho rằng phải đẩy mạnh DVCTT. Cục Tin học hóa sẽ hướng dẫn Bến Tre thực hiện nhanh 100% DVCTT đạt mức độ 4. Tỉnh thậm chí có thể thực hiện ngay trong năm 2020 đạt 100% DVCTT. Hiện mới có Hà Nội, Huế và 2 Bộ Y tế, Bộ TT&TT công bố thực hiện đạt 100% DVCTT mức độ 4. Nếu Bến Tre nỗ lực thì đây sẽ là một đột phá.
Về xây dựng chính quyền số, Bộ trưởng mong muốn Bến Tre thực hiện từ cấp thấp nhất, tức là từ cấp chính quyền xã, rồi đến huyện, tỉnh. Bộ sẵn sàng đứng ra hỗ trợ tỉnh Bến Tre làm việc này và kêu gọi các nguồn lực để làm.
Về đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) mạng cho hệ thống CNTT, Bộ trưởng đề nghị tỉnh cần dành ít nhất 10% ngân sách CNTT cho ATTT, và thuê DN chuyên trách ATTT để đảm bảo hệ thống CNTT của tỉnh.
"Chuyển đổi số thì việc đầu tiên là tạo niềm tin số cho người dân và để người dân tin thì phải thuê DN chuyên trách ATTT để đảm bảo an toàn 4 lớp với lực lượng tại chỗ, có DN bảo vệ, có DN kiểm tra 1 năm/lần và kết nối không gian mạng quốc gia. Việt Nam có thuận lợi là có nhiều DN ATTT, giá cả các sản phẩm ATTT cũng rất phù hợp".
Cũng theo Bộ trưởng, tỉnh muốn đi đầu về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phải đảm bảo mức chi. Hiện, Bến Tre đạt mức chi 0,1%, là mức thấp so với cả nước. Mức trung bình toàn quốc là 0,3 – 0,35%. Bộ đang chỉ đạo chi 1%, đề xuất đẩy lên 2%. Theo tính toán với mức chi 1% cho CNTT thì sẽ thúc đẩy xã hội đẩy hệ số chi 10% thậm chí 50%. Bến Tre cân nhắc chi 2% cho CNTT để đi đầu về CNTT, chuyển đổi số.
Muốn chọn CNTT làm đột phá thì nhân lực trong Sở TT&TT phải đột phá, ưu tiên nhân lực chuyên môn, có tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Tỉnh cứ giao nhiều việc cho Sở TT&TT để Sở mạnh lên, xuất hiện người tài.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Có việc gì khó khăn, đề nghị tỉnh đề xuất ngay với Bộ. Bộ không chỉ tháo gỡ khó khăn về mặt chính sách mà còn hỗ trợ trực tiếp. Bộ sẽ có đội phản ứng nhanh, có thể làm việc qua cầu truyền hình, có thể đến Bến Tre làm việc trực tiếp và Bến Tre muốn trở thành thung lũng Silicon theo cách thức thí điểm mạnh mẽ thì Bộ sẽ thành lập tổ chuyên trách của Bộ để hỗ trợ tỉnh.
Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT với UBND tỉnh Bến Tre trong lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2020 – 2021. |
Đề xuất Bến Tre chuyển đổi số tập trung 4 lĩnh vực
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết có 4 lĩnh vực, Bến Tre cần quan tâm để chuyển đổi số trước là: nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế.
Ông Nguyễn Duy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa phát biểu tại buổi làm việc |
Với du lịch, tập trung nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến Bến Tre. Dùng công nghệ số để du khách khi đến Bến Tre nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, cảm thấy thân quen, gần gũi mặc dù mới lần đầu tiên ghé đến.
Với nông nghiệp, chuyển đổi số ưu tiên hướng đến nâng cao khả năng dự báo và tiếp cận thị trường cho nông sản.
Với y tế, tập trung nâng cao chăm sóc sức khỏe cho người dân, mỗi người dân được sự tư vấn của một bác sĩ.
Với giáo dục, tập trung nâng cao năng lực để các cơ sở giáo dục có thể truyền tải kiến thức một cách tốt nhất đến cho người học
Chuyển đổi số nhằm giải quyết vấn đề phát triển bền vững cho Bến Tre, trong đó có vấn đề ngập mặn. Hiện nay có một số nền tảng và cảm biến (sensor) do một số DN Việt Nam sản xuất, thiết bị IoT rẻ, rất tốt. Cục Tin học hóa sẵn sàng phối hợp với Sở TT&TT giải bài toán đặc thù của Bến Tre. "Chúng ta sẽ dùng công nghệ số, đặc biệt là nền tảng công nghệ số, dùng sensor "Make in Vietnam" để dự báo kịch bản, đo lường chỉ số, tình hình ngập mặn và các yếu tố địa chất của tỉnh", ông Dũng cho biết.
Với chuyển đổi số trong nông nghiệp, chuỗi cung ứng trong nông nghiệp có 5 khâu, từ khâu sản xuất, đến thu hoạch, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, phân phối, thị trường. Với mỗi khâu này đều sử dụng công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết chuyển đổi số không có gì là phức tạp, lớn lao mà từ việc rất nhỏ như tỉnh Bến Tre có thể nghiên cứu làm sàn TMĐT để người nông dân mua phân bón đảm bảo, chất lượng, giá cả phù hợp. Bà con cũng có thể tăng cường lên các sàn TMĐT Postmart của BĐVN, Vỏ Sò của Viettel Post, để không phải mất phí trung gian.
Lực lượng CNTT, chuyển đổi số, DN công nghệ số rất hùng mạnh đang sản xuất các sản phẩm "Make in Vietnam" tạo sự đột phá. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam và Bộ trưởng mong muốn Bến Tre coi chuyển đổi số để tạo đột phá của tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 6 định hướng lớn, 8 việc cần làm ngay
Submitted by nlphuong on Tue, 07/07/2020 - 15:25Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 6 định hướng lớn, 8 công việc cần làm ngay và nhận định một số cơ hội do Covid-19 mang đến để bứt phá vươn lên.
Ngày 06/7/2020, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác TT&TT 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ.
Bộ trưởng nhấn mạnh 6 định hướng lớn, 8 công việc cần làm ngay và cơ hội cho ngành TT&TT từ Covid-19 |
6 định hướng lớn
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 6 định hướng lớn của Ngành TT&TT.
Thứ nhất, bưu chính trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Thứ hai, viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. Thứ ba, ứng dụng CNTT để trở thành quốc gia chuyển đổi số. Thứ tư, an toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Thứ năm, công nghiệp ICT cần gắn liền với sứ mệnh Make in Vietnam. Thứ sáu, báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
8 việc lớn cần làm ngay
Theo đó, các đơn vị CNTT của bộ, ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp ủy và chiến lược của cấp chính quyền về chuyển đổi số ngay trong năm 2020. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ để các cục và trung tâm CNTT của các bộ, ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho biết trong năm 2020 các bộ, ngành và địa phương cần đặt mục tiêu đưa dịch vụ công trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021. 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu.
Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ hướng đến hỗ trợ 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp ngay trong năm 2020; mỗi người dân có một điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao. Đồng thời phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: DN làm chủ công nghệ lõi, DN phát triển sản phẩm - giải pháp; DN triển khai và DN khởi nghiệp sáng tạo.
Tận dụng cơ hội do Covid-19 để bứt phá vươn lên
Cũng tại Hội nghị, người đứng đầu ngành TT&TT đã nêu một số cơ hội do Covid-19 mang đến có thể tận dụng để bứt phá vươn lên. Theo đó, thứ nhất là cơ hội và cú huých trăm năm để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: cả kinh tế và xã hội; cả nhà nước và DN; cả cộng đồng và người dân.
Thứ hai, phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Khi xảy ra Covid mới thấy rõ giá trị này. Các DN ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu.
Thứ ba, xây dựng nền kinh tế tự chủ "Make In Vietnam". Theo Bộ trưởng, khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ. Rất nhiều ứng dụng phòng chống dịch đã ra đời, rất nhiều nền tảng Việt Nam cũng như cả hệ thống truyền thông trong nước, đã giúp phòng chống dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới.
"Ngành của chúng ta đã góp phần tích cực để Việt Nam kiểm soát đại dịch, trở thành nước duy nhất đã 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, nền kinh tế trong nước đã dần vận hành trở lại. Tất cả là do chúng ta làm chủ những cốt lõi quan trọng của ngành TT&TT", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cơ hội thứ tư được Bộ trưởng nêu là đầu tư năng lực y tế. "Cơ hội tốt để đầu tư cho y tế, tăng cường sử dụng công nghệ số trong y tế, trong khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy sản xuất thiết bị y tế trong nước, vừa chống dịch, vừa tạo năng lực lâu dài cho ngành y tế. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành ICT nước nhà".
Thứ năm, theo Bộ trưởng, cơ hội cho các DN ICT đến từ quyết định các vấn đề lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn. Các DN, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Thứ sáu, Bộ trưởng cho rằng, cơ hội đến từ sự chuyển dịch đầu tư toàn cầu. Việt Nam có thể là điểm đón nhận sự chuyển dịch đó. Sau 30 năm thu hút FDI, chúng ta đã quyết định một giai đoạn mới về FDI, FDI thế hệ mới, đó là FDI có điều kiện, thu hút công nghệ cao, các tập đoàn công nghệ lớn, chú trọng nghiên cứu phát triển.
"Các DN ICT phải sẵn sàng là đối tác không chỉ nhận chuyển giao mà quan trọng hơn phải là đối tác hợp tác về nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi và sản phẩm. Các DN viễn thông phủ sóng 5G, đảm bảo hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới".
Thứ bảy, Covid đã khơi dậy các giá trị văn hóa cốt lõi Việt Nam, các ưu việt của chế độ. Và đây chính là sức mạnh nội sinh để các DN trong ngành và Việt Nam bứt phá vươn lên.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các DN Việt Nam cạnh tranh phát triển".
Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết.
Thứ tám, chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam. Thế giới sẽ hướng về phương Đông nhiều hơn. Đây là cơ hội để các DN trong ngành TT&TT nước nhà sánh vai với các đối tác nước ngoài, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Thứ chín, mô hình 2 bàn tay, thị trường tự do và nhà nước mạnh được khẳng định trong phòng chống Covid. Việt Nam tự tin hơn vào mô hình của mình. Hướng đến thị trường, phát triển nhanh, đổi mới sáng tạo, nhưng phải đi với quản trị tốt, quản trị hiện đại. Phân tán phải đi với tập trung. Ứng vạn biến phải đi với cái bất biến. Các đơn vị trong ngành của chúng ta phải đi đều 2 chân này.
Thứ mười, theo Bộ trưởng, Covid cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số cũng làm giảm tiêu xài vật chất, dành nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần, và đây cũng là một thế mạnh châu Á, thế mạnh Việt Nam. Các đơn vị trong ngành TT&TT có một sứ mệnh mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid-19. |
Cuối cùng, Bộ trưởng nhấn mạnh: Nếu như 6 tháng đầu năm là kiểm soát đại dịch, thì 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT cần nhận lấy những sứ mệnh mới trước đất nước, góp phần đưa Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành nước phát triển vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.
Yên Bái sẽ có Nghị quyết chuyên đề về Thông tin & Truyền thông
Submitted by nlphuong on Wed, 01/07/2020 - 06:05Theo Bí thư tỉnh Yên Bái, muốn thay đổi thì phải làm cái mới, phải dám thí điểm. Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm để triển khai các quyết sách mới trong lĩnh vực thông tin truyền thông mà Bộ khởi xướng.
Chiều 30/6, đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái. Tại đây, lãnh đạo tỉnh đã chia sẻ nhiều thông tin về địa phương và mong muốn Bộ hỗ trợ để tỉnh có thể ngày một phát triển hơn bằng công nghệ.
Yên Bái muốn trở thành tỉnh thí điểm về chuyển đổi số
Ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tính đến cuối năm 2019, tổng số thuê bao điện thoại trên địa bàn tỉnh là gần 850.000, trong đó có tới 830.000 thuê bao di động. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 2G, 3G theo dân số tại Yên Bái đạt 100%, 4G đạt 95,43%, xấp xỉ mức trung bình (95,72%) của cả nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy: "Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm chuyển đổi số". Ảnh: Báo Yên Bái |
Do đặc điểm địa bình núi cao, hiểm trở, nhiều dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái vẫn còn ở mức tương đối cao (khoảng 11%).
Toàn tỉnh chỉ có 58,5% thuê bao sử dụng smartphone/100 dân số, trong khi tỷ lệ cả nước khoảng 80%. Số thuê bao Internet băng rộng cố định vẫn còn ở mức thấp (33,6 thuê bao/100 dân). Tỉnh chưa có dịch vụ khám bệnh từ xa; con số khả quan đến từ ngành giáo dục với hơn 90% học sinh đã tham gia học trực tuyến.
Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 2.195 thủ tục hành chính, trong đó cung cấp 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tỉnh đã ứng dụng và phát huy hiệu quả tối đa hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện; phê duyệt Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025.
Ông Duy đã đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển đổi số tại địa phương với tinh thần "sẵn sàng trở thành địa phương thí điểm".
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng và đoàn công tác đã giải quyết các vướng mắc của tỉnh.
Chẳng hạn, hệ thống loa phường xã sẽ từng bước thay bằng hệ thống loa dùng sóng di động thay cho truyền dẫn bằng dây hoặc sóng. Dần thay người đọc bằng phần mềm đọc tự động.
Bộ sẽ cử cán bộ xuống địa phương để hỗ trợ các vấn đề như: Định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm truyền hình, báo chí, định mức công nghệ thông tin... Còn Đề án số hoá truyền hình sẽ đảm bảo 17.000 hộ dân có truyền hình số mặt đất.
Bộ cũng sẽ hướng dẫn địa phương đặt hàng báo chí trên địa bàn tỉnh.
Thay đổi hoàn toàn nhận thức về công nghệ
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái cho biết tỉnh chủ trương phát triển kinh tế xã hội bằng 3 khâu đột phá, trong đó tỉnh đã đi đầu và thành công với những cải cách hành chính thông qua ứng dụng CNTT.
Bà Nguyễn Thị Thanh Trà: "Yên Bái là tỉnh nghèo nhưng làm được một số việc lớn". Ảnh: Báo Yên Bái |
Quan trọng nhất là thay đổi hoàn toàn nhận thức về thông tin và truyền thông. Do có nhiều việc mới nên tỉnh vừa làm vừa học, đi tận nơi tham khảo học tập các tỉnh khác.
Yên Bái là tỉnh nghèo nhưng làm được một số việc lớn như: Đầu tư tiếp cận chính quyền điện tử, hệ thống hành chính công liên thông đến tận cơ sở. Tỉnh xây dựng đô thị thông minh trên tinh thần "cứ đi rồi sẽ đến".
Bà Trà cũng cho hay hệ thống tuyên truyền của địa phương được đầu tư mạnh mẽ. Tỉnh quyết tâm đầu tư đài truyền hình đủ tầm khu vực, tiên phong ứng dụng công nghệ mới.
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái cũng đề nghị Bộ TT&TT kiến nghị quyết liệt với TƯ để có những chính sách cụ thể như hạ tầng số tập trung, thống nhất, đồng bộ, dùng chung; cơ chế chính sách mạnh hơn để hỗ trợ báo chí cách mạng.
Yên Bái giải “bài toán" của mình bằng công nghệ
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ sự bất ngờ với nhận thức và hành động trong lĩnh vực TT&TT của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bộ trưởng cũng đặt ra các tiêu chí để tỉnh phấn đấu; chẳng hạn như: Mỗi người dân có 1 điện thoại thông minh; mỗi hộ gia đình có 1 đường cáp quang; 100% dịch vụ công trực tuyến câp độ 4.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ sẽ giúp địa phương với các đội phản ứng từ xa hoặc cử cán bộ biệt phái. Ảnh: Báo Yên Bái |
Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh ký chiến lược chuyển đổi số trong quý III; có hệ thống CNTT được đảm bảo an toàn 4 lớp; các khu công nghiệp được phủ 5G; phát triển 800 doanh nghiệp công nghệ số; chú trọng nền tảng y tế và giáo dục; chú trọng phương tiện truyền thông mới, sử dụng mạng xã hội Việt Nam và nâng cấp hệ thống loa phường.
Trước mắt, mục tiêu đầu tiên mà Yên Bái cần làm là đưa điện lưới tới 100% các thôn, bản; mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) phải đến được 100% các hộ dân; 100% người dân sử dụng smartphone và 100% hộ gia đình có đường truyền cáp quang Internet.
Trong đó, mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây là địa chỉ số để hỗ trợ dịch vụ chuyển phát và phát triển thương mại điện tử; giúp người dân tiếp cận với thương mại điện tử, tạo đầu ra mới cho nông sản địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh cần tích cực sử dụng các công nghệ số, đây là giải pháp hiệu quả nhất để phát triển TT&TT tại địa phương.
Bên cạnh đó là phát triển đội ngũ các doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tư vấn, triển khai công nghệ.
Ngoài ra, tỉnh cần đạt tỷ lệ 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cũng như tạo ra cơ sở dữ liệu mở về du lịch và nông nghiệp và tích hợp nó như một phần của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử. ..
Để làm được điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Yên Bái có một Nghị quyết chuyên đề. Bộ TT&TT sẽ giúp tỉnh thông qua cử cán bộ đi biệt phái, các đội phản ứng nhanh hỗ trợ từ xa và tổ chức những khoá học ngắn hạn về TT&TT.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tặng bức tranh lưu niệm "Bác Hồ đọc báo Nhân Dân" cho tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái |
Trước những gợi mở của người đứng đầu ngành TT&TT, bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư tỉnh ủy Yên Bái cảm ơn đoàn công tác đã giúp tỉnh giải quyết nhiều trăn trở.
Theo bà Trà, trong dự thảo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, hạ tầng số sẽ là một động lực quan trọng trong 3 đột phá nhiệm kỳ tới của địa phương. Yên Bái cũng sẽ có Nghị quyết chuyên đề riêng về TT&TT để sớm giải quyết các bài toán của tỉnh.
“Yên Bái sẵn sàng trở thành tỉnh thí điểm để triển khai các quyết sách mới trong lĩnh vực TT&TT mà Bộ TT&TT khởi xướng”, bà Trà khẳng định.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Ảnh: Báo Yên Bái |
Nguồn: Trọng Đạt - Thanh Thiên/vietnamnet.vn
Bộ TT&TT sẽ giúp An Giang sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Sat, 27/06/2020 - 10:06Tại buổi làm việc với tỉnh An Giang ngày 26/6, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ An Giang ban hành chiến lược chuyển đổi số trong quý 3 năm nay.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh đã phê duyệt khung đề án "An Giang điện tử", nhằm tập trung củng cố nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử. Khung đề án này là cơ sở để thực hiện chuyển đổi số trong chính quyền An Giang.
Đoàn công tác Bộ TT&TT làm việc với tỉnh An Giang sáng 26/6. |
Bên cạnh đó, Sở TT&TT đã đề xuất UBND tỉnh chương trình chuyển đổi số của tỉnh là chương trình trọng điểm ngành TT&TT thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần XI nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngoài ra, tỉnh đã thành lập đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng. Hoàn thành sắp xếp các cơ quan báo chí theo đúng quy hoạch của trung ương…
Để triển khai mạnh, nhanh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trên địa bàn, người đứng đầu UBND tỉnh An Giang mong muốn được Bộ TT&TT hỗ trợ thành lập khu công nghệ thông tin tập trung; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, CNTT, hợp tác, đầu tư tại địa phương.
Tỉnh cũng đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam hỗ trợ xây dựng 23 điểm bưu điện văn hoá xã; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các bưu cục; hỗ trợ đầu tư khu logistic tại TP Long Xuyên.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nêu các kiến nghị với Bộ TT&TT |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, Bộ đang đẩy nhanh về khu công nghệ tập trung. Hiện trên toàn quốc có 5 khu. Bộ trưởng đề nghị An Giang nhanh chóng lập quy hoạch xây dựng đề án trong năm nay.
Về 23 điểm bưu điện văn hoá xã, đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, cái khó lớn nhất là chưa có đất để xây dựng.
Cục trưởng Cục tin học hoá Nguyễn Huy Dũng giải đáp các thắc mắc của tỉnh An Giang |
Đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khẳng định, chỉ cần khoảng 150m2 đất và chỉ mất khoảng 6 tháng là xây dựng xong.
Tham gia cùng đoàn công tác Bộ TT&TT, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có những đề xuất hợp tác với tỉnh An Giang.
Ông Dương Dũng Triều, đại diện công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT đề xuất: An Giang nên đẩy mạnh triển khai các ứng dụng chính quyền điện tử bao gồm: ứng dụng quản lý chuyên ngành trong chính quyền điện tử và trục tích hợp LGSP của tỉnh. Đơn vị này cũng muốn hỗ trợ An Giang trong vấn đề y tế thông minh, công nghệ thông minh.
Ông Dương Dũng Triều nêu những đề xuất hợp tác với tỉnh. |
hó Tổng Giám đốc Tập đoàn viễn thông Viettel Nguyễn Đình Chiến cho biết, đơn vị đã triển khai thử nghiệm quản lý bảo mật tập trung (SOC) cho 2 Sở và 3 huyện của An Giang.
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, đơn vị có nhiều kinh nghiệm về khu công nghệ thông tin tập trung nên mong muốn được hợp tác với An Giang ở lĩnh vực này.
Ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty viễn thông MobiFne cho biết, hệ thống đường truyền thanh thông minh đã được đơn vị triển khai thử nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh An Giang.
Cục trưởng Cục an toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc lưu ý, An Giang chi cho an toàn thông tin còn thấp, mới chỉ 4%; trong khi theo một chỉ thị của Chính phủ thì danh mục này cần đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân cho biết, tỉnh luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra hướng đi mới, động lực mới để phát triển kinh tế -xã hội tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân. |
"Hạ tầng giao thông hay các hạ tầng khác cần rất nhiều tiền, còn hạ tầng CNTT, viễn thông không tốn nhiều tiền". "Với sự quyết tâm cao của tỉnh và hỗ trợ của Bộ thì tỉnh tiếp cận sớm CNTT, nâng trình độ viễn thông của An Giang lên. Đây xem như là một lợi thế để thu hút phát triển kinh tế, xã hội…", Bí thư Tỉnh uỷ An Giang nói.
Ý chí người đứng đầu quyết định sự thành bại
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết, phát triển CNTT, công nghệ số có thể đi nhanh và vượt lên trên không quá khó, chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu.
Bộ trưởng đánh giá lợi thế lớn nhất của An Giang là thị trường. Nếu tỉnh sử dụng CNTT nhiều, kinh tế số, chuyển đổi số thì các ngành công nghiệp về CNTT sẽ phát triển. Các doanh nghiệp về công nghệ sẽ về tỉnh làm ăn và mang theo nhân lực, tiền đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu |
Bộ trưởng đề nghị An Giang cần đưa ra các chính sách công nghệ mới, mô hình mới và mạnh mẽ tuyên truyền để người dân sử dụng công nghệ .Nếu An Giang gặp khó khăn về định hướng, chiến lược phát triển hay đề án, quy hoạch về CNTT, An Giang có thể "đẩy" lên Bộ TT&TT để nhờ hỗ trợ.
Bộ trưởng đề nghị An Giang coi lĩnh vực bưu chính là hạ tầng thiết yếu. Ngoài ra, nên phát triển các sàn giao dịch điện tử, nhất là các sàn đưa nông sản của tỉnh lên để người dân trong và ngoài tỉnh có thể mua bán dễ dàng.
UBND tỉnh An Giang và Bộ TT&TT đã ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hành động trong lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2020-2021 |
Về viễn thông, Bộ TT&TT đề nghị tỉnh An Giang nên lập kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để phát triển công dân số, chính phủ số, mỗi người dân phải có một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình cần một đường truyền cáp quang. Tỉnh cần chỉ đạo các doanh nghiệp phủ sóng 5G ở tất cả khu công nghiệp, khu nghiên cứu, trường đại học…
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong quý 3 năm nay, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ An Giang ban hành chiến lược chuyển đổi số.
Chuyển đổi số không phải ở vấn đề công nghệ mà chủ yếu là thay đổi nhận thức. Phải chấp nhận các mô hình quản trị, chính sách, kinh doanh mới. An Giang cần đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT để 100% dịch vụ công trực tuyến tại địa phương đạt cấp độ 4 vào cuối năm nay. Điều này làm được hay không "hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu tỉnh".
Về đô thị thông minh, Bộ trưởng TT&TT đề nghị ngoài làm tại hai thành phố thông minh là Long Xuyên và Châu Đốc, An Giang cần chọn làm xã, huyện thông minh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, hiện nay sứ mạng báo chí truyền thông phải phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội. Tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin, tạo khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và tạo ra sức mạnh tinh thần. Một dân tộc, một đất nước muốn bức phá vươn lên đều phải dựa vào sức mạnh tinh thân. Cho nên An Giang nên dành sự quan tâm cho báo chí, truyền thông.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh cần giao thêm nhiều việc cho Sở TT&TT.
Về lĩnh vực TT&TT, An Giang nếu gặp khó khăn, Bộ luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Bộ TT&TT cũng mong muốn đóng góp các nội dung về chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong các báo cáo chính trị của tỉnh. Tỉnh nên có một nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số; lãnh đạo tỉnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động hàng ngày.
Nguồn: Hoài Thanh/Vietnamnet.vn
Bộ trưởng TT&TT "mời" Hậu Giang đẩy việc khó lên Bộ
Submitted by nlphuong on Fri, 26/06/2020 - 17:18Có những vấn đề nếu tỉnh thấy khó thì cứ "đẩy" lên Bộ, Bộ sinh ra để phục vụ tỉnh - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết như vậy trong buổi làm việc chiều 25/6.
Buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) với tỉnh Hậu Giang diễn ra chiều 25/6 đã nêu ra nhiều vấn đề thiết thực.
Buổi làm việc diễn ra chiều 25/6. |
Ứng dụng CNTT "còn khiêm tốn"
Lãnh đạo Hậu Giang nhìn nhận tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực còn khiêm tốn.
Mục tiêu của tỉnh là xây dựng một chính quyền điện tử hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế xanh, bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và phấn đấu trở thành nơi đáng sống trong vùng.
Lãnh đạo các sở, ban ngành của Hậu Giang đã đặt nhiều câu hỏi, thắc mắc ở lĩnh vực thông tin truyền thông, chuyển đổi số... |
Tại buổi làm việc, Hậu Giang đã đề xuất Bộ TT&TT ưu tiên lựa chọn tỉnh trở thành địa phương thí điểm áp dụng các chương trình, đề án chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử… của Bộ; Hỗ trợ tỉnh xây dựng đề án Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh; hỗ trợ xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã giải đáp tất cả những câu hỏi, thắc mắc của các sở ban ngành Hậu Giang |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong được hỗ trợ các vấn đề như: phòng họp không giấy, hỗ trợ đưa các hội nghị trực tuyến về đến xã, phường trong tỉnh, hỗ trợ cấp wifi miễn phí ở các điểm công cộng...
Tại buổi làm việc, đoàn công tác Bộ TT&TT đã trực tiếp giải đáp tất cả các thắc mắc, kiến nghị và câu hỏi từ các cơ quan ban ngành của tỉnh.
Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nêu những định hướng phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông của Hậu Giang trong giai đoạn sắp tới.
Theo đó, lĩnh vực bưu chính sẽ có hạ tầng mới phục vụ các ngành logistics, thương mại điện tử…Tỉnh tiếp tục triển khai quyết định 45 về bưu chính công ích, hỗ trợ bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công; đồng thời đẩy mạnh bưu chính để quảng bá sản phẩm của địa phương.
Ở lĩnh vực viễn thông, sẽ hoàn thiện chính sách về hạ tầng; nâng cao độ phủ và chất lượng hạ tầng viễn thông.
Ở lĩnh vực ứng dụng CNTT sẽ chú trọng nâng cao hiệu quả ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến…
Còn lĩnh vực phát triển an toàn, an ninh mạng thì sẽ hoàn thiện mô hình đảm bảo an toàn thông tin (mô hình 4 lớp).
Ở lĩnh vực ICT, Hậu Giang sẽ tham gia chuỗi các khu CNTT tập trung để trở thành và phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh thông tin chính thống về Hậu Giang để chiếm lĩnh không gian báo chí cũng như rà quét thông tin xấu độc về địa phương.
Tham gia cùng đoàn công tác, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có những đề xuất hỗ trợ, hợp tác với tỉnh.
Đại diện VNPT hứa sẽ có giải pháp hỗ trợ Hậu Giang về việc đưa hội nghị trực tuyến về tới tận xã, phường của tỉnh với mức giá ưu đãi.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại buổi làm việc |
Hậu Giang cần cụ thể hóa mục tiêu phát triển TT&TT
Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Hậu Giang có các mục tiêu cần hướng tới để thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực TT&TT.
Chẳng hạn như đặt ra mục tiêu mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh - công cụ thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử.
Tiếp theo, mỗi hộ gia đình cần có một đường truyền cáp quang, một mã bưu chính.
Bộ trưởng Hùng cũng đề xuất Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng CNTT để 100% dịch vụ công trực tuyến tại địa phương đạt cấp độ 4. Theo ông, điều này làm được hay không "hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu tỉnh".
Mục tiêu tiếp theo là hệ thống CNTT phải được bảo vệ 4 lớp, tất cả khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phủ sóng 5G, chậm nhất là vào năm 2021; Phát triển khoảng 700 doanh nghiệp công nghệ số.
Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Lữ Văn Hùng phát biểu tại hội nghị. |
Tỉnh cũng nên tăng cường thông tin tuyên truyền qua báo chí, các mạng viễn thông, mạng xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội Việt Nam, qua hệ thống loa xã, phường kiểu mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Sở TT&TT.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ TT&TT và UBND tỉnh Hậu Giang đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác về phát triển TT&TT |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hậu Giang có một nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số; lãnh đạo tỉnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động hàng ngày.
Người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh: Định hướng về phát triển CNTT, chiến lược chuyển đổi số, các vấn đề về quy hoạch hay lập kế hoạch năm và những vấn đề khác, giả sử tỉnh khó thì "đẩy" lên Bộ.
"Những cái này thì Bộ làm được, do làm thạo tay, làm nhiều rồi và làm rất tốt. Việc gì khó với tỉnh thì không khó với Bộ. Việc gì Bộ khó thì chắc tỉnh không khó. Bộ sinh ra là để phục vụ tỉnh".
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Submitted by nlphuong on Thu, 28/05/2020 - 22:25Theo quyết định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban và các Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 701/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban và các Phó Chủ tịch Ủy ban gồm Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy viên Ủy ban gồm Bộ trưởng các Bộ Công an, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
[Việt Nam sẽ thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây]
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Đồng thời, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Ủy ban còn có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Quyết định cũng nêu rõ nội dung về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây dựng, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Công an, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm./.
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=642546
Bộ TT&TT hiệu triệu chuyển đổi số nhanh bằng nền tảng đám mây Việt Nam
Submitted by nlphuong on Sun, 24/05/2020 - 06:4511 doanh nghiệp Việt Nam cùng bắt tay cung cấp dịch vụ đám mây, chủ động cung cấp hạ tầng số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.
Tại sự kiện diễn ra sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã thực hiện nghi thức phát động Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ ĐTĐM Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát động |
Phát biểu tại Lễ phát động, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Việt Nam phải làm chủ các hạ tầng và nền tảng chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực, và đây chính là cơ hội cho Make in Vietnam. Thị trường Việt Nam đủ lớn khi Việt Nam có 100 triệu dân, đứng thứ 12 trên thế giới. Việt Nam có khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số.
"Các nền tảng như học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa, nền tảng làm báo điện tử, nền tảng về an toàn an ninh mạng,… không thể để toàn bộ dữ liệu của nền kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài".
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu |
Bộ trưởng cho biết: Mỗi tuần Bộ TT&TT sẽ tổ chức ra mắt các hạ tầng, nền tảng và ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Các DN công nghệ số Việt Nam trong đại dịch này phải đẩy nhanh và làm chủ các hạ tầng, nền tảng số. Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp công cuộc chuyển đổi này.
Được phát triển bởi các DN Việt Nam, các nền tảng ĐTĐM ra mắt hôm nay dựa trên mã nguồn mở, đã đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của Bộ TT&TT về ĐTĐM.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Việt Nam là một trong số những nước sớm ban hành tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho hạ tầng ĐTĐM".
Theo nhận định của Bộ trưởng: "ĐTĐM sẽ là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước, thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế số. Sự ra mắt của hạ tầng ĐTĐM ngày hôm nay là bước chuẩn bị để đón nhận Đề án Chuyển đổi số quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ ký trong những ngày tới".
Thị trường ĐTĐM trong nước hiện nay đạt khoảng 200 triệu USD với mức tăng trưởng hàng năm trên 30% nhưng các DN Việt Nam mới chiếm được 20% thị phần, 80% vẫn là dùng đám mây đặt tại nước ngoài.
Bộ trưởng cho rằng, các DN viễn thông trong nước đã làm chủ được hạ tầng viễn thông. Chúng ta cũng phải cố gắng để làm điều tương tự với hạ tầng số.
Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu do 11 DN trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối đến cả nước. Dịch vụ ĐTĐM đã sẵn sàng đạt chuẩn, các DN có thể thuê với giá cả rất cạnh tranh.
Cách tốt nhất, theo Bộ trưởng, để phát triển các hạ tầng trong nước là các DN và người dân Việt Nam hãy ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Việc phát triển các công nghệ mới về viễn thông, ĐTĐM, hội nghị truyền hình dựa trên các chuẩn mở, dựa trên mã nguồn mở là hướng đi đúng và phù hợp nhất đối với chúng ta. Cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam đang lớn mạnh cùng với cộng đồng mã nguồn mở trên thế giới. Quý III năm 2020, Bộ TT&TT sẽ lần đầu tiên tổ chức đại hội mã nguồn mở Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ, phát triển đất nước, vừa đóng góp cho thế giới cũng như tận dụng tinh hoa của thế giới vào Việt Nam.
Bộ trưởng cũng cho biết: Chống dịch Covid-19 vừa qua đã cho chúng ta một bài học quý giá. Nếu chúng ta làm chủ các hạ tầng, nền tảng thì sẽ chủ động và hiệu quả trong truyền thông như nhắn tin qua mạng di động, thông báo phòng chống dịch mỗi khi nhấc máy a-lô. Mạng xã hội Việt Nam đưa thông tin phòng chống dịch đầy đủ, trực tiếp đến 75 triệu người.
"Làm chủ các hạ tầng, nền tảng công nghệ cũng cho phép chúng ta phát triển các ứng dụng, các phần mềm phòng, chống dịch. Việt Nam là một trong các nước có nhiều phần mềm hỗ trợ chống dịch nhất và phát huy rất hiệu quả".
Cuối cùng, Bộ trưởng chúc mừng các DN Việt Nam hôm nay đã ra mắt chính thức các hạ tầng, nền tảng ĐTĐM của mình và yêu cầu các DN tiếp tục hoàn thiện công nghệ, đảm bảo ATTT mạng, đặc biệt giá cả phải cạnh tranh trong nước và quốc tế, phải có niềm tự hào về sản phẩm Make in Vietnam.
Tiếp tục công bố DN ĐTĐM đủ tiêu chuẩn
Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) đã công bố bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng ĐTĐM, cụ thể là 69 chỉ tiêu bao gồm các yêu cầu cơ bản về tính năng ATTT, thiết lập cấu hình bảo mật cho nền tảng ĐTĐM: Xác thực, quản trị giao diện, dịch vụ tính toàn, quản lý lưu trữ, máy chủ ảo, mạng, thông tin mật.
Về lộ trình đánh giá đáp ứng các chỉ tiêu ĐTĐM của các DN trong nước, ông Lịch cho biết ngày 6/12/2019, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá giải pháp nền tảng ĐTĐM và Tổ xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật. Ngày 3/4/2020, Bộ TT&TT ban hành Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng ĐTĐM. Tháng 6 và trong thời gian tới Bộ TT&TT sẽ tổ chức đánh giá và công bố danh sách các DN ĐTĐM đáp ứng đủ điều kiện đáp ứng Bộ tiêu chí để các DN, cơ quan nhà nước sử dụng.
DN ĐTĐM tích cực hỗ trợ chuyển đổi số trong nước
Thay mặt cộng đồng DN cung cấp hạ tầng ĐTĐM, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn CMC cho biết: Với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các DN cùng nỗ lực vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi và phát triển kinh tế, cũng như với tinh thần biến "nguy" thành "cơ", việc chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, xã hội số chính là động lực giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng, đón thời cơ cùng phát triển đất nước.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn CMC |
Hạ tầng ĐTĐM là hạ tầng quan trọng bậc nhất trong hạ tầng số, góp phần xây dựng chuyển đổi số thành công và xây dựng chính phủ số, DN số. Ngay từ rất sớm, từ năm 2016, CMC đã bắt tay vào xây dựng nền tảng ĐTĐM và năm 2019 đã chính thức ra mắt hệ sinh thái mở C2OPEN mà trong đó nền tảng của hạ tầng số chính là C-Cloud.
C-Cloud hiện đang dẫn đầu thị trường, có mức tăng trưởng ấn tượng 250%/năm. Tuy vậy, theo ông Chính, một công ty chỉ là một cá thể đơn lẻ khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhưng khi chúng ta biết liên minh lại với nhau, cộng đồng và chia sẻ, cộng hưởng thì chúng ta có sức mạnh vô song.
Tại sự kiện, 11 DN ĐTĐM Việt Nam đã công bố cam kết tham gia chiến dịch, giảm giá 20% cho tất cả khách hàng đăng ký mới dịch vụ ĐTĐM Việt Nam trong thời gian 2 tháng (từ 22/5-22/7) để kích cầu thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ các cơ quan, DN chuyển đổi hoạt động lên môi trường mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp từ Covid-19
Submitted by nlphuong on Mon, 11/05/2020 - 17:06Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đại dịch Covid-19 là cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia và cũng là "cú huých" trăm năm để chuyển đổi số. Do vậy Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn tất cả các lĩnh vực trong ngành TT&TT nắm bắt được cơ hội này.
Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban quản lý nhà nước 4 tháng đầu năm 2020 ngày 8/5/2020. Đây được xem là một hội nghị nhìn lại những mặt công tác, bài học, cơ hội rút ra trong lĩnh vực TT&TT sau thời gian cả nước tập trung cao độ cho phòng chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội.
Hội nghị trực tuyến giao ban quản lý nhà nước ngành TT&TT 4 tháng đầu năm 2020 |
Những cơ hội lớn từ Covid-19
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: bên cạnh những thách thức, đại dịch Covid-19 cũng mang tới những cơ hội cho Việt Nam. Covid-19 sẽ giúp đẩy nhanh và toàn diện việc chuyển đổi số quốc gia.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam có nhiều lợi thế trong chuyển đổi số. Nước ta có nhiều doanh nghiệp (DN) viễn thông và CNTT mạnh. Về gia công phần mềm, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới. Đây là lúc cần phải tận dụng những DN này để đưa đất nước bứt phá đi lên. Các DN có thể nhân cơ hội này để đầu tư mạnh cho chuyển đổi số.
Đối với việc phát triển thị trường trong nước, Việt Nam hiện có 100 triệu dân, đứng thứ 12 thế giới. Dân số chính là thị trường. Do vậy, phải coi đây là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhìn thấy rõ điều này, khi mà tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Bộ trưởng cho biết: khi đất nước có tình huống khẩn cấp chúng ta mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, Việt Nam là 1 trong số ít quốc gia có thể phát triển các ứng dụng CNTT để phòng chống và đưa cuộc sống chuyển sang trạng thái bình thường mới. Có được điều này là nhờ các DN Việt Nam đã làm chủ được công nghệ.
Dù thời đại toàn cầu hoá nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho tình huống bị cô lập. Phải xác định sẽ có nhiều dịch bệnh hơn nữa để từ đó điều chỉnh.
Cơ hội tiếp theo, Bộ trưởng cho rằng, Covid-19 là cơ hội tốt để đầu tư cho y tế. Khoản đầu tư này để chống dịch, và cũng để tạo ra năng lực y tế lâu dài. Đây là cơ hội để các DN ICT có thể chuyển sang nghiên cứu và sản xuất các thiết bị y tế.
Mảng thiết bị y tế là thị trường rất lớn và phần nhiều dựa trên công nghệ điện tử. Nếu năng lực tốt hơn nữa, chúng ta sẽ giải quyết được nhiều câu chuyện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Khi có khủng hoảng như đại dịch Covid-19, theo Bộ trưởng, việc quyết định các vấn đề lớn sẽ dễ hơn rất nhiều. "Đây là cơ hội để các DN, tổ chức cải cách phương thức quản trị, thay đổi mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm, thị trường mới".
"Sự chuyển địch đầu tư toàn cầu sẽ xảy ra. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ có sự phân tán, từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, Việt Nam cũng có thể là điểm đón nhận sự chuyển dịch này".
Covid-19, theo Bộ trưởng, đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi của Việt Nam cũng như những ưu việt của chế độ. Đây là sức mạnh nội sinh để các DN Việt Nam bứt phá lên. Sức mạnh tinh thần đôi khi mới là sức mạnh lớn nhất.
Việc chống dịch thành công hiệu quả ở Châu Á và kết quả ngược lại ở phương Tây đánh dấu kỷ nguyên phương Tây có thể kết thúc và sự trỗi dậy của Châu Á. Các giá trị của Châu Á như thể chế, văn hóa sẽ được khẳng định sau đại dịch như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông. Điều này sẽ tạo ra chỗ đứng mới cho Việt Nam và DN Việt Nam. Thế giới sẽ hướng về phương Đông nhiều hơn.
Qua đại dịch, mô hình hai bàn tay là thị trường tự do đi với nhà nước mạnh cũng được khẳng định. Đây có thể là hình mẫu cho các tổ chức, không chỉ nhà nước mà còn cả các DN. Các DN Việt Nam cũng sẽ tự tin hơn vào mô hình quản trị của mình.
Covid-19, theo Bộ trưởng, cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. "Chuyển đổi số làm giảm tiêu xài vật chất, nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần".
Sự phát triển mạnh mẽ của sách và nội dung số cũng sẽ tạo ra cơ hội cho ngành TT&TT. Để phát triển nội dung số, các nhà mạng phải điều chỉnh tỷ lệ ăn chia khi các DN nội dung đấu nối vào các nhà mạng.
Các DN nội dung hiện chỉ được hưởng 30 - 40% doanh thu, trong khi để phát triển phải được hưởng đến 60-70%. Muốn bùng nổ nội dung và tạo ra ARPU, các nhà mạng phải điều chỉnh lại tỷ lệ ăn chia này.
Việt Nam sẽ đón các làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu với ưu tiên là các DN lớn và các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực R&D. Các địa phương cũng cần có chương trình phát triển công nghệ số của mình. Mỗi 1.000 người dân trung bình phải có một DN số.
"Việt Nam kiểm soát được dịch sớm hơn các nước khác, trong khi thế giới vẫn đang ở đỉnh dịch. Đây là cơ hội để các DN trong ngành bứt phá vươn lên sớm hết các nước khác", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Làm chủ các nền tảng chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tới đây khi nền kinh tế tái khởi động, ngành TT&TT cũng phải có đóng góp lớn cho công cuộc phát triển kinh tế. Bộ TT&TT sẽ ra một chỉ thị mới, hiệu triệu tất cả các DN ICT, các cơ quan báo chí truyền thông tham gia vào việc tái khởi động nền kinh tế.
Thời gian qua, Việt Nam đã có khá nhiều phần mềm chống dịch Covid-19 như phần mềm khai báo y tế tại cửa khẩu, phần mềm khai báo y tế tự nguyện NCOVI, phần mềm phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, phần mềm dự báo dịch bệnh, hệ thống báo cáo phục vụ ban chỉ đạo và rất nhiều các phần mềm khác nữa.
Tất cả các sản phẩm này đều do Việt Nam tự phát triển. Một số phần mềm được chia sẻ quốc tế, lấy ý kiến cộng đồng mã nguồn mở. Đây là một sự thay đổi lớn.
Việt Nam sẽ thúc đẩy sự mạnh mẽ sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở. Tháng 8/2020, Việt Nam sẽ tổ chức đại hội mã nguồn mở Việt Nam lần đầu tiên. Bộ TT&TT cũng sẽ xây dựng chiến lược cho mã nguồn mở.
Hội nghị tại đầu cầu Cục Viễn thông |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải làm chủ việc chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực. Do thị trường Việt Nam đủ lớn, đây chính là cơ hội để Make in Việt Nam.
"Chuyển đổi số là thay đổi cách thức vận hành tổ chức, chuyển đổi thế giới thực vào thế giới số và dùng dữ liệu để sinh ra giá trị mới. Trong thời gian qua, ngành TT&TT đã có những đóng góp lớn, góp phần giúp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19".
Chúng ta cần phải có khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số. Điều này thể hiện thông qua các nền tảng học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, dịch vụ kế toán từ xa, nền tảng báo điện tử, nền tảng an toàn an ninh mạng, nền tảng về điện toán đám mây,..."
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chúng ta không thể để toàn bộ dữ liệu của nền kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài, bởi các công ty nước ngoài.
Chuyển đổi số mà không có nền tảng Việt Nam thì có khi lại mang tới sự nguy hiểm. Do đó, việc làm chủ các nền tảng chuyển đổi số Việt Nam được coi là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi tuần, Bộ TT&TT sẽ tổ chức ra mắt các nền tảng và ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Các DN Việt Nam phải đẩy nhanh việc phát triển, làm chủ các nền tảng số. Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp công cuộc chuyển đổi này.
Về chương trình mỗi người Việt Nam 1 máy điện thoại thông minh và mỗi hộ dân Việt Nam 1 đường truyền Internet tốc độ cao, Covid-19 sẽ đẩy nhanh tiến độ này. Bộ TT&TT xác định đây là nền tảng cho chuyển đổi số.
Hiện tại, 16 triệu người Việt Nam vẫn dùng 2G, 40% các hộ gia đình chưa có Internet cáp quang tốc độ cao. Chương trình smartphone Việt Nam với sự hỗ trợ của các DN sản xuất và dịch vụ đã có giá 25 - 30 USD. Vừa qua, Việt Nam cũng đã triển khai sản xuất thí điểm gần 1.000 chiếc, sắp tới sẽ chuyển sang giai đoạn sản xuất đại trà.
Bộ TT&TT đặt mục tiêu cơ bản trong năm nay mỗi người dân Việt Nam sẽ có 1 chiếc smartphone. Đến năm 2021, cơ bản mỗi hộ gia đình sẽ có 1 đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao.
Cơ bản tức là ít nhất tỷ lệ này phải đạt 80 - 90%. Nếu đạt được tỷ lệ cơ bản này, Việt Nam sẽ tương đương với các nước phát triển về hạ tầng ICT. Đây sẽ là lĩnh vực đầu tiên mà 1 quốc gia đang phát triển như Việt Nam có mặt bằng tương đương với các quốc gia đã phát triển.
Quyết tâm triển khai 5G
Đối với việc triển khai 5G, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Bộ trưởng cho biết: Bộ TT&TT vẫn quyết tâm triển khai công nghệ 5G. Vào tháng 6 này, thiết bị 5G Việt Nam được triển khai thử nghiệm trên mạng lưới. Tháng 10/2020 Việt Nam sẽ thương mại hoá 5G bằng thiết bị Việt Nam.
Trước mắt Việt Nam sẽ triển khai 5G ở quy mô vừa phải. Thiết bị 5G Việt Nam sẽ đi theo hướng chuẩn mở (open standard), đạt chuẩn an toàn an ninh mạng Việt Nam. Đối với việc đẩy mạnh 4G, Bộ TT&TT đang tăng tốc.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho triển khai Mobile money
Đối với dịch vụ chuyển tiền và thanh toán qua tài khoản di động (Mobile Money), chậm nhất đến tháng 6 sẽ được triển khai. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT sẽ cấp phép cho các DN viễn thông. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các DN chuẩn bị kỹ đề án và cơ sở vật chất để triển khai nhanh khi có giấy phép.
Bộ mã bưu chính Vpostcode sẽ cho phép chuyển phát chính xác đến từng hộ gia đình Việt Nam. Đây là bước phát triển đột phá, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Dòng chảy dữ liệu càng mạnh bao nhiêu thì dòng chảy vật chất càng mạnh bấy nhiêu. Hai dòng chảy này không thể tách rời nhau được.
Tạo ra thị trường cho các sản phẩm an toàn an ninh mạng
Về an toàn an ninh mạng, Bộ trưởng yêu cầu tất cả các tổ chức có hệ thống CNTT đều phải xây dựng hệ thống bảo vệ 4 lớp. Với chính sách này, doanh thu các DN an toàn an ninh mạng tăng lên đáng kể. Thị phần của các sản phẩm an ninh mạng Việt Nam cũng tăng mạnh. Điều này là nhờ các tổ chức ứng dụng CNTT đã có ý thức bảo mật, từ đó tạo ra thị trường cho các sản phẩm an toàn an ninh mạng Việt Nam phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm an toàn an ninh mạng Việt Nam. Mục tiêu là Việt Nam sẽ sớm làm chủ hệ sinh thái An toàn an ninh mạng.
Thay đổi phương thức quản lý nhà nước, trực tuyến nhiều hơn
Về thay đổi phương thức quản lý nhà nước, Bộ đang tập trung đưa quản lý nhà nước lên môi trường trực tuyến (online). Đây là sự thay đổi phương thức quản trị căn bản, tránh tiếp xúc DN, giảm thời gian, giảm phiền hà, nhũng nhiều cho người dân.
Để làm được điều này, cơ quan quản lý nhà nước phải kết nối với các đơn vị trong ngành. Các đơn vị trong ngành cũng phải thực hiện nghiêm việc kết nối về Bộ. Cục ATTT, Cục Viễn thông và Cục Bưu điện Trung ương phải đảm bảo an toàn cho việc kết nối này. Các Cục, các Vụ khác phải làm rõ thông tin cần kết nối.
Lần đầu tiên Bộ TT&TT đã thực hiện thanh tra online đối với Sở TT&TT TP.HCM và thu được kết quả rất tốt. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn ngành TT&TT phải đi đầu về việc quản lý nhà nước trên môi trường online để giảm thiểu thủ tục hành chính.
Tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí, DN
Do dịch Covid-19, hiện nhiều báo, đài, tạp chí đang gặp khó khăn về nguồn thu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Bộ TT&TT đã hỗ trợ 9 tỷ để đặt hàng báo chí, các DN ICT cũng hỗ trợ trực tiếp 3 tỷ đồng tiền mặt cho các cơ quan báo chí. Nhà mạng cũng đã miễn phí cho các cơ quan báo chí trong 2 tháng. Bộ TT&TT cũng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ đặt hàng thêm cho báo chí 100 tỷ đồng trong năm nay.
Thời gian qua, Bộ cũng đã đề nghị các địa phương hỗ trợ ngành TT&TT. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị các cơ quan chủ quản điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh dịch Covid-19 do lợi nhuận của các DN trong ngành chắc chắn sẽ suy giảm. Ngoài ra, còn có đề nghị về việc miễn, giảm, giãn thuế cho các đơn vị trong ngành.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các cơ quan quản lý của Bộ tiếp tục tổng hợp đề xuất của các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Đây là nhóm DN thực sự gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tinh thần chung của ngành TT&TT là không ôn nghèo kể khổ. "Khủng hoảng nào cũng sẽ tạo ra cơ hội và thời cơ cho việc bứt phá vươn lên".
Bộ TT&TT biểu dương các đơn vị trong ngành đã chung tay chống dịch. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng biểu dương các DN viễn thông đã miễn phí lưu lượng di động sử dụng cho giáo dục từ xa, tăng băng thông, tăng lưu lượng sử dụng từ 50-100% nhưng không tăng giá trong những tháng Covid-19, với giá trị hỗ trợ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng |
Nhân Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng biểu dương các DN ICT đã ngày đêm phát triển các ứng dụng phòng chống dịch, các nền tảng chuyển đổi số. Bộ cũng biểu dương các nhân viên bưu chính, chuyển phát đã ngày đêm không quản ngại dịch bệnh, đảm bảm vận chuyển hàng hóa, dòng chảy vật chất khi mọi người gần như đứng yên.
Bộ TT&TT cảm ơn phóng viên của các cơ quan truyền thông đã đưa tin kịp thời, chính xác về phòng chống dịch, đóng vai một kênh đào tạo về phòng chống dịch cho người dân. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chưa bao giờ truyền thông làm tốt như những tháng vừa qua, từ đó tạo ra sự đông thuận, niềm tin của xã hội vào Đảng, vào Chính phủ, góp phần giúp Việt Nam là một trong số ít các nước chống dịch hiệu quả nhất.
Các phương tiện truyền thông như việc nhắn tin, thông báo ringtone trên điện thoại di động, hệ thống loa phường, mạng xã hội trong nước,... đã phát huy rất hiệu quả về truyền thông. Từ đó, ngành TT&TT được Chính phủ, Thủ tướng và người dân đánh giá rất cao.
Người Việt yêu hàng công nghệ Việt, còn trở ngại gì nữa?
Submitted by nlphuong on Fri, 01/05/2020 - 20:30Vẫn có một trở ngại rất lớn ngăn người tiêu dùng Việt chưa thể yêu quý các sản phẩm hi-tech "Made in Vietnam" một cách xứng đáng.
Do ngành công nghiệp hi-tech Việt Nam phát triển khá muộn so với thế giới, các doanh nghiệp Việt bước chân vào hành trình chinh phục người dùng Việt thường có quy mô khá nhỏ, lại phải đầu tư lớn để xây dựng nền tảng xuất phát. Điều này đã từng khiến giá sản phẩm Made in Vietnam có giá thành cao hơn các sản phẩm ngoại.
Tuy vậy, khi ngành công nghiệp hi-tech của chúng ta đã trưởng thành, giá cả ngay lập tức trở thành lợi thế của sản phẩm Việt so với sản phẩm ngoại. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến smartphone Vsmart, thương hiệu thậm chí còn phá giá cấu hình hơn cả smartphone Trung Quốc. Những sản phẩm thành công của Vsmart như Vsmart Live hay Vsmart Joy 3 đều có cấu hình rất tốt so với sản phẩm cùng tầm giá.
Hay, dịch vụ đám mây "Made in Vietnam" là Bizfly cũng có lợi thế lớn về giá thành so với các sản phẩm ngoại. Trong lĩnh vực viễn thông, mức giá siêu rẻ đã giúp cho các doanh nghiệp Việt giữ nguyên được vị thế dù bị các đối thủ nước ngoài liên tiếp tấn công suốt 3 thập kỷ qua. Sắp tới đây, các nhà mạng, các nhà phát triển và các thương hiệu smartphone Việt sẽ còn liên kết với nhau để phổ cập kết nối 4G qua smartphone giá 500.000 đồng. Như vậy, ngay lúc này đây, giá thành sản phẩm Việt đang còn hấp dẫn hơn cả sản phẩm ngoại.
Phát triển công nghệ muộn hơn thế giới là một thử thách, bởi khách hàng Việt Nam đã quá quen với trải nghiệm tiêu chuẩn do các công ty đi đầu trên thế giới thiết lập.
Các doanh nghiệp hi-tech Việt Nam đã không ngần ngại đạp đổ thử thách này. Kết quả thử nghiệm mạng 5G của Viettel vào năm ngoái cho thấy tốc độ 5G của nhà mạng số 1 Việt Nam dao động trong mức 600 đến 700 Mbps, tương đương với mạng 5G của nhà mạng Verizon tại Mỹ. Chiếc Vsmart Live 3 năm ngoái được đánh giá là smartphone đáng mua nhất tầm giá 3 triệu đồng. Đám mây Bizfly được xây đựng để chỉ mất 60 giây điều chỉnh cấu hình CPU/RAM hay 2 giây để tăng dung lượng ổ cứng, tỷ lệ uptime trên 99,99%. Trong mùa dịch Covid, mạng xã hội Lotus đang trở thành "lá chắn" hữu hiệu cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, đồng thời bảo vệ họ trước nạn tin giả, tin xấu độc.
Cũng giống như hàng tiêu dùng/thời trang trước đây, "Made in Vietnam" giờ là biểu tượng cho chất lưọng.
Một trong những điểm yếu cố hữu khác của các thương hiệu mới thành lập là chất lượng dịch vụ hỗ trợ - thông thường, để xây dựng dịch vụ tốt, các thương hiệu phải có một thời gian tìm hiểu và thích ứng với khách hàng. Nhưng khi đối đầu với doanh nghiệp ngoại, lợi thế "sân nhà" sẽ nhanh chóng giúp các thương hiệu Việt san phẳng khoảng cách, thậm chí là vượt mặt đối thủ.
Minh chứng tiêu biểu là chương trình bảo hành 18 tháng cho điện thoại bán ra của Vsmart. Nắm rõ tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt, cũng như tự tin vào chất lượng sản phẩm, các dòng Vsmart giá phổ thông đã thực sự gây sốc thị trường khi được bán kèm chế độ bảo hành hấp dẫn chưa từng có này. Sau khi Live và Joy 3 đạt doanh số thành công, các đối thủ cũng đã nhanh chóng phải nâng chế độ bảo hành lên 18 tháng để bắt kịp thương hiệu điện thoại của Vingroup. Như vậy, dù là kẻ đi sau nhưng Vsmart đã định hình cho cả thị trường.
Hoặc, đám mây Bizfly của VCCorp có dịch vụ hỗ trợ 24/7 qua Hotline, Email và Livechat bằng tiếng Việt. Đây là một lợi thế rất mạnh trong bối cảnh nhiều công ty Việt Nam cần chuyển đổi online nhưng lại gặp rào cản bằng ngôn ngữ khi sử dụng các đám mây nước ngoài. Khi các thế mạnh khác của Bizfly không hề thua kém các đối thủ (trọn bộ giải pháp, trải nghiệm đơn giản, tinh gọn/tối ưu…), chính ngôn ngữ tiếng Việt đã đưa đám mây này trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt thời đại chuyển đổi online.
Câu hỏi duy nhất còn lại, là người tiêu dùng Việt đã sẵn sàng tin tưởng sản phẩm Việt hay chưa? Có lẽ, đây chính là trở ngại duy nhất dành cho người Việt muốn yêu hàng công nghệ Việt. Bởi qua nhiều năm, nền công nghiệp hi-tech của chúng ta đã thực sự bắt kịp với nước ngoài trên các khía cạnh giá bán, chất lượng và dịch vụ hỗ trợ. Doanh số đáng bất ngờ của điện thoại Vsmart, những bước tiến thần tốc của Viettel trong lĩnh vực 5G hay sự xuất hiện của những công nghệ "xương sống" như đám mây chính là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy một bước chuyển quan trọng: sau nhiều năm đi sau, doanh nghiệp Việt giờ đã sẵn sàng để đáp ứng cho những nhu cầu hi-tech thử thách nhất của người dùng Việt.
Không ít quốc gia đã từng đứng trước thời khắc quyết định như Việt Nam lúc này, khi thành bại không chỉ do duy nhất các doanh nghiệp tự quyết định mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần ủng hộ của người dùng quốc nội. Thập niên 60, 70, hàng hóa từ Nhật Bản từng bị coi là chất lượng kém. Nhưng người Nhật vẫn ủng hộ, đến mức mà ngay cả giờ đây ở Nhật Bản gần như chỉ có xe hơi của các hãng Nhật lưu hành. Từ chỗ bị coi là thương hiệu hạng hai so với xe Âu Mỹ, những cái tên Nhật Bản như Toyota, Honda hay Nissan giờ nổi danh không kém gì GM hay Ford. Toyota trong nhiều năm còn đứng số 1 thế giới về thp
Với các đế chế Hàn Quốc, tinh thần dân tộc cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Một hãng điện tử đã không còn mặn mà với lĩnh vực smartphone là LG vẫn có doanh số nội địa đáng để khoe trong khi thị phần quốc tế đã "bốc hơi". Dù ban đầu cũng gặp trở ngại về chất lượng, đế chế smartphone số 1 thế giới hiện nay là Samsung không thể cất cánh nếu thiếu sự ủng hộ của người dùng trong nước. Mỗi năm, doanh số Galaxy S/Note tại Hàn Quốc đều được coi là "kim chỉ nam" cho thành công của các dòng smartphone này trên toàn cầu.
Và gần gũi nhất, đáng chú ý nhất không ai khác ngoài các hãng smartphone Trung Quốc. Khi cuộc cách mạng smartphone bắt đầu vào thập niên trước, các tên tuổi như Huawei, BBK Electronics (OPPO, Vivo, Realme, OnePlus...) hay Xiaomi đều đi sau các hãng Mỹ và châu Âu. Chỉ mất vài năm, họ đã góp phần đẩy lùi toàn bộ các thương hiệu kỳ cựu như Nokia, Motorola, Sony và HTC vào dĩ vãng. Năm 2019, trong số 10 thương hiệu đứng đầu thế giới có đến 7 thương hiệu đến từ Trung Quốc.
Rõ ràng là đã có thời điểm, năng lực sản xuất thượng thừa, sức mạnh thương hiệu hay nguồn vốn khổng lồ của Samsung đã không thể đánh bại được tinh thần ủng hộ của người Trung Quốc. Khi nỗi lo về độ bền "Made in China" vẫn còn, người dùng Trung Quốc đã sẵn sàng đặt các thương hiệu quốc nội lên trên các thương hiệu nước ngoài, mở màn cho một cuộc mở rộng chưa từng có trong lịch sử công nghệ.
Liệu người tiêu dùng Việt Nam có giúp cho ngành công nghiệp hi-tech Việt Nam tạo lập được kỳ tích tương tự? Hãy cùng chờ xem.
Nguồn: Hoàng thiết kế Tom/ttvn.toquoc.vn
http://ttvn.toquoc.vn/nguoi-viet-yeu-hang-cong-nghe-viet-con-tro-ngai-gi-nua-72020304133257328.htm