Thời sự ICT
FPT đã hoàn tất thủ tục đòi trên 700 tỷ đồng đặt cọc từ EVN
Submitted by nadung on Fri, 30/12/2011 - 17:04(ICTPress) - Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh vừa trả lời bên lề Tọa đàm "Triển vọng ICT 2012" cho biết FPT đã hoàn tất thủ tục đòi khoản tiền 708 tỷ đồng đặt cọc trong thương vụ EVN Telecom.
(ICTPress) - Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh vừa trả lời bên lề Tọa đàm "Triển vọng ICT 2012" cho biết FPT đã hoàn tất thủ tục đòi khoản tiền 708 tỷ đồng đặt cọc trong thương vụ EVN Telecom - thông tin đăng trên trang Vietnamplus của TTXVN.
FPT vẫn muốn có trong tay một mạng di động. Ảnh minh họa. |
Đây là số tiền từng được FPT đặt cọc cách đây hơn 1 năm nhằm khẳng định năng lực tài chính để mua lại 60% cổ phần của EVN Telecom.
Thương vụ này sau đó đã "đổ bể" vào tháng 4/2011 khi FPT sau 6 tháng thẩm định đầu tư đã thông qua nghị quyết rút khỏi EVN Telecom với lý do Chính phủ chỉ cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được bán 49% cổ phần EVN Telecom.
Từ đó đến nay, sự việc này đã khiến Ban lãnh đạo FPT "đau đầu" bởi EVN Telecom rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài với những khoản nợ lớn. Về phía Tập đoàn Điện lực, Phó TGĐ Đinh Quang Tri cũng trả lời trên báo chí cho rằng "nếu một trong hai phía phá bỏ hợp đồng thì sẽ phải đền bù bằng số tiền đặt cọc".
Sau khi có thông tin về việc EVN Telecom sẽ được chuyển giao cho Viettel, TGĐ FPT Trương Đình Anh cho rằng như vậy thương vụ giữa FPT và EVN không hoàn tất, và FPT sẽ phải thu hồi lại được khoản tiền đã đặt cọc.
Với việc Chính phủ đã chính thức chỉ đạo Viettel tiếp nhận toàn bộ EVN Telecom từ ngày 1/1/2012, việc FPT thu hồi được khoản đặt cọc không mấy bất ngờ bởi đó chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo ông Trương Đình Anh cho biết, số nợ nói trên được FPT đòi lại từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Như vậy có thể hiểu rằng các bên liên quan đã tìm cách giải quyết dứt điểm vụ việc trước ngày chính thức chuyển giao EVN Telecom sang Viettel tới đây.
Tuy thế, TGĐ FPT mặc dù khẳng định mọi vấn đề liên quan đến khoản tiền đặt cọc đã xong, nhưng không đề cập tới việc số tiền đã về lại tài khoản của FPT hay chưa.
Thương vụ EVN Telecom bất thành, song cả ông Trương Đình Anh và Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đều từng chia sẻ FPT vẫn muốn có trong tay một mạng di động thông qua con đường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Lê Nguyên
Viettel “bắt buộc” ra nước ngoài
Submitted by nlphuong on Fri, 30/12/2011 - 06:58(ICTPress) - Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết "...thị trường trong nước to nhưng mảnh áo chật..."
(ICTPress) - Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết "...thị trường trong nước to nhưng mảnh áo chật..."
Khách hàng của Natcom tại Haiti (Ảnh: baotintuc) |
Ngày 7/9/2011, Viettel đã chính thức cung cấp các dịch vụ viễn thông tại thị trường Haiti. Ngay khi ra mắt, công ty NATCOM, liên doanh giữa Viettel và Ngân hàng Trung ương Haiti (BRH) đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, hiện đại nhất.
Haiti là thị trường khó khăn nhất: xa về địa lý; khác biệt về văn hóa; bị ảnh hưởng bởi trận động đất lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Bù lại, thị trường 9,8 triệu dân này cũng rất tiềm năng bởi mật độ điện thoại mới chỉ đạt 35%, Internet mới chỉ được sử dụng rất ít với chất lượng và tốc độ thấp...
Với kinh nghiệm bình dân hóa dịch vụ viễn thông đã được thực hiện thành công tại Việt Nam, đến nay Viettel đã chính thức đầu tư tại 5 quốc gia là Lào, Campuchia, Haiti, Peru và Mozambique. Với phương thức triển khai “mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau” và triết lý 4 Any (viễn thông là mọi lúc, mọi nơi, giá rẻ và dành cho mọi người), ở cả hai quốc gia đã chính thức cung cấp dịch vụ Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel), Viettel đều là nhà cung cấp dịch vụ đến sau cùng nhưng ngay từ khi khai trương đã là nhà cung cấp có hạ tầng lớn nhất và chỉ sau 2 năm chính thức kinh doanh đều đã vươn lên số 1 về thị phần thuê bao.
Chia sẻ suy nghĩ tại buổi tọa đàm về triển vọng Viễn thông Việt Nam 2012 ngày 28/12, Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thị trường trong nước to nhưng mảnh áo chật, bắt buộc phải ra nước ngoài. "Bắt buộc" nhiều khi hay hơn "muốn".
Ông Hùng cho biết có ý kiến cho rằng sản xuất muốn thắng thì cần công nghệ, tiền, nguồn nhân lực. Viettel cho rằng cần thị trường trước. 6 tỷ người là thị trường của mình chứ không phải chỉ 80 triệu người trong nước. Viettel đang giải câu chuyện thị trường trước. Đến 2015 có 100 triệu thuê bao trong nước và 500 triệu ở nước ngoài, bằng nửa Trung Quốc. Thị trường 600 triệu thuê bao đủ lớn để hình thành sản xuất cạnh tranh. Hiện Viettel đã được 100 triệu thuê bao ở nước ngoài, sang năm thêm 100 triệu nữa.
"Thống kê hoạt động kinh doanh ICT vừa rồi cả thế giới có 1.300 doanh nghiệp lỗ, 600 doanh nghiệp có lãi. Người ta chạy ra thì mình chạy vào, người ta chạy vào thì mình chạy ra.", ông Hùng cho biết thêm về chiến lược của Viettel.
Trong năm qua, cũng đánh dấu một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Đó là FPT đầu tư sang Nigeria. Tháng 6/2011, một thị trường mới bất ngờ mở ra với FPT cùng với chuyến thăm và làm việc với FPT của Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch Công ty 21st Century của Nigeria. Sau 3 buổi làm việc, vị lãnh đạo này đã khẳng định "đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh với FPT" và tỏ ý muốn đặt quan hệ hợp tác với FPT trong lĩnh vực ICT và Internet.
Tháng 8/2011, FPT đã cử đoàn công tác gồm đại diện các đơn vị thuộc lĩnh vực kinh doanh chủ chốt gồm: Công ty Cổ phần (CP) Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS), Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty CP Thương mại FPT (FPT Trading) và Đại học FPT sang nước cộng hòa Tây Phi này và đã được diện kiến với Tổng thống Nigieria Goodluck Jonathan cũng như được cam kết hỗ trợ từ ông này. Thỏa thuận thành lập Đại học FPT tại Nigeria đã được ký vào tháng 9 và sẽ triển khai tuyển sinh vào 2012. Cùng đó là hàng loạt các dự án khác về CNTT trong các lĩnh vực hạ tầng mạng viễn thông và CNTT, Internet, phần mềm… đang được bàn thảo giữa FPT và các đối tác tại Nigeria.
Từ Nigeria, FPT muốn tạo một bàn đạp để đi sang châu Phi, nơi có diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc và hạ tầng CNTT - Viễn thông chưa phát triển sẽ là mảnh đất màu mỡ cho chiến lược toàn cầu hóa của FPT nói riêng cũng như mở đường cho nhiều doanh nghiệp CNTT khác của Việt Nam. Đây cũng là thị trường cứu cánh của cả FPT và nhiều doanh nghiệp khác khi mà thị trường châu Âu và Mỹ đang trong tình trạng cắt giảm chi phí tối đa, còn Nhật Bản - thị trường lớn của CNTT Việt Nam cũng nảy sinh nhiều bất lợi do động đất, sóng thần và nhiễm xạ.
VTC trong vài năm qua cũng đã đầu tư ở nước ngoài để kinh doanh lĩnh vực kinh doanh nội dung số. Từ năm 2010, lần lượt các công ty con của VTC đã xuất hiện và tiến hành kinh doanh game online tại Indonesia, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ, Nga…
Phải chăng thị trường trong nước to nhưng mảnh áo đang chật và các doanh nghiệp Viễn thông - CNTT đang có những chiến lược “thoát”. Nhưng “thoát” theo Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị “một ngày đẹp trời thì các doanh nghiệp phải hợp lực để đi”.
Linh Hoàng
Alibaba thuê công ty Mỹ lobby để đàm phán với Yahoo
Submitted by nlphuong on Thu, 29/12/2011 - 17:06(ICTPress) - Alibaba đã thuê hãng vận động hành lang (lobby) Duberstein ở Washington trong nỗ lực đàm phán với Yahoo để mua lại các tài sản châu Á của Yahoo chưa thành công.
(ICTPress) - Alibaba đã thuê hãng vận động hành lang (lobby) Duberstein ở Washington trong nỗ lực của công ty Trung Quốc này mong muốn đàm phán với Yahoo để mua lại các tài sản châu Á của Yahoo chưa thành công.
Trụ sở Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc |
Softbank của Nhật cũng đã được liệt vào danh sách sẽ là chi nhánh của Alibaba trong nỗ lực lobby này. Alibaba đã từ chối bình luận.
Alibaba đã mong muốn mua lại 40% cổ phần mà Yahoo sở hữu, đã tiếp tục thuê hãng lobby này từ mùa thu để chuẩn bị cho khả năng phải mua tất cả Yahoo, có thể cùng với một số công ty con.
Tuy nhiên, hiện nay Yahoo đang xem xét đề xuất của Alibaba và Softbank để mua cổ phần Yahoo sở hữu ở công ty Trung Quốc này và Yahoo Nhật Bản trong một thỏa thuận gộp có giá trị tới 17 tỷ USD, theo nguồn tin của Reuter.
Yahoo hiện sở hữu 35% của Yahoo Nhật Bản, với đối tác chính là Softbank.
Duberstein do Kenneth Duberstein, nguyên trưởng nhóm nhân viên của nhà Trắng dưới thời cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Các khách hàng khác của Duberstein có BP America Inc, Goldman Sachs & Co và Pfizer Inc.
Việc thuê hãng lobby này đánh dấu lần đầu tiên Alibaba đăng ký lobby chính phủ Mỹ. Việc đăng ký lobby có các công ty Wachtell, Lipton, Rosen & Katz chuyên về mua lại và sáp nhập. Đây được xem như là một bước trung gian giữa Alibaba và nhóm lobby của công ty.
Việc đăng ký lobby này đã được Văn phòng Nghị viện Mỹ nhận hôm 23/12 và sau đó đã được đăng tải trực tuyến, nhưng công việc lobby có thể đã bắt đầu từ trước.
Theo luật của Mỹ, một hãng lobby buộc phải thông tin rộng rãi trong vòng 45 ngày vượt qua các ngưỡng nhất định, như liên hệ với một viên chức. Hồ sơ cho Alibaba là sẽ có hiệu lực từ 1/12.
Quang Minh
Theo Xinhuanews
Thị trường Viễn thông VN còn nhiều điều phải làm
Submitted by nlphuong on Wed, 28/12/2011 - 23:44(ICTPress) - Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Thị trường Viễn thông Việt Nam chưa hoàn hảo, còn nhiều điều phải làm..."
(ICTPress) - Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Thị trường Viễn thông Việt Nam chưa hoàn hảo, còn nhiều điều phải làm..."
Ảnh minh họa |
“Ngành Viễn thông hiện đã ở giai đoạn bão hòa. Việc cạnh tranh về giá cũng bão hòa. Năm 2012, doanh thu sẽ không có gì đột biến, tăng trưởng người dùng sẽ không nhiều. Xu thế 2012 nếu tăng doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp được cấp phép 3G sẽ phải chú ý tới các giá trị gia tăng để đem lại lợi ích cho khách hàng” là trao đổi của Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (TT&TT) về triển vọng thị trường Viễn thông Việt Nam 2012 do Câu lạc bộ nhà báo CNTT tổ chức chiều nay 28/12 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Thị trường Viễn thông Việt Nam chưa hoàn hảo, còn nhiều điều phải làm. Nghị định 25/2011/NĐ-CP thể hiện mong muốn tạo thị trường lành mạnh của Nhà nước. Về phía Bộ TT&TT, sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ hướng tới thị trường cạnh tranh hơn, cương quyết cổ phần hóa để có thị trường cạnh tranh, những bất cập, ì xèo như VNPT ì xèo về cơ chế chính sách Viettel đang được ưu đãi,... sẽ không còn".
Thái độ của Nhà nước sẽ quyết liệt hơn trong vấn đề gò ép, không cho phép ra những gói cước mang tính "chém giết" nhau hay còn gọi là gói cước “khủng”. Điều này sẽ không mang lại lợi ích khách hàng và cho chính doanh nghiệp. Nếu không doanh nghiệp sẽ bị kiệt quệ.
Trả lời quan tâm của các nhà báo ICT về việc tái cấu trúc doanh nghiệp như VNPT có phù hợp Nghị định 25/2011/NĐ-CP không? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết việc tái cấu trúc VNPT có phù hợp hay không cần có thời gian nhưng trong giai đoạn dài là phù hợp.
Đồng quan điểm và cụ thể hơn về vấn đề cổ phần hóa để các thị trường, doanh nghiệp viễn thông phát triển, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực cho biết bức tranh thị trường viễn thông nên là 4 doanh nghiệp lớn còn đơn vị ủy quyền (reseller) có thể tồn tại hàng ngàn. Ví dụ, Viettel nên 100% Nhà nước; VNPT 51% Nhà nước; 1 đến 2 doanh nghiệp khác cổ phần hóa. Đàm phán WTO đã có lộ trình, phía Việt Nam chiếm cổ phần khống chế 51% so với doanh nghiệp quốc tế.
Theo ông Mai Liêm Trực 2 năm gần đây (2010 - 2011), thị trường viễn thông Việt Nam đã bộc lộ nguy cơ, thách thức của giai đoạn mới đó là nguy cơ phát triển không bền vững. Nếu đà này tiếp tục, viễn thông Việt Nam sẽ đi vào khó khăn (dù không sụp đổ). Do khủng hoảng kinh tế, đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông hạn chế, chất lượng mạng dịch vụ (rớt mạng)... Do vậy, thị trường viễn thông cần có sự điều chỉnh chiến lược.
10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước vẫn phát triển tốt nhờ có thị trường tốt (mật độ tăng dần, giá giảm dần). Nhưng khi thị trường không còn tốt, nếu giữ 100% vốn Nhà nước thì chắc chắn chỉ còn trụ được 1 đến 2 doanh nghiệp. Dân và Nhà nước sẽ phải gánh chịu. Trong điều kiện viễn thông 10 năm tới, Chính phủ và Bộ phải vững tay sắp xếp lại doanh nghiệp, ông Mai Liêm Trực cho biết ý kiến cá nhân.
Mai Anh
TP. HCM xử phạt 3 mạng di động lớn
Submitted by nadung on Wed, 28/12/2011 - 09:40(ICTPress) - Sở TT&TT TP. HCM vừa quyết định xử phạt 3 mạng di động Viettel, VinaPhone, MobiFone mỗi doanh nghiệp 30 triệu đồng do vi phạm quy định về quản lý thuê bao ĐTDĐ trên địa bàn.
(ICTPress) - Sở TT&TT TP. HCM vừa quyết định xử phạt 3 mạng di động Viettel, VinaPhone, MobiFone mỗi doanh nghiệp 30 triệu đồng do vi phạm quy định về quản lý thuê bao ĐTDĐ trên địa bàn.
Hơn 23.800 thuê bao của Viettel sẽ bị ngưng cung cấp dịch vụ. Ảnh minh họa. |
Đây là thông báo của UBND TP. HCM tại cuộc họp sáng qua (27/12) với 3 nhà cung cấp dịch vụ nói trên sau khi Sở TT&TT thanh tra các doanh nghiệp này về công tác quản lý thuê bao ĐTDĐ trả trước.
Được biết, đây là mức phạt cao nhất theo quy định hiện hành đối với hành vi vi phạm này.
Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cũng công bố con số vi phạm cụ thể của các doanh nghiệp. Theo đó, Viettel là nhà mạng có vi phạm lớn nhất với 23.836 thuê bao, tiếp đó là VinaPhone 9.652 thuê bao, và MobiFone 3.800 thuê bao.
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Mạnh Hà yêu cầu các doanh nghiệp phải ngưng cung cấp dịch vụ với toàn bộ 37.288 thuê bao di động trả trước không kê khai đúng thông tin này.
Trước đó, ông Hà nhận định vi phạm trong công tác quản lý thuê bao di động trả trước trên địa bàn TP. HCM là rất nghiêm trọng, thậm chí hiện tại "các nhà mạng không sợ ai cả".
Vị Phó Chủ tịch TP. HCM khẳng định sẽ mạnh tay hơn nữa và quyết làm bằng được để tiến tới đề nghị Bộ TT&TT triển khai cách làm của TP. HCM trên toàn quốc.
Trước mắt, để chấn chỉnh và siết chặt việc quản lý thuê bao di động trả trước, ông Hà đề nghị Sở TT&TT TP. HCM có văn bản đề nghị Bộ TT&TT áp dụng quản lý thuê bao trả trước như thuê bao trả sau.
Lê Nguyên
SOPA - Thảm họa mới của thế giới Internet?
Submitted by nadung on Tue, 27/12/2011 - 17:46SOPA, viết tắt của chữ Stop Online Piracy Act, là một dự luật đang bị tranh cãi ở Mỹ có thể khiến cho rất nhiều người dân và doanh nghiệp nước này phải nổi giận nếu nó được thông qua.
SOPA, viết tắt của chữ Stop Online Piracy Act, là một dự luật đang bị tranh cãi ở Mỹ có thể khiến cho rất nhiều người dân và doanh nghiệp nước này phải nổi giận nếu nó được thông qua.
Chức năng của SOPA là chống lại nạn vi phạm bản quyền nội dung số như âm nhạc, phim ảnh hay trò chơi. "Động cơ" và nguồn gốc của dự luật này là Điều này hoàn toàn tốt nhưng cách mà SOPA hoạt động có lẽ không mấy "đẹp" chút nào bởi vì nó cho phép chính phủ Mỹ có quyền làm cho các website vi phạm bản quyền phải "biến mất" gần như hoàn toàn trong thế giới Internet, bất kể đó là website của quốc gia nào.
SOPA là gì?
SOPA là một trong hai dự luật về chống nạn vi phạm bản quyền đang được Quốc hội Hoa kỳ xem xét thông qua, tuy nhiên nó đang vấp phải rất nhiều lời tranh cãi cũng như phản đối từ các công ty công nghệ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Zynga, eBay, Mozilla, Yahoo, AOL và LinkedIn. Cách hoạt động của SOPA đó là: nếu phát hiện một website nước ngoài (có server đặt bên ngoài nước Mỹ) chứa hay có liên quan đến các nội dung vi phạm bản quyền thì vị Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Bộ tư pháp - Attorney General) của Mỹ có quyền đệ đơn lên tòa án Mỹ để "xóa sổ" trang web đó. Xóa sổ ở đây có nghĩa là họ sẽ ngăn mọi truy cập của người dân Mỹ đến website vi phạm đồng thời loại bỏ những tài khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản quảng cáo của website trên.
SOPA có thể làm gì?
Tóm lại, nếu như SOPA được thông qua thì bạn có thể nghĩ đến một viễn cảnh như thế này, đây là những điều mà chính phủ Mỹ có thể làm đối với các website vi phạm bản quyền:
- Ra lệnh cho các ISP thay đổi DNS để người dân không thể truy cập đến website đó: Website sẽ bị mất toàn bộ Traffic từ Mỹ.
- Ra lệnh cho Google thay đổi kết quả tìm kiếm, loại bỏ những kết quả dẫn đến website trên: Website sẽ trở nên "tàng hình" trên Internet. Không ai có thể biết đến website này thông qua bộ máy tìm kiếm.
- Ra lệnh cho cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch: Website sẽ gần như không thể giao dịch trên mạng, không thể có doanh thu.
- Ra lệnh các cho dịch vụ quảng cáo ví dụ như Google AdSense từ chối làm ăn với website trên.
Nếu SOPA được thông qua thì các dịch vụ như PayPal hay Google AdSenSe buộc phải tuân thủ theo các điều trên, họ phải khóa tài khoản của những website vi phạm trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thư báo, trừ khi website đó phản hồi và hứa sẽ có mặt tại tòa án Mỹ.
Ai phản đối SOPA?
Chỉ có ngành dịch vụ phần mềm máy tính và dịch vụ điện toán trực tuyến ủng hộ dự luật SOPA mà Quốc hội Mỹ đang xem xét. |
Bởi vì những hành động này của SOPA quá cứng rắn nên nó vấp phải những lời phản đối từ nhiều phía. Điển hình nhất là vụ một loạt các công ty công nghệ như Google, Facebook, Twitter, Zynga, eBay, Mozilla, Yahoo, AOL và LinkedIn cùng ký tên vào một lá thư gửi đến các thành viên chủ chốt của Thượng viện và Hạ viện Mỹ phản đối dự luật SOPA. Một đoạn trong đó nói rằng:
"Chúng tôi ủng hộ mục đích cuối cùng mà SOPA nhắm tới đó là nhằm ngăn chặn các website có hành vi vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, bản dự thảo này sẽ đặt các công ty công nghệ và Internet tuân thủ Pháp luật của Mỹ vào những tình thế hành động khó khăn, không chắc chắn. Thêm vào đó nó còn gây rủi ro nghiêm trọng đến lộ trình phát triển của giới công nghệ, công ăn việc làm cũng như gây rủi ro cho cả nền an ninh mạng của toàn quốc gia".
Trong khi đó, Nghị viện Châu Âu thì lại có cách giải thích dễ hiểu và "toàn dân" hơn: "Chúng ta cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của nền Internet toàn cầu, bảo vệ quyền tự do Internet và tự do truyền thông". Còn theo như lời của Nghị sĩ Nancy Pelosi, người đứng đầu Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, nói trên Twitter thì: "Chúng ta cần phải tìm một giải pháp khác tốt hơn SOPA".
SOPA có thể bị lạm dụng
Bên cạnh những phiền toái mang tính toàn cầu mà nó gây ra, SOPA còn có thể bị lạm dụng như là một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty. Ví dụ như ở mục 104 của SOPA có ghi rằng các ISP được quyền tự mình khóa các website có chứa nội dung vi phạm bản quyền mà không cần chính phủ phải thông báo.
Đọc đến đây có lẽ bạn đã phần nào hiểu được mấu chốt của một vấn đề đang tiềm ẩn. Lấy ví dụ như Comcast, một công ty ISP lớn của Mỹ và là chủ sở hữu của NBC, một website mạng truyền hình thương mại ở Hoa Kỳ. Nếu SOPA được thông qua thì không gì có thể ngăn được việc Comcast có quyền khóa các website chia sẻ video khác nằm ở nước ngoài đang cạnh tranh với NBC, bằng cách viện lý do website đó đang vi phạm bản quyền. Được biết, Comcast là một trong những công ty đang ủng hộ dự luật SOPA.
Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy SOPA là một vũ khí lợi hại của các nhà cầm quyền Mỹ. Khi mà những người nắm giữ bản quyền nội dung không thể lôi các website nước ngoài đến tận tòa án Mỹ thì SOPA sẽ giúp họ "xóa sổ" website đó trên mạng Internet, ngăn các truy cập cũng như cấm cửa nhiều con đường làm ăn họ.
Tình hình hiện nay của SOPA
Cách đây 2 tuần, một phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp đã được mở ra để các bên có thể tranh luận về những sửa đổi trong dự luật, đây cũng là nơi ủy ban sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định xem có đưa SOPA đến Hạ Viện hay không. Vào thời điểm đó, có vẻ như ngài Chủ tịch hội đồng, ông Lamar Smith có thể sẽ tiến hành một buổi bỏ phiếu êm thắm nhưng đại diện các bên phản đối SOPA đã lên tiếng yêu cầu ủy ban phải mời những chuyên gia công nghệ đến để họ đánh giá mức độ ảnh hưởng của SOPA đến nền Internet toàn cầu. Còn hiện tại thì ủy ban mới chỉ nghe những lời lẽ từ các đại diện của ngành công nghiệp mà thôi. Buổi điều trần đã diễn ra gần 12 giờ đồng hồ vào thứ 5 tuần rồi và kéo dài thêm nhiều giờ nữa vào thứ 6 hôm sau trước khi nó đột ngột bị hoãn lại và ông Smith hứa sẽ mở một cuộc điều trần thứ hai vào thời gian sớm nhất. Có thể nó sẽ diễn ra vào đầu tháng 1 năm sau.
Trong lúc đó, một Nghị sĩ khác là Darrell Issa, người đứng về phía phản đối SOPA sẽ nhân cơ hội này để đẩy mạnh một đạo luật chống đối SOPA có tên là OPEN. Đạo luật này sẽ phản đối việc chính quyền yêu cầu các ISP phải thay đổi DNS để ngăn không cho người dân truy cập đến các website vi phạm. Tuy nhiên, không phải OPEN ủng hộ việc vi phạm bản quyền bởi vì nó vẫn muốn chính quyền cắt đứt mọi phương tiện thanh toán của website vi phạm trên.
T.T
Theo Infonet/CNet, BusinessInsider, TheVerge
Anonymous “không tha” dịp lễ Giáng sinh
Submitted by nlphuong on Tue, 27/12/2011 - 06:46(ICTPress) - Nhóm tin tặc Anonymous đã bắt đầu một tuần Giáng sinh như đã “hứa” là tấn công một loạt các mục tiêu theo danh sách.
(ICTPress) - Nhóm tin tặc Anonymous đã bắt đầu một tuần Giáng sinh như đã “hứa” là tấn công một loạt các mục tiêu theo danh sách.
Tấn công đầu tiên của Anonymous đã tạo nên các thư điện tử bị đánh cắp và các dữ liệu thẻ tín dụng từ Stratfor, một công ty gồm một nhóm chuyên gia cố vấn ở Austin chuyên về các vấn đề an ninh.
Một người được cho là âm mưu đã nói mục tiêu là sử dụng dữ liệu thẻ tín dụng để ăn cắp một triệu đô la và số tiền này sẽ dành cho từ thiện Giáng sinh, AP cho biết. Các hình ảnh trực tuyến, được đăng trên Twitter cho thấy biên nhận từ việc từ thiện.
Một tài khoản Twitter liên quan đến "Anonymous" đã kỷ niệm ngày Giáng sinh bằng tấn công nhóm an ninh Stratfor |
Tài khoản Twitter @YourAnonNews đăng hôm thứ 7 24/12 cho biết tài khoản này được dự định kết nối tới nhóm, với lý do là có thể ăn cắp dữ liệu thẻ tín dụng là vị không được Strafor mã hóa - một lỗi rất ngớ ngẩn đối với một công ty chuyên về an ninh.
Trong số những khách hàng bí mật trong danh sách được bảo vệ chặt chẽ của Stratfor - thông tin mà Anonymous cho biết là nhóm này đã truy cập – có quân Đội Mỹ, Không lực Mỹ và Đồn cảnh sát Miami. Danh sách cũng bao gồm các ngân hàng, các hãng luật, các công ty đấu thầu bảo vệ và các hãng công nghệ như Apple và Microsoft, AP cho biết.
CNN đưa tin về các tin tặc 'Anonymous' tấn công Intel |
Anonymous cũng đã tải các hình ảnh về các biên nhận đóng góp từ thiện được cho là phi lợi nhuận. Một nạn nhân bị ăn trộm là Alan Barr của Austin, đã không hề biết dữ liệu thẻ tín dụng đã bị đánh cắp cho đến khi một phóng viên AP gọi điện để hỏi.
“Tất cả các quỹ từ thiện, Hội chữ thập đỏ, CARE và Save the Children (Cứu vớt trẻ em). Do đó khi công ty tín dụng gọi cho vợ tôi, cô ấy không chắc là tôi có làm từ thiện không”, Barr cho biết.
@YourAnonNews đưa tin Justin Bieber, Lady Gaga, Kim Kardashian và Taylor Swift là những mục tiêu tiếp theo.
Bạn nghĩ gì về mục tiêu đầu tiên của Anonymous của tuần lễ Giáng sinh này? Ai sẽ là người tiếp theo?.
Quang Minh
Theo Mashable
17 tỷ USD cổ phiếu của Yahoo sẽ được bán lại cho Alibaba?
Submitted by nlphuong on Sat, 24/12/2011 - 07:53(ICTPress) - Thỏa thuận này, sẽ cho phép Alibaba mua lại cổ phần theo cách chưa tính thuế, ước tính khoảng 14 USD/cổ phiếu, giá trị hơn 17 tỷ USD.
(ICTPress) - Yahoo đang xem xét cắt giảm 40% cổ phần ở Alibaba xuống còn 15%, theo Sina và Chinadaily cho biết sáng sớm nay.
Alibaba đang nỗ lực mua lại cổ phiếu của Yahoo ở công ty này sau sự ra đi của CEO Carol Bartz, người đề xuất việc bán cổ phiếu. |
Thỏa thuận này, sẽ cho phép Alibaba mua lại cổ phần theo cách chưa tính thuế, ước tính khoảng 14 USD/cổ phiếu, giá trị hơn 17 tỷ USD. Yahoo cũng sẽ bán cổ phần của mình ở Yahoo Nhật Bản.
Alibaba đang nỗ lực mua lại cổ phiếu sau khi Giám đốc điều hành Yahoo Carol Bartz bị sa thải hồi đầu tháng 9, người đã đề xuất việc bán lại cổ phiếu.
Yahoo, đã bị người sử dụng quay lưng và thị phần tìm kiếm đã chuyển đã mất vào tay Google, cũng đang xem xét các đề xuất của các công ty tư nhân muốn mua các cổ phiếu tối thiểu.
“Yahoo có thể buộc phải tìm giải pháp cho vấn đề này. Yahoo rõ ràng đã thay đổi CEO và hiện đã dễ thở hơn đôi chút”, Paul Wul, trưởng bộ phận nghiên cứu Internet tại công ty chứng khoán Samsung ở Hong Kong cho biết.
Yahoo đã mua cổ phiếu ở Alibaba khoảng 1 tỷ USD vào năm 2005. Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc.
Cấu trúc không tính thuế
Bà Dana Lengkeek, phát ngôn viên cho Sunnyvale, Yahoo ở California và phát ngôn viên của Alibaba John Spelich đã từ chối bình luận.
Việc giao dịch có một cấu trúc phức tạp và có thể mất nhiều tuần để hoàn thành. Alibaba và công ty Softbank, đồng sở hữu Yahoo Nhật Bản đang tìm kiếm để mua lại các cổ phiếu do Yahoo nắm giữ mà không khởi động thuế liên quan đến những lợi ích đổ vào đầu tư.
Để thực hiện được điều này, Alibaba và Softbank mỗi bên sẽ hình thành một thực thể độc lập, đầu tư tiền và vận hành tài sản của mình. Yahoo sau đó sẽ trao đổi cổ phần ở Alibaba cho những thực thể mới. Yahoo sẽ duy trì 15% ở Alibaba.
“Đặt áp lực”
“Cả Alibaba và Softbank đang đặt áp lực lên công ty để tìm giải pháp”, Wul của Samsung cho biết.
Fumihiro Ito, phát ngôn viên của Softbank tại Tokyo từ chối bình luận.
Yahoo cũng đang xem xét các đề xuất việc mua các cổ phần nhỏ hơn từ TPG Capital và một tập đoàn do Silver lãnh đạo. Việc mua cổ phiểu của Silver là khoảng 16,60 USD/cổ phiếu. TPG trả giá cao hơn.
Các nhà đầu tư Yahoo, trong đó có Di Zhou, một Santa Fe, một nhà phân tích ở New Mexico ở Thornburg Investment Management, cho biết họ muốn Yahoo được bán hoàn toàn, ở một giá cao hơn.
Vào tháng 9, Temasek Holdings Pte, Silver Lake và DST Global là những nhà đầu tư đã mua các cổ phiếu đóng của Alibaba trong một giao dịch giá trị 32 tỷ USD.
Alibaba đang xem xét vay 4 tỷ từ một nhóm ngân hàng trong đó có Credit Suisse Group AG, DBS Bank Ltd và Deutsche Bank AG.
Thời báo New York trước đó cũng cho biết Yahoo đang xem xét giảm cổ phiếu của mình ở Alibaba theo một thoả thuận chưa tính thuế khoảng 17 tỷ USD.
Quang Minh
Mặt trái của thương mại điện tử
Submitted by nadung on Fri, 23/12/2011 - 09:15Vài năm qua, làn sóng bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc bùng nổ, nhiều nông dân bỏ nghề để trở thành chủ các cửa hàng trực tuyến. Thế nhưng giờ họ đang nếm trải mặt trái của thương mại điện tử.
Vài năm qua, làn sóng bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc bùng nổ, nhiều nông dân bỏ nghề để trở thành chủ các cửa hàng trực tuyến. Thế nhưng giờ họ đang nếm trải mặt trái của thương mại điện tử.
Ảnh: Internet. |
Từng là một trung tâm cung cấp thịt lợn, nay ngôi làng Đông Phương với dân số vỏn vẹn 4.800 người ở miền đông Trung Quốc chuyển sang kinh doanh qua mạng Internet. Với 1.200 gian hàng trực tuyến của người dân trong làng, Đông Phương đã tự biến mình thành một điển hình của cơn sốt thương mại điện tử.
Anh Vương Đạo Hải đã bán được hai chiếc giường qua mạng, giờ thì anh trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn hơn để tồn tại. Anh cho biết: "Nếu tôi muốn bán hàng trực tuyến, tôi phải bán giá rẻ hơn người khác. Nếu họ bán 1.800 tệ, tôi phải bán giá 1.600".
Những cuộc chiến bằng giá và chiến dịch quảng cáo rầm rộ của các công ty thương mại điện tử đang giết chết các đối thủ nhỏ. Ông Michael Clendenin, Giám đốc điều hành công ty tư vấn RedTechAdvisors cho rằng: "Trong cuộc chơi này, người có khả năng chịu thiệt hại lớn nhất sẽ chính là người sẽ thắng trận chiến sau cùng. Nhưng liệu họ giành chiến thắng để làm gì, để chiếm lĩnh một thị trường mà tỷ lệ ký quỹ chỉ có 2-3%? Sẽ không tốt đẹp gì cho họ cả".
Đế chế bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc Taobao kiểm soát tới 70% thị trường thương mại điện tử, hiện đã bắt đầu có những động thái chèn ép các cửa hàng nhỏ, khi tính phí họ cao hơn với các giao dịch thông qua Taobao.
Anh Tô Song cũng là một người buôn đồ gia dụng trên mạng Taobao, mới đây đã dựng một căn phòng đặt các máy tính để đoàn kết những chủ của hàng thương mại điện tử trong làng Đông Phương lại với nhau.
Anh cho biết: "Hai tháng trước, nơi đây chật ních những người. Nhưng việc Taobao thay đổi chính sách đã khiến chúng tôi ngày càng khó khăn hơn trong việc kinh doanh trên mạng. Nông dân vốn chả có nhiều tiền, nên giờ chúng tôi đã mất niềm tin vào Taobao".
Theo những người dân làng Đông Phương, "nếu không có một nền tảng để thống nhất dân làng, chúng tôi sẽ dắt tay nhau phá sản". Mọi thứ dường như đang chống lại làng Đông Phương, nhưng dân làng đã từng kinh qua những giai đoạn cay đắng hơn và nay họ đang chuẩn bị tinh thần và kỹ năng để chống chọi với các đối thủ lớn trong cuộc chiến kỹ thuật số.
Thái Bảo
Theo VTV
Tên miền .xxx của hàng loạt website lớn nhất Việt Nam đã bị đầu cơ
Submitted by nadung on Thu, 22/12/2011 - 10:22(ICTPress) - Dù có giá cao gấp 10 lần tên miền .com, tên miền "người lớn" của hàng loạt các báo điện tử, doanh nghiệp, trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đều đã được giới đầu cơ tên miền đăng ký.
(ICTPress) - Dù có giá cao gấp 10 lần tên miền .com, tên miền "người lớn" của hàng loạt các báo điện tử, doanh nghiệp, trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đều đã được giới đầu cơ tên miền đăng ký.
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã phải mua tên miền .xxx theo kiểu "bao vây" nhằm tránh bị lợi dụng thương hiệu, hình ảnh vào các mục đích xấu. Ảnh minh họa. |
Một nguồn tin vừa cho ICTPress biết, rất nhiều tên miền .xxx trùng với tên các website có lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam đều đã bị đăng ký.
Tra cứu trên các website đăng ký tên miền, hiện tên miền .xxx của các báo điện tử hàng đầu như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, hay các doanh nghiệp lớn như VNPT, FPT, VinaPhone, Viettel, Vietcombank, Vietinbank,... đều đã không còn.
Tên miền .xxx của nhiều trang thương mại điện tử lớn như Vật giá, Mua chung, Nhóm mua cũng đã có chủ.
Thậm chí, một số tên miền như vatgia.xxx, techcombank.xxx, vietnamworks.xxx đã bắt đầu được đưa lên rao bán tại website có địa chỉ tenmien-xxx.com. Chủ của website này không đưa ra giá chuyển nhượng tên miền nhưng để lại địa chỉ email liên lạc.
Tên miền .xxx của các website trong nước đã bắt đầu được rao bán. Ảnh chụp màn hình. |
Thực trạng này cho thấy các đối tượng đầu cơ đang rất mạnh tay chi tiền với mục đích mua gom, mặc cho tên miền .xxx hiện đang được bán với giá cao gấp hơn 10 lần tên miền .com.
Trên trang đăng ký tên miền nổi tiếng GoDaddy, trong khi tên miền .com đang được bán với giá khuyến mãi 9,99 USD/năm thì tên miền .xxx có giá 99,99 USD/năm. Đại lý tên miền .xxx tại Việt Nam là công ty Netnam cũng đang bán tên miền này với giá 2,5 triệu đồng/năm, còn tên miền .com chỉ có giá 240.000 đồng/năm.
Tên miền .xxx được Tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN phê duyệt nhằm tạo ra khu vực riêng cho các website giải trí người lớn, giúp người dùng tránh truy cập vào các nội dung không mong muốn.
Song ngay từ khi chính thức cấp phát ngày 6/12, nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã phải nhanh tay mua tên miền này theo kiểu "bao vây" nhằm tránh bị lợi dụng thương hiệu, hình ảnh vào các mục đích xấu.
Minh Anh