Syndicate content

Thời sự ICT

Thư của Bộ trưởng Bộ TT&TT nhân ngày Truyền thống Ngành Bưu điện (1945 - 2011)

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có thư chúc mừng gửi tới các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể CBCNVC và các em học sinh, sinh viên trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông.

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2011

Các đồng chí thân mến,

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi thân ái gửi đến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và các em học sinh, sinh viên trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Cách đây tròn 66 năm, ngày 15/8/1945, tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng ta đã quyết định thành lập “Ban Giao thông chuyên môn”, kể từ đó, ngày 15/8 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của ngành Bưu điện, nay là ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.   

 Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, Bưu điện Việt Nam đã phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu rộng, tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hạ giá thành, tự tin và chủ động hội nhập quốc tế. Đến nay, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia với công nghệ hiện đại, bảo đảm liên lạc thông suốt từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, xã trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với một hệ thống các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet phong phú, tiên tiến, hiện đại.

Tính đến tháng 6 năm 2011, cả nước đã có tổng số 129,5 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 14,2 triệu thuê bao cố định, 115,3 triệu thuê bao di động tăng 2,3% so với năm 2010. Toàn quốc có 4,3 triệu thuê bao Internet, tăng 18 % so với cuối năm 2010. Công tác thông tin liên lạc phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và phục vụ các ngày lễ, tết, các sự kiện quan trọng của đất nước được thực hiện tốt. Mạng thông tin phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được hoàn thiện, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước thông suốt trong mọi tình huống. 

Ngành Thông tin và Truyền thông đang tăng cường phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, coi đây là ngành kinh tế kĩ thuật trọng điểm; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin băng rộng; xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để đưa thông tin về cơ sở; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp và toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp và thị trường công nghệ thông tin; chỉ đạo công tác Báo chí, Xuất bản theo hướng: trung thực, chuyên nghiệp và hướng thiện; làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin chính xác và kịp thời tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp cùng đồng hành với Chính phủ giải quyết những vấn đề phức tạp và cấp thiết của đất nước; triển khai thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và  Chính phủ điện tử...

Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã trải qua những năm tháng khó khăn và gian khổ nhất. Chúng ta hôm nay có thể tự hào Việt Nam là một nước tiên tiến trong khu vực và thế giới về viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Tôi thiết tha kêu gọi cán bộ công nhân viên chức toàn ngành đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống mười chữ vàng “Trung thành, Dũng cảm, Tận Tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình”, tiếp bước truyền thống cha anh không ngừng phát triển và trưởng thành, thực hiện thành công phương châm hành động “Đoàn kết, Trí tuệ, Đổi mới, Hội nhập và Phát triển”.

Một lần nữa, tôi xin chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc, chúc Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục phát triển toàn diện, đạt tầm cao mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chào thân ái!

Ts. Nguyễn Bắc Son

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Barbados và Trung Quốc đồng giải Vàng cuộc thi viết thư UPU quốc tế 2011

(ICTPress) - Cây sồi vĩ đại ở Rừng Windsor Guyana và cây bụi nhỏ “đã chuẩn bị để chăm sóc loài người” là nội dung lá thư của em Charlée Gittens, 15 tuổi, Barbados và em Wang Sa, Trung Quốc,13 tuổi đã đồng dành huy chương Vàng cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 40 năm 2011.

Em Wang Sa, Trung Quốc (trái) và em Charlée Gittens, Barbados

Jonathan Andrew từ Grenada, 14 tuổi và Charlene Tiagae, Botswana, 15 tuổi đã giành giải Bạc và Đồng của cuộc thi này.

Năm 2011 là năm quốc tế về Rừng, Ban Tổ chức cuộc thi viết thư của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) năm 2011 đã ra đề tài "Hãy tưởng tượng mình là một cây sống trong khu rừng, em hãy viết thư cho một người nào đó để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng"

Cả hai lá thư của các em Charlée Gittens, Barbados và Wang Sa, Trung Quốc đã được Ban giám khảo cuộc thi quốc tế gồm Giám đốc Diễn đàn của Liên hiệp quốc về rừng Jan McAlpine; Giám đốc bộ phận ủng hộ các sáng kiến mạng lưới, Quỹ Động vật Hoang dã thế giới Jean-Paul Paddack; Trưởng bộ phận truyền thông của Liên minh quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Daniel Shaw, và chuyên gia tem của Văn phòng Quốc tế UPU và nhà sưu tập tem chuyên đề về tem đề tài  rừng Jean-François Thivet đánh giá cao.

Ban giám khảo đã đánh giá lá thư của Charlée Gittens là một lá thư mạnh mẽ, riêng biệt và lay động lòng người vì đã đề cập được vấn đề có tính rất toàn cầu. Charlée Gittens đã so sánh các cánh rừng với một số cuộc khủng hoảng lớn của thế giới để gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Về lá thư của Wang Sa từ Trung Quốc, ban giám khảo cho biết: “Đây là một lá thư viết tay cẩn thận và giàu trí tưởng tượng. Sử dụng một truyện ngụ ngôn về hai ngôi làng để giải quyết đề tài, người viết thư đã làm được một việc tuyệt vời là dẫn dắt người đọc đi vào một câu chuyện về rừng mà bất cứ ai đều có thể liên quan”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm của cuộc thi viết thư quốc tế này, Barbados đã có học sinh đạt giải cao nhất. Trung Quốc là quốc gia lần thứ năm có học sinh đoạt giải cao nhất, và đã giải hai giả Nhì và ba giải Ba bốn lần trong các cuộc thi trước.

Về lá thư đoạt giải Bạc của Jonathan Andrew, Grenada, Ban giám khảo đánh giá: “bằng cách trình bày nhiều góc độ của đề tài, lá thư đã diễn đạt nhiều lợi ích của rừng một cách trôi chảy và mang tính giáo dục cao”. Bài thi của Botswana là một lá thư thú vị và cá tính giải thích các lợi ích của nhiều thực vật và cây cối trong các cánh rừng và tại sao chúng ta cần được bảo vệ. Người viết lá thư đã dẫn những tham chiếu đáng yêu về làm thế nào một số nền văn hóa thẩm thấu hay phụ thuộc vào thực vật và cây cối”.

Tổng giám đốc UPU Edouard Dayan cũng tham gia Ban giám khảo đã chúc mừng các em đoạt giải và tất cả các em tham gia cuộc thi viết thư năm nay cho biết mặc dù sống trong một kỷ nguyên số đang ngày càng lớn, nhưng đã có hơn hai triệu lá thư viết tay, đây là một cuộc thi trên toàn thế giới hàng năm cho thấy một giá trị to lớn của việc viết thư tay. UPU tự hào nói rằng cuộc thi có lịch sử 40 năm này tiếp túc thúc đẩy việc khuyến khích các em học sinh viết thư tay, mong muốn các em thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về các chủ đề liên quan đến tất cả chúng ta, đồng thời giáo dục các em về tầm quan trọng của việc ghi địa chỉ bưu chính đúng.

Ban giám khảo cũng đã trao những giải đặc biệt cho các lá thư của Trinidad và Tobago, Montenegro, Nigeria, Ukraine và Benin. Các em đoạt giải sẽ nhận được giải thưởng vào ngày Bưu chính thế giới 9/10 do Bưu chính các nước tổ chức.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết hơn 60 nước thành viên đã tham gia vào cuộc thi năm nay và có khoảng 2 triệu em có độ tuổi từ 9 đến 15 tham gia vào cuộc thi cấp quốc gia. Các lá thư đoạt giải quốc gia sau đó đã được các nước gửi đến Ban tổ chức quốc tế.

Cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 41 năm 2012 về chủ đề tạm dịch là: Em hãy viết thư cho một nhân vật thể thao kể về Thế vận hội (Olympics) có ý nghĩa đối với em như thế nào ("Write a letter to an athlete or sports figure you admire to explain what the Olympic Games mean to you."). Chủ đề này được lựa chọn nhân dịp Thế vận hội năm 2012 sẽ được tổ chức tại thủ đô London, Vương quốc Anh.

Phong trào Olympics có mục đích tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao và thúc đẩy ba giá trị toàn cầu là Tầm cao, Hữu nghị và Tôn trọng (Excellence, Friendship and Respect). Những giá trị này tạo nên một nền tảng tuyệt vời để thế hệ trẻ được tham gia thể hiện bản thân về đề tài Olympics và ý nghĩa của Phong trào này đối với các em.

Các nước gửi bài dự thi có thể gửi từ nay cho tới 30/4/2012.

Linh Hoàng

(Theo UPU)

Những công nghệ làm thay đổi thế giới

Có hàng trăm công nghệ xuất hiện trên thế giới đã làm thay đổi thế giới công nghệ của chúng ta hiện nay. Bài viết dưới đây xin tuyển chọn ra những công nghệ được xem là nổi bật nhất đã làm xoay chuyển thế giới mà đến bây giờ nó vẫn còn được tồn tại.
 
ADSL
Lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2000, ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) lúc đó chỉ cung cấp kết nối ở tốc độ 512 Kbps nhưng đến nay ADSL đã có bước tiến với công nghệ ADSL2+ cung cấp cấp tốc độ truyền tải lên đến 24 Mbps và trở thành kết nối Internet được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay ADSL đang phải đối diện với khá nhiều công nghệ truyền tải băng thông rộng khác như cáp quang, hay 3G được nêu dưới đây.

3G

Khi mà mạng lưới băng thông rộng ADSL đang ngày càng cạn kiệt băng thông thì mạng 3G xuất hiện đã nhanh chóng giải tỏa cơn khát kết nối Internet tốc độ cao mà không cần dây dẫn. Theo Cisco thống kê, lưu lượng dữ liệu di động trong năm 2010 đã tăng gấp 3 lần lưu lượng Internet toàn bộ của năm 2000, nếu không có 3G thì không biết thế giới phải đối mặt ra sao.

App Store

App Store thực ra chỉ là một cửa hàng ứng dụng được Apple ra mắt vào năm 2008 với mục tiêu là cung cấp ứng dụng cho iPhone 3G. Tuy nhiên, sau khi ra mắt thì App Store đã thu được rất nhiều thành công và nhanh chóng khiến nhiều hãng công nghệ đổ xô vào thị trường cung cấp ứng dụng trực tuyến. Hiện có khá nhiều cửa hàng như Android Market, Windows Marketplace,… cũng đã xuất hiện mở ra xu hướng mới cho công nghệ di động.

CAD

Cách đây không lâu, một bản vẽ kỹ thuật được xem là công việc dành cho những chuyên gia thiết kế siêng năng. Tuy nhiên, với Computer Aided Design (CAD), bất kỳ kế hoạch thiết kế đều có thể thực hiện dễ dàng hơn thông qua máy tính. Với mô phỏng vật lý, các kỹ sư thậm chí có thể đưa ý tưởng của mình lưu trữ trên máy tính an toàn mà không tốn một đồng xu.

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Khả năng truy cập vào các tài nguyên máy tính ở bất cứ nơi nào và từ bất kỳ loại thiết bị nào, điều này sẽ giúp giải phóng thời gian cho người dùng cũng như các ứng dụng dành cho máy tính để bàn, cho phép cung cấp các ứng dụng và dữ liệu một các thuận tiện hơn. Ngay cả ngồi trong quán rượu hay nhà hàng thì mọi người vẫn có thể giữ liên lạc với các mạng xã hội của mình, dự án làm việc,…

Email

Dù muốn hay không, thư điện tử đã làm thay đổi thế giới. Không chỉ có cách mạng hóa nơi làm việc, email còn là một trong những lực lượng chính giúp tạo ra Internet. Phát mình vào đầu những năm 1960 cho những người đăng nhập vào một hệ thống duy nhất, cho đến năm 1970 thì bức thư điện tử đầu tiên được Ray Tomlinson sử dụng có chèn biểu tượng @ để chỉ định một địa chỉ.

Google Search

Công cụ tìm kiếm của Google đã trở thành một trong những công cụ rất quan trọng đối với toàn bộ lưu lượng truy cập Internet thông qua các thuật toán tin chỉnh nổi tiếng. Google cung cấp một lượng lớn các liên kết điều người dùng muốn tìm với kết quả đáng tin cậy hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khi sản phẩm được tung ra thị trường vào cuối thể kỷ trước. Mặc dù gần đây Facebook đã thay thế là trang web có nhiều người truy cập nhất nhưng Google vẫn là công ty mà tất cả mọi người mong muốn sở hữu một chút cổ phiếu.

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) được tạo ra bởi quân đội Mỹ vào đầu những năm 1990. Hầu hết mọi người nghĩ rằng GPS như là thứ chỉ để cho quân đội làm việc nhưng đến nay GPS đã có ở khắp mọi nơi, cho phép gán thẻ hình ảnh, dò tìm vị trí,…

Nhắn tin tức thì

Instant Messaging (IM) thực sự nổi bật vào giữa thập niên 1990 sau khi AOL cho phép thanh thiếu niên trò chuyện trực tuyến, tạo điều kiện cho đồng nghiệp văn phòng có thể nói chuyện mà không cần sử dụng điện thoại. Nhanh như email, nhưng rắc rối hơn, IM là thông tin liên lạc giá rẻ và dễ dàng cho tất cả mọi người. Hãy nhớ IM lần đầu tiên được áp dụng vào những năm 1960 bởi ICQ nhưng lúc đó dịch vụ nhanh chóng bị ngưng hoạt động do không đạt nhiều thành công.

iPad

Đây thực sự là bước chuyển biến được quan tâm nhất khi ra mắt, iPad không chỉ là một thiết kế đẹp, giao diện trực quan mà sản phẩm còn được sử dụng như là một notepad đắt tiền. iPad mở ra kỷ nguyên tablet mới, và kỷ nguyên đó đang phát triển mạnh mẽ bởi các hãng công nghệ khác cũng đang trỗi dậy với những sản phẩm riêng mình.

Máy tính xách tay

Được giới thiệu đầu tiên vào năm 1982 với sản phẩm GRiD Compass 1101 nặng 4,5 kg và không có pin, máy trang bị màn hình 6 inch với độ phân giải 320x240, CPU Intel 8 MHz, 240 KB bộ nhớ trong và hệ điều hành riêng mình. Sản phẩm này có giá 8.150 USD và được sử dụng bởi lực lượng đặc biệt tại Mỹ cũng như các phi hành đoàn tàu con thoi. Sau MTXT là netbook được ra đời vào năm 2007 với mô hình Asus Eee PC đầu tiên, đây là sản phẩm hướng đến thị trường giá rẻ cần sự gọn nhẹ, tính di động cao.

LCD

Việc máy tính và màn hình chiếm nhiều không gian làm việc, đó là chưa kể đến những tia điện tử từ màn hình CRT làm hại mắt, LCD đã ra đời khắc phục tất cả các nhược điểm này, thậm chí là người dùng có thể treo lên tường để làm việc, tăng không gian rất nhiều.

Mouse

Cách đơn giản và chính xác để người dùng giao tiếp với các điểm trên màn hình là sử dụng con chuột (Mouse). Chuột đầu tiên được phát minh bởi Douglas Engelbart vào năm 1967 đơn giản là một thiết kế gõ hình lập phương với bánh xe. Đến nay chuột laser đã xuất hiện, đó là các nút trang trí cùng scrollwhell tạo điều kiện điều khiển chính xác nhất.

Mạng ngang hàng

Peer-to-peer (P2P) hiện được xem là giao thức tải với nhiều ưu điểm hơn rất nhiều và được nhiều người chứng nhận. Tuy nhiên, sau khi Napster chia sẻ nhạc bất hợp pháp, sau đó Skype không thể hợp pháp hóa cho dịch vụ voicecalls qua internet thì P2P đã nhanh chóng bị quên lãng. Hiện tại nhiều mạng di động lớn trên thế giới cũng đã hạn chế P2P ở một mức độ nào đó.

Solid state storage

USB quá hạn chế dung lượng và độ an toàn nên SSD đã nhanh chóng ra mắt để giải quyết nhu cầu lưu trữ tập tin lớn với độ an toàn cao. Giá cao là hạn chế lớn của SSD, tuy nhiên hiện tại SSD đang dần được giảm giá bán và chẳng mấy chốc người dùng sẽ chọn SSD thay thế cho HDD truyền thống.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng được phát triển đầu tiên bởi EA Johnson tại Royal Radar Establishment thuộc Malvern, Worcestershire vào năm 1965, và hơn 40 năm sau nó mới thực sự được quan tâm khi Apple phát hành chiếc iPhone đầu tiên trên thị trường sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Hiện touchscreen đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin như: màn hình, bàn phím, chuột, tablet…

Mạng ngang hàng

Peer-to-peer (P2P) hiện được xem là giao thức tải với nhiều ưu điểm hơn rất nhiều và được nhiều người chứng nhận. Tuy nhiên, sau khi Napster chia sẻ nhạc bất hợp pháp, sau đó Skype không thể hợp pháp hóa cho dịch vụ voicecalls qua internet thì P2P đã nhanh chóng bị quên lãng. Hiện tại nhiều mạng di động lớn trên thế giới cũng đã hạn chế P2P ở một mức độ nào đó.

Solid state storage

USB quá hạn chế dung lượng và độ an toàn nên SSD đã nhanh chóng ra mắt để giải quyết nhu cầu lưu trữ tập tin lớn với độ an toàn cao. Giá cao là hạn chế lớn của SSD, tuy nhiên hiện tại SSD đang dần được giảm giá bán và chẳng mấy chốc người dùng sẽ chọn SSD thay thế cho HDD truyền thống.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng được phát triển đầu tiên bởi EA Johnson tại Royal Radar Establishment thuộc Malvern, Worcestershire vào năm 1965, và hơn 40 năm sau nó mới thực sự được quan tâm khi Apple phát hành chiếc iPhone đầu tiên trên thị trường sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Hiện touchscreen đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin như: màn hình, bàn phím, chuột, tablet…

Mạng ngang hàng

Peer-to-peer (P2P) hiện được xem là giao thức tải với nhiều ưu điểm hơn rất nhiều và được nhiều người chứng nhận. Tuy nhiên, sau khi Napster chia sẻ nhạc bất hợp pháp, sau đó Skype không thể hợp pháp hóa cho dịch vụ voicecalls qua internet thì P2P đã nhanh chóng bị quên lãng. Hiện tại nhiều mạng di động lớn trên thế giới cũng đã hạn chế P2P ở một mức độ nào đó.

Solid state storage

USB quá hạn chế dung lượng và độ an toàn nên SSD đã nhanh chóng ra mắt để giải quyết nhu cầu lưu trữ tập tin lớn với độ an toàn cao. Giá cao là hạn chế lớn của SSD, tuy nhiên hiện tại SSD đang dần được giảm giá bán và chẳng mấy chốc người dùng sẽ chọn SSD thay thế cho HDD truyền thống.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng được phát triển đầu tiên bởi EA Johnson tại Royal Radar Establishment thuộc Malvern, Worcestershire vào năm 1965, và hơn 40 năm sau nó mới thực sự được quan tâm khi Apple phát hành chiếc iPhone đầu tiên trên thị trường sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Hiện touchscreen đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin như: màn hình, bàn phím, chuột, tablet…

Bóng bán dẫn (Transistor)

Nếu không có bóng bán dẫn thì cuộc sống chúng ta sẽ hoàn toàn khác. Bóng bán dẫn được phát triển vào những năm 1940 giúp thu nhỏ các nút chuyển tiếp trên các mạch xử lý. Hiện bóng bán dẫn là một phần không thể thiếu trên hầu như tất cả các thiết bị công nghệ như máy tính, smartphone, tablet, đài radio,….

USB

Vào giữa những năm 1990, USB Working Group ra mắt với tập hợp là 7 công ty công nghệ lớn bắt đầu tìm ra giải pháp về một chuẩn dây cáp kết nối thường xuyên cho một mục đích, và đến năm 1994 thì USB chính thức được đưa vào nghiên cứu từ dự án năm 1990, tên mã Hunacre, bị hủy bỏ của Wynn Smith, trước khi chuẩn USB 1.0 lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1996. Hiện nay USB 3.0 là chuẩn USB mới nhất.

Virus

Thực sự là một hiểm họa cho công nghệ thế giới khi virus xuất hiện, và dĩ nhiên nó đã tác động rất lớn đối với làng công nghệ. Virus xuất hiện và phá hoại đầu tiên vào năm 1971 sau khi virus Creeper tấn công hệ thống DEC PDP-10 làm mất biết bao nhiêu dữ liệu và lãng phí biết bao nhiêu thời gian.

Theo Bạch Đằng

Xahoithongtin

 

 

Tân Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nhận bàn giao công việc

Lễ bàn giao giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ khoá XII Lê Doãn Hợp và Bộ trưởng nhiệm kỳ khoá XIII Nguyễn Bắc Son vừa diễn ra sáng nay, 10/8 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các ban, ngành của Nhà nước và Chính phủ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chứng kiến lễ bàn giao công việc
giữa nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp và tân Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những đóng góp tích cực của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đối với ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn 2007-2011. Với những thành quả đó, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ mới sẽ phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cần phát huy sức mạnh tập thể, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Bên cạnh đó, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ mới, đảm bảo an toàn an ninh mạng trước những thách thức mới.

Tại buổi lễ, tân Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã khẳng định, tiếp tục giữ gìn và phát huy tối đa truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo của ngành, quyết tâm bứt phá, đưa ngành Thông tin và Truyền thông trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Với việc quản lý báo chí, một trong 5 lĩnh vực quan trọng của ngành Thông tin và Truyền thông, theo tân Bộ trưởng, sẽ phải làm tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí, đặc biệt là quy hoạch hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình trong cả nước theo chỉ đạo của Chính phủ sao cho lĩnh vực báo chí của nước ta không ngừng phát triển và vững mạnh, hạn chế những yếu kém và nâng cao những mặt mạnh của báo chí.

Đặc biệt, Báo chí thực hiện tốt chức năng là cơ quan thông tin truyền thông để tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật của Quốc hội thông qua tới nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận của nhân dân. Chúng ta có một lực lượng đông đảo trên 700 cơ quan báo chí khác nhau, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian qua.

 Theo Hiền Mai

VnMedia

“Viễn thông xa mà gần”

(ICTPress) - Đó là tên của Bộ sưu tập tem của nhà sưu tập tem Đào Đức Long, Hội Tem Việt Nam vừa hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/2011), đồng thời hưởng ứng đợt phát động xây dựng các đề tài triển lãm 1 - 2 khung của Hội Tem Việt Nam. Nhà sưu tập tem Đào Đức Long đã dành bài viết giới thiệu bộ tem “Viễn thông xa mà gần” cho ICTPress với mong muốn chào mừng ngày truyền thống ngành Bưu điện.

Bộ tem có bưu phẩm như bì thư thực gửi, bì thư ngày phát hành đầu tiên và các bloc tem có nội dung về viễn thông thế giới và Việt Nam. Đề tài này bao gồm 6 phần như sau:

Phần thứ nhất - Truyền tin cổ xưa

Phần này mô tả từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều cách để báo hiệu và truyền tin cho nhau, nơi thì dùng trống, mõ, chiêng kẻng, nơi thì dùng khói vào ban ngày, lửa vào ban đêm, nơi thì thổi tù và, thổi vỏ ốc… Sau này ngành bưu chính ở nhiều nước châu Âu còn dùng kèn để báo hiệu. Từ đó kèn bưu chính trở thành biểu tượng đẹp của Ngành và được nhiều nước đưa lên tem thư.

Phần thứ hai – Điện tín hữu tuyến – Morse

Phần này giới thiệu nhà phát minh Samuel Morse (1791 – 1872) đã sáng tạo ra điện tín năm 1831 và đến năm 1837 ông cũng sáng tạo ra bảng mật mã chữ cái mang tên ông, các chữ được biểu thị bởi hai loại ký hiệu ngắn (là chấm) và dài (là gạch)… Bảng chữ cái này đã đăng ký phát minh năm 1840 và được áp dụng rộng rãi nhiều năm sau đó. Mãi đến năm 1997, người ta không sử dụng tín hiệu Morse nữa vì nó không còn thích hợp với yêu cầu mới là thông tin thì phải thật nhanh và thật chính xác. Như vậy là sau 160 năm, chiếc cần ma-níp không còn phát ra tiếng “tạch – tè” nữa.

Phần thứ ba - Điện thoại đầu tiên

Thế giới đã ghi nhận công lao to lớn của ông Alexandre Graham Bell (1847 – 1922), người phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên. Lúc đầu dựa vào lý thuyết điện từ trường của Gauss, Ohm, Macxoen… máy điện thoại còn rất thô sơ. Ngành Bưu chính Viễn thông thế giới cũng công nhận chiếc máy điện thoại cổ của Phillip Reis sáng chế năm 1861 có hộp loa hãng Siemens Halske cải tiến thành máy treo tường có một chuông và có ống nói cầm tay… Bộ trưng bày cũng giới thiệu trên 10 kiểu máy điện thoại cổ trên tem bưu chính của Đức phát hành năm 1990 và người xem có thể hình dung được từng bước cải tiến của máy điện thoại cổ.

Phần này còn giới thiệu các tem có chân dung ông Guglielmo Marconi (1874 – 1937), người đã phát minh tại nước Ý vào năm 1895 chiếc máy truyền tin vô tuyến thu phát sóng điện từ đã giúp cho truyền thông trên thế giới trở nên nhanh chóng dễ dàng. Phát minh của ông đã giành giải Nobel vật lý năm 1909.

Phần thứ tư - Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)

Phần này giới thiệu những bộ tem đẹp kỷ niệm 100 năm Liên minh Viễn thông thế giới (1865 – 1965). Do điện báo ra đời sớm nhất nên ngày 17/5/1865 tại Paris (Pháp), một hội nghị có 12 nước tham dự đã thống nhất những quy định về điện báo vô tuyến và điện báo hữu tuyến. Năm 1932 tại Madrid, Tây Ban Nha, Đại hội toàn quyền về điện báo vô tuyến và điện báo hữu tuyến được đổi thành Liên minh Viễn thông quốc tế (viết tắt là ITU – International Telecommunication Union). Các nước đã nhất trí lấy ngày 17/5/1865 là ngày ra đời ITU.

Đến nay, ITU đã có 146 năm thành lập. Đây là một tổ chức lâu đời nhất của Liên hợp quốc và cũng là tổ chức có nhiều nước tham gia nhất. Việt Nam đã tham gia ITU từ năm 1976 và cũng đã có những đóng góp tích cực.

Phần này cũng giới thiệu thêm một số tem và bưu phẩm kỷ niệm Hội nghị Viễn thông châu Âu (CEPT) và các hoạt động viễn thông ở một số nước như Anh, Đức, Ý, Hà Lan…

Đặc biệt bộ sưu tập còn nêu bật những tiến bộ kỹ thuật mới. Một số tem nói về việc thành lập mạng thông tin trên cơ sở hệ thống thông tin cáp sợi quang. Từ năm 1988, đường cáp xuyên Đại Tây Dương nối liền nước Mỹ với châu Âu dài 6.700 km, nước ta nối liền với các nước Đông Nam Á có tuyến dài 3260km…

Những tiến bộ kỹ thuật cho thấy vô tuyến điện truyền tiếng nói rồi tiếp đến truyền chữ, hình ảnh tĩnh (telex, fax…) sau đó là sóng điện mang âm thanh stereo… và rồi sự phát triển nhanh chóng của vệ tinh nhân tạo đã làm cho mọi người trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Ngày nay, âm thanh stereo kết hợp với hình màu chuyển động (video, truyền hình, truyền thông vũ trụ…) đã và đang phát triển khắp thế giới.

Phần thứ năm - Viễn thông phục vụ đời sống

Bằng những con tem rất sinh động cho thấy Viễn thông đã đáp ứng những nhu cầu hoạt động xã hội tới từng nhà, từng người như thăm hỏi, chúc tụng… cũng như giúp cho việc chỉ đạo xây dựng các công trình công nghệ lớn toàn cầu.

Một số tem nêu rõ viễn thông phục vụ cho việc khảo sát khí tượng thủy văn quốc tế, phục vụ cho giao thông vận tải đường bộ, đường thủy và đường hàng không… Viễn thông phục vụ cho việc phát thanh và truyền hình trên toàn thế giới và viễn thông còn giúp cho việc giữ gìn an ninh xã hội và quốc phòng.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của vệ tinh nhân tạo, ngành viễn thông đã góp phần không nhỏ làm biến đổi đời sống con người.

Phần thứ sáu - Viễn thông Việt Nam

Bộ trưng bày đã sử dụng hầu hết tem và bưu phẩm Việt Nam có nội dung về Viễn thông. Những hình ảnh đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen 1, Hoa Sen 2 đến những tem kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/1985), tem kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện khoa học Kỹ thuật Bưu điện, tem kỷ niệm Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã có nhiều đổi mới làm tốt nhiệm vụ của Ngành, hoàn thành chiến lược tăng tốc phát triển cả hai giai đoạn 1993 – 1995 và 1996 – 2000, thực hiện hai chiến lược đón đầu công nghệ mới và tổng thể phát triển nguồn nhân lực…

Phần cuối cùng dành cho bộ tem Vinasat-1 phóng thành công ngày 19/4/2008 đã hoạt động ổn định và chất lượng cao, nhiều dịch vụ phát thanh và truyền hình, liên lạc điện thoại, truy cập Internet, phát hình lưu động… được triển khai trên khắp đất nước, cả biên giới đến hải đảo xa xôi cũng như phủ sóng tại thị trường quốc tế.

Trong quá trình hoạt động, Viễn thông Việt Nam đã và đang tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển cất cánh của ngành đến năm 2020.

Đào Đức Long

Đảm bảo an toàn cho cổng thông tin điện tử

Bộ TT&TT vừa hướng dẫn các cơ quan Nhà nước triển khai hệ thống phòng thủ, cài đặt các ứng dụng bảo vệ, thiết lập và cấu hình cơ sở dữ liệu an toàn, thiết lập cơ chế sao lưu và phục hồi…

Đây là những biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các cổng thông tin điện tử trước tình trạng gia tăng những cuộc tấn công.

Việc thiết lập, cấu hình hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu an toàn là những phần quan trọng nhất
để đảm bảo vận hành một cổng TTĐT

Tăng cường thiết lập, cấu hình máy chủ an toàn

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) cho các cổng thông tin điện tử (TTĐT), đồng thời để thống nhất về nội dung và phương pháp quản lý ATTT theo yêu cầu của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 18/7, Bộ TT&TT ban hành Công văn số 2132/BTTTT-VNCERT về hướng dẫn các cơ quan Nhà nước triển khai áp dụng tài liệu “Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cơ bản đảm bảo ATTT cho các cổng/trang TTĐT”. Nội dung hướng dẫn nêu một số biện pháp kỹ thuật thiết yếu nhằm đảm bảo xây dựng và vận hành các cổng/trang TTĐT.

Phạm vi áp dụng trong hướng dẫn được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức và chỉ dẫn cơ bản về việc đảm bảo ATTT đối với phần cứng, phần mềm thuộc cổng/trang TTĐT, qua đó giúp các đơn vị quản lý đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp để xây dựng cổng/trang thông tin an toàn. Đối tượng áp dụng bao gồm các cổng/trang TTTĐ của cơ quan Nhà nước và các DN được áp dụng tối đa những biện pháp kỹ thuật cơ bản tại hướng dẫn trong điều kiện cụ thể cho phép.

Theo hướng dẫn, quy trình đảm bảo ATTT cho cổng TTĐT gồm 8 vấn đề: xác định cấu trúc web; triển khai hệ thống phòng thủ; thiết lập và cấu hình hệ thống máy chủ an toàn; vận hành ứng dụng web an toàn; thiết lập và cấu hình cơ sở dữ liệu an toàn; cài đặt các ứng dụng bảo vệ; thiết lập cơ chế sao lưu và phục hồi và một số biện pháp kỹ thuật chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Trong số đó, việc thiết lập, cấu hình hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu an toàn là những phần quan trọng nhất trong việc đảm bảo vận hành một cổng/trang TTĐT vì sẽ giúp giảm thiểu hay tránh các lỗi có thể dẫn đến khả năng bị tấn công.

Cụ thể, để bảo vệ cho cơ sở dữ liệu luôn an toàn, người quản trị cần thực hiện một số biện pháp như: luôn cập nhật phiên bản vá lỗi cho cơ sở dữ liệu mới nhất nhằm tránh các lỗi đã được công bố và khai thác; gỡ bỏ các cơ sở dữ liệu không sử dụng; tách biệt các cơ sở dữ liệu sử dụng cho những mục đích khác nhau; khóa tất các kết nối từ hệ thống hoặc từ ứng dụng khác ngoài ứng dụng web, máy chủ web và không cho phép bất kì kết nối trực tiếp nào từ Internet đến cơ sở dữ liệu hay giới hạn việc truy cập đối với các tài khoản sử dụng. Bên cạnh đó, người quản trị cần cấu hình ghi nhật ký và theo dõi nhật ký làm việc của cơ sở dữ liệu một cách hợp lý cũng như có cơ chế sao lưu và mã hóa các dữ liệu sao lưu để tránh bị tin tặc chiếm đoạt.

“Hướng dẫn một số biện pháp cơ bản đảm bảo ATTT cho cổng TTĐT sẽ là cẩm nang chi tiết giúp quản trị hệ thống của các cổng/trang TTĐT có thể lên kế hoạch, sớm triển khai biện pháp nâng cao năng lực đảm bảo ATTT cho cổng/trang TTĐT của mình”, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận định tại buổi tọa đàm về Tăng cường đảm bảo an toàn cho trang/cổng TTĐT.

Đẩy mạnh biện pháp phát hiện sớm tấn công DoS

Thống kê vừa được VNCERT công bố gần đây: hồi đầu tháng 6/2011 có khoảng 250 website DN và Chính phủ trở thành “nạn nhân” của tội phạm mạng (hacker), trong đó có 45 cổng/trang TTĐT của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, con số BKIS đưa ra lại cao hơn rất nhiều, trong tháng 6/2011, đã có hơn 450 website của các cơ quan, DN tại Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công, trong đó có 68 tên miền gov.vn. Đa số trường hợp bị tấn công theo phương thức xâm nhập và thay đổi giao diện, nội dung (defaced). Nhưng vẫn có không ít trường hợp bị tấn công từ chối dịch vụ (DoS) với mức độ nguy hiểm và phức tạp hơn rất nhiều.

Chính vì thế, trong tài liệu “Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật cơ bản đảm bảo ATTT cho các cổng/trang TTĐT” đã dành hẳn một nội dung nhằm cung cấp định hướng nâng cao năng lực phòng chống tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS cho các cổng/trang TTĐT. Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống DoS bao gồm, tăng cường khả năng xử lý của hệ thống như tối ưu hóa các thuật toán xử lý, mã nguồn của máy chủ web hay nâng cấp hệ thống máy chủ hoặc đường truyền; hạn chế số lượng kết nối tại thiết bị tường lửa tới mức an toàn hệ thống cho phép; sử dụng các tường lửa cho phép lọc nội dung thông tin để ngăn chặn các kết nối...

Tài liệu cũng chỉ rõ, tùy khả năng đầu tư, các cổng/trang TTĐT có thể trang bị giải pháp hoặc sử dụng dịch vụ phòng chống DoS/DDoS với các công cụ kỹ thuật sau: sử dụng hệ thống thiết bị, phần mềm hoặc dịch vụ giám sát an toàn mạng (đặc biệt về lưu lượng) để phát hiện sớm các tấn công DoS; sử dụng thiết bị bảo vệ mạng có dịch vụ tấn công DDoS chuyên nghiệp kèm theo như Arbor, Checkpoint…

Theo Nguyễn Khiêm

ICTNews

Điều chỉnh cước kết nối từ 1/10/2011 không ảnh hưởng đến phí dịch vụ di động

Sau thông tin cước kết nối từ di động đến nội hạt sẽ được áp dụng theo mức cước mới từ ngày 1/10/2011 (Thông tư 22/2011/TT-BTTTT), nhiều bạn đọc băn khoăn về việc liệu quy định trên có ảnh hưởng đến mức phí của người dân hiện đang sử dụng dịch vụ di động không. Để giải đáp thắc mắc này, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông
Ảnh: Chinhphu.vn

PV: Theo Thông tư mới ban hành của Bộ Thông tin và Truyền thông, cước kết nối cuộc gọi từ mạng di động đến mạng cố định nội hạt là 415 đồng/phút. Mức phí này thay đổi như thế nào so với hiện nay, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông: Theo Thông tư 22/2011/TT-BTTTT ngày 2/8/2011, kể từ ngày 1/10/2011, trường hợp mạng di động và mạng nội hạt kết nối trực tiếp với nhau, mạng di động khởi phát cuộc gọi sẽ phải trả cho mạng nội hạt kết cuối cuộc gọi cước kết nối là 415 đồng/phút.

Mức phí hiện nay đang áp dụng là 270 đồng/phút.

Như vậy, mức phí kết nối sẽ tăng thêm 145 đồng/phút. Mức cước trên không phân biệt giờ bình thường, thấp điểm hay cao điểm và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

PV: Việc tăng cước kết nối có ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí người sử dụng di động phải trả không, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Trụ: Việc điều chỉnh giá cước kết nối cuộc gọi từ mạng di động trực tiếp đến mạng điện thoại cố định nội hạt thực chất chỉ là việc điều tiết chi phí kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp viễn thông.

Việc điều chỉnh này không trực tiếp ảnh hưởng đến mức phí mà người sử dụng dịch vụ di động phải trả cho doanh nghiệp viễn thông.

PV: Vậy ông có thể cho biết tại sao phải tăng cước kết nối như trên?

Ông Nguyễn Xuân Trụ: Việc điều chỉnh giá cước kết nối cuộc gọi từ mạng di động trực tiếp đến mạng điện thoại cố định nội hạt lần này chỉ là một trong những giải pháp mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai thực hiện để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển mạng lưới, dịch vụ điện thoại cố định nhằm đảm bảo cho thị trường viễn thông phát triển bền vững.

Thời gian qua, do có chính sách phát triển tốt và đúng, thị trường viễn thông, internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện nhiều bất cập cần được điều chỉnh kịp thời về chính sách; trong đó có chính sách phát triển về điện thoại cố định nội hạt.

Theo quy định hiện hành, với mỗi phút kết nối từ mạng di động sang mạng cố định, mạng di động chỉ phải trả cho mạng cố định 270 đồng/phút. Trong khi đó, mạng cố định phải trả tới 415 đồng với mỗi phút kết nối từ dịch vụ điện thoại cố định sang mạng di động. Kéo theo là xu hướng dịch vụ cố định đang giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư không còn thiết tha với việc đầu tư vào dịch vụ cố định nữa.

PV: Thực tế thời gian qua, số thuê bao dịch vụ điện thoại cố định nội hạt cũng không tăng nhiều, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Trụ: Đúng vậy, thực tế cho thấy số thuê bao dịch vụ điện thoại cố định nội hạt hầu như không tăng hoặc tăng rất chậm trong nhiều năm vừa qua, trong khi thị trường dịch vụ di động lại có mức tăng trưởng rất lớn cả về số lượng thuê bao và doanh thu.

Cụ thể, trong 4 năm từ 2006 – 2009, khi số thuê bao điện thoại cố định tăng gấp đôi (từ 8.567.520 lên 17.427.365 thuê bao) thì số thuê bao điện thoại di động đã tăng gấp 5,2 lần (từ 18.892.480 lên 98.223.980 thuê bao). Trong đó, tăng trưởng chủ yếu tập trung vào thuê bao điện thoại cố định không dây (sử dụng cơ sở hạ tầng mạng di động).

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, việc duy trì, phát triển mạng điện thoại cố định nội hạt về lâu dài đảm bảo được các yêu cầu về phổ cập dịch vụ cho mọi người dân đặc biệt là người nghèo và các vùng khó khăn, đáp ứng được nhu cầu về an toàn an ninh thông tin và đặc biệt là xu thế hội tụ dịch vụ, công nghệ trên nền mạng điện thoại PSTN (Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng , có thể gọi tắt là mạng điện thoại công cộng).

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Chinhphu.vn

Việt Nam triển khai Tem xác thực hàng hóa SMS

Ban chỉ đạo Trung ương về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, Ban Cơ yếu Chính phủ vừa công bố Tem xác thực hàng hóa điện tử SMS.

Chỉ đạo 127/TW và Công ty 129 - Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết triển khai
sử dụng Tem xác thực hàng hóa điện tử SMS

Đây là tem chống hàng giả được dán trên sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể biết sản phẩm đó là thật hay giả, kiểm tra nguồn gốc sản phẩm qua thao tác gửi tin nhắn hoặc gọi điện đến tổng đài để đối chiếu thông tin. Các thông tin trên tem gồm: Mã xác thực (là một dãy số ký tự in trên tem được phủ bằng một lớp tráng bạc bảo vệ bên ngoài); Số seri sản phẩm gồm một dãy ký tự (từ 12 - 14 ký tự) in trực tiếp trên tem và số điện thoại hỗ trợ...

Tem xác thực hàng hóa điện tử SMS được thiết kế đơn giản với chi phí thấp. Người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc hàng hóa qua tem xác thực điện tử SMS bằng thao tác cực kỳ đơn giản là cào lớp tráng bạc mỏng bên ngoài để biết mã số bí mật rồi gọi điện, hoặc nhắn tin tới số điện thoại hỗ trợ, hoặc tra cứu qua Internet để biết thông tin đúng về hàng hóa.

Qua khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinatas), có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái. Theo thống kê, 70-80% rượu ngoại trên thị trường là giả, 50% mỹ phẩm ngoại giả; 83% hàng giả ở Hà Nội là từ Trung Quốc, 65% hàng giả ở TP.HCM sản xuất trong nước.

HL

Những “liều thuốc” trị bệnh thuê bao ảo

Việt Nam hiện đang có trong tay trên 120 triệu thuê bao di động, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia viễn thông, trong số này có khá nhiều thuê bao ảo chỉ khiến nhà mạng tốn chi phí duy trì trên hệ thống mà không đem lại nguồn doanh thu nào…

Ảnh minh họa: Internet

Tháng 5 vừa rồi, theo con số mà Tổng Cục thống kê công bố, bỗng dưng, Việt Nam mất tới hơn 40 triệu thuê bao di động chỉ trong vòng một tháng. Nếu như tháng 4/2011, số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, Việt Nam đã có tới 174,3 triệu thuê bao trong đó có 157,8 triệu là di động, thì sang tháng 5/2011, chỉ còn lại có 112.3 triệu.

Nhưng khi tìm hiểu ra, đây chỉ là cách tính mới của cơ quan chức năng về số thuê bao thực hiện có của Việt Nam. Thay vì công bố số liệu thuê bao di động là các số thuê bao đã kích hoạt của các doanh nghiệp viễn thông dù chưa phát sinh lưu lượng, giờ Tổng cục Thống kê sẽ chỉ công bố thuê bao phát sinh lưu lượng trong tháng.

Theo các chuyên gia viễn thông, áp dụng theo cách tính mới này sẽ giúp nhà mạng không còn khai khống số thuê bao của mình nữa. Thậm chí, không ít số thuê bao được kê khai chỉ là thuê bao ảo, nhưng vì chạy theo thành tích, vẫn có mạng tính vào.

Khi Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý thuê bao di động trả trước được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành vào năm 2009, nhiều ý kiến cho răng đây cũng là một biện pháp khá mạnh tay góp phần giảm nạn thuê bao ảo. Đó là quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động, trừ trường hợp là người đứng tên đại diện cho cơ quan tổ chức.

Thông tư 22 còn nghiêm cấm các hành vi sử dụng chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người khác để đăng ký thông tin thuê bao hoặc sử dụng chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký thông tin thuê bao cho người khác (trừ trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan tổ chức). Đồng thời, Thông tư cũng xiết chặt việc quản lý SIM của doanh nghiệp bằng cách nghiêm cấm lưu thông trên thị trường những SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước.

Ra đời trước Thông tư 22, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản chính thức quy định cách tính thuê bao di động thực mới. Nếu như theo cách tính cũ, thuê bao được coi là thuê bao thực khi còn đang hoạt động hai chiều trên mạng hoặc còn một chiều (chiều nghe) thì cách tính mới chỉ công nhận thuê bao di động thực khi nó tồn tại trên tổng đài tính cước. Và cách tính này giờ đã được áp dụng thống nhất.

Theo một lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông thường, cách tính thuê bao thực mà Việt Nam từng áp dụng vốn được nhiều quốc gia lựa chọn nhưng với thực tế phát triển nóng như Việt Nam, tình trạng thuê bao “ăn sổi” chỉ hoà mạng SIM khi được khuyến mại, giảm giá rồi sau đó không sử dụng đó nữa, lại kích hoạt SIM mới mà tổng đài của các mạng vẫn phải bỏ chi phí duy trì SIM đã “về hưu” khiến cách tính này không thực sự chính xác.

Thế nhưng, trên thực tế vẫn có tình trạng “lách” quy định của nhà nước. Do chưa kiểm tra được độ chính xác của thông tin mà thuê bao di động đăng ký nên tình trạng nhờ người đăng ký, đăng ký khống vẫn xảy ra. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Công an đang hoàn thiện việc đối soát, đưa ra con số chính xác nhất về việc kiểm tra dữ liệu hơn 4 thuê bao trả trước tại Hà Nội.

Nhiều người dự đoán, lượng thuê bao khai sai thông tin sẽ khá đông. Nếu không đăng ký lại với nhà mạng sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước “điểm mặt, chỉ tên” rõ ràng trong thời gian tới, những thuê bao này sẽ bị cắt liên lạc, xóa số. Đây cũng là cách để người dùng có ý thức hơn trong việc sở hữu số thuê bao của mình, không dùng tràn lan, lãng phí.

Từ ngày 1/8 vừa rồi, hai mạng di động VinaPhone, MobiFone đã bắt đầu tính thời gian lưu hành SIM/KIT của mình. Theo đó, các loại SIM/KIT của VinaPhone và MobiFone phát hành trước 0h ngày 1/8/2011 chỉ có thời hạn sử dụng tối đa đến hết ngày 31/12/2013. Các SIM/KIT phát hành sau 0h ngày 1/8/2011 có thời hạn sử dụng 24h00 ngày 31/12 của năm thứ hai liền sau năm phát hành. Sau thời gian này, VinaPhone và MobiFone sẽ thu hồi lại các số đã phát hành ra thị trường nhưng không được kích hoạt, hoặc đã kích hoạt nhưng không phát sinh cước.

Việc giới hạn thời gian lưu hành đối với SIM/KIT chưa hòa mạng được nhận định là một chính sách đúng nhằm hạn chế nạn đầu cơ số đang ảnh hưởng lớn tới thị trường viễn thông trong suốt thời gian qua. Đây cũng sẽ là liều thuốc giúp doanh nghiệp giảm tình trạng thuê bao ảo vốn tồn tài lâu nay, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên kho số.

Những ngày vừa rồi, thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quy hoạch lại kho số di động bằng cách nghiên cứu, có thể sẽ nâng độ dài thuê bao di động 10 số hiện nay lên 11 chữ số khiến người dùng không khỏi lo lắng. Thế nhưng, việc nghiên cứu của cơ quan quản lý nhà nước là cần thiết ở thời điểm này để có thể giúp cho tài nguyên kho số di động của Việt Nam được sử dụng hiệu quả nhất. Tránh nạn SIM số rác, ảo vẫn còn hiện nay.

Tuy nhiên, mọi biện pháp phải được triển khai thống nhất. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước tới cả các doanh nghiệp và bản thân người dùng. Có thể nói,nếu hàng loạt các "liều thuốc" trị bệnh thuê bao ảo, sim số rác được áp dụng đồng bộ ở thời điểm này là rất cần thiết  và đem lại hiệu quả cho thị trường di động Việt.

 Theo Hiền Mai

VnMedia

Nhan nhản cửa hàng “nhái” Apple

Tại Việt Nam, các cửa hàng sử dụng logo quả táo, với bảng hiệu dùng hai màu trắng đen và tên gọi giống các cửa hàng chính hãng của Apple xuất hiện ngày càng nhiều.

Ở TP.HCM, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có các cửa hàng iShop, Hoàng Anh; ở đường Ba Tháng Hai là Viscom, FashionMobi. Các cửa hàng này đều có cách thiết kế dễ gây nhầm lẫn từ bảng hiệu, logo đến các tủ trưng bày sản phẩm.

Cửa hàng Hoàng Anh, iShop trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM - Ảnh: Gia Tiến

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù khẳng định là đại lý chính thức của Apple tại Hà Nội, nhưng chuỗi cửa hàng istorevn tại các địa chỉ 72 Nguyễn Du, 43 Khâm Thiên và 231 Xã Đàn đều không có trong danh sách các cửa hàng bán lẻ hay dịch vụ của Apple tại Việt Nam. Ngay cả iStore Care tại 72 Nguyễn Du tự nhận là Trung tâm Bảo hành đạt chuẩn Apple đầu tiên tại Hà Nội cũng không hề được Apple công nhận.

Tương tự, các cửa hàng ở TP.HCM như iStore Premium tại Trung tâm thương mại Vincom Center, 70-72 Lê Thánh Tôn, quận 1 của Công ty FPT Distribition cũng là một địa chỉ không có trong danh sách đại lý cấp 1 của Apple tại Việt Nam (premium reseller), nhưng trên trang web của iStore Premium (istorepremium.vn) và cả trên thẻ thành viên dành cho khách hàng đã mua sản phẩm tại iStore Premium đều in logo premium reseller của Apple.

Ông Trang Trung Trí - tổng giám đốc tại Việt Nam của JEL Corp, nhà phân phối đồng thời là đại lý cấp 1 của Hãng Apple, cho biết đến thời điểm này theo danh sách trên website của hãng (www.apple.com), Việt Nam có 37 cửa hàng bán lẻ và bảy cửa hàng cung cấp dịch vụ chính hãng Apple, nhưng trên thực tế chỉ có 12 cửa hàng đang hoạt động, trong đó chỉ bốn đại lý cấp 1 gồm ba ở TP.HCM có tên iCenter và FutureWorld, tại Hà Nội có một cái tên FutureWorld. Hãng Apple đang sắp xếp, lọc lại các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam và đến tháng 9-2011, sẽ có hơn 20 cửa hàng trong danh sách này không được tiếp tục hợp đồng là đại lý của Apple, đồng thời sẽ có thêm vài đại lý cấp 1 ra mắt trong tháng tới.

Theo ông Trí, mỗi cửa hàng bán lẻ dù là đại lý cấp 1 hay cấp 2 (authorized reseller) đều ký hợp đồng trực tiếp với Apple. Điều kiện để được ủy quyền bán lẻ sản phẩm Apple rất khó khăn. Hợp đồng được ký mỗi năm đối với từng cửa hàng và được quản lý chặt chẽ. Hằng năm Apple đều gửi thư xác nhận việc tiếp tục hợp đồng với mỗi cửa hàng. Chỉ cần hỏi có thư của Apple hay không là sẽ biết cửa hàng có phải là đại lý của Apple hay không.

Hãng có công ty chuyên đi khảo sát thị trường nên nắm hết danh sách các cửa hàng bán sản phẩm Apple không hợp pháp tại Việt Nam. Trên thực tế các cửa hàng này không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh số của Apple, nhưng lại gây thiệt thòi cho người tiêu dùng như bán hàng không đúng nguồn gốc, giá bán lộn xộn, bán hàng ăn cắp, hàng cũ tân trang... Khi mua hàng ở những nơi này, người tiêu dùng sẽ chỉ biết hàng của mình là hàng cũ hay hàng ăn cắp khi vào hệ thống bảo hành.

Theo chính sách của Apple, khi bảo hành nếu phát hiện sản phẩm là hàng ăn cắp thì hãng sẽ tịch thu. Nếu chẳng may rơi phải trường hợp này thì thiệt thòi và xui xẻo cho người mua.

Theo Hồng Nhung

Báo Tuổi trẻ