Apple không phải phá mã iPhone nghi vấn trong vụ điều tra ma túy

(ICTPress) - Một thẩm phán liên bang ở Brooklyn, New York, ngày 29/2 đã bác bỏ yêu cầu của Bộ Tư Pháp yêu cầu Apple giúp tiếp cận dữ liệu trên một chiếc iPhone khóa, trong một phán quyết ủng hộ công ty này trong cuộc chiến bảo vệ quyền riêng tư với chính phủ.

Chính phủ muốn tiếp cận chiếc iPhone hồi tháng 10 năm ngoái, nhiều tháng trước khi một thẩm phán ở California lại yêu cầu Apple cho phép chính phủ tiếp cận chiếc điện thoại được một trong những tay súng ở San Bernardino, California tấn công.

Theo thông tin từ Reuters, Business Insider, thẩm phán James Orenstein ở Brooklyn đã phán quyết ông không quyền yêu cầu Apple phá hủy khả năng an ninh của một chiếc iPhone được tìm thấy trong một cuộc điều tra về ma túy.

Chiếc iPhone 5S bị nghi vấn của một người bán thuốc gây tê có tên là Jun Feng, được tìm thấy trong nhà của người này. Feng cho biết đã quên mật khẩu, và cơ quan thực hành luật ma túy đã yêu cầu Văn phòng điều tra liên bang giúp họ phá mã chiếc iPhone.

Bộ Tư pháp Mỹ đã “thất vọng” trong phán quyết của thẩm phán Orenstein và dự định đề nghị một thẩm phán cấp cao hơn trong cùng quận liên bang để xem xét vấn đề trong vài ngày tới, đại diện của bộ này cho biết.

Mặc dù bị đơn trong vụ việc đã nhận lỗi, Bộ Tư pháp vẫn tin rằng chiếc điện thoại có chứa bằng chứng “sẽ giúp chúng tôi trong việc điều tra tội phạm thực sự”, một viên chức của Bộ này cho biết.

Khi đấu tranh với yêu cầu của chính phủ để trích rút dữ liệu từ iPhone, Apple đã lên tiếng cho hay việc buộc phải làm việc này “có thể đe dọa lòng tin giữa Apple và các khách hàng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương hiệu của Apple”, theo hồ sơ của tòa.

Thẩm phán Orenstein cho biết phán quyết ủng hộ nỗ lực của Apple không phải là một quyết định về “liệu chính phủ có thể buộc Apple giúp mở khóa một thiết bị cụ thể; hay thay vào đó Luật All Writs giải quyết được vấn đề đó và nhiều việc khác có thể xảy ra”.

Các công tố cho biết kể từ năm 2008, Apple đã tập hợp được 70 lệnh tương tự của tòa án dựa trên luật All Writs, một đạo luật năm 1789 đã trao cho các tòa án liên bang quyền hạn lớn là được ra “các lệnh cần thiết ha phù hợp”, mà không bị phản đối.

Vụ việc trước phán quyết của tòa Brooklyn, theo các công tố viên, là lần đầu tiên Apple phản đối các nỗ lực thực thi luật để sử dụng các bằng chứng tìm kiếm để buộc công ty công nghệ này trợ và mở khóa những chiếc iPhone đã tìm thấy trong các cuộc điều tra.

Nhưng kể từ tháng 10 năm ngoái, khi Apple lần đầu đề nghị thẩm phán Orenstein phủ quyết yêu cầu của Chính phủ, Apple đã từ chối yêu cầu giúp đỡ tiếp cận ít nhất 12 thiết bị mà Bộ Tư pháp Mỹ đề nghị hỗ trợ, theo một lá thư mở từ Apple gửi thẩm phán Orenstein  đầu tháng này.

HY

Tin nổi bật