Truyền thông Mỹ thất bại trong việc đưa tin đánh bom ở Boston như thế nào

(ICTPress) - Quả là một tuần mệt nhoài đối với bất cứ ai trong giới báo chí - và là một tuần cảnh tỉnh cho bất cứ ai truyền thông theo cách lương tâm.

Việc đưa tin về sự kiện Marathon ở Boston, từ cuộc đánh bom hôm thứ Hai ngày 15/4 đến việc bắt giữ kẻ tình nghi đánh bom Dzhokhar Tsarnaev hôm thứ Sáu ngày 19/4, đã mang đến một số kiểu tin tức tồi tệ nhất trong kỷ nguyên số.

Dưới đây là những cách truyền thông đã thất bại trong việc đưa tin tức lớn, “chấn động” - và một lý do đơn giản tại sao.

1. Truyền thông đã làm nhiều thứ trở nên sai

Đầu tiên là CNN thông báo hùng hồn một vụ bắt giữ, sau đó là việc rút lui vụng về. Rồi đến AP, Boston Globe tương tự. Báo New York Post thổi phồng số người chết, sau đó khẳng định sự ngược lại, và liên tục nhận định sai những kẻ tình nghi. Ở phía truyền thông xã hội, một đội dân phòng lùng tìm và tiêu diệt lầm người trên Reddit và Twitter. Sau đó có thêm nhiều tờ báo cánh hữu, với những lý thuyết không hiểu rõ lý lẽ là thủ phạm thực sự là một người Saudi hoặc là toàn bộ câu chuyện là một vụ tấn công “cờ lệnh giả”… và là một việc đã được sắp đặt trước của chính phủ Mỹ.

Và đó là một vấn đề lớn. Bất cứ ai theo dõi đều nhận thấy những lỗi nhỏ liên tục xảy ra và thông tin không được thẩm định - và, trong trường hợp tốt nhất, là tránh lặp lại một loạt các sự việc không đáng có, là đã nhồi nhét những điều thừa trống rỗng vào tin tức.

2. Làm mất mọi cảm xúc tương quan

Không đáng để truyền thông Anh ngữ đã dành quá nhiều sự chú ý vào một cuộc đánh bom mà giết chết 3 người ở Boston hơn so với các cuộc đánh đã cướp đi 50 sinh mệnh ở Iraq trong cùng ngày này. Đúng là truyền thông đã đưa tin để người đọc thấy được sự liên hệ. Không có gì mới ở đây.

Nhưng bạn đọc Mỹ có lẽ quan tâm về một vụ xả xúng thông thường, một vụ bạo lực trong nước, một sự trì trệ, các vụ tai nạn ô tô, các tác động của cơ hội chủ nghĩa ở các bệnh viện, rác thải độc hại, và ô nhiễm than đá, và bất cứ một trong vô số việc nào khác mà hàng ngàn lần cướp đi sinh mạng họ trong một năm hơn là một vụ khủng bố. Nhưng giới truyền thông đã không đưa những tin tức này với mật độ dầy đặc tương tự gần như đưa tin vụ đánh bom ở Boston.

3. Truyền thông đã không cho thấy những gì không nên

“Báo chí lâu năm sẽ đã không cho mọi người thấy cành cây to bị toác ra”, Marcus Schwarze, một biên tập viên tại ở tờ Rhein-Zeitung ở Koblenz, Đức cho biết sau một bức ảnh rùng rợn từ cuộc đánh bom được đăng tải nhiều lần trên nhiều trang tin tức. “Chúng ta không nên đưa tin kiểu đứa con 10 tuổi của tôi không thể ngủ được sau đó. Mô tả bằng “hình ảnh” hoặc kiểu của tổ chức “thăm dò quốc gia ” (National Survey of Family Growth - NSFG) đã làm cho tôi mụ mị”.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với Schwarze; tôi nghĩ những người có lý có thể tranh luận về những bức ảnh hình họa nào nên được đăng tải công chúng và bức ảnh nào là ý muốn không lành mạnh, hoặc có dấu hiệu cảnh báo có cho đồng ý đăng tải hay không. Nhưng nhiều cơ quan báo chí một lần nữa tự cho là người đứng gác nghiêm túc cho những cảm xúc của người đọc mà hiện xem  những cảm xúc này như là vấn đề của người đọc, tác giả bài viết trên Mashable cho biết.

4. Truyền thông đã không làm tốt hai việc quan trọng nhất

Việc thứ nhất: Trả lời câu hỏi “Hiện tại điều gì đang xảy ra?”

Để trả lời việc này, nếu bạn không phải là người nghiện tin tức đã theo dõi sát sao tin này, có thể khó khăn đến ngạc nhiên. Thực vậy, nhiều tờ báo (chẳng hạn như Quartz) không cố gắng đưa tin tức sự kiện từng phút nhưng đưa tin kiểu chọn các góc cụ thể. Những thậm chí trên các trang tin tức lớn tuần này, cũng khó có thể nắm bắt điều gì đang diễn ra.

Đây là một vấn đề của kế hoạch. Phần lớn các trang đưa tin “nóng” vừa theo kiểu một bài báo - định kỳ được viết lại - mang đến cho bạn một số thông tin cần thiết nhưng trở nên vô giá trị khi tin tức dịch chuyển nhanh - hay một trong blog đưa tin trực tiếp, rất dễ dàng theo dòng thời sự nhưng là cách tệ hại để thông báo cho mọi người không cập nhật tin tức. Và các trang blog đưa trực tiếp sống động là rất ít.

Twitter cho tới hiện tại là nơi tốt nhất đưa mọi thứ đầu tiên. Tất cả thông tin mới, cả đúng và chưa đúng đều xuất hiện lập tức trên trang này. Thậm chí bạn không có ti vi, bạn vẫn có thể theo dõi mọi hoạt động trên nhiều đài truyền hình khác nhau ở thời gian thực, thông qua nhiều người đăng tải trên Twitter. Nhưng lại một lần nữa, đối với bất cứ ai chưa sẵn sàng “say” tin tức, thì điều này gần như vô dụng.

Thậm chí cả các trang siêu tin tức, Google và Bing, cũng đã nỗ lực lớn để điều chỉnh các cỗ máy tìm kiếm của mình cho các tin tức thời gian thực, cũng gây thất vọng khi có vấn đề nhất. Tin tức đã được tìm kiếm một vài phút sau khi Dzhokhar Tsarnaev đã lôi ra khỏi chỗ ấn náu trên một con tàu và bị bắt giữ:

Việc thứ hai: Trả lời câu hỏi: "Điều này có thực sự thực sự đúng?"

Ngay khi một tin đồn thất thiệt nhắm vào Internet, tìm hiểu liệu đã bị bóc trần có thể xem là một ý tưởng phát hiện hay, thậm chí nếu các nơi đưa tin tin cậy đã không lặp lại. Điều này giống như vấn đề “điều gì đang diễn ra”, lại là vấn đề kế hoạch. Các tổ chức tin tức được tổ chức để đưa tin tức nhưng không kế hoạch để tổ chức các cơ sở lập luận. Bạn sẽ không tìm ra được một danh sách các lời lẽ nhân chứng về các kẻ đánh bom ở Boston ở bất cứ đâu. Và nếu bạn tìm kiếm một khẳng định như vậy - có thể được vin vào là những kẻ đánh bom đã là những kẻ tấn công sẽ cướp một cửa hàng 7-11 trước khi đụng chạm với cảnh sát - bạn sẽ phải mất một lúc phát hiện ra điều này không đúng.

Nguyên nhân gốc rễ: Một cuộc chiến “hút” sự chú ý

Sau Boston, một số người làm báo - một cách tự nhiên - đã lên tiếng hy vọng truyền thông có trở nên trách nhiệm hơn hay bạn đọc sẽ phân biệt hơn. Nhưng có quan ngại là sự cân bằng cơ bản của kinh doanh truyền thông bị tảng lờ.

Truyền thông kiếm tiền dựa nhiều vào sự quan tâm chú ý. Nhờ có Internet, số người chú ý đã bùng nổ, số cách thức cạnh tranh sự chú ý của từng người đã mọc lên như nấm sau mưa, và số tiền cho mỗi sự chú ý có giá trị đã giảm. Do đó, tất cả truyền thông hiện nay đang cạnh tranh trong cùng khu vực khổng lồ này, để đạt được một phần chú ý nhỏ hơn bao giờ.

Và khi một tin tức nóng tràn ngập, cuộc cạnh tranh thu hút sự chú ý trở nên điên cuồng, bởi vì chúng ta đều biết sự chú ý của người đọc đối với bất kỳ tin tức nào là rất ngắn nhưng đền đáp cho cho sự chiến thắng ở khoảnh khắc đó là lớn. Và do đó phải chiến đấu từ đầu đến cuối để được chú ý trước khi một ngày kết thúc.

Cách duy nhất có thể thay đổi nếu cuộc cạnh tranh sự chú ý giảm. Và giảm đi là có thể. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên không bình thường, một trong số đó đơn giản là quá nhiều cách truyền thông. Nhiều tờ báo truyền thông đã từng phục vụ đối tượng bạn đọc cụ thể nhưng hiện nay cạnh tranh để có được độc giả tương tự vẫn chưa tắt ngấm hẳn. Trong số đó, nhiều tờ báo mới đã xuất hiện vẫn đang phát triển.

Một số báo sẽ biến mất. Nhưng chúng ta không biết bao lâu nữa. Và chúng ta không biết những tờ báo tồn tại sẽ ra sao. Họ sẽ nỗ lực không cân đối về những tin tức nóng theo kiểu tranh giành để dành được phần bánh chú ý lớn hơn? Hay ít cạnh tranh hơn, họ sẽ tìm cách kiếm sống theo cách chuyên sâu hơn? Tờ báo có thể hoạt động tốt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào câu trả lời.

Mai Nguyễn

Tin nổi bật