Syndicate content

Nghề báo

Những tờ báo 200 tuổi xuất hiện trên mạng trực tuyến

Tóm tắt: 

Công chúng sẽ có thể đọc được nội dung của 200 tựa báo lâu đời nhất trên khắp nước Anh và Ai-len khi mới đây bốn triệu trang báo từ thế kỷ 18 và 19 đã được Thư viện Anh đưa lên mạng trực tuyến.

Công chúng sẽ có thể đọc được nội dung của 200 tựa báo lâu đời nhất trên khắp nước Anh và Ai-len khi mới đây bốn triệu trang báo từ thế kỷ 18 và 19 đã được Thư viện Anh đưa lên mạng trực tuyến.

Công việc scan các trang báo ở Thư viện Anh

Vậy là ở thời hiện đại, người ta có thể xem tin tức về các sự kiện lớn trong quá khứ như đám cưới của Nữ hoàng Victoria với Thái tử Albert vào năm 1840 cũng như sự phát triển của những tuyến đường sắt. Mọi người có thể tự do tìm kiếm trong kho lưu trữ số này, nhưng để đọc sẽ cần một khoản phí.

Người đứng đầu bộ sưu tập báo chí của Thư viện Anh, ông Ed King, nói: "Thay vì việc phải lật giở từng trang báo trong thư viện, người dân khắp Vương quốc Anh và trên toàn thế giới sẽ có thể khám phá cho mình những mỏ vàng của các câu chuyện và thông tin chứa đựng trong đó.”

"Khả năng tìm kiếm trên hàng triệu bài viết sẽ mang lại kết quả nhanh chóng chỉ sau một vài giây nhấp chuột cho mỗi người dùng, công việc mà trước đây họ có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng.”

Những báo có mặt trong dự án này bao gồm Aberdeen Journal (ra đời năm 1747), Belfast Newsletter (1737), Western Mail (1869), và Manchester Evening News (1868). Một nhóm nghiên cứu đã dành cả một năm qua ở kho báo chí Thư viện Anh tại Colindale, phía bắc London, số hóa đến 8.000 trang báo một ngày. Họ hy vọng sẽ quét thêm được khoảng 40 triệu trang trong vòng 10 năm tới.

Ông Ed Vaizey, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Truyền thông và Các ngành công nghiệp Sáng tạo, nhận định kho lưu trữ số này là "một nguồn tài nguyên phong phú và cực kỳ thú vị" của nước Anh.

Hoài Thanh
Nhà báo và Công luận/BBC

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhầm cảnh “tấn công CSGT” và mặt trái của báo online

Tóm tắt: 

Một số trang báo trực tuyến đăng bản tin gây sốc: Một nhóm thanh niên hành hung hai CSGT bằng dao chọc tiết lợn, tuy nhiên, thực tế những hình ảnh này chỉ là một cảnh diễn mới được phát trên VTV6.

Chiều ngày 24/11, trên một số trang báo trực tuyến xuất hiện một bản tin gây sốc: Một nhóm thanh niên đang hành hung hai CSGT bằng dao chọc tiết lợn. Tuy nhiên, thực tế những hình ảnh này chỉ là một cảnh diễn mới được phát trên VTV6.

Hình ảnh được nhiều tờ báo điện tử và trang tin trực tuyến đăng tải về một vụ "tấn công CSGT bằng... dao chọc tiết lợn" trong ngày 24/11 vừa qua.

Bản tin "tấn công CSGT" gây sốc

Hiện khi tìm kiếm trên Google với cụm từ "tấn công CSGT bằng dao chọc tiết lợn" vẫn cho ra kết quả nhiều tin bài trên các báo điện tử và trang thông tin trực tuyến đăng lại bản tin dẫn nguồn từ báo NLĐ Online. Tuy nhiên, khi bấm vào kết quả tìm kiếm, một số trang báo như Bee, 24h, TT&VH... đã gỡ bỏ nội dung bài viết này. Bản thân bản tin gốc trên báo NLĐ Online cũng đã được xóa.

Bản tin gốc của tác giả có bút danh Quý Lâm được xuất bản lúc 12h05p ngày 24/11 trên NLĐ Online, xuất phát từ một hình ảnh "ghê rợn" được chia sẻ trên diễn đàn otosaigon.com với cảnh một nhóm thanh niên đang tấn công 2 CSGT bằng côn nhị khúc và dao chọc tiết lợn. Bản tin cũng cho biết "hiện chưa thể xác định địa điểm, thời gian xảy ra và hậu quả của vụ tấn công".

Ngay sau đó, với tính chất "ghê rợn" của hình ảnh tấn công CSGT, rất nhiều tờ báo và trang thông tin trực tuyến đã đăng tải lại bản tin này với tốc độ chóng mặt, cả với hình thức lấy lại thủ công (copy & paste) và lấy lại tự động bằng phần mềm máy tính.

Tuy nhiên, sau khi bản tin được chia sẻ trên Facebook và các diễn đàn trực tuyến như WTT..., nhiều cư dân mạng đã phát giác đây là cảnh dàn dựng trong đoạn phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" của chương trình Tòa tuyên án phát trên VTV6 vào đầu tuần này. Có thể một thành viên vui tính nào đó đã chụp lại cảnh côn đồ tấn công CSGT trong phim và chia sẻ lên diễn đàn otosaigon.com, khiến tác giả Quý Lâm xem được và "chuyển thể" ngay thành một bản tin "chưa thể xác định địa điểm, thời gian và hậu quả vụ tấn công".

Kết quả tìm kiếm trên Google cho thấy khá nhiều tờ báo và trang tổng hợp tin tức trực tuyến đã đăng tải lại bản tin gây sốc này.

Mặt trái của thông tin trực tuyến

Điều đáng nói là xuất phát từ sự bất cẩn của một phóng viên trong việc xác minh thông tin, môi trường Internet đã gián tiếp thúc đẩy cho sự lan tỏa nhanh chóng của bản tin thiếu chính xác này. Trong thời buổi báo chí online cạnh tranh nhau đến từng phút như hiện nay, các trang thông tin trực tuyến cũng trở nên thụ động và phản xạ máy móc theo cách đơn giản là lập tức đăng tải lại mà không cần xác minh thông tin.

Tất nhiên, sau khi có thông tin xác minh rằng hình ảnh tấn công CSGT bằng dao chỉ là đóng phim, các trang báo online có nhiều người đọc đã tiến hành xóa bỏ thông tin không chính xác. Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều trang thông tin tổng hợp và sao chép tự động còn lưu lại bản tin này.

Nếu một người được nghe kể lại và lên mạng tìm kiếm thông tin thì vẫn đọc được các thông tin cho thấy đã xảy ra một vụ tấn công CSGT bằng dao với hình ảnh ghê rợn, còn thông tin trên các trang báo online có uy tín hơn thì chỉ là trang web đã xóa trắng nội dung.

Cảnh phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" trong chương trình Tòa tuyên án trên VTV6 với các đối tượng hành hung CSGT bị xét xử. (Nguồn: vtv6.com.vn)

Cần chỉnh sửa ngay trên nội dung sai

Không phải chỉ ở Việt Nam, các trang báo online quốc tế cũng phải chịu áp lực cạnh tranh thông tin, và việc đăng tải những thông tin thiếu chính xác, không có cơ sở xác minh cũng là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, với các trang báo trực tuyến quốc tế, bao gồm cả tờ báo uy tín lẫn các trang tin "lá cải" chuyên về tin đồn, cũng có những quy định khi đưa thông tin không chính xác. Cụ thể là bản tin không chính xác được hiệu đính lại, sửa đổi tiêu đề, ghi rõ phần nội dung mới cập nhật (Update), gạch chân hoặc gạch giữa các thông tin sai và bổ sung thêm các thông tin chính xác về sự việc.

Cách làm này giúp các độc giả sau khi đọc phải thông tin sai lệch ban đầu có cơ hội được cập nhật những thông tin chính xác hơn, không bị thiếu thông tin để bán tín bán nghi vào thông tin sai. Việc cập nhật nội dung cũng giúp giữ thể diện một cách tốt nhất cho tờ báo đã đăng tải thông tin thiếu chính xác, tránh gây phản cảm và thể hiện sự tôn trọng độc giả hơn khi họ truy cập vào đường link cũ để kiểm tra lại thông tin.

Các độc giả trực tuyến tại Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng quyền lợi tương tự, và theo lẽ tất yếu sẽ ưa thích những trang báo nào thể hiện được sự tôn trọng với độc giả nhiều hơn. Áp lực cạnh tranh thông tin trực tuyến tới đây sẽ không chỉ còn là độ nhanh, độ chính xác của thông tin hay lượng hit truy cập, mà còn cả độ tôn trọng độc giả.

Huy Phong

Theo Vietnamnet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress
Các chuyên mục liên quan: 
Nghề báo

Sẽ thiết lập đường dây nóng ứng cứu việc tấn công báo mạng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Một số tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công trong thời gian dài” được Hiệp hội an toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật về An toàn Thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2011.

(ICTPress) - “Một số tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công trong thời gian dài” được Hiệp hội an toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật về An toàn Thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2011.

Báo điện tử VietNamNet bị tấn công trong một thời gian dài (Ảnh minh họa)

Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống kê lại các vụ điển hình như:                    

Tối 26/10/2003, website của báo điện tử Thể thao Việt Nam đã bị các hacker xâm nhập vào hệ thống bảo mật và tấn công, thay đổi một loạt nội dung của trang web này... 

Ngày 27/3/2011, Báo Người đưa tin - Báo điện tử của Báo Đời sống & Pháp luật - đã bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ. Cuộc tấn công kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 10 giờ 30. Trước đó, chiều 26/3/2011 trong khoảng thời gian 16h10 đến 16h30, hệ thống của báo cũng đã bị tấn công DDoS.

Ngày 9/6/2011, báo điện tử Petrotimes.vn vào lúc hơn 20h, một lượng truy cập khoảng trên 600.000 kết nối đồng thời đã dồn vào websie petrotimes.vn khiến website bị ngừng hoạt động vì quá tải. Không chỉ bị tấn công từ chối dịch vụ, toàn bộ dữ liệu của website Petrotimes đã bị hacker xóa sạch.

Tháng 11/2010, một tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công khi độc giả không thể truy cập được trong gần 1 tháng. Đến tháng 8/2011, tờ báo điện tử này tiếp tục bị tấn công trong suốt gần 1 tháng không truy cập được mặc dù huy động năng lực ứng cứu, nhà cung cấp dịch vụ internet mở rộng đến tận 20 Gbps (hiện nay, hầu hết các báo điện tử đáp ứng được khoảng 2 - 5 Gbps).

Hình thức tấn công các báo mạng được chuẩn bị từ trước, các thủ đoạn tấn công được thực hiện có tổ chức và kế hoạch chi tiết được cho là hiện tượng tấn công đáng chú ý nhất trong thời gian qua. Tin tặc (hacker) đã xâm nhập được vào hệ thống từ trước và tiến hành cài các phần mềm backdoor (tạo cổng sau để xâm nhập lại) và các phần mềm gián điệp dạng keylogger trong hệ thống mạng máy tính nội bộ để chặn bắt thao tác gõ bàn phím của nhân viên quản trị, từ đó lấy trộm được các mật khẩu quản trị hệ thống, lên kế hoạch phá hoại hàng loạt bằng chương trình hẹn giờ xóa sạch ổ cứng.

Sau khi đội ngũ kỹ thuật tiến hành cài đặt lại toàn bộ hệ thống máy chủ mới và triển khai các biện pháp bảo mật hệ thống chặt chẽ, hacker tiếp tục tìm cách lấy trộm tài khoản email nội bộ và tài khoản xuất bản của hệ thống quản trị nội dung (CMS) của báo. Tài khoản xuất bản nội dung được hacker sử dụng để xuất bản nội dung xấu lên các chuyên mục của báo.

Sau khi đội ngũ kỹ thuật đưa toàn bộ hệ thống xuất bản nội dung (CMS) vào trong mạng nội bộ (không cho phép nhập nội dung và xuất bản từ xa), hacker chuyển hướng sang tấn công các chuyên trang (sử dụng mã nguồn mở), thay đổi nội dung tiêu đề các tin bài.

Sau khi toàn bộ các hệ thống xuất bản nội dung và chuyên trang được đưa vào mạng nội bộ, không thể xâm nhập qua Internet, hacker chuyển hướng sang tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS với quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam.

Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tại Hội thảo quốc tế ngày ATTT 23/11/2011 đánh giá khả năng ứng phó của của các cơ quan báo chí khi bị tấn công còn hạn chế. Điều này có ba lý do: Ý thức người sử dụng không cao như máy tính không có phần mềm diệt vi rút, sử dụng USB không diệt vi rút; Gửi và nhận mail không kiểm soát;  Hạ tầng công nghệ kém, trình độ kỹ thuật chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có quản trị nội dung chuyên biệt và Phần mềm quản trị không phải viết riêng, hầu hết là sử dụng những phần mềm có sẵn cùng một mã nguồn mở cũ và vẫn còn lỗi.

Vấn đề cần phải quan tâm hiện nay để giải quyết vấn đề này, theo Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử về phía các cơ quan báo điện tử cần quan tâm con người và công nghệ.

Về phía cơ quản quản lý sẽ thành lập đường dây nóng, điều phối chung giữa các đơn vị: các nhà cung cấp dịch vụ, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao, các đơn vị, doanh nghiệp chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin để ứng cứu, ngăn chặn và tìm nguồn gốc tấn công, phá hoại.    

Việt Nam hiện có khoảng 53 cơ quan báo chí điện tử (46 báo điện tử, 7 tạp chí điện tử); khoảng 250 cơ quan báo chí (báo, tạp chí, đài) có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet. Báo điện tử có những đặc điểm: Không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, địa điểm, khoảng cách địa lý; Nhanh chóng, tương tác cao và khả năng tìm kiếm.

MV

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Biên giới hải đảo: những bức ảnh từ “Cuộc thi thông tin và cuộc sống”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hãy cùng ngắm những tác phẩm dự thi Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” về đề tài chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

(ICTPress) - Hãy cùng ngắm những tác phẩm dự thi Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” về đề tài chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Sau hơn 80 ngày phát động, từ ngày 22/8/2011 đến 10/11/2011, Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” năm thứ 3 (2011) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức đã nhận được hơn 1000 tác phẩm dự thi của gần 400 tác giả trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Trong đó, nổi bật lên những đề tài về chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Báo điện tử VNMedia, đơn vị thường trực của Cuộc thi này đã cung cấp những hình ảnh những tác phẩm đoạt giải và dự thi về chủ đề này. Xin giới thiệu đến bạn đọc.

Tác phẩm “VNPT vươn ra biển lớn”, tác giả Trần Thanh Giang, Giải Nhất
Tác phẩm “Tin vui từ đất liền đến với đảo xa”, tác giả Nguyễn Mỹ Vân, Giải Khuyến khích
Tác phẩm dự thi "Em đang trên biên giới, hẹn anh ngày mốt em về nhé!" của tác giả Nguyễn Liên
Tác phẩm dự thi: "Oh vui thế" của tác giả Trần Cao Bảo Long
Tác phẩm dự thi "Niềm vui về bản" của tác giả Nguyễn Văn Thủy
Tác phẩm dự thi: "Uh phủ sóng rồi" của tác giả Trần Cao Bảo Long
Tác phẩm dự thi "Alô…Nghe rõ không em" của tác giả Hồ Anh Tiến
Tác phẩm dự thi: "Ơi hết tiền rồi" của tác giả Trần Cao Bảo Long
Tác phẩm dự thi: "Cho tớ gửi lời thăm" của tác giả Trần Cao Bảo Long
Tác phẩm dự thi "Mẹ vẫn khoẻ, đang chặt củi" của tác giả Nguyễn Liên
Tác phẩm dự thi "Có cái máy tính chuyển thư nhanh quá hà" của tác giả Nguyễn Liên

Báo điện tử VNMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khen video Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.

(ICTPress) - Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.

Sáng 17/11/2011, Ban Tổ chức Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” lần thứ 3 năm 2011 đã tổ chức trao giải thưởng của cuộc thi. Đây là một trong những Chương trình trong chuỗi sự kiện, hoạt động của Tuần lễ VNPT từ 14/11 đến 20/11/2011.

Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” năm nay nhận được số lượng tác phẩm dự thi vượt trội cả về lượng và chất. Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.

Đơn vị thường trực Ban Tổ chức cuộc thi, Báo điện tử VnMedia cho biết Hội đồng sơ khảo cuộc thi đã có hai ngày làm việc khá căng thẳng để chọn lựa ra những tác phẩm xuất sắc nhất từ gần 1.000 tác phẩm tham dự cuộc thi Thông tin và Cuộc sống năm 2011.

Ở lĩnh vực tác phẩm Viết, năm nay chứng kiến sự nổi trội của 14 tác phẩm, trong đó có 3 kịch bản xuất sắc lọt chung khảo, vượt qua hơn 200 tác phẩm của 200 tác giả gửi về dự thi.

Đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa là một ưu thế nổi trội của các tác phẩm Viết dự thi năm 2011. Các bài viết về biển đảo, nông thôn, miền núi, biên giới gây được ấn tượng sâu sắc. Có câu chuyện rất đỗi cảm động về tình cảm những người chiến sĩ nơi đảo xa, thay mặt đồng đội đã hy sinh biên thư đều đặn về cho mẹ già, con nhỏ với những lời nhắn nhủ, ân tình, đó là tác phẩm “Những cánh thư đảo xa”, hay có chuyện chỉ giản dị như sợi dây gắn kết tình yêu của một cô nhân viên Mobifone với chàng lính là những bức thư tình “Mobifone - kết nối yêu thương” (Đoạt giải khuyến khích).

Với những tiện ích mà CNTT và bưu chính viễn thông đem lại, đặc biệt với sự góp ích của VNPT đóng góp cho xã hội, cho sự phát triển ngành CNTT của đất nước, nhiều tác phẩm đã chia sẻ những cảm nhận rất đỗi bình dị của bản thân tác giả về sự phát triển của VNPT, về kỷ niệm của bản thân khi là nhân viên trong ngành… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Thông tin Di động VMS Mobifone có sự tham gia vượt trội tới gần 100 bài viết chia sẻ những cảm nhận về ngành, về công việc yêu thích của mình. Trong đó, sự góp sức của Đoàn Thanh niên VNPT chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho các đồng bào vùng sâu, vùng xa… là đề tài được khá nhiều tác giả khai thác.

Tại cuộc thi này, đã có rất nhiều tác phẩm đầy tính nhân văn của các tác giả ngoài ngành gửi về. Có những câu chuyện đầy nước mắt về người con gái phải chứng kiến sự ra đi người mẹ mình qua webcam khi đang làm giúp việc ở xứ người qua tác phẩm “Đám tang online” của Nguyễn Trung Kiên, đoạt giải Ba, hay những cảm nhận sâu sắc về nghề đưa thư, làm bưu chính hoặc bộc lộ những khao khát được trở thành người nhà của VNPT sau khi tốt nghiệp qua bài “Con muốn làm nhân viên Bưu chính”.

Ban tổ chức cũng cho biết có nhiều kịch bản chất lượng, vượt trội hơn so với năm ngoái cả về lượng và chất được gửi về ban tổ chức ở lĩnh vực tác phẩm viết. Các kịch bản khai thác rất đậm nét dấu ấn cuộc sống hiện đại ngày nay với những tiện ích của CNTT và viễn thông.

Vẫn với ưu thế áp đảo so với hai lĩnh vực dự thi Viết và Video Clip, lĩnh vực dự thi tác phẩm Ảnh năm 2011 có sự tham gia vượt trội của hơn 700 tác phẩm. Đặc biệt, với tiêu chí cuộc thi năm nay ưu tiên những tác phẩm hướng về biển giới, hải đảo, miền núi… các tác phẩm Ảnh dự thi làm Hội đồng sơ khảo khá căng thẳng để chọn ra được 40 bức ảnh xuất sắc nhất. Tác phẩm “VNPT vươn ra biển lớn” của tác giả Trần Thanh Giang đã đoạt giải Nhất thể loại Ảnh, giải Nhất duy nhất trong ba thể loại..

Mặc dù là một lĩnh vực dự thi khó, đòi hỏi sự đầu tư công sức, tiền của nhưng lĩnh vực tác phẩm Video Clip năm nay cũng nhận được sự vượt trội về tác phẩm dự thi, lên tới 20 clip. Các clip xoay quanh mảng đề tài khá quen thuộc là phản ánh các hoạt động về sự phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT của VNPT hoặc các sự kiện nổi bật của Tập đoàn.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa (thứ 2 từ phải sang) trao giải cho các tác giả đoạt giải thể loại video clip

Đại diện cho Ban giám khảo đánh giá các tác phẩm video dự thi, nhà thơ Trần Đăng Khoa, người đồng hành với Cuộc thi 3 năm qua, nhận xét các tác phẩm đoạt giải thể loại video mang tính truyền thông, đẹp nội dung và hình ảnh, chất lượng có thể phát trên đài truyền hình. Do chất lượng các tác phẩm dự thi đồng đều về chất lượng nên chọn một tác phẩm đỉnh đối với Hội đồng chấm thi là rất khó. Tác phẩm tuổi trẻ VNPT với hành trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương (http://www6.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=256639&CatId=397) đoạt giải Nhì, không có giải Nhất là tác phẩm có tính nóng hổi, thời sự và rất thu hút.  Nhà thơ cũng rất ấn tượng với tác phẩm đoạt giải 3 “Sức mạnh CNTT đối với người khiếm thị(http://www6.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=256648&CatId=397). Người khiếm thị nhờ có thông tin để rực sáng tài năng. Ở thể loại này không có giải Nhất nhưng nhà thơ cho biết, điều này sẽ tạo nên sự hy vọng, chờ đợi phía trước của Cuộc thi năm 2012.

Năm nay, tác phẩm nói về hoạt động của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm 20 năm chuyển đổi thành công hệ thống tổng đài cơ khí (công nghệ analog) sang hệ thống tổng đài kỹ thuật số (công nghệ Digital), thay thế toàn bộ các tổng đài cơ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố bằng 2 tổng đài điện thoại điện tử số, dung lượng 45.000 số, mở màn cho sự phát triển vượt bậc về công nghệ Viễn thông của Việt Nam, sánh bước cùng công nghệ viễn thông của thế giới được Hội đồng sơ khảo đánh giá khá cao.

Trưởng ban tổ chức cuộc thi - Tổng biên tập Báo điện tử VnMedia Võ Quốc Trường cho biết “Với việc tổ chức Cuộc thi này, VNPT mong muốn được “lắng nghe”, “thấu hiểu” khách hàng thân thiết của mình, để sự gắn bó thêm mật thiết. Những nụ cười trên các tác phẩm ảnh được trưng bày tại triển lãm hôm nay cũng chính là những nụ cười của CBCVN Tập đoàn trao tới khách hàng và chúng tôi mong muốn nhận được niềm tin từ khách hàng, niềm tin vào Cuộc sống đích thực”.

Chi tiết các tác phẩm đoạt giải bạn đọc có thể tải tại đây.

Mai Vân

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tin tức ICTPress
Các chuyên mục liên quan: 
Nghề báo

Trung Quốc và Mỹ, ai nợ ai?

Tóm tắt: 

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông quốc tế thường đưa thông tin Mỹ là “con nợ” lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, mạng Liên hợp buổi sáng (Singapore) dựa trên những dữ liệu thực tế lại đưa ra một quan điểm trái ngược.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông quốc tế thường đưa thông tin Mỹ là “con nợ” lớn của Trung Quốc. Số nợ này là khoản mà Trung Quốc mua từ Chính phủ liên bang Mỹ dưới dạng trái phiếu ngân khố Mỹ. Trong hai thập niên qua, để điều chỉnh tình trạng thặng dư thương mại với Mỹ, Trung Quốc tiếp tục tăng cường mua trái phiếu Chính phủ và các trái phiếu khác của Mỹ, do đó, Trung Quốc luôn duy trì vị thế chủ nợ số 1 của Mỹ. Tuy nhiên, mạng Liên hợp buổi sáng (Singapore) dựa trên những dữ liệu thực tế lại đưa ra một quan điểm trái ngược. Báo Thời nay xin giới thiệu bài viết nói trên để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tính đến hết quý 1-2011 đã đạt hơn 3.000 tỷ USD, trong đó có 1.200 tỷ là mua trái phiếu của Mỹ, vì thế một số người Trung Quốc cho rằng Mỹ đã nợ Trung Quốc và Trung Quốc đang nắm giữ mạch đập kinh tế của nước Mỹ. Một số phóng viên Trung Quốc cũng từng “nhắc nhở” Tổng thống Mỹ Obama rằng: “Người Mỹ các công đang nợ chúng tôi tiền”. Nhưng nếu phân tích kỹ một chút, chúng ta có thể đặt lại câu hỏi “Người Mỹ nợ Trung Quốc, hay người Trung Quốc nợ Mỹ?”.

Giáo sư người Đức gốc Hoa thuộc trường đại học Goettingen của CHLB Đức Vu Hiểu Hoa từ góc độ lịch sử đã chỉ ra rằng bắt đầu từ năm 1982, liên tục trong 30 năm mậu dịch của Mỹ nhập siêu, thâm hụt mậu dịch lũy kế lên tới 6.600 tỷ USD, còn nợ nước ngoài của Mỹ là 4.500 tỷ USD. Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ (BEA) thì khoản nợ trong cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ vào khoảng 2.000 tỷ USD. Nhìn vào con số này có vẻ như là Mỹ nợ rất nhiều và sắp phá sản đến nơi.

Kỳ thực không hẳn vậy. Giáo sư Vu Hiểu Hoa dẫn báo cáo nghiên cứu của hai học giả Mỹ là Ricardo Hausmann và Federico Sturzenegger đưa ra năm 2005 cho thấy, theo những con số thống kê chính thức vào khoảng thời gian từ 1982 - 2005 trong cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ ở giai đoạn này thì hằng năm Mỹ vẫn dư tới 30 tỷ USD và sau năm 2005 xu thế này cũng không có thay đổi nhiều lắm. Như vậy trong cán cân thanh toán quốc tế, Mỹ vẫn là nước thu được lợi.

Con số thống kê chính thức và thực tế của Mỹ chênh nhau rất lớn. Các nhà kinh tế học Mỹ cho rằng việc cân bằng cán cân thu chi quốc tế của Mỹ là dựa vào nguồn “vật chất ngầm” không nhìn thấy được (Dark Matter). Học giả Mỹ cho rằng có ba nguyên nhân hình thành nên nguồn “vật chất ngầm” này của Mỹ:

-  Mỹ là nước lớn xuất khẩu vốn, tổng tài sản ở nước ngoài của Mỹ lên tới 20 nghìn tỷ USD, trong đó tổng tài sản của doanh nghiệp tư nhân là 16 nghìn tỷ USD. Giá trị gia tăng nguồn vốn của Mỹ rất cao, tỷ lệ hiệu ích quốc tế cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 5%% (tỷ lệ hiệu ích bình quân của trái phiếu dài hạn) mà Cục phân tích kinh tế của Mỹ đưa ra.

-  Nợ nước ngoài của Mỹ là 4.500 tỷ USD. Lãi suất bình quân của những khoản nợ này chỉ có 5%. Nhưng nếu phần lớn những khoản nợ này (3.000 tỷ USD) lại chảy vào các nước mới nổi (giống như một ngân hàng), thì tỷ lệ hiệu ích khẳng định vượt quá 5%. Nếu như tính toán một cách khiêm tốn với mức 10%, thì trong khoản nợ này, Mỹ đã hưởng lãi chênh lệch tới 150 tỷ USD.

-  Dollar Mỹ là đồng tiền thanh toán quốc tế. Để đảm bảo tính thanh khoản, các nước đều giữ USD và lãi suất của những tiền tệ này rất thấp. Mỹ đã dung những đồng USD này để đổi lấy những tài sản có giá trị cao từ các nước, vì thế càng thu được hiệu ích cao hơn. Dự trữ ngoại tệ của toàn thế giới trị giá tương đương 7.500 tỷ USD, trong đó 60% là đồng USD. Nếu chỉ một phần ba trong số đó dùng USD để thanh khoản, thì nó tương đương với tài sản khoảng 2.500 tỷ USD. Nếu lãi suất của những tài sản này ở mức 10% thì hằng năm Mỹ đã thu lãi 250 tỷ USD.

-  Ngoài ra hằng năm lượng người di cư sang Mỹ cũng mang theo một lượng tài sản lớn, ước tính khoảng từ 400 tỷ - 500 tỷ USD.

Nếu cộng các điểm trên lại thì việc thanh toán trong cán cân quốc tế của Mỹ có thể nói là cân bằng và hằng năm có thể còn dư. Như vậy, không phải như chúng ta thường nghĩ là Mỹ “nợ như chúa chổm”.

Còn về quan hệ nợ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhìn từ những điểm trên thì thấy Mỹ nợ tiền Trung Quốc, nhưng trên thực tế là người Trung Quốc giúp Mỹ kiếm tiền, khiến người Mỹ được hưởng cuộc sống thu nhập cao với giá thành rẻ. Tuy Trung Quốc nắm trong tay 3.000 tỷ USD, người Mỹ nợ Trung Quốc 1.200 tỷ USD tiền trái phiếu.

Nhưng nếu phân tích kỹ thì Trung Quốc lại là nước nợ Mỹ. Mỹ có lượng lớn vốn đầu tư và tài sản tại Trung Quốc. Nhìn vào con số thống kê, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc hằng năm chỉ từ 4 - 5 tỷ USD, tích lũy trong 20 năm vào khoảng 20 tỷ USD. Nhưng con số thực tế vượt xa con số này, vì hằng năm Mỹ đều dùng lợi nhuận thu được ở thị trường Trung Quốc để tăng thêm vốn đầu tư. Theo số liệu của Cục phân tích kinh tế Mỹ, tài sản nước ngoài của Mỹ là hơn 20 nghìn tỷ USD, trong đó có tài sản ở Trung Quốc là hơn 3% cũng có nghĩa tài sản của Mỹ tại Trung Quốc là hơn 600 tỷ USD. Chỉ riêng con số này đã bằng một nửa số tiền mà Mỹ nợ Trung Quốc.

Thực ra, con số đưa ra còn là khá khiêm tốn. Thí dụ, Công ty IT lớn nhất của Trung Quốc lại chính là một công ty của Mỹ, 10 cổ đông lớn nhất trong công ty này đều là các công ty đầu tư của Mỹ, tổng tài sản tính đến ngày 23/10/2011 là hơn 41 tỷ USD. 15 công ty như vậy sẽ tương đương tổng tài sản của Mỹ ở Trung Quốc. 30 công ty như vậy sẽ có thể xóa bỏ được khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc. Đầu tư của các ngân hàng Mỹ vào Ngân hàng xây dựng Trung Quốc là khoảng 30 tỷ USD, đầu tư của 40 ngân hàng Mỹ có thể xóa bỏ khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tuy Mỹ nợ Trung Quốc 1.200 tỷ USD tiền trái phiếu, nhưng những khoản tiền này có thể biến thành những khoản tiền nóng quay trở lại thị trường của chính Trung Quốc hoặc các nước mới nổi lên, sẽ hưởng “lợi kép” về sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và đồng tiền tăng giá của Trung Quốc. Tỷ lệ hiệu ích đầu tư của đồng USD vào thị trường các nước mới nổi hằng năm có thể đạt tới 10%, còn tỷ lệ hiệu ích của công trái chỉ có 5%. Phần chênh lệch này được gọi là một bộ phận của “nguồn vật chất ngầm” của Mỹ.

Hằng năm lượng người Trung Quốc di dân sang Mỹ mang theo lượng tài sản lên tới 10 tỷ USD. Theo tính toán một cách khiêm tốn thì con số này hiện lên tới khoảng hơn 100 tỷ USD.

Dựa vào các dữ liệu trên, có thể thấy rằng, tiền mà Mỹ nợ Trung Quốc là tiền của nhà nước, tỷ lệ hiệu ích rất thấp. Tiền mà Trung Quốc nợ Mỹ là tiền của doanh nghiệp, tỷ lệ hiệu ích rất cao. Trung Quốc càng giữ trái phiếu của Mỹ thì càng giúp Mỹ kiếm nhiều tiền hơn. Về tổng lượng mà nói Mỹ không nợ tiền Trung Quốc, ngược lại có thể nói Trung Quốc nợ Mỹ tiền. Khoản nợ của Trung Quốc đối với Mỹ vào khoảng hơn 100 tỷ USD. Trung Quốc sở dĩ đem dự trữ ngoại tệ đi mua trái phiếu của Mỹ, bởi vì đối với Trung Quốc, đây được coi là cách đầu tư hiệu quả hơn cả.

Lương Ích Kiên (Lược dịch)

Thời nay số 191 ngày 7/11/2011

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

"Trang thông tin lá cải" 24h và mục tiêu doanh thu 500 tỉ đồng

Tóm tắt: 

Người truy cập thường tặng cho 24h cái tên không mấy thiện cảm là "trang thông tin lá cải" nhưng con số hơn 120 tỉ đồng doanh thu với mức tăng trưởng trên 50%/năm của 24h là niềm mơ ước của không ít website.

Người truy cập thường tặng cho 24h cái tên không mấy thiện cảm là "trang thông tin lá cải" nhưng con số hơn 120 tỉ đồng doanh thu với mức tăng trưởng trên 50%/năm của 24h là niềm mơ ước của không ít website.

"Tôi nhận ra một ngành kinh doanh có thể tồn tại hàng ngàn năm. Đó là kinh doanh theo nhu cầu cơ bản của con người. Trong xã hội hiện đại ngày nay, một nhu cầu cơ bản đang gia tăng là thông tin. Hôm nay, thông tin được truyền tải qua internet nhưng ngày mai nó có thể qua các phương tiện khác. Và dù với phương tiện nào, công cụ nào đi chăng nữa, nền tảng của chúng ta vẫn là thông tin. Vì thế, tôi chọn kinh doanh lĩnh vực này", ông Phan Minh Tâm, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24h, chủ sở hữu trang thông tin trực tuyến 24h, lý giải về điều ông đang làm trước sự lên ngôi của thông tin và thị trường quảng cáo trực tuyến đang được xem là chiếc bánh màu mỡ.

Thế nhưng, cuộc sàng lọc gắt gao gần 1 thập kỷ đã khiến những nhà kinh doanh quảng cáo trực tuyến Việt Nam nhận ra đây không phải là ngành dễ ăn. Theo một cuộc khảo sát của Kantar Media được tiến hành từ tháng 4.2010 đến tháng 3.2011, thị trường quảng cáo trực tuyến có tổng doanh thu 26,4 triệu USD (hơn 550 tỉ đồng) với 10 website lớn nhất gồm VnExpress, 24h, Dân Trí, Vietnamnet, Zing MP3, Ngôi Sao, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhạc Vui, Nhạc Số. Trong đó, trang thông tin điện tử 24h đứng thứ hai về doanh thu với khoảng 5,8 triệu USD (hơn 120 tỉ đồng). Tuy nhiên, để đạt đến vị trí này, 24h cũng đã rất vất vả trong hành trình phát triển của mình.

Doanh thu quảng cáo trực tuyến từ tháng 4/2010 - 3/2011. Nguồn: Kantar Media.

Giá trị của 24h nằm ở đâu?

Trong 4 website dẫn đầu thị trường, chỉ có 24h đi theo mô hình trang thông tin điện tử, trong khi VnExpress, Dân Trí và Vietnamnet là mô hình báo điện tử. Đây là 2 trong 3 mô hình kinh doanh trực tuyến được cấp phép tại Việt Nam, mô hình còn lại là các website thương mại điện tử. Người truy cập website thường ban tặng cho 24h cái tên không mấy thiện cảm là "trang thông tin lá cải" trong lúc 3 đối thủ của nó rõ ràng chính thống hơn.

Thế nhưng, con số hơn 120 tỉ đồng doanh thu với mức tăng trưởng đến hơn 50%/năm của 24h có lẽ là niềm mơ ước của không ít website. Công ty không công bố con số lợi nhuận cụ thể nhưng nhìn chung ở lĩnh vực này, lợi nhuận vào khoảng hơn 20%.

Website 24h ra đời vào năm 2004, cùng thời với Dân Trí, Vietnamnet và không lâu sau khi VnExpress, website thông tin đầu tiên của Việt Nam, xuất hiện. Trong khi VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet được cấp phép làm nội dung báo chí, bao sân các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội thì 24h chỉ được cấp phép thực hiện nội dung giải trí. Vấn đề của các ông chủ 24h khi đó là "chỉ có một thứ để làm tốt". Và họ đã làm như thế nào?

Năm 2004, trong khi nhu cầu tra cứu thông tin và giải trí trực tuyến còn nghèo nàn, 24h đã tìm thấy cơ hội tạo nên sự khác biệt cho họ. Và sự khác biệt này nằm ngay ở nội dung website.

Khi mới thành lập, 24h chỉ có 20 nhân viên. Con số này hiện gấp hơn 10 lần, chưa kể đội ngũ cộng tác viên nội dung trẻ tuổi. Doanh thu cũng đã vượt qua con số 120 tỉ đồng.

Xác định đối tượng truy cập từ 18-40 tuổi cho cả nam lẫn nữ, các ông chủ trang web này đã đầu tư rất nhiều để xây dựng dữ liệu lớn về nội dung bóng đá trên mạng, tra cứu điểm thi, tìm việc. Nhưng sau đó, khi các website ra đời ngày càng nhiều và cạnh tranh càng khốc liệt, 24h tiếp tục xây dựng nội dung "động" trên mạng bằng cách tự thực hiện các phim video vui nhộn, độc đáo.

Những khoản đầu tư lớn của trang web này không thể thống kê trong nhiều năm. Chỉ tính riêng đầu tư tra cứu điểm thi đã tốn hơn 1 tỉ đồng/năm. Họ cũng đổ không ít tiền vào việc quản lý hàng trăm ngàn hồ sơ tìm việc trên mạng, cũng như hạ tầng, thiết bị làm phim (trung bình một tuần, 24h làm 2 phim video vui nhộn). Công ty cũng chi gần 1 triệu USD/năm (gần 21 tỉ đồng) cho các hoạt động marketing, trong đó có 2 hoạt động chính ngốn khá nhiều tiền là quảng cáo billboard ngoài trời và trong các thang máy tòa nhà.

Những nỗ lực thực hiện nội dung và quảng bá của 24h cũng cho thấy kết quả khá lạc quan. Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen thực hiện trên một số lượng lớn người truy cập internet tại TP.HCM và Hà Nội trong tháng 8.2011, có 43% người truy cập vào trang 24h, còn lại là VnExpress (38%), Dân Trí (32%) và Vietnamnet (16%). Lượng truy cập đông cũng tỉ lệ thuận với nguồn thu quảng cáo. 24h cho biết đang có khoảng 2.000 khách hàng với hơn 120 tỉ đồng doanh thu.

Áp lực 500 tỉ đồng

Các ông chủ 24h đang nhận thấy dù nỗ lực đến mấy, họ cũng khó vượt khỏi ngưỡng doanh thu 500 tỉ đồng khi chỉ sống nhờ những thứ đang có trên website 24h. Lúc này, không chỉ 24h hay các website của Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, sự sáng tạo, khác biệt về nội dung trực tuyến đang hạn hẹp dần. "Chúng tôi cảm tưởng sự sáng tạo trong lĩnh vực này dường như kém đi trong khi những đột phá, mới lạ ra đời một cách chậm hơn", ông Tâm, Công ty 24h, nhận xét.

Ông Phan Minh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24h.

Hơn nữa, dù có khai thác triệt để không gian quảng cáo trực tuyến trên website 24h, doanh thu cũng không thể tăng đột biến vì ở Việt Nam, với mô hình của 24h, chỉ dừng lại ở quảng cáo banner (trên thế giới, các nguồn thu trên website đến từ quảng cáo banner, bán nội dung trên website, hoặc ăn chia từ các nhà mạng).

Mặt khác, cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt khi thị trường xuất hiện một số những nhà đầu tư chịu chi, trong đó có thể kể đến các cổng thông tin giải trí của Zing (như zingnews, zingme, zingmp3...). Zing lại trực thuộc VNG, một công ty lớn về trò chơi trực tuyến với doanh thu trên 50 triệu USD (hơn 1.000 tỉ đồng). Bản thân VNG sẵn sàng đầu tư vào Zing bất chấp các cổng thông tin trên có thể gây lỗ nhằm quảng bá thương hiệu.

24h đang nỗ lực giải quyết các vấn đề chiến lược của họ và khả năng thành công trong tương lai vẫn còn là ẩn số.

Có thể thấy rõ nhất là sau khi thành công bước đầu với 24h, Công ty đã cho ra đời 2 website khác là Eva và Nhạc Vui. Nếu 24h tập trung vào đối tượng 18-40 cho cả nam lẫn nữ thì Eva nhắm thẳng vào phân khúc phụ nữ và Nhạc Vui tập trung vào lứa tuổi teen. Mục tiêu lớn nhất khi cộng hưởng 3 website này là 24h có thể phủ rộng các phân khúc thị trường nhằm tăng lượng truy cập và tăng không gian mới cho các nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, 24h khó mà lập lại một lần nữa lợi thế là một trong những website đi tiên phong cũng như tạo sự khác biệt với 2 website mới. Cho đến nay, sau gần 5 năm ra đời, doanh thu của cả Eva và Nhạc Vui chỉ chiếm chưa đến 20% trong cơ cấu doanh thu của công ty này.

Các ông chủ 24h đang nhận thấy dù nỗ lực đến mấy, họ cũng khó vượt khỏi ngưỡng doanh thu 500 tỉ đồng khi chỉ sống nhờ những thứ đang có trên website 24h.

Theo Công ty Nghiên cứu Thị trường ComScore, lượng người viếng thăm trang Eva tính đến tháng 7.2011 là khoảng 1,4 triệu người, tiếp đó là webtretho.com (khoảng 1,2 triệu người) và các website khác khoảng 400.000 người. Thế nhưng, website này cũng rất chật vật. Một lý do lớn là Eva ra đời trong bối cảnh bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng loạt các website ra cùng thời như webtretho, afamily, giadinh.net.vn, lamchame.com... Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất lại nằm ở nội dung.

"Chúng tôi thật khó làm nội dung cho phụ nữ trên website này, vì sở thích của họ không rõ ràng lắm, trong khi đàn ông có những sở thích đặc trưng", ông Tâm cho biết. Tuy nhiên, Công ty 24h vẫn tin rằng, tương lai của Eva sẽ sáng sủa hơn vì đối tượng phụ nữ trưởng thành sẽ nhiều hơn, tỉ lệ thuận với mức độ quan tâm của họ đối với giải trí trực tuyến.

Trong khi đó, tình hình ở Nhạc Vui cũng không khả quan hơn do gặp phải những đối thủ đáng gờm như zingmp3, nhaccuatui... 24h không tiết lộ thêm thông tin về website này nhưng họ không phủ nhận zingmp3 đang dẫn đầu thị trường và tạo một khoảng cách xa với các website khác tương tự, trong đó có Nhạc Vui.

Như vậy, trong khi Eva và Nhạc Vui vẫn còn là câu chuyện của tương lai thì mục tiêu tiến đến mốc 500 tỉ đồng doanh thu đang được công ty này tập trung vào "con gà đẻ trứng vàng" 24h. Các thế mạnh về nội dung trên website 24h vẫn được tiếp tục triển khai và trong tương lai sẽ là những đổi mới về giao diện và các chuyên mục. "Giữ chân người truy cập cũng quan trọng như giữ chân khách hàng quảng cáo. Chúng tôi muốn họ truy cập và quay lại lần sau. Điều đó cũng đồng nghĩa chúng tôi phải luôn làm mới", đại diện 24h cho biết.

Trên thực tế, trong những năm qua, website 24h đã nhiều lần tiến hành cải tiến và quan điểm của các ông chủ website này là "đổi mới nhưng không gây sốc". Tuy nhiên, mục tiêu 500 tỉ đồng sẽ càng là thách thức lớn khi giá quảng cáo trực tuyến vẫn chưa cao, khả năng tăng giá còn hạn chế. Và các nhà làm marketing còn xem đây là "nhóm truyền thông cộng thêm" bên cạnh các nhóm truyền thông khác đang được ưa chuộng tại Việt Nam như truyền hình, báo in... Theo thống kê của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, doanh thu quảng cáo trực tuyến chỉ bằng khoảng 2-3% tổng doanh thu khoảng 20.000 tỉ đồng của ngành quảng cáo.

Ngoài ra, tuy không chia sẻ thông tin cụ thể nhưng các ông chủ 24h cho biết, họ đang tính đường lấn sang lĩnh vực thương mại điện tử với những dự án khác nhằm gia tăng doanh thu. Song, chặng đường này lại sẽ tiếp tục mở ra nhiều rào cản mới, đặc biệt là vấn đề thanh toán điện tử.

Trần Trọng Tú

Theo NCĐT

* Tít bài do ICTPress đặt.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

“Nghề báo cho tôi một tài sản khổng lồ”

Tóm tắt: 

Đam mê khi nhắc đến nghề báo, say sưa khi kể về công việc của một nữ “thủ lĩnh”, chị nói chuyện như người truyền lửa chứ không chỉ đơn giản là trả lời phỏng vấn.

Đam mê khi nhắc đến nghề báo, say sưa khi kể về công việc của một nữ “thủ lĩnh”, chị nói chuyện như người truyền lửa chứ không chỉ đơn giản là trả lời phỏng vấn.

Nghề báo cho chị thỏa ước mơ đi, gặp, viết và giúp đỡ mọi người, cho chị những người bạn, những mối quan hệ và hạnh phúc giản đơn của người được sống là chính mình… Trong cuộc trò chuyện này mọi nhọc nhằn dường như tan biến với nhà báo Phạm Mỵ, chỉ thấy ở chị tình yêu với nghề mà hơn 30 năm nay dường như chưa bao giờ tắt.

TS. Nhà báo Phạm Mỵ - Tổng biên tập báo Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch CLB
Nhà báo nữ Việt Nam

Những chuyến đi dạy tôi biết “học mót”

Trong làng báo, phụ nữ làm nghề thì nhiều nhưng làm lãnh đạo cao nhất trong toà soạn thì đếm trên đầu ngón tay. Hẳn là chặng đường đi của chị cũng nhiều chông gai lắm? 

- Nói là chông gai cũng không hẳn nhưng nhọc nhằn vất vả thì đúng. Điều đó đúng với hầu hết mọi phụ nữ đến với nghề báo, không riêng ai. Tôi là người không hề chọn nghề báo nhưng có lẽ nó quàng vào tôi như là duyên nợ. Vốn học kinh tế nhưng vừa ra trường, duyên cớ thế nào đó tôi được tuyển vào Thông tấn xã Việt Nam để làm việc. Làm việc ở đây gần 30 năm, rồi chuyển sang làm Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị và bây giờ là Tổng biên tập Báo Tài nguyên & Môi trường. Nghĩa là chưa bao giờ tôi có ý định theo nghề báo nhưng tất cả ngã rẽ, sự thay đổi đều không “thoát” ra được cái nghiệp này. Tôi vẫn nghĩ, mọi sự cuối cùng vẫn chỉ bởi một chữ “yêu”.

Không chọn nghề mà cuối cùng lại bởi chữ yêu, là sao thưa Tổng biên tập?

- Là vì đến với nghề như một tờ giấy trắng, trong đầu còn chưa biết “báo chí” là gì rồi những con chữ, những chuyến đi kéo tôi gắn bó với nghề. Tôi bắt đầu công việc ở TTXVN bằng chuyến đi sang Campuchia, xa gia đình, xa người thân đến một chốn xa lạ đi theo các quân đoàn để viết bài. Sự nhọc nhằn của một cô bé vừa ra trường, lại từ một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt với nghề báo thực sự là áp lực. Tôi cứ làm việc rồi vỡ vạc dần, cũng ngấm dần cái vất vả nhưng lại mê luôn cái…nghiệp đi từ lúc nào không biết nữa. Đến hết năm, tôi về Tiểu ban Văn xã thuộc ban BBT Tin trong nước – TTXVN. Bao năm làm nghề, một tháng không được đi là tôi cuồng chân, thấy người cứ bứt dứt, khó chịu lắm. Thời gian đầu, tôi cũng tham lam, dù chưa bao giờ học viết báo nhưng vì còn trẻ nên lĩnh vực gì cũng lao đi viết từ văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, du lịch… Sau này khi chững chạc hơn tôi chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục. Thế rồi những chuyến đi dạy tôi biết “học mót” về nghề báo.

Là Tổng biên tập tôi vẫn đi vẫn viết

Là người đặt nền móng cho tờ báo Tài nguyên và Môi trường, đến nay cũng đã gần chục năm rồi. Nữ phóng viên có khác nhiều so với nữ Tổng Biên tập không, thưa chị?

- Có khác nhiều chứ. Khi là phóng viên chỉ chuyên viết thôi, chiếc gánh trên vai nhẹ hơn, khi làm Tổng Biên tập đôi vai trĩu xuống. Bây giờ tôi vất vả và bận rộn hơn nhiều, không chỉ viết mà còn công việc quản lí, tổ chức nữa. Lãnh đạo một tập thể không đơn giản và với phụ nữ thì lại càng không. Tất nhiên, khi làm quản lí, kinh nghiệm trong nghề đã nhiều hơn thì viết bài vì thế cũng dễ dàng hơn, không bị gò bó và vật lộn với đề tài như trước. Nhìn đâu cũng thấy đề tài, đi đâu cũng viết được bài…

Tôi ít gặp một Tổng Biên tập…viết bài lắm. Chị vẫn viết ư, thưa người quản lí bận rộn?

- Tất nhiên rồi. Là Tổng Biên tập tôi vẫn đi vẫn viết. Viết là nghề mà. Tôi không thể buông cây bút dù ở bất cứ vị trí nào. Có những chuyến đi, tôi vừa đóng vai trò là sếp, vừa quan sát thu thập tài liệu viết bài, thậm chí còn “được” biên tập viên giục gửi bài ấy chứ. Lúc đó hoàn toàn không còn ranh giới của người quản lí hay phóng viên nữa. Tôi làm vai trò của một nhà báo, trách nhiệm của người cầm bút.

Hy sinh sẽ được đền đáp xứng đáng!

Cả đời gắn với nghiệp báo. Theo chị, phụ nữ làm báo có lợi thế gì trong công việc?

- Có thể nói suốt hành trình của nghề nghiệp tôi gắn bó với nghề báo, dù là phóng viên hay tổng biên tập. Tôi nghĩ, phụ nữ làm báo cũng có nhiều lợi thế khi tiếp cận với đối tượng bởi sự tinh tế, sự mềm mại, khéo léo trong ứng xử. Điều đó thì nam phóng viên không bằng. Và có lẽ phụ nữ là phái dễ xúc động nên tôi thấy những bài viết của nữ nhà báo thường có tính nhân văn và sâu lắng hơn. Tất nhiên để có những tác phẩm sâu sắc và rung động lòng người chúng ta phải đi, phải tìm kiếm, phải lăn lộn và phải có xúc cảm thực sự…

Nhưng hiện nay có rất nhiều tòa soạn báo từ chối nhận nữ làm phóng viên, chị nghĩ sao về điều đó?

- Cũng nên hiểu cho các Tổng Biên tập! Phụ nữ đến với nghề báo dù bằng đam mê đấy nhưng kỳ thực cuộc sống của họ nhiều lo toan quá, đâu chỉ có cơm áo gạo tiền, còn gia đình, sinh con đẻ cái…Những rào cản, bó buộc khiến người quản lí có đôi phần e dè khi đón nhận họ, cũng là lẽ thường thôi. Phụ nữ làm báo phải cố gắng gấp đôi trong công việc để được làm nghề, đó là sự hy sinh to lớn với nghề nghiệp.

Phụ nữ làm báo phải hy sinh nhiều? Nghe chị nói, có lẽ tôi và các đồng nghiệp nữ mới vào nghề sẽ…chùn bước!

Nhưng với tôi, sự hy sinh được đền đáp xứng đáng. Bởi nghề báo cho tôi nhiều thứ lắm bạn ạ. Điều được mất của nghề nghiệp chưa bao giờ tôi cho lên bàn cân cả nhưng nghề báo cho tôi nhiều thứ, thậm chí hơn cả mong đợi. Nghề cho tôi được đi, thỏa đam mê và cho tôi nhiều mối quan hệ thực sự. Tôi viết lên những gì người ta muốn nói và giúp đỡ được họ. Tôi đã có những mối quan hệ rất thân thiết từ công việc. Những người mà tôi gặp …năm tháng rồi trở thành bạn. Có thể bạn còn trẻ, chưa đủ chín trong nghề sẽ chưa cảm nhận hết giá trị của mình. Tôi đã đủ thời gian để thấy hạnh phúc với nghề nghiệp cao quý này. Nghề báo cho tôi một tài sản khổng lồ là bè bạn, mối quan hệ. Và tôi nghĩ không có bất cứ nghề nào có được điều đó, ngoài nghề báo.

Vâng, xin cảm ơn chị!

Hà Vân

Nhà báo và Công luận

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Người đưa tin của Hà Nội

Tóm tắt: 

Người đưa tin cần mẫn, chăm chỉ trên website có lượng truy cập đông đảo về văn hóa Hà Nội lại là một nghệ sĩ đương đại người Canada - Brian Ring...

Người đưa tin cần mẫn, chăm chỉ trên website có lượng truy cập đông đảo về văn hóa Hà Nội lại là một nghệ sĩ đương đại người Canada - Brian Ring...

Brian Ring (sinh năm 1950) là một nghệ sĩ đương đại người Canada. Ông cùng vợ và hai con đến Hà Nội năm 1996 khi vợ ông chuyển đến làm việc trong một dự án hỗ trợ phát triển của Đức tại Việt Nam. Brian có triển lãm đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997, ông được công chúng biết đến nhiều hơn sau khi hỗ trợ nhạc sĩ Kim Ngọc làm hình ảnh cho tác phẩm Con nhện giăng mùng

“Đừng bỏ lỡ các sự kiện thú vị diễn ra cuối tuần này...”, lời nhắn kèm bản liệt kê sự kiện thường được gửi từ trang Hanoi Grapevine dành cho những người quan tâm văn hóa Hà Nội. Ở một góc bờ sông có trình diễn nhạc điện tử, ở gallery nào đó đang diễn ra một triển lãm, sân khấu nọ có rock, rap, jazz hay thậm chí là những thử nghiệm âm nhạc “tả pí lù” của giới nghệ sĩ trẻ... đều được cập nhật hằng ngày trên Hanoi Grapevine. Dù bạn ở Hà Nội một ngày hay đã 10 năm, dù bạn là người Việt hay người nước ngoài, Hanoi Grapevine sẽ chỉ dẫn bạn cách hòa mình vào dòng chảy văn hóa của mảnh đất này.

Từ những thông tin “hóng hớt”...

"Nhờ Hanoi Grapevine, tôi có thể đóng góp cho đời sống văn hóa Việt Nam theo cách riêng của mình"

Ông Brian Ring

“Bốn năm trước, tôi - một người Canada - sống ở Hà Nội nhưng rất lạ lẫm với những sự kiện văn hóa nghệ thuật ở đây. Bạn bè tôi cũng vậy, họ biết ít thông tin dù rất muốn khám phá Hà Nội. Bởi vậy, tôi bắt đầu gửi email cho khoảng 20 địa chỉ của bạn bè, chủ yếu về những hoạt động văn hóa mà tôi “hóng hớt” được. Đấy cũng là nguồn gốc của tên website: Hanoi Grapevine, bắt nguồn từ thành ngữ trong tiếng Anh “to hear it through the grapevine” nghĩa là “nghe nói”, “nghe đồn”. Rồi người này truyền cho người kia, tôi bắt đầu gửi email cho nhiều người hơn” - Brian Ring kể về trang web mà ông vẫn gọi đùa là “vợ hai” của mình.

Nhưng đến một ngày, chính Brian Ring phải thốt lên “Đủ rồi! Mình phải làm cái gì đó” khi việc chia sẻ thông tin ngốn khá nhiều thời gian bởi danh sách những người yêu cầu ngày càng dài ra. “Tôi bắt đầu thấy phiền hà khi phải gửi email cho từng người trong khi vẫn còn bao nhiêu người không có nguồn thông tin để tham khảo các sự kiện. Thế là sau sáu tiếng nghiền ngẫm, mò mẫm trên máy tính, trang blog Hanoi Grapevine ra đời” - Brian kể.

Cứ thế, người đàn ông Canada với cặp kính trắng lọ mọ, tỉ mẩn trên chiếc máy tính để truyền tin cho những người quan tâm đến văn hóa Hà Nội. Những người truy cập Hanoi Grapevine không chỉ có người nước ngoài mà còn rất nhiều thanh niên, công chức và hầu hết giới nghệ sĩ sống ở Hà Nội. Thậm chí, thay vì phải đi “xin” thông tin như những ngày đầu, giờ đây Brian không lo đầu vào vì mọi người đã tìm đến để nhờ đăng tin và giới thiệu sự kiện. “Hầu hết các nghệ sĩ đương đại trẻ của Việt Nam đều dùng trang web này để tìm kiếm thông tin. Một số phóng viên viết về văn hóa bảo tôi rằng bây giờ họ đặt Hanoi Grapevine làm trang chủ và tìm kiếm sự kiện từ đó để viết bài (cười). Tháng 9 vừa qua, trang cũng có tới 12.000 lượt truy cập” - Bian hào hứng nói.

“Hanoi Grapevine là nghệ thuật mới của tôi”

“Hanoi Grapevine ngày càng ám ảnh tôi và việc cải thiện nó trở thành niềm đam mê của tôi. Quỹ thời gian của tôi, bởi thế, cũng bị Hanoi Grapevine rút hết. Nhưng dẫu sao, mọi người thật sự cần đến nó. Không chỉ cộng đồng người nước ngoài ở đây mà bản thân người Việt Nam cũng rất cần biết thông tin về các sự kiện đang và sắp diễn ra mà không biết tìm ở đâu. Trước đó, tôi vẫn có một số dự án cộng tác với các nghệ sĩ Việt Nam và làm việc như một nghệ sĩ đương đại. Nhưng tôi không thể làm tốt hai việc, vì vậy tôi chọn Hanoi Grapevine. Bây giờ, đôi khi tôi vẫn nghĩ lại về quyết định này không hề hối tiếc. Với tôi, Hanoi Grapevine cũng là một đam mê và có thể coi nó như nghệ thuật mới của tôi vậy. Nhờ nó, tôi có thể đóng góp cho đời sống văn hóa Việt Nam theo cách riêng của mình” - Brian Ring cho biết.

Trang chủ Hanoi Grape vine

Hanoi Grapevine từ lúc chỉ là blog của một người đã trở thành một website với lượng truy cập lên tới hơn 10.000 lượt/tháng. Ngoài Brian Ring, còn có thêm năm cộng tác viên làm việc từ tối đến nửa đêm để tải các sự kiện mới, cập nhật lịch, tải bài viết, trả lời email, đưa tin bài lên các trang mạng Facebook, Twitter... với khoản thù lao rất thấp. Những nhà phê bình ẩn danh và không nhận thù lao như Hanoi Ink, KVT... là “vũ khí bí mật” của Hanoi Grapevine. Điều thú vị, theo Brian Ring, là: “Cộng sự của tôi, không ai trong số họ là nghệ sĩ cả. Họ có điểm chung là yêu thích những gì Hanoi Grapevine đang làm được và muốn góp phần của mình vào đó”.

Từ bỏ nghệ thuật đương đại để lựa chọn Hanoi Grapevine, Brian nói rằng ngoài đóng góp cho văn hóa Hà Nội, sự chia sẻ của Hanoi Grapevine giúp ông tìm kết nối với nhiều người hơn: “Có những người chẳng phải bạn tôi, cứ người này giới thiệu người kia, họ giúp đỡ tôi không vụ lợi, không đòi hỏi. Cách đây hơn một năm, trang web của chúng tôi bị treo mà không ai phát hiện nó bị lỗi gì. Tôi đề nghị nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra nhưng họ cũng không tìm ra. Sau cùng tôi phải nhờ một anh là “cố vấn kỹ thuật” tìm giúp. Anh này là người Slovakia, có vợ là người Nhật nên lúc thì anh ấy sống ở Prague, lúc thì sống ở Tokyo. Anh ấy mất 3-4 ngày mới phát hiện ra là trang web bị một hacker từ Trung Quốc tấn công. Thân thiết vậy nhưng thật ra chúng tôi cũng chưa gặp nhau hay nói chuyện điện thoại bao giờ. Lúc nào cần anh ấy giúp thì tôi liên lạc qua Skype và dĩ nhiên anh ấy sẵn lòng giúp đỡ”.

Hà Nội khiến tôi “giàu có” hơn

Có thể gặp Brian Ring ở mọi ngõ ngách của Hà Nội, mọi sự kiện văn hóa dù diễn ra ở những nơi khó tìm nhất. Cũng ít người thắc mắc vì những cú “chạm trán” đó bởi đơn giản Brian Ring được biết đến như người đưa tin và ông đã sống 15 năm ở Hà Nội.

“15 năm ở Việt Nam, tôi chứng kiến các con mình lớn lên ở đây, bản thân công việc của tôi cũng phát triển ở đây. Tôi coi Việt Nam như quê hương của mình. Nhiều lúc tôi cũng không hiểu tại sao mình lại gắn bó với Hà Nội lâu đến thế. Chắc chắn không phải vì thời tiết hay giao thông rồi (cười). Với tôi, có hai nơi rất quan trọng là Hà Nội và Berlin. Hai thành phố này cho tôi cảm giác rất đặc biệt, không lý giải hay miêu tả được. Tôi nghĩ bằng cách nào đó, tôi đã trở nên “giàu có” hơn khi được dành 15 năm cuộc đời ở đây, chứng kiến những thay đổi to lớn của thành phố. Tôi nghĩ đó là một may mắn với mình” - Brian chia sẻ về 15 năm sống cùng với đam mê, gia đình giữa thời tiết và giao thông Hà Nội.

Dù vậy, Hanoi Grapevine giờ đây đã được bốn năm và Brian nói rằng đã đến lúc “cô vợ hai” của ông phải tự nuôi sống mình hơn là dựa vào sự giúp đỡ miễn phí từ những người khác. Vợ Brian đã chuyển công việc về Berlin (Đức) và hai con ông cũng học ở đó. “Nếu tình trạng cứ như hiện nay, cả Hanoi Grapevine lẫn gia đình tôi đều không bền vững (cười). Sớm muộn tôi cũng phải về Đức sinh sống, tôi không thể ở Việt Nam mãi được” - Brian chia sẻ.

Brian cho biết trước khi ra đi, ông muốn để lại Hanoi Grapevine như một di sản đóng góp vào hoạt động nghệ thuật của Hà Nội. “Muốn vậy, phải làm cho trang “sống thọ” chứ tôi không hề thích việc các tay bút phải viết miễn phí cho Hanoi Grapevine”.

Nghệ sĩ Trần Lương (giám tuyển Sàn Art):

Đó là cầu nối nghệ thuật

Hanoi Grapevine đã mở ra một con đường cho sự xuất hiện của nhiều trang mạng hay blog đưa tin về các hoạt động văn hóa sau này. Điều quan trọng mà Hanoi Grapevine làm được là cung cấp thông tin một cách chính xác nhất cho người xem và sử dụng song ngữ Anh - Việt. Nghe có vẻ đơn giản vậy thôi nhưng việc chạy song ngữ Anh - Việt của Hanoi Grapevine chính là cầu nối nghệ thuật Việt Nam với thế giới bên ngoài, bởi vì giới nghệ sĩ Việt Nam rất kém về ngoại ngữ.

Giờ đây Hanoi Grapevine cũng trở thành một nguồn tra cứu dữ liệu về sự kiện và nghệ sĩ. Khi các nghệ sĩ đương đại Việt Nam bắt đầu các dự án thì Hanoi Grapevine cũng là nơi đầu tiên đăng thông tin. Tôi đang cùng Viện Goethe thực hiện một dự án nghệ thuật, nhưng nhiều nghệ sĩ gọi đến đăng ký tham gia hay trình bày ý tưởng đều nói rằng họ đọc thông tin trên Hanoi Grapevine. Điều đó cho thấy Hanoi Grapevine có uy tín đối với nhiều người, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ.

Đáng ra những trang như Hanoi Grapevine phải xuất hiện sớm hơn nữa, bởi trong khu vực và thế giới đã có các trang chia sẻ thông tin phi lợi nhuận từ rất lâu rồi. Ở Việt Nam, động đến nghệ thuật đương đại cũng rất khó, muốn có trang thì phải có một người biên tập thật sự am hiểu rộng và sâu. Đó là việc nhiều nghệ sĩ Việt Nam không làm nổi mà phải cần đến một nghệ sĩ nước ngoài là Brian Ring.

Hà Hương, Hương Giang

Tuổi trẻ cuối tuần 30.10.2011

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

ICTPress lọt Top 1000 Website có truy cập nhiều nhất Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Cuối tuần qua, ICTPress đã lọt vào Top 1000 Website được nhiều người truy cập nhất Việt Nam và ngày hôm nay (31/10) tiếp tục đứng vững ở vị trí 887.

(ICTPress) - Cuối tuần qua, ICTPress đã lọt vào Top 1000 Website được nhiều người truy cập nhất Việt Nam và ngày hôm nay (31/10) tiếp tục đứng vững ở vị trí 887.

ICTPress đã dần trở nên quen thuộc với độc giả.

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, ICTPress.vn đã nhận giấy phép ngày 22/7/2011 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2011 với mục đích kết nối các hội viên là những nhà báo uy tín đang phụ trách lĩnh vực CNTT-TT, qua đó cung cấp tin tức chuyên sâu, nêu ý kiến đóng góp đối với các vấn đề thời sự nóng, các chủ trương, chính sách quan trọng trong phát triển ngành CNTT và Truyền thông Việt Nam.

Tại buổi giao ban báo chí ngành TT&TT tháng 8/2011, sau khi nghe Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo TT&TT Nguyễn Huy Luận báo cáo Trang thông tin ICTPress của Liên chi hội đã chính thức hoạt động trên mạng Internet, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã chỉ đạo ICTPress cần phát triển nhanh và chất lượng.

Chỉ sau hơn 02 tháng hoạt động chính thức, từ chỗ chưa có tên trong "làng" Internet, cuối tuần qua, ICTPress đã lọt vào Top 1000 Website được nhiều người truy cập nhất Việt Nam và ngày hôm nay (31/10) tiếp tục đứng vững ở vị trí 887 – theo đánh giá của Hãng thống kê Internet Alexa (Mỹ).

ICTPress.vn đang xếp thứ 887 tại Việt Nam theo Alexa. Ảnh chụp màn hình ngày 31/10.

Là tổ chức xã hội nghề nghiệp không có nguồn ngân sách hoạt động thường xuyên, Liên chi hội đã nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị trong ngành cũng như các Chi hội trực thuộc như Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, Trung tâm Thông tin và quan hệ công chúng (VNPT), Báo Bưu điện Việt Nam, Báo điện tử VnMedia, Tạp chí Xã hội thông tin, Báo điện tử VietNamNet,... Liên chi hội Nhà báo TT&TT xin chân thành cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ và ủng hộ ICTPress trong thời gian qua.

Ban Biên tập ICTPress cũng gửi lời tri ân tới các độc giả và cộng tác viên - nguồn động lực lớn nhất giúp chúng tôi không ngừng nỗ lực và nhận thấy mình phát triển qua từng ngày.

ICTPress rất mong nhận được sự góp ý về nội dung cũng như hình thức để tiếp tục phát triển mạnh và đưa được nhiều thông tin hay, hữu ích hơn nữa tới độc giả. Mọi thông tin liên hệ vui lòng gửi tới địa chỉ email lch@mic.gov.vn./.

Ban Biên tập ICTPress

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tin tức ICTPress
Các chuyên mục liên quan: 
Nghề báo