Nguyên tắc dùng mạng xã hội của báo Mỹ: “Công bằng và không thiên vị”

Hãy bỏ mạng xã hội đi, thưa các đồng nghiệp… Hãy cất điện thoại vào túi. Hãy bắt đầu tập trung vào người đang đứng trước mặt bạn. Đừng bận tâm ai đang làm gì trên mạng. Hãy sẵn sàng tập trung vào thiên chức nghề nghiệp và tạo ra sản phẩm.

Hãy thận trọng và khách quan khi dùng mạng xã hội, đặc biệt là đối với các nhà báo

Cuối năm 2017, hai tờ báo có tầm ảnh hưởng mạnh ở Mỹ, là tờ Thời báo New York và tờ Nhật báo Phố Wall, cùng đưa ra lời nhắc nhở phóng viên: "Hãy thận trọng và khách quan khi dùng mạng xã hội".

Ni quy viết trong lá thư  

Chia sẻ trong một toạ đàm tổ chức tại Đại học George Washington ngày 12/10/2017, Dean Baquet, biên tập viên điều hành tờ Thời báo New York cho biết bản thân ông đã dành nhiều ngày để soạn ra chính sách mới quy định việc sử dụng mạng xã hội của phóng viên. Việc soạn thảo chính sách sử dụng mạng xã hội được giao cho ba phóng viên có nhiều kinh nghiệm quản lý đạo đức báo chí và có tham vấn ý kiến của những phóng viên nổi tiếng trên mạng xã hội đang làm việc tại tờ báo này, trước khi chính sách được ban hành.

Cùng ngày hôm đó, biên tập viên điều hành tờ Nhật báo phố Wall, Matt Murray, cũng gửi thư đến nhân viên để nhắc nhở chuyện dùng mạng xã hội. Sau khi chính sách mạng xã hội được tờ báo này áp dụng từ năm 2009, đây là động thái chỉnh sửa, bổ sung cho chính sách, trước mắt để chấn chỉnh những lời bình luận chính trị của phóng viên của tờ báo.

Điều đáng quan tâm là bộ nguyên tắc mới không ban hành dưới dạng mệnh lệnh hay văn bản hành chính mà được viết trong những bức thư, dưới dạng những câu hỏi để phóng viên tự cân nhắc trước khi đưa thông tin lên mạng xã hội. Điều này thể hiện đúng đặc trưng của giao tiếp trên mạng xã hội: Các chủ thể giao tiếp ở vị thế ngang hàng với nhau; giao tiếp qua mạng xã hội là đối thoại hai chiều; và phóng viên được tham gia xây dựng những quy ước và nguyên tắc chung, không còn chỉ đơn thuần là đối tượng thụ động áp dụng những nguyên tắc do cấp trên đưa xuống.

Tờ New York Times sẵn sàng gỡ bỏ những dòng bình luận Twitter của các nhà báo trên trang mạng của họ. Ảnh: thehustle.co

Nguyên tc: không đảng phái

Tờ thời báo New York nhắc nhở phóng viên không được đưa lên mạng quan điểm chính trị của bản thân, không được ủng hộ hay phản đối các quan điểm chính trị hoặc những ứng cử viên đang trong quá trình tranh cử, không được bình luận gây tổn hại danh tiếng của tờ báo.

Một nguyên tắc mới được đưa ra: nhà báo không được có chính kiến, không đứng về phe nào, phải đưa tin khách quan và cân bằng cho các phe. Nguyên tắc này đưa ra trong bối cảnh báo giới phê bình Trump và những ứng cử viên do Trump giới thiệu ra tranh cử từ nay tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ năm 2018.

Cùng chung quan điểm này, tờ Nhật báo phố Wall nhắc phóng viên đảm bảo những giá trị cốt lõi của báo chí, đó là “công bằng, có bằng chứng thực tế và không thiên vị”.

Một số ý kiến phản đối nguyên tắc này, cho rằng nhà báo rất khó đứng ở giữa để đưa tin cân bằng vì cần đứng về phe chính nghĩa trong những vấn đề hiển nhiên, như biến đổi khí hậu, chống lại nạn quấy rối tình dục, bênh vực những thân phận người nhập cư hay chống lại việc bổ nhiệm vô lý của tổng thống.

Tuy nhiên, bản nguyên tắc mới còn nhấn mạnh nhà báo không nên tham gia vào những hội nhóm hay diễn đàn trên mạng xã hội nếu các nhóm đó có tư tưởng chống đối chính trị quá rõ ràng; không bình luận và chia sẻ những quan điểm phê bình cực tả; toà soạn khuyến khích chặn (mute hay block) những người có quan điểm quá thiên lệch để tránh đôi co, lời qua tiếng lại trên mạng xã hội.

Vài ngày gần đây, dư luận rất bức xúc về một nhà báo có hành vi lăng mạ Tân hoa hậu hoàn vũ trên mạng xã hội

Ba câu hi

3 câu hỏi tự trả lời

Không khuyến khích nhà báo, đặc biệt là nhóm nhà báo nội chính, đăng quan điểm cá nhân lên mạng xã hội, phóng viên kỳ cựu Maggie Haberman của thời báo New York, đồng thời cũng là “siêu nhà báo” có lượng người theo dõi kỷ lục trên mạng xã hội Twitter, đưa ra ba câu hỏi để đồng nghiệp tự trả lời khi tham gia các cuộc trao đổi trên mạng xã hội.

1. Điều này có nhất thiết phải được nói ra hay không?

2. Có cần chính bạn phải nói điều này hay không? và

3. Có cần chính bạn phải nói điều này ngay lúc này hay không?

Quan điểm của hai tờ báo là nhà báo không nên bình luận trên mạng xã hội ngay cả khi phát hiện những điều “chướng tai gai mắt” hay “những sai trái rõ ràng”. Thay vào đó, toà soạn khuyến khích nhà báo biến những phát hiện đó thành nội dung báo chí có chất lượng.

Điều này phù hợp với chiến lược phát triển paywall - bạn đọc trả tiền để xem báo điện tử. Trong vòng 5 năm trở lại đây, paywall đã giúp tăng dần số người đăng ký để truy cập trang web của tờ thời báo New York. Tờ báo này còn tiên phong trong việc xuất bản trực tiếp trên Facebook đồng thời với xuất bản lên trang web.

Biên tập viên điều hành tờ Nhật báo phố Wall cho rằng những nguyên tắc và bộ câu hỏi này không chỉ áp dụng với phóng viên, mà còn dành cho kỹ sư thiết kế đồ hoạ, kỹ thuật viên, cán bộ trong bất kỳ vị trí nào của cơ quan báo chí. Ban Biên tập nhấn mạnh “mọi tài năng và nguồn lực đều nên dành để ưu tiên tạo ra sản phẩm báo chí mang lại những điều mới mẻ và thú vị cho bạn đọc. Hoạt động quá tích cực trên mạng xã hội sẽ đi ngược lại với mối ưu tiên đáng lẽ ra dành cho việc làm báo phục vụ bạn đọc”.

Nói tóm lại, những chính sách mới của hai tờ báo tiên phong trong làng báo Mỹ gói gọn trong một lời khuyên đã từng được cố nhà báo nổi tiếng David Carr của tờ thời báo New York chia sẻ trước khi ông qua đời năm 2015: Hãy bỏ mạng xã hội [Twitter] đi, thưa các đồng nghiệp…Hãy cất điện thoại vào túi. Hãy bắt đầu tập trung vào người đang đứng trước mặt bạn. Đừng bận tâm ai đang làm gì trên mạng. Hãy sẵn sàng tập trung vào thiên chức nghề nghiệp và tạo ra sản phẩm.

Mch Lê Thu (Nghiên cu sinh ngành báo chíĐại hc Monash)

Nguồn: nguoilambao.vn

Tin nổi bật