Syndicate content

Nghề báo

Viết báo ở Điện Biên Phủ

Tóm tắt: 

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi xin trích đăng bài viết này từ tư liệu của gia đình nhà văn Hữu Mai.

LTS-Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các phóng viên chiến trường đã vượt lên rất nhiều khó khăn gian khổ, thiếu thốn và đạn bom của quân thù để có những trang viết chân thực, phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi xin trích đăng bài viết này từ tư liệu của gia đình nhà văn Hữu Mai.

Phút thư giãn của bộ đội ta trong chiến hào trước giờ xung trận tại chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Năm 1946, tôi là tự vệ thành tham gia chiến đấu ở Hà Nội, rồi vào bộ đội. Từ lúc đó, đã có ý nghĩ nếu mình sống sót qua cuộc chiến tranh, sẽ cố viết lại những gì mình đã sống và đã biết.

Năm 1948, mới ngoài hai mươi tuổi, tôi được điều về làm “chủ bút” tờ báo Quân tiên phong của Đại đoàn 308 đang chuẩn bị thành lập. Khi còn ở đơn vị, tôi bị gắn chặt với trung đội, đại đội của mình. Bây giờ thì có thể đi nhiều nơi, những đơn vị của đại đoàn thường ở rất rộng, tham gia những chiến dịch ở khắp miền bắc. Lại còn được dự cả những hội nghị mà ở cấp của chúng tôi đáng lẽ không được tham dự. Đơn vị nào có chuyện gì hay là chúng tôi có mặt. Chúng tôi viết mọi chuyện về bộ đội. Viết càng nhiều càng tốt. Và cuộc sống chiến đấu của bộ đội có biết bao điều đáng viết.

Trong một số chiến dịch mở ở xa hậu phương, như chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ, vì vấn đề tiếp tế cực kỳ khó khăn, nên số người không trực tiếp chiến đấu ra mặt trận được quy định rất chặt. Riêng tôi không vắng mặt một chiến dịch nào. Ở hậu phương, tờ báo có thời kỳ ra nhiều trang, in máy. Nhưng ở mặt trận, chúng tôi làm báo in đá.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, tòa soạn chỉ có mình tôi và bộ phận ấn loát. Tất cả phóng viên lúc này, người xuống đơn vị chiến đấu, người đi với hậu cần, dân công, người ở lại phía sau. Tôi vừa là biên tập, vừa là phóng viên. Bộ phận ấn loát gồm một người viết chữ ngược và trình bày, mấy chiến sĩ chuyên mài đá và in. Vật liệu là một phiến đá li-tô, giấy in, mực in và con lăn.

Đi gần tới mặt trận thì gặp một sự cố. Đồng chí mang phiến đá li-tô, chúng tôi đã chọn người cẩn thận nhất, bị ngã ở suối, miếng đá vỡ làm đôi. Cố vớt vát được một mảng lớn nhất, chỉ to hơn trang giấy học trò. Khi báo in ra, chính ủy đại đoàn mới gọi tôi tới. Chiến dịch này, chính ủy đại đoàn bị ốm, người thay thế là đồng chí Lê Quang Đạo.

Anh Đạo đã có nhiều năm làm báo Cứu quốc. Anh để trước mặt tờ báo của đại đoàn 312 và tờ báo của đại đoàn tôi, rồi hỏi tại sao hai tờ báo lại khác nhau thế này? Tôi trình bày nỗi khổ tâm của mình. Và bây giờ, cử người về phía sau đưa một phiến đá lên, nếu đi thoát chặng đường máy bay địch đánh phá, thì khi trở lại có lẽ chiến dịch đã kết thúc. Anh Đạo không nói gì. Nhưng một tuần sau đó, bỗng nhiên một phiến đá li-tô được đưa tới hầm chúng tôi.

Sau này tôi mới biết, anh Đạo vốn là Cục trưởng Tuyên huấn, có quan hệ với tất cả các đơn vị, nên đã xin được ở đại đoàn nào đó một phiến đá dự bị. Tòa soạn lại phơi phới. Chúng tôi có “vũ khí” chiến đấu. Tờ báo trở lại như xưa, với nội dung phong phú hơn, vì chiến dịch này không thiếu chuyện để viết. Báo thời đó được làm để phát tới trung đội, và trao đổi với các đại đoàn bạn.

Tất cả các đại đoàn ở mặt trận Điện Biên Phủ, kể cả nhiều trung đoàn ngày đó đều có báo in đá. Nó truyền đạt kịp thời những chỉ thị của cấp trên, làm công tác tư tưởng, động viên bộ đội. Có những bài tường thuật trận đánh, những gương chiến đấu, những bút ký, thơ, tranh biếm họa. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với chiến sĩ.

Các đơn vị chỉ được đọc tờ báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận. Nhưng sát với họ nhất vẫn là tờ báo của đại đoàn, trung đoàn. Trong đó tất cả những điều viết ra đều gần gũi, thiết thực đối với họ, từ chuyện đồng đội đã làm được trong các trận đánh, những khó khăn của địch ở Điện Biên Phủ, đến cách đào hầm sao cho có năng suất, cách làm giá sống thay rau như thế nào...

 

Trong chiến dịch, những gì thu thập được mà có thể viết ngay, tôi đều viết nhanh trên báo, từ trận đồi Độc Lập, trận phòng ngự trên Đồi 75 (của Đại đoàn 312), trận A1, trận sân bay... đều được viết thành tường thuật, mẩu chuyện hoặc gương chiến đấu. Gần như số báo nào cũng phải có đôi bài thơ hoặc những câu ca dao.

Đã viết bao nhiêu bài, tôi không còn nhớ. Những bài báo này không đâu sưu tầm, và thực tế cũng khó chọn ra một số bài có thể đưa vào những tuyển tập. Nhưng cũng cần phải nói, nhiều khi nó đã có tác dụng thực sự, không ít lần đã đi vào tâm hồn các chiến sĩ trong chiến đấu.

Trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà báo kiêm nhà văn Lê Kim đã giới thiệu trên báo Cựu chiến binh một bài thơ tôi viết tại mặt trận Điện Biên Phủ, kể lại cảm xúc một chiến sĩ trước giờ ra trận nhận được thư mẹ từ hậu phương gửi tới. Đây chỉ là một bài “thơ công tác”, nhưng nó đã mang cảm xúc của tôi, và chắc cũng gây xúc động cho người đọc, nên đã được một đồng nghiệp ghi lại trong sổ tay.

Tòa soạn tuy chật hẹp, nhưng vẫn là nơi đón tiếp khách văn nghệ. Tôi còn nhớ họa sĩ Nguyễn Sáng đã tới tòa soạn buổi trưa sát ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi tận dụng ngay khả năng của anh, nhờ anh vẽ một bức tranh cổ động để kịp phát cho bộ đội trước giờ nổ súng (trước khi ta quyết định kéo pháo ra củng cố lại trận địa).

Anh đã vẽ ngay bằng mực in trên đá bức tranh một chiến sĩ bộ đội cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên nóc sở chỉ huy Trần Đình(1) (khi đó ta chưa biết bên trên nóc hầm có những vòm sắt uốn cong). Nguyễn Sáng vẽ rất say sưa. Bức tranh khá đẹp. Khi tranh vừa in xong, thì pháo địch bắn ngay vào khe suối Hồng Lếch, nơi chúng tôi ở, chưa kịp đào công sự. Chỉ còn cách nấp giữa những hòn đá. May sao không ai việc gì. Ngay sau đó, đại đoàn được lệnh lên đường sang Thượng Lào đánh địch dọc phòng tuyến sông Nậm Hu.

Niềm vui của những người làm báo ở mặt trận là thấy mình gắn bó với cuộc chiến đấu, gắn bó với cái vui, cái buồn của cán bộ, chiến sĩ. Lúc đó chưa ai nghĩ, chính là nhờ công tác này mà khi chiến dịch kết thúc, Thủ đô giải phóng, nhiều người đã được đưa về Tạp chí Văn nghệ quân đội, một số trở thành hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, không ít người sau này trở thành những nhà văn. Hai mươi năm sau đó, những nhà văn trong quân đội vẫn tiếp tục làm báo.

(1) Bí danh của chiến dịch Điện Biên Phủ lúc đó.

Hữu Mai

Nguồn: https://nhandan.vn/viet-bao-o-dien-bien-phu-post801000.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của Báo Nhân Dân

Tóm tắt: 

Sáng 21/3, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của báo.

Sáng 21/3, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các ấn phẩm, nền tảng của báo.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu về Chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: Báo Nhân Dân

Tham dự sự kiện có Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, cùng hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu; đại diện các đơn vị quân đội, các cơ quan thông tấn, báo chí…

Sự kiện còn có sự hiện diện của hai nhân chứng lịch sử: Trung tướng Đặng Quân Thụy, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ tác chiến Bộ Tổng tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ và Thiếu tướng Nguyễn Tụ, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ Phòng Quân y Đại đoàn 316, đại đoàn đánh vào cánh phía đông đồi A1. Đây là hai trong ba vị tướng từng là chiến sĩ Điện Biên năm xưa còn lại hiện nay.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cho biết, đây là một đợt thông tin quy mô, toàn diện, phong phú nhất và kéo dài nhất trên báo chí cho tới thời điểm hiện nay do những người làm báo Đảng thực hiện về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau nhiều tháng chuẩn bị công phu, bắt đầu từ ngày 13/3/2024, Báo Nhân Dân triển khai chuyên trang đặc biệt Chiến thắng Điện Biên Phủ (tại địa chỉ https://dienbienphu.nhandan.vn) với những cách làm đặc biệt trong đó điểm nhấn quan trọng là Nhật ký diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày đêm, từ trận mở màn 13/3/1954 đến ngày kết thúc thắng lợi 7/5/1954.

Nhật ký bao gồm tất cả các diễn biến từng ngày tại mặt trận Điện Biên Phủ và trên các mặt trận, địa phương khác trong cả nước liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ; cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và dư luận quốc tế về trận chiến ở Điện Biên Phủ.

Cùng với Nhật ký diễn tiến chiến dịch, phần Thông tin toàn cảnh bao gồm các chuyên mục: Tư liệu, dư luận quốc tế, Điện Biên hôm nay, hỏi đáp về chiến dịch Điện Biên Phủ, multimedia đăng tải các đoạn phim truyền hình với nhiều hình ảnh quý do Truyền hình Nhân Dân thực hiện. 

Đến thời điểm hiện tại, đã có hàng trăm bài viết của các chuyên gia được đăng tải trên chuyên trang đặc biệt này, cách trình bày nội dung rất sáng tạo và cao cấp, mang lại trải nghiệm độc đáo cho người xem.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao quà lưu niệm tặng Trung tướng Đặng Quân Thụy, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ tác chiến Bộ Tổng tham mưu chiến dịch Điện Biên Phủ và Thiếu tướng Nguyễn Tụ, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên cán bộ Phòng Quân y Đại đoàn 316.

Ông Lê Quốc Minh cũng cho biết, thời gian tới đây, phần Diễn tiến chiến dịch sẽ tiếp tục được bổ sung các phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Nga với hy vọng đưa những thông tin chính thống về Chiến thắng Điện Biên Phủ đến với bạn bè quốc tế, nhất là độc giả trẻ.

Song song với Nhân Dân điện tử, trên các ấn phẩm Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Thời nay, Truyền hình Nhân Dân sẽ có các tuyến bài phóng sự, bình luận, tin tức, phân tích, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử, giới thiệu bài viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật về Điện Biên Phủ xưa và nay với cách thể hiện tổng quan rất mới và đặc biệt thú vị.

Đánh giá đây là sáng kiến đột phá trong công tác tuyên truyền, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới đây, Báo Nhân Dân sẽ có nhiều bài viết sinh động, phong phú về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm về trước; từ đó giúp đồng bào, cán bộ chiến sĩ, bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về ý chí, khát vọng của nhân dân Việt Nam; góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, với quân đội; xây đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Còn theo Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, Báo Nhân Dân tổ chức giới thiệu trang 56 ngày đêm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là sự kiện giúp nhân dân cả nước và thế giới hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm về trước.

Nguồn: DA

https://baochinhphu.vn/dot-thong-tin-dac-biet-ve-chien-thang-dien-bien-phu-tren-cac-an-pham-nen-tang-cua-bao-nhan-dan-10224032112232913.htm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Cần thúc đẩy mạnh mẽ và quyết liệt đổi mới, sáng tạo trong báo chí

Tóm tắt: 

"Cần thúc đẩy mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa việc đổi mới, sáng tạo (ĐMST) trong báo chí, tìm kiếm và triển khai các mô hình tòa soạn số”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

"Cần thúc đẩy mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa việc đổi mới, sáng tạo (ĐMST) trong báo chí, tìm kiếm và triển khai các mô hình tòa soạn số”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Sáng 18/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam. Tới dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ban ngành, địa phương.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2023

Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ vui mừng khi các cấp hội Nhà báo từ Trung ương đến địa phương đã đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2023.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Năm 2024 là một năm báo chí vượt khó khăn, đặc biệt là khó khăn về kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ, tìm giải pháp hiệu quả cho sự phát triển báo chí trong kỷ nguyên số.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu 4 kết quả nổi bật gồm:

Công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho người làm báo (NLB), hội viên Hội Nhà báo Việt Nam được tăng cường, phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho hội viên được thường xuyên và có nhiều đổi mới để bắt kịp xu hướng báo chí hiện đại.

Việc củng cố, kiện toàn tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam được quan tâm, qua đó tạo sự thống nhất, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội. Phương thức hoạt động của Hội có nhiều ĐMST, đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại.

Công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên được quan tâm, chú trọng, động viên, khích lệ các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, công tác hội, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý, kiến nghị xử lý NLB, hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các hoạt động giáo dục truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam được quan tâm, tổ chức thường xuyên thông qua các hoạt động về nguồn, tổ chức hội thảo, tọa đàm về lịch sử báo chí cách mạng.

Xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản của Hội, tạo cơ sở quan trọng để triển khai kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam; Tích cực, chủ động hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua xây “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí”.

“Tôi đánh giá cao những kết quả mà Hội Nhà báo Việt Nam đạt được trong năm 2023, đặc biệt nhấn mạnh tính hiệu quả của công tác nghiệp vụ, với thành công của Giải Báo chí quốc gia, Chương trình Hỗ trợ báo chí chất lượng cao, cùng một loạt hội thảo, tọa đàm, tập huấn về báo chí số, công nghệ báo chí truyền thông và chuyển đổi số, trong đó, Hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị tòa soạn số: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm tại khu vực ASEAN” và Diễn đàn Báo chí toàn quốc những ngày qua là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực và kết quả ấn tượng của Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp Hội Nhà báo trong năm 2023”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

7 nhiệm vụ trọng tâm

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Hội nhiệm kỳ 2025 - 2030, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cấp hội và các nhà báo - hội viên tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 43 ngày 8/4/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về công tác báo chí, hoạt động Hội và Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.

Thứ hai, Hội nhà báo các cấp cần định hướng các cơ quan báo chí bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước, các vấn đề thời sự; phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhập địp của cuộc sống để có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng, khách quan, chân thực, có tính chiến đấu cao, giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc. Mỗi tác phẩm báo chí phải phải một thông điệp thuyết phục, tác động vào cả trí óc và trái tim công chúng, từ đó định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Cần thúc đẩy mạnh mẽ và quyết liệt hơn hoạt động ĐMST trong báo chí, tìm kiếm và triển khai các mô hình tòa soạn số với phương thức tổ chức, quản lý phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của nhà báo, đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp hạn chế những bất cập, những nguy cơ khiến nhân lực và vật lực ngành báo chí bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trí tuệ nhân tạo (AI), robot và các công cụ số, các yếu tố kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Thứ ba, cần khẩn trương xây dựng kế hoạch, đề án chuẩn bị tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện 10 Quy định đạo đức nghề nghiệp NLB Việt Nam, Quy tắc đối với hội viên, nhà báo khi tham gia mạng xã hội, phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”…

Thứ năm, chú trọng định hướng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu nhằm làm rõ lý luận báo chí hiện đại với các vấn đề nghiệp vụ báo chí số, báo chí sáng tạo, mô hình kinh tế báo chí, định hướng XHCN trong hoạt động báo chí…, hướng tới một nền báo chí Chuyên nghiệp - Nhân văn - Hiện đại.

Thứ sáu, triển khai hiệu quả, thực chất chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao; Nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới để tiếp tục duy trì, khẳng định vị thế của Giải Báo chí quốc gia - giải báo chí uy tín, quan trọng nhất của báo giới cả nước.

Tiếp tục tổ chức hiệu quả chủ trương “Hướng về cơ sở”, tăng cường hợp tác với các cơ quan bộ, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và các hiệp hội nhà báo, báo chí quốc tế…

Thứ bảy, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tốt công tác chuẩn bị Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Năm 2024 là một năm báo chí vượt khó khăn, đặc biệt là khó khăn về kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ, tìm giải pháp hiệu quả cho sự phát triển báo chí trong kỷ nguyên số. Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện các chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, tạo hành lang pháp lý và môi trường để các nhà báo - hội viên phát huy tiềm năng sáng tạo để có những tác phẩm báo chí theo hướng báo chí tích cực, báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo, tạo đà cho sự phát triển ngành công nghiệp nội dung, công nghiệp văn hóa, công nghiệp số, trong đó, các cơ quan báo chí và các nhà báo là những chủ thể nòng cốt”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định.

Xây dựng Hội Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”

Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động báo chí theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn, nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, đề xuất 3 nội dung trọng tâm cần tập trung thảo luận tại Hội nghị toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam.

Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam - Tổng Biên tập báo Nhân dân: xác định rõ giải pháp đột phá nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động báo chí và hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam.

Một là, thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Hội Nhà báo Việt Nam đã đặt ra, nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế, xác định rõ các nguyên nhân, đề ra các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đột phá nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động báo chí và hoạt động Hội Nhà báo Việt Nam thời gian tới.

Hai là nêu rõ những khó khăn, thách thức từ thực tiễn hoạt động báo chí, hoạt động hội hiện nay, nhất là những cơ quan báo chí, hội nhà báo các cấp trong việc thực hiện Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia; Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025…

Ba là thảo luận, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành trong việc đổi mới nội dung, phương thức để tăng tính hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội Nhà báo.

Báo cáo Tổng kết công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Tính đến hết tháng 2/2024, toàn Hội có 25.424 hội viên đang sinh hoạt tại 307 đơn vị các cấp Hội (63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 21 Liên Chi hội, 223 Chi hội trực thuộc Hội). Với 13.435 hội viên, 63 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố chiếm hơn 50% số lượng hội viên trong toàn quốc.

Năm 2023, chủ trương “Hướng về cơ sở" của Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt và đạt hiệu quả cao trong công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Hội từ Trung ương đến cơ sở; Xây dựng tổ chức Hội ngày càng mạnh mẽ về tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, NLB.

Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Lợi cho biết, chủ đề hoạt động của năm 2024 là: “Tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh: Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”; hoàn thành chương trình toàn khóa, tiến hành Đại hội các cấp hội nhà báo hướng tới Đại hội toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030”./.

Nguồn: Ngọc Mai/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo VietNamNet, Báo Người Lao Động, Báo Tuổi trẻ Thủ đô hợp tác đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Chiều 14/3, tại trụ sở Báo Người Lao Động đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Báo Người Lao Động, Báo VietNamNet, Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Chiều 14/3, tại trụ sở Báo Người Lao Động đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Báo Người Lao Động, Báo VietNamNet, Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Đình Tuân Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, 3 báo có nhiều nét tương đồng, sự đồng cảm, chia sẻ lẫn nhau trong hành trình phát triển của mình, nhất là về các hoạt động chuyển đổi số, các chương trình sau mặt báo. Đây có thể nói là một điểm son trong hành chính phát triển của 3 cơ quan báo chí.

Báo VietNamNet, Báo Người Lao Động, Báo Tuổi trẻ Thủ đô ký kết hợp tác. Ảnh: Lê Tâm

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động nhìn nhận và khẳng định đây là bước đầu tiên để chúng ta đi cùng nhau. Đây cũng là bước khởi đầu để các cơ quan báo chí gắn kết, chia sẻ và đồng hành với nhau.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động tin tưởng với tình cảm và ý nguyện, sự hợp tác của 3 báo sẽ thực chất, đơm hoa kết trái trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, khẳng định với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Báo VietNamNet, Báo Người Lao Động, cùng với nỗ lực và sức trẻ của mình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ cố gắng học hỏi, tiếp tục phấn đấu để cùng nhau đi xa trong chặng đường sắp tới.

Ông Tô Đình Tuân trao quà lưu niệm cho lãnh đạo Báo VietNamNet, Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Ảnh: Lê Tâm

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, đây là sự kiện đặc biệt và ý nghĩa. Bởi từ trước đến nay, các cơ quan báo chí thường ký kết hợp tác với các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp; ít khi nào các cơ quan báo chí ký kết hợp tác với nhau.

Điều đặc biệt nữa là sự ký kết giữa một cơ quan báo chí Trung ương với hai cơ quan báo chí ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP HCM. Thêm nữa là ba cơ quan có đối tượng phục vụ khác nhau cũng như hoàn toàn tự chủ tài chính.

"Ngoài ra, khi cùng hoạt động trong một lĩnh vực sẽ có sự cạnh tranh nhưng hôm nay chúng ta cùng hợp tác để phát triển. Nhất là trong bối cảnh báo chí cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội, cách làm báo thay đổi, tôi thấy sự hợp tác này càng ý nghĩa"- ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ký kết hợp tác. Ảnh: Lê Tâm

Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn sự hợp tác của 3 cơ quan báo chí sẽ đi vào thực chất, phối hợp chặt chẽ để tốt lên, mạnh lên; phát huy thế mạnh của nhau để hỗ trợ nhau phát triển. "Đây là cái cần nhất khi hợp tác với nhau"- ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hiếu cũng mong muốn 3 cơ quan báo chí làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền thông tin, nhất là công tác truyền thông chính sách.

Nguồn: Lê Tâm/congluan.vn

https://www.congluan.vn/baovietnamnet-baonguoi-lao-dong-baotuoi-tre-thu-do-hop-tac-day-manh-hoat-dong-chuyen-doi-so-post287918.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Tin tức ICTPress

Thể lệ Cuộc thi ảnh sáng tác nhanh "Những khoảnh khắc đẹp của Hội báo toàn quốc 2024"

Tóm tắt: 

Báo Nhân Dân tổ chức Cuộc thi ảnh sáng tác nhanh với chủ đề “Những khoảnh khắc đẹp của Hội báo toàn quốc 2024” nhằm giới thiệu đến công chúng những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đẹp diễn ra trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024.

Báo Nhân Dân tổ chức Cuộc thi ảnh sáng tác nhanh với chủ đề “Những khoảnh khắc đẹp của Hội báo toàn quốc 2024” nhằm giới thiệu đến công chúng những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đẹp diễn ra trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024.

Đại diện Ban tổ chức cùng các tác giả đoạt giải năm 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Thể lệ cụ thể như sau:

1. Đối tượng tham gia: Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên, công chúng tham dự Hội báo toàn quốc năm 2024.

2. Nội dung sáng tác: Tất cả các hoạt động, những hình ảnh đẹp diễn ra trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024.

3. Thời gian sáng tác và gửi ảnh: Các tác phẩm tham dự cuộc thi được sáng tác và gửi về Ban tổ chức từ 6 giờ ngày 15/3/2024 đến 12 giờ ngày 16/3/2024.

4. Quy cách tác phẩm:

- Tác giả phải chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm của mình. Ban tổ chức được phép loại bỏ tác phẩm vi phạm thể lệ trước, trong và sau cuộc thi.

- Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng.

- Mỗi tác giả có thể gửi 10 tác phẩm, bao gồm ảnh đơn hoặc ảnh bộ (ảnh đơn: mỗi ảnh là một tác phẩm; ảnh bộ: mỗi bộ ảnh gồm từ 5-8 ảnh). Ban tổ chức khuyến khích bộ ảnh có phần chú thích giới thiệu nội dung, tối đa 100 từ.

- Tác giả có thể chụp bằng bất cứ thiết bị nào, kể cả điện thoại, Ipad…

- Tác phẩm được sáng tác bằng phương pháp hiện thực, không chấp nhận ảnh chắp ghép, thêm, bớt, làm sai lệch thực tế.

- Ảnh dự thi dưới dạng file ảnh kỹ thuật số.

5. Phương thức gửi ảnh:

 

- Tác giả phải ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ

- Gửi trực tiếp về địa chỉ: vedepvnnd@gmail.com

- Điện thoại Ban tổ chức: 0913.594.319

6. Cơ cấu giải thưởng:

- 1 giải Nhất: Giấy chứng nhận của Ban tổ chức và giải thưởng 3.000.000 đồng.

- 2 giải Nhì: Giấy chứng nhận của Ban tổ chức và giải thưởng 2.000.000 đồng.

- 3 giải Ba: Giấy chứng nhận của Ban tổ chức và giải thưởng 1.000.000 đồng.

7. Lễ công bố và trao thưởng: 16 giờ ngày 16/3/2024 tại Gian trưng bày Báo Nhân Dân (Đường Lê Lợi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Để tìm hiểu thêm về nội dung cuộc thi và các thông tin liên quan, quý vị và các bạn có thể truy cập vào fanpage của chương trình tại địa chỉ: faceboook.com/vedepvietnamnd.

Nguồn: nhandan.vn

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Thường trực Ban Bí thư dự Lễ kỷ niệm 35 năm ngày Báo Nhân Dân cuối tuần ra số đầu

Tóm tắt: 

Thường trực Ban Bí thư tin tưởng, đội ngũ của Báo Nhân Dân sẽ ngày càng lớn mạnh, nêu cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp...

Sáng 27/2, tại Hà Nội, báo Nhân Dân cuối tuần (ấn phẩm của Báo Nhân Dân) kỷ niệm 35 ngày ra số đầu tiên (12/2/1989-12/2/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự buổi lễ.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân cuối tuần.Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai khẳng định: Thời gian qua, Báo Nhân Dân chủ nhật, hiện nay là Báo Nhân Dân cuối tuần đã khẳng định được vị trí, nét khác biệt nhưng vẫn hòa chung, tương tác với dòng chảy chung của Báo Nhân Dân và báo chí cách mạng, khẳng định được vị trí tuần báo chính trị-xã hội, thu hút đông đảo sự tham gia của chuyên gia hàng đầu, phóng viên, đội ngũ trí thức có tầm nhìn, có uy tín; giữ vững được tôn chỉ của báo chí cách mạng, đồng thời mở ra hướng đi mới, mở rộng phạm vi truyền tải, linh hoạt, nhạy bén và có hiệu quả. Nhiều bài viết sâu sắc, thiết thực đã đề xuất, kiến nghị được giải pháp trong quá trình phát triển đất nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, được cán bộ đảng viên, bạn đọc, giới chuyên môn đánh giá cao. Chặng đường phát triển 35 năm qua của báo Nhân Dân cuối tuần rất đáng tự hào.

Để giữ vững vị thế ngọn cờ chính trị-tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí nước ta, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Thường trực Ban Bí thư lưu ý lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân tiếp tục nỗ lực, đi đầu trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, kết quả thực hiện, phản ánh những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, vướng mắc, hạn chế trong quá trình phát triển; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, phát huy lòng tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Vượt qua thách thức đối với báo in trong thời đại bùng nổ thông tin số và sự phát triển nhanh, đa dạng, thu hút lớn của báo điện tử, mạng xã hội, Báo Nhân Dân phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, không ngừng đổi mới, sáng tạo theo hướng ngày càng đa dạng, sinh động, đặc sắc, nhanh nhạy, hiện đại, có sức hấp dẫn hơn, phản ánh toàn diện, chân thực, hiệu quả hơn sự nghiệp đổi mới, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm tốt công tác tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ban Nhân Dân cuối tuần

Đồng thời, Báo chú trọng phát hiện, cổ vũ nhân tố, mô hình, cách làm mới, tiến bộ mới trong quá trình phát triển; tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các đột phá chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết chủ trương của Đảng.

Thường trực Ban Bí thư tin tưởng, đội ngũ của Báo Nhân Dân sẽ ngày càng lớn mạnh, nêu cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... để hoàn thành tốt sứ mệnh là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng, xứng đáng với công lao của các thế hệ đi trước.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ban Nhân Dân cuối tuần.

Theo TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí phải luôn giữ ngọn cờ tiên phong, dấn thân vào vùng đất lạ, làm việc khó hơn, mới hơn để tôi luyện, trưởng thành hơn

Tóm tắt: 

Nghề báo giờ chuyển thành nhặt “ngọc”, tức là tìm những thông tin, tri thức phù hợp với khẩu vị của tờ báo, nhặt rồi mài ngọc cho sáng, dùng thương hiệu của VietNamNet đưa những viên ngọc ấy, tinh hoa ấy đến với người dân Việt Nam.

Nghề báo giờ chuyển thành nhặt “ngọc”, tức là tìm những thông tin, tri thức phù hợp với khẩu vị của tờ báo, nhặt rồi mài ngọc cho sáng, dùng thương hiệu của VietNamNet đưa những viên ngọc ấy, tinh hoa ấy đến với người dân Việt Nam.

Đó chính là một trong những định hướng của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi Gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 với toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo điện tử VietNamNet chiều ngày 16/2/2024 tại Hà Nội. Cùng dự buổi gặp mặt có Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ.

Trong không khí đầm ấm đầu Xuân, Bộ trưởng đã đưa ra định hướng và trao đổi, trả lời câu hỏi của các phóng viên, biên tập viên Báo VietNamNet.

Tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Báo VietNamNet đã báo cáo với Bộ trưởng về một số thành tựu nổi bật của Báo trong năm 2023 và đề ra các nhiệm vụ lớn trong năm 2024.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Cần tìm ra định nghĩa mới để báo in tiếp tục tồn tại, phát triển

Báo cáo về việc xuất bản đặc san Hành trình VietNamNet Xuân Giáp Thìn 2024, là điểm nhấn của Báo trong năm 2023, ông Đỗ Hữu Khôi, Phó Tổng Thư ký tòa soạn cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về việc báo chí phải cung cấp tri thức nhiều hơn, Ban lãnh đạo VietNamNet quyết tâm làm ấn phẩm báo Tết VietNamNet có sức cạnh tranh ngang bằng với các tờ báo giấy có truyền thống hàng đầu với cách làm khác biệt.

Thay vì các phóng viên viết bài trong lĩnh vực của mình, trong ấn phẩm Xuân Giáp Thìn, các phóng viên đã mời những người nổi tiếng nhất, uy tín nhất trong lĩnh vực của họ viết bài cho ấn phẩm này. Đồng thời, mời nhóm thiết kế hàng đầu Việt Nam phụ trách phần thiết kế tờ báo. Do đó, Hành trình VietNamNet Xuân Giáp Thìn 2024 đã đổi mới hoàn toàn về nội dung và hình thức, được đồng nghiệp và độc giả đánh giá cao. Đây là niềm tự hào của Báo VietNamNet.

Cần tìm ra định nghĩa mới để báo in tiếp tục phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ quan điểm về tương lai của báo in trong bối cảnh công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ. Theo Bộ trưởng, cần phải tìm ra định nghĩa mới để báo in tiếp tục phát triển, có một đời sống mới, giống như cách mà xe ngựa đã không biến mất mà chỉ thay đổi vai trò trong xã hội hiện đại. Báo in cũng cần phải tìm ra một định nghĩa mới để có thể phát triển.

Bộ trưởng cho rằng, báo in nên chuyển từ việc chỉ đơn thuần cung cấp thông tin sang việc chia sẻ tri thức, giảm bớt bài do phóng viên viết, tăng thêm lượng bài do những nhà chuyên môn xuất sắc viết. Nghề báo giờ chuyển thành nhặt “ngọc”, tức là tìm những thông tin, tri thức phù hợp với khẩu vị của tờ báo, nhặt rồi mài ngọc cho sáng, dùng thương hiệu của Vietnamnet đưa những viên ngọc ấy, tinh hoa ấy đến với người dân Việt Nam.

Tổng biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá báo cáo với Bộ trưởng về một số thành tựu nổi bật của Báo trong năm 2023 và đề ra các nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Bộ trưởng chỉ rõ, nhặt ngọc cũng không thể nhặt bằng tay vì một ngày có khoảng 300 triệu tin trên không gian mạng. Do đó, nghề báo cũng trở thành nghề công nghệ. Bộ trưởng cũng lưu ý, đối với phóng viên mới vào nghề, cần khuyến khích họ viết, tìm những góc nhìn mới, cách tiếp cận mới. Bộ trưởng cũng đặt vấn đề, tại sao không xuất bản báo Tết hàng tháng thay vì chỉ tập trung vào dịp Tết như các tờ báo khác?

Về vấn đề phát triển đội ngũ và công nghệ, Bộ trưởng cho rằng bước đi đúng đắn của báo VietNamNet là xây dựng lực lượng công nghệ của riêng mình (in-house). Trong thời đại chuyển đổi số, công nghệ số đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, nhân lực số là nguồn lực cơ bản, đổi mới sáng tạo số là động lực cơ bản. Do đó, nhân lực công nghệ quan trọng như phóng viên, tham gia sản xuất tin bài như phóng viên. Cần có một tỷ lệ nhất định nhân lực công nghệ trong tổng số nhân sự của tờ báo để có thể cạnh tranh và phát triển trong thời đại số, ít nhất phải là 20%. Trong bối cảnh các tờ báo khác có đội ngũ công nghệ in- house vẫn còn rất ít, VietNamNet cần nắm bắt cơ hội này để vươn lên, trở thành tờ báo dẫn đầu.

Bộ trưởng dành nhiều thời gian lắng nghe chia sẻ và đưa ra định hướng phát triển cho các phóng viên, biên tập viên báo VietNamNet

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng chia sẻ về ảnh hưởng của mạng xã hội đến cuộc sống hàng ngày, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội.

Về quan điểm “Làm thì nên nhanh, sống thì nên chậm” mà Bộ trưởng đã từng nêu ra trong Hội nghị giao ban, Bộ trưởng giải thích, trong khi công việc đòi hỏi sự nhanh chóng để tạo ra kết quả và giá trị, cuộc sống cá nhân lại cần được trải nghiệm một cách chậm rãi. Theo triết học, nhanh thì đi với chậm, bổ sung cho nhau để cân bằng hơn.

Phải làm tốt phần phản biện xã hội thì mới trở thành tờ báo xuất sắc

Kết thúc buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc quay về với giá trị ban đầu của VietNamNet sau 25 năm phát triển. Vietnamnet gồm 2 từ: Việt Nam và Net. Việt Nam là sứ mệnh quốc gia, Net là Internet. Vietnamnet đã làm rất tốt từ Việt Nam trong tên gọi của mình với các bài viết về các vấn đề quốc gia, vấn đề dân tộc, là một tờ báo phổ rộng, tờ báo của quốc gia.

Bộ trưởng lưu ý Báo VietNamNet phải luôn ghi nhớ tinh thần chính của VietNamNet là: Tôn trọng sự khác biệt và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm lì xì sách cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo VietNamNet nhân dịp đầu năm mới

Với một tờ báo, tôn trọng sự khác biệt đóng vai trò quan trọng. Một sự việc, một hiện tượng có thể nhìn dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó mở ra những nhận thức mới. Báo chí nên giữ ngọn cờ tiên phong, dấn thân vào vùng đất lạ, làm việc khó hơn, mới hơn để tôi luyện, trưởng thành hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm lì xì sách cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Vietnamnet nhân dịp đầu năm mới

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh vai trò phản biện xã hội của báo chí, mất đi vế phản biện xã hội là mất đi báo chí. Do đó, VietNamNet phải có mặt ở điểm nóng, phản ánh về vấn đề nóng, vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Phải làm tốt phần phản biện xã hội thì mới trở thành tờ báo xuất sắc và trong khi phản biện xã hội thì phải giữ cho chắc ngôi sao dẫn lối: Đó là tính xây dựng.

Bộ trưởng kỳ vọng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên đoàn kết xung quanh Tổng Biên tập báo, coi đó là hạt nhân, là điểm tụ, để cùng nhau tạo ra một giai đoạn phát triển mới của Vietnamnet, phụng sự Tổ quốc, đóng góp cho ngành, cho đất nước./.

Giang Phạm, Ảnh: Thảo Anh/mic.gov.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Tin tức ICTPress

Ứng dụng Công nghệ Số, góp phần lan tỏa thông tin của Thông tấn xã Việt Nam

Tóm tắt: 

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành, hỗ trợ TTXVN, thúc đẩy Chuyển đổi Số, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng công việc cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của TTXVN.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành, hỗ trợ TTXVN, thúc đẩy Chuyển đổi Số, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng công việc cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của TTXVN.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Chiều 15/2, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu Đoàn Công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), tại trụ sở Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).

Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang cho biết thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành với các cơ quan báo chí; đề nghị Bộ đồng thuận, thúc đẩy việc giảm thuế cho các cơ quan báo chí.

Đối với công tác Chuyển đổi Số, thời gian qua, TTXVN đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất thông tin; mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành, định hướng, tư vấn, hỗ trợ TTXVN, tạo ra những công cụ để xử lý, lan tỏa thông tin hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm an ninh an toàn thông tin trong quá trình Chuyển đổi Số.

Hai bên sẽ cùng xây dựng cơ chế phối hợp để đẩy mạnh công tác kiểm chứng tin giả, truyền thông chính sách, tạo đồng thuận trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang phát biểu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang cũng đề cập một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm nguồn nhân lực của TTXVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh Chuyển đổi Số diễn ra mạnh mẽ cũng như việc sửa đổi Luật Báo chí để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan báo chí và nhà báo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao những kết quả công tác TTXVN đã đạt được trong thời gian qua. TTXVN là cơ quan báo chí chủ lực quốc gia; nguồn thông tin chính thống của TTXVN là kho dữ liệu quý, cần được khai thác, phát huy để tạo ra giá trị mới, phục vụ sự phát triển đất nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, 2024 là năm quan trọng trong việc thực hiện Chuyển đổi Số; năm ứng dụng mạnh mẽ Trí tuệ Nhân tạo (AI) và trợ lý ảo. Sử dụng AI sẽ giảm thiểu được 30-50% công việc, nhất là các công việc liên quan đến dữ liệu. AI cũng được coi là nhân tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất, giảm giờ làm cho người lao động.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành, hỗ trợ TTXVN, thúc đẩy Chuyển đổi Số, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng công việc cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của TTXVN.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang cùng các đại biểu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng gợi mở một số vấn đề về thay đổi cơ cấu nguồn thu, cải thiện thu nhập cho người lao động; phổ cập thông tin tới đông đảo công chúng, phát huy hơn nữa hiệu quả thông tin.

Triển khai Đề án Cơ quan thông tấn đa phương tiện chủ lực quốc gia, TTXVN cần quan tâm hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện làm việc cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành.

Tiếp nối và phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu và trong lao động, TTXVN cần tiếp tục đổi mới để chủ động thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới.

Nhân dịp Năm mới Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chúc toàn thể lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, người lao động TTXVN một năm mới có thêm nguồn năng lượng mới, sức sống mới, không ngừng đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển, phồn vinh của đất nước./.

Phúc Hằng/TTXVN


Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Uruguay ca ngợi nét đẹp cổ truyền ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam

Tóm tắt: 

Báo Grupo R Multimedio của Uruguay nhấn mạnh Tết có nhiều ý nghĩa đặc biệt với những phong tục đẹp, thể hiện truyền thống văn hóa - tất cả làm nên linh hồn, bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Báo Grupo R Multimedio của Uruguay nhấn mạnh Tết có nhiều ý nghĩa đặc biệt với những phong tục đẹp, thể hiện truyền thống văn hóa - tất cả làm nên linh hồn, bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Ngày 10/2, Báo Grupo R Multimedio của Uruguay đã có bài viết giới thiệu về nét đẹp cổ truyền Tết Nguyên Đán của Việt Nam, ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

Tờ báo đã đăng bài viết cùng nhiều ảnh minh họa cho nét đẹp ngày Tết của người Việt Nam.

Bài viết miêu tả Tết Nguyên Đán là lễ thiêng liêng nhất trong năm nên tất cả người Việt ở Việt Nam và trên thế giới đều mong đợi. Vào dịp này, những người đi làm xa đều mong muốn được trở về sum họp bên gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn viên.

Hằng năm, Tết được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng Âm lịch trên khắp Việt Nam và ở mọi quốc gia nơi có người Việt sinh sống.

Trong ngày Tết, các thành viên trong gia đình thờ cúng tổ tiên, quây quần bên nhau, thăm hỏi họ hàng, chúc phúc, mừng tuổi cho các cụ già và em nhỏ.

Bài báo nhấn mạnh phong tục đón Tết Cổ truyền của người Việt vẫn được gìn giữ, mang đậm nét văn hóa riêng, thể hiện bản sắc dân tộc như ngày Ông Công, Ông Táo; gói bánh chưng, bánh tét; đi chợ hoa; xông đất; đi lễ chùa đầu năm; đấu vật; ném còn; đánh đu và đua thuyền.

Báo Grupo R Multimedio nhấn mạnh Tết có nhiều ý nghĩa đặc biệt với những phong tục đẹp, thể hiện truyền thống văn hóa và cần được thế hệ tương lai gìn giữ, phát huy, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế, bởi tất cả những điều đó làm nên linh hồn, bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam./.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/bao-uruguay-ca-ngoi-net-dep-co-truyen-ngay-tet-nguyen-dan-cua-viet-nam-post927478.vnp

Những thú chơi tao nhã trong ngày Tết Nguyên đán.
 
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Thủ tướng kiểm tra công tác ứng trực, bảo đảm thông tin tại 3 cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực

Tóm tắt: 

Chiều ngày 9/2, tức chiều 30 Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra công tác ứng trực, đảm bảo nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Chiều ngày 9/2, tức chiều 30 Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra công tác ứng trực, đảm bảo nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác ứng trực của VOV tại Kênh VOV Giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ xúc động khi chứng kiến hàng trăm phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tại 3 cơ quan báo chí, đại diện cho hàng nghìn phóng viên, biên tập viên trên tất cả các vùng miền của Tổ quốc và cả ở nước ngoài, đang làm việc hăng say, trách nhiệm trong chiều 30 Tết, thời điểm mà hầu hết mọi người đã trở về nhà, đoàn tụ, sum họp với gia đình.

Thủ tướng lưu ý VOV giữ cho bằng được tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân liên tục trong bất kỳ hoàn cảnh nào… Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà Tết cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên VOV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kiểm tra công tác trực Tết của TTXVN tại Phòng Điều độ thông tin (Data Center) thuộc Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đưa tin, truyền tải kịp thời các hoạt động kinh tế xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực phát triển; đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; để mọi người, mọi nhà đều có Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, nghĩa tình.

Thủ tướng lưu ý TTXVN phải luôn đảm bảo kết nối thông tin thông suốt với các hãng thông tấn quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý các cơ quan việc làm tốt công tác tuyên truyền về các quy định của pháp luật để người dân chấp hành nghiêm, góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật; chú ý cảnh báo nguy cơ, hướng dẫn nhân dân, theo dõi tình hình, phản ánh nhanh chóng kịp thời về các sự cố, tai nạn liên quan sức khoẻ, tính mạng người dân như cháy nổ, tai nạn giao thông… và tương tác với người dân để các lực lượng chức năng gần nhất đến ứng cứu; luôn đặt tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Thủ tướng tặng quà Tết cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ứng trực tại TTXVN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, phản ánh kịp thời mọi hoạt động khác, làm tốt công tác ứng trực, giữ vững thông tin, bảo đảm tiếng nói, thông tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong mọi tình huống; phát huy bề dày truyền thống của mỗi cơ quan, thông tin chính xác, kịp thời, nhưng có định hướng, chọn lọc; góp phần tạo ra động lực mới, khí thế mới, thắng lợi mới cho dân tộc. Trong quá trình làm phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tất cả vì nhân dân phục vụ, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước.

Thủ tướng kiểm tra công tác ứng trực Tết của VTV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kiểm tra công tác ứng trực của VOV tại Kênh VOV Giao thông và Kênh Truyền hình VOV, Thủ tướng yêu cầu trong dịp Tết, nhất là sau Giao thừa và ngày Mùng 1 Tết, cần tập trung tuyên truyền an toàn giao thông, ngăn chặn đua xe trái phép, phòng chống tác hại của rượu bia, phòng chống cháy nổ, nghiêm cấm đốt pháo trái phép. Thủ tướng lưu ý giữ cho bằng được tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân liên tục trong bất kỳ hoàn cảnh nào…

Thủ tướng yêu cầu VTV cần nhận thức rõ hơn về tầm vóc của mình; tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại; đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kiểm tra công tác trực Tết của TTXVN tại Phòng Điều độ thông tin (Data Center) thuộc Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn, cũng như Ban Biên tập tin Trong nước và Ban Biên tập tin Thế giới, Thủ tướng lưu ý phải luôn đảm bảo kết nối thông tin thông suốt với các hãng thông tấn quốc tế; các bộ phận tin đối ngoại và đối nội phải kết hợp chặt chẽ; cung cấp thông tin phong phú cho độc giả trong và ngoài nước, giúp thế giới hiểu hơn Việt Nam đang làm gì; chú trọng hơn nữa công tác chuyển đổi số, dữ liệu mới…

Thủ tướng kiểm tra công tác ứng trực Tết của VTV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kiểm tra công tác ứng trực Tết của VTV tại Tổng Khống chế VTV, Thủ tướng vui mừng trước cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực, các chương trình được đầu tư công phu để trở thành món ăn tinh thần cho nhân dân; yêu cầu VTV cần nhận thức rõ hơn về tầm vóc của mình; tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại trên cơ sở kết hợp giữa phần tự chủ và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, mong mỏi của nhân dân…

Nguồn: Hà Văn/baochinhphu.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo