Chuyện phía sau thương vụ mua lại báo Washington Post của CEO Amazon

(ICTPress) - CEO Amazon Jeff Bezos đã làm thế giới ngạc nhiên khi mua lại Washington Post (WaPo) với giá 250 triệu USD. Sau thương vụ đình đám này đã có nhiều câu chuyện xung quanh về CEO Amazon và tờ báo Washington được tiết lộ.

Mua một tờ báo lớn với giá bèo

Việc mua lại tờ báo có danh tiếng nhất nước Mỹ với số tiền 250 triệu USD chỉ là cái hắt hơi của Jeff Bezos.

Nhà báo của Bloomberg News Michael Moore đã đăng tải một thông tin là giá mua lại này chưa đến 1% giá trị ròng của Jeff, theo Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg (Bloomberg Billionaires Index).

Bezos đứng thứ 15 trong danh sách 100 tỷ phú, với tài sản giá trị 28,2 tỷ USD.

Tại sao số tiền này lại ít (từ quan điểm của một tỷ phú), Bezos đã chi chưa tới 1% giá trị tài sản ròng cho Washington Post so với Sean Parker chi cho đám cưới của mình. Parker có tài sản ròng 2,1 tỷ USD, theo Celebrity Net Worth và chi 10 triệu USD cho đám cưới. Cộng thêm vào đó, Parker đã bị phạt thêm 2,5 triệu USD vì tạo ra một đám cưới quá đà trong một khu rừng tùng bách mà không nhận được sự cho phép kịp thời.

Không chỉ đầu tư vào báo, Jeff đã đổ 42 triệu USD vào một dự án có tên gọi “Đồng hồ 10.000 năm sẽ được xây dựng trên một ngọn núi thuộc khu đất phía Tây Texas của mình và sẽ gõ chuông 1 năm/lần. Một tiếng gáy cu cu sẽ chỉ diễn ra 1 thế kỷ 1 lần.

“Đây là một chiếc đồng hồ đặc biệt, được thiết kế là một biểu tượng cho tư duy dài hạn”, Bezos cho biết trên trang web của dự án.

Jeff cũng sở hữu không gian vũ trụ khi đầu tư vào Blue Origin, một đối thủ của SpaceX nhằm giảm chi phí du lịch không gian. Jeff cũng đầu tư lớn vào thám hiểm biển sâu khi khôi phục các động cơ rocket F-1 có thể lao xuống Đại Tây Dương sau khi nâng đưa các phi hành gia Apollo 11 lên mặt trăng.

Jeff cũng đã thực hiện nhiều đầu tư tranh cãi vào các công ty của thung lũng Silicon.

Jeff đã tài trợ 37 triệu USD cho Uber, một ứng dụng di động kết nối khách hàng với các lái xe sang trọng. Uber đã tranh cãi với các nhà làm luật taxi ở các thành phố lớn, trong đó có Washington. Jeff cũng đã đầu tư vào Airbnb, một trang cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn cũng động chạm đến nhiều nhà quản lý ở nhiều thành phố.

Mặc dù không phải mọi đầu tư đều thuận lợi, Jeff không lo lắng sử dụng tiền của mình để đạt một vị trí chính trị: Jeff đã đầu tư 2,5 triệu USD vào công ty kết hôn Washington (Washington United for Marriage) có trụ sở tại Seattle, một trong những đóng góp lớn nhật vào việc hợp pháp kết hôn đồng giới.

Jeff không nói quá nhiều về mong muốn vào việc kinh doanh báo chí, nhưng không phải là người mới đối với các đầu tư truyền thông. Jeff đã đổ 5 triệu USD vào trang web tin tức Business Insider hồi tháng 4 và là nhà đầu tư khá sớm vào Twitter.

Như vậy đối với những đầu tư của Jeff vào Washington Post, những đầu tư trước đây (đặc biệt là đồng hồ) có thể cho thấy một sự rõ ràng về triết lý của Jeff: thực hiện những đầu tư tức thời với hy vọng xây dựng chất lượng bền vững.

Lượng bạn đọc báo điện tử khiêm tốn

Khi tin tức Jeff Bezos đã mua Washington Post, người sử dụng Twitter và các chuyên gia truyền thông nhanh chóng phân tích việc mua lại này có ý nghĩa đối với tờ báo hàng đầu của thủ đô Washington như thế nào.

Thông tin thú vị là chỉ có 9% bạn đọc dài hạn của WaPo trả tiền để đọc phiên bản báo điện tử: 42.313 bạn đọc điện tử trong tổng số bạn đọc 473.462 bạn đọc.

Bảng dưới đây của Statista cho thấy 10 tờ báo hàng đầu ở Mỹ theo số bạn đọc và số lượng phát hành giữa bản số và bản in.

10 tờ báo hàng đầu ở Mỹ (từ tháng 10/2012 – 3/2013) tính theo lượng bạn đọc

Như biểu đồ cho thấy, Washington Post có bạn đọc phiên bản báo số ít nhất và có tỷ lệ bạn đọc báo mạng thấp nhất so với bạn đọc báo in so với 10 tờ báo hàng đầu nào của Mỹ. Ngược lại, tờ New York Times là tờ báo duy nhất có bạn đọc báo mạng nhiều hơn báo in - 1,1 triệu bạn đọc so với 731.395, chiếm 61%.

Có đội ngũ nhà báo “khủng” và tốn kém

Jeff Bezos đã chu đáo khi hứa là sẽ trả lương tương đương mức hiện nay (hoặc cao hơn) cho bất cứ ai làm việc tại đây với thời gian ít nhất là 1 năm.

Sau đó mọi đồn đoán đã được làm rõ hơn.

Một điều rõ ràng là bất cứ ai quan tâm nhiều tới hiệu quả tài chính của Washington Post là công ty này đang tiêu tốn nhiều hơn khả năng. Vậy, chi phí là bao nhiêu?

Tờ báo thu lỗ khoảng 15 triệu trong quý II. Nếu bạn tính toán có thể thấy tờ báo này hiện đang lỗ 60 triệu USD/năm và lỗ đang ngày càng tăng.

Có thể Jeff Bezos sẽ quyết định tiếp tục đầu tư lớn vào tờ báo mỗi năm. Nhưng thậm chí nếu Jeff làm việc này, thì có thể sẽ phân bổ lại đầu tư vào các cơ hội hứa hẹn, do đó tiền không bị đốt theo cách như hiện nay. Do đó, có thể tờ báo sẽ tự phân tích lại và đưa ra những đầu tư nào hứa hẹn và có thể thực sự đáp ứng được.

Một phòng rõ ràng “ngốn” kha khá tiền ở tờ báo là phòng tin.

Tờ báo này có số nhà báo kỷ lục - 640 nhà báo, theo thông tin của báo New Yorker.

Con số này còn ít hơn đáng kể so với đội ngũ vài thập kỷ trước (là 1000), do đó đối với các nhân viên dài hạn, phòng tin có thể số người tăng ít. Nhưng so với phần lớn các phòng tin hiện nay, 640 nhà báo là một con số lớn.

640 nhà báo sẽ tốn bao nhiêu một năm?

Washington Post có những nhà báo giỏi, kinh nghiệm thì vẫn tốn khoảng 150.000 USD/người/năm gồm tất cả các lợi ích, tài sản cố định,… Điều này cho thấy Washington Post đang chi khoảng 96 triệu USD/năm cho phòng tin. Đây là một tin hơi sốc.

Sốc vì thậm chí toàn bộ Washington Post đang thu nhỏ lại và đang tiêu tốn khá lớn, phiên bản báo điện tử của WaPost thực tế đang hoạt động tốt hơn, thu được 30 triệu USD trong quý II, tăng 15% qua các năm. Một phần doanh thu đến từ Slate, hiện sẽ tách khỏi WaPost. Nhưng dường như an toàn khi chính Washington Post thu được ít nhất 100 triệu USD/năm.

Vậy, bao nhiêu nhà báo có thể tồn tại nhờ doanh thu báo mạng với 100 triệu USD/năm (bản in thì đang thu hẹp và không tính đến ở đây).

Giải dụ bạn muốn biết đôi chút về lợi nhuận - 10 - 15% - dưới đây là con số nào là bền vững:

Doanh thu: 100 triệu USD

Phòng báo tốn: 35 triệu USD (35% doanh thu)

Tiền báo báo bán được, chi phí công nghệ, và quản lý: 50 triệu USD (50% doanh thu)

Doanh thu hoạt động: 15 triệu USD (15% doanh thu)

Với ngân sách của phòng báo - 35 triệu USD - Washington Post có thể duy trì khoảng 250 nhà báo. Con số này thấp hơn đáng kể so với con số 640.

Nhưng thử nhận định Jeff Bezos đang mong muốn đầu tư vào tờ báo (không phải để đạt lợi nhuận) thì Jeff sẽ phải thông minh để hoạch định tăng trưởng doanh thu từ phiên bản báo mạng hàng năm.

Sau đó tính toán bao nhiêu nhà báo mà Washington Post có thể chi trả? Đây là những con số thử tính toán:

Doanh thu: 150 triệu USD

Phòng báo cần: 75 triệu USD (50% doanh thu)

Doanh thu từ bán báo, các chi phí công nghệ và quản lý:  75 triệu USD (50% doanh thu)

Lợi nhuận hoạt động: 0 USD

Viễn cảnh hoạt động này sẽ buộc tờ báo phải có ngân sách lớn hơn nhiều so với số tiền 75 triệu USD/năm.

(Đây là một con số ngân sách cho phòng báo khá lớn. Ở Business Insider, con số này thật là quá mong đợi. Bạn có thể sản xuất báo mạng chất lượng siêu cao với số tiền này).

Chi phí cho một phòng báo 75 triệu USD có nghĩa là phòng báo có thể đáp ứng 500 nhà báo. Con số 500 nhà báo thật là quá nhiều. Nhưng con số này vẫn ít hơn 640.

Do đó thậm chí Jeff không muốn đốt tiền vào Washington Post, thì tờ báo vẫn có thể duy trì một phòng báo cũng gần như quy mô hiện nay.

Thuế sẽ buộc CEO Amazon có vai trò hơn với tờ báo

Nếu xem thuế đóng một vai trò trong việc mua lại Washington Post với giá 250 triệu USD thì Jeff cần phải xem xét lại mục tiêu của mình khi Jeff  hy vọng bù chéo cho tờ báo từ các công ty khác của mình.

Trong một thông báo mua lại hôm 5/8, CEO và người thành lập Amazon có trụ sở tại Seattle, 49 tuổi này cho đội ngũ tờ báo biết trong một lá thư mở: “Tôi sẽ không điều hành tờ báo hàng ngày”.

Jeff sẽ vẫn ở Seattle để tập trung vào công việc của mình là điều hành hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon. Jeff đã hứa giữ nguyên truyền thống báo chí của tờ báo, trong khi thúc đẩy sự sáng tạo để đối mặt với các thách thức bất ngờ như sụt giảm doanh thu quảng cáo và bạn đọc.

Nhưng các chuyên gia về thuế ngày 6/8 cho biết đóng một vai trò giới hạn tại tòa báo có thể hạn chế Jeff hiện thực hóa các lợi ích thuế thu nhập cá nhân từ việc sở hữu The Post.

Trong 6 tháng năm nay, bộ phận báo của công ty The Post cho biết đã lỗ 49,3 triệu USD, so với lỗ 33,2 triệu USD so với cùng kỳ năm 2012.

Những con số lỗ này có thể làm gánh nặng thuế của Jeff giảm đi. Đối với các mục tiêu của thuế, một chủ doanh nghiệp hay đối tác có thể khấu trừ vào thu nhập bất cứ khoản lỗ nào từ việc điều hành doanh nghiệp đó. Như vậy, việc thua lỗ có thể làm giảm tổng số thuế của người chủ doanh nghiệp phải đóng.

Chưa rõ Jeff, người giàu nhất thế giới thứ 19 có tài sản 25,2 tỷ USD theo Tạp chí Forbes - sẽ quản lý các doanh nghiệp mới có theo các mục tiêu thuế. Thuế cá nhân ở Mỹ là riêng tư, do đó Jeff không có nghĩa vụ công khai cách Jeff sử dụng việc mua lại tờ báo để lợi thế về thuế. Bù đắp năm 2012 từ Amazon cho Jeff là 1,7 triệu USD, Jeff sở hữu gần 19% Amazon.

Mai Nguyễn

Tin nổi bật