VNPT gấp rút chuẩn bị triển khai thuần IPv6 cho mạng di động Vinaphone

(ICTPress) - Đại diện của Tập đoàn VNPT đã cho biết dự kiến năm 2019, VNPT chính thức triển khai thuần IPv6 trên mạng di động Vinaphone do VNPT quản lý.

Đại diện của VNPT tại Hội thảo IPv6 2018

Cụ thể, tại Hội thảo ngày IPv6 Việt Nam 2018, mới đây ông Phạm Tiến Huy, Ban Công nghệ mạng, Tập đoàn VNPT cho biết hiện nay động lực phát triển IPv6 dành cho tất cả các nhà mạng bởi sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị hỗ trợ kết nối Internet. Điều này đòi hỏi rất nhiều địa chỉ IP. Nếu như cứ duy trì địa chỉ IPv4 thì sẽ không thể đủ dẫn đến kiểm soát kỹ thuật rất phức tạp. Ngoài ra, hiện nay các chuẩn IPv6 đã được các tổ chức như Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào (3GPP) và Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) chuẩn hóa và các hãng thiết bị đã hỗ trợ nên các nhà mạng đang rất vận động cho việc triển khai IPv6.

VNPT hiện đã triển khai IPv6 cho mạng 3G, 4G. Tuy nhiên, trong thời gian này các địa chỉ IPv4 - IPv6 và các dịch vụ IPv4 vẫn tồn tại song song. Để chuẩn bị triển khai thuần IPv6, đã rà soát, đánh giá toàn bộ mạng lưới, cơ sở hạ tầng, VNPT nhận thấy phần thiết bị hỗ trợ đã gần như đầy đủ. Do VNPT đặt ra vấn đề quy hoạch địa chỉ IPv6 ngay từ đầu, ngay từ khi còn chưa thực sự triển khai IPv6 trên mạng lưới Vinaphone nên việc quy hoạch tốt IPv6 từ đầu đã giúp được rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như tránh phân mảnh không gian địa chỉ IPv6, kỹ thuật phức tạp.

Trên căn cứ địa chỉ IP, xáo động của các thiết bị mạng lưới, VNPT xác định rõ đơn vị quy hoạch cơ sở /64 tương ứng với mỗi khách hàng cá nhân. Khi mà thiết bị đầu cuối nhận được /64 từ thiết bị mạng thì sẽ tự sinh ra 64 bit khác từ 48 địa chỉ MAC, đảm bảo mỗi địa chỉ IPv6 của thiết bị đầu cuối là duy nhất trên toàn mạng, rất thuận tiện cho những người vận hành khai thác.

Tiếp theo đối với các khoảng quy hoạch đơn vị khác dành cho các thiết bị mạng, VNPT cũng khuyến nghị quy hoạch theo bội số của 4 là /64, /60, /56, /52, /48,… 32/. Lý do là đối với vùng địa chỉ IPv6 mỗi ký tự trong đó biểu diễn bởi 4, do đó nếu ta quy hoạch theo từng xược bội số của 4 thì sẽ rất dễ nhớ, không gây sự bị động.

Đối với nhà mạng việc xây dựng hạ tầng là quan trọng nhất nhưng, theo ông Huy là việc hỗ trợ từ các nhà sản xuất thiết bị di động cũng là một vấn đề đưa được dịch vụ đến với người dùng. Hiện nay đối với hệ điều hành Android từ 5.0 trở lên đã hỗ trợ IPv6. Còn đối với thiết bị iPhone của Apple mặc định hóa IPv6 và hiện tại không khả thi được với máy jailbreak và hiện chưa có cách nào kích hoạt. Đảm bảo thiết bị có thể hoạt động trên mạng 4G Vinaphone, VNPT đã thông báo với các hãng thiết bị phổ biến Apple, Samsung, Nokia (HMD Global), Lenovo, Oppo, Asus, HTC, Sony về việc kích hoạt và thử nghiệm IPv6 để người dùng có thể sử dụng được.

Hiện nay tổng số thuê bao di động IPv6 trên mạng di động Vinaphone đến ngày 2/5/2018 có khoảng 134.000 thuê bao đã kích hoạt IPv6. Lưu lượng truyền tải qua giao diện Gi IPv6, điểm đỉnh vào giờ cao điểm là 8 giờ sáng và điểm thấp nhất là 4 giờ sáng.

Phương án triển khai thuần IPv6 cho mạng Vinaphone

Ở thời điểm này, thì có thể chưa thấy được xu thế IPv6 rõ ràng lắm vì IPv4 vẫn tồn tại song song và đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong thời gian có thể 5 - 10 năm các hãng công nghệ có thể không hỗ trợ IPv4 nữa hoặc khi đó IPv4 đã hoàn toàn khi “khai tử” thì ta cũng cần phải có các giải pháp kỹ thuật để tránh bị động. “Việc chuẩn bị càng dài thì có thể rút được kinh nghiệm, đánh giá tác động trên mạng lưới và dịch vụ, VNPT cũng đánh giá được tầm quan trọng nên đã xây dựng các phương án để triển khai IPv6 thuần cho mạng di động, mạng băng rộng cố định của VNPT”, ông Huy cho hay.

Đối với mô hình triển khai thuần IPv6 thì có 2 phương pháp: sử dụng NAT 64 và 464 XLAT. Mỗi phương án sẽ có những tiêu chuẩn, điêm khác nhau. Đối với mô hình thuần IPv6 sử dụng NAT 64 thì yêu cầu DNS phải DNS 64 và có một nhược điểm cũng rất là khó khắc phục. Đó là có thể truy cập bằng tên miền được, mà nếu ta gõ trực tiếp địa chỉ IPv4 trên trình duyệt thì sẽ không phân giải được. Ngoài ra, có thể gặp vấn đề với DNSSEC.

Hiện nay theo thống kê của nhà mạng Mỹ T-Mobile thì NAT 54 một số dịch vụ hiện nay đang không được hỗ trợ. Đối với mô hình 464 XLAT thì cần thực hiện tính năng XLAT trên thiết bị đầu cuối, thiết bị của nhà mạng. Tuy nhiên, đối với mô hình thuần IPv6 thì triển khai theo mô hình 464 XLAT sẽ hợp lý hơn. Vấn đề là 464 XLAT sẽ hoạt động đối với cả phương pháp truy cập tên miền.

Về kế hoạch triển khai IPv6 thuần, ông Phạm Tiến Huy cho biết, trong năm 2018, VNPT đã lập kế hoạch thử nghiệm IPv6 thuần trong mạng nội bộ phạm vi hẹp, đánh giá đầy đủ được các vấn đề khó khăn trước khi triển khai rộng rãi. Sau đó khi có kết quả tốt, giải quyết được tất cả những vướng mắc về công nghệ VNPT sẽ từng bước dần dần triển khai tương tự như là triển khai IPv6 dual stack trên mạng di động 4G trong thời gian vừa qua. Dự kiến năm 2019, VNPT chính thức triển khai thuần IPv6 trên mạng di động Vinaphone.

Để bảo đảm mục tiêu tổng thể quốc gia về IPv6, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó Trưởng Ban công tác IPv6 quốc gia Trần Minh Tân đã nhấn mạnh: "Năm 2018 là năm nước rút của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, các đơn vị, DN cần tăng tốc chuyển đổi IPv6, chung tay cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng“.

Các DN cũng cần triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE và trên các ứng dụng trên nền tảng di động. Giao các DN di động (Viettel, VNPT, Mobifone, Vietnamobile) mạnh dạn triển khai cung cấp chính thức dịch vụ di động 4G LTE cho thuê bao di động. Các DN triển khai IPv6 cho mạng 4G LTE, không nên triển khai cho mạng 3G, đây cũng là xu thế triển khai IPv6 cho mạng di động trên thế giới.

VNNIC, Cục Viễn thông sẽ tiếp tục giám sát, khuyến khích, yêu cầu, thậm chí bắt buộc (trong cấp, gia hạn giấy phép viễn thông) các doanh nghiệp triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE.

Minh Anh

Tin nổi bật