Syndicate content

Chuyển động ngành

Năm 2011 Bưu chính bắt đầu “hoàn hồn”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo tổng kết của VNPost tổng doanh thu phát sinh năm 2011 đạt 7.520 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch. Nhóm dịch vụ bưu chính chuyển phát đạt 1.9555 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng khá (15% so với năm 2010).

(ICTPress) - “Năm 2011, Bưu chính bắt đầu hoàn hồn và đứng trên đôi chân của mình”, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Phạm Long Trận cho biết tại Hội nghị Triển khai công tác 2012 của Tổng Công ty Bưu chính (VNPost) sáng nay 9/1 tại Hà Nội.

Ảnh: TH

“Năm 2011 đã thực hiện được một số công việc độc lập để đến năm 2013 tách ra hoạt động tích cực. Thời gian “hoàn hồn” của Bưu chính như vậy là 4 năm, và năm 2011 đã tìm thấy đường đi, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2011 thể hiện qua một số đơn vị điển hình như Bưu điện Bình  Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...”, Chủ tịch Phạm Long Trận đánh giá.

Theo tổng kết của VNPost tổng doanh thu phát sinh năm 2011 đạt 7.520 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch. Nhóm dịch vụ bưu chính chuyển phát đạt 1.9555 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng khá (15% so với năm 2010) trong điều kiện thị trường còn khó khăn và cạnh tranh khốc liệt, góp phần nâng cao tỷ trọng doanh thu thuần bưu chính trong tổng doanh thu tính lương. Trong đó, doanh thu dịch vụ bưu phẩm đạt 744 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2010; doanh thu dịch vụ chuyển phát nhanh VExpress và đại lý bưu gửi đạt 356 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010…

Doanh thu các dịch vụ tài chính bưu chính đạt 830 tỷ đồng bằng 73% so với năm 2010. Trường hợp loại trừ yếu tố biến động của việc chuyển đổi dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, doanh thu dịch vụ tài chính bưu chính đạt 452 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010.

Doanh thu dịch vụ chuyển tiền, điện hoa đạt 285 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010. Doanh thu dịch vụ tiết kiệm Bưu điện đạt 437 tỷ đồng, trong đó đại lý dịch vụ ngân hàng đạt 59 tỷ đồng, tăng 11%. Doanh thu dịch vụ đại lý bảo hiểm đạt 52 tỷ đồng, tăng 48%.

Các dịch vụ thu hộ, chi hộ tiếp tục có mức tăng trưởng cao (117%) so với năm 2010. Số lượng giao dịch đạt 5,8 triệu giao dịch, với số tiền thu hộ là 4.719 tỷ đồng.

Doanh thu các dịch vụ hợp tác viễn thông - CNTT đạt 2.979 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm 2010. Trong đó thu cước thuê bao giảm 29% dịch vụ viễn thông tại giao dịch 38%, bán SIM thẻ tăng 1%, hòa mạng thuê bao giảm 24%; các dịch vụ đại lý viễn thông khác giảm 69%.

Các dịch vụ khác doanh thu đạt 436 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010. Trong đó doanh thu chủ yếu bán sản phẩm, hàng hóa đạt 225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52%. Tuy nhiên, đa số các dịch vụ do đơn vị chủ động triển khai, mô hình kinh doanh chưa hoàn thiện, chưa có sự quản lý điều hành chung nên phạm vi, quy mô còn hạn chế.

Đạt được những kết quả khích lệ ban đầu, tuy nhiên, Chủ tịch Phạm Long trận lưu ý tâm lý nhờ vả của bưu chính vẫn rơi rớt. Mọi hoạt động hiện nay phải được quyết định bằng thị trường. Còn nhiều loại hình dịch vụ bưu chính cần khai thác để sống bằng nghề của chính mình. Bưu chính là “người nội trợ của nhân dân”, phải làm “thượng vàng hạ cám”, ông Trận đề nghị và nêu ví dụ, những công ty, doanh nghiệp lớn gửi 1 năm không biết bao nhiêu bưu phẩm, bưu chính phải lặn lội đi vào, làm sao để họ hợp tác làm ăn với mình. Cái gì họ cần là phải làm được và phải làm tốt hơn. Viễn thông không bỏ rơi nếu Bưu chính làm tốt. Bưu chính không nên chỉ chờ thu cước, mà cần phát triển các dịch vụ khách hàng cần.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cụ thể hơn về việc xác định dịch vụ bưu chính chuyển phát của VNPost trong năm 2012 được xác định là dịch vụ lõi nhưng mức độ đề ra tăng trưởng còn ít so với đề ra cho bán lẻ. Thứ trưởng cho biết năm 2012 thị trường viễn thông sẽ không tăng trưởng nhiều. Các dịch vụ viễn thông sẽ chững lại, bão hòa, đây là thời gian chuyển sang các dịch vụ data, 3G, điều này tác động đến kinh doanh sim thẻ nên VNPost phải có cơ chế kinh doanh linh hoạt để bù đắp cho sự thay đổi về nhu cầu thị trường.

Thứ trưởng cũng đề nghị VNPost: khẩn trương trình dự án chia tách khỏi VNPT để kinh doanh độc lập. VNPT phải trình ngay từ đầu năm để tiếp tục đổi mới để có kế hoạch bền vững cho các năm tiếp theo không thì năm nào biết năm đó; Đẩy mạnh chương trình chất lượng và quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực. Làm thế nào để có sự cạnh tranh, quan tâm của người lao động đối với vị trí của họ. VNPost phải có biện pháp quyết liệt với vấn đề quản lý. Trong năm 2012 phải làm được việc luân chuyển cán bộ, không làm được thì cán bộ sơ cứng, không linh hoạt.

Mai Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Khẳng định vai trò của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Tóm tắt: 

(ICTPress) - "Trong thời gian qua điểm BĐ-VHX là mạng lưới quan trọng cung ứng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phục vụ cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn, miền núi, biên giới, và hải đảo..."

(ICTPress) -  "Trong thời gian qua điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX) là mạng lưới quan trọng cung ứng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phục vụ cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn, miền núi, biên giới, và hải đảo, là điểm để hướng tới nông thôn, nông dân của Đảng và Nhà nước ta", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son khẳng định tại Hội nghị toàn quốc về điểm BĐ-VHX sáng nay 8/1 tại Hà Nội.

Điểm BĐ-VHX Cẩm Giàng, Bắc Cạn (Ảnh: backan.gov.vn)

Theo kết quả khảo sát chuyên sâu của đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) tiến hành tại 9 tỉnh thuộc 3 vùng miền và khảo sát mở rộng đối với tất cả các điểm BĐ-VHX trên cả nước được tiến hành từ cuối tháng 2/2011 đến tháng 5/2011 về người sử dụng đánh giá vai trò quan trọng và khá quan trọng của Điểm BĐ-VHX chiếm 63,7%. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết qua con số lấy mẫu này có thể thấy rõ vai trò của Điểm BĐ-VHX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 13 năm qua. Điểm BĐ-VHX góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận dân cư nông thôn và giảm nghèo thông tin.

Bộ trưởng cũng đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đã phấn đấu thực hiện xây dựng, phát triển, vận hành hơn 8000 điểm BĐ-VHX, góp phần phổ cập Bưu chính Viễn thông đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo còn khó khăn  trong suốt 13 năm qua.

Cũng theo đánh giá của khảo sát nói trên mà Tổng công ty Bưu chính (VNPost), đơn vị quản lý 8153 điểm BĐ-VHX trên toàn quốc thông tin tại Hội nghị:

- Các dịch vụ bưu chính chuyển phát giúp cho người dân dễ dàng nhận gửi thư từ, tài liệu, vật phẩm và hàng hóa cho bạn bè, người thân (91,1%), giúp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (26,7%) và giảm thời gian, chi phí đi lại (50,6%).

- Dịch vụ phát hành báo chí, đọc sách báo miễn phí đã giúp người dân nông thôn tiếp cận dễ dàng hơn với các tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao văn hóa đọc; nâng cao trình độ hiểu biết và kinh nghiệm sản xuất.

- Dịch vụ chuyển tiền giúp người dân dễ dàng hơn khi vay, mượn, cho hoặc nhận tiền từ con cái (91,9%); giảm thời gian và chi phí đi lại (48,5%) và giúp người dân dễ dàng xoay sở, huy động vốn trong thời gian ngắn (13,3%).

- Việc triển khai bán SIM, thẻ điện thoại giúp người dân nông thôn dễ dàng tiếp cận và sử dụng điện thoại di động (87,4%); giúp người dân tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại để mua thẻ (85,0%); giúp dễ dàng thăm hỏi, giao lưu với bà con, họ hàng ở xa (43,2%).

- Dịch vụ Internet mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng dân cư như: tạo cơ hội sử dụng máy tính và Internet (80,9%); giúp bà con nông dân có thể tìm kiếm thông tin sản xuất, chính sách pháp luật, sức khỏe (36,9%).

- Ngoài dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện có khoảng 51,9% điểm BĐ-VHX có cung cấp thêm các dịch vụ khác.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết trong thời gian tới điểm BĐ-VHX sẽ là điểm thực hiện những chính sách hướng về nông thôn của Đảng và Nhà nước. Bộ trưởng đề nghị sớm và chậm nhất trong quý II các đơn vị của Bộ, VNPost rà soát quy hoạch lại điểm BĐ-VHX để đầu tư duy trì các điểm BĐ-VHX ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; Đa dạng hóa các dịch vụ để các điểm BĐ-VHX tồn tại, tiến tới đứng vững và phát triển; Đối với các điểm BĐ-VHX bất cập do đô thị hóa, dân cư thưa, những điểm không có người đến mạnh dạn ngừng hoạt động trả lại địa phương hoặc chuyển sang hình thức khác…

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết ba giải pháp giúp phát triển BĐ-VHX trong thời gian tới là: Đưa Internet băng rộng về điểm BĐ-VHX đi cùng với nội dung phù hợp; Sự kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để phối hợp các công việc tiến tới một văn bản cấp cao về điểm BĐ-VHX và cần quan tâm, đãi ngộ cán bộ làm việc tại điểm BĐ-VHX. Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết cần có cơ chế tuyên dương khen thưởng cán bộ làm việc tại điểm BĐ-VHX mà cho đến nay vẫn chưa đến được với lao động thủ công.

Mai Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Beeline đưa những khách hàng đầu tiên tới Anh xem ManU thi đấu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Beeline vừa cho biết đã đưa 5 khách hàng may mắn đầu tiên tới Anh tận mắt chứng kiến và cổ vũ đội bóng Manchester United thi đấu ngay tại sân vận động huyền thoại Old Trafford.

(ICTPress) - Beeline vừa cho biết đã đưa 5 khách hàng may mắn đầu tiên tới Anh tận mắt chứng kiến và cổ vũ đội bóng Manchester United thi đấu ngay tại sân vận động huyền thoại Old Trafford.

Beeline muốn thông qua hợp đồng với MU và các chương trình lớn dành cho khách hàng để khẳng định sự gắn kết bền lâu tại Việt Nam. Ảnh minh họa.

Các khách hàng đã may mắn trúng thưởng khi tham gia chương trình "Đường đến Old Trafford" được Beeline tổ chức từ ngày 5/9/2011.

Đây là chương trình lớn đầu tiên được Beeline triển khai nhằm khai thác hợp đồng thỏa thuận độc quyền sử dụng hình ảnh và thương hiệu của Manchester United cho các dịch vụ viễn thông di động và nội dung số trên lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia từ ngày 1/7/2011.

Ông Michael Cluzel - Tổng giám đốc Beeline Vietnam cho biết, "Đường đến Old Trafford" được triển khai khẳng định sự gắn kết bền lâu của Beeline tại thị trường Việt Nam.

Được biết, chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 16/2/2012, theo đó cứ sau mỗi tuần, Ban tổ chức sẽ bốc thăm ngẫu nhiên từ danh sách đăng ký trên trang web trong tuần liền trước đó để chọn ra người trúng giải.

NH

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Cạnh tranh công nghiệp CNTT-TT vẫn nằm nhóm cuối

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Mức độ cạnh tranh của công nghiệp CNTT-TT Việt Nam được xếp 53/66 trong báo cáo tháng 9/2011 của Economist Intelligence Unit (EIU) và Benchmarking IT Industry Competitiveness (BSA).

(ICTPress) -Mức độ cạnh tranh của công nghiệp CNTT-TT Việt Nam được xếp 53/66 trong báo cáo  tháng  9/2011  của  Economist  Intelligence  Unit  (EIU)  và  Benchmarking  IT  Industry Competitiveness (BSA).  Sau 2 năm, Việt Nam  tăng  lên 3 bậc, đứng  thứ 13  trong số 17 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cuối bảng xếp hạng”, ông Nguyễn Trọng Đường, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cho biết tại Hội thảo quốc gia về CNTT và Truyền thông Việt Nam được tổ chức trong cả ngày hôm nay 7/1 tại Hà Nội, để nhìn lại một năm Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT.

Ảnh minh họa

Báo cáo của Economist Intelligence Unit và Benchmarking IT Industry Competitiveness được công bố hai năm/lần, xếp hạng 66 quốc gia dựa trên 6 tiêu chí: (1) môi trường kinh doanh, (2) hạ tầng CNTT-TT, (3) nguồn nhân lực, (4) hành lang pháp lý, (5) nghiên cứu phát triển (R&D), (6) hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp CNTT. 

Theo ông Đường nguyên nhân là do yếu tố về nguồn nhân  lực còn hạn chế, đặc biệt hoạt động R&D được xếp ở mức gần như thấp nhất. 

Theo báo cáo Đo lường xã hội thông tin 2011 (Measuring  the  Information Society 2011) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ số kỹ năng CNTT-TT (ICT Skill Index) của Việt Nam đứng ở vị trí 108/152, giữ nguyên so với năm 2008. ICT Skill index là một chỉ số con của ICT Development Index trong báo cáo Measuring the Information Society, dùng đánh giá nguồn nhân lực của một quốc gia  dựa  trên các tiêu chí tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ vào học trung học và tỷ lệ học sau trung học. 

Trong khi đó, hoạt động R&D của Việt Nam được xếp hạng 60/66 trong báo cáo về Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp CNTT-TT của EIU và BSA, tụt 9 bậc so với 51/66 năm 2008. Chỉ số R&D của quốc gia dựa trên các yếu tố: R&D nhà nước (15%); R&D trong doanh nghiệp (15%); Số bằng sáng chế CNTT (50%); Phí bản quyền và cấp phép (20%). 

Các chỉ số xếp hạng gia công phần mềm, gia công dịch vụ phần mềm khá cao.

Về gia công phần mềm Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 8/50 trong báo cáo "Offshoring Opportunities" của A.T.Kearney, tăng 2 bậc so với 2009 và 11 bậc so với 2007. Báo cáo này công bố 2 năm 1  lần, xếp hạng các nước dẫn đầu về gia phần mềm căn cứ vào các chỉ số tài chính (giá) với 40%, kỹ năng và sự sẵn sàng của nguồn nhân lực (30%) và môi trường kinh doanh (30%). 

Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước dẫn đầu về gia công dịch vụ theo báo cáo thường niên "10 Leading Locations for Offshore Services in Asia Pacific and Japan for 2010" của Gartner công bố tháng 2/2011.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh liên tục có tên trong Trong Top 50 và Top 100 các thành phố mới nổi về gia công phân mềm và dịch vụ CNTT trong báo cáo thường niên Global Services - Tholon Study. Năm 2010, Tholons đã mở rộng báo cáo cho 100 thành phố hàng đầu về gia công thay vì 50 thành phố như các năm. 

Về Hạ tầng Viễn thông và CNTT, Việt Nam xếp 44/66 về hạ tầng CNTT-TT trong Báo cáo về Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp CNTT-TT của EIU và BSA, tăng 8 bậc so với năm 2009, vượt qua Trung Quốc và Thái Lan, xếp sau Malaysia.

EIU và BSA đánh giá chỉ số hạ tầng CNTT dựa trên các yếu tố: đầu tư CNTT (15%), số người có có máy tính (35%), thuê bao băng rộng (25%), bảo mật mạng (10%) và thuê bao di động (15%).

Ứng dụng CNTT Việt Nam năm 2011 được xếp  top giữa, thứ 90/189  trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc (E-Government Development Index - EGDI), tăng 1 bậc so với 2 năm trước. Trong  hai năm 2009, 2010, Việt  Nam liên tục được xếp trong danh sách Top 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới (năm 2009 thứ 18 và năm 2010 thứ 19). Tại khu vực châu Á, năm 2009 Việt Nam xếp  thứ 6 về  số  lượng người sử dụng Internet, năm 2010, xếp thứ 7 với 27,9 triệu người dùng. Năm 2010, Việt Nam xếp thứ 72/152 về chỉ số truy cập CNTT-TT, tăng 12 bậc so với  năm 2009. Năm  2010,  Việt  Nam  xếp  thứ  76/152  về  sử  dụng  Viễn  thông - Internet (Theo ICT Use Index 2011 - ITU). 

X.T

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Người sử dụng iPhone 4S tải dữ liệu gấp đôi - nguy cơ cho nhà mạng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - "Nếu không chuẩn bị mạng lưới sẵn sàng để hỗ trợ thế hệ các máy di động mới nhà mạng sẽ gặp rủi ro như chi phí vận hành, trải nghiệm chất lượng dịch vụ cho người sử dụng dưới mức trung bình".

(ICTPress) - Người sử dụng iPhone 4S tải dữ liệu gấp đôi người người sử dụng iPhone 4, và gấp 3 lần người sử dụng 3G, theo nghiên cứu công ty Arieoso, chuyên nghiên cứu về trải nghiệm thuê bao, quản lý vốn, các giải pháp tối ưu mạng vừa công bố.

Nguy cơ cho các nhà mạng khi số người sử dụng smartphone ngày càng tăng nhanh và tải dữ liệu ngày càng nhiều

Có thể nhận thấy rằng điện thoại thông minh đang thúc đẩy sử dụng dữ liệu ở các mạng di động, nghiên cứu này của Arieoso cho biết việc dùng smartphone tải dữ liệu đã vượt hơn mong đợi.

Nghiên cứu này được thực hiện ở châu Âu cho thấy iPhone 4S  là xúc tác quan trọng trong hành vi của khách hàng smartphone từ năm 2010 đến 2011. Chỉ vài tháng sau khi iPhone 4S được tung ra, người sử dụng đã tải dữ liệu tăng 2,76 lần so với người sử dụng iPhone 3G.

Nghiên cứu này cũng cho biết không chỉ người sử dụng 4S mà người sử dụng Samsung Galaxy S cũng đang tải gấp 2 lần dữ liệu so với người sử dụng iPhone 3G một năm trước.

Không chỉ là lưu lượng tải xuống, theo nghiên cứu của Arieso, người sử dụng HTC Desire S cũng tải dữ liệu lên gấp 3,23 lần so với người sử dụng iPhone 3G, với người sử dụng iPhone 4S tải lên khoảng 3,20 lần.

Về cuộc gọi dữ liệu trên người sử dụng, người sử dụng HTC Google Nexus One cao hơn người sử dụng iPhone 3G, trong khi những người sở hữu HTC Desire và Sony Ericsson Xperia X10i khoảng 1,5 lần.

Báo cáo này cũng cho biết là 1% thuê bao đã dùng tới một nửa dữ liệu được tải xuống. 

Con số này cho thấy việc sử dụng dữ liệu/người sử dụng đang tăng nhanh chóng theo từng thế hệ smartphone mới hoặc lại máy di động mới, sẽ gia tăng áp lực lên khả năng của mạng mà nhà mạng chưa lường hết, Giám đốc công nghệ và tác giả báo cáo nghiên cứu TS. Michael Flanagan cho biết.

Tuy nhiên, TS. Flanagan cho biết thêm các thông điệp quan trọng không kém là các nhà mạng cần hiểu rõ hơn về các máy di động khác nhau đang được sử dụng như thế nào và bao nhiêu lưu lượng luồng xuống và lên mà mỗi luồng tạo ra.

“Mặc dù có những cảnh báo thẳng thắn, các nhà mạng vẫn chơi kiểu “Đoán ai là ai?” với thuê bao của họ. Nếu không chuẩn bị mạng lưới sẵn sàng để hỗ trợ thế hệ các máy di động mới nhà mạng sẽ gặp rủi ro như chi phí vận hành, trải nghiệm chất lượng dịch vụ cho người sử dụng dưới mức trung bình. Điều quan trọng là các nhà mạng phải nỗ lực gấp đôi để hạn chế tác động của việc vắt kiệt không thể tránh khỏi này”, TS. Flanagan cảnh báo.

Cuối năm 2011, ông Arun Bansal, Phụ trách Ericsson khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương cũng chia sẻ những nhận định về xu thế chính của ngành viễn thông là sự tăng trưởng smartphone sẽ tạo nên sức ép đối với các hệ thống mạng để đáp ứng các tính năng của các thiết bị này... Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam Jan Wassenius mới đây đưa ra dự báo năm 2012 cứ 3 người Việt Nam mua máy di động thì có 1 người mua smartphone.

Quang Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

PTT Nguyễn Thiện Nhân: TT&TT đóng góp xuất sắc cho kinh tế - xã hội 2011

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chúc mừng và đánh giá cao các đơn vị trong ngành TT&TT đóng góp xuất sắc vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2011...

(ICTPress) - Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô, doanh số, thị trường và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chúc mừng và đánh giá cao các đơn vị trong ngành TT&TT đóng góp xuất sắc vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2011 thể hiện qua tốc độ phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế và là một trong những ngành hiện đại hóa nhanh tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Bộ TT&TT sáng nay 6/1 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng cờ của Chính phủ cho các đơn vị TT&TT đứng đầu phong trào thi đua 2011

Những con số ấn tượng của năm 2011

Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ về hệ thống mạng quang và trạm thu phát sóng thông tin di động. Tính đến hết năm 2010, tổng băng thông truyền dẫn trong nước đạt 605.622 Gbit/s và tổng băng thông truyền dẫn quốc tế lên tới 487,2 Gbit/s với các tuyến cáp quang biển, đất liền sử dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến. Nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 tuyến cáp quang mới là tuyến AAG (80Gbit/s) và tuyến IA (50Gbit/s). Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) từ ngày thành lập (08/11/2003) đến 31/10/2011 đạt 99.002.042 Gbytes. Hệ thống IPv6 hoạt động ổn định, sẵn sàng cho các doanh nghiệp kết nối. Độ phủ cáp quang đến cấp xã/phường trên cả nước đạt trên 90%. Hệ thống chuyển mạch tiếp tục được trang bị, đầu tư, mở rộng dung lượng.

Sau 3 năm triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động thế hệ 3G (3G), tổng số trạm BTS node B 3G các doanh nghiệp đã triển khai trên phạm vi toàn quốc cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu cam kết với 33.700 trạm BTS, vùng phủ sóng 3G theo dân số và theo diện tích lãnh thổ của các doanh nghiệp trung bình đạt 91,5%. Các doanh nghiệp sử dụng lại 100% hạ tầng trạm BTS 2G có sẵn đẻ triển khai trạm node B 3G. Tổng số thuê bao 3G đạt 12,8 triệu, tốc độ trung bình truy cập dịch vụ đạt từ 2,5 Mbit/s đến 3,072 Mbit/s.

Mạng lưới và dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong nước, quốc tế thông tin hàng hải và truyền báo luôn đảm bảo an toàn thông tin trong hoàn cảnh khó khăn, lũ lụt, thiên tai. Thông tin luôn được thông suốt, phục vụ tốt các hoạt động, sự kiện lớn của đất nước.

Tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 130,5 triệu, trong đó di động chiếm 90,4%. Toàn quốc có trên 31 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 35%. Tổng số thuê bao Internet băng rộng đạt 9 triệu thuê bao, đạt mật độ 10,2%.

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt, song các doanh nghiệp ICT đã đạt doanh thu trên 250 tỷ đồng. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đạt doanh thu trên 100.000 tỷ USD.

Cụ thể, tổng doanh thu toàn VNPT ước đạt 120.800 tỷ đồng, tăng 18,26% so với năm 2010. Trong đó, dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và CNTT đạt 103.864 tỷ đồng, tăng 24,98% so với năm 2010, nộp ngân sách nhà nước 7.880 đồng, bằng 90,27% so với năm 2010.

Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết doanh thu ước thực hiện của Viettel là 116.012 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phát sinh trong nước là 105.432 tỷ đồng, tổng doanh thu phát sinh ở 5 thị trường ngoài nước là 10.580 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 9.453 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác như VTC đạt doanh thu 10.300 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ BCVT Sài Gòn 786 tỷ đồng, FPT Telecom và FPT IS 3.500 tỷ đồng và 4.200 tỷ đồng, Vishipel 215 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội 9000 tỷ đồng, Đông Dương Telecom 16 tỷ đồng, Gtel Mobile 336,86 tỷ đồng, Viễn thông CMC 70 tỷ đồng, công ty Cổ phần Misa 175 tỷ đồng.

Lĩnh vực CNTT tiếp tục phát triển với năng suất và hiệu quả cao. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế doanh thu xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện điện tử ước đạt 9 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên, Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp CNTT đạt quy mô trên 1000 người với tổng số lao động ước khoảng 250.000 người.

Lĩnh vực báo chí tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung. Tính đến nay, toàn quốc có 728 cơ quan báo chí in với hơn 900 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 76 báo, 431 tạp chí; địa phương có 103 báo, 118 tạp chí. Mạng lưới phát thanh truyền hình (PTTH) có 67 đài PTTH trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng toàn quốc, gồm Đài Tiếng nói việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 Đài PTTH địa phương gồm 62 Đài PTTH của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, riêng TP. HCM có 2 đài. Hiện tại, Việt Nam có 180 kênh chương trình phát thanh và quảng bá, gồm 109 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 71 kênh chương trình phát thanh quảng bá. Nhiều chương trình PTTH quốc gia và một số chương trình PTTH quảng bá khác được phát sóng trên Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại.

Ngoài truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh trong thời gian qua bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ gần 2,5 triệu thuê bao trên toàn quốc. Cả nước có 46 báo điện tử, 7 tạp chí điện tử và 260 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

Ngành Xuất bản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cả về quy mô sản lượng, chát lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Ngành đã xuất bản được 18.161 cuốn sách, với 194.204.394 bản, đạt 98,2% về số lượng cuốn, 103% về số lượng bản so với cùng kỳ năm 2010, xuất bản 1.109 loại văn hóa phẩm, với 25.538.000 bản.

Ngành In dự kiến đạt 900 tỷ trang in 13x19, tăng 10% so với năm 2010, tổng doanh thu tăng khoảng 7%, nộp ngân sách nhà nước tăng 2%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 23,8 triệu USD đạt 110% so với năm 2010. Trong đó nhập khẩu 35.764.978 bản sách, 7.840.000 tờ báo, tạp chí, kim ngạch nhập khẩu đạt 19,9 triệu USD tăng 130% so với năm 2010; Xuất khẩu: 308.000 bản sách, 5.900.000 tờ báo, tạp chí kim ngạch xuất khẩu 3,9 triệu USD, đạt hơn 108% so với năm 2010.

Tổng số sách phát hành là 346,8 triệu bản, đạt 109% so với năm 2010; Tổng số văn hóa phẩm phát hành là 97,6 triệu bản, đạt 103,5 so với năm 2010; Tổng doanh thu đạt 1.940,2 tỷ đồng, đạt 109% so với năm 2010.

Hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động TT&TT

Ngay từ đầu năm 2011, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đã nhanh chóng triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoảng cho hoạt động TT&TT phát triển, phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Bộ TT&TT đã hoàn thiện và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 19 văn bản, với 15 văn bản quy phạm pháp luật, quy định hướng dẫn thi hành các Luật Tần số vô tuyến điện, Bưu chính, Viễn thông; chuyên ngành CNTT, báo chí, xuất bản. Trong đó có 10 Nghị định của Chính phủ và 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng tăng, nhất là khi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện đã mở rộng theo hướng cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.

Các đề án tổ chức thi tuyển, đấu giá, chuyển quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet và đền bù trong trường hợp Nhà nước thu hồi kho số viễn thông, tài nguyên Internet; Nghiên cứu sửa đổi Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác; Xây dựng Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đã được xây dựng và hoàn thiện.

Ngoài các văn bản trên, Bộ phối hợp với Văn phòng Chính phủ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các Nghị định: Hướng dẫn một số điều của Luật CNTT về dịch vụ CNTT; Quy định về khu CNTT tập trung. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về: quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến; Đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Bộ đang tích cực triển khai xây dựng Luật Xuất bản sửa đổi và sẽ trình Quốc hội vào tháng 5/2012.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đánh giá năm 2011 Bộ TT&TT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được nhiều văn bản quan trọng để tăng cường công tác quản lý, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động TT&TT, các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao công tác xây dựng văn bản của Bộ TT&TT đã có nhiều tiến bộ. Bộ TT&TT đã tiên phong trong việc xây dựng các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý.

Linh Hoàng

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Số thuê bao 3G tăng mạnh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây là mức tăng rất mạnh, đạt trên 150% so với tổng số 8 triệu thuê bao 3G được Bộ TT&TT công bố hồi cuối tháng 7/2011.

(ICTPress) - Tổng số thuê bao 3G trên toàn quốc đạt 12,8 triệu, tốc độ truy cập dịch vụ trung bình đạt từ 2,5 Mb/s đến 3,072 Mb/s.

Giá cước 3G đang rất hấp dẫn. Ảnh minh họa.

Số liệu vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sáng nay (6/1) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.

Đây là mức tăng rất mạnh, đạt trên 150% so với tổng số 8 triệu thuê bao 3G được Bộ TT&TT công bố hồi cuối tháng 7/2011.

Bộ TT&TT cũng cho biết, sau chưa đầy 3 năm, các nhà mạng đã triển khai 33.700 trạm phát sóng 3G trên toàn quốc, vượt mức 30.000 trạm mà các doanh nghiệp đã cam kết với Bộ khi thi tuyển. Vùng phủ sóng 3G theo dân số và theo diện tích lãnh thổ của các doanh nghiệp trung bình cũng đạt tới 91,5%.

Đến nay, cả 5 doanh nghiệp trúng thi tuyển 3G là Viettel, VinaPhone, MobiFone, EVN Telecom, và Hanoi Telecom đều đã triển khai dịch vụ.

Trong khi thuê bao di động đã đạt mức bão hòa và phát triển chậm lại, việc thuê bao 3G đạt mức tăng trưởng mạnh được cho rằng do các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy mạnh cạnh tranh và đưa giá cước 3G xuống mức rất hấp dẫn.

Mới đây nhất, cả 3 nhà cung cấp lớn là MobiFone, Viettel và VinaPhone đều đã tung ra gói cước 3G không giới hạn dung lượng với mức giá thấp nhất chỉ 40.000 đồng/tháng.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

EVN Telecom đạt 2.430 tỷ đồng doanh thu 2011

Tóm tắt: 

Tăng trưởng khách hàng của EVN Telecom năm 2011 rất thấp, chỉ tăng khoảng 500.000 thuê bao viễn thông so với 2010.

Tăng trưởng khách hàng của EVN Telecom năm 2011 rất thấp, chỉ tăng khoảng 500.000 thuê bao viễn thông so với 2010.

EVN Telecom chỉ tăng được 500.000 khách hàng so với 2010. Ảnh minh họa.

Hôm nay, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo tập đoàn EVN cho biết, doanh thu năm 2011 của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) ước đạt gần 2.430 tỷ đồng, đạt 62,7% kế hoạch năm.

Trong đó, doanh thu từ CDMA ước đạt 62% kế hoạch năm, dịch vụ E-Net ước đạt 43% kế hoạch, dịch vụ cho thuê kênh trong và ngoài nước ước đạt 79% kế hoạch, dịch vụ 3G ước đạt 11% kế hoạch năm 2011.

Tăng trưởng khách hàng của EVN Telecom năm 2011 rất thấp. Tổng số thuê bao viễn thông tính đến 7/12/2011 đạt 4.960.700 khách hàng, chỉ tăng 500.000 khách hàng so với 2010. Trong đó, dịch vụ 3G gồm 39.800 thuê bao, dịch vụ CDMA có 4.838.000 thuê bao, E-Tel gần 26.500 thuê bao, E-Net là 56.4000 thuê bao.

Lãnh đạo tập đoàn EVN cho biết, hoạt động của EVN Telecom năm 2011 gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường viễn thông công cộng, chi phí việc phát triển và duy trì thuê bao tăng cao trong khi giá cước lại giảm mạnh, bên cạnh đó việc huy động vốn khó khăn dù là với lãi suất cao cũng khó khăn để huy động. Những nguyên đó dẫn đến EVNTelecom không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2011.

(Theo DVT/EVN)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Facebook tìm kiếm tài năng lập trình viên 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Năm ngoái, tại cuộc thi này sinh viên Khúc Anh Tuấn - du học sinh trường Đại học công nghệ Nayang, Singapore sau hai vòng loại online giành vị trí thứ 2 tại chung kết cuộc thi này tại trụ sở của Facebook ngày 11/3/2011.

(ICTPress) - Tư duy về các kỹ năng lập trình của bạn tầm cỡ thế giới chưa? Facebook muốn bạn chứng tỏ khả năng này tại cuộc thi Cup Hacker Challenge hàng năm lần thứ 2.

“Hacking - kỹ thuật tìm ra lỗ hổng là cốt lõi để làm thế nào chúng tôi xây dựng tại Facebook”, công ty này cho biết tại một trang blog thông báo về cuộc thi năm nay”. “Dù chúng tôi đang xây dựng một nguyên mẫu cho một sản phẩm chính như Timeline tại cuộc thi lập trình mà các đội thi phải hoàn thành một sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn (Hackathon), tạo ra một thuật toán tìm kiếm thông minh hơn, hoặc phá bỏ những bức tường tại các trụ sở mới của chúng tôi, chúng tôi đang tìm cách để giải quyết những vấn đề này”.

25 lập trình viên hàng đầu thế giới tại Facebook Haker Cup 2011, Khúc Anh Tuấn mặc áo phông đen hàng đầu.

Cuộc thi dành cho tất cả những người làm code ở bất cứ đâu trên thế giới. Các thí sinh phải đấu với nhau theo 5 vòng thi lập trình. Vòng loại sẽ diễn ra vào ngày 20/1 với việc thẩm định kéo dài 72 giờ. Ba vòng trực tuyến tiếp theo sẽ chọn 25 đối thủ cuối cùng để tranh tài trận cuối cùng ở trụ sở của Facebook ở California vào tháng 3/2012.

Người thắng cuộc sẽ nhận được 5.000 USD. Tại cuộc thi năm ngoái, có gần 12.000 lập trình viên đã tham dự. Petr Mitrichev, một nhân viên của Google từ Nga, đã nhận được giải Nhất. Sinh viên Khúc Anh Tuấn - du học sinh trường Đại học công nghệ Nayang, Singapore sau hai vòng loại online giành vị trí thứ 2 tại chung kết cuộc thi này tại trụ sở của Facebook ngày 11/3/2011.

Các công ty công nghệ có một lý do không nói ra về việc tổ chức những cuộc thi kiểu như thế này, đó là họ sẽ tìm ra được những lập trình viên có kỹ năng, hiện vẫn luôn thiếu trầm trọng của ngành này. Google đã tổ chức một cuộc thi Code Jam (lập trình trực tuyến) hàng năm mà Mitrichev cũng đã đoạt giải vào năm 2006.

Facebook tự hào về văn hóa của cuộc thi này và bám sát các vấn đề code trên trang tuyển dụng với khẩu hiệu: “Giải quyết các thách thức lập trình. Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại”. Công ty này thường xuyên tổ chức cuộc thi marathon lập trình sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn cho nhân viên như là một phần của quy trình phát triển sản phẩm.

Facebook cũng muốn đặt niềm tin vào mô hình kinh doanh quần chúng. Tháng 8/2011, mạng xã hội này đã đưa ra sáng kiến an ninh "bug bounty", mời các nhà nghiên cứu an ninh gửi các chi tiết về bất kỳ lỗ hổng nào mà họ không thể phát hiện. Thậm chí, Facebook sẽ cung cấp ít nhất là 500 USD cho người nào tìm ra những lỗ hổng.

Quang Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Google mua hơn 200 bằng sáng chế của IBM

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Google đã mua 217 bằng sáng chế của IBM, trong đó có một bằng sáng chế cực kỳ đáng chú ý...

(ICTPress) - Google đã mua 217 bằng sáng chế của IBM, trong đó có một bằng sáng chế cực kỳ đáng chú ý...

Trang web Mashable cho biết Google đã mua 217 bằng sáng chế của IBM, trong đó có một bằng sáng chế cực kỳ đáng chú ý là có thể giúp hãng tìm kiếm khổng lồ này thúc đẩy mạng xã hội của mình là Google+, để tạo ra một mạng lưới các nhà chuyên gia chuyên về từng lĩnh vực.

Các bằng sáng chế còn lại sẽ liên quan đến các công nghệ khác nhau, trong đó có các dịch vụ dữ liệu như lịch trực tuyến và quản lý thư điện tử.

Quang Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành