Tổng thống Obama: Nước Mỹ không theo dõi những con người bình thường

(ICTPress) - Đáp lại những tranh luận trên toàn nước Mỹ ngày càng gia tăng về việc theo dõi của chính phủ, Tổng thống Barack Obama đã đề ra một kế hoạch gồm 4 phần để tăng sự minh bạch của chính phủ.

Tổng thống Obama

Trước khi chi tiết kế hoạch, Tổng thống Obama đã phê bình những rò rỉ các thông tin tối mật liên tục gần đây tạo nên việc tranh luận “không phải lúc nào cũng có đầy đủ thông tin” nhưng Tổng thống nhận thấy việc trao đổi qua lại này về việc duy trì một sự cân bằng thích hợp giữa an ninh và sự tự do là quan trọng.

“Dù chính phủ đã từng thực hiện nhiều theo dõi, thì cần phải tự vấn việc theo dõi nhất là khi công nghệ đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”, Tổng thống Obama đã phát biểu tại buổi Họp báo của Nhà Trắng chiều ngày 9/8.

Biện pháp đầu tiên mà Tổng thống Obama cho biết là sẽ làm việc với Quốc hội để cải cách Phần 215 của Bộ luật Ái quốc (Patriot Act), cho phép chính phủ Mỹ thu thập các thông tin về cuộc gọi thoại. Tổng thống Obama nhắc lại điều khoản không cho phép nghe các cuộc gọi thoại của người dân, nhưng gợi ý hình thành “thêm các bộ phận bảo vệ ngăn chặn việc lạm dụng thông tin”.

Phần 2 của Đề xuất này liên quan đến việc nâng cao lòng tin của công chúng tại Tòa giám sát thông tin nước ngoài (FISC), giám sát các chương trình theo dõi của An ninh Mỹ (NSA) tranh cãi và các giấy chứng nhận cho phép. Để thực hiện điều này, Tổng thống Obama đã gợi ý hình thành một tổ chức biện hộ của người dân với chính phủ trong “các vụ việc thích hợp” trước FISC để chắc chắn rằng không vượt qua các ranh giới.

Tiếp theo, tổng thống Obama đã trình bày về việc tăng cường sự minh bạch của chính phủ và tổng thống khuyến khích cộng đồng thông tin “để cho công chúng biết càng nhiều thông tin về các chương trình này có thể nhất”. Tổng thống Obama cho biết thêm đã chỉ đạo Bộ Tư pháp đưa ra cơ sở pháp lý cho Phần 215 của Luật Ái quốc, mà Bộ Tư pháp đã công bố trong cuộc họp báo. Sau đó tổng thống Obama đã công bố một trang web mới “sẽ là trung tâm cho sự minh bạch hơn nữa”.

Cuối cùng, Tổng thống Obama muốn ủy thác một đơn vị bên ngoài thực hiện một báo cáo về tình trạng hiện nay của các chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ. Đơn vị này sẽ đánh giá lại các khả năng hiện nay để đảm bảo Mỹ đang tối ưu công nghệ hiện nay để bảo vệ các công dân để “duy trì lòng tin của người dân”.

“Chúng ta cần làm sáng tỏ những vùng trú ẩn của các khủng bố bằng cách tìm kiếm một cái kim trong khối viễn thông toàn cầu. Nước Mỹ không quan tâm đến theo dõi những con người bình thường”, tổng thống Obama cho biết.

Tiếp lời tổng thống Obama, thượng nghị sỹ Mark Udall (D-Colo.) đã cho biết:

“Đây là bước đi quan trọng - nhưng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ đây không phải là bước đi cuối cùng của chính phủ trong định hướng này. Chính phủ phải làm tốt công việc cân bằng an ninh quốc gia với các quyền riêng tư của hiến pháp chúng ta”.

Việc theo dõi của NSA đã là một chủ đề tranh cãi đặc biệt kể từ ngày 5/6, khi Báo Người bảo vệ (Guardian) của Anh lần đầu tiên đăng tải một loạt các bài báo về những tư liệu rò rỉ do Edward Snowden cung cấp. Tờ báo này đã đăng tải tiết lộ gần đây nhất về một sơ hở của NSA nhiều giờ trước cuộc họp báo của tổng thống Obama ngày 9/8.

Sau cuộc họp báo, NSA đã công bố tài liệu trắng chi tiết về các cơ quan theo dõi của NSA và chi tiết đề cập rõ về Chương trình 702 của Luật theo dõi tình báo nước ngoài, là cơ sở pháp lý cho chương trình PRISM.

HY

Tin nổi bật