Thung lũng Silicon sẽ như thế nào nếu không có người nhập cư?

(ICTPress) - Ngành công nghệ sẽ như thế nào nếu không có người nhập cư?

Những người nhập cư đã thành lập một số công ty lớn của nước Mỹ như đồng sáng lập Google là Sergey Brin đến Mỹ từ Liên bang Xô viết năm 6 tuổi. Người cha của Steve Job, người đồng sáng lập Apple đã nhập cư đến Mỹ từ Beirut vào năm 1949. Đồng sáng lập Yahoo là Jerry Yang sinh ra tại Đài Loan. Nhưng không chỉ vậy các công ty này đã không thể tồn tại nếu không tuyển dụng hàng ngàn người nhập cư khác. Tương lai của Google, Apple, hay Yahoo phụ thuộc vào các tài năng đến từ các nước đảm nhận các vị trí và để đáp ứng các tham vọng toàn cầu của các công ty này.

Thung lũng Silicon, nơi đóng đô của nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới

Tuyển dụng toàn cầu

Đối với bất cứ nhà phát triển phần mềm nào tìm kiếm một công việc thì có 5 vị trí mở được dự kiến, theo Stack Overflow. Khoảng 70% công việc trong lĩnh vực công nghệ sẽ không được đáp ứng vào năm 2020, theo Bộ Lao động Mỹ.

Việc thiếu cung ứng tài năng ở Mỹ đã buộc các công ty công nghệ tìm kiếm các tài năng từ các nước khác. Trên thực tế, các công ty như Andela (được Sáng kiến Chan-Zuckerberg hỗ trợ) đang tìm kiếm các tài năng bằng cách xây dựng các nhà phát triển ở châu Phi cùng với các công ty công nghệ toàn cầu.

Sắc lệnh cấm nhập cư của Mỹ sẽ tạm hoãn việc nhập cư Hoa Kỳ của tất cả người tỵ nạn trong vòng 120 ngày; Công dân của 7 nước từ khu vực Trung Đông bao gồm Iraq, Iran, Syria, Yemen, Sudan, Libya và Somalia bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày và chương trình nhập cư của những người tỵ nạn từ Syria bị hoãn vô thời hạn, chỉ là mối quan ngại đầu tiên. Một sắc lệnh khác đã được đặt lên bàn làm việc của Tổng thống Mỹ có thể xem xét lại toàn bộ chương trình visa làm việc (H-1B), mà các công ty công nghệ sử dụng để tuyển dụng và thuê hàng ngàn nhân viên, Bloomberg cho biết.

Có những ý kiến cho rằng các công ty công nghệ lạm dụng visa H-1B để chi trả tiết kiệm đối với lao động nước ngoài. Tuy nhiên, bảng số liệu từ Statista cho thấy các công ty công nghệ sử dụng chương trình này không phải để chi trả lương thấp. Thực tế là Apple, Google, Microsoft, Facebook và IBM là trong số 30 công ty tìm kiếm lao động diện H-1B nhiều nhất và lương trung bình lớn nhất được chi trả là 6 con số bác bỏ thông tin việc chi trả lương cho lao động nước ngoài không hề thấp.

Tình hình các công ty công nghệ chi trả lương cho lao động diện visa H-1B trong năm tài chính 2016 cho thấy các công ty công nghệ trông đợi vào nhân viên nước ngoài

Các công ty công nghệ làm các công việc liên quan đến liên lạc toàn cầu phụ thuộc vào người lao động nước ngoài. Các CEO công nghệ, đã không có những bày tỏ nào về Tổng thống Trump, gần đây đã có những lên tiếng trước sắc lệnh mới. Nhiều người đã liên hệ với các nhân viên bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới và cho biết họ sẽ làm mọi việc để có thể hỗ trợ các nhân viên này.

YouNow, một công ty xem trực tuyến tư nhân cạnh tranh với các đại gia công nghệ Facebook, Twitter, Google và Amazon thường tuyển dụng người nước ngoài.

Sideman, CEO của YouNow sinh ra ở Israel. YouNow có trụ sở tại New York cho biết trong một bức thức điện tử bày tỏ: “Là một nền tảng xem trực tuyến toàn cầu, chúng tôi phụ thuộc vào những đóng góp của nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa và gia cảnh để sáng tạo sản phẩm tốt nhất và đáp ứng người sử dụng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng tôi tự hào về sự đa dạng và các thành viên trong đội ngũ của chúng tôi từ khắp các nước.

Chúng tôi, cũng như nhiều doanh nhân thành công người New York và người Mỹ nhiều thế hệ, tự lực vào khả năng để làm việc cùng với nhiều người giỏi từ khắp nơi trên thế giới”.

Starry, một công ty dịch vụ Internet có trụ sở tại Boston (nơi có rất nhiều người nhập cư từ nước Anh đã sáng lập nên nước Mỹ), do Chet Kanojia, người sinh ra ở Ấn Độ điều hành công ty. Ông đã tuyển dụng những người nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Jamaica, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Pháp. Một số nhân viên trong số này là những trẻ em trong của những người tị nạn chiến tranh, công ty này cho biết.

“Ngành công nghệ sẽ như thế nào nếu không có người nhập cư? Câu trả lời đơn giản là sẽ không có những tiến bộ công nghệ mà chúng ta đã có trong nhiều thập kỷ qua và Mỹ không thể đi đầu trong ngành công nghệ”, Virginia Lam Abrams, phát ngôn viên của công ty Starry cho hay.

Các câu chuyện sẽ diễn ra tương tự trong cộng đồng công nghệ, và đặc biệt ở các công ty khởi nghiệp.

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo

Thứ hai vừa qua là một ngày khá yên ắng trong các văn phòng các công ty ở thung lũng Silicon, các nguồn tin từ các công ty công nghệ lớn nhất cho hay.

Hiệu suất công việc đã khá thấp – đây là điều không mong muốn đối với nền kinh tế mà Tổng thống Trump hy vọng tái xây dựng. Sự chú ý đã chuyển hướng sang Twitter và có sự tò mò họ sẽ làm điều gì tiếp theo. Hơn 2000 nhân viên làm việc tại Google đã ra khỏi văn phòng biểu tình phản đối Sắc lệnh nhập cư. Khoảng 8 văn phòng đã tham gia vào cuộc biểu tình do nhân viên dẫn đầu.

Báo chí cuối tuần qua đã đưa nhiều tin về chủ đề này với cả sự lo lắng và cả sự nhiệt tình. Trong khi Uber đã vật lộ với cuộc khủng hoảng PR #DeleteUber, Lyft đang liên hệ với các nhân vật cấp cao. Nhiều yêu cầu về bình luận được gửi tới các công ty lớn nhất thế giới đã không trở lại hay đơn giản được đáp ứng với những lời tóm tắt hay liên kết tới một thông báo từ cuối tuần.

Một phát ngôn viên của Microsoft cho Mashable hay: “Chúng tôi tin sắc lệnh mới là một sự nhầm lẫn và là một bước lùi căn bản. Có nhiều cách hiệu quả hơn để bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng mà không tạo ra sự đe dọa tới danh tiếng và các giá trị của nước Mỹ”.

Một phát ngôn viên của Apple cho biết công ty này đã có một kế hoạch để liên hệ với các nhân viên bị tác động bởi sắc lệnh và đảm bảo họ được hỗ trợ bất cứ điều gì họ cần. Thậm chí, sự hỗ trợ không chỉ họ là nhân viên nước nào hay là visa. Các nhân viên còn có con cái, gia đình và bè bạn là người nước ngoài.

Một số hãng công nghệ tên tuổi của nước Mỹ hiện tại đã thường xuyên đưa ra những thông tin phong phú nêu rõ nhân viên theo giới và chủng tộc. Các số liệu về số nhân viên là người nhập cư hay visa thường không được chia sẻ nhưng một số công ty hiện tại đã tiến hành công khai bảo vệ đánh giá và nhu cầu của họ.

Người sáng lập Google Sergey Brin đã tham gia phản đối tại Sân bay quốc tế San Francisco hôm thứ 7. “Người nhập cư nhiều hơn gấp hai khi muốn khởi nghiệp so với người bản địa. Các doanh nhân nhập cư tổng thể hay phần nào đã khởi động một số các các công ty công nghệ quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta”, trích bức thư từ các nhà lãnh đạo công nghệ ở New York gửi tới tổng thống Mỹ hôm thứ hai.

Đối với Gonen, người sáng lập ra trang web mới cập nhật danh sách và các câu chuyện của những người lãnh đạo trong ngành công nghệ là người nhập cư cho biết: “Các vấn đề như thế này không phải là các vấn đề chính trị, mà là các vấn đề trong cuộc sống nhiều hơn. Tôi chỉ muốn vinh danh nhiều người hơn, thông tin sự công nhận đối với người nhập cư đến với nhiều người hơn”.

QM (Theo Mashable/Business Insider)

Tin nổi bật