Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế Facebook, Twitter cả khi không có văn phòng

(ICTPress) - Trong một giai đoạn mới sự xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với các công ty truyền thông xã hội, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay muốn Twitter và Facebook trả thuế - mặc cho thực tế là không công ty nào trong số hai công ty này có văn phòng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ảnh: AP

Tất cả các công ty truyền thông xã hội kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ nên trả thuế cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và phải có văn phòng ở đất nước này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek trong một cuộc họp báo ngày 15/4 cho biết.

Những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính đến vài ngày sau khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc Twitter là một “kẻ trốn thuế”.

“Nhiều công ty truyền thông xã hội, trong đó có Twitter, đang thu được lợi nhuận từ Thổ Nhĩ Kỳ và họ không chi trả thuế cho những lợi nhuận đó. Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu một công ty giao dịch ở một quốc gia thông qua thế giới mạng, và đặc biệt không thành lập một văn phòng, đây là điều không thể chấp nhận. Chúng tôi phải đánh thuế họ”.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dự báo Twitter kiếm được 35 triệu USD doanh thu quảng cáo ở quốc gia này, và không đồng nào trong số này được đánh thuế trong nước.

Phó Tổng giám đốc Twitter và Trưởng bộ phận chính sách công toàn cầu Colin Crowell và các đại diện công ty khác cho biết đã gặp gỡ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14 và 15/4, 12 ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rỡ bỏ lệnh cấm đối với mạng xã hội.

Khi đề cập đến Twitter, thuế không phải là yêu cầu duy nhất. Chính phủ Thỗ Nhĩ Kỳ cũng muốn công ty này phải triển khai các yêu cầu tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép chặn tài khoản, và dường như Twitter sẽ chấp nhận những yêu cầu này.

Một viên chức Thổ Nhĩ Kỳ dấu tên cho Reuters biết Twitter đã đồng ý đóng một số tài khoản và sẽ thiết lập một cơ chế chính thức hơn để giải quyết các phán quyết của tòa án Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới các tài khoản Twitter.

“Hai bên hầu hết hiểu biết lần nhau sau các trình bày, và một quyết định đã được đưa ra để quyết định thành lập một hệ thống hợp tác trong tương lai”, viên chức này cho biết. Mashable đã liên lạc với Twitter về bình luận.

Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc gia đầu tiên yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ đóng thuế. Chính phủ nhiều nước châu Âu cũng đã yêu cầu Google, Amazon và các công ty khác trả thuế ở những quốc gia họ hiện diện đã một thời gian dài. Một số công ty đã có trụ sở châu Âu ở các nước như Ireland, hay Luxembourg, nơi mức thuế công ty thấp hơn.

Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và truyền thông xã hội bắt đầu vào ngày 20/3, khi Bộ trưởng Erdoğan cam kết “loại bỏ” Twitter và đưa ra việc chặn nền tảng tiểu blog. Một loạt các thách thức pháp lý đã dẫn tới Phiên tòa xét xử, đã phán quyết lệnh cấm xâm phạm các quyền phát ngôn tự do của người Thổ Nhĩ Kỳ và lệnh cấm này phải được tăng cường. Đáng chú ý là chỉnh phủ đã tôn trọng phán quyết.

Chỉ một tuần sau lệnh cấm Twitter, Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn truy nhập vào Twitter. Mặc dù tòa án cấp thấp hơn yêu cầu rỡ bỏ lệnh cấm, YouTube sẽ tiếp tục bị chặn trong gia đình Thổ Nhĩ Kỳ.

HY

Tin nổi bật