Phillipine: Bấm vào “Likes” có thể bị phạt tù

(ICTPress) - Người sử dụng Internet ở Phillipine đang kịch liệt phản đối nước này thông qua một luật mới có thể tống họ vào tù vì tham gia vào hoạt động trực tuyến “độc hại”.

Luật phòng chống tội phạm mạng năm 2012 (Cybercrime Prevention Act of 2012) sẽ có hiệu lực ngày hôm nay 3/10, sẽ tội phạm hóa hành vi ăn trộm, tin tặc (hack), tạo thư rác, buôn bán người trực tuyến và chia sẻ tệp. Tuy nhiên, một vài điều khoản tranh cãi đã thay đổi những gì đã có thể là một luật chuẩn chống lại hoạt động trực tuyến bất hợp pháp trở thành khả năng chấm dứt phát ngôn tự do.

Một bổ sung vào luật phút chót cấm phỉ báng (bôi nhọ) trực tuyến “sẽ được đưa ra tòa xét xử thông qua một hệ thống máy tính hay bất kỳ phương tiện tương tự nào có thể phát sinh trong tương lai” cho phép một loạt hoạt động trực tuyến sẽ được xem như là phỉ báng. Theo các luật sư, blogger, các nhà báo và các hoạt hoạt động chính trị, luật thành văn bản này tạo quá nhiều khả năng cho cách hiểu, cho phép chính phủ kiểm soát Internet chưa từng có tiền lệ.

Theo luật mới, việc phạt tội phỉ báng sẽ không giới hạn vào nguồn gốc của nội dung. Do đó theo một loạt các giới hạn, mỗi người đồng thuận với và chia sẻ các nội dung có vấn đề - như tweet, cập nhật trạng thái, ảnh, video… có thể bị phạt vì tội phỉ báng. Những mức phạt có thể tới 12 năm tù và tối đa 1 triệu peso (khoảng 24.000 USD) cho từng tội.

“Bỗng nhiên, tôi có thể bị phạt vì trình bày các suy nghĩ trực tuyến hoặc cho phép bạn bè Facebook của tôi làm những việc tương tự trên trang cá nhân của tôi”, Sen cho biết. Teofisto Guingona III, người đã bỏ phiếu chống lại luật này cho biết với luật này thậm chí Mark Zuckerberg, người sở hữu Facebook có thể bị phạt vì phỉ báng mạng”.

Những người phản đối đã buộc tội lãnh tụ phe đa số ở thượng viện Vicente Sotto III, người phải chịu trách nhiệm vì việc bổ sung tội phỉ báng vào phút chót, trả đũa chống lại cộng đồng trực tuyến Phillipine. Sau khi các blogger phát hiện đầu năm nay 2 phát biểu của ông này có các phần ăn cắp ý tưởng, Sotto nhanh chóng trở thành mục tiêu của những lời nói đùa thông qua các hashtag và meme (một sản phẩm chia sẻ hình ảnh, nhạc, video và kết nối bạn bè với giao diện sinh động từ Yahoo). Cuối cùng Sotto cho rằng ông là thượng nghị sỹ Phillipine đầu tiên phải chịu “hình phạt mạng”.

Tòa án tối cao Phillipine đã chưa thể ban hành một chỉ thị hạn chế tạm thời đối với luật này, luật sẽ có hiệu lực tức thời.

QM

Theo Yahoo News/Mashable

Tin nổi bật