Không mua cổ phần 20 tỷ USD của Sprint, Softbank cũng gặp rắc rối lớn

(ICTPress) - Sprint Nextel ngày 15/10 đã thỏa thuận xong việc bán phần lớn công ty này cho “khổng lồ” công nghệ Nhật Softbank.

Sprint Nextel, nhà mạng lớn thứ 3 ở Mỹ

Thỏa thuận trị giá 20,1 tỷ USD đã nhận được sự quan tâm của phần lớn các nhà đầu tư Sprint như là một con đường cho công ty di động lớn thứ 3 này của Mỹ có thể cạnh tranh với các đối thủ AT&T và Verizon. Thỏa thuận mua bán này cũng đã bơm tiền cần thiết cho Sprint tránh phá sản - một tình huống mà nhiều nhà phân tích cho rằng Sprint sẽ sớm gặp khó khăn nếu kế hoạch chuyển đổi mạng đang diễn ra đã không đi theo kế hoạch.

Sprint đã rơi vào nợ nần, đang chuyển đổi mạng sang 4G-LTE khá tốn kém và muộn mằn, và các khách hàng rời bỏ thương hiệu Nextel. Trong khi đó đối thủ nhỏ hơn T-Mobile đang thỏa thuận để mua MetroPC đầu năm nay, Sprint đang cảm thấy độ nóng của cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ mọi phía.

Trước đây buộc phải làm một mình, Sprint đã tiến hành nâng cấp lớn theo dự định hiện đại hóa mạng lưới. Tuy nhiên, việc quản lý của Sprint đã gặp phải sự chỉ trích vì thiếu sự táo bạo để làm gì đó mạnh mẽ hơn.

Softbank là công ty di động lớn thứ 3 ở Nhật được dẫn dắt bởi CEO Masayoshi Son khá màu sắc và hoạt ngôn. Công ty này không do dự về việc mua lớn cổ phần của Sprint. Softbank cũng sở hữu một phần cổ phần trong công ty trò chơi truyền thông xã hội Zynga, có một phần của Yahoo cho tới năm ngoái, và đã dàn xếp một thỏa thuận bom tấn đề mua chi nhánh Vodafone ở Nhật mang lại cho Softbank một vị trí lớn trong không gian di động đang bùng nổ.

Sự nhanh nhạy và quyết đoán của Sprint sẽ mang lại cho Sprint một sự củng cố vững chắc cần thiết. Sprint đã tổn thất một phần tiếp thị chính - tự quảng cáo như là mạng phủ rộng với dữ liệu không hạn chế - khi T-Mobile gần đây đã chuyển sang các chương trình dữ liệu không giới hạn.

Theo thỏa thuận này, Softbank sẽ nắm giữ 70% cổ phiếu ở Sprint, hoàn thành thỏa thuận đã được thông báo nhiều ngày.

Trong số tiền mua lại một lượng cổ phần lớn này, 12,1 tỷ USD sẽ được sử dụng mua cổ phiếu hiện tại của Sprint với giá 7,30 USD/cổ phiếu. Phần còn lại 8 tỷ USD sẽ mua với giá 5,25 USD/cổ phiếu. Hai công ty cho biết sẽ hoàn tất việc mua bán chậm nhất vào giữa năm 2013.

Đối với các công ty mới, đồng yên vững chắc hiện nay có thể mua được nhiều tài sản do đồng USD đã từng thống trị. Chưa tới 5 năm trước, đồng yên là 123 “ăn” 1 USD. Hiện nay chỉ 79 “ăn” 1. Các công ty Nhật đang thâu tóm các tài sản nước ngoài với một tốc độ nhanh chóng kỷ lục. Các công ty này đã chi hơn 65 tỷ USD trong năm nay, theo Tạp chí Wall Street, trích dẫn các con số từ Dealogic.

Thị trường di động của Nhật không phải là câu chuyện tăng trưởng ấn tượng nhất của thế giới. Theo IDC trong khi doanh số bán máy điện thoại cầm tay ở Mỹ tăng lên 191 triệu máy trong năm ngoái từ 182 triệu trong năm 2007, việc xuất hàng máy cầm tay ở Nhật đã giảm còn 38 triệu chiếc, từ 52 triệu trong năm 2007.

Thế giới di động và tài chính đang có những thay đổi lớn lao. Sprint, nhà mạng lâu năm chỉ bán iPhone vào mùa thu năm ngoái nay đã bị AT&T và Verizon Wireless bỏ lại đằng sau trong việc triển khai mạng 4G LTE mà iPhone đã có tính năng này trên sản phẩm mới nhất. Softbank thì ngược lại đã đánh cuộc vị trí của mình là nhà mạng đầu tiên cung cấp iPhone và iPad để thu hẹp khoảng cách với các nhà mạng số 1 là NTT DoCoMo và nhà mạng số 2 là KDDI

Cổ phiếu của Softbank đã giảm hơn 20% ở thị trường Tokyo vì có tin thỏa thuận sắp diễn ra. CEO Softbank Masayoshi Son cho biết trong một cuộc họp báo tại Tokyo cho biết “Không phải là một con đường trải hoa hồng nhưng nếu không đương đầu chúng tôi có thể phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn”.

Cấu trúc tổ chức mới của Sprint sẽ gồm 10 thành viên trong Ban điều hành, trong đó có ít nhất 3 thành viên của ban điều hành Sprint hiện tại. CEO Dan Hesse của Sprint vẫn tiếp tục điều hành và là thành viên hội đồng. Trụ sở của công ty vẫn ở Overland Park, Kan.

Các cơ quan quản lý Mỹ vui mừng thỏa thuận này sẽ đảm bảo 4 nhà mạng cạnh tranh trên toàn nước Mỹ. Việc mua lại 36 tỷ USD gấp rút của AT&T đối với T-Mobile năm ngoái, các cơ quan quản lý Mỹ cho rằng họ phản đối thỏa thuận đó vì làm giảm số nhà mạng từ 4 xuống 3.

QM

Tin nổi bật